TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNNATIONAL ECONOMICS UNIVERSITY KHOA BẤT ĐỘNG SẢN VÀ KINH TẾ TÀI NGUYÊN ---***---TIỂU LUẬN MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Đề tài: Quan niệm của Đại hộ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
NATIONAL ECONOMICS UNIVERSITY
KHOA BẤT ĐỘNG SẢN VÀ KINH TẾ TÀI NGUYÊN
-*** -TIỂU LUẬN
MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Đề tài: Quan niệm của Đại hội Đảng lần thứ VIII về công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước và thực tiễn Việt Nam hiện nay
Họ và tên sinh viên Bùi Thị Hạnh
Lớp chuyên ngành Bất động sản 63B
Giảng viên hướng dẫn Nguyễn Thị Thắm
Hà Nội, T2/2023
MỤC LỤC
Trang 2Lời mở đầu 2
PHẦN NỘI DUNG 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA 4
1.1 Khái niệm công nghiệp hóa – hiện đại hóa 4
1.2 Đặc điểm công nghiệp hóa – hiện đại hóa 5
1.3 Tác động của công nghiệp hóa – hiện đại hóa 5
CHƯƠNG II: QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA CỦA ĐẢNG QUA ĐẠI HỘI ĐẢNG LẦN THỨ VIII 6
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG CNH, HĐH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 10
3.1 Thành tựu 10
3.1.1 Trong lĩnh vực nông nghiệp 10
3.1.2 Trong lĩnh vực sản xuất 11
3.2 Những hạn chế còn tồn tại 12
CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CNH, HĐH CHO ĐẤT NƯỚC 13
KẾT LUẬN 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Lời mở đầu
Đổi mới và phát triển là quy luật vận động tất yếu của mọi sự vật, hiện tượng nói chung và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng
Trang 3Kể từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (năm 1991), công cuộc đổi mới của nước ta tiếp tục gặt hái nhiều thành tựu về mọi mặt Đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, cải thiện một bước đời sống vật chất của đông đảo nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh được củng cố Đồng thời, thành tựu 10 năm đổi mới đã tạo được nhiều tiền đề cần thiết cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Bên cạnh những thành tựu đạt được, nước ta cũng phải đối mặt với nhiều thách thức như nguy cơ tụt hậu về kinh tế, “diễn biến hòa bình”; tệ quan liêu, tham nhũng; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa Tình hình thế giới và thực tiễn công cuộc đổi mới cũng đặt ra cho Đảng những nhiệm vụ và bước đi mới
Nhận thức được tính hình trên, việc nghiên cứu về quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là hết sức cấp thiết giúp cho việc tìm hiểu thêm về đường lối đổi mới của đất nước ta từ đó đưa ra các giải pháp cho sự phát triển mạnh mẽ hơn và cũng là sự phát triển của đất nước Chính vì những lý do đó, đề tài “Quan niệm của Đại hội Đảng lần thứ VIII về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
và thực tiễn Việt Nam hiện nay” đã được chọn làm đề tài nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI
HÓA 1.1 Khái niệm công nghiệp hóa – hiện đại hóa
Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi cơ bản và toàn diện hầu hết các hoạt động sản xuất từ việc sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động phổ thông dựa trên sự phát triển của ngành công nghiệp cơ khí Ngoài ra, công nghiệp hóa còn được hiểu là quá trình nâng cao tỷ
3
Trang 4trọng của công nghiệp trong toàn bộ các ngành kinh tế của một vùng kinh tế hay một nền kinh tế Đó là tỷ trọng về lao động, về giá trị gia tăng, về năng suất lao động,
Có thể nói quá trình công nghiệp hóa là quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội ở một cộng đồng người từ nền kinh tế với mức độ tập trung tư bản nhỏ bé (xã hội tiền công nghiệp) sang nền kinh tế công nghiệp Công nghiệp hóa là một phần của quá trình hiện đại hóa Sự chuyển biến kinh tế - xã hội này đi đôi với tiến bộ công nghệ, đặc biệt là sự phát triển của sản xuất năng lượng và luyện kim quy mô lớn Công nghiệp hóa còn gắn liền với thay đổi các hình thái triết học hoặc sự thay đổi thái độ trong nhận thức tự nhiên
Hiện đại hóa được hiểu là việc ứng dụng, trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh, dịch vụ
và quản lý kinh tế xã hội Từ việc sử dụng sức lao động thủ công sang sử dụng sức lao động phổ thông ứng dụng những thành tựu công nghệ Đây là một thuật ngữ tổng quát nhằm biểu đạt tiến trình cải biến nhanh chóng khi con người nắm được khoa học kỹ thuật tiên tiến và dựa vào đó để phát triển xã hội với mộc tốc
độ mau chóng chưa từng thấy trong lịch sử
⇒ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện này được hiểu là quá trình chuyển đổi căn bản và toàn diện từ các hoạt động kinh tế và kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng lao động phổ thông cũng như công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại để tạo ra năng suất lao động xã hội lớn
Có thể thấy rằng công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng mới không còn bị giới hạn về phạm vi trình độ những lực lượng sản xuất và kỹ thuật đơn thuần mà chỉ nhằm chuyển lao động thủ công thành lao động cơ khí giống như các quan niệm trước đây vẫn nghĩ
Trang 51.2 Đặc điểm công nghiệp hóa – hiện đại hóa
Do những biến đổi của nền kinh tế thế giới và điều kiện cụ thể của đất nước, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta có những đặc điểm chủ yếu sau:
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế và Việt Nam tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
1.3 Tác động của công nghiệp hóa – hiện đại hóa
Thực hiện đúng đắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ có những tác dụng to lớn về nhiều mặt trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước:
- Tạo điều kiện thay đổi về chất nền sản xuất xã hội, tăng năng suất lao động,tăng sức chế ngự của con người đối với thiên nhiên, tăng trưởng và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, góp phần quyết định sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội
- Tạo điều kiện vật chất cho việc củng cố, tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước, nâng cao năng lực quản lý, khả năng tích luỹ và phát triển sản xuất, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, giúp cho sự phát triển tự do toàn diện của con người trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội
- Tạo điều kiện thuận lợi cho khoa học và công nghệ phát triển nhanh đạt trình độ tiên tiến hiện đại Tăng cường lực lượng vật chất - kỹ thuật cho quốc phòng, an ninh; bảo đảm đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước ngày
5
Trang 6càng được cải thiện Tạo điều kiện vật chất cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đủ sức thực hiện sự phân công và hợp tác quốc tế
Sự phân tích trên cho thấy mối quan hệ gắn bó trực tiếp giữa công nghiệp hóa,hiện đại hóa với lực lượng sản xuất Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là để thực hiện xã hội hóa sản xuất về mặt kinh tế - kỹ thuật theo định hướng xã hội chủ nghĩa Nó có tác dụng, ý nghĩa quan trọng và toàn diện Vì vậy, Đảng ta xác định: "Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại là nhiệm vụ trung tâm" trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
CHƯƠNG II: QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA CỦA ĐẢNG QUA ĐẠI HỘI ĐẢNG LẦN THỨ VIII
Kể từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (năm 1991), công cuộc đổi mới của nước ta tiếp tục gặt hái nhiều thành tựu về mọi mặt Đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, cải thiện một bước đời sống vật chất của đông đảo nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh được củng cố Đồng thời, thành tựu 10 năm đổi mới đã tạo được nhiều tiền đề cần thiết cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Bên cạnh những thành tựu đạt được, nước ta cũng phải đối mặt với nhiều thách thức như nguy cơ tụt hậu về kinh tế, “diễn biến hòa bình”; tệ quan liêu, tham nhũng; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa Tình hình thế giới và thực tiễn công cuộc đổi mới cũng đặt ra cho Đảng những nhiệm vụ và bước đi mới
Trong hoàn cảnh đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng diễn ra từ ngày 28-6 đến 1-7-1996 tại Thủ đô Hà Nội Dự Đại hội có 1.198 đại biểu đại diện cho gần 2,13 triệu đảng viên trong cả nước
Ðại hội có nhiệm vụ tổng kết 10 năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, 5 năm thực hiện Nghị quyết Ðại hội VII của Ðảng, đề ra mục
Trang 7Discover more
from:
lsđ01
Document continues below
Lịch sử Đảng
CSVN
Đại học Kinh tế…
999+ documents
Go to course
Trắc nghiệm lịch sử Đảng chương 1 phầ…
Lịch sử
Đảng… 100% (39)
15
Trắc nghiệm lịch sử Đảng chương 1 phầ…
Lịch sử
Đảng… 100% (16)
20
Bài tập lớn LS Đảng -vai trò lãnh đạo của…
Lịch sử
Đảng… 100% (14)
12
Đại hội VI,đại hội VII -Đại hội VI và -Đại hội…
Lịch sử
Đảng… 100% (14)
14
Trang 8tiêu, phương hướng, giải pháp thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; bổ sung, sửa đổi Ðiều lệ Ðảng
Ðại hội đánh giá tổng quát: Công cuộc đổi mới trong 10 năm đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng Nhiệm vụ do Ðại hội VII đề
ra đã được hoàn thành cơ bản Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành, cho phép chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn
Nhận định đặc điểm tình hình thế giới, thời cơ và thách thức, Ðại hội xác định: Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đánh dấu bước ngoặt chuyển đất nước ta sang thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội Trên cơ sở phân tích những đặc điểm nổi bật của tình hình thế giới, những xu thế chủ yếu trong quan hệ quốc tế, nêu rõ những thời cơ và thách thức lớn, Đại hội định ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2000 và
2020 của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đó là, tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở - kỹ thuật hiện đại Quốc phòng, an ninh vững chắc; dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh
[123doc] - bai-thu-hoach-lop-cam-…
Lịch sử Đảng… 100% (12)
27
Lịch sử Đảng - Tại sao nói, sau cách…
Lịch sử Đảng… 100% (12)
16
Trang 9Ðại hội đã xây dựng định hướng phát triển các lĩnh vực chủ yếu: Phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chính sách đối với các thành phần kinh tế; tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế; phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; chính sách giải quyết một số vấn đề xã hội; quốc phòng và an ninh; chính sách đối ngoại; thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân; tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
Đường lối CNH được hình thành từ Đại hội III của Đảng (9-1960) đến Đại hội VI của Đảng (12-1986) cùng với các hội nghị trung ương thì vấn đề CNH bắt đầu được hình thành trên điều kiện cụ thể của đất nước trong mỗi thời
kỳ Trước thời kỳ đổi mới, nước ta có khoảng 25 năm tiến hành CNH qua hai giai đoạn: từ năm 1960 đến năm 1975 triển khai ở miền bắc và từ năm 1975 đến năm 1985 được triển khai trên phạm vi cả nước
Mục tiêu cơ bản của CNH XHCN được Đại hội IV xác định là xây dựng một nền kinh tế XHCN cân đối và hiện đại Bước đầu xây dựng cơ sở vật chất
và kỹ thuật của CNXH Đó là mục tiêu cơ bản, lâu dài phải thực hiện qua các giai đoạn
Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới về công nghiệp, Đảng và Nhà
Nước đã có những kết quả khả quan: “Năm 1965 tăng 52 lần so với năm 1955, công nghiệp XHCN chiếm 93,1% Tổng giá trị sản lượng công nghiệp tăng từ 1.248 triệu USD (1960) lên 2.365 triệu (1965) Nhịp độ tăng trưởng bình quân 13,6%
Từ Đại hội VI(1986) đến Đại hội VIII(1996) đường lối CNH đã có những thay đổi dựa trên quá trình đổi mới tư duy về CNH, đồng thời khắc phục những
8
Trang 10sai lầm và hạn chế sau hơn 20 năm phát triển và đổi mới Đảng ta đã xác định nhiệm vụ quan trọng trong thời kỳ đầu của thời kỳ quá độ, là chuẩn bị tiền đề cho CNH đã cơ bản hoàn thành và cho phép chuyển sang thời kỳ mới – thời kỳ CNH
Nhìn tổng quát, công cuộc đổi mới 10 năm qua của Đảng đã thu được những kết quả to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng Nhiệm vụ do Đại hội Đảng lần thứ VII đề ra cho 5 năm 1991-1995 đã hoàn thành về cơ bản
Dựa trên phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 1996-2000, Đại hội VIII của Đảng cũng nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Một là: thực hiện đồng thời 3 mục tiêu về kinh tế Đẩy mạnh công nghiệp hóa
với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững và có hiệu quả; ổn định vững chắc kinh tế vĩ mô; chuẩn bị tiền đề cho bước phát triển cao hơn sau năm 2000, chủ yếu phát triển nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng hoàn thiện thể chế
Hai là: tiếp tục thực hiện nhất quán lâu dài chính sách kinh tế nhiều thành
phần, phát huy mọi nguồn lực để phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời hoàn thiện cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Ba là: kết hợp hài hòa tăng triển kinh tế với phát triển xã hội, tặp trung giải
quyết vấn đề bức xúc, nhắm tạo được chuyển biến rõ về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội
Bốn là: kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả
sử dụng các nguồn lực vừa phục vụ sự phát triển kinh tế vừa phục vụ an ninh quốc phòng
Trang 11Năm là: kết hợp phát triển các vùng kinh tế trọng điểm với các vùng khác,
tạo điều kiện cho các vùng, tránh chênh lệch quá xa về nhịp độ tăng trưởng giữa các vùng
<Văn kiện đại hội VIII của Đảng – NXB CTQG>
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG CNH, HĐH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1 Thành tựu
3.1.1 Trong lĩnh vực nông nghiệp
Việc áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật là chìa khóa nâng cao năng suất lao động và đa dạng hóa kinh tế nông nghiệp
Ứng dụng công nghệ 4.0 trong đổi mới quy trình điển hình là việc ứng dụng điện toán đám mây nhằm cung cấp sản phẩm đầu ra chất lượng cao và an toàn vệ sinh thực phẩm Và ứng dụng công nghệ thông tin vào nông nghiệp làm tăng năng suất sản lượng đáng kể so với cách trồng nông nghiệp kiểu cũ Điện toán đám mây mang lại nhiều lợi ích to lớn như sự chuẩn hóa sản phẩm và dịch
vụ, giảm thiểu chi phí đầu tư, rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ và linh hoạt trong mô hình kinh doanh, sẵn sàng mở rộng khi cần thiết
Ứng dụng công nghệ 4.0 trong đổi mới kỹ thuật nông nghiệp, ví dụ: sự phát triển của công nghệ sinh học cho phép chọn, tạo ra những giống cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với mục đích sử dụng Điều này tác động mạnh mẽ đến năng suất cũng như chất lượng cây trồng vật nuôi, từ đó tăng giá trị gia tăng trong mỗi sản phẩm nông nghiệp
Ngoài ra các hoạt động tiếp cận nông nghiệp 4.0 khác rất đáng khích lệ như ứng dụng công nghệ tự động, bán tự động trong sản xuất lúa, ngô, rau quả,
bò sữa, lợn giống, thủy sản Đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp Việt không chỉ
10