1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình cao cấp lý luận chính trị tôn giáo và tín ngưỡng phần 2

132 11 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

Bài 3

MỘT SỐ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

A MỤC TIÊU

Về kiến thức: Cung cắp cho học viên những kiến thức cơ bản về một số tôn giáo ở Việt Nam

Về kỹ năng: Giúp học viên vận dụng kiến thức về một số tôn giáo để ứng xử với vấn đề tôn giáo trong thực tiễn phù hợp quan

điểm mácxít

VỀ tư tưởng: Giúp học viên có thái độ đúng mực, khách quan trong việc nhìn nhận, giải quyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam

B NỘI DUNG

1 PHẬT GIÁO VÀ PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM 1.1 Khái quát chung về Phật giáo

1.1.1 Sự ra đời và quá trình phát triển

Người sáng lập ra Phật giáo là Tắt Dat Da (Siddhartha), con vua Tịnh Phạn (Suddhodana) và hoàng hậu Ma Da (Maya), ho Cd Dam (Gautama), vuong t6c Thich Ca (Sakya), tiểu quốc Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu) thuộc vùng Đông Bắc Ấn Độ lúc đó và thuộc

Nepal ngày nay; sinh ngày 15-4-624 trước Công nguyên (Tr.CN)

tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) Năm 19 tuổi (16 tuổi theo quan điểm Phật giáo Bắc tông), Tất Đạt Đa kết hôn với Da Du Đà La (Yasoddhara), sinh hạ một người con trai là La Hầu La (Rahula)

Trang 2

Năm 29 tuổi (25 tuổi theo quan điểm Phật giáo Bắc tông), ông xuất gia tu hành Trong 6 năm đầu mới xuất gia, ông tu khổ hạnh với các tu sĩ Bà La Môn giáo ở Tuyết Sơn (Himalaya) Nhận thức được cần phải có thân thể khỏe mạnh mới đủ sức tư duy tìm ra chân lý, Tất

Đạt Đa đã từ bỏ cách tu hành cực đoan của Bà La Môn giáo Sau khi uống bát sữa bò của thiếu nữ Nan Đà, xuống địng sơng Ni Liên

Thién Na tắm rửa, ông nhập thiền dưới gốc cây Tắt Bà La (Pipala)

tại Già Da (Gaya) và giác ngộ thành Phật sau 49 ngày đêm, năm

ông 35 tuổi (31 tuổi theo quan điểm Phật giáo Bắc tông), được tơn

xưng là Thích Ca Mâu Ni

Sau khi đắc đạo, Thích Ca Mâu Ni đến Vườn Hươu (Sarnath) thuyết giảng giáo pháp mà ông mới giác ngộ cho 5 vị tu sĩ Bà La Môn giáo đã từng cùng ông tu khổ hạnh ở Tuyết Sơn Tiếp đó, Thich Ca Mâu Ni đi truyền giáo và thu nạp rất nhiều đệ tử Sau 45

năm thuyết giảng giáo pháp (49 năm theo quan điểm Phật giáo Bắc

tơng), Thích Ca Mâu Ni nhập diệt (nhập Niết Bàn) năm 544 Tr.CN tại Câu Thi Na Ca (Kushinagar)

Sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni nhập diệt, do sự không thống

nhất trong giáo đoàn, nên đã diễn ra bón lần kiết tập để chỉnh lý thống nhất giáo lý Phật giáo Lần kiết tập thứ nhất tiến hành tại thành Vương Xá (Rajagriha) Lần kiết tập thứ hai diễn ra tại thành

Phé Xá Lị (Vesali) Lần kiết tập thứ ba diễn ra tại thành Hoa Thị (Pataliputra) Lần kiết tập thứ tư diễn ra ở Ca Thấp Di La

(Kashmir)

Ngay sau khi ra đời, Phật giáo đã phát triển khá mạnh mẽ ở Ấn Độ, nhất là dưới thời vua A Dục (Asoka, 273-232 Tr.CN) Thời kỳ này, được sự ủng hộ của vua A Dục, Phật giáo không chỉ phát triển rộng khắp đất nước Án Độ, mà còn được truyền bá sang nhiều khu vực trên thế giới từ Trung Á, Trung Đông đến tận Trung Âu

Trang 3

Từ đầu Công nguyên đến nay, Phật giáo du nhập mạnh mẽ vào các quốc gia châu Á

Sau thế kỷ IX, Phật giáo ở Ấn Độ bắt đầu suy vi Đến thế kỷ XII, Phật giáo bị diệt vong ngay trên quê hương của mình Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Phật giáo được phục hồi và phát triển ở Ấn Độ, với số lượng nhỏ Từ cuối thế kỷ XVIH đến đầu thế kỷ XX, Phật giáo phát triển khá mạnh mẽ ở các nước phương Tây như Đức, Pháp, Anh, Mỹ, v.v Từ giữa thế kỷ XX đến nay, Phật giáo phát triển rộng khắp các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế

giới, với khoảng 500 triệu tín đồ, cùng với gần 1 tỷ người chịu ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau

1.1.2 Giáo lý, giáo luật, lễ nghỉ, tổ chức của Phật giáo * Giáo lý:

- Tứ Diệu đề (Tứ đếfTứ Thánh đế) là bốn chân lý gồm: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đề

Khổ đề: là lý luận về sự Khổ Phật giáo cho rằng làm người là

Khổ, đời là Khổ Phật giáo quan niệm có 8 loại Khổ gồm: Sinh (sinh ra), Lão (già đi), Bệnh (ốm đau), Tử (qua đời), Oán tăng hội khổ (khổ vì gặp những người/điều mình ốn ghéU), Ái biệt ly khổ

(khổ vì phải xa rời những người/điều mình u thích), Cầu bắt đắc khổ (khổ vì những người/điều mình cầu mong không được), Ngũ uẫn thịnh khổ (khổ vì 5 yếu tố cấu thành mọi sự vật hiện tượng, sồm Sắc uẫn, Thụ uẫn, Tưởng uẫn, Hành uẫn, Thức uẫn)

Tập đế: là nguyên nhân của sự Khổ Theo Phật giáo, các nguyên nhân cơ bản của Khổ gồm tham Ái, khát Dục, Vô minh, Tam độc (tham lam, sân hận, sỉ mê), Tà kiến, Giới cắm thủ (tu hành

khơng chính đạo), v.v

Diệt đế: là tiêu điệt nguyên nhân mọi Khổ Phật giáo cho rằng, để hết Khổ phải tiêu diệt tham Ái và khát Dục, trừ bỏ Nghiệp hoặc,

Trang 4

tu tập theo chính đạo (Phật giáo), đề cao trí tuệ (duy Tuệ thị

Nghiệp) để đạt đến giải thoát, Niét Ban

Đạo để: là 8 con đường tiêu diệt nguyên nhân của Khổ, gồm: Chính kiến (kiến giải đúng đắn về giáo lý Phật giáo), Chính tư duy (ý chí đúng đắn trên cơ sở chính kiến), Chính ngữ (phát ngôn đúng,

giáo lý Phật giáo), Chính nghiệp (hành vi đúng đắn theo giáo lý Phật giáo), Chính mệnh (mưu sinh chính đáng phù hợp với giới luật

Phật giáo), Chính tỉnh tiến (chuyên cần tu tập Phật pháp hướng về

giải thốt), Chính định (tu tập thiền định Phật giáo) và Chính niệm (kiên định suy niệm theo chân lý Phật giáo)

- Thập nhị nhân duyên gồm: Vô minh (không sáng suốt), Hành (hành động tạo tác), Thức (thần thức), Danh sắc (tỉnh than và vật chất), Lục nhập (sáu loại giác quan), Xúc (tiếp xúc với ngoại cảnh), Thụ (cảm thụ), Ái (ham muốn), Thủ (thủ giữ), Hữu (hiện hữu), Sinh (sinh tồn), Lão tử (già chết) Có nhiều cách giải thích về

'Thập nhị nhân duyên, trong đó chủ yếu là cách lý giải nhân sinh quan Theo đó, Thập nhị nhân duyên là 12 khâu cấu thành sinh

mệnh tuần hồn khơng ngừng

~ Vô thường: là một đặc tính phổ quát của con người và vạn vật Điều này có nghĩa, khơng có cái gì bắt biến ở trong cuộc đời, vì nó ln thay đổi Ví dụ, con người là một tập hợp 5 uẫn; 5 thành tố này luôn tùy thuộc vào nhau để tổn tại, 1 thành tố hiện hữu có nghĩa là cả 5 thành tố đều có mặt; 5 thành tố luôn biến chuyển không ngừng, luôn sinh khởi, tồn tại rồi hoại diệt

~ Vô ngã: là không có bắt cứ con người và vạn vật nào hiện

hữu một cách độc lập Giáo lý duyên sinh của Phật giáo cho rằng,

khơng có gì sinh khởi mà khơng phụ thuộc vào các nguyên nhân Nam uẫn hay con người cũng phụ thuộc nhau mà sinh khởi, do vậy không có bản chất của một cái ngã bắt biến tồn tại độc lập với năm thành tố này

Trang 5

~ Nhân quả: nhân là suy nghĩ, lời nói, việc làm của con người Quả là kết quả của ý nghĩ, lời nói, việc làm của con người Mọi

hoạt động của con người (thân, khẩu, ý) đều để lại một kết quả nhất

định, trong đó nhân có trước, quả có sau; quả phụ thuộc vào nhân, nhân quả tương ứng

- Nghiệp báo: tắt cả suy nghĩ, lời nói, việc làm có sự chỉ phối của ý thức con người sẽ để lại một nghiệp nhất định Việc thiện ác của con người trong hiện tại sẽ tạo ra nghiệp báo tương ứng trong

tương lai Một nghiệp tốt mang lại quả tốt, một nghiệp xấu mang lại quả xấu Con người ở kiếp này phải chịu nghiệp báo tắt cả những gì đã làm trong quá khứ

~ Luân hỗi: là vòng sinh tử của con người Khi con người tạo

nghiệp ác sẽ bị lệ thuộc trong vòng sinh tử, luân hồi Muốn thoát

khỏi luân hồi, phải thoát khỏi nghiệp báo, nhân quả

* Giáo luật: giáo luật của Phật giáo gồm:

- Ngữ giới: 5 giới dành cho tín đồ, gồm khơng sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không dối trá, không uống rượu (cùng với các chất gây nhiễu loạn tâm trí, khơng kiểm sốt được lời nói và

việc làm)

- Thập thiện: 10 điều thiện được xây dựng trên nền tảng của

Ngũ giới dành cho tín đồ, gồm khơng sát sinh, không trộm cướp,

khơng tà dâm, khơng nói xằng, khơng nói thêu dệt, khơng nói hai Idi, khơng ác khẩu, không tham dục, không sân hận, không tà kiến

- Bắt quan trai giới: 8 giới dành cho tín đồ giữ gìn trong 24 giờ (một ngày đêm) tại ngôi chùa để thực tập theo đời sống của tu sĩ, gồm: không sát sinh, không nói đối, khơng trộm cắp, không tà dâm, không uống rượu, không ăn trái giờ giấc (không ăn phi thời/không ăn sau 12h00 trưa), không nhảy múa ca hát cũng như không dùng son phấn và nước hoa, không ngồi nằm giường lớn cao rộng

Trang 6

~ Thập giới: 10 giới dành cho tu sĩ mới xuất gia (Sa di/Sa di

ni, 14-19 tuổi), gồm khơng sát sinh, khơng nói dối, không trộm cắp,

không đâm dục, không uống rượu, không ăn trái giờ giấc, khong

nhảy múa ca hát, không dùng son phấn và nước hoa, không nằm giường lớn cao rộng, không cầm giữ vàng bạc, vật báu

~ Cự túc giới (Tỷ khiêu giới/T) kheo giới): là giới luật đầy đủ

mà một tu sĩ chính thức phải thụ nhận Đối với Phật giáo Bắc tông, nam tu sĩ (Tỷ khiêu) giữ 250 giới, nữ tu sĩ (Tỷ khiêu ni) giữ 348

giới Đối với Phật giáo Nam tông, nam tu sĩ giữ 227 giới

- Bồ tát giới: gồm 10 giới trọng (giới nặng), 48 giới khinh (giới nhẹ) mà một tín đồ Phật giáo, cả cư sĩ tại gia lẫn tu sĩ xuất gia,

phải thụ nhận và tu tập để tự giác ngộ bản thân, giác ngộ cho người khác, trên mong cầu thành Phật, dưới hóa độ chúng sinh

* Lễ nghỉ: Những ngày lễ chính của Phật giáo gồm có:

- Lễ Dâng y Kathina: là một lễ hội lớn của Phật giáo Nam

tông Hằng năm, mỗi chùa chỉ được tổ chức Lễ Dâng y một lần vào bắt cứ ngày nào trong vòng một tháng ngay sau mùa an cư kết thúc Việc dâng y chỉ được thực hiện tại các chùa có tu sĩ nhập hạ và

cúng dường đến tắt cả tu sĩ

~ Lễ Vesal/Lễ Tam hợp: được Phật giáo Nam tông tổ chức vào

ngày 15-4 Âm lịch kỷ niệm ngày đản sinh, ngày thành đạo và ngày

nhập diệt của Đức Phật Thích Ca Phật giáo Bắc tông tổ chức ba lễ

nêu trên riêng rẽ: Lễ Đức Phật Thích Ca nhập diệt vào ngày 15-2

Âm lịch; Lễ Phật đản vào ngày 15-4 Âm lịch; Lễ Phật Thích Ca thành đạo vào ngày 8-12 Âm lịch

~ Lễ Nhập hạ và Lễ Xuất hạ: Lễ Nhập ha là ngày đầu tiên của kỳ an cư kiết hạ, thường diễn ra vào ngày 16-4 Âm lịch đối với Phật giáo Bắc tông, ngày 16-6 Âm lịch đối với Phật giáo Nam tông Lễ Xuất hạ là ngày kết thúc kỳ an cư kiết hạ, thường diễn ra vào

Trang 7

ngày 15-7 Âm lịch đối với Phật giáo Bắc tông, ngày 15-9 Âm lịch

đối với Phật giáo Nam tông

- Lễ Vu Lan: là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo Bắc tông diễn ra vào ngày 15-7 Âm lịch hằng năm, nhằm tưởng, nhớ công ơn cha mẹ, cũng như chú nguyện cho tổ tiên và người

thân đã mắt được vãng sinh Phật quốc LỄ Vu Lan xuất phát từ sự tích về Bồ tát Mục Kiền Liên đã cứu mẹ của mình là bà Thanh Đề ra khỏi kiếp Ngạ quỷ

* Tổ chức: Trước thế kỷ XX, tổ chức Phật giáo gồm các sơn môn, tổ đình (theo hệ phái: Bắc tông - Nam tông, theo tông phái:

Thiền tông - Tịnh Độ tông - Mật tông) Các sơn mơn, tổ đình tồn tại và phát triển xuyên địa giới hành chính

Từ đầu thế kỷ XX, các tổ chức Phật giáo được thành lập trên

khắp thế giới Học tập mơ hình tổ chức của Công giáo và xã hội thế

tục, tổ chức Phật giáo các quốc gia được phân chia thành cắp trung,

ương và cấp cơ sở theo đơn vị hành chính, vận hành theo phương thức cấp trên quản lý cấp dưới và cấp dưới phụ thuộc cấp trên

Dạng thức này ở Việt Nam rõ rệt từ năm 1964 (ra đời Giáo hội Phật

giáo Việt Nam Thống nhất) và năm 1981 (ra đời Giáo hội Phật giáo

Việt Nam)

'Năm 1950, Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới được thành lập ở Colombo, Sri Lanka Đây là một hiệp hội của Phật giáo các quốc

gia và vùng lãnh thổ, chứ không phải là tổ chức giáo hội tối cao

lãnh đạo Phật giáo trên toàn thế giới 1.2 Phật giáo ở Việt Nam

1.2.1 Quá trình du nhập và phát triển

Phật giáo truyền vào nước ta vào khoảng đầu Công nguyên,

trực tiếp từ Ấn Độ qua đường biển Vào đầu Công nguyên, Luy

Trang 8

Lâu (Bắc Ninh, Việt Nam) cùng với Bành Thành va Lac Duong (Trung Quốc) là 3 trung tâm Phật giáo nổi tiếng khu vực Đông Á

Lịch sử Phật giáo Việt Nam được chia thành các giai đoạn sau đây:

- Từ đầu Công nguyên đến thế kỷ V: Phật giáo nước ta ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp từ Phật giáo Ấn Độ Ở phía Bắc xuất hiện những nhân vật Phật giáo Ấn Độ xuất chúng, tiêu biểu như

Khâu Đà La, Khương Tăng Hội, Ma Ha Kỳ Vực, v.v Phật giáo Ấn Độ hội nhập nhanh chóng với nhiều loại hình tín ngưỡng dân gian bản địa, tiêu biểu là hệ thống Tứ Pháp (Phật Pháp Vân, Phật Pháp 'Vũ, Phật Pháp Lôi, Phật Pháp Điện) Cịn ở phía Nam, Phật giáo từng bước du nhập vào các quốc gia cổ như Phù Nam và Lâm Ấp (sau là Chiêm Thành)

~ Từ thế kỷ VI đến thế kỷ X: Ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp

từ Phật giáo Trung Hoa, Phật giáo nước ta bước vào con đường

Thiền tơng hóa Năm 580, nhà sư Ấn Độ tên là Tỳ Ni Đa Lưu Chỉ sau một thời gian ở Trung Quốc đã đến hoằng pháp tại Chùa Dâu (Bắc Ninh ngày nay), lập ra Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chỉ Năm 820, Thiền sư Vô Ngôn Thông từ Trung Quốc đến chùa Kiến Sơ (Hà Nội ngày nay) hoằng pháp, lập ra Thiền phái Vô Ngôn Thông

- Từ thế lỷ XI đến thế kỷ XIV: Phật giáo phát triển hưng thịnh

nhất trong thời kỳ phong kiến Việt Nam, với xu thế chủ đạo là nhập thế tham gia chính trị: cùng với quân dân Đại Việt đánh tan giặc ngoại xâm (quân Tổng, quân Nguyên Mông); nhiều danh tăng là cố vấn chính trị của các triều Lý - Trần như Khuông Việt, Vạn

Hạnh, Năm 1299, Trần Nhân Tông thành lập Phật giáo Trúc Lâm

trên cơ sở hợp nhất ba thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chỉ, Vô Ngôn

Thông, Thảo Đường (thành lập năm 1069), cũng như dung hợp với một số loại hình tín ngưỡng dân gian

= Tit thé ky XV đến thế kỷ XIX: Ö Đàng Ngồi, do khơng

Trang 9

được sử dụng làm nền tảng tư tưởng để cai trị đất nước, nên Phật giáo lặng lẽ phát triển trong đân chúng Còn ở Đàng Trong, Phật giáo giữ vị trí quan trọng với các Chúa Nguyễn trong việc thu phục nhân tâm và mở mang về phía Nam Phật giáo Đàng Trong giai đoạn này phát triển mạnh mẽ với vai trò nổi bật của Thiền phái Lâm Tế và Thiền phái Tào Động từ Trung Hoa truyền sang Từ thế kỷ XVII (năm 1615) đến thế kỷ XIX (năm 1858), sự truyền nhập của Công giáo và sự xâm lược của thực dân Pháp, cũng như

sự mắt vai trò điều hành đất nước của các vua cuối thời Nguyễn khiến Phật giáo Việt Nam bị suy thoái khá trầm trọng trên phạm vi toàn quốc

- Từ đầu thể kỷ XX đến nay: Phật giáo chuyển biển căn bản từ truyền thống sang hiện đại Với phong trào chấn hưng Phật giáo,

Phật giáo Việt Nam hiện đại hóa và thế tục hóa một cách sâu rộng Giai đoạn 1930-1954: Phong trào chắn hưng Phật giáo diễn ra mạnh mẽ trong cả nước với việc thành lập tô chức giáo hội mới, sự truyền giáo bằng phương tiện hiện dai (báo chí, phát thanh, )

Giai đoạn 1954-1975: Phật giáo miền Bắc tích cực tham gia xây dựng chủ nghĩa xã hội và giải phóng đất nước Phật giáo miền Nam tiếp tục chấn hưng bất chấp chính sách kỳ thị tôn giáo của

chính quyền Sài Gịn, với nhiều thành tựu đáng kể đạt được

Sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, năm 1981 diễn ra đại hội thống nhất 9 hệ phái, tổ chức Phật giáo đương thời (Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Thống nhất, Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam, Ban Liên lạc Phật giáo Yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo hội Tăng già

Nguyên thủy Việt Nam, Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước miền Tây Nam Bộ, Giáo hội Tăng già Khắt sĩ Việt Nam, Giáo hội Thiên Thai giáo Quán tông, Hội Phật học Nam Việt) thành Giáo hội Phật giáo

Trang 10

'Việt Nam, một tổ chức hợp pháp duy nhất của giới Phật giáo Việt Nam trong nước và ngoài nước

1.2.2 Tình hình Phật giáo Việt Nam hiện nay

Từ năm 1990 đến nay, cùng với sự đổi mới của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực tôn giáo và công tác tôn giáo, sự phát triển kinh tế - xã hội từ kết quả của công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, sự nỗ lực phấn đấu tự thân, Phật giáo Việt Nam phát triển mạnh mẽ trên nhiều phương diện Từ năm 2003 đến năm 2013 (trong vòng 10 năm): chức sắc Phật giáo Việt Nam tăng khoảng 10.000 người, chức việc Phật giáo Việt Nam tăng khoảng 26.000 người, tín đồ Phật giáo Việt Nam tăng gần Š triệu người, cơ sở thờ tự Phật giáo Việt Nam tăng gần 4.500 cơ sở

Giáo hội Phật giáo Việt Nam rất quan tâm đến hoạt động đảo tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành Bên cạnh 3 Học viện Phật giáo của hệ phái Bắc tông đặt tại Hà Nội, Huế và Thành phố Hồ

Chí Minh, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã thành lập thêm Học

viện Phật giáo Nam tông Khmer tại thành phố Cần Thơ vào năm 2006 Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành của Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp đang được mở rộng theo hướng rút ngắn thời gian chiêu sinh, tăng số lượng và mở rộng loại hình đào tạo Quy mơ tổ chức đảo tạo của Phật giáo ngày càng nâng lên, số lượng chiêu sinh, học viên tốt nghiệp hằng năm tăng dần Bên cạnh các khóa đào tạo chính quy dài hạn, Giáo hội Phật giáo Việt Nam còn tăng cường mở các khóa bồi dưỡng ngắn hạn Cùng với đào tạo trong nước, Giáo hội Phật giáo Việt Nam còn chú trọng cử người đi

đào tạo ở nước ngoài như Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật

Ban, Myanmar, Thai Lan, v.v

Phật giáo đang rất chú trọng truyền giáo vào vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và Tây Bắc Công việc này đã đạt được những thành quá rất đáng kể Chẳng

Trang 11

hạn, chỉ trong hai lần Quy y tập thể vào năm 2007 và năm 2009,

Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kon Tum đã thu nhận khoảng,

4.000 tín đồ người dân tộc thiểu số

'Tiếp nối truyền thống lịch sử và cụ thể hóa sự thích ứng với xã

hội Việt Nam hiện nay, công tác từ thiện xã hội được giới Phật giáo

'Việt Nam tích cực, chủ động thực hiện và có những kết quả rất

đáng khích lệ Đó là hoạt động hiệu quả của hàng trăm Tuệ Tĩnh

'Đường và phòng thuốc chẩn trị y học cỗ truyền, hàng nghìn lớp học tình thương và cơ sở nuôi dạy trẻ khuyết tật, mỗ côi trong khắp cả nước Bên cạnh đó, các hoạt động cứu trợ đồng bào bị thiên tai bão

lũ, ủng hộ xây dựng nhà tình nghĩa, ni dưỡng Bà mẹ Việt Nam

anh hùng, trợ cấp học bổng cho sinh viên nghèo hiếu học, thăm viếng bệnh nhân nghèo khó tại các bệnh viện và nhà dưỡng lão

được giới Phật giáo Việt Nam tích cực và chủ động thực hiện

Mối quan hệ quốc tế của Phật giáo Việt Nam trong những năm gần đây được tăng cường và mở rộng chủ yếu với tổ chức Phật giáo các nước châu Á như Phật giáo Án Độ, Phật giáo Trung Quốc, Phật

giáo Nhật Bản, Phật giáo Campuchia, Phật giáo Thái Lan, Phật

giáo Lào, v.v ; các tổ chức Phật giáo quốc tế như: Hội Liên hữu

Phật giáo Thế giới, Hội Phật giáo châu Á vì Hịa bình, Hội Liên

minh Phật giáo Thế giới, Hội Đệ tử Như Lai Tối thượng, Hội Nữ giới Phật giáo Quốc tế, v.v Nhìn chung, mối quan hệ quốc tế sâu rộng thời gian qua đã góp phần quan trọng nâng cao vị thế của Phật giáo Việt Nam trên trường Phật giáo thế giới, giúp cộng đồng thế giới hiểu biết rõ ràng hơn và đầy đủ hơn về thực trạng đời sống tôn

giáo và chính sách tơn giáo của nước ta

1.2.3 Những vẫn đề đặt ra từ hoạt động của Phật giáo ở Việt Nam hiện nay

- Vấn táo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất”: Năm

1981, “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất” đã sáp nhập vào

Trang 12

Giáo hội Phật giáo Việt Nam Kể từ thời điểm này, “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất” khơng cịn tồn tại như một thực thể pháp lý Tuy nhiên, khoảng 30 năm gần đây, một bộ phận tu sĩ và cư sĩ mạo xưng “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất" trong

nước và ngoài nước tích cực liên kết với nhau và liên kết với các

nhân vật cực đoan thuộc tôn giáo khác vận động Quốc hội Hoa Kỳ và Quốc hội châu Âu thông qua nghị quyết lên án Việt Nam vi

phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo; xuyên tạc Đảng và Nhà nước Việt Nam đàn áp “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất”, đầu

tranh đòi phục hoạt tổ chức Phật giáo nay

~ Vấn đề hoạt động của tổ chức Gia đình Phật từ: Gần đây, tỗ chức Gia đình Phật tử có sự phục hồi và phát triển mạnh Tuy nhiên, một vấn để đáng quan tâm là hàng ngũ huynh trưởng (kéo theo là đồn sinh) của Gia đình Phật tử phân hóa thành hai nhóm:

'Nhóm thứ nhất ủng hộ chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước

và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Nhóm thứ hai muốn duy trì nội quy cũ, xem Gia đình Phật tử là một đoàn thể Phật giáo độc lập với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Nhóm này công khai ủng hộ những

thành phần cực đoan của “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất”; bất hợp tác với Ban Hướng dẫn Gia đình Phật tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam; phát tán các “tâm thư”, “kháng nghị thư” xuyên tạc chủ trương của Đảng, Nhà nước và Giáo hội Phật giáo Việt Nam quản lý hoạt động của Gia đình Phật tử

~ Vấn đề đấu tranh lợi dụng tôn giáo: Hai thập niên gần đây, Giáo hội Phật giáo Việt Nam rất tích cực tham gia cuộc đấu tranh phản bác giọng điệu phản động của các thế lực thù địch xuyên tạc thực tế nhân quyển và tự do tôn giáo ở Việt Nam Đóng góp nay thể hiện ở nhiều hoạt động, nhiều hình thức: tiếp đón và làm việc với các tổ chức nước ngoài tìm hiểu hoạt động tơn giáo nói chung, hoạt động Phật giáo nói riêng ở Việt Nam hiện nay; ban hành nhiều

Trang 13

văn bản cũng như tổ chức các hội nghị quán triệt Lời kêu gọi của 'Đức Pháp chủ và mít tỉnh phản bác sự xuyên tạc của các thé lực thù địch về thực tiễn nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam; đấu tranh chống lại các phần tử Phật giáo cực đoan trong nước, v.v

Với sự nỗ lực chung từ nhiều tổ chức, cá nhân trong nước và ngồi nước, trong đó có sự đóng góp tích cực của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ngày 14-11-2006, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chính thức thông báo đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước cần đặc biệt quan

tâm về tự do tôn giáo (CPC)

2 CÔNG GIÁO VÀ CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM 2.1 Khái quát chung về Công giáo

2.1.1 Sự ra đời và quá trình phát triển của Công giáo

Công giáo là tơn giáo có số lượng tín đồ lớn nhất trong các tôn

giáo thờ Chúa Giêsu Kitơ (Cơng giáo, Chính thống giáo, Tin Lành

và Anh giáo) Đây là tôn giáo nhất thần ra đời ở phía Đơng đế quốc La Mã cổ đại (nước Palestine ngày nay), do Chúa Giêsu (người Do

Thái) sáng lập Cha của Chúa Giêsu là Giuse (cha nuôi), mẹ là Maria đồng trình mang thai ơng một cách mẫu nhiệm Ông sinh ra

vào đầu Công nguyên ở vùng đất Belem, thuộc xứ Judea (nude Palestine) Nam 30 tudi 6ng bit dau truyền đạo

Trong vòng 3 năm, ông đã tập hợp được một lực lượng quan

chúng khá đơng để hình thành cộng đồn Cơng giáo đầu tiên Tuy

nhiên, trong quá trình truyền giáo, ông vừa bị những người Do Thái đả kích, ghen ghét vừa bị nhà cầm quyền đương thời ngăn cản, kết tội mưu phản La Mã và bị kết án tử hình bằng cách đóng đinh trên giá chữ thập Ông chết năm 33 tuổi Sau khi ông chết, tôn giáo do

ông sáng lập mới được hình thành

Cơng giáo ra đời trong bối cảnh Nhà nước đế quốc La Mã cổ

Trang 14

đại (nhà nước chiếm hữu nô lệ) phát triển hùng mạnh Sự hà khắc của nhà nước ấy cùng với sự bất cơng, bóc lột nặng nề đã đây quần chúng lao động đến chỗ cùng cực và những khát vọng

giải phóng, tự do đã trở thành môi trường lý tưởng cho Công giáo ra đời

Công giáo ra đời trên cơ sở của Do Thái giáo và Kinh Thánh

Do Thái, cùng với đó là triết học Hy Lạp, La Mã cổ đại, đặc biệt là triết học khắc kỷ (của Philon, Seneca) và nhiều yếu tố của tín

ngưỡng, tơn giáo và phong tục tập quán của các đân tộc vùng Trung Cận Đơng Cơng giáo nói riêng, Kitơ giáo nói chung là một

học thuyết nhất thần đáp ứng được sự mong đợi của nhiều dân tộc và của đông đảo quần chúng tin theo

Có thể khái quát quá trình phát triển Công giáo qua 4 thời kỳ sau:

* Thời kỳ cỗ đại (thế kỷ I đến thể lợ V): đây là thời kỳ Công

giáo xuất hiện núp dưới bóng đạo Do Thái (sống tầm gửi), bị Nhà nước La Mã bức hại và Do Thái giáo phản đối, truy đuổi Tiếp theo đó là giai đoạn Công giáo đã vươn ra khỏi “tính cách Do Thái xâm nhập sâu, rộng trong đế quốc La Mã buộc chính quyền La Mã phải thay đổi thái độ từ xua đuổi cắm cách, chuyển sang ủng hộ và dần dần được tạo điều kiện cho phát triển Đến đầu thế kỷ IV, Công giáo có bước phát triển mới (giai đoạn quốc giáo hóa) Nhưng đến năm 392, Công giáo mới chính thức được thừa nhận là quốc đạo của đế quốc La Mã

* Thời ky) Trung cé (thé ky V dén ddu thé kp XVI): đây chính là thời kỳ lịch sử đầy biến động của Cơng giáo Đó là sự phân hóa Đơng - Tây (phía Đơng Jerusalem và phía Tây La Mã) Giữa thé ky “XI (1054) diễn ra sự kiện chia rẽ về tổ chức giữa giáo hội phía Tây (Giáo hội Roma) với giáo hội phía Đơng (Giáo hội Constantinople)

Trang 15

hình thành nên Chính thống giáo Từ đó hai bên kịch liệt cơng kích và phủ nhận sự hiện diện của nhau' Trong gần 200 năm (1096- 1270) đã diễn ra những cuộc thập tự chỉnh đẫm máu giữa Công, giáo với Chính thống giáo và Islam giáo

* Thời kỳ cân đại (thé ky XVI dén thế kỷ XIX): ở châu Âu, đây là thời kỳ của các cuộc cách mạng tư sản và các cuộc cải cách tôn giáo Sau khi đạo Tin Lành ra đời (năm 1517) đã tạo ra sự cạnh tranh truyền giáo khá căng thẳng giữa Công giáo và Tin Lành Thời kỳ này, Giáo hội Công giáo thực hiện một chương

trình truyền giáo quy mô lớn ra bên ngoài khu vực Năm 1662, Thánh Bộ truyền giáo của Tòa thánh Vatican được thành lập, các hoạt động truyền giáo ở khu vực châu Á cũng được thúc đây

mang lại bộ mặt mới cho Giáo hội Công giáo và mở rộng ảnh hưởng của Công giáo ra hầu hết các vùng dân cư, các châu lục trên toàn thế giới

* Thời kỳ hiện đại và Công đồng Vatican II (thế kỷ X): từ giữa thế kỷ XIX, với sự ra đời của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản

tháng 2-1848, một hệ tư tưởng mới là chủ nghĩa xã hội khoa học đã

xuất hiện Từ một học thuyết, đã trở thành hiện thực qua thành

công của Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), lập nên Nhà nước

xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới và sau đó trở thành hệ thống

vào giữa thế kỷ XX Những sự kiện lịch sử lớn lao đó tác động

mạnh mẽ đến Giáo hội Công giáo Năm 1891, Giáo hội công bố

Thông điệp Tân sự (Giáo hoàng Leo XII) phê phán chủ nghĩa cộng

sản Tiếp theo là ban hành các sắc lệnh chống cộng, trong đó đáng chú ý nhất là sắc lệnh của Giáo hoàng Leo XIII, ngày 30-5-1949, tuyên bố phạt vạ tuyệt thông cộng sản

} Mãi cho đến ngày 07-12-1965, vị lãnh đạo tối cao của Giáo hội Cơng giáo - Giáo

hồng Phaolô VI và Thượng phụ Giáo chủ của Giáo hội Constantinople mới giải vạ ho nhau

Trang 16

Trong bối cảnh chủ nghĩa xã hội và phong trào giải phóng dân tộc ngày càng lớn mạnh, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật, Giáo hoàng Gioan XXIH đã triệu tập Công đồng Vatican II (lần thứ 21)' Công đồng đã thông qua 16 văn kiện quan trọng (4 Hiến chế, 9 sắc chỉ và 3 Tuyên ngơn) Với đường lối thích nghỉ thời đại, Công đồng Vatican II đã đem lại cho Giáo hội một sắc thái và một luồng sinh khí mới trong xã hội

hiện đại, đồng thời mở ra thời kỳ tái truyền giáo trên phạm vi toàn thế giới”

Hiện nay, Công giáo là tôn giáo lớn trên thế giới, đứng thứ hai

về số lượng tín đồ (sau Islam giáo) Hiện số tín hữu Cơng giáo có 1.253.926.000 trong tổng số 7.093.798.000 dân số thế giới, chiếm 17,68% và được phân bố như sau:

- Về tín để: châu Mỹ đơng nhất 613.870.000 người, chiếm 63,62%; châu Âu 287.153.000 người, chiếm 39,94%; châu Đại

Dương 9.877.000 người, chiếm 26,03%; châu Phi 206.224.000

người, chiếm 18,92%; châu Á 136.802.000 người, chiếm 3,19%

~ Về giám mục: tơng số có 3.864 giám mục, trong đó, châu Mỹ

có 1.560 vị; châu Âu có 1.111 vị; châu Á có 554 vị; châu Phi có 542 vị; châu Đại Dương có 97 vị

~ Về linh mục: tổng số có 415.348 linh mục Trong đó, châu Âu có 184.206 vị; châu Mỹ có 123.112 vị; châu Á có 61.482 vị;

châu Phi có 41.826 vị; châu Đại Dương có 4.722 vị

- Về giáo xứ: tổng số có 222.896, trong đó châu Âu có 121.486 giáo xứ; châu Mỹ có 58.353 giáo xứ; châu Á có 24.820

† Cơng đồng khai mạc vào ngày 11-10-1962 và kéo đài hơn 3 năm, bế mạc vào ngày

08-12-1965

? Giáo hội Công giáo đã đôi mới mạnh mẽ trên các vấn đề sau: Vấn dé giáo hội, vấn

đề giáo sĩ, vấn đẻ giáo lý, vẫn đề lễ nghỉ, vẫn đề tự do tôn giáo, vấn để giáo dân,

vấn đề hôn nhân, vẫn đề với các tôn giáo khác và đối với khoa học, kỹ thuật

Trang 17

giáo xứ; châu Phi có 18.844 giáo xứ; châu Đại Dương có 2.393

giáo xứ!

2.1.2 Giáo lý, luật lệ, lễ nghỉ và tỗ chức

* Giáo lý: Giáo lý của Công giáo được ghỉ trong Kinh Thánh gdm Cựu ước và Tân ước

Cựu ước Theo quan niệm của Công giáo, là lời giao ước cũ giữa Thiên Chúa và dan tộc Do Thái (là thời kỳ trước Chúa Giêsu Kitô) Cựu ước là các sách viết về Thiên Chúa; về sự tạo dựng vũ

trụ và con người; về sự tích dân Do Thái; phong tục tập quán truyền thống văn hóa của dân tộc Do Thái; về các vị vua của dân

tộc này trong lịch sử từ khi lập quốc đến lúc tan rã và Chúa Kitô

xuống thể Cựu ước có 46 cuốn (sách về lịch sử, sách về giáo huấn

và sách về tiên trì)

Tân ước Đây là sách quan trọng nhất, là lời giao ước mới giữa Thiên Chúa với toàn nhân loại Tân ước là các sách viết về

cuộc đời và sự nghiệp của Chúa Giêsu Kitô; về hoạt động của

Thánh Tông đồ; về những lời chỉ bảo, răn day của Chúa Giêsu và các Thánh Tông đồ đối với con người; về tương lai của con

người, Tân ước có 27 cuốn (các sách Phúc âm, các bức thư và

sách khải huyền)

Đối với Cơng giáo, ngồi Kinh Thánh còn một số văn bản khác như các áng văn của Giáo Hoàng, nghị quyết của các Công đồng, về nguyên tắc có giá trị như giáo lý

Từ Kinh Cựu ước và Tân ước, biên soạn thành hai loại: Kinh

nguyện và Kinh bổn để mọi tín đồ cầu nguyện Hiện nay Kinh Thánh được dịch ra khoảng 2.100 ngôn ngữ của 90% dân số toàn

1 Xem Giáo hội Công giáo Việt Nam: Giáo hội Công giáo Việt Nam niên giảm 2016, Nxb.Tôn giáo, H.2016, tr.165, 167

Trang 18

cầu và là sách được xuất bản với số lượng nhiều nhất trên thế giới, khoảng 5 tỷ bản!,

Giáo lý Cơng giáo có 5 tín điều cơ bản:

- Thiên Chúa và sự sáng tạo thế giới của Thiên Chúa Tìn vào

Thiên Chúa và sự màu nhiệm của Thiên Chúa là tín điều căn bản

đầu tiên của Công giáo Giáo lý Công giáo cho rằng Thiên Chúa là

đống thiêng liêng, sáng láng, có quyền phép vạn năng; Chúa là

đắng hằng hữu có trước không gian và thời gian Thiên Chúa là đắng sáng tạo: tạo dựng trời đất và mn lồi trong 6 ngày, ngày

thứ bảy sau khi hồn thành cơng việc tạo dựng thế giới, Thiên Chúa nghỉ ngơi và ngày đó được gọi là ngày Chúa nhật (Chủ nhật)

- Con người và sự sa ngã của con người Sau tín điều về Thiên Chúa, thì tín điều về con người là vấn đề trọng tâm được đặc biệt chú ý Kinh Thánh cho rằng, con người do Thiên Chúa tạo ra

theo hình ảnh của Ngài; được tạo dựng với mục đích là thờ phụng Thiên Chúa và tiếp tục kiến tạo thế giới Con người, theo quan niệm của Cơng giáo có hai phần: phần xác hữu hình, mang tinh phàm tục, có sinh có tử; cịn phần hồn vơ hình, thiêng liêng và bất tử Con người sau khi chết, thể xác trở về với cát bụi còn phần hồn sẽ tồn tại vĩnh cửu theo sự phán xét của Thiên Chúa Giáo lý Công

giáo đặc biệt nhấn mạnh đến tội lỗi, sự sa ngã của con người và coi đó thuộc về bản tính người Chính vì những tội lỗi đó mà con người phải chết Sau khi chết, linh hồn không được vào Thiên đường ngay

mà phải chịu sự phán xét của Thiên Chúa

~ Chúa Giêsu và công cuộc cứu chuộc Công giáo cho rằng, ngôi hai Thiên Chúa (Chúa con) đã xuống trần làm người để cứu chuộc tội lỗi cho loài người (Đắng cứu thế) Sau khi chết 3 ngày, Wilipedia tiếng Việt, bách khoa toàn thư mở: Kinh Thánh - Cuốn sách quyên lực

nhất mọi thời đại

Trang 19

Chúa Giêsu sống lại, sống tiếp 40 ngày cùng các môn đệ cứu độ chúng sinh Trước khi về trời, Chúa Giêsu đã lập 7 phép Bí tích

- Chúa Giêsu trở lại và sự phân xét cuối cùng Đây cũng là một trong những nội dung căn bản trong giáo lý Công giáo Niềm

tin vào việc Chúa Giêsu trở lại trần thế và phán xét cuối cùng được xem là việc hồn tắt cơng cuộc cứu chuộc (với 3 sự kiện: Tận thế,

Phục sinh và sự phán xét của Thiên Chúa)

- Thiên đường và địa ngục, thiên thần và ma quỷ Trong Kinh Thánh Công giáo, Thiên đường và địa ngục, thiên thần và ma quỷ là những vấn đề thuộc đức tin và chúng có mối quan hệ gắn bó

khăng khít Riêng đối với Cơng giáo, ngồi thiên đường và địa ngục còn có thêm khái niệm huyện ngực

* Giáo luật: Giáo luật, lễ nghỉ và thiết chế của Giáo hội Công giáo được ghỉ trong bộ Giáo luật năm 1983 bao gồm 1.752 điều (đề cập đến cả về hành đạo, quản đạo và truyền đạo) Trong đó, về giáo luật có một số vấn đề chủ yếu sau:

~ Mười điều răn của Thiên Chúa: 1 Phải thờ kính Thiên Chúa

trên hết mọi sự; 2 Không được lấy danh Thiên Chúa để làm những,

việc làm phàm tục tầm thường; 3 Dành ngày chủ nhật để thờ phụng Thiên Chúa; 4 Thảo kính cha mẹ; 5 Không được giết

người; 6 Không được tà dâm; 7 Không được gian tham lấy của

người khác; 8 Không được làm chứng dối, che giấu sự gian dối; 9

Không được ham muốn vợ (hoặc chồng) người khác; 10 Không được ham muốn của cải bắt minh

~ Sáu điều răn của Giáo hội: 1 Xem lễ ngày chủ nhật và các

ngày lễ buộc; 2 Kiêng việc xác ngày chủ nhật, 3 Xưng tội mỗi

năm một lần; 4 Chịu lễ mùa phục sinh; 5 Giữ chay những ngày

quy định; 6 Kiêng ăn thịt những ngày quy định

~ Bảy phép Bí tích: 1 Bí tích rửa tội; 2 Bí tích thêm sức; 3 Bí

Trang 20

tích giải tội; 4 Bí tích Thánh thể (Phép mình Thánh Chúa); 5 Bí

tích xức dầu thánh (xức dầu bệnh nhân); 6 Bí tích Truyền chức (giám mục, linh mục, phó tế); 7 Bí tích hơn phối

* Lễ nghỉ: những ngày lễ của Công giáo (theo dương lịch)

gồm có:

~ LỄ trọng: có 6 ngày trong năm cụ thể là: 1 Lễ Noel (Giáng

sinh), ngày 25-12; 2 Lễ phục sinh - Chúa sống lại (từ 21-3 — 25-4);

3 Lễ Chúa Giêsu lên trời, sau lễ phục sinh 40 ngày; 4 Lễ Chúa Thanh than hiện xuống, sau lễ Chúa Giêsu lên trời 10 ngày; 5 Lễ Đức bà Maria hồn và xác lên trời (15-8); 6 Lễ các Thánh (1-1 1)

- Lễ thông thường (những ngày lễ mà Giáo hội không buộc,

nhưng tín đồ vẫn tích cực tự nguyện tham gia để được hưởng nhiều ơn phúc): 1 Lễ Đức mẹ vô nhiễm nguyên tội, ngày 8-12; 2 Lễ Tro

(đầu mùa chay), kỷ niệm Chúa Giêsu chuẩn bị vào thành Jerusalem; 3 Lễ Lá (ngày chủ nhật đầu Tuần Thánh), kỷ niệm Chúa Giêsu vào thành Jerusalem được dân chúng rải lá trên đường đón tiếp; 4 Lễ Tuần Thánh (từ chủ nhật lễ lá đến chủ nhật lễ phục

sinh), kỷ niệm Chúa Giêsu chịu khổ, chịu nạn, chết đi rồi sống lại;

5 Lễ Thánh tông đồ Phero và Phaolo (29-6); 6 Lễ cầu nguyện các linh hồn nơi luyện ngục (2-11)

* Tổ chức: Giáo hội Cơng giáo có 3 cấp hành chính đạo gồm: Tịa thánh Vatican (còn gọi là Giáo hội hoàn vũ) là cơ quan điều hành Giáo hội toàn thế giới, do Giáo hoàng đứng đầu Giáo phận (còn gọi là Giáo hội địa phương) do Giám mục cai quản Giáo xứ (còn gọi là Giáo hội cơ sở) do Linh mục coi sóc

Ngồi ra, Giáo hội Cơng giáo cịn có các tổ chức mang tính

liên kết như Giáo hội khu vực (Liên Hội đồng Giám mục châu Á,

Liên Hội đồng Giám mục châu Âu, Liên Hội đồng Giám mục châu Phi ), Giáo hội ở một quốc gia như Giáo hội Công giáo Việt Nam

Trang 21

(Hội đồng Giám mục Việt Nam), Giáo tỉnh (còn gọi là Tổng Giáo

phận) liên kết các giáo phận gần nhau do Tổng Giám mục đứng đầu, Giáo hạt liên kết các giáo xứ ở cạnh nhau do Linh mục Hạt

trưởng phụ trách

Giáo triều Vatican là một tổ chức đặc biệt, có vai trị kép: một quốc gia độc lập và trung tâm điều hành hoạt động của Cơng giáo tồn cầu Giáo hoàng vừa là thủ lĩnh tối cao của Giáo hội Cơng giáo tồn cầu vừa là nguyên thủ quốc gia - Nhà nước Vatican

Hệ thống tổ chức của Nhà nước Vatican gồm: Phủ Quốc vụ

khanh với 2 bộ phận là Thường vụ và Ngoại vụ (ngoại giao), 11 bộ

là cơ quan điều hành, 12 hội đồng Giáo hồng, 3 tịa án là cơ quan

tư pháp, 3 văn phòng là cơ quan chuyên mơn (Quản lý Tơng tịa,

Quản trị Tài sản và Kinh tế Tòa Thánh) Nhà nước Vatican có quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, dân số khoảng 1.000 người; có quan hệ ngoại giao với 177 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới

Ngoài những tổ chức mang tính chất hành chính, Giáo hội Cơng giáo cịn có rất nhiều dịng tu và hội đồn Dịng tu là những cộng đồng tu sĩ từ bỏ cuộc sống gia đình dé cống hiến trọn đời cho Giáo hội Hội đồn là hình thức liên kết tín đồ trong một tổ chức, được giáo phận hay giáo xứ thành lập nhằm giúp cho các thành viên tham gia sinh hoạt chung góp phần giúp đỡ nhau sống tốt đời, sống đức tin vào đời sống xã hội, tạo điều kiện để các thành viên

cùng hợp nhất với nhau

- Hệ thống giáo phẩm:

+ Giáo sĩ Công giáo gồm: Giám mục (còn gọi là Đức Cha), Linh mục (còn gọi là Cha), Phó tế (cịn gọi là Thày sáu)

+ Giáo phẩm Công giáo gồm: Giáo hồng (cịn gọi là Đức 'Thánh Cha), Hồng y, Tổng Giám mục, Giám mục giáo phận, Giám

mục phó, Giám mục phụ tá, Giám mục hiệu tòa, Giám quản tông

Trang 22

tịa, Linh mục chính xứ, Linh mục phó xứ, Bề trên tổng quyền, Bề trên giám tỉnh các dòng Tòa Thánh Công giáo áp dụng luật độc

thân đối với hàng giáo phẩm

2.2 Công giáo ở Việt Nam

2.2.1 Quá trình du nhập và phát trién

Công giáo vào Việt Nam, trước hết xuất phát từ như cầu tự thân, từ sứ mạng thiêng liêng và thường trực của tôn giáo này được

ghỉ trong sách Phúc âm “Hãy đi khắp trái đất và giảng phúc âm cho mọi người” (M.28,19) Thứ hai, xuất phát từ những phát kiến địa lý

quan trọng trong thời kỳ cận đại (thế kỳ XV-XVI), đặc biệt là các phát kiến của Cristoforo Colombo (1451-1506), Vasco da Gama (1469-1524) và Ferdinand Magellan (1480-1521) Thứ ba, xuất phát từ quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản Thứ tư, từ sự can thiệp trực tiếp của Giáo hoàng trong việc ưu ái cho Giáo hội Pháp chen chân vào Viễn Đông và Đông Dương (được độc quyền

truyền giáo ở Đơng Dương) Thứ năm, đó là tình hình xã hội phong, kiến Việt Nam thế kỷ XVI có nhiều xáo trộn và phức tạp

Công giáo vào Việt Nam được tính từ trước thế kỷ XVI (gắn

với dòng Phan Sinh năm 1209 và dòng Đa Minh năm 1216) Đến

dau thé ky XVI, Thanh Francisco Javier dong Tén trén dudng sang Nhật đã đặt chân đến Việt Nam Như vậy, từ những thập niên đầu của thế kỷ XVI, các giáo sĩ phương Tây đã truyền Công giáo đến

Việt Nam Sách Khẩm định Việt sử thông giám cương mục ghỉ rõ: “Năm Nguyên Hòa đời Vua Lê Trang Tôn (1533 - Tây lịch) có một

thương nhân là Inikhu đi đường biển lén vào giảng đạo Giatô ở

Ninh Cường, Quần Anh thuộc huyện Nam Chân và làng Trà Lũ thuộc huyện Giao Thủy”` Dựa trên những ghi chép này, nhiều nhà

Ì Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, XXXIII 6B

Trang 23

nghiên cứu lấy năm 1533 là mốc đánh dấu việc truyền Công giáo

vào Việt Nam

Năm 1540, dòng Tên thuộc Bồ Đào Nha được thành lập, công cuộc mở đường bắt đầu bằng việc khai thông từ Bồ Đào Nha vòng quanh châu Phi đến Án Độ, sang vùng Đông Nam Á Trong đó đáng chú ý nhất là việc Linh mục Alexandre de Rhodes (cha Đắc Lộ) đã cập bến Cửa Bạng, Ba Làng, Tĩnh Gia, Thanh Hóa

(15-01-1627)

Ngay sau khi Công giáo đã hiện diện được ở Việt Nam, các giáo sĩ dòng Tên nghĩ đến việc bổ sung các Giám mục phụ trách để

đẩy công cuộc truyền giáo phát triển ở bước cao hơn với các mốc

từ năm 1645 đến năm 1960 Ngày 24-11-1960, Hàng giáo phẩm 'Việt Nam được thiết lập (Giáo hoàng Gioan XXIII ban Sắc chỉ)" 'Theo Sắc chỉ này, tại Việt Nam sẽ có 3 giáo tỉnh gồm: Giáo tỉnh Hà

Nội, Giáo tỉnh Huế; Giáo tỉnh Sài Gòn Năm 1960, theo thống kê của Giáo hội Cơng giáo có 2.096.540 giáo dân, 23 giám mục, 1.914

linh mục, 5.789 tu sĩ và 1.530 chủng sinh Đến năm 1975, cả nước

có khoảng 3,5 triệu giáo dân Năm 1980, Hội đồng Giám mục Việt Nam được thành lập Đến nay, Hội đồng Giám mục đã qua 12 nhiệm kỳ (3 năm) Đến năm 2004, cả nước có 5,9 triệu giáo dân, 37

giám mục, 2.125 linh mục, 12.297 tu sĩ, 60 dòng tu (40 dòng quốc tế), 5.100 nhà thờ, nhà nguyện Cả nước có 25 giáo phận, 2.100 giáo xứ, 6 đại chủng viện với 1.085 chủng sinh

2.2.2 Tình hình Cơng giáo ở Việt Nam hiện nay

Về tin dé: tính đến ngày 31-12-2015, Cơng giáo có 6.756.303 tín đồ trong tổng số 95.340.779 dân số” Tín đồ Cơng,

` Việt Nam Công giáo Niên giảm, 1964, tr.114-118

Nguyễn Thanh Xuân: Một số tôn giáo ở Việt Nam, Nxb.Tôn giáo, H.2005, tr.205 Hội đồng Giám mục Việt Nam: Giáo hội Công giáo Việt Nam niên giám 2016, 'Nxb.Tôn giáo, H.2016, tr481

Trang 24

giáo Việt Nam nhìn chung gắn bó đồng hành cùng dân tộc, tính cộng đồng bền chặt và có đức tin khá sâu sắc, ổn định, vâng phục

giáo quyền

Về hàng giáo sĩ: tính đến ngày 31-12-2015, có 45 giám mục; 3.907 linh mục triều, 1.290 linh mục dòng' Trước năm 2000, Công,

giáo ở Việt Nam ln trong tình trạng thiếu linh mục trầm trọng, nhất là ở miền Bắc Những năm gần đây, công tác đào tạo giáo sĩ được tăng cường với 8 đại chúng viện (trên 2.300 chủng sinh) và một Học viện Công giáo mới được thành lập năm 2015 Ngồi ra, cịn có một bộ phận khá lớn giáo sĩ người Việt ở nước ngoài với khoảng hơn 1.000 linh mục

Về tổ chức hành chính đạo: kể từ khi hàng giáo phẩm Công giáo Việt Nam được thiết lập (1960), Giáo hội Công giáo Việt Nam trở thành giáo hội trưởng thành Ngày 01-5-1980, Hội đồng Giám

mục Việt Nam được thành lập, thông qua Hiến chương, Diéu 1é va ra Thư Chung xác định rõ đường hướng: “sống Phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào” Tính đến ngày 31-12-2015, Giáo hội Công giáo Việt Nam có 26 giáo phận; có hơn 3.000 giáo xứ, khoảng 9.000 giáo họ?

Về dịng tu, hội đồn: từ năm 1975 đến năm 1985, dòng tu giảm mạnh cả về số lượng tu sĩ và cơ sở vật chất, nhưng từ năm 1990 đội ngũ tu sĩ tăng khá nhanh về số lượng, trẻ hóa và trình độ

ngày càng được nâng cao Tính đến ngày 31-12-2015, có hơn 100

dịng tu với 23.196 tu sĩ nam, nữ” Cịn hội đồn cũng dần phục hồi và phát triển với trên 100 loại khác nhau, nhiều nơi vượt khỏi sự kiểm soát của chính quyền địa phương và thu hút đông đảo giáo dân ở mọi lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp

"5#? Hội đồng Giám mục Việt Nam: Giáo hội Công giáo Việt Nam niên giám 2016, Nxb.Tén giáo, H.2016, tr481

Trang 25

2.2.3 Những vấn đề đặt ra từ hoạt động của Công giáo ở

Việt Nam hiện nay

- Cần nhìn nhận và đánh giá đúng mặt tích cực của Công giáo: Công giáo đề cao tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, trung thực Cơng giáo có những đóng góp nhất định trong lịch sử dân tộc và cho đời sống tâm linh Do đó, tơn giáo này góp phẩn tích cực

cho sự phát triển xã hội Đặc biệt là các giá trị đạo đức mà Công giáo răn dạy cho các tín đồ góp phần đáng kể trong xây dựng nhân cách, đạo đức của con người

-_ Ba vấn đề của Công giáo hiện nay cân chú ý Đó là thần học giáo dân, tái truyền giáo ở châu Á, hội nhập văn hóa và đời sống xã hội Vấn đề thần học giáo dân ở Việt Nam đã và đang được chú ý khai thác triệt để theo tỉnh thần của Công đồng Vatican II: “bây giờ là thời của giáo dân” Vấn đề tái truyền giáo ở châu Á từng được Giáo hồng Gioan Phaolơ II khẳng định: “Thiên niên kỷ thứ ba là

thiên niên kỷ của châu Á trong sứ vụ truyền giáo” Chính vì vậy mà

Giáo hội Công giáo Việt Nam rit coi trọng đổi mới tư duy trong truyền giáo, thậm chí cịn xuất hiện hiện tượng #ruyễn giáo ngược ra nước ngoài của một số đòng tu Việt Nam Riêng vấn đề hội nhập văn hóa và đời sống xã hội, từ năm 1990 đến nay, Giáo hội Công

giáo Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể như lập ra các Uỷ ban

Phụng tự, Truyền giáo, Thánh nhạc và Nghệ thuật Giáo hội còn tổ

chức hàng loạt các cuộc hội thảo về hội nhập văn hóa trong nếp sống Kitô Tất cả các hoạt động ấy nhằm làm cho Công giáo thực sự hội nhập sâu rộng vào đời sống văn hóa và đời sống xã hội Việt

Nam va thế giới

- Một số vấn đề nổi cộm: Vấn đề quan hệ giữa Cơng giáo với chính trị Đây là vấn đề hiện nay tiềm ẩn nhiều sắc thái phức tạp, tế nhị, trong đó nỗi bật là quan hệ giữa Công giáo Việt Nam

với Vatican Vấn để dịng tu, hội đồn cũng vậy, biểu hiện là: tính

Trang 26

chất phức tạp của các dòng tu, hội đoàn gia tăng, nhiều nơi trờ thành đối trọng với chính quyền cơ sở Vấn đề đất đai, cơ sở thờ tự của Công giáo hiện cũng rất phức tạp và diễn ra ở hầu khắp các tỉnh, thành trong cả nước Đây là vấn đề mà nếu không giải quyết thỏa đáng có thể sẽ làm xuất hiện điểm nóng về tôn giáo 'Vấn đề quan hệ quốc tế của Công giáo đang được tăng cường và ngày càng mở rộng, các đoàn ra, đoàn vào, hành hương về các thánh địa những năm gần đây đã kéo theo khơng ít phức tạp và đặt ra nhiều vấn để cần quan tâm, giải quyết, nhất là về mặt quản lý nhà nước

3 ĐẠO TIN LÀNH VÀ ĐẠO TIN LÀNH Ở VIỆT NAM

3.1 Khái quát chung về đạo Tin Lành

3.1.1 Sự ra đời và quá trình phát triển

Dao Tin Lành ra đời ở châu Âu vào đầu thế kỷ XVI, khởi nguồn trực tiếp từ Phong trào Cải cách (Reformation) Đến nay đạo Tin Lành đã có lịch sử 500 năm (1517-2017)

~ Bối cảnh xã hội châu Âu thế kỷ XVI Sự khủng hoảng trầm trọng về uy tín của Giáo hội Công giáo và sự bế tắc của thần học kinh viện Trong thời kỳ trung cổ, Công giáo phát triển cực thịnh chỉ phối hầu hết các lĩnh vực xã hội ở châu Âu, nhưng từ thế kỷ XIV trở đi, cùng với sự suy thoái của chế độ phong kiến châu Âu,

Giáo hội Công giáo bị suy sụp nặng nề về uy tín và quyền lực

Từ thế kỷ XV, giai cấp tư sản xuất hiện, tầng lớp tiểu tư sản, thị dân tăng nhanh Vũ khí tư tưởng mà giai cấp tư sản sử dụng

chính là chủ nghĩa nhân văn Văn hóa Phục hưng, với những chủ trương tiến bộ của nó làm lay chuyển quyền uy của Giáo hoàng và Giáo triều Roma, mang đến cho con người những tri thức mới, cách nhìn mới về con người, tôn giáo, xã hội và thế giới

Trang 27

~ Những nhà cải cách tiêu biểu Martin Luther (1483-1546) Ông là người đề xướng và trở thành nhân vật nỗi tiếng của phong trào cải cách tôn giáo ở Đức Luther sinh ra tại Saxon nước Đức, là linh mục, tiến sĩ thần học và là giáo sư của trường Đại học Tổng, hop Wittenberg Ong duge cit sang Roma giải quyết các công việc của dòng tu, nhưng đến Roma, ông thất vọng với thực trạng lỗi sống của các giáo sĩ thuộc Giáo triều Sau khi từ đất thánh trở về, ông đã nhen nhóm trong đầu những ý tưởng cải cách tôn giáo Năm 1514, Giáo hoàng Léon X chủ trương ban “ơn tồn xá” khơng phải vì ý nghĩa thiêng liêng mà vì mục tiêu tài chính Ngày 30-11-1517, Luther đã công bố Chín mươi lăm luận đề mờ đầu cho phong trào cải cách tôn giáo

'Ulrich Zwingli (1484-1531) Ông là một linh mục người Thụy

Sĩ, là người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo ôn hịa ở

Zurich Nam 1523, ơng nêu lên Sáu mươi bảy luận đề thể hiện quan điểm cải cách của mình Ông để cao Kinh Thánh, phản đối thần quyền của giáo sĩ; chủ trương chống lại sự độc thân của giáo sĩ,

việc kiêng cữ, xưng tội và xá tội; cho rằng cầu nguyện đùng đèn,

nến, đồ cúng đều là mê tín, Những cải cách trên của Zwingli đã

góp phần hình thành về giáo thuyết, nhất là về luật lệ, lễ nghỉ của đạo Tin Lành

Jean Calvin (1509-1564) Ông là lãnh tụ tiêu biểu của cuộc cải

cách tôn giáo ở Thụy Sĩ và Pháp, sinh ra ở Pháp và là linh mục Do hưởng ứng phong trào cải cách tôn giáo của Luther, năm 1528 ông

bị trục xuất khỏi Pháp và sang sống ở xứ Bale, Thụy Sĩ Sau đó ông

trở thành lãnh đạo phong trào cải cách Calvin đưa ra lý thuyết về

“tiền định tuyệt đối”, theo đó, sau khi chết, ai xuống hỏa ngục, ai lên thiên đường đều do sự xếp đặt trước của Thiên Chúa Không một cố gắng nào của con người khi còn sống có thể thay đổi được điều đó Từ năm 1541 đến khi qua đời, ông giữ quyền cai trị tối cao

Trang 28

ở Giơnevơ, nơi đạo Tin Lành phát triển mạnh, từ đây, nó được lan

truyền đến các nước khác, như Pháp, Đức, Hungary, Hà Lan,

Scotland’,

‘Thé ky XVII-XVIIL, đạo Tin Lành lan rộng và xác lập được vị trí chính thức ở Đức, Thuy Sĩ, Anh, Hà Lan, Scotland, sau đó truyền sang Canada và Mỹ Thế kỷ XIX, tại Anh xuất hiện phong, trào Thức tỉnh đức tin, sau đó lan sang Mỹ Phong trào Thức tỉnh đã tạo điều kiện liên kết một cách dễ dàng những tín đồ đạo Tin Lành thuộc các giáo hội khác nhau Vào thế kỷ XIX, các tổ chức

'Tin Lành lớn ở châu Phi và châu Đại Dương đã được thành lập Hiện nay, ở các nước phát triển thuộc Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ, đạo Tin Lành khơng chỉ có chỗ đứng vững chắc, được các chính giới cầm quyền khuyến khích phát triển mà cịn tận dụng tốt

các thành tựu của khoa học kỹ thuật và q trình cơng nghiệp hóa

để gia tăng ảnh hưởng Ở các nước đang phát triển, đạo Tin Lành đang mở rộng phát triển cùng với q trình cơng nghiệp hóa, hiện

đại hóa, Năm 1949, châu Á mới có 8,33 triệu tín đồ thì năm 1995 là

88,80 triệu tín đồ (tăng hơn 10 lần); cùng 2 mốc thời gian trên, ở

châu Phi từ 7,76 triệu tăng lên 122,73 triệu (tăng hơn 15 lần); ở khu vực Mỹ Latinh từ 2,25 triệu tăng lên 18,82 triệu (tăng hơn 8 lần) Hàn Quốc là trường hợp điển hình, chỉ trong vài thập kỷ cơng nghiệp hóa, số lượng tín đồ đạo Tin Lành ở đây đã tăng đột biến, vượt lên trên cả Phật giáo, Công giáo và trở thành quốc gia có đơng, tín đồ đạo Tin Lành ở khu vực châu Á Đến nay, khoảng hơn 40%, dân số Hàn Quốc là tín đồ đạo Tin Lành”

'Đạo Tin Lành được xem là tôn giáo cải cách, theo hướng giảm

" Jean Baubérot: Lich sử đạo Tìn Lành, Nxb.Thế giới, H.2006, tr42 Người dịch: Trần Sa

? https://www.state.gov, truy cp ngày 15-10-2017

Trang 29

bớt những ràng buộc vẻ tổ chức, lễ nghỉ và tham gia nhiều hơn vào các lĩnh vực kinh tế, xã hội Số tín đồ đạo Tin Lành trên thế giới hiện nay là trên 900 triệu người, ở tắt cả các châu lục, với rất nhiều tổ chức, hệ phái

3.1.2 Giáo lý, giáo luật, lễ nghỉ và tổ chức

* Giáo lý: nét khác biệt của đạo Tin Lành với các tôn giáo

khác thuộc Kitô giáo thể hiện ở một số nội dung thần học, đặc biệt

qua 5 nguyên tắc của Phong trào cải cách đạo Tin Lành, đó là: chỉ bởi Kinh Thánh, chỉ bởi đức tin, chỉ có Chúa trời, chỉ có ân huệ, chỉ

tôn vinh Chúa Trời”

Kinh Thánh của Kitô giáo bao gồm: Cựu ước 46 cuốn và Tân ước 27 cuốn Trong đó, đạo Tin Lành thừa nhận phần Cựu ước gồm 39 cuốn, và toàn bộ sách Tân ước 27 cuốn Theo quan điểm của

đạo Tin Lành, Kinh Thánh là Lời của Thiên Chúa, nên nó hết sức thiêng liêng

"Những tín điều căn bản:

~ Quan niệm về Đức Chúa Trời: chỉ có một Đức Chúa Trời

hằng sống, vô hạn, toàn thiện, toàn mỹ, Ngài là Đấng fqo hóa Đức Chúa Trời là Đắng vinh hiển, thánh khiết, yêu thương, nhân từ, cơng chính, thành tín và quyền năng tuyệt đối, đáng được mn

lồi thờ phượng và tôn vinh (Giuđe 25)” Chúa Trời sáng tạo ra vũ trụ trong 6 ngày Đức Chúa Trời Ba ngôi: Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh Ba ngơi hiệp một, bình đẳng, cùng,

ban thé, và hiệp lại làm một Đức Chúa Trời trọn vẹn"

~ Con người và sự sa ngã của con người: loài người được tạo

` Protestamtisn,https:en.wikipedia.org, truy cập ngày 15-10-2017 ? Protestantism, https://en.wikipedia.org, truy cập ngày 28-8-2017

` Kinh Thánh, Sách Giuđe, Chương 25

Trang 30

dựng theo hình ảnh của Chúa Trời, một cách tốt đẹp và hoàn thiện

Tuy nhiên, do cố ý phạm tội với Thiên Chúa nên con người không

những bị chết về thể xác mà còn chết về thuộc linh, tức là bị phân

cách với Chúa trời

- Công cuộc cứu chuộc: Chúa Giêsu được Chúa Trời sai

xuống trần gian để cứu con người, qua sự hy sinh của Ngài trên

Thập tự giá Chúa Giêsu được thai dựng bởi Đức Thánh Linh qua

trinh nữ Maria Chúa Giêsu xuống thế giới này làm người thể hiện cả hai bản tính, thần tính và nhân tính, rất gần gũi nhưng cũng rất thiêng liêng Sự cứu chuộc để giải thoát con người ra khỏi tình

trạng tội lỗi và đem con người trở về cùng Đức Chúa trời Con người muốn được cứu rỗi phải chân thành ăn năn và hết long tin

cậy Chúa Giêsu

~ Chúa Giêsu trở lại và sự phán xét cuối cùng: đến một ngày, tất cả mọi người trên thế giới này phải đứng trước sự phán xét cuối cùng của Chúa Trời, do những hành động của họ Đến khi đó,

những người cơng chính sẽ được hưởng sự sống và phước hạnh đời đời trong trời mới, đất mới; còn những người khước từ ơn cứu rỗi sẽ phải chịu khổ hình trong hồ lửa, đau khổ mãi mãi

* Giáo luật: những điều răn của Đức Chúa Trời: Chỉ thờ Đức Chia Trời, không được thờ các thần khác; không được dùng tên Chúa Trời một cách thiếu tơn kính; Phải nhớ ngày Sa bát" và giữ làm ngày thánh, đây là ngày dành cho Chúa Trời; Phải hiếu kính cha me; Khơng được giết người; Không được tà dâm; Không được trộm cắp; Không được làm chứng dối nghịch người khác; Không được tham muốn nhà cửa, bò lừa hay bắt cứ thứ gì của người khác; Khơng được tham muốn vợ, tôi trai, tớ gái của người khác? Trong ` Ngày Chủ nhật

? Kinh Thánh, Sách Xuất hành, Chương 20, câu 3 đến 17,

Trang 31

đời sống, tín đồ đạo Tin Lành được khuyên thực hiện: không uống rượu, không hút thuốc, khơng ngoại tình, khơng lười biếng, khơng

lãng phí

* nghỉ: Đạo Tìn Lành thực hiện hai thánh lễ là Lễ Báp têm và Lễ Tiệc thánh, đồng thời thực hiện nhiều lễ nghỉ khác Các lễ nghỉ quan trọng gồm có: Lễ Giáng sinh (25-12 hằng năm), Lễ

Thuong khó (trước lễ Phục sinh 3 ngày), Lễ Phục sinh (Chủ nhật

đầu tiên sau ngày trăng tròn của tháng sau xuân phân), Lễ Thăng, Thiên (sau Lễ Phục sinh 40 ngày), LỄ Ngũ tuần (sau Lễ Thăng thiên 10 ngày) Các lễ nghỉ khác: Lễ Thành hôn, Lễ Dâng con, Lễ tang, Lễ Xức dầu, Lễ Tắn phong mục sư, Lễ Bổ nhiệm, Lễ Cung

hiến nhà thờ, Lễ Cảm tạ

Hàng tuần hội thánh Tin Lành tổ chức nhóm họp cầu nguyện và thờ phụng Thiên Chúa vào chủ nhật, nội dung gồm có nghe hát Thánh ca, nghe giảng Kinh Thánh, cầu nguyện chung,

sinh hoạt ban, nhóm theo lứa tuổi, giới tính và những lễ nghỉ khác

* Cơ cấu tổ chức: Với mong muốn cải cách quyền lực giáo hội, đạo Tin Lành chủ trương tổ chức hội thánh theo hướng đơn

giản Các hội thánh Tin Lành ở nước ta hiện nay thường được tổ

chức theo hai cấp, là cấp Cơ sở (chỉ hội, điểm nhóm) và cấp Trung

vương (Tổng Liên hội, Tổng hội) Đồng thời cũng có những hội thánh Tin Lành được tổ chức theo 3 cấp Tương ứng với tổ chức có

các bộ phận lãnh đạo, như Ban Trị sự, Hội đồng Quản trị, Ban Quản trị

Giáo phẩm của đạo Tin Lành, từ cao xuống thấp, gồm có mục sư, mục sư nhiệm chức và truyền đạo; một số tổ chức đạo Tin Lành có chức vụ trưởng lão, chấp sự Các chức sắc của đạo Tin Lành không phải sống độc thân như tu sĩ Công giáo

Trang 32

3.2 Đạo Tin Lành ở Việt Nam

3.2.1 Quá trình du nhập, phát triển

Năm 1911, đạo Tin Lành được du nhập chính thức vào Việt

Nam, lúc đầu do các giáo sĩ thuộc Hội Truyền giáo Phúc âm Liên hiệp C&MA' từ Bắc Mỹ truyền vào

* Thời kỳ 1911-1954: Nhiều giáo sĩ Hội Truyền giáo C&MA đã vào Việt Nam Với nghị định của Tồn quyền Đơng Dương

(năm 1915), thực dân Pháp đã cắm các giáo sĩ C&MA hoạt động truyền giáo, hạn chế sự phát triển của đạo Tuy nhiên, các chỉ hội

Tin Lành được thiết lập trong cả nước Năm 1927 được ghi nhận là

thời điểm đánh dấu việc hình thành về tổ chức của Hội thánh Tin

Lành Việt Nam với tên gọi là Hội Tin Lành Việt Nam Đông Pháp Đến năm 1941, tổ chức Tin Lành Việt Nam mới được chính quyền Pháp công nhận là một tổ chức tôn giáo Tên gọi /fôi thánh Tin Lành Việt Nam được gọi từ năm 1945 đến nay

Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, các giáo sĩ thuộc C&MA

lần lượt trở lại Việt Nam, nhưng Hội thánh Tin Lành Việt Nam lại

rơi vào tình trạng suy thối, nhiều hội thánh khơng cịn hoạt động?

Tir nim 1948 trở di, các hoạt động của đạo Tin Lành ở cả 3 miền

dần phục hồi

* Thời kỳ 1954-1975: ở miền Nam đạo Tin Lành phát triển mạnh mẽ, trong khi đó ở miễn Bắc số người theo đạo diễn biến cầm chừng Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, đa số giáo sĩ, tín đồ đạo

Tin Lành miền Bắc di cư vào Nam Năm 1958, số giáo sĩ, tín đồ

cịn lại đã lập ra tổ chức giáo hội riêng lấy tên là Hội thánh Tin

Lành Việt Nam (miền Bắc) tồn tại cho đến ngày nay Hội thánh Tin * Christian and Missionary Alliance

? Xem Nguyễn Thanh Xuân: Một số tồn giáo ở Việt Nam, Nxb.Tôn giáo, H.2005, 6377,

Trang 33

Lành Việt Nam (miền Nam) hoạt động ở các tỉnh từ vĩ tuyến 17 trở

vào Thời kỳ Mỹ tăng cường can thiệp và mở rộng quy mô chiến tranh ở Việt Nam, đạo Tin Lành có điều kiện thuận lợi để phát triển Các hoạt động truyền giáo được thúc đây mạnh mẽ làm cho

cho số tín đồ của Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) tăng

lên nhanh chóng

* Thời kỳ từ năm 1975 đến nay: Hội thánh Tin Lành Việt

Nam (miền Bắc) lúc đầu nhìn chung phát triển cầm chừng, thậm chí khủng hoảng người lãnh đạo giáo hội Chỉ đến hai thập kỷ gần đây tình hình Hội thánh mới có nhiều thay đổi, với sự tham gia của tín đồ người đân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc Từ năm 2001 đến nay, Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) và nhiều tổ chức hệ phái khác của đạo Tìn Lành đã được Nhà nước

công nhận về mặt tổ chức

Những năm gần đây, đạo Tin Lành phát triển mạnh trong các vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên

3.2.2 Tình hình đạo Tin Lành ở Việt Nam hiện nay

Theo báo cáo của Ban Tôn giáo Chính phủ (tính đến tháng 3-2015), trên phạm vi toàn quốc đạo Tin Lành có 975.330 tín đồ, 373 nhà thờ, 2.600 mục sư, truyền đạo Phân bố tại các khu vực như sau: khu vực đồng bằng sơng Hồng có 16.978 tín đồ; 12 nhà thờ; có 267 mục sư, truyền đạo Khu vực miền núi phía Bắc có

182.697 tín đồ; 02 nhà thờ và 278 mục sư, truyền đạo Khu vực

miền Trung có 87.400 tín đổ; 88 nhà thờ; 415 mục sử, truyền đạo Khu vực Tây Nguyên có 499.141 tín đồ; 98 nhà thờ; 822 mục sư, truyền đạo Khu vực Đông Nam Bộ có 102.685 tín đồ; 73 nhà thờ; 583 mục sư, truyền đạo Khu vực Tây Nam Bộ có 86.429 tín đồ; 53

nhà thờ; 235 mục sư, truyền đạo

Trang 34

Cùng với Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Hội

thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam), 8 tổ chức, hệ phái đạo Tin

Lành khác đã được công nhận và cấp đăng ký hoạt động là: Hội

Truyền giáo Cơ Đốc Việt Nam, Giáo hội Cơ Đốc Phục lâm Việt Nam, Tổng hội Báp tít Việt Nam (Ân Điển - Nam Phương), Hội

thánh Báp tít Việt Nam (Nam Phương), Hội thánh Tin Lành Trưởng lão Việt Nam, Hội thánh Tin Lành Mennonite Việt Nam, Hội thánh Liên hữu Cơ Đốc Việt Nam, Hội thánh Phúc âm Ngũ

tuần Việt Nam Đồng thời có khoảng 70 tổ chức, hệ phái hay

nhóm Tin Lành chưa được công nhận trong cả nước, như hệ phái

Giám lý, Báp tít hay Ngũ tuần, với số lượng tín đồ khoảng 200

nghìn người

Dao Tin Lành ở Việt Nam có một số đặc điểm là: là tơn giáo có nhiều tổ chức, hệ phái; tín đồ chủ yếu là thị dân và người dân tộc thiểu số; rất chú trọng đến hoạt động truyền giáo; là tôn giáo có mối quan hệ quốc tế rộng rãi; và thường bị các thế lực chính trị

lợi dụng

3.2.3 Những vẫn đề đặt ra từ hoạt động của đạo Tìn Lành ở

Việt Nam hiện nay

- Tiếp tục quán triệt nhận thức, quan điểm của Đảng, Nhà nước về đạo Tin Lành Quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về đạo Tin Lành đã thay đổi rất nhiều từ năm 2004, khi Thông báo số 160 của Ban Bí thư khóa IX (về chủ trương công tác đối với đạo

Tin Lành), đặc biệt là Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ được ban hành Theo đó, chúng ta từng bước tiến tới công nhận các tổ chức, hệ phái đạo Tin Lành, đặc biệt là ở vùng

dân tộc thiểu số Tây Nguyên và miễn núi phía Bắc, để đáp ứng nhu cầu tơn giáo, tín ngưỡng của người dân Tuy nhiên, quan điểm đó cịn chưa được một số địa phương thực hiện nghiêm túc, dẫn tới

Trang 35

những khó khăn cho hoạt động của đạo Tin Lành, đặc biệt là những tổ chức, hệ phái chưa được công nhận

- Công nhận, hướng dẫn hoạt động của các tổ chức, hệ phái

đạo Tìn Lành Thực hiện Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg của Thủ

tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin Lành, từ năm 2005 đến nay Nhà nước đã công nhận và cắp đăng ký hoạt động cho một số tổ chức, hệ phái đạo Tin Lành và công nhận rất nhiều chỉ hội Chính quyền các địa phương đã cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo cho hàng nghìn điểm nhóm đạo Tin Lành Tuy nhiên, còn một số lượng lớn các tổ chức, hệ phái, điểm nhóm đạo Tìn Lành chưa được cơng nhận, vì thế đã gây rất nhiều khó khăn cho sinh hoạt tôn

giáo của đông đảo cộng đồng tín đồ và cũng bắt cập cho hoạt động quản lý nhà nước Như thế, nhu cầu công nhận các tổ chức, hệ phái,

chỉ hội, cấp đăng ký sinh hoạt cho các điểm nhóm đạo Tin Lành hiện tại và sắp tới là rất lớn Thêm nữa, tính cấp thiết của việc hướng dẫn hoạt động đạo Tin Lành là do mối quan hệ quốc tế rộng, rãi của nó, yếu tố dễ tạo ra những điểm nhạy cảm, phức tạp cho xã

hội, bởi vì việc nắm bắt hoạt động của các tổ chức đạo Tin Lành ở nước ngoài rõ ràng là rất khó khăn

- Việc xây dựng nhà thờ, nhà nguyện và hoạt động tơn giáo

ngồi cơ sở thờ tự Các tô chức đạo Tìn Lành hiện tại rất thiếu

nhà thờ, nhà nguyện để sinh hoạt tôn giáo, đặc biệt là ở vùng dân

tộc thiểu số Với hơn 1 triệu tín đồ, 605 chỉ hội, hơn 4.700 điểm

nhóm, nhưng chỉ có 373 nhà thờ (năm 2015) So với năm 1975

số lượng cơ sở tôn giáo của đạo Tin Lành đã giảm đi 1/2, trong khi đó số người theo đạo đã tăng gấp 6 lần Trong tổng số 80 tổ chức, hệ phái, nhóm Tin Lành, chỉ có 5 tổ chức có cơ sở thờ tự, 4/8 tổ chức đã được công nhận chưa có trụ sở trung ương giáo hội và nhà thờ Ở miền núi phía Bắc có đến 1.350 điểm nhóm

Trang 36

Tin Lành nhưng lại chưa có nhà nguyện nào được cấp phép xây dựng) Do thiếu cơ sở sinh hoạt tôn giáo, nên nhiều tổ chức, hệ

phái đạo Tin Lành phải tổ chức sinh hoạt tại những địa điểm ngoài cơ sở thờ tự, như khách sạn, khu chung cư, thậm chí là nhà

riêng, gây khó khăn cho chính quyền các địa phương trong công

tác quản lý

Đạo Tin Lành là một tôn giáo lớn trên thế giới, có ảnh hưởng ở hầu khắp các quốc gia và vùng lãnh thổ, đặc biệt là những nước phát triển Đạo Tin Lành du nhập vào Việt Nam muộn hơn so với

Phật giáo hay Công giáo, và cũng gặp phải những khó khăn trong q trình phát triển Tuy nhiên, cùng với thời gian nó đã có những bước phát triển đáng kể cả về số lượng tín đồ và ảnh hưởng trong xã hội, đặc biệt là sự phát triển của nó trong vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay

4 ISLAM GIÁO VÀ ISLAM GIÁO Ở VIỆT NAM

4.1, Khái quát chung về Islam giáo

4.1.1 Sự ra đời và quá trình phát triển

Islam giáo, còn gọi là Hồi giáo, ra đời trên bán đảo Ả Rập đầu thé ky thir VII Dau thé ky thir VI, con đường “Tơ lụa” buôn bán Đông - Tây giữa vùng Địa Trung Hải với Ấn Độ, Trung Quốc đi qua bán đảo Ả Rập đã dẫn tới sự phát triển của nền kinh tế hàng, hóa, hình thành một số trung tâm kinh tế, văn hóa lớn trên bán đảo

A Rập như Mecca (Mekka), Medina (Yathrib), Taiphơ (Tai) Sự phát triển kinh tế hàng hóa đã làm tan rã cơ cấu xã hội cũ, hình thành chế độ chiếm hữu nô lệ

ˆ Mặc đù đến năm 2012, ở khu vực này đã có 100 nhà nguyện (tỉnh Lai Châu: 13;

Cao Bằng: 18; Lào Cai: 34; Điện Biên: 23) được xây dựng, mở rộng với sự hỗ trợ

của các tổ chức Tin Lành, đóng góp của tín đồ bằng tiền, hiến tặng đắt và ngày công, nhưng chưa đăng ký với chính qu

Trang 37

piu thé ky thir VII, con đường buôn bán Đông - Tây chuyển sang vùng vịnh Ba Tư đã làm cho nền kinh tế trong vùng suy giảm Giới chủ nô, quý tộc mất đi nguồn lợi lớn, chuyển sang cho vay nặng lãi và bóc lột lao động nô lệ thậm tệ, dẫn tới mâu thuẫn giữa nô lệ và chủ nô ngày càng gay gắt Islam giáo, một tôn giáo độc

thần đã ra đời trong hoàn cảnh như vậy

Xét về mặt tư tưởng, Islam giáo ra đời dựa trên cơ sở tư tưởng, độc thần của Do Thái giáo, Kitô giáo và tín ngưỡng Hanif, một

hình thức tín ngưỡng độc thần đầu tiên của người Ả Rập Tương, truyền Muhammad - người sáng lập ra Islam giáo là người theo tín

nghia Hanif

Muhammad người bộ lạc Curét (Kureish) sinh năm 570 tại

Mecca Ông sớm mỗ côi cha mẹ, ở với người chú là Abu Talib 'Thủa thiếu thời, Muhammad kiếm sống bằng việc chăn gia súc thuê và dẫn đường cho thương nhân qua sa mạc đầy nguy hiểm Muhammad không biết chữ, nhưng rất khôn ngoan và thông minh Năm 25 tuổi, ông kết hôn với người chủ của mình là goá phụ Khadia (Khadija), hơn ông 15 tuổi Từ đó, ông có điều kiện đẻ xác lập đức tin về tôn giáo mới của mình Noi gương các nhà ẩn tu Kitơ giáo, Muhammad tìm đến hang Hira ở Mecca để suy ngẫm, chiêm nghiệm Ông nhận ra rằng, mỗi dân tộc phải có một nhà tiên tri của mình và ơng tự nhận mình là nhà tién tri của người Ả Rập

Năm 610, Muhammad bắt đầu đi truyền bá tơn giáo mới, rằng chỉ có một Thượng đế duy nhất là Allah và tự xưng mình là

sứ giả của Allah, được Người cử xuống cứu vớt nhân loại cũng

như Ibrahim (Abraham), Musa (Moses), Isa (Giêsus), những người đã được Allah cử xuống cứu vớt loài người Do bị quý tộc Mecca chống đối và tìm cách hãm hại nên ngày 16-7-622, Muhammad cùng các Muslim (tín đồ) trốn sang Medina Cuộc

Trang 38

“đào tấu” vĩ đại này đã mở ra kỷ nguyên mới của Islam giáo, “Dưới ngọn cờ cách mạng tôn giáo, ông lãnh đạo và tổ chức quần chúng tiến hành một phong trào cách mạng biến đổi xã hội Ả Rập

với ý nghĩa vạch thời đại""

Tại Medina, Muhammad thống nhất các bộ lạc người Ả Rập,

tiến hành cải cách về chính trị, kinh tế, quân sự, tôn giáo, xây dựng Medina thành một quốc gia - dân tộc Islam giáo hùng mạnh ‘Nam 630, Muhammad đánh chiếm Mecca, cai dao cho dan ching,

biến Mecca thành thánh địa của Islam giáo và mở rộng quốc gia Islam giáo ra toàn bán đảo Ả Rập Ngày 18-6-632, Muhammad

qua đời, để lại một quốc gia - dân tộc Islam giáo rộng lớn và

hùng mạnh

Sau khi xác lập được vị trí trong xã hội Ả Rập, mặc dù Muhammad qua đời, mâu thuẫn nội bộ gay gắt, nhưng Islam giáo vẫn tiến hành các cuộc viễn chỉnh, truyền bá vào các dân tộc khác ở

phía Đông như Syria, Ba Tư, Ai Cập, Tây Bắc Ấn Độ; ở phía Tây đến Bắc Phi rồi vượt biển vào Tây Ban Nha, châu Âu Đến giữa thế ky VII, Islam giáo Ả Rập đã trở thành một đế quốc lớn, trải rộng 'ba châu lục: Á, Âu, Phi, nối liền Đông - Tây

Từ thế kỷ VII đến thế kỷ XI, Islam giáo truyền bá sâu vào lục địa châu Phi, mở rộng sang An Độ, Trung Quốc, Tây A, Trung A, bước vào thời kỳ phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử Trung tâm

Islam gido chuyén tir Damascus sang Baghdad, vai trd cia ngudi Ba Tư nổi lên lắn lướt vai trò của người Ả Rập, Islam giáo bổ sung yếu tố văn hóa Ba Tư Các thiết chế Islam giáo được xây dựng, kinh tế, xã hội, văn hóa phát triển, hệ thống kinh sách, giáo luật

được xây dựng hoàn thiện

Ì Hồng Tâm Xun: Mười tồn giáo lớn trên thế giới, Nxb.Chính trị quốc gia, H.1999, tr742

Trang 39

Từ thế kỷ XII đến thế kỷ XVII, mặc dù phải đương đầu với hai thế lực: ở phía Tây là các cuộc thập tự chỉnh kéo đài hai thé ky

(1096-1292) của Giáo hội Công giáo La Mã và các thế lực phong

kiến Tây Âu; ở phía Đơng là qn Nguyên Mông hùng mạnh và thiện chiến, nhưng Islam giáo vẫn phát triển, mở rộng lãnh thé, Thời kỳ này vai trò của người Ả Rập và người Ba Tư lu mờ dần, nổi lên vai trò của người Mông Cổ, đặc biệt người Thổ (Turk-Đột

Quyết) với đế chế Ottoman (1280) Năm 1453, Ottoman tiêu diệt để chế Byzantine, chỉnh phục vùng Tiểu A, chiếm bán đảo Balkan kéo theo nhiều nước theo Islam giáo Từ đầu thế kỷ XVI, thế giới Iglam giáo xuất hiện cục diện thế chân vạc mới gồm đế chế Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ, vương triều Safavid Ba Tư (1501-1734) và vương triều Mughul (1626-1857) ở Ấn Độ, trở thành các thế lực mạnh nhất thế giới thời cận đại

Từ giữa thế kỷ XVI, Islam giáo lâm vào suy thoái và bị các nước phương Tây xâm lược Năm 1798, Napoleon chiếm Ai Cập mở đầu cho việc các nước châu Âu chỉnh phục thế giới Islam giáo, chấm đứt những cuộc thánh chiến giáo kéo đài hơn 10 thế kỷ của Islam Đáng lưu ý, trong cuộc đụng độ với chủ nghĩa đế

quốc và văn minh phương Tây, Islam giáo đóng vai trị tích cực với tư cách là ngọn cờ chống xâm lược, nhưng quá trình này cũng

nảy sinh xu hướng dân tộc hóa và thế tục hóa Đồng thời, xuất

hiện phong trào phục hưng Islam giáo và chủ nghĩa Islam giáo theo các trào lưu tư tưởng, khuynh hướng chính trị, xã hội, tôn giáo khác nhau

Tir thé ky XX, Islam giáo được khôi phục, phát triển gắn với

sự ra đời và phát triển của các quốc gia - dân tộc Islam giáo Ngày

nay, Islam giáo phát triển nhanh nhất trên thế giới Ngoài các khu vực truyền thống, Islam giáo phát triển mạnh vào phía nam châu Phi và các nước Âu - Mỹ Vị trí của Islam giáo trong đời sống

Trang 40

chính trị ở nhiều quốc gia được tăng cường, gần 30 quốc gia lấy Islam giáo là quốc đạo; khơng ít quốc gia đang khôi phục địa vị thống trị của Islam giáo; tích cực tuyên truyền tư tưởng và các giá

trị của Islam giáo, coi Islam giáo là “chế độ xã hội lý tưởng, hệ thống tư tưởng hồn bị” Q trình ấy gắn bó mật thiết với phong trào phục hưng Islam giáo, nhưng đồng thời cũng nảy sinh xu hướng Islam giáo cực đoan và chủ nghĩa khủng bố quốc tế

~ Các hệ phái Islam giáo: sau khi Muhammad qua đời, Islam giáo phân hóa thành các hệ phái khác nhau, trong đó có ba hệ phái chính là Kharijites, Sunni và Shia

Phdi Kharijites, xuất hiện sớm nhất trong Islam giáo, vào giữa thế kỷ thứ VII Phái này chủ trương thông qua bầu cử công khai để bầu người đứng đầu (Calipha), không phân biệt giàu nghèo, địa vị xã hội; nhưng cực đoan, thiếu khoan dung đối với đối thủ, kể cả đối

với các Muslim không cùng tư tưởng Hiện nay, phái này chỉ còn ở

Oman và một vài vùng thuộc Bắc Phi

Phái Sunni (còn gọi là đòng Sunit hay Suna), là phái có số

lượng tín đồ đơng nhất trong Islam giáo (chiếm từ 85-87%) Sunni có 4 trường phái: Hanafì, Maliki, Shafi'i và Hanbali, song tín đồ có thể chuyển từ trường phái này sang trường phái khác Trường phái

Shafi’i có ảnh hưởng ở Đơng Nam Á, trong đó có Việt Nam

Phái Shia (còn gọi là đòng Shi*ah hay Shi'ite), là hệ phái lớn

thứ hai (chiếm từ 13-15%), tách ra từ dòng Sunni vào nửa sau thế

ky thir VIL Dịng Shia có 3 trường phái chính: 7welvers (phái mười hai Imam), Zaydjyah (phái năm Imam) và phái Isma’il (phái bảy

Imam) Twelvers là phái lớn nhất của dòng Shia, tập trung chủ yếu ở Iran, Irắc, Yemen, Thổ Nhĩ Kỳ Vào thế kỷ XIX, ở Iran xuất hiện

hai phái Babit và Bêkhait tách ra từ phái Shia Một bộ phận của phái Babít lập ra đạo Baha’i

Ngày đăng: 25/11/2023, 14:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w