1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh nghệ an

132 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chính Sách Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Các Khu Công Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Nghệ An
Tác giả Lê Duy Mạnh
Người hướng dẫn TS. Chu Thị Thủy
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Quản Lý Kinh Tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 462,15 KB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu (11)
  • 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu (12)
  • 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn (15)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (15)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (16)
  • 6. Kết cấu của luận văn (17)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH (18)
    • 1.1. Một số khái niệm liên quan đến chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh (18)
      • 1.1.1. Khái niệm khu công nghiệp và khu công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh (18)
      • 1.1.2. Khái niệm vốn đầu tư và thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp (20)
      • 1.1.3. Khái niệm chính sách và chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh (23)
    • 1.2. Nội dung chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh (27)
      • 1.2.1. Chính sách về môi trường đầu tư trong thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp (27)
      • 1.2.2. Chính sách về đất đai trong thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp (27)
      • 1.2.4. Chính sách về tài chính trong thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp (29)
      • 1.2.5. Chính sách về hỗ trợ đầu tư trong thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp (30)
      • 1.2.6. Chính sách quy hoạch và xúc tiến đầu tư trong thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp (30)
    • 1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh (32)
      • 1.3.1. Quan điểm, định hướng thu hút vốn đầu tư của Nhà nước và địa phương (32)
      • 1.3.2. Sự ổn định của kinh tế chính trị và mối quan hệ hợp tác với các đối tác (33)
      • 1.3.3. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên (33)
      • 1.3.4. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội (34)
      • 1.3.5. Hạ tầng cơ sở (35)
      • 1.3.6. Nguồn nhân lực (35)
      • 1.3.7. Năng lực hoạch định và thực thi chính sách của địa phương (36)
      • 1.3.8. Thủ tục hành chính (36)
    • 1.4. Một số tiêu chính đánh giá hiệu quả của các chính sách thu hút vốn ddaafu tư vào các khu công nghiệp (37)
    • 1.5. Kinh nghiệm chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp của một số địa phương và bài học cho tỉnh Nghệ An (39)
      • 1.5.1. Kinh nghiệm chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp của một số địa phương (39)
      • 1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Nghệ An về chính sách thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh (43)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ (46)
    • 2.1.1. Khái quát về tỉnh Nghệ An (46)
    • 2.1.2. Khái quát về các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An (51)
    • 2.1.3. Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An (65)
    • 2.2. Phân tích thực trạng chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An (74)
    • 2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An (95)
      • 2.3.1. Quy hoạch và tổ chức không gian phát triển KKT, các KCN (95)
      • 2.3.2. Môi trường dịch vụ công (95)
      • 2.3.3. Giải quyết thủ tục hành chính đối với các dự án đầu tư vào KCN (98)
      • 2.3.4. Môi trường pháp lý (99)
      • 2.3.5. Tính minh bạch của thông tin (100)
      • 2.3.6. Hạ tầng kỹ thuật (100)
      • 2.3.7. Nguồn nhân lực (102)
    • 2.4. Đánh giá chung qua nghiên cứu thực trạng chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An (103)
      • 2.4.1. Những thành công và kết quả đạt được (103)
      • 2.4.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân (105)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN THỜI (110)
    • 3.1. Những định hướng và mục tiêu phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An (110)
      • 3.1.1. Định hướng xây dựng và phát triển Khu kinh tế Đông Nam, các Khu công nghiệp tỉnh Nghệ An (110)
    • 3.2. Các giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An thời gian tới (113)
      • 3.2.1. Hoàn thiện chính sách về đất đai (113)
      • 3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển các KCN (114)
      • 3.2.3. Nhóm chính sách về phát triển nguồn nhân lực đáp ứng cả về số lượng và chất lượng (117)
      • 3.2.4. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (119)
      • 3.2.5. Tháo gỡ kịp thời các khó khăn vướng mắc cho sản xuất kinh doanh, tăng cường các giải pháp hỗ trợ phát triển thị trường cho doanh nghiệp” (122)
      • 3.2.6. Hoàn thiện và tăng cường hiệu quả trong xây dựng và thực thi các chính sách xúc tiến đầu tư (123)
      • 3.2.7. Nâng cao vai trò của chính quyền địa phương, thực hiện các biện pháp chống tham nhũng mạnh mẽ để xây dựng môi trường đầu tư minh bạch (125)
      • 3.2.8. Tập trung xây dựng đồng bộ hạ tầng các Khu công nghiệp và hạ tầng kết nối liên vùng (126)
      • 3.2.9. Củng cố và nâng cao chất lượng các dịch vụ phục vụ hoạt động của các (126)
    • 3.3. Một số khiến nghị đối với các cơ quan hữu quan (127)
      • 3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước và Chính phủ (127)
      • 3.3.2. Kiến nghị đối với chính quyền tỉnh Nghệ An (128)
      • 3.3.3. Kiến nghị đối với nhà đầu tư (129)

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, phát triển các khu công nghiệp là một phương thức thu hút các nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế Đây là một trong những động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, góp phần thúc đẩy đô thị hóa, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tài nguyên và sức cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, là điều kiện để chuyển biến cơ bản về mọi mặt đời sống xã hội theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH - HĐH). Được sự quan tâm, giúp đỡ của Trung uơng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương, trong suốt quá trình xúc tiến kêu gọi đầu tư, tỉnh Nghệ An đã vận dụng các chủ trương, chính sách để áp dụng đúng quy trình, mặt khác được sự chia sẻ của các nhà đầu tư nên các dự án khi có chủ trương đầu tư đều được đáp ứng mọi thủ tục đầy đủ, nhanh chóng.

Trong năm 2020, tỉnh Nghệ An đã cấp mới cho 75 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký 7.798,03 tỷ đồng; điều chỉnh 92 lượt dự án, trong đó điều chỉnh tổng vốn đầu tư 26 dự án (tăng 7.173,01 tỷ đồng) Thành lập mới 1.716 doanh nghiệp, tăng 4,44% so với cùng kỳ; số doanh nghiệp hoạt động trở lại là 568 doanh nghiệp, tăng 0,9% so cùng kỳ năm 2019 Các cấp, các ngành tích cực thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh bị ảnh hưởng của dịch như: miễn, giảm tiền lãi, giảm lãi suất; cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ; gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất Năm 2021, tỉnh Nghệ An sẽ tiếp tục tổ chức hoạt động, chương trình xúc tiến đầu tư để thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước đầu tư vào địa phương Mục tiêu mà tỉnh Nghệ An đang hướng tới là trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại - dịch vụ của khu vực Bắc Trung Bộ.

Tuy nhiên, tỉnh Nghệ An vẫn tồn tại nhiều hạn chế, khó khăn vướng mắc về phía chính quyền tỉnh Nghệ An bao gồm việc thu hút vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư sản xuất tại các khu công nghiệp (KCN), công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, thực hiện chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư, xây dựng, phát triển các ngành phụ trợ cho các doanh nghiệp KCN Thực trạng đầu tư chủ yếu công nghiệp thô, giá trị kinh tế mang lại chưa tướng xứng với nguồn lực hiện có, đòi hỏi chính quyền tỉnh Nghệ An phải có các

2 chính sách mới, cụ thể và cấp bách trong thu hút, đầu tư, quản lý vốn vào các khu công nghiệp trên địa bàn.

Từ những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài: “Chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An” làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế.

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Thu hút vốn đầu tư nói chung và thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp nói riêng là một vấn đề mang tính chiến lược đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm thể hiện qua đường lối, chủ trương chính sách phát triển kinh tế - xã hội (KT- XH) Đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập vấn đề này, trong đó đáng chú ý một số công trình như:

- Ngô Sỹ Bích (2015), “Bài học chính sách thu hút thành công Dự án đầu tư của

Samsung vào khu công nghiệp Bắc Ninh và những bất cập trong công tác quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu kinh tế”, Cổng thông tin Điện tử tỉnh Bắc Ninh Qua thực tế tỉnh Bắc

Ninh, tác giả nhận thấy, về thể chế các văn bản luật điều chỉnh về KCN còn có một số nội dung chồng chéo, các chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư vào KCN hiện nay thiếu nhất quán; ưu đãi đối với các doanh nghiệp trong KCN có xu hướng thu hẹp, hiệu quả hạn chế, các thủ tục hành chính liên quan đến chuyển nhượng cổ phần, góp vốn đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn nhiều bất cập Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập đến những khó khăn vướng mắc trong hoạt động của doanh nghiệp KCN trong một số lĩnh vực liên quan như: quy hoạch xây dựng, môi trường, thanh tra, lao động…

- Phan Thuy Lân (2016) “Chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” Luận văn đã mạnh dạn đánh giá thực trạng việc thu hút FDI vào KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và đưa ra một vài giải pháp cơ bản để có thể tăng cường việc thu hút FDI vào KCN nhằm tăng được tỷ lệ lấp đầy KCN trong thời gian ngắn nhất mà vẫn đáp ứng được yêu cầu về việc đảm bảo chất lượng thu hút ngày càng được nâng cao hơn Việc tích cực và chủ động hơn trong công tác xúc tiến đầu tư vàoKCN trên địa bàn tỉnh cần được sự quan tâm hơn nữa không chỉ của tỉnh Phú Thọ mà còn của Nhà Nước nói chung Trên cơ sở vận dụng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước cùng với các kinh nghiệm rút ra từ hoạt động thực tiễn tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN nói riêng cũng như của cả tỉnh nói chung, đóng góp tích cực vào công cuộc CNH-HĐH của đất nước.

- Nguyễn Trường Giang (2016), “Thực thi hiệu quả chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp”, Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam Đã nêu lên những nỗ lực của tỉnh Vĩnh Phúc trong việc thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm cải thiện môi trường đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào các KCN Theo tác giả, những năm gần đây, thu hút vốn đầu tư vào Vĩnh Phúc đã thực hiện một cách có chọn lọc, tập trung chủ yếu vào các dự án công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, đảm bảo đúng định hướng phát triển, làm thay đổi diện mạo các KCN mới thành lập, góp phần hiệu quả vào sự gia tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bằng 4 nhóm giải pháp QLNN về chính sách và thực thi chính sách hỗ trợ phát triển KCN, quản lý và thực hiện hiệu quả quy hoạch, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư và cải cách thủ tục hành chính, với sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của chính quyền tỉnh, tác giả khẳng định QLNN sẽ làm tốt vai trò kiến tạo giúp các KCN tỉnh Vĩnh Phúc sớm trở thành địa chỉ đầu tư hấp dẫn, tin cậy, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tiến bộ.

- Võ Thị Vân Khánh (2016), Chính sách thu hút FDI vào các khu công nghiệp theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội Luận án đã làm rõ các lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đưa ra hệ thống các tiêu chí đánh giá thu hút FDI, các nhân tố ảnh hưởng đồng thời chỉ rõ những nguyên nhân và bài học rút ra trong thu hút và quản lý FDI thông qua khảo sát, đánh giá thực trạng các hoạt động này tại Hà Nội. Trên cơ sở, phân tích khách quan và xác thực nguyên nhân của các hạn chế, yếu kém trong QLNN đối với các KCN của chính quyền Thủ đô trên một số lĩnh vực, Luận án đã đưa ra một số giải pháp căn cơ và chính sách ưu đãi đặc thù nhằm thu hút đầu tư FDI vào các KCN, đồng thời đề xuất những hướng phát triển nhằm vừa đáp ứng yêu cầu thu hút đầu tư FDI vừa thúc đẩy sự gia tăng kết nối giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước theo các mục tiêu, chiến lược phát triển của Thủ đô Tác giả cũng khuyến nghị Thành phố nên tập trung chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính, tăng cường phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính nhằm thu hút vốn đầu tư.

- Phạm Văn Năm (2017), “Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế”, Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam Theo tác giả, các dự án đầu tư hạ tầng và thứ cấp tại các

KCN, khu kinh tế (KKT) tỉnh Quảng Bình đang được đẩy mạnh xây dựng để sớm đi vào hoạt động Có được kết quả đó là do tỉnh đã có nhiều giải pháp quyết liệt như: Đổi mới hình thức quảng bá, đẩy mạnh đầu tư hạ tầng kỹ thuật các KCN, KKT; triển khai hiệu quả

4 các hoạt động xúc tiến đầu tư; tăng cường chăm sóc và bảo vệ môi trường các KCN, KKT; chú trọng công tác cải cách hành chính Để làm tốt hơn công tác này, theo tác giả, Quảng Bình cần tăng cường quản lý quy hoạch xây dựng; đẩy mạnh thi công các dự án chuyển tiếp từ những năm trước; tập trung quảng bá, thu hút vốn đầu tư vào các KCN, KKT; quản lý có hiệu quả các công trình hạ tầng kỹ thuật trong các KKT, KCN; thực hiện tốt các nhiệm vụ QLNN trong các KKT, KCN Đây là những kinh nghiệm QLNN tốt, cách làm hay cần được phát huy.

- Trần Xuân Dưỡng (2017), “Tiếp tục tăng cường chính sách thu hút vốn đầu tư”, Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam Đã khái quát những thành công, hiệu quả tích cực trong các hoạt động xúc tiến và thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại các KCN tỉnh Hà Nam Theo nghiên cứu, kinh nghiệm đem lại thành công là sự vào cuộc quyết liệt, đổi mới và linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư của chính quyền tỉnh thông qua các Hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh, tổ chức các đoàn xúc tiến đầu tư nước ngoài tại Nhật Bản, Hàn Quốc và sự chủ động tích cực của các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng KCN Tỉnh đã thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ trong KCN như: Rút ngắn thời gian hoàn thành các thủ tục hành chính so với quy định, tạo điều kiện thuận lợi, công khai, minh bạch thủ tục hành chính cho nhà đầu tư; có biện pháp xử lý đối với các dự án chậm triển khai, kém hiệu quả Việc thực hiện tốt công tác QLNN đối với các dự án đầu tư vào KCN đã góp phần thúc đẩy hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cải thiện các chỉ tiêu kinh tế Theo tác giả, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đầu tư, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các KCN, tỉnh Hà Nam cần quan tâm, đẩy nhanh tiến độ giải phòng mặt bằng, có phương án đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật kết nối các KCN; thực hiện hiệu quả các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, đồng hành cùng doanh nghiệp; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường của KCN đưa tỉnh Hà Nam trở thành môi trường lý tưởng thu hút các nhà đầu tư, tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong KCN hoạt động lành mạnh, hiệu quả.

Qua tổng quan nghiên cứu cho thấy, tuy đã đề cập đến vấn đề thu hút vốn, một số nghiên cứu đã có giá trị nhất định đối với vốn đầu tư, tuy nhiên hầu hết các đề tài chưa nêu rõ được các chính sách nhằm thu hút vốn như chính về đất đai trong phát triển các khu công nghiệp; các ưu đãi về thuế, tài chính cho các doanh nghiệp vào các khu công nghiệp,đặc biệt là các khu công nghiệp mới, có tính đặc thù; chưa làm rõ công tác quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, khả năng liên kết vùng, miền tạo sự đồng nhất trong thu hút đầu tư; các công trình nghiên cứu không nhấn mạnh việc cải cách các thủ tục hành chính và sự tham gia của chính quyền cũng như nguồn lực lao động địa phương trong thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp.

Cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp một cách có hệ thống và dưới góc độ khoa học kinh tế đối với một tỉnh có điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đặc thù, nhu cầu thu hút đầu tư lớn với tốc độ nhanh như tỉnh Nghệ An Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng và đưa ra những giải pháp đồng bộ nhằm hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An thời gian tới là vấn đề rất cần thiết, tác giả khẳng định đề tài luận văn của tác giả có tính mới và không trùng lặp với bất kỳ công trình nào đã công bố cho đến thời điểm hiện nay.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn

a Mục tiêu của đề tài luận văn

Luận văn góp phần đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An thời gian tới. b Nhiệm vụ của đề tài luận văn Để đạt đuợc mục tiêu trên, luận văn có nhiệm vụ sau:

- Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về chính sách thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp.

- Phân tích, đánh giá thực trạng chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong những năm qua.

- Xây dựng phương hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong những năm tới.

Phương pháp nghiên cứu

Luận văn vận dụng cách tiếp cận theo phương pháp “duy vật biện chứng”, “duy vật lịch sử”; xem xét, nghiên cứu dưới góc độ các quy trình nghiệp vụ, các văn bản hướng dẫn thực hiện của Nhà nước, trong đó tập trung vào các quy trình quản lý vốn hiện hành để phân tích, đánh giá nhằm tìm ra những bất cập, mâu thuẫn hoặc những tồn tại để phân tích thực trạng quản lý vốn đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế ở địa bàn nghiên cứu nhằm đề xuất một số biện pháp có tính khả thi góp phần hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

5.2 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn tài liệu, báo cáo các đơn vị, UBND tỉnh Nghệ An, Cục Thống kê tỉnh Nghệ An, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An, Sở Tài chính tỉnh Nghệ An; thông tin đã được công bố trên các giáo trình, báo, tạp chí, công trình và đề tài khoa học trong và ngoài nước.

Số liệu sơ cấp từ khảo sát bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu cán bộ các Sở, ban, ngành tỉnh Nghệ An.

5.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Nhằm hệ thống hoá và tổng hợp tài liệu theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu.Tác giả sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để thực hiện mục đích đó. Việc xử lý và tính toán các số liệu, các chỉ tiêu nghiên cứu được tiến hành trên máy tính bằng excel và các phần mềm tin học.

Trên cơ sở các tài liệu đã được xử lý, tổng hợp và vận dụng các phương pháp phân tích thống kê để đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế; phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế.

Phương pháp đồ thị và biểu đồ để phân tích đánh giá một cách khách quan, khoa học về các nội dung nghiên cứu.

Kết cấu của luận văn

Ngoài lời cam đoan, lời cảm ơn, mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng biểu, sơ đồ, phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương chính:

Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh.

Chương 2: Thực trạng chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An thời gian tới.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH

Một số khái niệm liên quan đến chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh

1.1.1 Khái niệm khu công nghiệp và khu công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh

1.1.1.1 Khái niệm khu công nghiệp

Trên thế giới loại hình KCN đã có một quá trình lịch sử phát triển hơn 100 năm nay, bắt đầu từ những nước nền công nghiệp phát triển như Anh, Mỹ cho đến những con rồng Châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, và hiện nay vẫn đang được các quốc gia học tập và kế thừa kinh nghiệm để tiến hành công nghiệp hóa Tùy điều kiện từng nước mà KCN có những nội dung hoạt động kinh tế khác nhau và có những tên gọi khác nhau nhưng chúng đều mang tính chất và đặc trung của KCN Hiện nay trên thế giới có hai mô hình phát triển KCN, cũng từ đó hình thành hai định nghĩa khác nhau về KCN”.

- “Định nghĩa 1: KCN là khu vực lãnh thổ rộng lớn, có ranh giới địa lý xác định, trong đó chủ yếu là phát triển các hoạt động sản xuất công và có đan xen với nhiều hoạt động dịch vụ đa dạng; có dân cư sinh sống trong khu vực Ngoài chức năng quản lý kinh tế, bộ máy quản lý các khu này còn có chức năng quản lý hành chính, quản lý lãnh thổ. KCN theo quan điểm này về thực chất là khu hành chính - kinh tế đặc biệt như các công viên công nghiệp ở Đài Loan, Thái Lan và một số nước Tây Âu.

- “Định nghĩa 2: “KCN là các doanh nghiệp tập trung SXKD, không có dân cư sinh sống và được tổ chức hoạt động theo cơ chế ưu đãi cao hơn so với các khu vực lãnh thổ khác, được Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập và có thể có các doanh nghiệp chế xuất hàng công nghiệp.

Theo Luật Đầu tư 2014: “Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp”.

Trong giai đoạn toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế với sự chuyển dịch từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp và kinh tế tri thức, quan niệm về KCN được mở rộng Các giao dịch kinh tế không phải chỉ điều chỉnh bằng các quy định pháp lý trong nước mà còn bằng cả các quy định pháp lý quốc tế đặc biệt là những nguyên tắc của WTO.WTO cho phép thành lập các KCN và khu chế xuất với những ưu đãi không được trái với các nguyên tắc điều chỉnh của WTO.

Qua các khái niệm được quy định trong luật và từ thực tế hình thành các KCN trong những năm trước đây ta có thể hiểu: KCN là một vùng lãnh thổ xác định, được phát triển có hệ thống, theo một kế hoạch tổng thể, nhằm cung cấp địa điểm cho các ngành công nghiệp với hệ thống kết cấu hạ tầng, tiện ích công cộng và các dịch vụ hỗ trợ phát triển ở mức độ khác nhau, được hưởng chính sách và cơ chế quản lý thích hợp tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia trong từng giai đoạn cũng như mức độ hội nhập của quốc gia đó.

1.1.1.2 Khái niệm khu công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh

Tại Việt Nam, theo Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế nêu rõ:

- Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này Khu công nghiệp gồm nhiều loại hình khác nhau, bao gồm: Khu chế xuất, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp sinh thái (sau đây gọi chung là Khu công nghiệp, trừ trường hợp có quy định riêng đối với từng loại hình). + Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp quy định tại Nghị định này Khu chế xuất được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo các quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

+ Khu công nghiệp hỗ trợ là khu công nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, thực hiện dịch vụ cho sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Tỷ lệ diện tích đất cho các dự án đầu tư vào ngành nghề công nghiệp hỗ trợ thuê, thuê lại tối thiểu đạt 60% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của khu công nghiệp;

+ Khu công nghiệp sinh thái là khu công nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất sạch hơn và sử dụng hiệu quả tài nguyên, có sự liên kết, hợp tác trong sản xuất để thực hiện hoạt động cộng sinh công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường, xã hội của các doanh nghiệp.

- Khu kinh tế là khu vực có ranh giới địa lý xác định, gồm nhiều khu chức năng, được thành lập để thực hiện các mục tiêu thu hút vốn đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ quốc phòng, an ninh.

Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc hội quy định:

- Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu.

- Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.

Như vậy, khu công nghiệp cấp tỉnh là một thuật ngữ để chỉ khu công nghiệp thuộc địa bàn tỉnh chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ và được quản lý bởi UBND tỉnh thông qua Ban quản lý dự án khu kinh tế cấp tỉnh Trong đó: Ban quản lý các KCN tỉnh, là cơ quan trực thuộc UBND tỉnh, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với các KCN trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật có liên quan; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tư trong các KCN.

Ban Quản lý do Thủ tướng Chính phủ quyết thành lập và chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế, chương trình kế hoạch công tác và kinh phí hoạt động của UBND tỉnh, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của các Bộ, ngành quản lý về ngành, lĩnh vực có liên quan; có trách nhiệm phối hợp chặc chẽ với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh trong công tác quản lý các KCN.

Ban Quản lý có tư cách pháp nhân; tài khoản và con dấu mang hình quốc huy; kinh phí quản lý hành chính nhà nước, kinh phí hoạt động sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển do ngân sách nhà nước cấp theo kế hoạch hàng năm.

1.1.2 Khái niệm vốn đầu tư và thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp

1.1.2.1 Khái niệm đầu tư và vốn đầu tư a Khái niệm đầu tư và vốn đầu tư Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định Luật đầu tư tại Việt Nam và các quy định của pháp luật có liên quan.

Thuật ngữ đầu tư (Investment) có thể hiểu đồng nghĩa với “sự bỏ ra”, “sự hy sinh”.

Từ đó, có thể coi đầu tư là sự bỏ ra, sự hy sinh những cái gì đó ở hiện tại (tiền, sức lao động, của cải vật chất, trí tuệ) nhằm đạt được những kết quả có lợi ích nào đó (về tài chính, về cơ sở vật chất, về trình độ,…) cho người đầu tư trong tương lai.

Nội dung chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh

Để tăng hấp dẫn với nhà đầu tư phải sử dụng các chính sách khác nhau để thu hút dòng vốn này Các chính sách cơ bản thường được nhiều nước sử dụng là: Chính sách đảm bảo đầu tư, chính sách khuyến khích đầu tư như chính sách cơ cấu đầu tư, chính sách hỗ trợ và ưu đãi về tài chính, và một số chính sách tác động gián tiếp trong thu hút vốn đầu tư. Mức độ thông thoáng hợp lý và hấp dẫn của các chính sách này có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư.

1.2.1 Chính sách về môi trường đầu tư trong thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp

Quy định về quyền sở hữu trí tuệ:

Quy định này nhằm đảm bảo quyền sở hữu về phát minh, sáng chế, nhãn hiệu thương mại Các nhà đầu tư khi đưa công nghệ vào các khu công nghiệp thường rất quan tâm đến các quy định về quyền sở hữu, bản quyền vì đó là quyền lợi của các nhà đầu tư Các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.

Quy định về thủ tục hành chính đối với các nhà đầu tư vào các khu công nghiệp:

Các quy định về thủ tục hành chính liên quan đến các nhà đầu tư như thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư, áp dụng nguyên tắc “một cửa, một dấu” tránh gây phiền nhiễu và mất thời gian chờ đợi của các nhà đầu tư; các quy định về quản lý đối với hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài trước và sau khi được cấp giấy phép.

1.2.2 Chính sách về đất đai trong thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp Để giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc trong quá trình sử dụng và quản lý đất đai, tại Việt Nam Quốc hội đã ban hành Luật đất đai, Chính phủ đã ban hành các nghị định, thông tư hướng dẫn về quản lý và sử dụng đất cụ thể áp dụng chung trong toàn

18 quốc Qua đó, để đẩy mạnh phát triển kinh tế, Nhà nước đã đề ra các vấn đề ưu tiên hướng tới phát triển mạnh các thành phần kinh tế, trong đó có quy định các ưu đãi đất đai.

Những quy định ưu đãi đối với nhà đầu tư liên quan sử dụng đất trong các văn bản pháp luật của Nhà nước chính là sự thể hiện chính sách về đất đai nhằm thu hút vốn đầu tư của Việt Nam.

Chính sách về đất đai nhằm xác định quyền của các nhà đầu tư trong quan hệ về sở hữu, sử dụng đất đai nói chung và trong các khu công nghiệp nói riêng bao gồm: Thời hạn thuê, giá cả thuê đất; Miễn giảm tiền thuê đất; Vấn đề về góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất; Giải phóng mặt bằng; Đền bù, hỗ trợ tái định cư.

Chính sách đất đai còn liên quan đến việc cho phép nhà đầu tư được mua, bán và sở hữu bất động sản, kinh doanh bất động sản như: Xây dựng nhà để bán, cho thuê; đầu tư phát triển các khu đô thị, khu vui chơi, giải trí; kinh doanh cơ sở hạ tầng các KCN, KCX, KCNC, Chính sách đất đai đi liền với các chính sách quản lý kinh doanh các bất động sản này.”

1.2.3 Chính sách về lao động trong thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp

Chính sách về lao động là các văn bản pháp lý liên quan đến công tác đào tạo và đảm bảo các quyền lợi của người lao động khi nhà đẩu tư đầu tư vào các khu công nghiệp Chú trọng đào tạo, nâng cao trình độ nguồn nhân lực; xây dựng các cơ sở dạy nghề; phối hợp với các trường đại học, các cơ sở giáo dục khác để tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn cho người lao động tại các doanh nghiệp Có chính sách chăm lo cho người lao động nhằm ổn định nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh như: đảm bảo các quyền lợi hợp pháp của người lao động về tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm các loại. Đầu tư xây dựng các công trình phục vụ cộng đồng như: nhà ở công nhân, bệnh viện, trường học, khu vui chơi giải trí chú trọng đầu tư xây dựng các công trình phục vụ cộng đồng như: nhà ở công nhân, bệnh viện, trường học…

Những chính sách về lao động như vậy nhằm tạo ra sự bình đẳng giới trong lao động,nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động cũng như đảm bảo một nguồn lực lao động có chất lượng cho doanh nghiệp là hết sức cần thiết Những chính sách về lao động cũng tạo nên sức hút đối với nhà đầu tư bởi có thể mang lại cho nhà đầu tư cơ hội được sử dụng nguồn lực lao động dồi dào, có chất lượng và ổn định.

1.2.4 Chính sách về tài chính trong thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp Để thu hút nguồn vốn đầu tư thì ưu đãi thuế, phí, lệ phí là một trong những yếu tố căn bản, không thể thiếu Chính sách ưu đãi thuế, phí, lệ phí thể hiện sự quan tâm của địa phương đối với các doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp tích cực đầu tư thêm vào các khu công nghiệp Một số hình thức ưu đãi về thuế, phí, lệ phí để thu hút vốn đầu tư đang được sử dụng hiện nay là:

- Miễn thuế vốn: Địa phương không thu thuế trên các khoản chuyển nhượng hay phần kiếm được từ cổ phiếu.

- Miễn giảm thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp: Sau khi kinh doanh có lãi, trong một thời gian các nhà đầu tư được hưởng ưu đãi không phải nộp thuế Sau một thời gian miễn thuế, các nước tiến hành giảm thuế.

- Miễn giảm các loại thuế thu nhập khác: Địa phương cho phép các nhà đầu tư không phải nộp các khoản thuế địa phương như thuế doanh thu, lợi tức Ngành được miễn giảm có thể là ngành định hướng xuất khẩu, hay ngành thu về nhiều ngoại tệ cho địa phương.

- Miễn giảm thuế hàng tư liệu sản xuất nhập khẩu (vốn): Địa phương không thu thuế nhập khẩu tư liệu sản xuất (bao gồm máy móc và các linh kiện, phụ tùng thay thế, nguyên nhiên vật liệu) phục vụ các ngành khuyến khích như ngành hướng vào xuất khẩu, hay các ngành thực hiện chiến lược hoá công nghiệp đất nước, các dự án khuyến khích đầu tư.

- Miễn thuế bản quyền: Việc miễn thuế bản quyền nhằm khuyến khích các nhà đầu tư chuyển giao công nghệ vào địa phương Tuy nhiên địa phương cũng cân nhắc xem nên miễn thuế bản quyền trong suốt thời gian hợp đồng hay chỉ miễn thuế cho một số năm.

Những yếu tố ảnh hưởng đến chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh

1.3.1 Quan điểm, định hướng thu hút vốn đầu tư của Nhà nước và địa phương

Quan điểm, định hướng của Nhà nước và địa phương về thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp là một hệ thống quan điểm nhất quán trong việc tổ chức và hoạch định chính sách thu hút đầu tư, quán triệt trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương. Quan điểm và định hướng thu hút vốn đầu tư của Đảng và Nhà nước được coi như là kim chỉ nam cho việc hoạch định chính sách thu hút đầu tư của quốc gia.

Phát triển các khu công nghiệp phải có tầm nhìn dài hạn lấy hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường là mục tiêu cao nhất, phù hợp với định hướng phát triển và phân bố lực lượng sản xuất hợp lý của cả nước và các vùng lãnh thổ; Phát triển các khu công nghiệp với nhiều hình thức hoạt động và đa dạng hóa các hình thức đầu tư tăng cường sự tham gia của các thành phần kinh tế và hợp tác quốc tế; Phát triển các khu công nghiệp phải đi liền với đổi mới, hoàn thiện các biện pháp quản lý; Phát triển các khu công nghiệp phải gắn liền với việc đảm bảo quốc phòng - an ninh.

Công tác quy hoạch phát triển KCN phải đi trước một bước, đặc biệt là việc lựa chọn vị trí xây dựng, quy mô xây dựng, chọn ngành công nghiệp ưu tiên thu hút vốn đầu tư vào KCN phải phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và tiềm năng, lợi thế của địa phương Gắn quy hoạch phát triển kinh tế, quy hoạch lãnh thổ với việc phát triển KCN và cụm công nghiệp địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng cũng như cung cấp dịch vụ tới tận hàng rào các KCN Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài phải được phân bổ vào các KCN, hạn chế tối đa việc đầu tư bên ngoài KCN, đảm bảo tỷ lệ lấp đầy các KCN đạt trên 80%; tránh thành lập tràn lan các KCN gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường.

Chính sách thu hút vốn đầu tư là toàn bộ những quy định của pháp luật về đầu tư. Các hoạt động đầu tư chịu tác động nhiều bởi việc ban hành các chính sách đầu tư của Nhà nước, Chính phủ của địa phương nhận đầu tư Việc ban hành các chính sách ưu đãi về đầu tư là một yếu tố không nhỏ góp phần tích cực vào hoạt động thu hút vốn đầu tư, là điều kiện cần, có tác động trực tiếp đến thu hút vốn đầu tư Có rất nhiều các chính sách ưu đãi đầu tư để tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư, một trong số những chính sách đó là chính sách về thuế, chính sách về đất đai, miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước, thuế xuất nhập khẩu, chính sách chuyển lỗ…

1.3.2 Sự ổn định của kinh tế chính trị và mối quan hệ hợp tác với các đối tác

Giữ vững ổn định chính trị xã hội có ý nghĩa quan trọng đến việc thu hút vốn đầu tư. Bởi lẽ mỗi khi tình hình chính trị bất ổn, nhất là thể chế chính trị không ổn định cũng có nghĩa là mục tiêu sẽ thay đổi và cả phương thức đạt mục tiêu cũng thay đổi Giữ vững ổn định chính trị xã hội sẽ tạo tâm lý yên tâm, tin tưởng đối với các nhà đầu tư khi đầu tư vào địa bàn. Để thu hút được đầu tư, pháp luật phải bảo đảm thực sự rõ ràng, nhất quán, minh bạch, ổn định Hệ thống pháp luật phải tạo mặt bằng chung về pháp lý cho các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế, xóa bỏ sự phân biệt giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Việc xây dựng luật đầu tư phải đồng thời phải xây dựng các văn bản dưới luật để đảm bảo sự đồng bộ nhất quán, mang tính khả thi cao Đối với các địa phương, ngoài những chính sách chung của Nhà nước, các địa phương cần có những chính sách, văn bản cụ thể, chi tiết đối với hoạt động đầu tư trên địa phương mình như danh mục dự án kêu gọi đầu tư, lĩnh vực ưu đãi đầu tư, chính sách ưu đãi đầu tư.

Quan hệ hợp tác với các đơn vị trong và ngoài tỉnh là yếu tố ảnh hưởng đến chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp Thu hút vốn đầu tư không chỉ là nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước mà còn phải có sự hỗ trợ của các thành phần trong xã hội. Qua đó, các vấn đề sẽ có cách nhìn khách quan, đầy đủ, cơ quan quản lý nhà nước sẽ tổng hợp và xây dựng thành chính sách phù hợp Đồng thời, thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp của một tỉnh phải tuân theo chính sách thu hút vốn đầu tư của vùng, cùng phát triển theo nguyên tắc chung, tuy nhiên, từng tỉnh có sự thay đổi phù hợp với các điều kiện của địa phương mình.

1.3.3 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên a Vị trí địa lý

Vùng lãnh thổ có diện tích rộng, nhưng địa hình chia cắt, nhiều đồi núi, sông suối sẽ ảnh hướng lớn đến giao lưu kinh tế, hạn chế thu hút vốn đầu tư Ngược lại, nếu lãnh thổ có vị trí thuận lợi sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư hơn Chẳng hạn, gần đầu mối giao lưu kinh tế,gần thị trường tiêu thụ, gần các hệ thống giao thông, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của quốc gia, gần các trung tâm kinh tế lớn.

Tài nguyên thiên nhiên giàu có sẽ là điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư hơn là những vùng nghèo tài nguyên Tài nguyên thiên nhiên là một trong những yếu tố cần thiết để tiến hành hoạt động sản xuất Vì nó cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. KCN nằm trong vùng sẵn có nguyên liệu cho sản xuất, các nhà đầu tư sẽ giảm bớt được chi phí vận tải, tránh được gián đoạn sản xuất trong trường hợp khó khăn về giao thông.

Khí hậu thuận lợi cho cây trồng, vật nuôi cũng như đất đai đảm bảo cho việc xây dựng những vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp sẽ tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp chế biến những sản phẩm nông nghiệp KCN nằm trong khu vực này sẽ thu hút các nhà đầu tư vào công nghiệp chế biến như sữa, đường, thịt hộp, hoa quả Trái lại, khí hậu khắc nghiệt, nắng lắm mưa nhiều, bão lụt thuờng xuyên sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng như sản xuất công nghiệp, hạn chế thu hút đầu tư.

Vùng có trữ luợng khoáng sản lớn, phong phú và có giá trị kinh tế cao sẽ tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp khai khoáng, công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến Tuy nhiên, cần có sự thăm dò, khảo sát, đánh giá đầy đủ, chính xác các nguồn tài nguyên, trên cơ sở đó xây dựng, hoạch định chính sách thu hút vốn đầu tư đảm bảo hiệu quả kinh tế-xã hội, môi trường sinh thái, sự phát triển bền vững không chỉ của cả vùng mà của cả nền kinh tế Có những điều kiện này, KCN trên địa bàn sẽ có thêm cơ hội thu hút đầu tư.

1.3.4 Trình độ phát triển kinh tế - xã hội

Tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp sẽ hạn chế sự phát triển của thị trường trong nước.

Từ đó, nguồn thu về cho ngân sách cũng hạn hẹp, không có vốn để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng Thu nhập của người lao động thấp kéo theo sức cầu thị trường giảm Do đó, các doanh nghiệp khó khăn trong tiêu thụ hàng hóa Chính sách tiền tệ không ổn định, lạm phát cao sẽ làm các nhà đầu tư rút vốn hoặc thôi đầu tư để tránh thua lỗ trong kinh doanh.Chẳng hạn, trình độ tay nghề thấp của đa số người lao động buộc các doanh nghiệp tốn kém chi phí đầu tư đào tạo Mặc dù chi phí này được bù đắp một phần bởi mức lương thấp nhưng kết hợp với năng suất lao động thấp, chi phí này có xu hướng làm tăng đơn giá tiền lương trong sản phẩm Hoặc các dịch vụ ngân hàng, viễn thông với giá cao hơn mức khu vực và thế giới làm tăng chi phí của các nhà đầu tư Những trở ngại ấy sẽ làm hạn chế thu hút đầu tư Nói chung, trình độ kinh tế - xã hội thấp ảnh hưởng xấu đến khả năng thu hút vốn đầu tư.

Trái lại, với trình độ phát triển kinh tế xã hội cao sẽ là yếu tố thúc đẩy các nhà đầu tư bỏ vốn kinh doanh Bởi vì với một nền kinh tế phát triển, các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư như quản lý vĩ mô, điều kiện kết cấu hạ tầng, thị trường, chất lượng cung cấp các dịch vụ sẽ thuận lợi rất nhiêu cho các nhà đầu tư Thực tế cho thấy, những địa phương có trình độ phát triển kinh tế xã hội cao đã thu hút được nhiều dự án đầu tư hơn là các địa phương mà điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn.

Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật chung của khu công nghiệp bao gồm hệ thống các công trình giao thông nội bộ, vỉa hè, cây xanh, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, chất thải rắn, cấp điện, chiếu sáng công cộng, thông tin liên lạc nội bộ, nhà điều hành, bảo vệ và các công trình khác phục vụ hoạt động của cụm công nghiệp.

Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, nơi nào có cơ sở vật chất, kỹ thuật tốt thì nơi đó có sức hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư và ngược lại Vì vậy xây dựng kết cấu hạ tầng là điều kiện tiên quyết, bắt buộc không chỉ với đòi hỏi trước mắt mà cả lâu dài, không chỉ tạo tiền đề để thu hút vốn đầu tư mà còn cho sự phát triển bẽn vững của sản xuất kinh doanh.

Một số tiêu chính đánh giá hiệu quả của các chính sách thu hút vốn ddaafu tư vào các khu công nghiệp

tư vào các khu công nghiệp:

* Tỷ lệ nhà đầu tư đăng ký cấp phép đầu tư:

Chỉ tiêu này đánh giá số lượng các dự án có nhà đầu tư quan tâm đối với các dự án đầu tư tại các KCN Chỉ tiêu này nhằm xác định hiệu quả của các chính sách xúc tiến đầu tư.

Tỷ lệ đăng ký cấp

Tổng số dự án có NĐT quan tâm x 100% phép đầu tư Tổng số dự án mời gọi đầu tư

Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ các chính sách xúc tiến đầu tư càng hiệu quả

* Tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp:

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tối ưu mặt bằng các KCN Chỉ tiêu này nhằm xác định hiệu quả của việc khai thác và sử dụng đất có ích trên tổng diện tích được cấp phép theo dự án KCN

Tổng diện tích đất cho thuê x 100%

KCN Tổng diện tích đất trong KCN Đây là tiêu chí hàng đầu về tính hiệu quả của việc thu hút vốn đầu tư vào các KCN từ đó đánh gái hiệu quả cuẩ các chính sách Tỷ lệ lấp đầy này không đòi hỏi phải đạt cao ngay từ ban đầu mà phải chia theo từng phân kỳ đầu tư và đánh giá theo từng đoạn Thời kỳ đầu là thời kỳ là thời kỳ đầu xây dựng kết cấu hạ tầng khoảng 3 - 5 năm, tiếp sau đó là giai đoạn thu hút vốn đầu tư và hoàn thiện các khu chức năng theo nhu cầu đầu tư của các DN thuê đất, thu hồi chi phí đầu tư, tạo việc làm cho người lao động.

* Quy mô vốn đầu tư vào các khu công nghiệp: Quy mô vốn đầu tư trong KCN phản ánh khả năng lấp đầy và sử dụng các nguồn lực của KCN Tiêu chí này đánh giá khả năng thu hút vốn đầu tư và đồng thời cũng cho chúng ta biết về chất lượng của việc xúc tiến đầu tư Bên cạnh đó, quy mô vốn đầu tư của một dự án là yếu tố đánh giá tiềm lực của các nhà đầu tư trong các lĩnh vực như: vốn, khoa học - công nghệ và trình độ quản lý của mỗi nhà đầu tư

* Tỷ lệ các dự án công nghệ cao và có số vốn đầu tư lớn

Tỷ lệ các dự án

Số dự án chuyển giao công nghệ mới x 100% công nghệ cao Tổng số dự án đầu tư

Tỷ lệ này càng cao càng chứng tỏ KCN tạo sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư và cho thấy rằng xu hướng phát triển lâu dài của KCN Nên các KCN lấp đầy diện tích đất cho thuê để đáp ứng mục tiêu ngắn hạn của KCN là thu hút đầu tư, tạo công ăn việc làm cho lao động Về lâu dài KCN phải thu hút các dự án công nghệ cao và có vốn đầu tư lớn để tăng khả năng trong việc mở rộng thị trường của DN Khi KCN có nhiều dự án đầu tư công nghệ cao và mới được chuyển giao thì các sản phẩm được tạo ra sẽ có chất lượng cao trên thị trường khu vực và thế giới Do vậy, việc cải tiến công nghệ trong SX là điều kiện cần thiết để nâng cao cạnh tranh trong xuất khẩu.

* Số lượng và chất lượng lao động trong KCN

Các KCN không ngừng giữ vai trò chủ đạo trong tăng trưởng kinh tế của các địa phương mà còn góp phần quan trong việc giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao thu nhập, đời sống và trình độ của người lao động

Tổng số LĐ qua đào tạo tại KCN x 100% qua đào tạo Tổng số LĐ tại KCN

Khu công nghiệp nào thu hút nhiều LĐ và có số LĐ qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao thì

KCN đó hoạt động hiệu quả.

* Một số chỉ tiêu khác

- Số vốn đăng kí của những dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong kỳ;

- Số vốn đầu tư thực hiện của những dự án đã được cấp giấy phép trong các kỳ trước;

- Tỉ lệ vốn đầu tư thực hiện so với đăng kí;

- Tỉ lệ dự án thực hiện so với đăng kí;

- Vốn đầu tư bình quân của một dự án;

- Ngoài ra, cơ cấu vốn đầu tư theo loại hình doanh nghiệp, ngành kinh tế, đối tác đầu tư cũng cần được xem xét và đánh giá.

Kinh nghiệm chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp của một số địa phương và bài học cho tỉnh Nghệ An

một số địa phương và bài học cho tỉnh Nghệ An

1.5.1 Kinh nghiệm chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp của một số địa phương

1.5.1.1 Kinh nghiệm chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp của thành phố Hải Phòng

Thời gian qua, được sự quan tâm của Chính phủ, các Bộ ngành TW, sự chỉ đạo quyết liệt của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đã đồng hành cùng doanh

29 nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đầu tư vào các KCN, KKT Hải Phòng.

Cũng trong 3 năm liên tục (từ 2016 đến 2018), thành phố chọn chủ đề năm là “Tăng cường kỷ cương thu, chi ngân sách nhà nước - Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh” nên trong lĩnh vực cải cách hành chính năm 2017, Hải Phòng đứng thứ 5/63 tỉnh, thành phố; chỉ số năng lực cạnh tranh năm 2017 tăng 12 bậc, xếp thứ 9 toàn quốc.

Công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng được thành phố quan tâm đầu tư, đặc biệt là 3 năm trở lại đây một số dự án kết cấu hạ tầng giao thông được hoàn thành đi vào sử dụng đã tạo cơ hội, điều kiện thuận lợi thu hút vốn của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Bên cạnh đó, Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đã nỗ lực phối hợp cùng Sở ngành, địa phương liên quan trong hoạt động xúc tiến đầu tư, cải cách hành chính, gắn bó, đồng hành, chăm lo, hỗ trợ, giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc, đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư vào KCN, KKT.

Kết quả là thu hút vốn đầu tư vào các KCN, KKT Hải Phòng trong 5 năm qua đã đạt được những kết quả vượt bậc cả về chiều rộng và chiều sâu, góp phần thực hiện chủ trương, mục tiêu đã đề ra trong Nghị quyết số 32-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”; Nghị quyết số 09-NQ/TW về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XV.

Cụ thể, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có bước phát triển đột phá, đạt 9,06 tỷ USD, bằng 73% lũy kế 25 năm, với 149 dự án cấp mới; thu hút vốn đầu tư trong nước (DI) đạt 70.560 tỷ đồng, bằng 72% tổng vốn đầu tư trong nước lũy kế đến nay, với 79 dự án cấp mới.

Song song với thu hút vốn đầu tư nước ngoài, trong 3 năm trở lại đây đầu tư trong nước có bước phát triển đột phá Từ năm 2013 đến nay, thu hút vốn đầu tư trong nước đạt 70.560 tỷ đồng chiếm trên 70% tổng vốn đầu tư lũy kế từ trước đến nay, với những dự án lớn.

Các dự án trong KCN, KKT đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của thành phố, tạo ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới, chiếm hơn 60% giá trị sản xuất công nghiệp,trên 70% kim ngạch xuất khẩu của thành phố, góp phần tăng thu ngân sách, mở rộng thị trường, tăng lượng hàng hóa qua cảng, nâng cao sức cạnh tranh, khả năng hội nhập quốc tế của nền kinh tế thành phố. Đồng thời đã tạo việc làm cho trên 100.000 lao động địa phương và các tỉnh lân cận, với mức thu nhập trung bình khá, từng bước nâng cao trình độ quản lý, tay nghề, ngoại ngữ cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố.

Tuy vậy, môi trường đầu tư của thành phố Hải Phòng cũng còn không ít thách thức như nhu cầu về mặt bằng sạch với diện tích lớn; các công trình hạ tầng kỹ thuật xã hội tiện ích ngoài hàng rào KCN, KKT còn hạn chế; chất lượng nguồn lao động qua đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư; việc chấp hành các quy định trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại một số KCN, KKT chưa nghiêm…

1.5.1.2 Kinh nghiệm chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp của thành phố Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng là trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung Trong những năm qua cùng với việc mở rộng đa dạng hóa các quan hệ hợp tác khi tế quốc tế, hoạt động thu hút vốn đầu tư trở thành một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng Thành phố Đà Nẵng là một trong các địa phương thành lập khu công nghiệp (KCN) đầu tiên trên cả nước, khởi đầu là KCN Đà Nẵng (KCN An Đồn trước đây) với tổng diện tích ban đầu 303,2 ha Đến năm 1995, phê duyệt Quy hoạch chi tiết KCN Đà Nẵng với diện tích 680,3 ha.

Tính đến cuối năm 2020, quy hoạch các KCN giảm còn 723,5 ha (tỷ lệ lấp đầy 94,01%, trong đó có 2 KCN do thành phố đầu tư có tỷ lệ lấp đầy 100%), giải quyết hơn 74.000 lao động; năm 2020 các doanh nghiệp KCN đóng góp ngân sách thành phố hơn 7.000 tỷ đồng. Để đạt được những thành tựu trên, UBND thành phố cùng với Ban Quản lý Khu công nghiệp Đà Nẵng đó có những giải pháp quan trọng nhằm cải thiện và tăng cường môi trường đầu tư, tháo gỡ những khó khăn trong hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể:

- Thành lập trung tâm xúc tiến đầu tư Đà Nẵng (IPC DaNang).

- Ưu tiên thu hút vốn đầu tư vào những ngành công nghiệp có giá trị gia tăng lớn như công nghệ thông tin, sản xuất phần mềm tin học…

- Hình thành các trung tâm thương mại, phát triển dịch vụ cảng biển và sân bay, tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông, vận tải, chuyển giao kỹ thuật, tư vấn đầu tư…

- Đa dạng hóa các loại hình du lịch, xây dựng các khu du lịch ven biển, phát triển du lịch quốc tế song song với du lịch nội địa.

- Việc cấp giấy phép cho các dự án đầu tư nức ngoài vào địa bàn thành phố được thực hiện theo cơ chế “một cửa” tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư Đà Nẵng.

- Về đất đai, UBND thành phố tổ chức thực hiện và chịu chi phí bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng, hoàn thành các thủ tục cho thuê đất.

- Tạo mặt bằng từ KCN hiện có.

- Phía KCN, Ban quản lý liên tục cải thiện môi trường đầu tư trong phạm vi quản lý, từ việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, công khai vị trí lô đất trống cần kêu gọi đầu tư cho đến thái độ ứng xử, làm việc của cán bộ, công chức.

- Thực hiện nguyên tắc “ưu đãi cái mà nhà đầu tư cần, chứ không phải chỉ ưu đãi cái thành phố có”.

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ

Khái quát về tỉnh Nghệ An

2.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên a.Vị trí địa lý:

Nghệ An nằm ở vĩ độ 18 0 33' đến 20 0 01' vĩ độ Bắc, kinh độ 103 0 52' đến 105 0 48 ’ kinh độ Đông, ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, nằm cách vùng kinh tế trọng điểm Nghệ An 290 km về phí nam Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Đông giáp biển Đông, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây Bắc giáp tỉnh Huaphanh (Lào), phía Tây giáp tỉnh Xiengkhuang (Lào), phía Tây Nam giáp tỉnh Borikhamxay (Lào).

Diện tích tự nhiên của tỉnh Nghệ An 16.490,25 km 2 Hơn 80% là diện tích vùng đồi núi nằm ở phía Tây Tỉnh Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam. b Hành chính:

Hiện nay tỉnh Nghệ An được chia ra 21 đơn vị hành chính bao gồm 1 tỉnh, 3 thị xã và

17 huyện với 32 phường, 17 thị trấn và 431 xã Tổng dân số hiện nay là 3,125 triệu người trong đó số dân thành thị: 0.456 triệu người chiếm 14.5%, dân số nông thôn 2,669 triệu người Mật độ dân số trung bình là 190 người/ km 2 nhưng không đều giữa các khu vực thành thị và nông thôn. c Địa hình:

Nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, tỉnh Nghệ An có địa hình đa dạng, phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi các dãy đồi núi và hệ thống sông, suối Về tổng thể, địa hình nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, với ba vùng sinh thái rõ rệt: Miền núi, trung du, đồng bằng ven biển Trong đó, miền núi chiếm tới 83% diện tích lãnh thổ Địa hình có độ dốc lớn, đất có độ dốc lớn hơn 8% chiếm gần 80% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, đặc biệt có trên38% diện tích đất có độ dốc lớn hơn 25% Nơi cao nhất là đỉnh Pulaileng (2.711 m) ở huyện Kỳ Sơn, thấp nhất là vùng đồng bằng các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, YênThành, thị xã Hoàng Mai có nơi chỉ cao 0,2m so với mặt nước biển (xã Quỳnh Thanh,Quỳnh Lưu) Đặc điểm địa hình trên là một trở ngại lớn cho việc phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, đặc biệt là các tuyến giao thông vùng trung du và miền núi, gây khó khăn cho phát triển lâm nghiệp và bảo vệ đất đai khỏi bị xói mòn, gây lũ lụt cho nhiều vùng trong tỉnh Tuy nhiên, hệ thống sông ngòi có độ dốc lớn, với 117 thác lớn, nhỏ là tiềm năng lớn cổ thể khai thác để phát triển thuỷ điện và điều hoà nguồn nước phục vụ sản xuất và dân sinh. d Khí hậu:

Tỉnh Nghệ An nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh và chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23 - 24 o C, tương ứng với tổng nhiệt năm là 8.700 o C Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm khá cao Nhiệt độ trung bình các tháng nóng nhất (tháng 6 đến tháng 7) là 33 o C, nhiệt độ cao tuyệt đối 42,7 o C; nhiệt độ trung bình các tháng lạnh nhất (tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau) là 19 o C, nhiệt độ thấp tuyệt đối - 0,5 o C Số giờ nắng trung bình/năm là 1.500 - 1.700 giờ Tổng tích ôn là 3.500 o C - 4.000 o C Trị số độ ẩm tương đối trung bình năm dao động từ 80 - 90%, độ ẩm không khí cũng có sự chênh lệch giữa các vùng và theo mùa Chênh lệch giữa độ ẩm trung bình tháng ẩm nhất và tháng khô nhất tới 18 - 19%; vùng có độ ẩm cao nhất là thượng nguồn sông Hiếu, vùng có độ ẩm thấp nhất là vùng núi phía Nam (huyện Kỳ Sơn, Tương Dương) Lượng bốc hơi từ 700 - 940 mm/năm Nghệ An chịu ảnh hưởng của hai loại gió chủ yếu: gió mùa Đông Bắc và gió phơn Tây Nam Là tỉnh có diện tích rộng, có đủ các dạng địa hình: miền núi, trung du, đồng bằng và ven biển nên khí hậu tỉnh Nghệ An đa dạng, đồng thời có sự phân hoá theo không gian và biến động theo thời gian Bên cạnh những yếu tố chủ yếu như nhiệt độ, lượng mưa, gió, độ ẩm không khí thì Nghệ An còn là một tỉnh chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới Trung bình mỗi năm có 2 - 3 cơn bão, thường tập trung vào tháng 8 và

10 và có khi gây ra lũ lụt.

Nhìn chung, tỉnh Nghệ An nằm trong vùng khí hậu có nhiều đặc thù, phân dị rõ rệt trên toàn lãnh thổ và theo các mùa, tạo điều kiện cho nhiều loại cây trồng phát triển Khí hậu có phần khắc nghiệt, đặc biệt là bão và gió Tây Nam gây trở ngại không nhỏ cho sự phát triển chung, nhất là sản xuất nông nghiệp. e Thủy văn:

Tỉnh Nghệ An có 7 lưu vực sông (có cửa riêng biệt), tuy nhiên 6 trong số này là các sông ngắn ven biển có chiều dài dưới 50 km, duy nhất có sông Cả với lưu vực 15.346 km 2 ,chiều dài 361 km Địa hình núi thấp và gò đồi chiếm tỷ trọng lớn nên mạng lưới sông suối trong khu vực khá phát triển với mật độ trung bình đạt 0,62 km/km 2 nhưng phân bố không đều trong toàn vùng Vùng núi có độ dốc địa hình lớn, chia cắt mạnh, mạng lưới sông suối

37 phát triển mạnh trên 1 km/km 2 , còn đối với khu vực trung du địa hình gò đồi nên mạng lưới sông suối kém phát triển, trung bình đạt dưới 0,5 km/km 2 Tuy sông ngòi nhiều, lượng nước khá dồi dào nhưng lưu vực sông nhỏ, điều kiện địa hình dốc nên việc khai thác sử dụng nguồn nước sông cho sản xuất và đời sống gặp nhiều khó khăn. g Tài nguyên:

Tỉnh Nghệ An có nhiều loại khoáng sản khác nhau, phân bố tập trung, có trên địa bàn nhiều huyện Các loại khoáng sản của tỉnh Nghệ An có chất lượng cao, nguyên liệu chính gần nguyên liệu phụ, gần đường giao thông nên rất thuận lợi cho phát triển sản xuất xi măng, gốm sứ, bột đá siêu mịn, gạch lát, sản phẩm thủ công mỹ nghệ Tỉnh Nghệ An có bờ biển dài 82 km và diện tích vùng biển 4.230 hải lý vuông, dọc bờ biển có 6 cửa lạch (lạch Cờn, lạch Quèn, lạch Thơi, lạch Vạn, Cửa Lò, Cửa Hội) với độ sâu từ 1 đến 3,5 m thuận lợi cho tàu thuyền có trọng tải 50 - 1.000 tấn ra vào Từ độ sâu 40 m trở vào là vùng có đáy tương đối bằng phẳng, vùng phía ngoài có nhiều đá ngầm và chướng ngại vật, cồn cát, nơi tập trung nhiều bãi cá có giá trị kinh tế cao Theo điều tra của Viện nghiên cứu hải sản, trữ lượng hải sản các loại Nghệ An khoảng 80.000 tấn, khả năng khai thác cho phép khoảng 35-37 nghìn tấn/năm Với 902.171 ha diện tích đất có rừng, rừng tự nhiên chiếm tỷ lệ lớn với diện tích 735.423 ha, rừng trồng chiếm 166.748 ha, độ che phủ đạt 54,71%. Rừng Nghệ An mang nhiều nét điển hình của thảm thực vật rừng Việt Nam Theo thống kê có đến 153 họ, 522 chi và 986 loài cây thân gỗ, chưa kể đến loại thân thảo, thân leo và hạ đẳng Trong đó có 23 loài thân gỗ và 6 loài thân thảo được ghi vào sách đỏ Việt Nam. Rừng tập trung ở các vùng đồi núi với hai kiểu rừng phổ biến là rừng kín thường xanh, phân bố ở độ cao dưới 700m và rừng kín hỗn giao cây lá kim, phân bố ở độ cao lớn hơn 700m Rừng Nghệ An vẫn là nguồn nguyên liệu quan trọng cho khai thác và phát triển các ngành công nghiệp Tổng trữ lượng gỗ hiện còn khoảng 52 triệu m 3 , trong đó có tới 42,5 vạn m 3 gỗ Pơmu Trữ lượng tre, nứa, mét khoảng trên 1 tỷ cây.

2.1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội a Kinh tế:

Tốc độ tăng tổng sản phẩm năm 2020 trên địa bàn tỉnh Nghệ An (GRDP) ước đạt4,45%; trong đó, khu vực nông, lâm, thủy sản ước tăng 4,99%; khu vực công nghiệp - xây dựng ước tăng 7,92% (riêng công nghiệp ước tăng 4,44%, xây dựng tăng 12,18%); khu vực dịch vụ ước tăng 2,22%; thuế sản phẩm tăng 1,07% so với năm 2019 Thu ngân sách ước đạt 15.992 tỷ đồng, bằng 105,1% dự toán HĐND tỉnh giao và đạt 102,8% dự toán điều chỉnh Chi ngân sách ước 29.688 tỷ đồng, đạt 109,4% dự toán và đạt 108,1% dự toán điều chỉnh.

Khu vực nông, lâm, thủy sản ước tăng 4,99%; là khu vực vẫn giữ được mức tăng trưởng tốt trong bối cảnh dịch bệnh Sản lượng lương thực cây có hạt ước đạt 1.181.512 tấn, trong đó sản lượng lúa ước đạt 971 ngàn tấn, tăng 2,33% Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 258 nghìn tấn, tăng 5,1%; tập trung phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, dịch cúm gia cầm Sản lượng gỗ khai thác ước đạt 1,38 triệu m3, tăng 18,9% Tổng sản lượng thủy sản ước đạt 233.000 tấn, tăng 4,02% so với năm 2019.

Về xây dựng nông thôn mới: Dự kiến đến cuối năm 2020, có 281/411 xã đạt chuẩn NTM (tăng 36 xã so với năm 2019), chiếm 68,37% tổng số xã; có 06 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và đạt chuẩn NTM (tăng 02 đơn vị so với năm 2019); tiến hành xây dựng 3 xã NTM kiểu mẫu,…

Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp ước đạt 4,44% Một số sản phẩm công nghiệp có mức tăng khá so với cùng kỳ như: xi măng, sữa chế biến, linh kiện điện tử, may mặc, viên nén sinh khối… Trong năm đã có một số nhà máy hoàn thành đi vào sản xuất các sản phẩm như: xi măng (Tân Thắng), viên nén sinh khối (Biomass Fuel, DKC), linh kiện điện tử (Luxshare-ICT), may mặc (Nam Thuận, TAAD, Hanosimex Nghi Lâm), giày da (Đỉnh Vàng), sản xuất đường lỏng glucose (Á Châu Hoa Sơn), sản xuất cần câu cá (Great Longview)

Tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 68.404 tỷ đồng, tăng 7,52% so với năm 2019. Tổng lượt khách du lịch ước đạt 3,4 triệu lượt, bằng 51,6% cùng kỳ, trong đó lượng khách lưu trú ước đạt 2,56 triệu lượt, bằng 54,2% Doanh thu vận tải ước đạt 10.589 tỷ đồng, tăng 3,84% so với cùng kỳ năm 2019 Nguồn vốn huy động trên địa bàn ước tăng 17%, tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn ước tăng 5,5% so với đầu năm…

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 78.847 tỷ đồng, tăng 12,35% so với năm 2019.Công tác xây dựng cơ bản được quan tâm chỉ đạo, đốc thúc thực hiện và đẩy nhanh tiến độ giải ngân Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt khá (tính đến 30/11/2020, đối với phần ngân sách tỉnh quản lý, tỷ lệ giải ngân đạt 73,41% kế hoạch và đạt 73,05% kế hoạch đã được giao chi tiết), tỉnh đang chỉ đạo quyết liệt để giải ngân theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Tập trung chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng và thi công các dự án, nhất là các dự án trọng điểm như: dự án đường cao tốc Bắc Nam đoạn qua tỉnh Nghệ An, đường ven biển, cầu Cửa Hội,

Khái quát về các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An

2.1.2.1 Công tác tổ chức quản lý nhà nước với các KCN Hệ thống tổ chức quản lý các KCN tỉnh Nghệ An bao gồm:

Cơ quan quản lý các KCN tỉnh Nghệ An là Ban quản lý khu kinh tế Đông Nam; là đầu mối quản lý chung các KCN của tỉnh; thay mặt UBND tỉnh quản lý toàn bộ các KCN của tỉnh; Ban có trách nhiệm phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan trong quản lý các KCN.

Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam (KKT), là cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc UBND tỉnh Nghệ An, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với các khu kinh tế và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh (KKT, KCN) Quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong KKT, KCN.

- Ngoài ra, còn có các cơ quan của tỉnh phối hợp quản lý dự án đầu tư vào các KCN như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công thương, UBND các huyện, thành phố; xã, phường, thị trấn có các KCN trên địa bàn; Các cơ quan Thuế, Hải quan và Công an,…

Sơ đồ 2 1: Quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Thủ tướng Chính phủ (Ban Chỉ đạo phát triển KTT, KCN

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Trực thuộc, QL trực tiếp

Các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực

Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam

Các KCN trên địa bàn tỉnh Nghệ An

2.1.2.2 Công tác quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Trong thời gian qua, công tác lập quy hoạch, quản lý quy hoạch và không gian phát triển Khu kinh tế (KKT) và KCN của tỉnh Nghệ An được quan tâm rà soát, điều chỉnh, tổ chức hợp lý, phù hợp với xu thế phát triển và nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư Đến nay, tỉnh Nghệ An đã cơ bản hoàn thiện “Đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế ĐôngNam” Tính đến hết năm 2020, tỉnh Nghệ An đã hoàn thành quy hoạch 10/11 KCN với diện tích hơn 5 nghìn ha Theo quy hoạch chung được phê duyệt và điều chỉnh thêm ranh giới, KKT Đông Nam gồm có khu phi thuế quan 650 ha, 6 khu công nghiệp 4.367 ha, khu công nghiệp công nghệ cao 94 ha, 6 khu đô thị với tổng diện tích dân cư 1.822 ha, trung tâm đào tạo 212 ha, khu du lịch nghỉ dưỡng 1.417 ha, khu bến cảng Cửa Lò và khu bến cảng Đông Hồi và được chia theo 3 khu vực:

Khu vực 1: Quy mô diện tích khoảng 18.826,47 ha, gồm 10 xã thuộc huyện Nghi Lộc

(Nghi Hợp, Nghi Xá, Nghi Long, Nghi Đồng, Nghi Thuận, Nghi Hưng, Nghi Quang, Nghi Thiết, Nghi Tiến, Nghi Yên); 06 xã thuộc huyện Diễn Châu (Diễn Trung, Diễn Thịnh, Diễn

An, Diễn Thọ, Diễn Lộc, Diễn Phú) và 02 phường thuộc thị xã Cửa Lò (Nghi Thủy, Nghi Tân) Ranh giới khu vực 1 xác định:

- Phía Bắc giáp các xã: Diễn Thành, Diễn Tân, Diễn Cát thuộc huyện Diễn Châu;

- Phía Nam giáp các xã: Nghi Trung, Nghi Thịnh, Nghi Khánh, Nghi Thu thuộc huyện Nghi Lộc;

- Phía Đông giáp biển Đông;

- Phía Tây giáp xã Diễn Lợi thuộc huyện Diễn Châu và các xã: Nghi Văn, Nghi Lâm, Nghi Phương, Nghi Hoa thuộc huyện Nghi Lộc.

Khu vực 2: Quy mô diện tích khoảng 1.200 ha, gồm toàn bộ diện tích các Khu công nghiệp Hoàng Mai và Khu công nghiệp Đông Hồi, thuộc thị xã Hoàng Mai (theo Quyết định số 67/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về “Sửa đổi, bổ sung quy chế hoạt động Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An, tỉnh Nghệ An”) Trong đó: Khu công nghiệp Hoàng Mai có diện tích 600 ha, khu công nghiệp Đông Hồi có diện tích 600 ha.

Ranh giới khu vực 2 được xác định cụ thể trong quá trình lập quy hoạch.

Khu vực 3: Quy mô diện tích khoảng 750 ha, gồm toàn bộ diện tích Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ VSIP Nghệ An, thuộc thị trấn Hưng Nguyên, xã Hưng Đạo, xã Hưng Tây (huyện Hưng Nguyên); xã Hưng Chính (thành phố Vinh) Ranh giới khu vực 3 được xác định:

- Phía Bắc giáp quốc lộ 46B;

- Phía Nam giáp quốc lộ 46A;

- Phía Đông giáp đường Nguyễn Văn Bé xã Hưng Tây (nối quốc lộ 46A và quốc lộ 46B);

- Phía Tây giáp Đường quốc lộ 1A.

Bên cạnh đó, đề án xác định quy hoạch các khu công nghiệp làm trọng tâm phát triển cho khu kinh tế, từ đó phát triển các khu chức năng tương ứng nhằm khai thác có hiệu quả

43 quỹ đất và lợi thế từ việc kết nối, tổ chức không gian Xác định tổ chức không gian và phát triển khu kinh tế với các dự án động lực là dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, phát triển đa ngành, đa lĩnh vực; tập trung phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, đồng bộ với phát triển hạ tầng kỹ thuật, kinh tế biển, các lĩnh vực thương mại, dịch vụ và hạ tầng xã hội Từng bước nâng cấp các khu công nghiệp hiện có theo hướng hình thành khu công nghiệp theo dạng chuỗi (cluster), đồng thời hoàn thiện các công trình hạ tầng đảm bảo tiêu chuẩn hiện đại Ưu tiên phát triển khu công nghệ cao, khu công nghiệp sạch, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chuyên ngành Xây dựng khu dịch vụ, đô thị, chung cư và các công trình phúc lợi xã hội cho người lao động.

2.1.2.3 Khái quát các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Bảng 2.1: Danh sách các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An Địa

STT Tên tích Lĩnh vực, ngành nghề hoạt động điểm (ha) lập/điều chỉnh

Chế biến thực phẩm, thức ăn gia súc, may mặc, Quyết định số 1128/QĐ- Vinh cơ khí lắp ráp, cơ khí chế tạo, hóa TTg ngày 18/12/1998

Huyện Chế biến nông, lâm, khoáng sản; thức ăn gia

2 Nghĩa Đàn Nghĩa 245,68 súc; sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp

KTN ngày 22/12/2008 Đàn chế tạo cơ khí lắp ráp xe máy, hóa chất

Huyện Chế biến nông, lâm, khoáng sản, sản xuấtvật

3 Sông Dinh Quỳ 301,65 liệu xây dựng và công nghiệp chế tạo cơ khí lắp

Huyện Chế biến nông, lâm, khoáng sản, sản xuất vật

4 Tân Kỳ Tân 600 liệu xây dựng và công nghiệp chế tạo cơ khí lắp

Huyện Chế biến nông, lâm, khoáng sản, sản xuất vật

200 liệu xây dựng và công nghiệp chế tạo cơ khí lắp

KTN ngày 22/12/2008 Sơn ráp, hóa chất

Vinh định số 67/2014/QĐ- chế biến nông sản, vật liệu xây dựng

Huyện Giai đoạn 1 với diện tích 498 ha, tổng mức đầu Điều chỉnh vào KKT Đông Nam tại Quyết 7

Hemaraj Nghi 3200 tư là 92,2 triệu USD đã được khởi công ngày định số 67/2014/QĐ-

Lắp ráp chế tạo ô tô, máy công cụ, luyện kim, Điều chỉnh vào KKT Huyện cán thép, chế biến nông lâm sản và thực phẩm, Đông Nam tại Quyết 8

Nam Cấm Nghi 371,15 sản phẩm tiêu dùng và hàng xuất khẩu khác, đồ định số 67/2014/QĐ- Lộc gỗ, phân bón, bia, rượu, nước giải khát các loại,

TTg ngày 04/12/2014 chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng

Công nghiệp cơ khí lắp ráp; công nghiệp TX chế biên nông, lâm, khoáng sản; công nghiệp Điều chỉnh vào KKT

Hoàng chế tạo cơ khí và hàng điện tử; công nghiệp vật Đông Nam tại Quyết 9

Hoàng 289,67 Mai 1 liệu xây dựng; công nghiệp cơ khí chính xác; định số 67/2014/QĐ-

Mai công nghiệp sản xuất phụ tùng phục vụ các

TTg ngày 04/12/2014 ngành sản xuất, dịch vụ

TX Điều chỉnh vào KKT

Hoàng Đông Nam tại Quyết

Hoàng 343,69 Đang trong quá trình kêu gọi đầu tư hạ tầng

Công nghiệp nhiệt điện; công nghiệp phụ trợ Huyện nhiệt điện; công nghiệp xi măng; công Điều chỉnh vào KKT nghiệp đóng tàu phà; công nghiệp bện Đông Nam tại Quyết 11 Đông Hồi Quỳnh 1,436 thừng, cáp, chão và sản xuất ngư cụ; công định số 67/2014/QĐ- Lưu nghiệp chế biến bột nêm; công nghiệp sửa chữa TTg ngày 04/12/2014 cơ khí

Nguồn: Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam Nghệ

An a Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An

Quy hoạch Khu kinh tế Đông Nam tỉnh Nghệ An được lập từ năm 2007, thời hạn lập chỉ đến 2030, một số quy hoạch hiện nay không còn phù hợp, ví dụ không còn khu phi thuế quan, khu công nghệ cao Một số diện tích không có thực tiễn để giải phóng mặt bằng, một ranh giới Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ VSIP Nghệ An (750 ha) theo Quyết định số10/2015/QĐ-TTg 03/4/2015 Sau khi điều chỉnh, nâng tổng diện tích KKT Đông Nam lên20.776,47 ha.

Các khu chức năng chính trong KKT Đông Nam theo quy hoạch gồm: Khu phi thuế quan 650 ha; 05 khu công nghiệp 4.461ha (bao gồm KCN công nghệ cao 94 ha); 06 khu đô thị với tổng diện tích đất dân cư 1.822 ha; trung tâm đào tạo 212 ha; khu du lịch nghỉ dưỡng 1.417 ha; khu bến cảng Cửa Lò và Khu bến cảng Đông Hồi Hiện nay, cơ bản đã hoàn thành việc lập và phê duyệt các quy hoạch phân khu xây dựng.

Sau hơn 12 năm xây dựng và phát triển, Khu kinh tế Đông Nam đang từng bước thể hiện vai trò động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An Đã huy động, thu hút vốn đầu tư và triển khai xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu, hạ tầng kỹ thuật với tổng vốn hơn 8.500 tỷ đồng. Đến năm 2020, với sự nỗ lực đổi mới, sáng tạo, Khu kinh tế Đông Nam đã thu hút được 24 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 5.400 tỷ đồng Trong đó, có 9 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 165 triệu USD; điều chỉnh tăng vốn 17 lượt dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký tăng thêm gần 8.900 tỷ đồng; Chấm dứt hoạt động 6 dự án do không triển khai và triển khai chậm tiến độ.

Các dự án khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ VSIP Nghệ An, Khu công nghiệp WHA Industrial Zone 1 Nghệ An đã từng bước hoàn thiện với hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Hiện đã có 129 doanh nghiệp đi vào hoạt động cũng đã duy trì sản xuất hiệu quả đạt 35.114 tỷ đồng; xuất khẩu 6.568 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 23.000 lao động, đóng góp vào ngân sách hơn 1.800 tỷ đồng, chiếm gần 12% tổng thu ngân sách của tỉnh.

Bên cạnh đóng góp ngân sách cho tỉnh, vấn đề giải quyết việc làm cho lao động tỉnhNghệ An, đặc biệt là lao động khu vực Đông Nam tỉnh cũng là một hiệu quả thiết thực của công tác đầu tư, phát triển của KKT Đông Nam Bên cạnh giải quyết việc làm trực tiếp cho lao động địa phương vào làm việc tại các doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà thầu; việc phát triển KKT Đông Nam đã làm tăng dân số khu vực, tạo đột biến về các nhu cầu trong cuộc sống tạo điều kiện chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động địa phương.Chính vì thế trong mấy năm qua các địa phương trong KKT Đông Nam đã có sự chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu lao động trong xã hội theo hướng tăng tỷ lệ lao động tham gia vào lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ giảm tỷ lệ lao động tham giao trong lĩnh vực nông nghiệp.Với tốc độ thu hút vốn đầu tư cao trong những năm qua, các dự án đầu tư triển khai đúng tiến độ, KKT Đông Nam đã trở thành điểm sáng thu hút đầu tư hiệu quả Bên cạnh đó các dự án đưa vào khai thác đúng cam kết, đưa lại giá trị kinh tế cao cho doanh nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động địa phương và đóng góp vào ngân sách Nghệ An ngày càng tăng Mặt khác công tác đầu tư xây dựng hạ tầng kỷ thuật trong KKT Đông Nam được Ban Quản lý KKT Đông Nam Nghệ An quan tâm, triển khai mạnh mẽ làm cơ sở tiền đề cho công tác kêu gọi xúc tiến đầu tư các dự án, lĩnh vực ưu tiên đầu tư đúng với quy hoạch và mục tiêu phát triển của KKT Đông Nam Với việc quy hoạch và quản lý quy hoạch hiệu quả, đầu tư hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, KKT Đông Nam có đủ điều kiện để thu hút đầu tư hài hòa giữa các lĩnh vực, phát triển đồng bộ và bền vững. b Khu công nghiệp Bắc Vinh

Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An

2.1.3 Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An

2.1.3.1 Quy mô nguồn vốn thu hút vào các KCN tính đến hết năm 2020

Bám sát chỉ đạo của Trung ương và Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An đã chủ động, quyết liệt, tập trung cao độ trong việc xây dựng, hoàn thiện thể chế để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh, mà trọng tâm trong là công tác xây dựng, sửa đổi, bổ sung các cơ chế chính sách về bảng giá đất, tăng khả năng tiếp cận đất đai, cơ chế chính sách về hỗ trợ đầu tư, góp phần tháo gỡ các nút thắt, điểm nghẽn cho các Nhà đầu tư, doanh nghiệp khi đến tìm hiểu và đầu tư tại Nghệ An. Đến hết năm 2020, trên địa bàn các KKT, KCN có 251 dự án đầu tư còn hiệu lực. Trong đó, có 203 dự án đầu tư trong nước với tổng mức đầu tư 44.574 tỷ đồng; 48 dự án đầu tư FDI với tổng mức đầu tư 1.09 tỷ USD.

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thu hút vốn đầu tư tại KKT Đông Nam và các KCN Nghệ An

Nguồn: Ban quản lý khu kinh tế Đông Nam

Nếu tính từ khi thành lập tại Quyết định số 85/2007/QĐ-TTg ngày 11/6/2007 củaThủ tướng Chính phủ, quy chế hoạt động của Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An được ban hành tại Quyết định số 21/2010/QĐ-TTg ngày 03/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ cho tới khi tahy đổi quy hoạch theo Quyết định số 67/2014/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung khoản 1, Điều 2 Quy chế hoạt động của Khu kinh tế Đông Nam thì mới thấy được trong

51 một thời gian tuy không dài mà các KCN đã thu hút được số lượng dự án đáng kể, lượng vốn đăng kí nhiều và lượng vốn thực hiện chiếm tỉ lệ tương đối cao.

Bảng 2.3: Số lượng các dự án thu hút vốn đầu tư phân theo KCN tính đến 31/12/2020

Tên Khu công Chủ đầu tư kinh

Diện Năm Năm Tổng Tổng Tỷ lệ

TT tích cấp điều số dự vốn lấp nghiệp doanh hạ tầng

(ha) phép chỉnh án đăng ký đầy

Cty CP đầu tư và PT

2 đầu tư xây dựng phát 327 2004 2010 116 27,330 85%

Nam Cấm triển hạ tầng Nghệ An

Khu công nghiệp Đang kêu gọi 850 2009 2012 3 239 7%

Khu công nghiệp Công ty CP Hoàng

Hoàng Mai I&II Thịnh Đạt

Khu công nghiệp Đang kêu gọi 600 2011 - 2 300 2%

Khu công nghiệp Đang kêu gọi 300 2011 - 3 420 3%

Khu công nghiệp Công ty CP Lâm

Khu công Nghiệp Công ty TNHH VSIP

Khu công nghiệp CÔNG TY WHA

Khu công nghiệp Đang kêu gọi 200 2019 - 4 900 13%

Nguồn: Ban quản lý khu kinh tế Đông Nam

Lũy kế đến hết năm 2020, KKT Đông Nam, các KCN tỉnh Nghệ An có 251 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 69.008,4 tỷ đồng Trong đó: 48 dự án FDI với tổng vốn đầu

52 tư đăng ký 907,47 triệu USD và 203 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký đầu tư 43.249,82 tỷ đồng và tỷ lệ lấp đầy KCN ở mức 27%.Trong đó có 7/11 khu công nghiệp đã chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, 4/11 khu công nghiệp đang kêu gọi đầu tư Chỉ tính riêng các KCN có chủ đầu tư đã thu hút 243 dự án với tổng vốn gần 68 ngàn tỷ đồng chiếm đến 97% số dự án và 98.5% số vốn đầu tư tại các KCN trên địa bàn tinh Có thể thấy rõ vai trò của các chủ đầu tư tại các KCN về việc thu hút các dự án đầu tư với các dự án đầu tư thứ cấp.

Bảng 2.4: Tổng hợp dự án và vốn đầu tư mới, điều chỉnh giai đoạn năm 2018-2020

Tổng số Số dự án đăng ký Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký và điều chỉnh

Trong Nước Trong Nước mới chỉnh Tổng nước ngoài nước ngoài

Nguồn: Trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và xúc tiến đầu tư tỉnh Nghệ An Giai đoạn 2018-2020, số lượng dự án đầu tư vào các khu công nghiệp ở tỉnh Nghệ An có tổng

81 dự án, trong đó có 60 dự án đăng ký mới, 21 dự án điều chỉnh luôn duy trì sự ổn định trung bình là 23 dự án/năm và số lượng vốn trung bình là 8612 ngàn tỷ đồng/năm Có thể thấy trong giai đoạn này số dự án đăng ký mới chiếm gần tổng 25% tổng số dự án từ năm 1998 và vốn đầu tư thu hút chiếm đến 40% tổng vốn lũy kế đến hết năm

Năm 2019, các KCN, với việc liên tục cải thiện môi trường đầu tư các KKT, KCN trên địa bàn Tỉnh tiếp tục được các nhà đầu tư quan tâm và lập dự án đầu tư kinh doanh. Kết quả, năm 2019 các KCN, KKT trên địa bàn đã thu hút được 22 dự án đầu tư; trong đó

15 dự án đầu tư trong nước (DDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 1.498 tỷ đồng và 7 dự án dự án đầu tư nước ngoài (FDI) với vốn đầu tư đăng ký đạt 288,983 triệu USD tăng 120% so với năm 2018.

Năm 2020, Tỉnh cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư 24 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký 5.413,8 tỷ đồng (trong đó: 15 dự án trong nước 1.613,7 tỷ đồng và 09 dự án FDI164,5 triệu USD) Điều chỉnh tăng vốn 17 dự án, vốn đầu tư tăng thêm 8.876,2 tỷ đồng

53 độ Như vật tổng vốn đăng ký mới và điều chỉnh tăng thêm đạt 14.289,2 tỷ đồng/KH 10.000 - 15.000 tỷ đồng, hoàn thành kế hoạch thu hút vốn đầu tư năm 2020, tăng 75,8% so với cùng kỳ năm 2019 Một số dự án quy mô lớn được cấp mới năm 2020 như: Dự án Nhà máy sản xuất thiết bị linh kiện điện tử Goertek (100 triệu USD), Dự án Merry -Luxshare (40 triệu USD), Dự án Cảng thủy nội địa Quỳnh Lộc và dịch vụ hậu cần nghề cá (415 tỷ đồng), Dự án tổ hợp sản phẩm cơ khí CPT (306 tỷ đồng) Một số dự án điều chỉnh tăng vốn: Dự án khu du lịch sinh thái Bãi Lữ (tăng vốn 1.730 tỷ đồng), Dự án Nhà máy gỗ MDF Tri Lễ (tăng vốn 818 tỷ đồng), Dự án Khu resort Bắc Đảo Lan Châu (tăng vốn 886,5 tỷ đồng), Dự án Trung tâm công nghiệp thực phẩm Masan MB (tăng vốn 655 tỷ đồng), Dự án KCN VSIP (tăng vốn 81,57 triệu USD, tương đương 1.854,8 tỷ đồng), Dự án Luxshare - ICT (tăng vốn 70 triệu USD, tương đương 1.631 tỷ đồng). Đến nay, Ban đang tiếp tục hỗ trợ thủ tục cấp phép đầu tư cho các dự án như: Dự án Nhà máy sản xuất thiết bị, linh kiện điện tử tại KCN VSIP của Everwin USA, LLC (200 triệu USD), Dự án Nhà máy sản xuất và lắp ráp vỏ máy tính tại KCN Hoàng Mai 1 của Tập đoàn Ju Teng Đài Loan (200 triệu USD),

Bảng 2.5: Tiến độ thực hiện vốn đầu tư tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh

TT Tên Khu công nghiệp khai và hoàn thực hiện hoặc dự án đăng ký thực hiện thành ngừng

1 Khu công nghiệp Bắc Vinh 29 2,386 25 1,602 784

3 Khu công nghiệp Thọ Lộc 3 239 1 100 139

6 Khu công nghiệp Tân Kỳ 2 300 1 25 275

Nguồn:Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam

Tính đến ngày 31/12/2020 tổng số vốn đã thực hiện tại các KCN trên địa bàn tỉnh Nghệ An là 43.666 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 62% số lượng vốn đầu tư đăng ký, trong đó KCN Nam Cấm có tỷ lệ thực hiện cao nhất với 24.597 tỷ đồng đạt 90% số vốn đầu tư đã thực hiện trên KCN của tỉnh Trong khi đó, KCN Tân Kỳ và tổng số vốn đầu tư được thực hiện thấp nguyên nhân đang trong quá trình tìm kiếm kêu gọi chủ đầu tư và xây dựng cơ sỏ hạ tầng đáp ứng dự án.

2.1.3.2 Cơ cấu nguồn vốn theo chủ đầu tư tại các khu công nghiệp

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn chủ đầu tư theo dự án và vốn đầu tư tại các KCN trên địa bàn tỉnh Nghệ An

TỶ TRỌNG DỰ ÁN THEO CHỦ ĐẦU TƯ TẠI CÁC KCN

Nguồn:Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam

Có thể thấy Tổng số dự án có vốn đầu tư nước ngoài chỉ ở mức 19% (48 dự án trên tổng 251 dự án) nhưng tỷ trọng chiếm đến 36% tổng vốn đầu tư vào các khu công nghiệp. Trong đó chỉ mới có 7/11 dự án có thu hút được vốn đầu tư nước ngoài nguyên nhân chủ yếu do tiến độ thực hiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ KCN chậm ảnh hưởng đến việc triển khai cũng như thu hút vốn đầu tư tại các KCN này.

Trong số các dự án, có 15 dự án có vốn đầu tư từ 1.000 tỷ đồng trở lên, 11 dự án từ

500 – 1.000 tỷ đồng Có 17 nước và vùng lãnh thổ vào đầu tư tại Hà Tĩnh, bao gồm: ĐàiLoan, Nhật Bản, Hàn Quốc, CHLB Đức, Anh, Brunei, Úc, Mỹ, Thái Lan, Philipine, Lào,Trung Quốc; Seychelles, Cộng hòa Séc, Singapore, Hồng Kông và Samoa Đầu tư nước ngoài đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nghệ An. Đầu tư trực tiếp nước ngoài dần thúc đẩy kinh tế tỉnh Nghệ An phát triển và thực hiện đúng đường lối đổi mới, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tạo hình ảnh tích cực đối với các nhà đầu tư Nền kinh tế tăng trưởng cao, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế, đây là một lợi thế để Nghệ An thu hút các nhà đầu tư tiềm năng và mở rộng thị trường.

2.1.3.3 Thu hút vốn đầu tư vào các KCN theo lĩnh vực sản xuấttại địa bàn tỉnh Nghệ An

Xét về cơ cầu đầu tư, trong tổng số 251 dự án đầu tư đang triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian qua, có tới 79 dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, chiếm tới 84,04% tổng dự án đầu tư vào toàn tỉnh Nếu xét riêng ngành công nghiệp, các dự án chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp nhẹ như dệt, may, chế biến khoáng sản, nông lâm sản và một số lĩnh vực khác như chế biến thực phẩm, sản xuất dụng cụ y tế, sản xuất thiết bị điện… Đối với các KCN, CCN tập trung trên địa bàn tỉnh, cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực sản xuất công nghiệp được thống kê theo bảng sau:

Bảng 2.6: Kết quả thu hút vốn đầu tư vào KCN theo lĩnh vực sản xuất trên địa bàn tỉnh Nghệ An

TT Lĩnh vực sản xuất công nghiệp Số DN Tỷ lệ (%)

1 Gia công may mặc, dệt, thêu 86 34,09

Nguồn: Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam

Phân tích thực trạng chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An

nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An Để các Nghị Quyết của Đảng nhanh chóng triển khai, các cơ quan Nhà nước đã cụ thể hóa bằng các chính sách và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động của KCN, CCN tạo khung pháp lý cho việc hình thành, hoạt động và phát triển của các KCC, CCN.

Tháng 12 năm 2005 Luật đầu tư chung ra đời đã thay thế cho 2 luật đầu tư trong nước và nước ngoài tồn tại trước đó, chấm dứt sự đối xử cách biệt giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài Bên cạnh đó một loạt luật điều chỉnh các vấn đề có liên quan đến hoạt động đầu tư và đầu tư các KCN, CCN được ban hành như Luật đất đai năm 1993, và Luật đất đai sửa đổi năm 1998, 2001, 2003 Luật doanh nghiệp năm 1999 và Luật doanh nghiệp mới năm 2013 (sửa đổi vào bổ sung) , Luật khuyến khích đầu tư trong nước 1994, sửa đổi năm 1998 và 2005; Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008, mới đây nhất là năm 2013 và các Luật Thương mại, Luật Ngân hàng, Luật Hải quan…

Trên cơ sở các luật đã ban hành, các cơ quan nhà nước có liên quan đã ban hành những nghị định, thông tư hướng dẫn Đặc biệt Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách trong đó quan trọng và trực tiếp là Quy chế hoạt động của KCN, CCN tạo cơ sở pháp lý và cho sự ra đời của các KCN và hoạt động thu hút đầu tư trong đó có thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN, CCN, KKT

Nghị định số 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/3/2008: quy định về KCN, KCX và KKT Nghị định này thay thế cho nghị định số 36/1997/NĐ-CP về ban hành quy định về KCN, KCX, KKT và một số văn bản quy định đã ban hành trước đó Nghị định là cơ sở pháp lý quan trọng hoàn thiện và kiện toàn BQL KCN với mô hình tổ chức hiện đại, chức năng nhiệm vụ rõ ràng, đầy đủ thẩm quyền để hoàn thiện công tác quản lý đối với KCN theo cơ chế “một cửa, tại chỗ”.

Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 29/08/2013 của Chính phủ về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới.

Tại nghị quyết này, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và đầu tư chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và ủy ban nhân dân các địa phương xây dựng các đề án, trong đó có luật đầu tư và luật doanh nghiệp (sửa đổi) nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư,nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh thu hút đầu tư, tạo dựng khung pháp lý thuận lợi, minh bạch cho việc thành lập, hoạt động và tổ chức quản lý của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đồng thời hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư Việc thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 103 của Chính phủ có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao tính hấp dẫn và năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài, góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng và sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Cùng với những Quy chế KCN, nhiều văn bản dưới luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động thu hút vốn đầu tư đặc biệt là thu hút vốn đầu tư FDI của KCN Đây là hành lang pháp lý tương đối rõ ràng thuận lợi cho các hoạt động của KCN như:

Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư, tạo điều kiện cho việc triển khai luật đầu tư trên thực tế.

Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ ban hành về việc quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Quyết định số 1107/QĐ-TTg, ngày 21/8/2006 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam đến năm 2015 và định hướng tới năm 2020 Trong đó nêu rõ mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn Đồng thời quy định các điều kiện và tiêu chí để hình thành KCN và danh mục các KCN dự kiến xây dựng đến năm 2015.

Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 07/4/2009 của Chính phủ về định hướng, giải pháp và quản lý vốn FDI.

Nghị định số 118/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư cũng nêu rõ về các ưu đãi với các dự án đầu tư vào các KCN, KKT.

Bên cạnh đó là các văn bản do các Bộ ngành ban hành như:

Quyết định số 1088/2006/QĐ-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành các mẫu văn bản thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam.

Quyết định số 55/2008/QĐ-BCT ngày 20/12/2008 của Bộ Công thương ban hành quy định, nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt, quy hoạch phát triển lĩnh vực công nghiệp.

Thông tư số 19/2009/TT-BXD ngày 30/6/2009 của Bộ Xây dựng quy định về quản lý đầu tư xây dựng trong KCN và KKT

Thông tư số 48/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 của Bộ Tai nguyên và Môi trường về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 08/2009/TT- BTNMT ngày 15/7/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy chế quản lý và bảo vệ môi trường KCN, CCN, KKT, trong đó quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan trong bảo vệ mội trường đối với từng giai đoạn phát triển KCN, CCN, KKT.

Thông tư số 13/2009/TT-BLDTBXH ngày 06/5/2009/TT-BLĐTBXH ngày 06/5/2009 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý về lao động trong các KCN, CCN, KKT, trong đó có quy định ủy quyền cho BQL KCN, KKT thực hiện một số nhiệm vụ quản lý lao động trong KCN

Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thuế xuất nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu.

Những yếu tố ảnh hưởng đến chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An

2.3.1 Quy hoạch và tổ chức không gian phát triển KKT, các KCN

Năm 2020, Ban tiếp tục tổ chức triển khai Quy hoạch chung xây dựng KKT Đông Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1534/QĐ-TTg ngày 21/10/2008 và Quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản 2244/TTg-KTN ngày 22/12/2008 Cụ thể:

- Về điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng KKT Đông Nam: Triển khai nhiệm vụ quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 301/QĐ-TTg ngày 26/02/2020, Ban chủ trì, chỉ đạo đơn vị tư vấn lập đồ án điều chỉnh, tổ chức lấy ý kiến cộng đồng dân cư, ý kiến các sở ngành địa phương liên quan về nội dung đồ án điều chỉnh Đến nay, đã cơ bản hoàn thiện đồ án, dự kiến báo cáo UBND tỉnh, Tỉnh ủy đầu năm

2021 để trình Bộ Xây dựng thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 3/2021.

- Về điều chỉnh quy hoạch phân khu khu công nghiệp, khu chức năng: Ban đã thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng Tiểu dự án KCN WHA Industrial Zone 1 (148ha), phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu xây dựng KCN VSIP Hiện đang thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phân khu xây dựng khu vực Đông - Đông Nam, KKT Đông Nam.

- Quy hoạch hạ tầng kết nối và dịch vụ logistic: Tham mưu UBND tỉnh trình Cục

Hàng hải Nghệ An, Bộ Giao thông vận tải bổ sung, cập nhật Bến cảng xi măng Tân Thắng cho tàu có trọng tải 30.000 tấn vào Quy hoạch khu bến cảng Đông Hồi phục vụ dự án Nhà máy xi măng Tân Thắng Hiện Ban đang phối hợp Công ty CP xi măng Tân Thắng làm việc Bộ Giao thông vận tải xem xét, chấp thuận.

2.3.2 Môi trường dịch vụ công

Hiện nay, Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh là cơ quan đầu mối thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh Trong những năm qua, tập thể cán bộ, công chức, viên chức của Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh dưới sự chỉ đạo của Thường vụTỉnh uỷ, Thường trực HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng liên quan đã hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ được giao, phấn đấu đạt được

78 những thành tích nổi bật trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nhận được nhiều bằng khen, huân chương thi đua về thành tích phát triển các khu công nghiệp Bên cạnh đó, các cá nhân và tập thể của Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh cũng thường xuyên đạt được danh hiệu thi đua xuất sắc, điều này góp phần nhận định hiệu quả trong công tác cung ứng dịch vụ công cho các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp.

Bảng 2.9: Tổng hợp các văn bản liên quan đến hoạt động thu hút vốn đầu tư tại các KCN tỉnh Nghệ An qua 3 năm 2018-2020

1 Quyết định của chính phủ 2 2 2 - 0,0 - 0,0

II Văn bản ban hành của

3 Văn bản hướng dẫn thi

4 Công văn thu hút đầu tư 2 3 6 1 50,0 3 100,0

Nguồn: Ban quản lý khu kinh tế Đông Nam

Năm 2020, được xác định là năm tập trung rà soát, xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư chuẩn bị cho việc xây dựng và phát triển KKT Đông Nam và các KCN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo Cụ thể:

- Về xây dựng bảng giá đất các KCN trong Khu kinh tế Đông Nam: Ban đã chủ động tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 198/KH-UBND ngày 15/4/2020 về xây dựng sửa đổi, bổ sung bảng giá đất khu công nghiệp trong Khu kinh tế Đông Nam giai đoạn bảng giá đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024).

- Về xây dựng chính sách hỗ trợ đầu tư trong KKT Đông Nam và các KCN trên địa bàn tỉnh: Ban đã tập trung rà soát, tham mưu sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ đầu tư trong KKT, các KCN để phù hợp thực tiễn và đáp ứng yêu cầu thu hút vốn đầu tư trong giai đoạn hiện nay, nhất là cơ chế ổn định giá đất cho toàn bộ thời gian hoạt động của dự án, cơ chế huy động vốn ứng trước của nhà đầu tư để xây dựng hạ tầng, cơ chế hỗ trợ đầu tư các dự án trọng điểm (hạ tầng KCN, hạ tầng cảng biển) và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực và được HĐND tỉnh thống nhất chủ trương tại văn bản số 537/HĐND-TT ngày

09/12/2020 và dự kiến trình HĐND tỉnh thông qua vào đầu năm 2021 (thay thế Nghị quyết số 26/2016/NQ-HĐND ngày 4/8/2016 của HĐND tỉnh về một số chính sách hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An).

2.3.3 Giải quyết thủ tục hành chính đối với các dự án đầu tư vào KCN

Thực hiện cơ chế quản lý "một cửa, một đầu mối": Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An là cơ quan thực hiện cơ chế quản lý "một cửa, một đầu mối" đối với nhà đầu tư đầu tư vào các KCN tại Nghệ An.

Cấp Giấy chứng nhận đầu tư: Đối với các dự án thuộc thẩm quyền của Ban Quản lý các KCN: không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Các thủ tục sau Giấy chứng nhận đầu tư:

Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ các cơ quan, đơn vị được nêu tên dưới đây phải giải quyết thủ tục liên quan đến các dự án đầu tư vào các KCN của tỉnh Nếu quá thời gian quy định mà các cơ quan, đơn vị không giải quyết thì Ban Quản lý các KCN tỉnh Nghệ An có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản trực tiếp đến Chủ tịch UBND tỉnh để xử lý kịp thời Cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị như sau:

Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (Công an tỉnh): Chấp thuận thiết kế và thiết bị phòng cháy chữa cháy.

Sở Tài nguyên và Môi trường: Cấp Phiếu xác nhận Đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường (đối với dự án không thuộc diện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường).

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế tỉnh: Có ý kiến bằng văn bản về hồ sơ trình cấp ưu đãi đầu tư cho doanh nghiệp KCN.

Văn phòng UBND tỉnh Nghệ An: Tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cấpGiấy chứng nhận ưu đãi đầu tư trên cơ sở hồ sơ do Ban Quản lý các KCN Nghệ An trình.Các cơ quan chức năng quản lý nhà nước thuộc tỉnh có nhu cầu làm việc với doanh nghiệp KCN thì phải thông báo trước cho Ban Quản lý các KCN Nghệ An ít nhất 1 ngày để

Ban Quản lý thông báo ngay sau đó cho doanh nghiệp và cùng phối hợp thực hiện (trừ những trường hợp đặc biệt).

Đánh giá chung qua nghiên cứu thực trạng chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An

2.4.1 Những thành công và kết quả đạt được:

Tính đến nay, Nghệ An gần như đạt được mức vốn kỳ vọng trong thu hút đầu tư nhờ vào các chính sách thu hút hợp lý vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Số vốn đầu tư tăng đều qua các năm, đặc biệt, Nghệ An đã và đang trở thành một trong những địa

84 phương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Có thể nói, trong những năm qua, tỉnh Nghệ An đã vận dụng đúng, có hiệu quả các chính sách của Nhà nước về ưu đãi thu hút đầu tư nói chung và ưu đãi đầu tư cho các KCN nói riêng.

Chính sách hợp lý trong quy hoạch các KCN của chính quyền tỉnh Nghệ An đã dần hướng việc phát huy tốt các lợi thế về vị trí địa lý, giao thông của địa phương Tạo tiền đề tốt cho việc thu hút các nhà đầu tư.

Ngoài áp dụng nhuần nhuyễn chính sách, luật đầu tư và các quy định, một trong những yếu tố tạo nên sự thành công là tỉnh đã vận dụng tối đa chính sách mở, “trải thảm đỏ” trong thu hút vốn đầu tư; tích cực hướng dẫn các nhà đầu tư thực hiện nghiêm túc hành lang pháp lý trong đầu tư và hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhờ đó đã thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn, tỉnh Nghệ An cũng đã chủ động, tích cực có các chính sách, biện pháp về hành chính, tạo dựng dựng cơ sở hạ tầng và môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút và quản lý dòng vốn đầu tư vào địa phương mình Tỉnh Nghệ An đã thực hiện công tác xây dựng và vận hành các công cụ xúc tiến đầu tư như trang thông tin điện tử, catalogue với mục tiêu cung cấp thông tin chính xác, nhanh chóng về cơ chế chính sách; tiềm năng, lợi thế về các KKT, KCN đến với nhà đầu tư trong nước và quốc tế bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Thường xuyên bám sát các nhà đầu tư, nắm bắt tiến độ thực hiện và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai dự án để giải quyết, tháo gỡ và có chính sách kịp thời cho doanh nghiệp Các nỗ lực này đã giúp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không ngừng tăng kể cả về số lượng và chất lượng vào các KKT trên địa bàn, thông qua các nhà đầu tư đã có dự án đầu tư vào các KKT, KCN như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan

Bên cạnh đó, tỉnh Nghệ An cũng đã ban hành chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư; chính sách đặc thù về bồi thường, hỗ trợ di dân, tái định cư khi thu hồi đất để thực hiện các dự án trọng điểm trong KKT; Hỗ trợ, ưu đãi đối với dự án nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị và nhà ở cho công nhân lao động tại KKT, KCN trên địa bàn cũng như cơ chế ưu đãi cho đào tạo nghề để cung ứng nhân lực cho KKT Đông Nam Thống kê các chỉ số được lựa chọn trong PCI Nghệ An qua các năm phần nào thể hiện sự hiệu quả của các chính sách thu hút vốn đầu tư khi phần nào cải thiện môi trường đầu tư tại Nghệ An Các chính sách mang lại nhiều kết quả thực tiễn về nhiều mặt như: a Về giá trị cung ứng nhà đầu tư nước ngoài

Các nhà đầu tư nước ngoài lớn vào Nghệ An chủ yếu là các quốc gia, vùng lãnh thổ phát triển ở châu Á như Thái Lan, Nhật Bản, hàn Quốc, Singapore, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, một số đầu tư vào các lĩnh vực như xây dựng, dịch vụ lưu trú, ăn uống, kinh doanh bất động sản, nông lâm nghiệp Số lượng vốn vào các dự án tương đối lớn. b Về sự thỏa mãn nhà đầu tư

Sự phát triển kinh tế xã hội ổn định trên địa bàn tỉnh đã tạo điều kiện cho việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Chi phí đầu tư trên địa bàn thấp hơn, tiềm năng thị trường cao hơn một số tỉnh gần kề là một trong những lợi thế giúp tỉnh Nghệ An lôi kéo được các nhà đầu tư.

Cán bộ quản lý ở các KCN, KKT đã nhiệt tình, hướng dẫn các nhà đầu tư đầy đủ các nội dung.

Hệ thống dịch vụ bưu chính, viễn thông, thông tin liên lạc và internet được đầu tư mạnh, rộng khắp cơ bản đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư.

Các nhà đầu tư đánh giá tỉnh Nghệ An có nhiều chính sách ưu đãi, phân định chi tiết và sâu sát đến từng việc, cho phép doanh nghiệp được miễn giảm khá nhiều khi đầu tư vào các khu vực, lĩnh vực được ưu đãi. c Về hiệu quả mục tiêu thu hút vốn đầu tư

Chính quyền tỉnh Nghệ An đã đưa ra các định hướng lựa chọn nhà đầu tư mục tiêu vào các KCN theo ba tiêu chí: (i) Tạo nguồn thu cho NSNN; (ii) Ưu tiên các dự án có hiệu quả kinh tế cao, quy mô lớn, sử dụng công nghệ tiên tiến, sản phẩm có ưu thế cạnh tranh cao, công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, vật liệu mới; và (iii) Tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho lao động tại địa phương.

2.4.2 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1 Những tồn tại, hạn chế a Chính sách quy hoạch đầu tư theo từng ngành chưa hợp lý và nhiều bất cập

Cơ cấu của tỉnh còn phụ thuộc mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, chưa quan tâm đầy đủ đến kinh tế vùng Bắc Trung Bộ Cơ chế tập trung vào KKT Đông Nam, chưa chú trọng đến các khu công nghiệp khác tại các vùng khó khăn về điều kiện hạ tầng, xã hội, các doanh nghiệp không đạt được mục đích lợi nhuận sẽ không muốn đầu tư. b Chính sách thu hút và quản lý công nghệ cao chưa phát huy được hiệu quả

Tỷ lệ máy móc, thiết bị nước ngoài chưa được kiểm tra, đánh giá, dẫn đến một số máy móc công nghệ lạc hậu, giá cả cao hơn giá cả thị trường thế giới Năng lực tiếp nhận công nghệ còn yếu, thiếu chuyên gia giỏi Việc lựa chọn công nghệ còn lúng túng, chưa có kế hoạch và quy hoạch tổng thể, đôi khi còn tùy tiện, thiếu hiểu biết. c Các chính sách về cải thiện môi trường đầu tư chưa được thực thi hiệu quả Quy định và thủ tục trong các khâu thẩm định và cấp giấy phép đầu tư còn nhiều bất cập Quản lý tốt các doanh nghiệp sau khi được cấp giấy phép đầu tư là nhân tố quyết định bảo đảm thành công của hợp tác đầu tư Thực tế đã chứng minh việc hình thành dự án, thẩm định cấp giấy phép đầu tư đã khó khăn nhưng khó khăn hơn nhiều là thực hiện quản lý hoạt đông của doanh nghiệp Công tác hậu kiểm đối với các doanh nghiệp được cấp phép chưa được quản lý đúng tầm quan trọng Chất lượng công tác tuyên truyền, xúc tiến đầu tư còn hạn chế. d Chất lượng đào tạo và quản lý trong đào tạo lao động còn thấp

Trình độ quản lý, kiến thức và kinh nghiêm hoạt động đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài còn yếu Lao động trong các doanh nghiệp, chất lượng còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nắm bắt công nghệ hiện đại, tiên tiến, thiếu tác phong công nghiệp Tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực đã qua đào tạo, đặc biệt là công nhân kỹ thuật, kỹ sư cho các dự án lớn, dự án nước ngoài ngày càng rõ khi các dự án lớn đi vào triển khai Việc tuyển dụng lao động kỹ thuật có tay nghề cao gặp khó khăn Sự không nhất quán giữa các cơ quan tuyển dụng lao động và các doanh nghiệp cũng tạo ra những thiệt thòi, khó khăn cho người lao động. e Chính sách đất đai còn nhiều bất cập cả về thủ tục hành chính và công tác giải phóng mặt bằng, quản lý đất đai

Thủ tục hành chính trong việc xin cấp đất, giấy phép xây dựng thường mất nhiều thời gian làm ảnh hưởng đế tiến độ xây dựng và sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng nhiều khi không nhất quán, không phù hợp với thực trạng đất gây phiền hà cũng như thiệt thòi cho cả phía doanh nghiệp và người dân nhận đền bù Tiến đô giải phóng mặt bằng để bàn giao đất sạch cho các dự án đầu tư thường rất chậm Ngoài ra nhiều địa phương chưa có quy hoạch và kế hoạch sử dụng quỹ đất cho các dự án đầu tư một cách đầy đủ và rõ ràng và không hiệu quả.

2.4.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế a Nguyên nhân khách quan

Các chính sách chưa thật sự đồng bộ, văn bản pháp quy ban hành chậm và chưa đủ mức cụ thể và thường không có lộ trình từ trước về những thay đổi do đó gây khó khăn trong quá trình dự đoán, dự báo của nhà đầu tư nên trong nhiều trường hợp họ làm đảo lộn phương án kinh doanh và gây thiệt hại cho họ.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN THỜI

Những định hướng và mục tiêu phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An

3.1.1 Định hướng xây dựng và phát triển Khu kinh tế Đông Nam, các Khu công nghiệp tỉnh Nghệ An

Trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh Nghệ An định hướng xây dựng và phát triển Khu kinh tế Đông Nam, các khu công nghiệp tỉnh Nghệ An thành khu vực phát triển kinh tế năng động, bền vững thực sự trở thành động lực tăng trưởng mới về kinh tế - xã hội cho tỉnh Nghệ An Phát triển đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là công nghiệp cơ bản, chế biến, chế tạo, điện tử và công nghiệp hỗ trợ gắn liền với việc xây dựng và khai thác có hiệu quả cảng biển Cửa Lò, cảng Đông Hồi Tập trung nguồn lực tiếp tục hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng tạo tiền đề thu hút những dự án lớn làm đầu tàu phát triển các ngành kinh tế khác Xây dựng cơ chế, chính sách đột phá, tạo động lực thu hút vốn đầu tư phát triển khu kinh tế Đông Nam và các khu công nghiệp trên địa bàn tình Phấn đấu đến năm 2025, lấp đầy diện tích đã xây dựng hạ tầng trong các khu công nghiệp VSIP, WHA giai đoạn 1, Hoàng Mai 1; triển khai đầu tư hoàn thành hạ tầng và thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp Hoàng Mai 2, Thọ Lộc; Xử lý dứt điểm vướng mắc tồn đọng kéo dài tại khu công nghiệp Nam Cấm (khu A, B và C) và các vấn đề vướng mắc nảy sinh, khó khăn đã kéo dài nhiều năm trước đây. Đồng thời, xây dựng KKT Đông Nam Nghệ An thành khu vực kinh tế động lực của vùng duyên hải Bắc Trung Bộ và tỉnh Nghệ An; có hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội đồng bộ, hiện đại; không gian kiến trúc cảnh quan, đô thị văn minh, tiên tiến, môi trường bền vững và sử dụng đất đai hiệu quả, phù hợp với chiến lược phát triển quốc gia, chiến lược phát triển biển Việt Nam và chiến lược phát triển tỉnh Nghệ An; phát triển KKT Đông Nam Nghệ An thành khu vực phát triển kinh tế năng động, bền vững; là trung tâm phát triển du lịch, dịch vụ, đô thị, công nghiệp, cảng và trung tâm logistics; gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế với đảm bảo an ninh, quốc phòng, chống chịu và thích ứng với biến đổi khí hậu

Về tính chất chức năng, KKT Đông Nam Nghệ An là KKT trọng điểm, đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là công nghiệp cơ bản gắn liền với việc xây dựng và khai thác có hiệu quả cảng biển Cửa Lò; khu vực Hoàng Mai - Đông Hồi phát triển các ngành công nghiệp có tính chất động lực gắn liền với cảng biển Đông Hồi; khu vực Vsip phát triển công nghiệp kết hợp dịch vụ hỗn hợp, trọng tâm phát triển các loại hình công nghiệp nhẹ và các ngành công nghiệp phụ trợ khác. Đây cũng là trung tâm kinh tế giao thương quốc tế của vùng Bắc Trung Bộ, cửa ngõ quan trọng của vùng Trung, Thượng Lào, Đông Bắc Thái Lan vào miền Trung và Việt Nam; là cực tăng trưởng đối trọng, liên kết chặt chẽ và toàn diện với sự phát triển chung của thành phố Vinh, thị xã Hoàng Mai, thị xã Cửa Lò và vùng phụ cận; là khu vực phát triển hài hòa các mục tiêu kinh tế, văn hóa, môi trường và an ninh quốc phòng.

Yêu cầu trọng tâm cần giải quyết là rà soát tổng thể về nội dung Quy hoạch chung được phê duyệt năm 2008 và tình hình thực tiễn phát triển tại KKT Đông Nam Nghệ An.

Từ đó xác định lại các phân khu chức năng của KKT trên cơ sở điều chỉnh phù hợp với xu thế phát triển mới Đánh giá và nghiên cứu về vấn đề bảo vệ môi trường, đề xuất giải pháp hạn chế tối đa ảnh hưởng, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường du lịch biển Cửa Lò; rà soát, đánh giá và lồng ghép quy hoạch ngành với kế hoạch bảo vệ môi trường; đề xuất các giải pháp lồng ghép nội dung biến đổi khí hậu trong quy hoạch xây dựng KKT, tăng cường khả năng thích ứng và năng lực giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu.

Cụ thể, cần đánh giá tổng quan các đặc điểm môi trường tự nhiên về địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy hải văn, thủy lợi, địa chất công trình, địa chấn, thiên tai, cảnh quan sinh thái, rừng phòng hộ ven biển; đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên tới khu vực xây dựng và phát triển; xác định các khu vực thuận lợi, ít thuận lợi, không thuận lợi cho phát triển; xác định các vùng cấm, hạn chế phát triển trong khu chức năng đặc thù. Đánh giá tình hình thu hút vốn đầu tư, các chỉ số phát triển KKT; mức độ phát triển của các ngành kinh tế chủ lực của KKT; phân tích mô hình, không gian hoạt động và nhu cầu không gian để phát triển cho các ngành kinh tế, các lĩnh vực sản xuất, cùng các không gian liên quan; đánh giá dân số, lao động, văn hóa, thống kê dân số, lao động, cơ cấu nghề nghiệp, tỷ lệ dân số, lao động; phân bố dân cư, thu nhập, các hiện tượng dịch cư, các vấn đề do đô thị hóa; tình trạng tăng giảm lực lượng sản xuất về chất và lượng, khả năng thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; phân tích các yếu tố và đặc điểm nổi bật của văn hóa bản địa, di tích văn hóa lịch sử có giá trị, chỉ ra khả năng bảo tồn các giá trị đặc hữu.

Về định hướng phát triển không gian, trên cơ sở phân tích hiện trạng, xác định mô hình phát triển, hướng phát triển, nguyên tắc phát triển, đưa ra các cơ cấu phát triển KKT,xem xét các tiêu chí, lựa chọn phương án; xác định cấu trúc phát triển không gian KKT

92 theo các khu vực chức năng; xác định các khu vực cần can thiệp kiểm soát phát triển như: Khu vực bảo tồn tôn tạo, cải tạo chỉnh trang, khu vực phát triển mới, các khu vực kiến trúc cảnh quan khác cần được bảo vệ

3.1.2 Mục tiêu xây dựng và phát triển Khu kinh tế Đông Nam, các Khu công nghiệp tỉnh Nghệ An năm 2021 đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030

3.1.2.1 Xây dựng cơ chế, chính sách

- Hoàn thành chương trình, đề án theo Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 Hoàn thành Đề án phát triển Khu kinh tế Đông Nam thành động lực tăng trưởng kinh tế của tỉnh (Thời gian: Tháng 6/2021); Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển hạ tầng thiết yếu trong Khu kinh tế Đông Nam, các khu công nghiệp giai đoạn 2021-2025 (Thời gian: Tháng 9/2021).

- Hoàn thành các chương trình công tác của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về nhiệm vụ phát triển Khu kinh tế Đông Nam và các KCN trên địa bàn tỉnh Hoàn thành giải quyết các vấn đề đặt ra đổi với KKT, các KCN: (1) Rà soát, đánh giá việc triển khai các quy hoạch, dự án đầu tư hạ tầng cảng biển và dịch vụ logistic trong KKT Đông Nam; (2) Rà soát, đánh giá việc thực hiện các chính sách, quy hoạch và đề án phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thu hút vốn đầu tư và phát triển KKT Đông Nam; (3) Rà soát, đánh giá tiến độ triển khai thực hiện các dự án trọng điểm thu hút vốn đầu tư; (4) Rà soát, đánh giá việc thực hiện các cam kết, thỏa thuận đầu tư của tỉnh Nghệ An với các nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp; Rà soát, xử lý các vướng mắc, tồn đọng tại Khu A, B, C – KCN Nam Cấm.

3.1.2.2 Công tác quy hoạch xây dựng

- Hoàn thành phê duyệt đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng KKT Đông Nam đến năm 2040 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Triển khai rà soát và định hướng quy hoạch phát triển Khu kinh tế Đông Nam, các KCN trên địa bàn tỉnh Nghệ An, tích hợp vào quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050;

- Triển khai khảo sát, lập điều chỉnh quy hoạch phân khu xây dựng 03 khu chức năng trong KKT Đông Nam để có cơ sở quản lý thực hiện và thu hút vốn đầu tư.

3.1.2.3 Công tác thu hút đầu tư

- Tiếp tục hỗ trợ các nhà đầu tư VSIP, WHA, Hoàng Thịnh Đạt triển khai xây dựng và mở rộng khu công nghiệp.

- Thu hút được khoảng 20 - 25 dự án, trong đó có 01 dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng khu chức năng trong KKT Đông Nam hoặc KCN Tổng vốn đầu tư đăng ký dự kiến đạt khoảng 15.000 - 20.000 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư FDI khoảng 600 - 700 triệu USD.

3.1.2.4 Công tác xây dựng hạ tầng KKT, các KCN

- Hoàn thành 04 dự án: Hệ thống xử lý nước thải KCN Đông Hồi; Đường N5 (đoạn 2); Đường N2; Đường nối QL7 vào KCN Tri Lễ.

- Tiếp tục thi công 04 dự án: Đường D4; N5 (đoạn 1); Tuyến số 2 đường giao thông Khu

A, KCN Nam Cấm; Đường cứu nạn và TĐC các Khu dân cư ven biển Đông Hồi (GĐ 1).

- Đề xuất UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư một số dự án (khi đủ điều kiện về nguồn vốn) dự kiến khởi công mới trong giai đoạn 2021-2025, gồm: Các cầu vượt đường sắt Bắc Nam và QL1A tại nút giao N2 và N5; Kênh thoát nước phía Nam; Trụ sở làm việc Ban Quản lý KKT Đông Nam (giai đoạn 1); Đường gom QL1A và kênh thoát nước dọc Khu B, KCN Nam Cấm; Đường vào KCN Hoàng Mai II; Đường N4; Hệ thống điện chiếu sáng QL48D.

Một số chỉ tiêu khác a Về môi trường:

- Năm 2021, hoàn thành và đưa vào hoạt động 02 nhà máy xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường, cụ thể: Nhà máy xử lý nước thải KCN Đông Hồi (công suất 4.000m 3 /ngđ); Nhà máy xử lý nước thải KCN WHA (công suất 9.600m 3 /ngđ)

- Lắp đặt bổ sung hệ thống truyền số liệu tự động các chỉ tiêu quan trắc tự động của KCN Nam Cấm. b Về sản xuất, kinh doanh: Một số chỉ tiêu chủ yếu ước đạt của các doanh nghiệp trong KKT, KCN năm 2021, như sau:

- Nộp ngân sách nhà nước: 1.900 - 2.200 tỷ đồng;

- Giải quyết việc làm cho khoảng 25.000 - 30.000 lao động.

Các giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An thời gian tới

3.2.1 Hoàn thiện chính sách về đất đai

Tỉnh Nghệ An cần ra soát, kiểm tra lại các mức giá cho thuê đất tại các KCN, qua đó đưa ra các mức giá phù hợp với thời hạn sử dụng đất, đồng thời, có ưu đãi cho các doanh

94 nghiệp đầu tư vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, khuyến khích sản xuất nông nghiệp công nghệ cao Có chính sách giảm thuế cho các doanh nghiệp đầu tư vào những lĩnh vực được khuyến khích.

Cải cách thủ tục hành chính trong việc cấp chứng nhận quyền sử dụng đất và các giao dịch liên quan đến đất đai Thực hiện dứt điểm các vấn đề về bồi thường và giải phóng mặt bằng; thực hiện tuyên truyền công khai các chủ trương, định hướng về phát triển KCN tại địa phương Công tác phê duyệt, thẩm định quy hoạch các KCN ở địa phương phải được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, song cần thiết phải có quyết định thu hồi đất sớm để tránh hiện tượng giá đất tăng lên theo thời gian và càng để lâu càng khó giải phóng mặt bằng.

Giải quyết cơ chế cho thuê lại đất trong KCN sao cho vừa đảm bảo quyền lợi cho công ty phát triển hạ tầng, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp KCN hoạt động Bố trí quỹ đất cho tái định cư kết hợp với biện pháp nâng cao hiểu biết pháp luật về đất đai, quyền lợi và nghĩa vụ của người dân có đất nông nghiệp để họ có ý thức hơn về chủ trương phát triển KCN của địa phương và của cả nước.

3.2.2 Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển các KCN

Rà soát lại quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các địa phương để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với phát triển của Trung ương và của tỉnh Nghệ An Trên cơ sở các các đê trương rà soát, bổ sung các quy hoạch ngành, lĩnh vực, địa giới hành chính, không gian đô thị một cách đồng bộ và phù hợp, không để lạc hậu, chồng chéo trong quá trình phát triển, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư gắn với bảo đảm bền vững môi trường sinh thái.

Xây dựng chi tiết các ngành, lĩnh vực, nhất là các vùng kinh tế, KCN và đô thị mới theo hướng mở để có thể bổ sung, điều chỉnh phù hợp với yêu cầu phát triển.

Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch không chỉ là trách nhiện của tỉnh, của huyện và của ngành mà còn là trách nhiệm của các xã, phường, thị trấn và của toàn dân. Đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch phải theo hướng công khai, dân chủ, mở rộng đối tượng tham gia góp ý kiến và phản biện quy hoạch, tăng cường chỉ đạo quản lý thực hiện đúng quy hoạch.

- Để phát triển KCN có hiệu quả, việc phát triển KCN phải đồng bộ và gắn bó chặt chẽ với xây dựng và phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật chung của địa phương như hệ thống giao thông, bưu chính viễn thông, nhà máy nước sạch, điện, giải quyết các vấn đề môi trường, khu dân cư, các công trình phúc lợi công cộng, các vấn đề xã hội khác mà những công trình đó là tạo tiền đề phát triển vùng và hình thành các đô thị công nghiệp. Việc phát triển KCN cần được xem xét một cách kỹ lưỡng trên cơ sở đánh giá khả năng phát triển hạ tầng nói chung và khả năng thu hút vốn đầu tư Phân bố và hình thành các KCN phải đạt hiệu quả cao và bền vững xét trên cả phương diện kinh tế, xã hội, tự nhiên và môi trường Nhìn chung, phần lớn những nguyên tắc nêu ra còn nguyên giá trị, chỉ cần bổ sung một số thay đổi nhỏ cho phù hợp với tình hình mới:

+ Có khả năng xây dựng kết cấu hạ tầng thuận lợi, có hiệu quả, có đất để mở rộng. Quy mô KCN và quy mô xí nghiệp công nghiệp phải phù hợp với đặc điểm công nghệ chính gắn với điều kiện kết cấu hạ tầng.

+ Có khả năng cung cấp nguyên liệu trong nước hoặc nhập khẩu tương đối thuận tiện, có cự ly vận tải thích hợp cả nguyên liệu và sản phẩm.

+ Có khả năng đáp ứng nhu cầu về lao động với chi phí tiền lương thích hợp.

+ Sử dụng đất hợp lý, có dự trữ đất để phát triển ở những nơi có điều kiện.

+ Kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển các KCN với quy hoạch đô thị và phân bố dân cư.

- Phát triển KCN cần tính đến lợi thế so sánh của từng vùng và yêu cầu phát triển của khu vực, tạo nên thế mạnh, gắn với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước Quy hoạch phát triển KCN phải gắn chặt chẽ với quy hoạch vùng, quy hoạch các công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội Các vấn đề như quy hoạch phân khu chức năng, quy hoạch ngành, nghề đầu tư vào KCN, xử lý chất thải, hạ tầng xã hội là những vấn đề rất quan trọng, nếu không giải quyết tốt sẽ hạn chế tác dụng của KCN, thậm chí còn gây thiệt hại nghiêm trọng về lâu dài Ngược lại, quy hoạch phát triển KT-XH vùng, lãnh thổ và các địa phương cũng phải căn cứ vào quy hoạch phát triển KCN trên phạm vi cả nước để xây dựng các phương án phát triển công nghiệp, kết cấu hạ tầng và phát triển KT-XH nói chung trên địa bàn cho phù hợp, hiệu quả, tránh chồng chéo, trùng lắp không hiệu quả.

Trong thời gian tới, ngoài KKT Đông Nam cần phát triển thêm một số KCN nhằm thu hút các ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh của tỉnh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, như chế biến nông, lâm, thuỷ sản, may mặc,da-giầy, điện tử-tin học, một số sản phẩm cơ khí và hàng tiêu dùng; thu hút vốn đầu tư vào công nghiệp nặng như cơ khí chế tạo, vật liệu xây dựng với bước đi hợp lý, phù hợp với điều kiện vốn, công nghệ, thị trường, phát huy được hiệu quả; tạo điều kiện để phát triển nhanh các ngành công nghiệp công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, viễn thông, điện

96 tử, tự động hoá Trong thời gian tới sớm hình thành một số KCN vừa và nhỏ để phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ nông thôn Có chính sách ưu đãi để thu hút vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế vào các KCN.

- Phát triển KCN phải tuân thủ quy hoạch đã được phê duyệt Quy hoạch KCN được lập trên cơ sở những điều kiện khả thi về xây dựng hạ tầng, khả năng thu hút vốn đầu tư, xu hướng phát triển các đô thị công nghiệp.

Thường xuyên theo dõi, đánh giá các KCN đã được thành lập Căn cứ tình hình triển khai thực tế của các KCN đã được thành lập, UBND tỉnh chủ động đề xuất phương án xử lý đối với các KCN theo các hướng sau:

+ Trường hợp KCN triển khai thuận lợi (thu hút vốn đầu tư tốt, triển khai xây dựng hạ tầng theo đúng tiến độ) và khu vực còn quỹ đất để phát triển, ngoài việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động có thể xem xét việc mở rộng KCN.

Một số khiến nghị đối với các cơ quan hữu quan

3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước và Chính phủ

Việc phát triển các KCN, KKT là một chủ trương đúng đắn của Đảng, Chính phủ và trên thực tế, bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan Tuy nhiên, các mô hình KCN, KKT hiện nay cũng tồn tại một số hạn chế trong tổ chức quản lý nhà nước, huy động vốn, ưu đãi đầu tư và phát triển bền vững Để phát huy hơn nữa vai trò của các mô hình KCN, KKT trong phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo các KCN, KKT hoạt động hiệu quả tốt, Nhà nước cần:

- Hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch các KCN, KKT Đưa ra các mô hình KKT mới đạt tiêu chuẩn quốc tế với tầm nhìn dài hạn, nghiên cứu cơ chế cho phép các nhà đầu tư chiến lược tham gia lập và thẩm định quy hoạch phát triển Xây dựng cơ sở pháp lý cho hoạt động cho mô hình KKT mới, để đảm bảo tính đặc thù, ổn định và không chồng chéo với các quy định pháp luật chuyên ngành về thuế, đất đai…, cần xây dựng văn bản pháp luật quy định đối với các nội dung có liên quan.

Song song đó, Nhà nước cần công khai quy hoạch các KCN, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch ngành cho các doanh nghiệp biết lựa chọn vị trí phù hợp với ngành nghề dự án đầu tư sản xuất kinh doanh và hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm cung cấp các dịch vụ hành chính thuận lợi cho các nhà đầu tư, giảm bớt đầu mối quản lý nhà nước về KKT Tại các địa phương, thống nhất một đầu mối theo dõi, quản lý nhà nước về hoạt động của KKT Cơ quan này phải

108 được tăng cường chức năng, nhiệm vụ toàn diện, ổn định để đảm bảo thực hiện dịch vụ hành chính “một cửa tại chỗ” Cũng cần đơn giản, rút gọn và minh bạch hóa thủ tục hành chính áp dụng trong KKT Đây là vấn đề quan trọng và là điều kiện cần để đảm bảo mô hình KKT mới có tính khác biệt, tạo sức hấp dẫn trong thu hút vốn đầu tư.

Bên cạnh đó, cần có giải pháp huy động, sử dụng các nguồn vốn khác để hỗ trợ đầu tư xây dựng một số công trình hạ tầng quan trọng trong KKT để đảm bảo việc đầu tư xây dựng không bị kéo dài, đưa vào sử dụng kịp thời Đồng thời, ban hành chính sách để tạo sự chủ động cho cơ quan quản lý, vận hành KKT trong thực hiện thu ngân sách trong KKT và sử dụng nguồn vốn này tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật của KKT.

- Xây dựng chính sách thu hút vốn đầu tư hấp dẫn, có tính cạnh tranh quốc tế, xây dựng chế độ ưu đãi đầu tư đặc biệt cho các nhà đầu tư chiến lược, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đầu tư vào công nghệ cao hoặc đầu tư phát triển các KCN sinh thái Mở rộng các lĩnh vực đầu tư, cho phép nhà đầu tư đầu tư kinh doanh trong những lĩnh vực dịch vụ như: Casino, dịch vụ giải trí cao cấp… Khuyến khích các quỹ đầu tư, ngân hàng nước ngoài cung cấp tín dụng cho các dự án đầu tư trong KKT Nhà nước có cam kết cụ thể về tôn trọng, đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư trong mô hình KKT mới. Để nâng cao hiệu quả thu hút các dự án trong nước vào KCN thì Nhà nước cần có sự hỗ trợ cụ thể như: Ổn định lãi vay với mức thấp nhất có thể; Quan tâm kêu gọi đầu tư Có chính sách hỗ trợ các hiệp hội doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường và vấn đề pháp lý Thành lập tổ chức làm đầu mối giúp nhà đầu tư trong nước tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm hỗ trợ cho doanh nghiệp FDI, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp…

- Nên xem các nhà đầu tư, các tổ chức quốc tế, lãnh sự quán…, là nơi kết nối giữa địa phương với nhà đầu tư tiềm năng Do đó, Nhà nước cần đặc biệt quan tâm tới việc khuyến khích các điểm kết nối này và đưa các nhà đầu tư đến với tỉnh Nghệ An và đưa tỉnh Nghệ An tới gần nhà đầu tư hơn trong thời gian tới.

- Nhà nước cần có các chương trình đào tạo phù hợp và đặc biệt, nên bổ sung ngoại ngữ, bồi dưỡng về quy trình, nghiệp và và thái độ làm việc với các nhà đầu tư nước ngoài nhằm đảm bảo mỗi cán bộ tiếp dân, làm việc với doanh nghiệp là bộ mặt tích cực của tỉnh Nghệ An trong đánh giá của nhà đầu tư.

3.3.2 Kiến nghị đối với chính quyền tỉnh Nghệ An

Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An cần tăng cường công tác quản lý thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp Thường xuyên tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý Kinh tế tỉnh Nghệ An và các đơn vị liên quan đến công tác thu hút vốn đầu tư vào các KCN trong thời gian tới.

Chủ động kết nối chặt chẽ với các Tham tán, Lãnh sự Việt Nam tại các nước, các tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài nhằm nắm bắt nhu cầu đầu tư của những tập đoàn lớn, những nhà đầu tư tiềm năng để xúc tiến, tiếp cận kịp thời Ngoài ra, lãnh đạo tỉnh Nghệ An cần trực tiếp gặp gỡ các doanh nghiệp nước ngoài, tổ chức các chuyến xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…, giới thiệu những chủ trương, chính sách cởi mở của tỉnh và kêu gọi các nhà đầu tư vào một số lĩnh vực then chốt.

Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư từ khâu vận động, xúc tiến đầu tư, chuẩn bị đầu tư và đầu tư; tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp Đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với mục tiêu cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), xây dựng, củng cố và tạo lập niềm tin cho các nhà đầu tư Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia, đóng góp tích cực vào mục tiêu phát triển bền vững các KCN, tạo tác động lan tỏa tích cực từ KCN đến các địa phương trong tỉnh nghệ An và ngoài vùng.

Các cơ quan thuế, hải quan, phòng đăng ký kinh doanh là nơi tiếp xúc với doanh nghiệp nên cần được giám sát và quản lý hiệu quả để đảm bảo hỗ trợ doanh nghiệp thay vì quản lý và điều hành doanh nghiệp Các dịch vụ không thể thiếu được, vừa là dịch vụ hỗ trợ nhưng đồng thời chính là nơi giúp tỉnh Nghệ An thu lại một phần giá trị thặng dư từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mang lại Chính vì thế, các cơ quan này phải vừa chặt chẽ, vừa mềm dẻo nhưng đủ cứng rắn để đảm bảo không thất thu cho NSNN nhưng đồng thời phải thể hiện được tính tuân thủ pháp luật và minh bạch trong hoạt động của mình.

3.3.3 Kiến nghị đối với nhà đầu tư

Các doanh nghiệp muốn thu hút đối tác từ các địa phương, quốc gia khác cũng cần chung tay của tỉnh để thực hiện tốt các chương trình truyền thông và cam kết thực hiện và trở thành một đối tác chiến lược của các nhà đầu tư Thực tế, không ít các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng với mục tiêu nội địa hóa, sử dụng các yếu tố đầu vào ở Việt Nam nhằm gia tăng lợi ích cho những sản phẩm của họ. Chính vì thế, sự hợp tác và khả năng cung ứng các yếu tố đầu vào, hỗ trợ đầu ra luôn là yếu tố giúp nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư.

Những năm gần đây, chính quyền tỉnh Nghệ An đã có những chính sách và cơ chế mạnh để hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư như hỗ trợ đền bù giải phóng mặt bằng, hỗ trợ hạ tầng trong và ngoài hàng rào dự án, đào tạo lao động đã có tác dụng rất lớn thu hút được nhiều nhà đầu tư trong nước, ngoài nước đầu tư vào các KCN, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội, làm thay đổi hẳn cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Ngày đăng: 01/12/2023, 06:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2. 1: Quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An - (Luận văn thạc sĩ) chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh nghệ an
Sơ đồ 2. 1: Quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 52)
Bảng 2.1: Danh sách các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An - (Luận văn thạc sĩ) chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh nghệ an
Bảng 2.1 Danh sách các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 54)
Bảng 2. 2: Danh mục dự án đầu tư vào Khu công nghiệp Bắc Vinh - (Luận văn thạc sĩ) chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh nghệ an
Bảng 2. 2: Danh mục dự án đầu tư vào Khu công nghiệp Bắc Vinh (Trang 60)
Bảng 2.3: Số lượng các dự án thu hút vốn đầu tư phân theo KCN tính đến 31/12/2020 - (Luận văn thạc sĩ) chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh nghệ an
Bảng 2.3 Số lượng các dự án thu hút vốn đầu tư phân theo KCN tính đến 31/12/2020 (Trang 66)
Bảng 2.4: Tổng hợp dự án và vốn đầu tư mới, điều chỉnh giai đoạn năm 2018-2020 Tổng số Số dự án đăng ký Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký và - (Luận văn thạc sĩ) chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh nghệ an
Bảng 2.4 Tổng hợp dự án và vốn đầu tư mới, điều chỉnh giai đoạn năm 2018-2020 Tổng số Số dự án đăng ký Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký và (Trang 68)
Bảng 2.5: Tiến độ thực hiện vốn đầu tư tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh - (Luận văn thạc sĩ) chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh nghệ an
Bảng 2.5 Tiến độ thực hiện vốn đầu tư tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh (Trang 70)
Bảng 2.6: Kết quả thu hút vốn đầu tư vào KCN theo lĩnh vực sản xuất trên địa bàn tỉnh Nghệ An - (Luận văn thạc sĩ) chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh nghệ an
Bảng 2.6 Kết quả thu hút vốn đầu tư vào KCN theo lĩnh vực sản xuất trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 73)
Bảng 2.7: Tổng hợp các thủ tục đầu tư tại các khu công nghiệp tỉnh Nghệ An - (Luận văn thạc sĩ) chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh nghệ an
Bảng 2.7 Tổng hợp các thủ tục đầu tư tại các khu công nghiệp tỉnh Nghệ An (Trang 79)
Bảng 2. 8: Bảng chỉ số PCI tỉnh Nghệ An giai đoạn 2014 đến 2020 - (Luận văn thạc sĩ) chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh nghệ an
Bảng 2. 8: Bảng chỉ số PCI tỉnh Nghệ An giai đoạn 2014 đến 2020 (Trang 80)
Bảng 2.9: Tổng hợp các văn bản liên quan đến hoạt động thu hút vốn đầu tư tại các KCN tỉnh Nghệ An qua 3 năm 2018-2020 - (Luận văn thạc sĩ) chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh nghệ an
Bảng 2.9 Tổng hợp các văn bản liên quan đến hoạt động thu hút vốn đầu tư tại các KCN tỉnh Nghệ An qua 3 năm 2018-2020 (Trang 96)
Bảng 2.10: Kết quả giải quyết và các thông tin liên quan đến hoạt động thu hút vốn đầu tư tại các KCN tỉnh Nghệ An năm 2018-2020 - (Luận văn thạc sĩ) chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh nghệ an
Bảng 2.10 Kết quả giải quyết và các thông tin liên quan đến hoạt động thu hút vốn đầu tư tại các KCN tỉnh Nghệ An năm 2018-2020 (Trang 100)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w