BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH METAVERSE TRONG MARKETING ỨNG DỤNG TRONG LĨNH VỰC BẤT ĐỘNG SẢN TẠI VIỆT NAM Thành viên nhóm 5: Tô Thị Linh Quang Lã Thị Anh Đào Ngô Triều Dương Trần Lê Thanh Hằng Đặng Thị Thi Thanh Ngô Thu Thảo Phạm Ngọc Tiền TIỂU LUẬN NHÓM Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Trần Mai Đông TPHCM, ngày 29 tháng 10 năm 2023 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 4 LỜI MỞ ĐẦU 5 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 6 1.1 Bối cảnh đề tài 6 1.2 Mục tiêu đề tài 7 1.3 Đối tượng và phạm vi đề tài 7 1.4 Cấu trúc đề tài 7 CHƯƠNG II: KHUNG LÝ THUYẾT 8 2.1 Lý thuyết về trải nghiệm khách hàng Quản lý trải nghiệm khách hàng 8 2.1.1 Khái niệm trải nghiệm khách hàng 8 2.1.2 Đặc trưng trải nghiệm khách hàng 9 2.1.3 Khái niệm hành trình khách hàng 9 2.1.4 Lập bản đồ hành trình khách hàng 11 2.1.5 Đo lường trải nghiệm khách hàng 12 2.2. HIỂU VỀ METAVERSE 15 2.2.1 Khái niệm Metaverse: Metaverse là gì? 15 2.2.2 Các tính năng của Metaverse: 15 2.2.3. Metaverse and Avatar Identity 17 2.2.4. Xu hướng Metaverse 19 2.2.5. Ứng dụng Metaverse trên thế giới và Việt Nam 20 2.2.6 Thị trường bất động sản ảo trong Metaverse 21 2.3. Tiểu kết chương 2 23 CHƯƠNG III. ỨNG DỤNG METAVERSE TRONG TIẾP THỊ DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN THỰC 24 3.1 Bất động sản hình thành trong tương lai 24 3.2 Nhiệm vụ của marketing trong tiếp thị bất động sản hình thành trong tương lai 26 3.3. Ứng dụng Metaverse trong quá trình tiếp thị giúp tăng trải nghiệm khách hàng hiện nay 28 3.4 Chiến lược cấu thành Metaverse trong quá trình tiếp thị giúp tăng trải nghiệm khách hàng Ứng dụng vào dự án Charm Diamond 29 3.4.1 Thông tin doanh nghiệp dự án 29 3.4.2 Phân khúc khách hàng 31 3.4.3 Hành trình khách hàng và metaverse có thể ứng dụng 32 3.4.4 Chiến lược cấu thành Metaverse vào lĩnh vực bất động sản 36 3.5 Kết luận 38 CHƯƠNG IV. HOÀN THIỆN ỨNG DỤNG METAVERSE TRONG TIẾP THỊ GIÚP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG 39 4.1 Đánh giá về ứng dụng Metaverse trong tiếp thị hiện nay 39 4.2 Hoàn thiện ứng dụng Metaverse trong tiếp thị bất động sản 41 CHƯƠNG V. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT 43 5.1 Kết luận 43 5.2 Hạn chế nghiên cứu 44 KẾT LUẬN 46 Tài liệu tham khảo 47 LỜI CẢM ƠN Trước hết, nhóm học viên xin phép được gửi tới PGS.TS Trần Mai Đông lời cảm ơn sâu sắc nhất, Thầy đã hướng dẫn nhóm học viên thực hiện bài làm Metaverse trong Marketing Ứng dụng trong lĩnh vực bất động sản Việt Nam. Thầy đã cung cấp nhiều công cụ, tài liệu và thông tin quan trọng, mở ra rất nhiều những vùng kiến thức mà nhóm học viên chưa từng biết, cũng như định hướng cho bài tiểu luận được hoàn thiện và hấp dẫn hơn, từ đó nhóm học viên có thể tiến hành nghiên cứu một cách hiệu quả. Mặc dù nhóm học viên đã cố gắng hết sức, song do khả năng và thời gian có hạn cùng với một số yếu tố khách quan khác, không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định về nội dung và hình thức. Em rất biết ơn và mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý Thầy để tiểu luận văn của nhóm học viên được hoàn thiện hơn. Nhóm học viên xin chân thành cảm ơn thầy TP. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 10 năm 2023 Nhóm học viên LỜI MỞ ĐẦU Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, Metaverse đã nổi lên như một khái niệm đầy tiềm năng và hứa hẹn trong lĩnh vực marketing. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và mạng lưới internet, Metaverse đã tạo ra một thế giới ảo chân thực, nơi mà người dùng có thể tương tác, trải nghiệm và khám phá một cách không giới hạn. Trong bối cảnh này, việc áp dụng Metaverse trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam đã trở thành một chủ đề đáng quan tâm và đáng nghiên cứu. Metaverse cung cấp một môi trường ảo sinh động và tương tác, cho phép khách hàng khám phá và trải nghiệm không gian bất động sản một cách hấp dẫn và chân thực. Thay vì chỉ dựa vào hình ảnh và thông tin tĩnh, khách hàng có thể tham quan căn hộ, khu đô thị hoặc dự án bằng cách tương tác trực tiếp trong Metaverse. Họ có thể di chuyển, thay đổi không gian, và thậm chí tương tác với các yếu tố và tiện ích trong không gian ảo. Điều này tạo ra một trải nghiệm sống động và hấp dẫn, giúp khách hàng cảm nhận và đánh giá bất động sản một cách chân thực hơn. Tuy nhiên, việc áp dụng Metaverse trong lĩnh vực bất động sản cũng đặt ra một số thách thức. Việc phát triển và duy trì không gian ảo chất lượng cao đòi hỏi sự đầu tư về công nghệ và tài nguyên. Ngoài ra, cần có sự đồng thuận và sự chấp nhận từ phía khách hàng và người dùng để tham gia vào Metaverse. Trong bài tiểu luận này, nhóm học viên tìm hiểu và phân tích sự ứng dụng của Metaverse trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam. Chúng ta khám phá cách mà Metaverse có thể nâng cao trải nghiệm khách hàng, tạo ra sự hài lòng và tăng cường quan hệ giữa các bên liên quan trong ngành bất động sản. Ngoài ra, chúng ta cũng sẽ xem xét các thách thức và hạn chế trong việc áp dụng MetaVerse trong thực tế, cùng với những khả năng phát triển và tiềm năng trong tương lai. CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 1.1 Bối cảnh đề tài Metaverse đại diện cho một không gian ảo mở, nơi mà người dùng có thể tương tác và tham gia vào một môi trường số phong phú và đa dạng. Một dấu hiệu cho thấy Metaverse có tiềm năng phát triển hơn nữa là việc bán và ghi nhận doanh thu từ bất động sản ảo, chẳng hạn như Decentraland và The Sandbox. Thị trường bất động sản ảo đang trỗi dậy, và việc giao dịch quyền sở hữu đất đai ảo đã trở thành hiện thực. Điều này cho thấy có sự nhu cầu và tiềm năng phát triển Metaverse trong tương lai. Hiện tại, việc áp dụng Metaverse trong lĩnh vực bất động sản ở Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn khởi đầu và chưa được khai thác triệt để. Tuy nhiên, đã có một số nỗ lực đầu tiên trong việc tạo ra một môi trường ảo để nâng cao trải nghiệm khách hàng và thúc đẩy sự phát triển của Metaverse trong lĩnh vực này. Một ví dụ là việc sử dụng công nghệ 360 độ và thực tế ảo để tạo ra các trải nghiệm thực tế ảo trong việc xem và khám phá bất động sản. Các công ty bất động sản đã bắt đầu sử dụng ảnh 360 độ và video ảo để giới thiệu căn hộ, nhà đất và dự án bất động sản cho khách hàng. Điều này giúp khách hàng có thể xem và trải nghiệm không gian bất động sản một cách chi tiết và chân thực hơn mà không cần đến thực tế. Ngoài ra, một số dự án bất động sản lớn cũng đã bắt đầu khám phá việc tạo ra các không gian ảo đặc biệt để giới thiệu dự án. Với sự kết hợp của công nghệ 3D và thực tế ảo, khách hàng có thể tham quan và khám phá mô hình 3D của dự án một cách tương tác trong không gian ảo. Điều này mang lại trải nghiệm gần như sống động và cho phép khách hàng có cái nhìn toàn diện về dự án trước khi đưa ra quyết định mua. Tuy nhiên, các nỗ lực này vẫn còn hạn chế và chưa phổ biến rộng rãi trong ngành bất động sản ở Việt Nam. Việc áp dụng Metaverse trong lĩnh vực này đòi hỏi sự đầu tư về cơ sở hạ tầng công nghệ, năng lực phát triển ứng dụng và sự chấp nhận từ phía người dùng. Qua thời gian, với sự phát triển của công nghệ và nhận thức của thị trường, có thể hy vọng rằng Metaverse sẽ được khai thác và ứng dụng rộng rãi hơn trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu và phân tích tiềm năng, lợi ích cũng như thách thức của Metaverse trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam là rất cần thiết. Điều này sẽ giúp định hình chiến lược và hướng đi cho các doanh nghiệp và chính phủ trong việc phát triển và ứng dụng Metaverse một cách hiệu quả và bền vững trong lĩnh vực này. 1.2 Mục tiêu đề tài Mục tiêu của bài tiểu luận này là tìm hiểu và phát triển giải pháp ứng dụng Metaverse vào lĩnh vực bất động sản nhằm tăng trải nghiệm khách hàng. Để đạt được mục tiêu này, nghiên cứu sẽ tập trung trả lời hai câu hỏi chính: 1. Ứng dụng Metaverse vào lĩnh vực marketing bất động sản như thế nào? Liệu rằng Metaverse sẽ có thể ảnh hưởng đối với quyết định mua sắm và thuê bất động sản của khách hàng hay không và có thể ứng dụng nó ra sao? 2. Chiến lược cấu thành Metaverse để tăng trải nghiệm khách hàng? Nghiên cứu sẽ phân tích các yếu tố thiết kế và trải nghiệm người dùng trong Metaverse nhằm tạo ra một môi trường hấp dẫn và phù hợp với sở thích của khách hàng. Bên cạnh đó, tìm hiểu về avatar identity trong Metaverse ảnh hưởng đến hình ảnh cá nhân của người dùng như thế nào, có sự liên kết ra sao? Thông qua việc nghiên cứu và trả lời các câu hỏi này, đề tài Metaverse trong marketing lĩnh vực bất động sản hướng đến khai thác tiềm năng của Metaverse và tạo ra lợi ích kinh tế cho các nhà đầu tư và người dùng bất động sản, đồng thời cung cấp trải nghiệm tương tác và cá nhân hóa đa dạng cho khách hàng. 1.3 Đối tượng và phạm vi đề tài Đối tượng của đề tài này là Metaverse trong lĩnh vực marketing bất động sản, tập trung vào ứng dụng của nó tại Việt Nam. Phạm vi của đề tài tập trung vào ứng dụng tại thị trường Việt Nam. 1.4 Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, cấu trúc tiểu luận thực hiện qua 3 phần + Phần 1: Khung lý thuyết về trải nghiệm khách hàng và hiểu về metaverse + Phần 2: Ứng dụng Metaserse trong marketing bất động sản tại Việt Nam + Phần 3: Chiến lược cấu thành Metaverse gia tăng trải nghiệm khách hàng CHƯƠNG II: KHUNG LÝ THUYẾT 2.1 Lý thuyết về trải nghiệm khách hàng Quản lý trải nghiệm khách hàng 2.1.1 Khái niệm trải nghiệm khách hàng Nói về khái niệm trải nghiệm khách hàng, có rất nhiều nhà nghiên cứu và những người làm trong lĩnh vực tiếp thị đưa ra những định nghĩa khác nhau về trải nghiệm khách hàng. Nhóm học viên thực hiện đúc kết một số khái niệm đơn giản, phổ biến như: Theo Philip Kotler, cha đẻ của Marketing hiện đại, là việc tạo thêm giá trị cho khách hàng thông qua sự tham gia (tham gia vào các chương trình khuyến mãi, cung cấp thông tin phản hồi, hoặc tham gia vào các hoạt động tương tác trực tiếp hoặc trực tuyến) và kết nối trong quá trình giao tiếp. Mọi cuộc gặp gỡ giữa khách hàng và doanh nghiệp sẽ tạo ra các điểm tiếp xúc. Doanh nghiệp có thể xác định điểm tiếp xúc này để thực hiện điều chỉnh sao cho phù hợp với người tiêu dùng và cải thiện trải nghiệm của họ. Tạo ra một trải nghiệm cho khách hàng có thể dẫn đến lòng trung thành của họ với thương hiệu và nhận diện thương hiệu tốt hơn. Pine và Gilmore (1999) cho rằng trải nghiệm của khách hàng bao gồm tất cả những trải nghiệm mà khách hàng có trong mối quan hệ với nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ trong suốt quá trình họ có mối quan hệ thương mại. Shaw và Ivens (2002) cũng đồng tình rằng trải nghiệm của khách hàng là sự tương tác trực tiếp giữa cá nhân và tổ chức. Theo Forbes, trải nghiệm của khách hàng được định nghĩa là sự tích lũy tác động của nhiều điểm tiếp xúc trong quá trình tương tác của khách hàng với một tổ chức hay một doanh nghiệp. Ngày nay, đa số doanh nghiệp đã gia tăng thêm điểm tiếp xúc trong trải nghiệm khách hàng qua các trang web và phương tiện truyền thông xã hội. Trải nghiệm của khách hàng liên quan đến tất cả các điểm tiếp xúc mà chúng ta có với khách hàng và tương tác với sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Trải nghiệm này thường ảnh hưởng đến cảm xúc của khách hàng. Toàn bộ trải nghiệm xảy ra khi có sự tương tác diễn ra thông qua tiếp thị sản phẩm, dịch vụ đến với người tiêu dùng Tóm lại, mỗi tác giả đều có góc nhìn riêng về trải nghiệm khách hàng, nhưng chung quy lại, trải nghiệm khách hàng mang đặc trưng bởi sự tham gia và tương tác vào sản phẩm hoặc dịch vụ mà một doanh nghiệp mang lại. Ở cùng một mức độ tham gia, những khách hàng có ý thức cao hơn về những gì họ tham gia, nói dễ hiểu hơn rằng khách hàng càng sự hiểu biết sâu rộng về sản phẩm hoặc dịch vụ, cách sử dụng chúng, và cách chúng tương tác với thương hiệu hoặc nhà cung cấp, họ sẽ có trải nghiệm tốt hơn so với người khác. Khi đó, trải nghiệm khách hàng có thể hiểu là trạng thái cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực mà khách hàng đạt được khi họ tương tác với sản phẩm, dịch vụ và nhân viên của doanh nghiệp. 2.1.2 Đặc trưng trải nghiệm khách hàng Trước hết, đặc trưng rõ nét nhất của trải nghiệm khách hàng đó chính là cảm xúc khách hàng. Mọi doanh nghiệp khi chú ý đến việc quản lý trải nghiệm khách hàng đều hướng tới việc tìm kiếm điểm chạm, sắp xếp điểm chạm được hình thành trong quá trình mua hàng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Cảm xúc này là tốt hay không bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, nó là sự cộng hưởng của toàn bộ các điểm chạm. Đặc điểm thứ hai là tương tác. Hiện nay, các chủ doanh nghiệp đã nhận thức nhiều hơn về tầm quan trọng của việc tạo thêm giá trị cho khách hàng thông qua việc cung cấp trải nghiệm. Các marketer luôn cố gắng tìm ra điểm chạm để đáp ứng việc gia tăng giá trị cho khách hàng nói trên. Tuy nhiên, việc cung cấp trải nghiệm khách hàng là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của nhiều phòng ban. Để cung cấp trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng, cần thiết hiểu rõ và có được bức tranh hành trình của khách hàng (customer journey), để có thể đi ngược lại hiểu rõ kỳ vọng của khách hàng tại từng bước. Respnsetek (2010) nhấn mạnh: “đặc trưng của trải nghiệm khách hàng là sự tương tác. Sự tương tác này gồm tương tác trực tiếp và tương tác gián tiếp. Trong đó, sự tương tác trực tiếp là khi khách hàng trao đổi với cửa hàng, liên hệ với các trung tâm đại lý, gửi thư trực tiếp. Sự tương tác gián tiếp là khi khách hàng điểm chạm thông qua quảng cáo trên truyền hình, những dịch vụ của nhà cung cấp.” 2.1.3 Khái niệm hành trình khách hàng Hành trình khách hàng trong ứng dụng thực tế có lẽ không quá phức tạp, đó là một chặng hành trình mà khách hàng tiếp cận những thông tin sơ khởi nhất về sản phẩm, về thương hiệu doanh nghiệp, được thu hút và đến quyết định mua sản phẩm, sử dụng sản phẩm và tiếp tục mua lại. Trên thực tế, quá trình này không đơn giản chỉ là một chu trình có nhiều điểm dừng. Ở mỗi điểm dừng, mỗi khách hàng với chân dung khác nhau, hành vi khác nhau đã tạo ra một sự phức tạp tạo nên thách thức cho bất kì nhà làm marketing nào. Tại mỗi điểm dừng đó, việc cần làm đó là làm sao để thuyết phục khách hàng tiếp tục quan tâm, thú vị đối với sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp và trở thành khách hàng trung thành. Mỗi đối tượng khách hàng khác nhau sẽ có một hành trình mua hàng, hành trình quyết định khác nhau. Do đó, để một chiến dịch hiệu quả việc nắm bắt hành trình mua hàng và vẽ ra được chính xác hành trình mua hàng này chính xác sẽ tạo nên sự thành công doanh số mà chúng ta hướng đến. Hình 2.1 Hành trình khách hàng 2.1.4 Lập bản đồ hành trình khách hàng Bản đồ hành trình của khách hàng (Customer Journey Mapping) là một công cụ mạnh mẽ trong lĩnh vực tiếp thị và quản lý mối quan hệ với khách hàng, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về trải nghiệm của khách hàng và tạo ra mối quan hệ tốt hơn với họ. Bản đồ hành trình không chỉ là một công cụ thống kê dữ liệu, mà còn là một cách để đào sâu vào tâm trí và trái tim của khách hàng, từng bước một. Đây là một yếu tố quan trọng trong việc xác định và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tối ưu hóa trải nghiệm của họ và duy trì sự trung thành. Một trong những lợi ích quan trọng của việc tạo bản đồ hành trình của khách hàng là khả năng hiểu rõ hơn về cuộc sống, mong muốn, và thách thức của khách hàng. Bản đồ hành trình giúp ta thấy rõ quá trình từ khi khách hàng nhận biết nhu cầu cho đến khi họ trở thành khách hàng trung thành, qua các bước như tìm hiểu, quyết định mua, và sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ. Việc hiểu rõ hơn về các giai đoạn và điểm tiếp xúc quan trọng trong hành trình của khách hàng cho phép doanh nghiệp đáp ứng một cách tốt hơn. Ngoài ra, bản đồ hành trình cũng giúp xác định điểm yếu và cơ hội trong quá trình tương tác với khách hàng. Nó cho phép ta nhận ra những thách thức mà khách hàng có thể gặp phải và cung cấp giải pháp để giải quyết chúng. Đồng thời, nó cũng tạo cơ hội để tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng bằng cách cung cấp thông tin, hỗ trợ, và dịch vụ tốt hơn. Hình 2.2. Bản đồ hành trình khách hàng Quy trình tạo bản đồ hành trình của khách hàng không đơn giản, nhưng nó có thể chia thành các bước cụ thể để thực hiện một cách có hiệu quả. Dưới đây là quy trình các bước tạo bản đồ hành trình của khách hàng: Bước 1: Xác định mục tiêu và phạm vi: Đầu tiên, xác định mục tiêu cụ thể của việc tạo bản đồ hành trình. Điều này bao gồm việc xác định đối tượng mục tiêu (khách hàng nào), quá trình cụ thể (mua sắm sản phẩm, sử dụng dịch vụ), và phạm vi thời gian (từ khi khách hàng nhận biết nhu cầu đến khi họ trở thành khách hàng trung thành). Bước 2: Thu thập dữ liệu: Thu thập dữ liệu về hành trình của khách hàng bằng cách nói chuyện với khách hàng, tạo các cuộc thảo luận, sử dụng dữ liệu thống kê và phân tích dữ liệu liên quan. Bước 3: Xây dựng bản đồ: Tạo bản đồ hành trình bằng cách sắp xếp các bước và điểm tiếp xúc theo trình tự thời gian. Sử dụng biểu đồ, đồ họa, hoặc các công cụ tương tự để minh họa quá trình. Bước 4: Phân tích và đánh giá: Phân tích bản đồ để xác định các điểm mạnh và yếu, cơ hội và thách thức trong hành trình của khách hàng. Điều này có thể dựa trên phản hồi của khách hàng, dữ liệu thống kê, và các tiêu chí khác. Bước 5: Đề xuất cải tiến: Dựa trên phân tích, đề xuất các cải tiến và giải pháp để tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng và giải quyết các thách thức. Bước 6: Triển khai và theo dõi: Triển khai các cải tiến và theo dõi hiệu suất để đảm bảo rằng các biện pháp cải tiến hoạt động hiệu quả và tạo ra lợi ích cho khách hàng và doanh nghiệp. 2.1.5 Đo lường trải nghiệm khách hàng Các chỉ số đo lường trải nghiệm khách hàng hiện nay được sử dụng để cải thiện sự thành công của doanh nghiệp có thể kể đến bao gồm: Chỉ số Hài Lòng của Khách Hàng (Customer Satisfaction CSAT) CSAT là một trong những chỉ số quan trọng nhất để đo lường trải nghiệm khách hàng. Được đánh giá thông qua các cuộc khảo sát sau giao dịch hoặc trải nghiệm cụ thể, CSAT đo lường mức độ hài lòng của khách hàng dựa trên thang điểm từ 1 đến 5 hoặc từ 1 đến 10. Điều này giúp doanh nghiệp hiểu được cảm xúc của khách hàng sau mỗi tương tác và xác định điểm mạnh và điểm yếu của quá trình tương tác. Mức độ hài lòng của khách hàng thể hiện sự thực tế về hiệu suất của doanh nghiệp và có thể dùng để thiết lập mục tiêu cải thiện và đo lường sự tiến bộ. Chỉ số CSAT là một công cụ đo lường phổ biến, dễ sử dụng, và cho phép doanh nghiệp đánh giá sự hài lòng của khách hàng sau mỗi tương tác cụ thể. CSAT giúp xác định điểm mạnh và điểm yếu của trải nghiệm khách hàng, từ đó cải thiện dịch vụ và sản phẩm. Tuy CSAT có ưu điểm về tính dễ sử dụng, nhưng nó có hạn chế khi không thể đánh giá sự trung thành và khả năng giới thiệu thương hiệu của khách hàng. Thang điểm của CSAT cũng có thể không phản ánh đầy đủ cảm xúc của khách hàng. Chỉ số Net Promoter Score (NPS) NPS đo lường mức độ sự hài lòng của khách hàng và khả năng họ giới thiệu doanh nghiệp cho người khác. Khách hàng được yêu cầu đánh giá câu hỏi đơn giản: Trên một thang điểm từ 0 đến 10, bạn có sẵn sàng giới thiệu chúng tôi cho người khác không? Dựa trên câu trả lời, khách hàng được phân thành ba nhóm: Promoters (điểm 910), Passives (điểm 78) và Detractors (điểm 06). Tỷ lệ giữa Promoters và Detractors xác định NPS của doanh nghiệp. NPS giúp doanh nghiệp đo lường độ trung thành của khách hàng và sức ảnh hưởng của họ đối với thương hiệu. Điểm số NPS càng cao, thể hiện một lượng lớn người ủng hộ, sẵn sàng giới thiệu thương hiệu đó cho người khác. Chỉ số Customer Effort Score (CES) CES tập trung vào mức độ khách hàng phải cố gắng để hoàn thành một giao dịch hoặc giải quyết một vấn đề. Chỉ số này đánh giá mức độ đồng tình của khách hàng với câu nói: Tôi đã phải cố gắng nhiều để giải quyết vấn đề của mình. Mức độ càng thấp của CES càng tốt, thể hiện rằng doanh nghiệp đã đơn giản hóa quy trình và làm cho việc làm khách hàng trở nên dễ dàng. CES đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng khách hàng không gặp phải mức độ phức tạp không cần thiết trong quá trình tương tác với doanh nghiệp. CES tập trung vào mức độ đồng tình của khách hàng trong quá trình tương tác. Nó xác định mức độ phức tạp của trải nghiệm khách hàng và cung cấp thông tin về khả năng tạo trải nghiệm đơn giản và dễ dàng cho khách hàng. CES có thể không đánh giá được cảm xúc chung của khách hàng và không cho biết về các vấn đề cụ thể gặp phải trong quá trình tương tác. Chỉ số Churn Rate (Tỷ Lệ Mất Khách Hàng) Tỷ lệ mất khách hàng đo lường tỷ lệ khách hàng đã chuyển sang đối thủ hoặc ngưng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian cụ thể. Một tỷ lệ mất khách hàng cao có thể chỉ ra rằng trải nghiệm của khách hàng không đáp ứng đúng nhu cầu của họ hoặc có vấn đề về chất lượng. Để giảm tỷ lệ mất khách hàng, doanh nghiệp cần phải xác định nguyên nhân và đảm bảo rằng họ đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Churn Rate đo lường mức độ hiệu quả trong việc duy trì khách hàng và sự trung thành của họ. Nó cũng giúp xác định nguyên nhân chính dẫn đến mất khách hàng. Churn Rate chỉ phản ánh dấu hiệu sau cùng của mất khách hàng, không giúp dự đoán sự ra đi của họ. Nó cũng không cung cấp thông tin chi tiết về mối quan hệ khách hàng và doanh nghiệp. Chỉ số Lifetime Value (LTV) LTV là một chỉ số quan trọng để đo lường giá trị của khách hàng trong suốt thời gian họ là khách hàng của bạn. Nó tính toán tổng giá trị mà một khách hàng mang lại qua các giao dịch, mua sắm lặp lại, và sự trung thành trong một khoảng thời gian. LTV có thể giúp doanh nghiệp hiểu được giá trị thực sự của từng khách hàng và đồng thời tạo ra chiến lược để duy trì và tăng giá trị này. LTV đo lường giá trị thực sự của từng khách hàng trong suốt thời gian họ là khách hàng của doanh nghiệp. Nó hỗ trợ trong việc xác định đối tượng khách hàng quan trọng và tạo chiến lược dựa trên giá trị. Yêu cầu tính toán phức tạp và cung cấp dữ liệu lâu dài. Ngoài ra, LTV không thể đo lường mức độ hài lòng cụ thể sau từng giao dịch. Mỗi chỉ số đo lường trải nghiệm khách hàng có ưu điểm và nhược điểm riêng, và việc sử dụng chúng phụ thuộc vào mục tiêu và tình hình cụ thể của doanh nghiệp. Kết hợp nhiều chỉ số có thể cung cấp cái nhìn toàn diện về trải nghiệm khách hàng và giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của mình. 2.2. HIỂU VỀ METAVERSE 2.2.1 Khái niệm Metaverse: Metaverse là gì? Cho đến nay, chưa có một khái niệm đầy đủ và hoàn toàn bao quát nào về Metaverse. Tuy nhiên, có thể hiểu Metaverse là khái niệm về một vũ trụ 3D, trực tuyến, bất tận, kết hợp nhiều không gian ảo. Cùng với sự trợ giúp của các thiết bị công nghệ hỗ trợ, Metaverse được mở rộng theo mọi giác quan, cả về tầm nhìn, âm thanh và xúc giác,.Từ đó người dùng có khả năng làm việc, gặp gỡ, chơi trò chơi và giao lưu với nhau trong những không gian 3D trực tuyến này. Metaverse được cho là sẽ trở thành thế hệ tiếp theo của Internet sự kết hợp chặt chẽ và chân thực giữa thế giới vật lý và thế giới số. Chúng ta đã biết đến Internet là một mạng lưới khổng lồ bao gồm hàng tỷ máy tính, hàng triệu máy chủ và các thiết bị điện tử khác. Người dùng Internet có thể giao tiếp với nhau, xem và tương tác với các trang web cũng như mua bán hàng hóa dịch vụ. Metaverse không cạnh tranh với giá trị của internet. Nó được xây dựng dựa trên nền tảng của riêng. Trong khi internet là thứ mà mọi người có thể duyệt (browse) thì ở một mức độ nào đó, mọi người có thể “sống trong metaverse. Metaverse được cấu thành bởi 2 phần: Meta và Verse trong đó: Meta: Meta là một tiền tố dùng để miêu tả những thứ vượt trội hơn, toàn diện hơn Verse: Verse là cách viết ngắn gọn của Universe vũ trụ Như vậy Metaverse dùng để nói về một vũ trụ toàn diện hơn, vượt trội hơn so với vũ trụ mà chúng ta đang sống. Metaverse còn được gọi là vũ trụ ảo. Metaverse theo cách hiểu của đa số mọi người là một thế giới ảo. Nhưng thực chất, Metaverse vẫn chưa hiện hữu rõ ràng đến vậy. Có rất nhiều yếu tố còn khá mơ hồ, trong đó bao gồm nhu cầu chung cho Metaverse. Liệu mọi người có thực sự cần một công nghệ như vậy không? Tuy nhiên, tiềm năng của Metaverse là rất lớn và các công ty công nghệ lớn đều đang đổ rất nhiều nguồn lực để phát triển Metaverse. 2.2.2 Các tính năng của Metaverse: Một số tính năng nổi bật của Metaverse đang được thảo luận: Khả năng tương tác và tham gia: Metaverse cho phép người dùng tương tác với môi trường ảo và với nhau thông qua các biểu đồ 3D, avatar và giao diện thực tế ảo. Người dùng có thể tham gia vào các hoạt động, trò chơi, và sự kiện xã hội trong không gian ảo này. Thế giới ảo mở và liên kết: Metaverse không giới hạn trong việc tạo ra nhiều thế giới ảo, và các thế giới này có thể liên kết với nhau. Người dùng có thể di chuyển từ một thế giới ảo sang thế giới ảo khác, tạo ra một môi trường toàn cầu. Kết nối xã hội: Metaverse tạo ra cơ hội cho người dùng kết nối và tương tác với người khác trên toàn cầu, bất kể vị trí địa lý. Các sự kiện, cuộc họp, và hoạt động xã hội có thể diễn ra trong không gian ảo. Thương mại và kinh doanh: Metaverse cung cấp cơ hội cho các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh trong không gian ảo. Nó có thể liên quan đến mua sắm, quảng cáo, và thậm chí là triển lãm sản phẩm. Thời gian thực và đồng bộ: Metaverse hỗ trợ thời gian thực, cho phép người dùng thực hiện các hoạt động một cách đồng bộ với người khác trong không gian ảo. Sáng tạo và phát triển: Metaverse cung cấp môi trường cho sự sáng tạo và phát triển. Người dùng có thể tạo ra nội dung, ứng dụng, và trải nghiệm mới trong không gian ảo. Thực tế ảo và hiện thực ảo: Metaverse kết hợp giữa thực tế ảo (VR) và hiện thực ảo (AR), cho phép người dùng tương tác với môi trường ảo thông qua thiết bị VR hoặc thông qua ứng dụng AR trên điện thoại di động. An ninh và quản lý dữ liệu: Vấn đề an ninh và quản lý dữ liệu trong Metaverse là quan trọng, vì người dùng sẽ chia sẻ thông tin cá nhân và tài sản trong không gian ảo. Các công nghệ an ninh và quản lý dữ liệu đang phát triển để đảm bảo tính riêng tư và bảo mật. Tích hợp Trí tuệ Nhân tạo (AI): Metaverse có khả năng tích hợp trí tuệ nhân tạo để tạo ra trải nghiệm tương tác thông minh và cá nhân hóa cho người dùng. Mở cửa cho Đa dạng Ngành Công nghiệp: Metaverse có tiềm năng thay đổi cách chúng ta làm việc, giải trí, giáo dục, thương mại và nhiều ngành khác nữa, tạo ra cơ hội mới cho sự phát triển và sáng tạo. Metaverse là một khái niệm phức tạp và đang trong quá trình phát triển, nên các tính năng nổi bật của Metaverse có thể thay đổi và có thể xuất hiện nhiều tính năng mới trong tương lai theo thời gian và sự phát triển của công nghệ. 2.2.3. Metaverse and Avatar Identity Trong metaverse, hình đại diện của người dùng là một phần quan trọng để tạo ra một trải nghiệm sống động và gần gũi hơn. Việc sử dụng hình đại diện 3D thay vì hình ảnh tĩnh 2D giúp người dùng tạo ra một trải nghiệm sống động hơn trong metaverse, bởi vì hình đại diện 3D cho phép người dùng di chuyển, xoay và tương thích đa nền tảng với đối tượng ảo một cách tự nhiên hơn. Nó cũng cho phép người dùng tự tạo và tùy chỉnh hình đại diện của mình để phù hợp với cá tính và sở thích của mình. Trong metaverse, khái niệm về Avatar Identity (tức là nhận dạng của avatar) có thể đóng vai trò quan trọng trong việc xác định tính cách cá nhân. Tuy nhiên, sự khẳng định này phụ thuộc vào cách mà người chơi tạo dựng và thể hiện avatar của mình trong không gian ảo. Avatar Identity đề cập đến các yếu tố như ngoại hình, trang phục, hành vi và tương tác của avatar trong metaverse. Người chơi có thể tùy chỉnh và tuỳ biến avatar của mình để phản ánh cá nhân hóa và thể hiện cá tính riêng. Ví dụ, người chơi có thể lựa chọn giới tính, ngoại hình, trang phục, phong cách và hành vi của avatar để thể hiện những đặc điểm cá nhân mong muốn. Tâm lý của khách hàng trong việc định hình cá nhân hóa trong metaverse đóng vai trò quan trọng trong hiểu và thúc đẩy sự thu hút của họ đến môi trường này. Avatar, như một biểu tượng đại diện cho cá nhân trong không gian ảo, có khả năng tạo ra một trải nghiệm độc đáo và tương tác trực tiếp với người dùng, ảnh hưởng đến việc khách hàng bị thu hút vào môi trường metaverse. Một trong những yếu tố quan trọng khiến avatar trở thành một yếu tố hấp dẫn là khả năng cá nhân hóa. Trong metaverse, người dùng có thể tạo ra một avatar độc đáo, phản ánh cá nhân của họ và cho phép họ tự do thể hiện bản thân theo cách mà họ muốn. Việc có một avatar cá nhân hóa cho phép khách hàng tạo ra một hình ảnh ảo mạnh mẽ, hấp dẫn và thể hiện cá nhân của họ một cách đặc biệt. Điều này tạo ra sự liên kết và đồng cảm giữa khách hàng và avatar của họ, và khẳng định sự tự do và sự tồn tại của họ trong không gian ảo. Một yếu tố khác là khả năng tham gia và tương tác trong môi trường metaverse thông qua avatar. Avatar không chỉ là một biểu tượng đại diện, mà còn là một phương tiện cho phép người dùng tham gia vào hoạt động và tương tác với người khác trong metaverse. Khách hàng có thể tham gia vào các hoạt động xã hội, tham gia vào thế giới ảo với những trò chơi, trò chuyện và giao tiếp với những người khác. Điều này tạo ra một cảm giác thực tế và kết nối xã hội, cho phép khách hàng trải nghiệm và thể hiện bản thân một cách không thể có được trong thế giới thực. Một khía cạnh khác là khả năng thể hiện và mở rộng cá nhân thông qua avatar. Trong metaverse, khách hàng có thể tạo ra một avatar không chỉ phản ánh hình ảnh ngoại hình mà còn thể hiện các yếu tố về tính cách, sở thích và sự sáng tạo của họ. Việc có một avatar độc đáo và phản ánh cá nhân có thể cho phép khách hàng thể hiện và phát triển các khía cạnh của bản thân mà có thể không dễ dàng thực hiện trong cuộc sống hàng ngày. Điều này tạo ra một cảm giác tự tin và hài lòng về việc thể hiện bản thân và mở rộng khả năng sáng tạo. Ngoài ra, avatar cũng có thể tạo ra một trải nghiệm mới mẻ và thoải mái cho khách hàng trong metaverse. Trong không gian ảo, khách hàng có thể tự do thay đổi và tùy chỉnh avatar của họ theo ý muốn. Điều này tạo ra sự linh hoạt và sự đa dạng trong việc thể hiện cá nhân và thích nghi với môi trường metaverse. Khách hàng có thể thay đổi ngoại hình, trang phục và phụ kiện của avatar để phù hợp với sở thích và tình hình trong trò chơi hoặc môi trường xã hội. Điều này cung cấp cho khách hàng một cảm giác kiểm soát và tự do trong việc định hình và thể hiện bản thân. Trên cơ sở những yếu tố trên, avatar trở thành một yếu tố quan trọng khiến khách hàng bị thu hút vào môi trường metaverse. Khả năng cá nhân hóa, khả năng tham gia và tương tác, khả năng thể hiện và mở rộng cá nhân, cùng với sự linh hoạt và thoải mái trong việc tạo hình avatar, tạo ra một trải nghiệm hấp dẫn và hợp đồng với khách hàng. Avatar không chỉ đơn thuần là một biểu tượng đại diện, mà còn là một phần không thể thiếu trong việc xác định và thể hiện cá nhân của người dùng trong metaverse. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc định hình cá nhân hóa thông qua avatar cũng có thể gây ra một số vấn đề và tranh cãi liên quan đến quyền riêng tư, quyền sở hữu trí tuệ và sự nhầm lẫn về danh tính. Do đó, việc bảo vệ quyền và lợi ích của người dùng trong việc sử dụng avatar trong metaverse cũng là một vấn đề phức tạp và cần được quan tâm. Cần có các chính sách và quy định phù hợp để đảm bảo rằng avatar không bị lạm dụng hoặc sử dụng một cách có hại đến cá nhân và xã hội. Tâm lý của khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình cá nhân hóa trong metaverse. Avatar, với khả năng cá nhân hóa, khả năng tham gia và tương tác, khả năng thể hiện và mở rộng cá nhân, cùng với sự linh hoạt và thoải mái trong việc tạo hình avatar, tạo ra một trải nghiệm hấp dẫn và thu hút khách hàng vào môi trường metaverse. Tuy nhiên, việc đảm bảo bảo vệ quyền và lợi ích của người dùng trong việc sử dụng avatar cũng là một yếu tố quan trọng cần được chú trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn của metaverse. 2.2.4. Xu hướng Metaverse Với tiềm năng rất lớn, tổng giá trị thị trường có thể lên tới >900 tỷ USD vào năm 2030 (theo Bloomberg trích dẫn báo cáo của Grand View Research), cùng với đó là dự báo sẽ gia tăng nền kinh tế toàn cầu hơn 5.000 tỷ USD . Đây là những con số đầy hứa hẹn rằng metaverse sẽ tạo ra sự bùng nổ không chỉ về công nghệ mà còn tạo ra tác động lớn tới nền kinh tế thực. Metaverse đã trở thành một xu hướng nổi bật trên toàn cầu, thu hút sự quan tâm của nhiều tập đoàn công nghệ lớn như Meta, Google, và Microsoft đầu tư mạnh mẽ vào phát triển Metaverse và xây dựng các nền tảng và sản phẩm liên quan đến nó. Theo Forbes 5 xu hướng Metaverse được dự báo sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới bao gồm: Metaverse như một kênh tiếp thị mới: Các nhà tiếp thị sẽ sử dụng metaverse để kết nối với người tiêu dùng theo cách mới và sáng tạo, mang lại trải nghiệm thực tế hơn và tương tác trực tiếp hơn. Metaverse doanh nghiệp: Metaverse sẽ được sử dụng để cải thiện hiệu quả và năng suất của các doanh nghiệp, cũng như tạo ra các cơ hội mới cho đào tạo, cộng tác và bán hàng. Phân quyền NFT: Metaverse sẽ được xây dựng trên các nền tảng phi tập trung, cho phép người dùng sở hữu tài sản của họ và kiểm soát dữ liệu của họ. NFT sẽ được sử dụng để đại diện cho các tài sản kỹ thuật số độc đáo, chẳng hạn như tác phẩm nghệ thuật, đồ sưu tầm và bất động sản ảo. Thực tế ảo tăng cường: Metaverse sẽ được trải nghiệm tốt nhất thông qua các công nghệ thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) và thực tế hỗn hợpmở rộng (MRXR). Công nghệ Avatar tiên tiến hơn: Avatar sẽ trở nên tiên tiến hơn, cho phép người dùng thể hiện bản thân theo cách chân thực và sáng tạo hơn. Metaverse là một thị trường mới nổi với nhiều tiềm năng. Nắm bắt và tận dụng các xu hướng metaverse sẽ tạo ra thành công đột phá cho người sáng tạo nội dung và doanh nghiệp. 2.2.5. Ứng dụng Metaverse trên thế giới và Việt Nam Với xu hướng phát triển mạnh mẽ, Metaverse hiện đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực trên thế giới, bao gồm: Giải trí: Metaverse được sử dụng để tạo ra các thế giới ảo, nơi người dùng có thể chơi game, xem phim, nghe nhạc. Một số ví dụ nổi bật về ứng dụng Metaverse trong lĩnh vực giải trí bao gồm Roblox, Decentraland, Fortnite, và Minecraft. Giáo dục: Metaverse được sử dụng để tạo ra các lớp học ảo, nơi học sinh có thể tương tác với nhau và với giáo viên một cách chân thực. Một số ví dụ nổi bật về ứng dụng Metaverse trong lĩnh vực giáo dục bao gồm Microsoft Mesh, VRChat, và Second Life. Kinh doanh: Metaverse được sử dụng để tạo ra các không gian ảo, nơi người dùng có thể mua sắm, làm việc,... Một số ví dụ nổi bật về ứng dụng Metaverse trong lĩnh vực kinh doanh bao gồm Amazon, Nike, và Walmart. Y tế: Metaverse được sử dụng để tạo ra các môi trường ảo, nơi bác sĩ có thể thực hiện các ca phẫu thuật từ xa, điều trị các bệnh tâm thần, và đào tạo nhân viên y tế. Một số ví dụ nổi bật về ứng dụng Metaverse trong lĩnh vực y tế bao gồm XR Health, Osso VR, và Virta Health. Tiếp thị: Metaverse được sử dụng để tạo ra những trải nghiệm tiếp thị mới mẻ và hấp dẫn. Một số ví dụ nổi bật về ứng dụng Metaverse trong lĩnh vực tiếp thị bao gồm Nike, CocaCola, và Gucci. Thể thao: Metaverse có thể được ứng dụng trong thể thao để tạo ra những trải nghiệm mới mẻ và hấp dẫn cho người hâm mộ. Một số ví dụ nổi bật về ứng dụng Metaverse trong lĩnh vực thể thao bao gồm Sony, Tencent, và Epic Games. Nghệ thuật: Metaverse có thể được sử dụng để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật ảo, tổ chức các buổi triển lãm nghệ thuật, hoặc tương tác với khán giả. Một số ví dụ nổi bật về ứng dụng Metaverse trong lĩnh vực nghệ thuật bao gồm The Museum of Other Realities, SuperRare, và Decentraland. Truyền thông: Metaverse có thể được sử dụng để tạo ra các chương trình truyền hình và phim ảnh ảo, tổ chức các sự kiện trực tiếp, hoặc tương tác với khán giả. Một số ví dụ nổi bật về ứng dụng Metaverse trong lĩnh vực truyền thông bao gồm Disney, Warner Bros., và NBCUniversal. Ứng dụng Metaverse tại Việt Nam Việt Nam hiện nằm trong nhóm 5 quốc gia dẫn đầu về các công nghệ Blockchain Metaverse. Theo dự báo của hãng phân tích thị trường MarketAndMarkets, thị trường Blockchain Metaverse Việt Nam sẽ đạt quy mô 2,6 tỷ USD vào năm 2026. Theo Ông Bùi Sỹ Nguyên Nhà sáng lập kiêm CEO của MetaCity cho hay: Việt Nam là một trong những thị trường hot nhất về phát triển các dự án Blockchain và Metaverse, đặc biệt là Metaverse Tại Việt Nam, Metaverse vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu. Tuy nhiên, đã có một số doanh nghiệp và tổ chức bắt đầu ứng dụng Metaverse trong các lĩnh vực như giáo dục, giải trí, và kinh doanh. Một số ví dụ về ứng dụng Metaverse tại Việt Nam bao gồm: Giáo dục: Đại học Quốc gia Hà Nội đã xây dựng một mô hình Metaverse để phục vụ cho việc đào tạo từ xa. Giải trí: Công ty VNG đã phát triển một trò chơi thực tế ảo (VR) mang tên Mộng Võ Lâm. Kinh doanh: Công ty Viettel đã phát triển một nền tảng Metaverse cho phép doanh nghiệp tổ chức các hội nghị và sự kiện trực tuyến. Metaverse có tiềm năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Metaverse được kỳ vọng sẽ trở thành một xu hướng công nghệ lớn trong tương lai. 2.2.6 Thị trường bất động sản ảo trong Metaverse Bản đồ đất ảo (virtual land) trong thế giới ảo (metaverse) đang trở nên có giá trị ngày càng cao. Mặc dù thực tế thì đất ảo chỉ là những pixel trên màn hình máy tính, nhưng giá trị của nó đang tăng lên. Đất ảo có thể được xây dựng để tạo ra những trải nghiệm liên quan đến quảng cáo, tiếp thị, giao tiếp xã hội và giải trí. Các loại tài sản được xây dựng trong môi trường ảo này bao gồm trụ sở công ty, biển quảng cáo và sòng bạc nơi người chơi có thể chơi trò chơi trực tuyến bằng các avatar 3D. Giá trị của mỗi mảnh đất phụ thuộc vào trải nghiệm mà nó cung cấp, cũng như các yếu tố khác như tính sưu tầm, sự phổ biến của nền tảng và tình hình thị trường. Khi Facebook thông báo rằng họ sẽ đổi tên thành Meta vào tháng 6 năm 2022, tín hiệu cho thấy họ quan tâm đến thế giới ảo (metaverse), giá trị bất động sản kỹ thuật số đã tăng lên và dự kiến sẽ tiếp tục tăng với tỷ suất tăng trưởng hàng năm hợp nhất (CAGR) là 31% từ năm 2022 đến năm 2028, theo dữ liệu thị trường gần đây từ MetaMetrics Solutions. Decentraland là một ví dụ điển hình về tiềm năng của đầu tư bất động sản kỹ thuật số. Giám đốc sáng tạo của Decentraland Foundation, Sam Hamilton, cho biết: Khi chúng tôi bán đất lần đầu, tất cả đều được bán với giá 20 đô la Mỹ (tương đương 20,50 euro) mỗi mảnh, và chúng tôi đã bán hết. Bây giờ, tôi nghĩ rằng giá rẻ nhất bạn có thể mua là 3.500 đô la Mỹ (tương đương 3.591 euro). Vì vậy, bạn có thể thấy các nhà đầu tư đã kiếm được rất nhiều tiền. Vào năm 2021, một mảnh đất kỹ thuật số gồm 116 mảnh trong Decentraland đã được bán với giá trị kỷ lục là 2,49 triệu euro trị giá tiền điện tử. Người mua, Tokens.com, đã mua bất động sản này trong trung tâm khu phố thời trang của Decentraland để tạo điều kiện cho việc mở rộng hoạt động của công ty vào ngành thời trang số. Trong tổng số, Decentraland ghi nhận doanh thu 514 triệu euro vào năm 2021. Dựa trên những số liệu này, ta thật sự có thể có niềm tin cho một thế giới ảo tồn tại song song thế giới vật lý. Hình 3.1 Doanh thu ghi nhận bán bất động sản ảo trên các nền tảng Metaverse 2.3. Tiểu kết chương 2 Qua các nội dung, khái niệm và thông tin được phân tích trên đây, việc hiểu về hành trình khách hàng và trải nghiệm khách hàng, xây dựng bản đồ hành trình khách hàng và nắm bắt được yếu tố cá nhân hóa (là yếu tố cốt lõi của việc ứng dụng công nghệ để tăng cường khả năng tiếp thị, hướng đến tạo giá trị thêm cho khách hàng và gia tăng sự hài lòng của khách hàng) là yếu tố quan trọng trong việc ứng dụng Metaverse, một lĩnh vực hoàn toàn mới và tiềm năng. Bằng cách kết nối và áp dụng kiến thức về hành trình khách hàng và trải nghiệm khách hàng vào Metaverse, chúng ta có thể tạo ra trải nghiệm tương tác đặc biệt và xây dựng lòng trung thành và tương tác lâu dài với khách hàng. Thông qua việc hiểu rõ hành trình khách hàng, chúng ta có thể xác định các điểm tiếp xúc quan trọng và thiết kế các hành động và tương tác cho khách hàng trong Metaverse. Tạo ra một môi trường ảo hoàn hảo và thuận lợi để khách hàng có thể tương tác và trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ tạo ra ấn tượng mạnh và tăng cường sự hứng thú của khách hàng. CHƯƠNG III. ỨNG DỤNG METAVERSE TRONG TIẾP THỊ DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN THỰC 3.1 Bất động sản hình thành trong tương lai Bất động sản hình thành trong tương lai là một khái niệm phổ biến trong lĩnh vực bất động sản và luật kinh doanh bất động sản. Theo quy định của Luật Kinh doanh Bất động sản năm 2014, bất động sản hình thành trong tương lai được định nghĩa là nhà và công trình xây dựng đang trong quá trình xây dựng và chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng. Một cách đơn giản, khái niệm này thường liên quan đến việc góp vốn để thực hiện một dự án bất động sản. Trong trường hợp này, người mua đóng một khoản tiền tương đối nhất định để mua quyền sở hữu một phần của dự án bất động sản. Khi dự án hoàn thành và được nghiệm thu, người mua sẽ thanh toán số tiền còn lại và chủ đầu tư sẽ trao giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản cho họ. Đồng thời, cơ sở hạ tầng sẽ được bàn giao lại cho đơn vị quản lý theo thỏa thuận trước đó. Khái niệm bất động sản hình thành trong tương lai là một cách hiện đại để quản lý dự án bất động sản và chia sẻ rủi ro giữa các bên liên quan. Nó giúp đảm bảo tính minh bạch và bảo vệ quyền lợi của cả người mua và chủ đầu tư trong quá trình triển khai dự án. Hình 3.1 Các yếu tố quyết định mua bất động sản hình thành trong tương lai Chính bởi sự phức tạp của loại sản phẩm này, khiến cho khách hàng khi ra quyết định sở hữu cũng sẽ cân nhắc rất nhiều các yếu tố khác nhau. Vị trí: Vị trí là yếu tố quan trọng nhất khi mua bất động sản. Khách hàng thường quan tâm đến việc bất động sản có nằm trong khu vực tiềm năng, gần các tiện ích cơ sở hạ tầng, trường học, bệnh viện, công viên và giao thông thuận tiện. Giá trị tài sản: Giá trị tài sản của bất động sản trong tương lai sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự phát triển của khu vực, cơ sở hạ tầng, và thị trường bất động sản nói chung. Khách hàng quan tâm đến khả năng tăng giá trị của bất động sản theo thời gian. Chất lượng xây dựng: Chất lượng xây dựng của dự án là một yếu tố quyết định. Khách hàng muốn đảm bảo rằng bất động sản sẽ được xây dựng với các tiêu chuẩn cao và sử dụng các công nghệ hiện đại. Tiện ích và dịch vụ: Sự có mặt của các tiện ích như hồ bơi, phòng tập thể dục, sân chơi trẻ em, và dịch vụ bảo vệ và quản lý tòa nhà có thể làm cho bất động sản hấp dẫn hơn đối với khách hàng. Thời gian hoàn thành: Khách hàng quan tâm đến thời gian hoàn thành dự án. Sự trễ hạn trong việc hoàn thành có thể gây không tiện và tăng chi phí. Chính sách thanh toán: Chính sách thanh toán linh hoạt và có sự hỗ trợ từ ngân hàng hoặc chủ đầu tư có thể làm cho việc mua bất động sản trở nên dễ dàng hơn cho khách hàng. Lợi nhuận đầu tư: Khách hàng thường xem xét lợi nhuận dự kiến từ việc đầu tư vào bất động sản hình thành trong tương lai. Điều này bao gồm cả khả năng cho thuê bất động sản hoặc sự tăng giá trị vốn. Rủi ro và an toàn pháp lý: Khách hàng quan tâm đến rủi ro và an toàn pháp lý liên quan đến việc mua bất động sản. Điều này bao gồm việc kiểm tra tính pháp lý, quyền sử dụng đất đai và các yếu tố liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu của họ. Xu hướng thị trường: Các xu hướng thị trường bất động sản cũng ảnh hưởng đến quyết định mua bất động sản trong tương lai. Khách hàng cần theo dõi sự biến đổi trong thị trường và dự đoán tương lai. Tài chính cá nhân: Tài chính của khách hàng cũng là yếu tố quyết định. Họ cần đảm bảo rằng họ có khả năng thanh toán và đảm bảo rằng việc mua bất động sản phù hợp với kế hoạch tài chính cá nhân của họ. 3.2 Nhiệm vụ của marketing trong tiếp thị bất động sản hình thành trong tương lai Đối với mỗi lĩnh vực, nhiệm vụ của marketing sẽ được điều chỉnh sao cho phù hợp với đặc thù của sản phẩm, dịch vụ. Đối với sản phẩm bất động sản hình thành trong tương lai mang theo một đặc thù riêng biệt mà chỉ sản phẩm này mới có. Đặc biệt hơn cả, đây thuộc dòng sản phẩm “đắt đỏ” mang giá trị cao, khiến cho khách hàng sở hữu hải cân nhắc hơn cả khi ra quyết định mua. Do đó, việc tiếp thị cho một sản phẩm hiện tại chưa hiện hữu cũng đòi hỏi những cách thực hiện khác nhau, mang cách thức thực hiện cũng phức tạp hơn rất nhiều. Theo Philip Kotler, cha đẻ của Marketing hiện đại, nhiệm vụ của marketing là tạo ra một sự tương thích giữa sản phẩm hoặc dịch vụ và nhu cầu của khách hàng. Mục tiêu của marketing không chỉ đơn giản là bán hàng, mà là hiểu rõ nhu cầu của khách hàng để phát triển và cung cấp sản phẩm và dịch vụ phù hợp. Bằng cách tập trung vào việc tạo ra giá trị cho khách hàng, marketing giúp giảm nhu cầu phải thuyết phục và bán hàng trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, marketing còn là việc sử dụng sáng tạo của sự thật để tiếp cận và khai thác tiềm năng tiềm thức của khách hàng. Điều quan trọng là marketing phải được thực hiện trước khi có sản phẩm, từ việc nghiên cứu và đánh giá thị trường cho đến việc xây dựng thương hiệu và tạo dựng mối quan hệ với khách hàng. Trên thị trường đầy cạnh tranh hiện nay, không chỉ đáp ứng nhu cầu khách hàng mà còn cần làm hài lòng họ. Marketing cũng đòi hỏi một sự linh hoạt để thích nghi với sự thay đổi liên tục của thị trường. Bằng cách xây dựng thương hiệu và tạo ra giá trị, marketing giúp sản phẩm hoặc dịch vụ trở thành một thương hiệu độc đáo, khác biệt và không chỉ là một hàng hóa thông thường. Cuối cùng, marketing cũng khuyến khích việc có một sứ mệnh cao hơn, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có mục tiêu và sứ mệnh vượt ra ngoài việc kinh doanh, để mang lại ý nghĩa và truyền cảm hứng cho cả nhân viên và khách hàng. Tất cả những nội dung trên đây đều chính xác, tuy nhiên vẫn thực sự cần lựa chọn đúc kết một nhiệm vụ chính, được cho là quan trọng nhất trong việc tiếp thị một sản phẩm bất động sản hình thành trong tương lai. Chính bởi đây là một sản phẩm chưa hiện hữu, chưa thể cầm nắm. Do đó nhiệm vụ quan trọng của Marketing tại đây đó chính là diễn họa (visualization). Diễn họa giúp khách hàng có cái nhìn rõ ràng và sinh động về sản phẩm, dù nó chưa được xây dựng hoặc hoàn thiện. Ảnh minh hoạ và hình ảnh 3D: Sử dụng công nghệ đồ họa và các công cụ tạo hình ảnh 3D để tạo ra ảnh minh hoạ và hình ảnh chân thực về sản phẩm bất động sản. Điều này giúp khách hàng có cái nhìn trực quan về diện mạo, thiết kế và không gian của sản phẩm. Maquette và mô hình: Xây dựng maquette hoặc mô hình vật lý nhỏ để trưng bày và giới thiệu về sản phẩm. Maquette và mô hình giúp khách hàng có cái nhìn cụ thể và trực quan hơn về kích thước, tỷ lệ và các chi tiết của sản phẩm. Trình diễn ảo (virtual reality): Sử dụng công nghệ thực tế ảo để tạo ra trải nghiệm tương tác và tham quan ảo cho khách hàng. Trình diễn ảo cho phép khách hàng đi tham quan qua các không gian, phòng chức năng và tiện ích của sản phẩm bất động sản. Video và đoạn phim: Tạo ra video và đoạn phim động về sản phẩm bất động sản. Video có thể bao gồm hình ảnh diễn họa, trình bày thông qua các góc quay và ghi lại các tính năng và lợi ích của sản phẩm. Trình bày đồ họa và bản vẽ: Sử dụng trình bày đồ họa và bản vẽ chi tiết để trình bày về kiến trúc, bố trí không gian và các chi tiết khác của sản phẩm. Điều này giúp khách hàng có cái nhìn sâu hơn về cấu trúc và thiết kế của sản phẩm. Trải nghiệm tương tác trực tuyến: Sử dụng công nghệ trực tuyến để tạo ra trải nghiệm tương tác cho khách hàng. Điều này có thể bao gồm việc tổ chức các chuyến tham quan ảo, trò chuyện trực tuyến với nhà phát triển hoặc tư vấn viên, hoặc cung cấp các công cụ tương tác để khách hàng khám phá và tùy chỉnh sản phẩm theo ý muốn. 3.3. Ứng dụng Metaverse trong quá trình tiếp thị giúp tăng trải nghiệm khách hàng hiện nay Kể từ khi đại dịch COVID19 bùng phát, ngành bất động sản đã phải đối mặt với một loạt thách thức. Một trong những vấn đề quan trọng là sự chậm trễ trong việc kinh doanh bất động sản do khách hàng không thể tham quan các dự án trực tiếp để xem thực tế. Điều này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc trưng bày và tiếp cận sản phẩm bất động sản. Kể từ cú hích đại dịch đã khiến cho gần như 100% chủ đầu tư hiện nay đều đầu tư vào công nghệ để giúp khách hàng hình dung rõ nét hơn sản phẩm mà họ sẽ sở hữu trong tương lai. Tuy nhiên, sự ra đời của công nghệ, cùng với sự phát triển của công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR), đã mở ra cơ hội lớn cho ngành bất động sản. Công nghệ này cho phép chủ nhà và người thuê tiềm năng thăm quan thế giới bất động sản từ xa, mà không cần phải di chuyển hoặc đặt chân vào không gian thực. Điều này đã tạo ra tiền lệ quan trọng cho việc ứng dụng không gian kỹ thuật số trong ngành bất động sản. Thích ứng với Metaverse trở thành một bước quan trọng đối với ngành này. Hiện nay, công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality VR) đã bắt đầu được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, bao gồm giải trí, dịch vụ, y tế, quân sự, và kiến trúc. Trong lĩnh vực bất động sản, VR đã đạt được những thành công đáng kể. Khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận và tương tác với sản phẩm và dự án bất động sản thông qua các tour ảo 3D và các ứng dụng thực tế ảo trên website và các nền tảng khác. Công nghệ tour ảo giúp nhà đầu tư xem toàn cảnh không gian 360 độ của dự án, cho phép họ hình dung chính xác về giá trị và chất lượng của dự án. Điều này giúp họ đưa ra quyết định đầu tư một cách nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài ra, ứng dụng công nghệ thực tế ảo để xây dựng không gian dự án 3D chi tiết và chân thực cũng giúp thể hiện năng lực và độ chuyên nghiệp của dự án, tăng độ uy tín của doanh nghiệp trong mắt khách hàng. Công nghệ VR giúp nhà đầu tư tiết kiệm thời gian và chi phí. Họ có thể tham quan hàng chục địa điểm bất động sản chỉ trong vài phút một cách dễ dàng. Điều này giúp họ tối ưu hóa quá trình tìm hiểu và đầu tư vào các dự án. Đồng thời, công nghệ này giúp chủ đầu tư tiết kiệm nhiều chi phí so với việc trưng bày dự án truyền thống, như chi phí mặt bằng và chi phí xây dựng cửa hàng. Cuối cùng, ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong ngành bất động sản giúp nâng cao uy tín của dự án và doanh nghiệp. Khách hàng có thể trải nghiệm sản phẩm một cách dễ dàng và thú vị, giúp họ đưa ra quyết định đầu tư một cách tự tin. Công nghệ VR hiển thị tốt trên nhiều thiết bị thông minh, giúp nhà đầu tư tìm hiểu và trao đổi thông tin dự án một cách thuận lợi. Công nghệ thực tế ảo đang thay đổi cách ngành bất động sản kinh doanh và tương tác với khách hàng. Việc ứng dụng công nghệ này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí mà còn nâng cao uy tín của dự án. Đây là bước tiến quan trọng trong việc thích nghi với xu hướng Metaverse và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thực tế ảo và thực tế ảo tăng cường trong n
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -METAVERSE TRONG MARKETING - ỨNG DỤNG TRONG LĨNH VỰC BẤT ĐỘNG SẢN TẠI VIỆT NAM Thành viên nhóm 5: Tơ Thị Linh Quang Lã Thị Anh Đào Ngô Triều Dương Trần Lê Thanh Hằng Đặng Thị Thi Thanh Ngô Thu Thảo Phạm Ngọc Tiền TIỂU LUẬN NHÓM Giảng viên hướng dẫn: PGS TS Trần Mai Đông TPHCM, ngày 29 tháng 10 năm 2023 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 1.1 Bối cảnh đề tài 1.2 Mục tiêu đề tài 1.3 Đối tượng phạm vi đề tài 1.4 Cấu trúc đề tài CHƯƠNG II: KHUNG LÝ THUYẾT 2.1 Lý thuyết trải nghiệm khách hàng & Quản lý trải nghiệm khách hàng 2.1.1 Khái niệm trải nghiệm khách hàng 2.1.2 Đặc trưng trải nghiệm khách hàng 2.1.3 Khái niệm hành trình khách hàng 2.1.4 Lập đồ hành trình khách hàng 2.1.5 Đo lường trải nghiệm khách hàng 2.2 HIỂU VỀ METAVERSE 2.2.1 Khái niệm Metaverse: Metaverse gì? 2.2.2 Các tính Metaverse: 2.2.3 Metaverse and Avatar Identity 2.2.4 Xu hướng Metaverse 2.2.5 Ứng dụng Metaverse giới Việt Nam 2.2.6 Thị trường bất động sản ảo Metaverse 2.3 Tiểu kết chương CHƯƠNG III ỨNG DỤNG METAVERSE TRONG TIẾP THỊ DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN THỰC 3.1 Bất động sản hình thành tương lai 3.2 Nhiệm vụ marketing tiếp thị bất động sản hình thành tương lai 3.3 Ứng dụng Metaverse trình tiếp thị giúp tăng trải nghiệm khách hàng 3.4 Chiến lược cấu thành Metaverse trình tiếp thị giúp tăng trải nghiệm khách hàng - Ứng dụng vào dự án Charm Diamond 3.4.1 Thông tin doanh nghiệp & dự án 3.4.2 Phân khúc khách hàng 3.4.3 Hành trình khách hàng metaverse ứng dụng 3.4.4 Chiến lược cấu thành Metaverse vào lĩnh vực bất động sản 3.5 Kết luận 6 7 8 9 11 12 15 15 15 17 19 20 21 23 24 24 26 28 29 29 31 32 36 38 CHƯƠNG IV HOÀN THIỆN ỨNG DỤNG METAVERSE TRONG TIẾP THỊ GIÚP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG 4.1 Đánh giá ứng dụng Metaverse tiếp thị 4.2 Hoàn thiện ứng dụng Metaverse tiếp thị bất động sản CHƯƠNG V MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ & ĐỀ XUẤT 5.1 Kết luận 5.2 Hạn chế nghiên cứu KẾT LUẬN Tài liệu tham khảo 39 39 41 43 43 44 46 47 LỜI CẢM ƠN Trước hết, nhóm học viên xin phép gửi tới PGS.TS Trần Mai Đông lời cảm ơn sâu sắc nhất, Thầy hướng dẫn nhóm học viên thực làm "Metaverse Marketing - Ứng dụng lĩnh vực bất động sản Việt Nam" Thầy cung cấp nhiều công cụ, tài liệu thông tin quan trọng, mở nhiều vùng kiến thức mà nhóm học viên chưa biết, định hướng cho tiểu luận hoàn thiện hấp dẫn hơn, từ nhóm học viên tiến hành nghiên cứu cách hiệu Mặc dù nhóm học viên cố gắng hết sức, song khả thời gian có hạn với số yếu tố khách quan khác, không tránh khỏi khiếm khuyết định nội dung hình thức Em biết ơn mong nhận ý kiến đóng góp quý Thầy để tiểu luận văn nhóm học viên hồn thiện Nhóm học viên xin chân thành cảm ơn thầy! TP Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 10 năm 2023 Nhóm học viên LỜI MỞ ĐẦU Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, Metaverse lên khái niệm đầy tiềm hứa hẹn lĩnh vực marketing Với phát triển nhanh chóng cơng nghệ mạng lưới internet, Metaverse tạo giới ảo chân thực, nơi mà người dùng tương tác, trải nghiệm khám phá cách không giới hạn Trong bối cảnh này, việc áp dụng Metaverse lĩnh vực bất động sản Việt Nam trở thành chủ đề đáng quan tâm đáng nghiên cứu Metaverse cung cấp môi trường ảo sinh động tương tác, cho phép khách hàng khám phá trải nghiệm không gian bất động sản cách hấp dẫn chân thực Thay dựa vào hình ảnh thơng tin tĩnh, khách hàng "tham quan" hộ, khu đô thị dự án cách tương tác trực tiếp Metaverse Họ di chuyển, thay đổi khơng gian, chí tương tác với yếu tố tiện ích khơng gian ảo Điều tạo trải nghiệm sống động hấp dẫn, giúp khách hàng cảm nhận đánh giá bất động sản cách chân thực Tuy nhiên, việc áp dụng Metaverse lĩnh vực bất động sản đặt số thách thức Việc phát triển trì khơng gian ảo chất lượng cao địi hỏi đầu tư cơng nghệ tài ngun Ngồi ra, cần có đồng thuận chấp nhận từ phía khách hàng người dùng để tham gia vào Metaverse Trong tiểu luận này, nhóm học viên tìm hiểu phân tích ứng dụng Metaverse lĩnh vực bất động sản Việt Nam Chúng ta khám phá cách mà Metaverse nâng cao trải nghiệm khách hàng, tạo hài lòng tăng cường quan hệ bên liên quan ngành bất động sản Ngoài ra, xem xét thách thức hạn chế việc áp dụng MetaVerse thực tế, với khả phát triển tiềm tương lai CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 1.1 Bối cảnh đề tài Metaverse đại diện cho không gian ảo mở, nơi mà người dùng tương tác tham gia vào môi trường số phong phú đa dạng Một dấu hiệu cho thấy Metaverse có tiềm phát triển việc bán ghi nhận doanh thu từ bất động sản ảo, chẳng hạn Decentraland The Sandbox Thị trường bất động sản ảo trỗi dậy, việc giao dịch quyền sở hữu đất đai ảo trở thành thực Điều cho thấy có nhu cầu tiềm phát triển Metaverse tương lai Hiện tại, việc áp dụng Metaverse lĩnh vực bất động sản Việt Nam giai đoạn khởi đầu chưa khai thác triệt để Tuy nhiên, có số nỗ lực việc tạo môi trường ảo để nâng cao trải nghiệm khách hàng thúc đẩy phát triển Metaverse lĩnh vực Một ví dụ việc sử dụng cơng nghệ 360 độ thực tế ảo để tạo trải nghiệm thực tế ảo việc xem khám phá bất động sản Các công ty bất động sản bắt đầu sử dụng ảnh 360 độ video ảo để giới thiệu hộ, nhà đất dự án bất động sản cho khách hàng Điều giúp khách hàng xem trải nghiệm khơng gian bất động sản cách chi tiết chân thực mà khơng cần đến thực tế Ngồi ra, số dự án bất động sản lớn bắt đầu khám phá việc tạo không gian ảo đặc biệt để giới thiệu dự án Với kết hợp cơng nghệ 3D thực tế ảo, khách hàng tham quan khám phá mơ hình 3D dự án cách tương tác không gian ảo Điều mang lại trải nghiệm gần sống động cho phép khách hàng có nhìn tồn diện dự án trước đưa định mua Tuy nhiên, nỗ lực hạn chế chưa phổ biến rộng rãi ngành bất động sản Việt Nam Việc áp dụng Metaverse lĩnh vực đòi hỏi đầu tư sở hạ tầng công nghệ, lực phát triển ứng dụng chấp nhận từ phía người dùng Qua thời gian, với phát triển công nghệ nhận thức thị trường, hy vọng Metaverse khai thác ứng dụng rộng rãi lĩnh vực bất động sản Việt Nam Do đó, việc nghiên cứu phân tích tiềm năng, lợi ích thách thức Metaverse lĩnh vực bất động sản Việt Nam cần thiết Điều giúp định hình chiến lược hướng cho doanh nghiệp phủ việc phát triển ứng dụng Metaverse cách hiệu bền vững lĩnh vực 1.2 Mục tiêu đề tài Mục tiêu tiểu luận tìm hiểu phát triển giải pháp ứng dụng Metaverse vào lĩnh vực bất động sản nhằm tăng trải nghiệm khách hàng Để đạt mục tiêu này, nghiên cứu tập trung trả lời hai câu hỏi chính: Ứng dụng Metaverse vào lĩnh vực marketing bất động sản nào? Liệu Metaverse ảnh hưởng định mua sắm thuê bất động sản khách hàng hay khơng ứng dụng sao? Chiến lược cấu thành Metaverse để tăng trải nghiệm khách hàng? Nghiên cứu phân tích yếu tố thiết kế trải nghiệm người dùng Metaverse nhằm tạo môi trường hấp dẫn phù hợp với sở thích khách hàng Bên cạnh đó, tìm hiểu avatar identity Metaverse ảnh hưởng đến hình ảnh cá nhân người dùng nào, có liên kết sao? Thông qua việc nghiên cứu trả lời câu hỏi này, đề tài Metaverse marketing lĩnh vực bất động sản hướng đến khai thác tiềm Metaverse tạo lợi ích kinh tế cho nhà đầu tư người dùng bất động sản, đồng thời cung cấp trải nghiệm tương tác cá nhân hóa đa dạng cho khách hàng 1.3 Đối tượng phạm vi đề tài Đối tượng đề tài Metaverse lĩnh vực marketing bất động sản, tập trung vào ứng dụng Việt Nam Phạm vi đề tài tập trung vào ứng dụng thị trường Việt Nam 1.4 Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu kết luận, cấu trúc tiểu luận thực qua phần + Phần 1: Khung lý thuyết trải nghiệm khách hàng hiểu metaverse + Phần 2: Ứng dụng Metaserse marketing bất động sản Việt Nam + Phần 3: Chiến lược cấu thành Metaverse gia tăng trải nghiệm khách hàng CHƯƠNG II: KHUNG LÝ THUYẾT 2.1 Lý thuyết trải nghiệm khách hàng & Quản lý trải nghiệm khách hàng 2.1.1 Khái niệm trải nghiệm khách hàng Nói khái niệm trải nghiệm khách hàng, có nhiều nhà nghiên cứu người làm lĩnh vực tiếp thị đưa định nghĩa khác trải nghiệm khách hàng Nhóm học viên thực đúc kết số khái niệm đơn giản, phổ biến như: Theo Philip Kotler, cha đẻ Marketing đại, việc tạo thêm giá trị cho khách hàng thông qua tham gia (tham gia vào chương trình khuyến mãi, cung cấp thơng tin phản hồi, tham gia vào hoạt động tương tác trực tiếp trực tuyến) kết nối trình giao tiếp Mọi gặp gỡ khách hàng doanh nghiệp tạo điểm tiếp xúc Doanh nghiệp xác định điểm tiếp xúc để thực điều chỉnh cho phù hợp với người tiêu dùng cải thiện trải nghiệm họ Tạo trải nghiệm cho khách hàng dẫn đến lòng trung thành họ với thương hiệu nhận diện thương hiệu tốt Pine Gilmore (1999) cho trải nghiệm khách hàng bao gồm tất trải nghiệm mà khách hàng có mối quan hệ với nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ suốt q trình họ có mối quan hệ thương mại Shaw Ivens (2002) đồng tình trải nghiệm khách hàng tương tác trực tiếp cá nhân tổ chức Theo Forbes, trải nghiệm khách hàng định nghĩa "sự tích lũy tác động nhiều điểm tiếp xúc" trình tương tác khách hàng với tổ chức hay doanh nghiệp Ngày nay, đa số doanh nghiệp gia tăng thêm điểm tiếp xúc trải nghiệm khách hàng qua trang web phương tiện truyền thông xã hội Trải nghiệm khách hàng liên quan đến tất điểm tiếp xúc mà có với khách hàng tương tác với sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp Trải nghiệm thường ảnh hưởng đến cảm xúc khách hàng Tồn trải nghiệm xảy có tương tác diễn thông qua tiếp thị sản phẩm, dịch vụ đến với người tiêu dùng Tóm lại, tác giả có góc nhìn riêng trải nghiệm khách hàng, lại, trải nghiệm khách hàng mang đặc trưng tham gia tương tác vào sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp mang lại Ở mức độ tham gia, khách hàng có ý thức cao họ tham gia, nói dễ hiểu khách hàng hiểu biết sâu rộng sản phẩm dịch vụ, cách sử dụng chúng, cách chúng tương tác với thương hiệu nhà cung cấp, họ có trải nghiệm tốt so với người khác Khi đó, trải nghiệm khách hàng hiểu trạng thái cảm xúc tích cực tiêu cực mà khách hàng đạt họ tương tác với sản phẩm, dịch vụ nhân viên doanh nghiệp 2.1.2 Đặc trưng trải nghiệm khách hàng Trước hết, đặc trưng rõ nét trải nghiệm khách hàng cảm xúc khách hàng Mọi doanh nghiệp ý đến việc quản lý trải nghiệm khách hàng hướng tới việc tìm kiếm điểm chạm, xếp điểm chạm hình thành trình mua hàng sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp Cảm xúc tốt hay khơng bị ảnh hưởng nhiều yếu tố, cộng hưởng toàn điểm chạm Đặc điểm thứ hai tương tác Hiện nay, chủ doanh nghiệp nhận thức nhiều tầm quan trọng việc tạo thêm giá trị cho khách hàng thông qua việc cung cấp trải nghiệm Các marketer cố gắng tìm điểm chạm để đáp ứng việc gia tăng giá trị cho khách hàng nói Tuy nhiên, việc cung cấp trải nghiệm khách hàng q trình phức tạp, địi hỏi phối hợp chặt chẽ nhiều phòng ban Để cung cấp trải nghiệm tốt cho khách hàng, cần thiết hiểu rõ có tranh hành trình khách hàng (customer journey), để ngược lại hiểu rõ kỳ vọng khách hàng bước Respnsetek (2010) nhấn mạnh: “đặc trưng trải nghiệm khách hàng tương tác Sự tương tác gồm tương tác trực tiếp tương tác gián tiếp Trong đó, tương tác trực tiếp khách hàng trao đổi với cửa hàng, liên hệ với trung tâm đại lý, gửi thư trực tiếp Sự tương tác gián tiếp khách hàng điểm chạm thông qua quảng cáo truyền hình, dịch vụ nhà cung cấp.” 2.1.3 Khái niệm hành trình khách hàng Hành trình khách hàng ứng dụng thực tế có lẽ khơng q phức tạp, chặng hành trình mà khách hàng tiếp cận thông tin sơ khởi sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp, thu hút đến định mua sản phẩm, sử dụng sản phẩm tiếp tục mua lại Trên thực tế, trình khơng đơn giản chu trình có nhiều điểm dừng Ở điểm dừng, khách hàng với chân dung khác nhau, hành vi khác tạo phức tạp tạo nên thách thức cho nhà làm marketing Tại điểm dừng đó, việc cần làm để thuyết phục khách hàng tiếp tục quan tâm, thú vị sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp trở thành khách hàng trung thành Mỗi đối tượng khách hàng khác có hành trình mua hàng, hành trình định khác Do đó, để chiến dịch hiệu việc nắm bắt hành trình mua hàng vẽ xác hành trình mua hàng xác tạo nên thành cơng doanh số mà hướng đến Hình 2.1 Hành trình khách hàng