1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn quận long biên thành phố hà nội

96 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Nhà Nước Về An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm Trên Địa Bàn Quận Long Biên, Thành Phố Hà Nội
Tác giả Lâm Thị Hoàng Yến
Người hướng dẫn TS. Đặng Thành Lê
Trường học Học viện hành chính quốc gia
Chuyên ngành Quản lý công
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 137,58 KB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của luận văn (9)
  • 2. Tình hình nghiên cứu (11)
  • 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài (15)
  • 4. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài (15)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (16)
  • 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn (16)
  • 7. Kết cấu của luận văn (16)
  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM (17)
    • 1.1. An toàn vệ sinh thực phẩm (17)
      • 1.1.1. Khái niệm cơ bản (17)
      • 1.1.2. Đặc điểm của vệ sinh an toàn thực phẩm (17)
      • 1.1.3. Nguyên tắc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (18)
      • 1.1.4. Vai trò, ý nghĩa của đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (19)
    • 1.2. Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm (21)
      • 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm (21)
      • 1.2.2. Nguyên tắc QLNN về vệ sinh an toàn thực phẩm (23)
      • 1.2.3. Nội dung QLNN về vệ sinh an toàn thực phẩm (23)
      • 1.2.4. Tổ chức bộ máy QLNN về vệ sinh an toàn thực phẩm (27)
    • 1.3. Kinh nghiệm nước ngoài và trong nước (30)
      • 1.3.1. Kinh nghiệm nước ngoài (30)
      • 1.3.2. Kinh nghiệm trong nước (40)
      • 1.3.3. Bài học kinh nghiệm (43)
  • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (45)
    • 2.1. Tổng quan về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Long Biên (0)
      • 2.1.1. Tổng quan về quận Long Biên (45)
      • 2.1.2. Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Long Biên (50)
    • 2.2. Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội (53)
      • 2.2.1. Khung chính sách QLNN về vệ sinh an toàn thực phẩm (53)
      • 2.2.2. Tổ chức bộ máy QLNN về vệ sinh an toàn thực phẩm (0)
      • 2.2.3. Đẩy mạnh thủ tục hành chính (60)
      • 2.2.4. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm (60)
      • 2.2.5. Kiểm tra, thanh tra QLNN về vệ sinh an toàn thực phẩm (0)
      • 2.2.6. Hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm (63)
    • 2.3. Đánh giá chung (64)
      • 2.3.1. Kết quả (64)
      • 2.3.2. Hạn chế, tồn tại (66)
      • 2.3.3. Nguyên nhân (67)
  • CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN (69)
    • 3.1. Quan điểm, mục tiêu, định hướng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (0)
      • 3.1.1. Quan điểm (69)
      • 3.1.2. Mục tiêu (70)
      • 3.1.3. Định hướng bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (73)
    • 3.2. Mục tiêu, định hướng phát triển của quận Long Biên đến năm 2020 (74)
      • 3.2.1. Mục tiêu (74)
      • 3.2.2. Định hướng (75)
    • 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội (77)
      • 3.3.1. Hoàn thiện khung chính sách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (77)
      • 3.3.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy QLNN về vệ sinh an toàn thực phẩm (79)
      • 3.3.3. Nâng cao chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng trình độ nguồn nhân lực (0)
      • 3.3.4. Xây dựng chiến lƣợc truyền thông đảm bảo chất lƣợng thực phẩm (0)
      • 3.3.5. Đầu tƣ hệ thống kiểm nghiệm chất lƣợng thực phẩm (0)
      • 3.3.6. Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan QLNN về chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm (85)
      • 3.3.7. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm (86)
    • 3.4. Các kiến nghị (88)
      • 3.4.1. Kiến nghị với Nhà nước (88)
      • 3.4.2. Kiến nghị với Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương (88)
      • 3.4.3. Kiến nghị với UBND thành phố Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội (90)
  • KẾT LUẬN........................................................................................................ 83 (91)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 85 (93)

Nội dung

Tính cấp thiết của luận văn

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, vấn đề đảm bảo chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là VSATTP) là yêu cầu cấp thiết thời sự hiện nay nhằm đảm bảo sức khỏe nhân dân.

Bảo đảm an toàn thực phẩm là một nội dung quan trọng trong công tác bảo vệ sức khỏe nhân dân, nên cũng đã được Đảng, Nhà nước quan tâm sâu sắc, điều này đã đƣợc thể hiện cụ thể bằng hành động cụ thể: Luật An toàn thực phẩm năm 2010 (Luật ATTP) đã được ban hành và đi vào hoạt động thường xuyên trong quản lý về ATTP, luật trên đã chuyển hoạt động quản lý về an toàn thực phẩm (ATTP) sang cơ chế quản lý theo nhóm sản phẩm Đây đƣợc xem là một chính sách quan trọng của Luật ATTP, theo đó, việc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP được xác định theo hướng quản lý theo nhóm sản phẩm thay vì quản lý theo phân khúc sản xuất, kinh doanh thực phẩm với hi vọng khắc phục sự chồng chéo trong quản lý nhà nước về ATTP của các Bộ, ngành đồng thời xác định rõ hơn trách nhiệm mỗi Bộ, ngành trong lĩnh vực quản lý nhà nước về ATTP Một phần của nội dung chính sách này là tư tưởng giảm số Bộ tham gia quản lý nhà nước về ATTP từ 8 Bộ (theo Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003) xuống chỉ còn 3 Bộ là Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Công Thương.

Quận Long Biên là một quận mới đƣợc thành lập tại Thành phố Hà Nội, tuy nhiên Long Biên là một quận có tốc độ đô thị hóa nhanh chóng Hiện nay, trên địa bàn đã và đang hình thành một số khu đô thị nhƣ khu đô thị Việt Hƣng, khu đô thị

Bồ Đề, khu đô thị Ngọc Thụy, khu đô thị Thƣợng Thanh, khu đô thị Sài Đồng, khu đô thị Thạch Bàn cùng với một số khu đô thị sinh thái nhƣ Vinhomes Riverside,Berriver Long Biên, Rice Home Sông Hồng Giao thông có đầy đủ hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thủy Đường bộ có quốc lộ 1A, quốc lộ 5, đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đường cao tốc Hà Nội – Lạng

Sơn; Đường sắt có các tuyến đường sắt đi Hải Phòng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Lào Cai; Đường thủy có sông Hồng, sông Đuống ,quận Long Biên cũng là đầu mối về thực phẩm cho thành phố Hà Nội từ phía Bắc, do đó công tác vệ sinh an toàn thực phẩm đã đƣợc quan tâm của các cấp chính quyền.

Trong những năm qua các cấp, các ngành của quận Long Biên đã nỗ lực tham gia vào công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) và đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận Bên cạnh đó, thực trạng quản lý nhà nước về VSATTP trên địa bàn cho thấy còn không ít khó khăn và bất cập nhƣ: chức năng quản lý của các ngành chƣa rõ ràng, việc xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện chƣa chi tiết, cụ thể và sự phối hợp chƣa đồng bộ giữa các ngành liên quan, đặc biệt chƣa có sự đánh giá cụ thể về các hoạt động trong lĩnh vực VSATTP Nguồn nhân lực trong hệ thống quản lý còn thiếu về số lƣợng cũng nhƣ yếu về chất lƣợng, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế Hệ thống kiểm nghiệm còn thiếu trang thiết bị, thiếu các văn bản kỹ thuật Chƣa thiết lập đƣợc hệ thống thông tin tuyên truyền về công tác VSATTP và cảnh báo nguy cơ, kiểm soát nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm Nhiệm vụ của các ngành còn chồng chéo và có lĩnh vực bị bỏ trống, quản lý về VSATTP ở một số địa bàn trong quận còn lỏng lẻo Sai phạm tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh còn nhiều Kiến thức, thực hành về VSATTP của cộng đồng còn hạn chế Nền sản xuất công nghiệp thực phẩm còn lạc hậu Đội ngũ giám sát, kiểm tra, thanh tra VSATTP còn mỏng, đặc biệt chƣa có hệ thống thanh tra chuyên ngành Việc thi hành các văn bản pháp quy về quản lý VSATTP còn chƣa nghiêm…

Nhận thức đƣợc vấn đề trên Học viên chọn đề tài “ Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn quận Long Biên, Thành phố Hà Nội ” nhằm tìm hiểu sự tác động, ảnh hưởng của quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm, tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân việc quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp để hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm tại quận Long Biên,Thành phố Hà Nội.

Tình hình nghiên cứu

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về an toàn vệ sinh thực phẩm nhƣ:

- Với đề tài “Kiến thức- Thái độ- Thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm của người bán và người mua thức ăn đường phố ở thị xã Bến Tre- tỉnh Bến Tre năm 2007”, hai tác giả Lý Thành Minh, Cao Thanh Diễm Thuý đã tiến hành nghiên cứu trên 266 người bán, người tiêu dùng thức ăn đường phố Kết quả cho thấy: tình hình vệ sinh ATTP của các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố chưa được kiểm soát tốt, có nhiều người bán thức ăn đường phố chưa được khám sức khoẻ định kỳ và tập huấn kiến thức vệ sinh ATTP, tình hình vệ sinh cơ sở kém cần được người kinh doanh và cơ quan chức năng quan tâm hơn Ý thức vệ sinh cá nhân của người bán thấp Người tiêu dùng thức ăn đường phố ở thị xã Bến Tre có ý thức khá tốt về vệ sinh an toàn thực phẩm, tuy vậy vẫn có 96,2 % sử dụng thức ăn đường phố Từ đó, nhóm tác giả đã đưa ra kiến nghị: cần tăng cường công tác quản lý có phân cấp hành chính nhất là tuyến xã phường để thúc đẩy người bán thức ăn đường phố đi khám sức khoẻ định kỳ, học tập kiến thức vệ sinh ATTP để từ đó họ có ý thức giữ vệ sinh cá nhân cũng nhƣ vệ sinh cơ sở tốt hơn Tăng cường công tác truyền thông giáo dục để nâng cao ý thức cả cộng đồng, để người tiêu dùng cương quyết hơn không sử dụng những thức ăn đường phố kém vệ sinh, góp phần phần thúc đẩy người bán ý thức giữ vệ sinh tốt hơn Bên cạnh đó, cần thành lập mô hình tập trung cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố vào các khu vực ăn uống đã được một số nơi trong nước thực hiện, điều này giúp công tác quản lý đƣợc thuận lợi hơn.

- Nhằm góp phần cải thiện tình hình và để nâng cao hiệu quả việc quản lý vệ sinh ATTP tại địa phương, Lê Minh Uy và cộng sự đã tiến hành đề tài “Hiệu quả thay đổi về kiến thức thực hành của người tiêu dùng và công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm ở thành thị An Giang năm 2007” Mục tiêu của đề tài là: Đánh giá sự thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh ATTP của người tiêu dùng tại An Giang năm 2007; Đánh giá sự thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh ATTP của người quản lý phường xã tại An Giang năm 2007 Bằng phương pháp nghiên cứu can thiệp trên nhóm người tiêu dùng (nội trợ) từ 18 tuổi trở lên cƣ trú tại An Giang và các cán bộ chủ chốt quản lý vệ sinh ATTP phường xã tại 30 cụm điều tra, tổng số mẫu điều tra là 598 người.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: tỷ lệ người tiêu dùng có kiến thức toàn diện về vệ sinh ATTP chiếm tỷ lệ thấp Người tiêu dùng chỉ đạt yêu cầu trên 50% khi lựa chọn phương tiện phục vụ và nhận biết thức ăn an toàn, người tiêu dùng vẫn còn dễ dãi trong lựa chọn nơi bán hàng và người bán hàng Sau 09 tháng can thiệp, sự cải thiện về kiến thức tiêu dùng không nhiều 2 tiêu chí cải thiện là: Lựa chọn nơi bán và Người bán hàng đạt vệ sinh ATTP; còn lại 2 tiêu chí: phương tiện phục vụ, nhận biết thức ăn an toàn tăng không đáng kể Cán bộ quản lý vệ sinh ATTP đã đƣợc đào tạo bài bản không nhiều Điều đó làm cho công tác tổ chức quản lý vệ sinh ATTP gặp nhiều khó khăn Từ đó, nhóm nghiên cứu đã đƣa ra một số kiến nghị nhƣ: cần phổ biến kiến thức nâng cao nhận thức bảo đảm vệ sinh ATTP cho người tiêu dùng và tiến hành tập huấn nâng cao trình độ quản lý vệ sinh ATTP cho các cấp quản lý, đặc biệt là tuyến cơ sở.

- Với luận án chuyên khoa cấp II “Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm của người kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm tại tỉnh An Giang năm 2009”, tác giả Từ Quốc Tuấn đã tiến hành khảo sát trên 721 cơ sở kinh doanh thực phẩm và 725 người tiêu dùng Kết quả cho thấy: đối với người kinh doanh thực phẩm, tỷ lệ đạt về kiến thức vệ sinh ATTP là 67,3%, thái độ đúng là 62,3%, thực hành đúng là 31,3% Giữa kiến thức và thực hành của người kinh doanh thực phẩm có các mối liên quan với việc tham dự các lớp tập huấn về vệ sinh ATTP, nơi sinh sống Người kinh doanh có tham dự các lớp tập huấn vệ sinh ATTP, sống ở thành thị sẽ có kiến thức, thực hành tốt hơn.

Riêng thái độ của người kinh doanh chỉ có mối liên quan đến nơi sinh sống Đối với người tiêu dùng: tỷ lệ đạt về kiến thức vệ sinh ATTP là 31,4%, thái độ đúng là 65,9%, thực hành đúng là 37,4% Kiến thức của người tiêu dùng có mối liên quan đến tuổi, nơi sinh sống, học vấn Người tiêu dùng tuổi 18-40 tuổi, học vấn cao sẽ có kiến thức tốt hơn Thái độ và thực hành của người tiêu dùng có mối liên quan đến nghề nghiệp, học vấn, thu nhập và tham dự các lớp tập huấn vệ sinh ATTP Người tiêu dùng có nghề nghiệp là công nhân viên chức, buôn bán; học vấn cao; thu nhập ổn định và có tham dự các lớp tập huấn vệ sinh ATTP sẽ có thái độ tốt hơn.

- Bài viết “An toàn thực phẩm từ hệ thống phân phối bán lẻ tại các chợ đầu mối” (2011) của tác giả Phạm Thiên Hương dựa trên một nghiên cứu thuộc dự án hợp tác VECO-IPSARD đã đƣa ra một số các tiêu chuẩn ATTP của Việt Nam hiện nay, phân tích các văn bản chính sách liên quan, và tập trung vào phân tích thực trạng hệ thống phân phối bán lẻ tại một số chợ đầu mối lớn chuyên cung cấp thực phẩm ở Hà Nội, quá trình vận chuyển, phân phối, bảo quản và ý thức cộng động về vấn đề vệ sinh ATTP Từ đó tác giả đã đƣa ra kết luận: vệ sinh ATTP trong cả nước nói chung và tại các chợ đầu mối Hà Nội nói riêng đang gây nhiều lo lắng cho người tiêu dùng Trên thực tế, nhiều sự kiện như việc cố tình sử dụng những hoá chất cấm dùng trong bảo quản rau quả, thực phẩm, trong nuôi trồng, chế biến nông thủy sản, việc sản xuất một số sản phẩm kém chất lƣợng hoặc do quy trình chế biến hoặc do nhiễm độc từ môi trường, hoặc do sử dụng chất bảo quản tùy tiện của người buôn bán đang gây ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu và tiêu dùng Các vụ ngộ độc thực phẩm hàng loạt tại một số bếp ăn, nhà hàng…đã làm bùng lên sự lo âu không ngớt của người dân Trên cơ sở đó, tác giả cũng đã đưa ra một số giải pháp cụ thể cho từng nhóm đối tượng như: từ góc độ người tiêu dùng, từ phía nhà cung cấp thực phẩm, từ phía quản lý nhà nước.

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp khả thi nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Khánh Hòa”

(2012) của Bác sĩ-Thạc sỹ Lê Tấn Phùng đã tiến hành khảo sát thực trạng vệ sinh ATTP tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà, đồng thời đánh giá năng lực quản lý vệ sinh ATTP trên toàn tỉnh Bằng việc kết hợp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng: Sử dụng hình thức thảo luận nhóm cho nghiên cứu định lƣợng để tìm hiểu thực trạng và các giải pháp cần thiết đảm bảo vệ sinh ATTP; Sử dụng bảng hỏi, bảng kiểm để khảo sát các đối tƣợng về kiến thức, thái độ và thực hành trong lĩnh vực vệ sinh ATTP Đồng thời tiến hành xét nghiệm hóa, lý và vi sinh các mẫu thực phẩm phổ biến (thịt, cá, rau, quả) Kết quả cho thấy kiến thức và thực hành về an toàn thực phẩm của các hộ gia đình vẫn có một số hạn chế nhất định Các cơ sở nhà hàng ăn uống, thức ăn đường phố chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chí vệ sinh do Bộ Y tế quy định Tình trạng ô nhiễm thực phẩm vẫn còn tồn tại, nhất là ô nhiễm vi sinh vật, hoá chất Các tác giả nhận định tốt về năng lực quản lý vệ sinh ATTP tại địa phương, nhưng nhấn mạnh sự cần thiết ban hành các văn bản quản lý nhằm tránh sự lạc hậu so với luật vệ sinh ATTP, tránh chồng chéo, và tăng cường sự phối hợp Trên cơ sở đó, một số khuyến nghị đã được đưa ra nhằm bảo đảm vệ sinh ATTP tại tỉnh Khánh Hòa.

- Đề tài “Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm của người tiêu dùng thực phẩm tại huyện Châu Thành năm 2012” do tác giả Trương Văn Dũng tiến hành đã đặt ra 2 mục tiêu: Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành của người tiêu dùng thực phẩm tại huyện Châu Thành năm 2012; Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành của của người tiêu dùng thực phẩm tại huyện Châu Thành năm 2012 Bằng phương pháp nghiên cứu ngang trên mẫu gồm 700 người tiêu dùng thực phẩm từ 18 tuổi trở lên tại huyện Châu Thành, kết quả cho thấy thực trạng, kiến thức, thực hành của người tiêu dùng thực phẩm: tỷ lệ người có kiến thức đúng 90,14%; tỷ lệ người có thái độ đúng 84,14%; tỷ lệ người có thực hành đúng 89,14%; Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, hành vi: có mối liên quan giữa kiến thức đúng với các yếu tố độ tuổi, học vấn, thời gian tham gia nội trợ, thu nhập kinh tế; Có mối liên quan giữa độ tuổi và thực hành đúng với các yếu tố học vấn,nghề nghiệp, thời gian nội trợ, thu nhập kinh tế và nhà ở Nghiên cứu cũng đã đưa ra kết luận đó là tỷ lệ người tiêu dùng trong huyện có kiến thức, thái độ và thực hành khá tốt về vệ sinh ATTP Cần tăng cường công tác tuyên truyền trực tiếp và tập trung vào nhóm những người tiêu dùng dưới 30 tuổi, những người có học vấn thấp, những người là nông dân làm ruộng, những người có kinh tế không ổn định, hộ cận nghèo và hộ nghèo.

- Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Lê Thị Linh “Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn Hà Nội” tại Đại học quốc gia

Hà Nội năm 2016, Luận văn đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về thực hiện pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn Hà Nội trong bối cảnh chung của cả nước Đánh giá thực trạng chung về việc thực hiện pháp luật

VSATTP của Việt Nam, từ đó đƣa ra những giải pháp để khắc phục những hạn chế, thiếu sót của thực tại, hoàn thiện hệ thống pháp luật.

- Luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế của tác giả Trần Thị Khúc “Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam năm 2014, Luận văn đã đánh giá tình hình quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Các công trình trên đã nghiên cứu về VSATTP ở các góc độ y tế, luật học, quản lý kinh tế Tuy nhiên chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ ở góc độ quản lý công về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn cụ thể một địa phương là quận Long Biên, thành phố Hà Nội

Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài: QLNN về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội, qua nội dung quản lý nhà nước.

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài : QLNN về an toàn vệ sinh thực phẩm Qua thực tế tại quận Long Biên trong thời gian từ 2012 đến nay

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu lý luận khoa học, kinh nghiệm các địa phương về QLNN về an toàn vệ sinh thực phẩm Tiến hành đánh giá thực trạng việc QLNN về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội, qua đánh giá và quan điểm của Đảng, nhà nước và của Thành phố Hà Nội về an toàn vệ sinh thực phẩm để đề ra các giải pháp và kiến nghị của QLNN về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; Phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp đối chiếu so sánh; Phương pháp thống kê; Một số phương pháp khác.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Về mặt lý luận, luận văn góp phần làm rõ thêm, thống nhất nhận thức về an toàn vệ sinh thực phẩm và QLNN về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Về mặt thực tiễn, luận văn có thể đƣợc vận dụng vào thực tế hoạt động công tác an toàn vệ sinh thực phẩm ở các địa phương cũng như tham khảo cho các lĩnh vực khác trong công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm Luận văn còn là tài liệu tham khảo trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng quản lý hành chính công.

Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung của luận văn được chia thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về QLNN về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Chương 2: Thực trạng QLNN về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội.

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội.

CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

An toàn vệ sinh thực phẩm

Khái niệm an toàn thực phẩm

Là sự bảo đảm thực phẩm không gây hại cho người tiêu dùng khi nó đƣợc chuẩn bị hoặc ăn theo mục đích sử dụng.

Khái niệm về vệ sinh an toàn thực phẩm

Là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển, cũng nhƣ sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khoẻ người tiêu dùng

Theo các chuyên gia của Tổ chức Lương Nông (FAO) và tổ chức y tế thế giới (WHO, 2000) thì: “Vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người sử dụng, bảo đảm thực phẩm không bị hỏng, không chứa các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe người sử dụng Quan niệm này rất đầy đủ, lột tả đƣợc bản chất của vấn đề nhƣng để ngắn gọn và dễ hiểu mà vẫn bao hàm đƣợc ý nghĩa trong quản lý nhà nước, khái niệm được chấp nhận hơn cả là: “Vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng của con người, không chứa các tác nhân sinh học, hóa học, lý học quá giới hạn cho phép”.

1.1.2 Đặc điểm của vệ sinh an toàn thực phẩm

Vệ sinh an toàn thực phẩm có những đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, vệ sinh an toàn thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân và cộng đồng.

Thứ hai, công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là công tác của toàn xã hội từ nhà nước đến các doanh nghiệp, các tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân sản xuất thực phẩm và cả người tiêu dùng.

Thứ ba, an toàn vệ sinh thực phẩm ảnh hưởng đến hàng hóa xuất khẩu của nước ta ra thị trường thế giới và hàng hóa nhập khẩu từ các nước vào Việt Nam.

Thứ tư, VSATTP không chỉ được nhìn nhận dưới góc độ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng mà ở phạm vi rộng hơn là ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia, một vùng lãnh thổ và một địa phương nhất định.

1.1.3 Nguyên tắc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Một số nguyên tắc cơ bản của quan điểm đảm bảo an toàn thực phẩm của chúng ta trong giai đoạn hiện nay là:

Một là, thay đổi cách tiếp cận từ “quản lý sản phẩm” sang “quản lý quá trình”: hiện nay chúng ta đang thực hiện mô hình quản lý cắt ngang “chuỗi thực phẩm” thành nhiều công đoạn và kiểm soát sản phẩm của từng công đoạn đó thông qua việc ban hành các tiêu chuẩn “cho phép” Theo cách này, chúng ta sẽ luôn bị rơi vào tình trạng “thiếu tiêu chuẩn” bởi vì có quá nhiều loại thực phẩm và các loại thực phẩm mới vẫn luôn đƣợc sáng tạo ra Việc kiểm tra các sản phẩm cuối cùng sẽ tốn kém rất nhiều nhân lực, và luôn đƣa nhà quản lý vào thế bị động (chỉ phát hiện ra sản phẩm vi phạm khi đã muộn: ví dụ như trường hợp sữa nhiễm melamine, chỉ phát hiện ra khi hàng loạt trẻ em nhập viện do sử dụng sản phẩm, hay việc rƣợu nhiễm metanol ở Việt Nam chỉ đƣợc phát hiện khi hàng loạt bệnh nhân ngộ độc/tử vong ) Việc chuyển đổi sang phương thức “quản lý quá trình” sẽ giúp chúng ta chuyển đổi từ thế “bị động” thành chủ động loại trừ hoặc giảm thiểu đến mức có thể chấp nhận đƣợc các yếu tố nguy cơ ra khỏi “chuỗi thực phẩm” ngay từ khi nó có thể hình thành đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sản phẩm cuối Theo đó, thay việc chứng nhận sản phẩm chúng ta chuyển sang “chứng nhận quy trình” nhƣ là: quy trình nuôi trồng; quy trình sản xuất, chế biến; quy trình bảo quản, phân phối Thay việc ban hành các tiêu chuẩn cho phép cho từng sản phẩm, sẽ ban hành các hành vi,giới hạn cấm vi phạm.

Hai là, xây dựng hệ thống labo kiểm nghiệm thực phẩm, nghiên cứu khoa học thực phẩm, công nghệ, sinh học thực sự mạnh và có chiều sâu, bảo đảm:

- Đủ năng lực kiểm nghiệm tất cả các chỉ số kiểm soát chất lƣợng, vệ sinh, an toàn thực phẩm, ứng phó được các hàng rào kỹ thuật của các nước nhập khẩu và kiểm soát được sản phẩm nhập khẩu vào thị trường trong nước.

- Cập nhật nhanh nhất các kỹ thuật, phát kiến mới liên quan đến lĩnh vực quản lý (độc chất, phụ gia, chất bảo quản, GMO ).

- Triển khai hệ thống phân tích, giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm.

- Đáp ứng đòi hỏi trong các tình huống khẩn cấp về an toàn thực phẩm.

Ba là, pháp luật về an toàn thực phẩm đóng vai trò sống còn trong thời đại thương mại quốc tế; phải xây dựng được một hệ thống pháp luật đủ mạnh, phù hợp với thông ước quốc tế, kèm theo nguồn lực tương xứng đảm bảo kiểm tra, giám sát, cƣỡng chế nghiêm khắc và phản ứng nhanh từ các cấp chính quyền đối với những vi phạm về an toàn thực phẩm.

Bốn là, hội nhập quốc tế: duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các quốc gia, tổ chức quốc tế có liên quan trong việc chia sẻ thông tin, giải quyết tranh chấp, sự cố khẩn cấp về an toàn thực phẩm.

Năm là, An toàn thực phẩm không phải là vấn đề chuyên môn sức khỏe thuần túy, mà liên quan trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, an sinh, an toàn xã hội, hợp tác quốc tế, an ninh quốc gia do đó, công tác quản lý an toàn thực phẩm phải là công tác liên ngành và gắn liền với chính sách phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại của nhà nước Công tác này phải được đầu tư nguồn lực (nhân lực, vật lực) tương xứng với yêu cầu thực tiễn Phải coi công tác đầu tƣ cho an toàn thực phẩm là đầu tƣ cho phát triển, an toàn và an sinh xã hội Cần phát huy vai trò của các tổ chức nghề nghiệp, hội hiệp hội liên quan tham gia công tác xây dựng chính sách, giám sát an toàn thực phẩm; coi các tổ chức này như là “cánh tay nối dài” của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

1.1.4 Vai trò, ý nghĩa của đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Bảo đảm chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy trì và phát triển nòi giống, tăng cường sức lao động, học tập, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội và thể hiện nếp sống văn minh Mặc dù cho đến nay đã có khá nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong công tác bảo vệ và an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng nhƣ biện pháp về quản lý giáo dục nhƣ ban hành luật, điều lệ và thanh tra giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm, nhƣng các bệnh do kém chất lƣợng về vệ sinh thực phẩm và thức ăn ở Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ khá cao Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khác, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn nhƣ thịt quay, giò chả, ô mai … Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm tra vệ sinh thú y Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lƣợng và không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng nhƣ quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không theo đúng quy định gây ô nhiễm nguồn nước cũng như tồn dư các hóa chất này trong thực phẩm Việc bảo quản lương thực thực phẩm không đúng quy cách tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển đã dẩn đến các vụ ngộ độc thực phẩm Các bệnh do thực phẩm gây nên không chỉ là các bệnh cấp tính do ngộ độc thức ăn mà còn là các bệnh mạn tính do nhiễm và tích lũy các chất độc hại từ môi trường bên ngoài vào thực phẩm, gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, trong đó có bệnh tim mạch và ung thƣ Do vậy để khỏi bị nhiễm độc, tốt nhất bạn nên ra chợ tự mua thực phẩm, chọn những con vật (cá, tôm, gà vịt…) đang còn sống Với những thực phẩm đã giết mổ, pha chế sẵn thì nên mua ở những nơi có uy tín, có bảo hành chất lượng cho các sản phẩm của mình và dĩ nhiên nên lưu lại các hóa đơn mua hàng để sau đó nếu có ngộ độc xảy ra còn biết do loại nào, do ai bán… để làm các thủ tục pháp lý và đền bù thỏa đáng Cần lưu ý đến ngay cả khâu chế biến thực phẩm của mỗi cá nhân và gia đình Đảm bảo các dụng cụ nhà bếp phải thật sạch Sắn (khoai mì) chứa xyanua, cả trong phần thịt và phần vỏ (thường có hàm lƣợng cao hơn) Cách tốt nhất để loại bỏ xyanua trong khoai mì là phải lột vỏ, ngâm trong nước lạnh nhiều giờ trước khi luộc, trong lúc luộc nên mở nắp nồi để xyanua bay đi Đối với khoai tây, khoai mì, đậu phộng, người tiêu dùng hoàn toàn không nên dự trữ lâu Để tránh ngộ độc solanin có trong khoai tây, không nên ăn những củ khoai đã mọc mầm hay những củ có vỏ đã chuyển sang màu xanh, những củ đã đào khỏi mặt đất quá lâu Nên thận trọng với những thức ăn để lâu hay bảo quản không tốt mà chuột, bọ, dán, ruồi… có thể động chạm đến.

Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm

1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm

Quản lý nhà nước xuất hiện cùng với sự ra đời của Nhà nước, đó là quản lý toàn xã hội Nội hàm của quản lý nhà nước thay đổi phụ thuộc vào chế độ chính trị, lịch sử và đặc điểm văn hoá, trình độ phát triển kinh tế – xã hội của mỗi một quốc gia qua các giai đoạn lịch sử Xét về mặt chức năng, quản lý nhà nước bao gồm 3 chức năng: thứ nhất, chức năng lập pháp do các cơ quan lập pháp thực hiện; thứ hai, chức năng hành pháp( hay chấp hành và điều hành) do hệ thống hành chính nhà nước đảm nhiệm; thứ ba, chức năng tư pháp do các cơ quan tƣ pháp thực hiện.

Trong hệ thống xã hội, có nhiều chủ thể tham gia quản lý xã hội nhƣ: tổ chức chính trị, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, các đoàn thể nhân dân, các hiệp hội So với quản lý của các tổ chức khác, thì quản lý nhà nước có những điểm khác biệt như sau:

Trước hết, chủ thể quản lý nhà nước là các cơ quan, cá nhân trong bộ máy nhà nước được trao quyền gồm: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tƣ pháp;

Thứ hai, đối tượng quản lý của Nhà nước là tất cả các cá nhân, tổ chức sinh sống và hoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, công dân làm việc bên ngoài lãnh thổ quốc gia.

Thứ ba, quản lý nhà nước là quản lý toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao;

Thứ tư, quản lý nhà nước mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng công cụ pháp luật nhà nước, chính sách để quản lý xã hội.

Thứ năm, mục tiêu của quản lý nhà nước là phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của toàn xã hội.

Từ những đặc điểm trên, có thể hiểu quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật và chính sách để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.

Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm là việc nhà nước thực hiện quyền lực công để điều hành, điều chỉnh toàn bộ hoạt động về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm là quản lý theo ngành do nhiều cơ quan thực hiện Đó là việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, cơ chế và chính sách phát triển lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội.

Quản lý nhà nước về VSATTP là hoạt động có tổ chức của nhà nước thông qua các văn bản pháp quy, các công cụ, chính sách của nhà nước sẽ tác động đến tình hình thực hiện VSATTP của đơn vị sản xuất, chế biến, kinh doanh và người tiêu dùng trên cả nước nhằm định hướng, dẫn dắt các chủ thể này thực hiện tốt các vấn đề về VSATTP.

Quản lý nhà nước về VSATTP bao gồm một số các hoạt động chủ yếu:Công tác hoạch định và ban hành các văn bản, chính sách, chiến lƣợc, kế hoạch có liên quan đến vấn đề VSATTP và công tác tổ chức tuyên truyền, giáo dục, công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm, công tác phối hợp liên ngành trong quản lý và nghiên cứu khoa học

1.2.2 Nguyên tắc QLNN về vệ sinh an toàn thực phẩm

Theo quy định của Luật an toàn thực phẩm năm 2010, nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm đƣợc quy định nhƣ sau: Đảm bảo an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm chịu trách nhiệm về an toàn đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.

Quản lý an toàn thực phẩm phải trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, quy định do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng.

Quản lý an toàn thực phẩm phải đƣợc thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm.

Quản lý an toàn thực phẩm phải bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng và phối hợp liên ngành.

Quản lý an toàn thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội

1.2.3 Nội dung QLNN về vệ sinh an toàn thực phẩm

1.2.3.1 Ban hành và triển khai các văn bản

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch về vệ sinh an toàn thực phẩm;

Chiến lược là một chương trình hành động tổng quát, triển khai các giải pháp để đạt đƣợc các mục tiêu toàn diện về phát triển trong một khoảng thời gian tương đối dài (10 năm, 20 năm).

Kinh nghiệm nước ngoài và trong nước

Kinh nghiệm của một số nước Châu Á trong quản lý nhà nước đối với VSATTP

Xuất phát từ tầm quan trọng của thực phẩm đối với cộng đồng rất lớn nên các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm đến vấn đề này Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã có những quy định rất cụ thể để quản lý thực phẩm ở nhiều cấp độ khác nhau Dưới đây là một số nét khái quát

1.3.1.1 Kinh nghiệm của Thái Lan

Ban hành Pháp lệnh thực phẩm năm 1963.

Bộ Y tế công cộng có trách nhiệm thi hành pháp lệnh thực phẩm.

- Một số vấn đề đáng chú ý của pháp lệnh thực phẩm của Thái Lan là:

Bộ trưởng Bộ Y tế có nhiệm vụ:

+ Quy định thực phẩm đƣợc kiểm soát.

+ Quy định chất lƣợng hoặc tiêu chuẩn của thực phẩm đƣợc kiểm soát bằng cách xác định tên, loại, nhóm hoặc bản chất của thực phẩm cũng nhƣ các nguyên tắc, điều kiện phương pháp sản xuất để bán, nhập khẩu để bán.

+ Quy định chất lƣợng hoặc tiêu chuẩn của thực phẩm khác với thực phẩm đƣợc kiểm soát đã quy định ở điểm cùng với hoặc không cùng với nguyên tắc, điều kiện và phương pháp sản xuất để bán, nhập khẩu để bán;

+ Quy định tỷ lệ thành phần đƣợc sử dụng trong sản xuất thực phẩm bằng cách xác định tên, nhóm, loại hoặc bản chất của thực phẩm sản xuất để bán, nhập khẩu để bán, bao gồm việc sử dụng chất tạo màu và chất tạo hương vị.

+ Quy định nguyên tắc, điều kiện và phương pháp của việc sử dụng các chất bảo quản và các phương pháp bảo quản, pha trộn tạo màu hoặc các chất khác trong thực phẩm đƣợc sản xuất để bán, nhập khẩu để bán và bán.

+ Quy định chất lƣợng và tiêu chuẩn của bao bì và sử dụng bao bì bao gồm việc cấm sử dụng bất kỳ nguyên liệu bao gói nào khác với bao bì thực phẩm. + Quy định các phương pháp sản xuất, dụng cụ và thiết bị sử dụng trong sản xuất và bảo quản thực phẩm mục đích tránh nhiễm bẩn thực phẩm đƣợc sản xuất ra để bán, nhập khẩu để bán theo Pháp lệnh này.

+ Quy định thực phẩm cấm sản xuất, nhập khẩu hay bán.

+ Quy định các nguyên tắc, điều kiện và phương pháp kiểm tra, bảo quản, lưu giữ và phương pháp phân tích thực phẩm kể cả các tài liệu tham khảo.

+ Quy định yêu cầu về nhãn, nội dung ghi nhãn, điều kiện và cách trình bày nhãn cũng như nguyên tắc và phương pháp quảng cáo trên nhãn mác đối với các nhóm và loại thực phẩm đƣợc sản xuất để bán, nhập khẩu để bán.

Tư vấn cho Bộ trưởng là Hội đồng thực phẩm

Hội đồng được gọi là “Hội đồng thực phẩm” gồm có Thư ký thường trực của Bộ Y tế công cộng là Chủ tịch, các thành viên gồm có Tổng thƣ ký của Cục dƣợc và thực phẩm, Tổng Giám đốc Cục y tế hoặc đại diện, Tổng Giám đốc Cục dƣợc hoặc đại diện, Tổng Giám đốc Cục kiểm soát bệnh truyền nhiễm hoặc đại diện, Tổng Giám đốc Khoa học dƣợc hoặc đại diện, Tổng Giám đốc Cục Khoa học và Dịch vụ hoặc đại diện, Tổng Giám đốc Cục nội thương hoặc đại diện, Tổng Giám đốc Cục hải quan hoặc đại diện, đại diện của Bộ Quốc phòng, đại diện của Bộ Nông nghiệp, và đại diện của Hội đồng luật pháp và không quá 9 thành viên có trình độ chuyên môn được Bộ trưởng chỉ định Trong nhóm này không quá 4 người có thể đại diện cho các nhà sản xuất, nhập khẩu hoặc phân phối thực phẩm.

Không ai có thể sản xuất thực phẩm để bán, nhập khẩu thực phẩm mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền Đơn xin cấp giấy phép và việc cấp giấy phép đƣợc tiến hành theo nguyên tắc, thủ tục do Bộ Y tế quy định Có

54 loại thực phẩm phải kiểm tra theo luật.

Có 4 loại thực phẩm cấm sản xuất, nhập khẩu Nếu vi phạm sẽ bị tù giam

2 đến 10 năm và phạt tiền tới 50.000 bạt.

Bốn loại thực phẩm đó là: Thực phẩm không sạch; Thực phẩm giả mạo; Thực phẩm không đủ tiêu chuẩn; Thực phẩm khác với thực phẩm đã đƣợc Bộ trưởng quy định.

+ Thực phẩm miêu tả dưới đây sẽ được coi là thực phẩm không sạch: Thực phẩm có chứa bất cứ một chất nào gây nguy hiểm tới sức khoẻ; Thực phẩm mà trong đó một chất hoặc một hoá chất đã bị trộn lẫn có thể gây suy giảm chất lƣợng thực phẩm trừ khi những chất pha thêm đó là cần thiết cho quá trình sản xuất và việc sản xuất đã đƣợc nhân viên có thẩm quyền cho phép; Thực phẩm được sản xuất, bao gói hoặc lưu giữ mất vệ sinh; Thực phẩm được sản xuất từ những động vật có bệnh có thể gây lây nhiễm cho con người; Thực phẩm trong các bao bì đƣợc làm từ các vật liệu gây nguy hiểm đến sức khoẻ.

+ Thực phẩm được miêu tả dưới đây sẽ được coi là giả mạo:

Thực phẩm mà trong đó các chất khác đƣợc thay thế một phần hoặc các chất có giá trị bị loại bỏ một phần hoặc hoàn toàn và vẫn được bán dưới tên của thực phẩm đích thực Các chất hoặc thực phẩm đƣợc sản xuất nhƣ là chất thay thế cho bất cứ thực phẩm nào và đƣợc phân phối nhƣ là thực phẩm gốc Thực phẩm mà đƣợc trộn lẫn hoặc đƣợc chế biến bằng cách nào đó để che dấu các khuyết tật hoặc chất lƣợng thấp của thực phẩm Thực phẩm đƣợc ghi nhãn để đánh lừa hoặc cố gắng đánh lừa người mua về chất lượng, số lượng, công dụng hoặc bản chất đặc biệt của thực phẩm hay về địa điểm hoặc nước sản xuất Thực phẩm mà không đạt chất lượng hoặc tiêu chuẩn được Bộ trưởng quy định và chất lƣợng hoặc tiêu chuẩn của thực phẩm đó cao hơn hoặc thấp hơn 30% so với những giới hạn đã quy định hoặc sai lệnh của nó có thể gây ảnh hưởng đến người sử dụng.

+ Thực phẩm không đạt tiêu chuẩn là thực phẩm không đạt tới chất lƣợng hoặc tiêu chuẩn đã đƣợc Bộ quy định.

+ Thực phẩm được miêu tả dưới đây được coi là thực phẩm khác với thực phẩm do Bộ Y tế quy định.

Không an toàn cho sử dụng; Chỉ dẫn không đáng tin cậy; Giá trị hoặc công dụng không thích hợp với người sử dụng.

Về quảng cáo thực phẩm: Pháp lệnh quy định rõ:

Bất cứ một người nào muốn quảng cáo số lượng, công dụng hoặc đặc trƣng của một thực phẩm nào đó bằng đài, vô tuyến, phim ảnh, báo chí hoặc các phương tiện in ấn hoặc bằng các biện pháp vì mục đích kinh doanh sẽ phải nộp nội dung quảng cáo hoặc tranh ảnh, phim cho nhà chức trách xem xét và chỉ đƣợc quảng cáo sau khi đƣợc cho phép.

Cán bộ quản lý thực phẩm (cán bộ có thẩm quyền) được phép:

+ Vào nơi sản xuất, khu vực lưu giữ bảo quản thực phẩm, nơi bán hoặc văn phòng của người sản xuất, người coi kho, người phân phối, kể cả văn phòng của người nhập khẩu để kiểm tra liên quan đến việc thực hiện pháp lệnh này trong thời gian làm việc.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội

2.2.1 Khung chính sách QLNN về vệ sinh an toàn thực phẩm

Khung chính sách quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm được xây dựng nhƣ sau:

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của quận Long Biên là thực hiện quản lý nhà nước về VSATTP, quận đã xây dựng các văn bản quản lý nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ, chặt chẽ từ quận đến các phường để thực hiện quản lý hoạt động về VSATTP đạt kết quả đã đặt ra. Đối với các văn bản quy phạm pháp luật về VSATTP quận Long Biên thực hiện thống nhất với các văn bản Luật, dưới luật về VSATTP chung cho cả nước.

Hiện tại quận Long Biên đang thực hiện theo văn bản có tính pháp lý cao nhất trong lĩnh vực VSATTP là Luật ATTP năm 2010.

Sau khi Luật An toàn thực phẩm được thông qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2012/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành một số điều luật Nhiều giải pháp về an toàn thực phẩm đƣợc triển khai trên toàn quốc. Năm 2012 Chính phủ phê duyệt Chiến lƣợc an toàn thực phẩm từ 2011 đến

2020 tầm nhìn tới 2030 của Bộ y tế Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể từ trung ương đến các tỉnh thành phố, quận, huyện, xã, phường đã vào cuộc quyết liệt để triển khai có hiệu quả các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm Tuy nhiên việc triển khai thực hiện các văn bản pháp luật đôi khi còn chƣa kịp thời Công tác phối hợp liên ngành giữa các cơ quan chức năng còn chưa tốt Nhiều chính quyền địa phương coi công tác quản lý an toàn thực phẩm là trách nhiệm của riêng ngành y tế nên công tác chỉ đạo, huy động sự tham gia của các cơ quan liên quan chƣa quyết liệt Đầu tƣ kinh phí từ ngân sách còn thấp, trang thiết bị và nhân lực còn hạn chế.

- Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 9/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Chỉ thị nêu rõ: An toàn thực phẩm là vấn đề ảnh hưởng lớn, trực tiếp đến sức khỏe con người, được xã hội quan tâm Trong thời gian qua, các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm Từ khi có Luật An toàn thực phẩm năm 2010, các bộ, ngành đã thực hiện quản lý an toàn theo chuỗi đối với từng ngành hàng, phù hợp thông lệ quốc tế và khắc phục đƣợc tình trạng cắt lát, chồng chéo.

- Chỉ thị 08/CT-UBND ngày 12/2/2016 của UBND thành phố Hà Nội về tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh ăn uống.

- Quyết định số 16/QĐ-UBND ngày 9/5/2016 của UBND thành phố Hà Nội về phân công trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố

UBND quận Long Biên đã cụ thể hóa mục tiêu và quy định về quản lý VSATTP trên địa bàn quận bằng văn bản, kế hoạch cụ thể Các văn bản và kế hoạch này đƣợc ban hành những năm gần đây nên đều có giá trị hiệu lực và đã góp phần nâng cao kết quả, hiệu quả quản lý VSATTP trên địa bàn quận.

Cụ thể các văn bản và kế hoạch trên địa bàn quận nhƣ sau:

- Kế hoạch số 44/KH-UBND ngày 12/01/2016 của UBND quận Long Biên về công tác an toàn thực phẩm

- Kế hoạch số 113/KH-UBND ngày 31/3/2016 của UBND quận Long Biên, tổ chức phong trào thi đua “An toàn thực phẩm” trên địa bàn quận Long Biên giai đoạn 2016-2020.

- Kế hoạch số 144/KH-UBND ngày 13/5/2016 của UBND quận Long Biên về tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên địa bàn quận

- Kế hoạch số 06/KHLT/UBND-UBMTTQ ngày 15/8/2016 của UBND – UBMTTQ quận Long Biên, kế hoạch liên tịch thực hiện chương trình phối hợp tuyên truyền, vận động và giám sát đảm bảo ATTP giai đoạn 2016-2020.

- Quyết định số 1737/QĐ-UBND ngày 22/03/2016 của UBND quận Long Biên về việc kiện toàn Đoàn thẩm định cơ sở đủ điều kiện ATTP lĩnh vực y tế

- Quyết định số 820/QĐ-UBND ngày 18/02/2016 của UBND quận Long Biên về việc thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành ATTP quận Long Biên.

- Quyết định số 3237/QĐ-UBND ngày 27/05/2016 và Quyết định số 6017/QĐ-UBND ngày 24/8/2026 của UBND quận Long Biên về việc kiện toàn Ban chỉ đạo ATTP quận Long Biên.

- Quyết định số 8093/QĐ-UBND ngày 28/11/2016 của UBND quận

Long Biên, quyết định Ban hành quy chế làm việc của Ban chỉ đạo ATTP quận Long Biên

- Công văn số 899/UBND-YT ngày 2/6/2016 của UBND quận Long Biên về việc kiện toàn Ban chỉ đạo ATTP tại các phường theo Chỉ thị 13/CT-TTg

- Công văn số 1310/UBND-YT ngày 26/7/2016 của UBND quận Long Biên về hậu kiểm cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc cấp quận quản lý.

2.2.2 Tổ chức bộ máy QLNN về an toàn vệ sinh thực phẩm

Phòng Y tế Trung tâm về VSATTP quận

VSATTP phường UBND phường Trạm Y tế

Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy QLNN về vệ sinh an toàn thực phẩm quận Phòng Y tế quận Long Biên

Là cơ quan tham mưu giúp UBND quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về VSATTP, có các nhiệm vụ sau:

Căn cứ vào kế hoạch, sự chỉ đạo của cấp trên và đặc điểm tình hình của địa phương, chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan, giúp UBND quận xây dựng kế hoạch bảo đảm VSATTP, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hàng năm, đặc biệt trong các đợt cao điểm, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP, các quy định về ATTP trên địa bàn quận.

Tham mưu giúp UBND quận trong quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về điều kiện ATTP của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn quản lý.

Tham mưu giúp UBND quận cấp giấy chứng nhận hoặc ủy quyền cho Trung tâm y tế quận cấp giấy chứng nhận đối với các cơ sở sau:

+ Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do cơ quan chức năng cấp huyện, thị xã, thành phố cấp giấy chứng nhận đăng lý kinh doanh

+ Bếp ăn tập thể, căng tin của đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở chế biến suất ăn sẵn do cơ quan chức năng cấp quận cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc cấp giấy phép hoạt động.

+ Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể, căng tin không thuộc mục trên nhƣng có quy mô kinh doanh từ 100 - 200 suất ăn, các bếp ăn tập thể của các trường học: trường mầm non, trường tiểu học, trường THCS và trường THPT trên địa bàn;

+ Các cửa hàng ăn, quầy kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín;

+ Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trong các khu du lịch, lễ hội, hội nghị, chợ, bệnh viện do cấp quận tổ chức và quản lý;

Tham mưu cho UBND quận xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các cơ quan liên quan thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, các kiến thức về chất lƣợng ATTP cho các nhóm đối tƣợng trên địa bàn thuộc phân cấp quản lý.

Trung tâm Y tế quận là cơ quan chuyên môn kỹ thuật, giúp cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực y tế, giúp UBND quận thực hiện các nhiệm vụ sau:

Truyền thông, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, phổ biến kiến thức về VSATTP cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn; Phối hợp với các cơ quan liên quan để tổ chức tuyên truyền, giáo dục về VSATTP trên các phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt là hệ thống phát thanh truyền hình địa phương;

Tập huấn, cấp giấy xác nhận đã đƣợc tập huấn kiến thức về vệ sinh ATTP cho chủ cơ sở và các cá nhân trực tiếp tham gia chế biến, vận chuyển, phục vụ của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc cấp quận quản lý.

Đánh giá chung

Trong thời gian qua, Nhà nước đã ban hành hàng loạt văn bản pháp luật nhằm kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan quản lý nhà nước bảo đảm an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại, góp phần không nhỏ vào việc bảo đảm sức khỏe của nhân nhân Cụ thể hệ thống pháp luật về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm đã đạt đƣợc một số thành tựu nổi bật nhƣ sau:

- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đảm bảo VSATTP đã tương đối toàn diện và phong phú, bao gồm các lĩnh vực, nhƣ: an toàn sức khoẻ cộng đồng; quy định về kiểm dịch động, thực vật; hệ thống quy định về kinh doanh xuất, nhập khẩu thực phẩm; các văn bản luật, pháp lệnh… và hàng loạt các văn bản dưới luật Từ đó, tạo hành lang pháp lý cho công tác VSATTP đảm bảo cho sức khỏe của người dân.

- Những quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật đã đƣợc tiếp cận theo hướng mới, chuyển từ phương thức quản lý tiền kiểm sang hậu kiểm (dựa trên tiêu chuẩn, quy chuẩn công bố áp dụng); từ quản lý theo công đoạn sang quản lý theo quá trình, chuỗi cung cấp thực phẩm.

- Xây dựng đƣợc một hệ thống tiêu chuẩn về thực phẩm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước áp dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thực phẩm, cũng nhƣ kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm

- Về mặt hình thức pháp lý, hệ thống văn bản pháp luật về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng được nâng cao về hiệu lực pháp lý Trước đây, để kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, các văn bản pháp luật đƣợc các cơ quan chức năng ban hành dưới hình thức như quyết định, thông tư, chỉ thị…, đến nay, Luật An toàn thực phẩm đã đƣợc thông qua tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XII, ngày 17-6-2010 và có hiệu lực từ ngày 01-7-2011, đánh dấu một bước phát triển của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm ng Bên cạnh đó, các phương thức quản lý đối với hàng hóa là thực phẩm còn được điều chỉnh theo Luật Chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Thủy sản, Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh,

- Về nội dung, các quy định kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng tiến bộ, bao quát và đầy đủ hơn, đáp ứng đƣợc yêu cầu của tình hình mới.

- Pháp luật về an toàn thực phẩm đã có bước tiến vượt bậc trong việc phân công trách nhiệm cụ thể cho từng bộ, ngành về việc quản lý an toàn thực phẩm trên thị trường, tránh được sự đùn đẩy trách nhiệm giữa các ngành.

- Pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm là tiền đề hình thành và kiện toàn cơ cấu tổ chức, bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm từ Trung ương đến địa phương, tạo thuận lợi để phát huy hiệu lực và hiệu quả quản lý.

- Hoạt động thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm cũng đƣợc quy định một cách rõ ràng, cụ thể hơn, góp phần nâng cao chất lƣợng quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong thời gian gần đây.

Nhờ chính sách đổi mới của Đảng, đất nước chúng ta đã gặt hái được nhiều thành tựu vô cùng to lớn cả về kinh tế, chính trị và vị trí trên trường quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế Tuy nhiên, chúng ta vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện luật pháp cho rất nhiều lĩnh vực để vừa đảm bảo tính dân tộc và hội nhập, phát triển An toàn thực phẩm là một lĩnh vực mới ở Việt Nam, vì thế hệ thống luật pháp cũng mới đƣợc hình thành và đang trong giai đoạn xây dựng tích cực nên trong quá trình thực hiện vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn, vướng mắc, là:

- Chƣa đồng bộ, còn thiếu nhiều và chồng chéo hoặc chƣa phù hợp với thực tiễn Phân công trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý nhà nước vẫn đang trong giai đoạn điều chỉnh.

- Thiếu nhiều quy định chi tiết, cụ thể, hoặc chƣa phù hợp với nhiều loại hình hoạt động, kinh doanh, khó khăn khi triển khai.

- Thiếu tiêu chuẩn, quy chuẩn cho sản phẩm thực phẩm, nhiều tiêu chuẩn quy chuẩn chƣa phù hợp, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

- Hệ thống quản lý chuyên ngành từ Trung ương đến địa phương còn thiếu và yếu, chƣa đáp ứng yêu cầu thực tế Năng lực hệ thống kiểm nghiệmCLVSATTP còn rất hạn chế.

- Đầu tƣ cho công tác quản lý an toàn thực phẩm còn rất thấp so với yêu cầu thực tế và các nước trong khu vực.

- Phần lớn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều nhỏ lẻ, manh mún, công nghệ thủ công lạc hậu, điều kiện cơ sở hạ tầng, vệ sinh môi trường rất hạn chế, rất khó triển khai và duy trì các quy trình công nghệ quản lý chất lƣợng

VSATTP tiên tiến trong nuôi trồng, thu hoạch, chế biến, bảo quản, phân phối

- Nhận thức, thực hành VSATTP của doanh nghiệp, người tiêu dùng còn thấp, còn tồn tại nhiều phong tục, tập quán sinh hoạt, canh tác lạc hậu nguy cơ ô nhiễm thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm.

Những hạn chế, bất cập của quản lý nhà nước đối với an toàn vệ sinh thực phẩm trong hời gian qua là do những nguyên nhân sau:

- Việc ban hành các văn bản dưới luật của các cơ quan quản lý còn chậm trễ, gây khó khăn cho công tác thực thi.

- Do văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm ban hành theo nhiều hệ thống luật khác nhau như thương mại, kiểm dịch động, thực vật, vệ sinh thực phẩm, chất lƣợng hàng hoá, tiêu chuẩn, quy chuẩn thực phẩm, sở hữu công nghiệp với số lƣợng văn bản rất lớn, trong khi nguồn lực để rà soát hệ thống pháp luật hiện hành còn hạn chế nên tính thống nhất trong một số quy định pháp luật còn chƣa bảo đảm.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN

Mục tiêu, định hướng phát triển của quận Long Biên đến năm 2020

Tiếp tục đổi mới toàn diện, mạnh mẽ tƣ duy hành động; Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của toàn Đảng bộ, xây dựng hệ thống chính trị đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới; Phát huy dân chủ và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính quyền, tiếp tục cải cách hành chính; Huy động mọi nguồn lực để đầu tƣ, phát triển đô thị, tạo cảnh quan đô thị văn minh “sáng-xanh-sạch-đẹp”; Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng định hướng, bền vững gắn với đảm bảo an sinh xã hội, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân; Đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

- Huy động khai thác có hiệu quả các nguồn lực, tiếp tục phát triển kinh tế nhanh và bền vững

Triển khai thực hiện các quy hoạch tổng thể kinh tế- xã hội của thành phố, nhất là định hướng phát triển các ngành kinh tế, các lĩnh vực quận có lợi thế. Tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đầu tƣ vào các ngành dịch vụ có thế mạnh Tập trung phát triển kinh tế đô thị bền vững, ƣu tiên phát triển các ngành có trình độ công nghệ cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường Phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành Thành phố, chủ động đề xuất các giải pháp, cơ chế đặc thù tạo động lực cho sự phát triển kinh tế trên địa bàn quận.

Tập trung khai thác các nguồn thu, phấn đấu thu đạt và vƣợt chỉ tiêu. Tăng đầu tƣ phát triển, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, nhất là nguồn vốn ngân sách.

+ Phát triển dịch vụ - thương mại: tăng cường công tác QLNN trong lĩnh vực dịch vụ - thương mại, quan tâm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đẩy mạnh xã hội hóa, tiếp tục phát triển các dịch vụ chất lƣợng cao trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.

+ Phát triển sản xuất công nghiệp: ƣu tiên và tạo điều kiện cho các ngành có lợi thế cạnh tranh, áp dụng công nghệ hiện đại phát triển Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh Thực hiện tốt công tác quản lý, xử lý vi phạm về môi trường trong các doanh nghiệp Tổ chức quản lý, khai thác có hiệu quả hệ thống bến bãi khu vực sông Hồng, sông Đuống Tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, kiến nghị thành phố di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường đi nơi khác.

+ Phát triển nông nghiệp: Tăng cường công tác QLNN trong thực hiện các phương án chuyển dịch cơ cấu cây trồng, không để xảy ra vi phậm Củng cố kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ Quan tâm hướng nghiệp, dạy nghề cho lao động nông nghiệp.

- Tập trung xây dựng và quản lý đô thị bền vững tạo bước đột phá về cảnh quan môi trường; đổi mới nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, thiết kế đô thị, quản lý quy hoạch đô thị.

+ Nâng cao chất lƣợng công tác quy hoạch, quản lý theo quy hoạch. + Phát triển đồng bộ hạ tầng đô thị gắn với tăng cường công tác quản lý + Tăng cường quản lý đất đai, bảo vệ môi trường, tập trung quyết liệt công tác giải phóng mặt bằng.

- Phát triển văn hóa – xã hội

+ Phát triển giáo dục đào tạo theo hướng chuẩn hóa, xã hội hóa, từng bước hiện đại.

+ Phát triển sự nghiệp văn hóa, thể dục thể thao gắn với xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

+ Huy động các nguồn lực, quan tâm chăm lo các đối tƣợng chính sách, đối tƣợng bảo trợ xã hội và công tác giảm nghèo.

+ Quan tâm phát triển sự nghiệp y tế, dân số đáp ứng ngày càng tốt hơn công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.

- Đảm bảo an ninh, chính trị - trật tự an toàn xã hội; Thực hiện tốt công tác quốc phòng, quân sự địa phương; Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp.

Tiếp tục nâng cao chất lƣợng công tác nội chính, tiếp dân giải quyết đơn thƣ Thực hiện có hiệu quả chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, mối quan hệ giữa các cơ quan tư pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác nội chính của quận.

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành của chính quyền. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn hệ thống chính trị, tập trung xây dựng và hoàn thiện mô hình “cơ quan điện tử” tiến tới “chính quyền điện tử” Triển khai các thủ tục hành chính thực hiện theo hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 theo chỉ đạo của Thành phố và mở rộng hình thức phục vụ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của tổ chức, công dân trong giải quyết thủ tục hành chính

- Trọng tâm đầu tư, các công trình dự án trọng điểm

Tạo bước đột phá về cảnh quan môi trường, xây dựng các công trình tạo điểm nhấn kiến trúc, chỉnh trang không gian đô thị, xây dựng các công viên cây xanh vườn hoa, hồ nước, đổi mới nâng cao chất lượng công tác bảo vệ môi trường.

Giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội

3.3.1 Hoàn thiện khung chính sách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm

Từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm

- Sửa đổi một số điều của Luật An toàn thực phẩm để phù hợp với điều kiện sau khi Luật đã đƣợc thực hiện hơn 5 năm và ban hành các Luật có liên quan để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất.

- Ban hành các thông tư hướng dẫn và các văn bản quy định khác phục vụ công tác quản lý phù hợp với Luật an toàn thực phẩm và các yêu cầu của hội nhập quốc tế.

- Tăng cường phối hợp liên ngành trong công tác soát xét, xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn Việt Nam mới về thực phẩm Đẩy mạnh công tác chuyển dịch một số tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật mới của Quốc tế về an toàn vệ sinh thực phẩm, hướng dẫn kịp thời và có các giải pháp đồng bộ áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật an toàn thực phẩm.

- Tăng cường việc giáo dục, phổ biến pháp luật về ATTP.

Từng bước hoàn thiện chế độ, chính sách trong công tác bảo đảm ATTP

- Ban hành chế độ, chính sách phù hợp cho đội ngũ cán bộ công tác trong lĩnh vực bảo đảm ATTP.

- Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành, đặc biệt là phối hợp chặt chẽ giữa phòng Y tế, phòng Kinh tế quận trong quản lý và thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về ATTP.

- UBND quận Long Biên có quy hoạch phát triển vùng sản xuất nguyên liệu thực phẩm theo hướng sản xuất lớn, gắn với việc phát triển thị trường hàng hóa nông sản an toàn; Khuyến khích, hỗ trợ hoặc cho vay vốn để các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng tiên tiến, xây dựng thương hiệu, phát triển hệ thống cung cấp thực phẩm an toàn.

- Có kế hoạch và quy định cụ thể cho các phòng, ban liên quan hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ chấp hành, tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.

Các văn bản hướng dẫn đã ban hành còn nhiều chồng chéo, bất cập Một cơ sở thực phẩm do nhiều ngành cùng quản lý thì khó thống nhất, gây chồng chéo, khó thực hiện Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về VSATTP cho phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn quận Long Biên.

Rà soát và tổ chức xây dựng mới/chuyển đổi để hình thành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đảm bảo phủ kín toàn bộ chuỗi quản lý theo phân công, đảm bảo hài hòa với các quy định Nhà nước và phù hợp với thực tế sản xuất trên địa bàn quận.

Nghiên cứu, đề nghị cơ chế tài chính phù hợp với đặc thù của ngành Y tế nhƣ thu phạt, thu lệ phí về VSATTP phải có cơ chế trích lại một phần kinh phí để hỗ trợ nâng cao năng lực hệ thống quản lý VSATTP và phục vụ công tác chuyên môn.

Xây dựng văn bản quy định về trang phục, chế độ cho cán bộ thanh tra chuyên ngành về VSATTP.

3.3.2 Kiện toàn tổ chức bộ máy QLNN về vệ sinh an toàn thực phẩm Tăng cường sự lãnh đạo của Quận ủy trong công tác bảo đảm ATTP

- Khẳng định vai trò của Quận ủy và UBND quận trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Các cấp ủy Đảng thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, chỉ đạo đƣa công tác này.

- Đƣa chỉ tiêu bảo đảm an toàn thực phẩm vào kế hoạch phát triển kinh tế

- xã hội của quận và coi đây là các chỉ tiêu phát triển cần đƣợc ƣu tiên thực hiện. Đƣa công tác bảo đảm ATTP vào nội dung của chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của quận Long Biên.

- Ban hành các văn bản, chỉ thị của Quận ủy chỉ đạo đối với công tác bảo đảm ATTP.

- Phát huy tính chủ động của mỗi cán bộ, đảng viên trong công tác bảo đảm ATTP Đưa công tác bảo đảm ATTP thành một trong những nội dung thường kỳ của các cuộc họp chi bộ.

Tăng cường chức năng kiểm tra, giám sát của Hội đồng nhân dân quận Long Biên và các phường trong quận đối với công tác bảo đảm ATTP

- Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát của Hội đồng nhân dân quận và các phường trong quận đối với công tác bảo đảm ATTP.

- Hội đồng nhân dân quận có các Nghị quyết về công tác bảo đảm ATTP. Công tác bảo đảm ATTP đƣợc báo cáo tại các kỳ họp định kỳ hàng năm của Hội đồng nhân dân quận.

Tăng cường sự chỉ đạo, điều hành của UBND quận trong tổ chức thực hiện công tác bảo đảm ATTP

- Công tác bảo đảm ATTP là một trong các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của UBND quận, đôn đốc chỉ đạo các phòng chức năng Ủy ban nhân dân các phường tích cực triển khai các biện pháp đảm bảo ATTP.

- Ủy ban nhân dân quận thường xuyên chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác bảo đảm ATTP chịu trách nhiệm toàn diện đối với công tác này Lồng ghép các chương trình công tác bảo đảm ATTP vào chương trình dinh dưỡng và các chương trình khác.

Các kiến nghị

3.4.1 Kiến nghị với Nhà nước

- Xây dựng quy chế phối hợp của các Bộ trong QLNN đối với VSATTP

- Chỉ đạo các Bộ, thành lập các đoàn liên ngành phối hợp với các địa phương trong việc kiểm tra, giám sát nguồn thực phẩm bẩn qua biên giới

- Chỉ đạo ngành Hải quan, Công an, Bộ đội biên phòng cần chủ động và quyết liệt xử lý những vi phạm về hàng hóa xuất nhập khẩu vi phạm chất lƣợng VSATTP qua biên giới.

- Chỉ đạo quản lý thị trường sớm phát hiện những vi phạm về VSATTP.

- Nhà nước cần có quy định riêng, cụ thể và có những chế tài nghiêm minh trong xử lý các vi phạm về VSATTP.

3.4.2 Kiến nghị với Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

Tiếp tục xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật tránh chồng chéo giữa các bộ, ngành quản lý nhà nước về VSATTP trình Chính phủ.Thực hiện tốt vai trò là Cơ quan giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ATTP.

Hoàn thiện hệ thống thanh chuyên ngành trong bộ máy quản lý nhà nước từ cấp Trung ƣơng đến cấp quận (huyện) để nâng cao chức năng quản lý nhà nước về VSATTP.

Tiếp tục đầu tƣ, nâng cao hệ thống kiểm nghiệm các tỉnh, nhân rộng các phòng kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 17025.

Có trách nhiệm hướng dẫn việc triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia ATTP giai đoạn 2011- 2020 và tầm nhìn 2030.

Tổ chức phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra đối với toàn bộ các khâu từ sản xuất tới tiêu dùng; Kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương thực hiện trách nhiệm đƣợc phân công về bảo đảm ATTP.

Bộ Y tế cần tiếp tục xây dựng và triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia an toàn vệ sinh thực phẩm giai đoạn 2016-2020; Chương trình đào tạo chuyên ngành an toàn thực phẩm; Đề án kiểm soát ATTP và bảo vệ môi trường đối với hàng hóa thực phẩm nhập khẩu; Đề án xây dựng hệ thống cảnh báo nhanh và phân tích nguy cơ về an toàn thực phẩm; Đề án Đầu tƣ nâng cao năng lực cho hệ thống quản lý An toàn thực phẩm từ trung ương đến địa phương và Đề án nâng cao năng lực thanh tra chuyên ngành An toàn thực phẩm.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Xây dựng chiến lƣợc về phát triển các vùng nguyên liệu sản xuất nông sản thực phẩm an toàn; Triển khai áp dụng các quy trình sản xuất phù hợp đối với các hộ sản xuất nông sản thực phẩm nhỏ lẻ.

Tăng cường thanh tra, kiểm soát chặt chẽ ATTP các khâu từ sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

Phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế trong việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm khi có xảy ra ngộ độc thực phẩm, quản lý nguy cơ ô nhiễm thực phẩm.

Xây dựng và trình Chính phủ Đề án phát triển nông, lâm sản thực phẩm đảm bảo ATTP; Đề án bảo đảm ATTP trong giết mổ, vận chuyển gia súc, gia cầm và Đề án quy hoạch phát triển ngành thủy sản phục vụ tiêu dùng nội địa.

Triển khai quản lý các mặt hàng thực phẩm trong phạm vi đƣợc phân công quản lý.

Chỉ đạo triển khai và kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ, siêu thị, đặc biệt là các chợ đầu mối.

Kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn việc kinh doanh hàng thực phẩm giả, kém chất lƣợng, nhập lậu.

Chủ trì, phối hợp với các bộ ngành liên quan xây dựng và trình Chính phủ Đề án phòng chống thực phẩm giả, thực phẩm có nguồn gốc nhập lậu và Đề án chợ bảo đảm an toàn thực phẩm.

Triển khai quản lý các mặt hàng thực phẩm trong phạm vi đƣợc phân công quản lý.

3.4.3 Kiến nghị với UBND thành phố Hà Nội, Sở Y tế Hà

Nội UBND thành phố Hà Nội

Xây dựng kế hoạch thực hiện đề án 1256/2012/BYT về việc nâng cao năng lực các Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng.

Có kế hoạch giao đất xây dựng trụ sở cho Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm để từng bước nâng cao chất lượng bộ máy quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xây dựng lộ trình chuyển các biên chế viên chức của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm sang biên chế công chức theo đúng quy định của Thông tƣ số

12 liên Bộ Y tế và Bộ Nội vụ.

Tăng cường kinh phí đối ứng địa phương cho hoạt động quản lý nhà nước về VSATTP. Đẩy mạnh công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chỉ đạo hoạt động của Chi cục quản lý VSATTP thành phố.

Duy trì hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức của các nhóm đối tƣợng trên địa bàn thành phố.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính về VSATTP.

Chủ động giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm, khắc phục và hạn chế ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Ngày đăng: 01/12/2023, 06:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy QLNN về vệ sinh an toàn thực phẩm  quận Phòng Y tế quận Long Biên - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn quận long biên thành phố hà nội
Sơ đồ 2.2 Tổ chức bộ máy QLNN về vệ sinh an toàn thực phẩm quận Phòng Y tế quận Long Biên (Trang 56)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w