Cơ sở lý luận và thực tiễn
Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm cán bộ, công chức Điều 4, Khoản 2 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, xác định:
“Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước” (Quốc hội, 2008).
“Công chức là công dân Việt nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, thuộc đơn vị Quân đội nhân dân mà không phải là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan đơn vị thuộc công an nhân dân mà không phải là sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng cộng sản Việt nam, Nhà nước, tổ chức Chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị công lập) trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật” (Quốc hội, 2008).
Như vậy công chức ở Việt Nam không chỉ là những người làm việc trong các cơ quan Hành chính nhà nước mà còn bao gồm cả những người làm việc ở các Phòng, Ban của Đảng, Mặt trận tổ quốc (MTTQ) Việt nam; các tổ chức Chính trị xã hội như: Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn Việt Nam, các cơ quan đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân từ cấp Trung ương đến cấp huyện.
2.1.1.2 Khái niệm cán bộ, công chức cấp xã
- Khái niệm cán bộ, công chức cấp xã:
Khái niệm cán bộ, Theo Quốc hội (2008) công chức xã được quy định tại
Khoản 3, Điều 4 của Luật cán bộ, công chức 2008 như sau: “Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân,
Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”.
- Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây: + Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ;
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân;
+ Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
+ Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
+ Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
+ Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);
+ Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
- Công chức cấp xã có các chức danh sau đây: + Trưởng Công an;
+ Chỉ huy trưởng Quân sự;
+ Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã);
- Công chức cấp xã do cấp huyện quản lý Ngoài các chức danh theo quy định trên, công chức cấp xã còn bao gồm cả cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã (Chính phủ, 2009).
- Số lượng công chức cấp xã: Theo quy định tại Khoản 1, Điều 4 của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ quy định: Số lượng cán bộ, công chức cấp xã được bố trí theo loại đơn vị hành chính cấp xã: cấp xã loại 1 không quá 25 người, cấp xã loại
2 không quá 23 người, cấp xã loại 3 không quá 21 người (bao gồm cả cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã) (Chính phủ, 2009).
- Việc xếp loại đơn vị hành chính cấp xã thực hiện theo quy định tại Nghị định số 159/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về việc phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (Chính phủ 2005).
2.1.1.3 Khái niệm quản lý nhà nước về chất lượng cán bộ, công chức cấp xã
- Quản lý nhà nước về kinh tế: Quản lý Nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đặt ra trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế (Đỗ Hoàng Toàn và Mai Văn Bưu, 2005).
- Như vậy dựa trên khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế tác giả đưa ra khái niệm quản lý nhà nước về chất lượng cán bộ, công chức cấp xã là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện làm cho chất lượng cán bộ, công chức thời kỳ sau tiến bộ, hiệu quả hơn thời kỳ trước đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế- xã hội trong từng giai đoạn phát triển.
2.1.2 Đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ, công chức cấp xã
2.1.2.1 Đặc điểm của cán bộ, công chức cấp xã
Theo Chính phủ (2011), ngoài những đặc điểm của một cán bộ, công chức thì cán bộ, công chức cấp xã có những đặc điểm riêng như:
- Là những người gần dân, sát dân, biết dân, trực tiếp triển khai đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào dân, gắn bó với nhân dân;
- Có tính ổn định thấp so với cán bộ, công chức cấp trên;
- Có tính chuyên môn hóa thấp, kiêm nhiệm nhiều;
- Là người đại diện cho quần chúng nhân dân lao động ở cơ sở Vì vậy cán bộ,công chức cấp xã luôn luôn phải bám sát nhân dân, gần dân, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân từ đó có những cách thức tiến hành phù hợp và đảm bảo lợi ích chính đáng của người dân;
- Là người trực tiếp giải quyết tất cả các yêu cầu, quyền lợi chính đáng của nhân dân, là cầu nối giữa Đảng và Nhà nước với nhân dân.
2.1.2.2 Chức năng của cán bộ, công chức cấp xã
- Cán bộ cấp xã là cán bộ chuyên trách được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội, có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của điều lệ của tổ chức, vận động quần chúng chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước (Chính phủ, 2011).
- Công chức cấp xã là những người làm công tác chuyên môn thuộc biên chế của UBND cấp xã, có trách nhiệm tham mưu, giúp UBND cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác được phân công và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND cấp xã giao Công chức xã là người trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo UBND cấp xã trong việc điều hành, chỉ đạo công tác, thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; trực tiếp tiếp xúc với nhân dân, phục vụ nhân dân, thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo đúng chính sách và thẩm quyền được UBND cấp xã giao (Chính phủ, 2011).
2.1.2.3 Nhiệm vụ cán bộ, công chức cấp xã
Theo Bộ nội vụ (2004), nhiệm vụ của cán bộ chuyên trách cấp xã được Ban hành Kèm theo Quyết định 04/2004/QĐ-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ Nội vụ:
Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Kinh nghiệm thực tiễn của một số địa phương ở Việt Nam
2.2.1.1 Kinh nghiệm của tỉnh Hà Tĩnh
Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2015), để quản lý chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã, những năm vừa qua, Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã chỉ đạo triển khai thực hiện nhiều giải pháp, chính sách mới, mang lại nhiều kết quả tốt Cụ thể như sau:
Thứ nhất, thực hiện chính sách thu hút nhân tài: Ưu tiên sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học và thạc sĩ về công tác tại xã, phường, thị trấn; trong 3 năm (2011-2013), đã có 803 người về công tác tại các cơ sở.
Thứ hai, các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa CBCC cấp xã Từ năm 2009 đến nay, toàn tỉnh đã cử đi đào tạo, chuẩn hóa 7.992 lượt CBCC cấp xã, từ trung cấp đến đại học; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ khác cho 25.600 lượt CBCC; tỉnh cũng đã tổ chức chỉnh huấn cho đội ngũ cán bộ chủ chốt đang công tác tại 262 xã, phường, thị trấn với 766 đồng chí tham gia.
Thứ ba, công tác luân chuyển, bổ nhiệm, chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ cơ sở được thực hiện ngày càng tốt hơn, mạnh dạn hơn Các huyện Đức Thọ,
Kỳ Anh, Hương Sơn đã luân chuyển 9 đồng chí cán bộ huyện về làm cán bộ chủ chốt ở xã Đến nay, chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã tăng lên; trình độ, kiến thức, năng lực lãnh đạo, quản lý từng bước được nâng lên.
Thứ tư, công tác tư tưởng, nâng cao trách nhiệm cũng như khả năng đi đầu của các Bí thư, Chủ tịch UBND xã, phường để làm gương cho những CBCC khác ở phong cách làm việc khoa học, nghiêm túc; trong cuộc sống đời thường, luôn chia sẻ thuận lợi, khó khăn với đồng chí, đồng nghiệp, với quần chúng nhân dân, luôn “nói đi đôi với làm”, và gương mẫu, hết lòng vì nhiệm vụ chung Có như vậy mới phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong xây dựng nông thôn mới.
Thực tiễn cho thấy, đội ngũ CBCC cơ sở đã tích cực phát huy quyền làm chủ của nhân dân, cùng nhân dân tạo nên những thành tựu về đổi mới và phát triển KT-XH, văn hóa, cải thiện dân sinh, tăng cường Quốc phòng an ninh, làm thay đổi rõ nét bộ mặt nông thôn, thành thị, góp phần thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Nhiều cán bộ cơ sở nêu cao tinh thần trách nhiệm, sâu sát nhân dân, bám sát địa bàn dân cư, nhạy bén với thực tiễn, kịp thời phát hiện và xử lý có hiệu quả những vấn đề nảy sinh trong đời sống, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ Đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn đóng góp rất quan trọng vào sự phát triển của tỉnh nhà trong những năm gần đây (Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, 2015).
2.2.1.2 Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Giang
Theo Trần Thị Kim Dung (2015), nhằm quản lý chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã của tỉnh, thời kỳ qua, Các cấp ủy ở Bắc Giang luôn chú trọng công tác rèn luyện đội ngũ CBCC cơ sở với nhiều cách làm sáng tạo và cụ thể:
Một là, khắc phục những khâu yếu kém, nhất là về con người, nhằm tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, xây dựng nông thôn mới Điển hình là Tân Yên, từ một huyện trung du nghèo, sau 4 năm có nhiều thay đổi lớn Song hành cùng những thay đổi này có dấu ấn của đội ngũ CBCC cấp cơ sở Năm 2010, trong số 262 cán bộ chuyên trách, chỉ có 20 người trình độ đại học, 120 người chưa qua đào tạo, chiếm gần 46%; trong 202 công chức, trình độ đại học có 47 người, 12 người chưa qua đào tạo Sự bất cập này là căn nguyên khiến nhiều mục tiêu phát triển Kinh tế - xã hội đặt ra trước đó khó hoàn thành.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, để vẫn đội ngũ ấy mà tạo được chuyển biến, Đảng ủy- HĐND- UBND huyện Tân Yên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, trước hết là bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho CBCC, theo hướng yếu lĩnh vực nào, bồi dưỡng lĩnh vực đó Huyện ủy có giải pháp mới, yêu cầu các xã, thị trấn cử CBCC tham gia bồi dưỡng ba tháng, mỗi tuần học ba ngày tại các phòng, ban, cơ quan của huyện Các ngày còn lại, CBCC về xã, thị trấn thực hành, ứng dụng ngay kiến thức, kỹ năng được bồi dưỡng theo phân công công tác Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thực hiện chế độ nhận xét, đánh giá hàng tháng đối với cán bộ đến bồi dưỡng Với chương trình này, đã có gần 200 cán bộ, công chức cấp xã được học việc Thực tế khẳng định, hầu hết số cán bộ được tập huấn, bồi dưỡng đều áp dụng được các kiến thức, kỹ năng học vào công việc hằng ngày.
Hai là, cần hoàn thiện các kỹ năng của CBCC trong công tác chuyên môn: Điểm yếu của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là khả năng nắm bắt, ra quyết định xử lý tình huống, các vấn đề mới nảy sinh trong tiến trình đô thị hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là khi luân chuyển CBCC xã chuyển sang công tác mới sẽ gặp không ít lúng túng: kỹ năng thuyết trình, điều hành cuộc họp, đến xử lý văn bản Thông qua các lớp bồi dưỡng theo chức danh do Huyện ủy tổ chức trong hai tuần học, thảo luận, thực hành trên lớp, cùng việc tự học hỏi, nghiên cứu, CBCC tự tin trên diễn đàn, trong giải quyết các tình huống ở cơ sở.
Ba là, cần hướng về cơ sở, giúp đào tạo đội ngũ CBCC tại chỗ, tăng cường kinh nghiệm thực tiễn cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, hướng tới đội ngũ đạt chuẩn toàn diện Tỉnh ủy Bắc Giang đẩy mạnh công tác luân chuyển cán bộ từ cấp huyện về cơ sở và ngược lại Thực tế cho thấy, trong số 43 cán bộ cấp huyện được luân chuyển về cơ sở giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đều đã tận dụng được lợi thế chuyên môn, vận dụng sáng tạo trong công việc, tạo sự gắn kết với cơ sở Phần lớn cán bộ luân chuyển là người trẻ, năng động, có triển vọng, phát huy được khả năng tại cơ sở; góp phần tạo nguồn cán bộ trước mắt và lâu dài.Cũng như nhiều địa phương khác, Bắc Giang còn nhiều việc phải bàn trong chuẩn hóa đội ngũ cán bộ,công chức; trong lựa chọn ngành học, bố trí, sử dụng CBCC sau đào tạo; xây dựng chương trình bồi dưỡng sao cho thật sự hiệu quả, không hình thức, tránh lãng phí, từng bước phấn đấu nâng tầm đội ngũ CBCC cơ sở, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị ở địa phương.
2.2.2 Bài học kinh nghiệm cho Huyện Kim Bôi
Qua những kinh nghiệm thành công của một số tỉnh có những điều kiện gần tương đồng, để quản lý chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình có thể áp dụng một số kinh nghiệm rút ra sau:
Thứ nhất, phải làm thật tốt và chặt chẽ khâu tuyển dụng Cần tổ chức, thực hiện tuyển dụng theo năng lực và cạnh tranh, xóa bỏ cơ chế “xin- cho” Chính sách thu hút nhân tài đã và đang được nhiều địa phương áp dụng cũng là một giải pháp hay cho huyện Kim Bôi nhằm thu hút được và ngày càng nhiều CBCC giỏi về làm việc trong các cơ quan nhà nước nói chung và CBCC xã nói riêng.
Thứ hai, thực hiện tiêu chuẩn hóa các chức danh cán bộ, công chức: Có ý nghĩa rất quan trọng để bố trí, sử dụng CBCC một cách đúng đắn và chính xác; là căn cứ để xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển và thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, đồng thời cũng là mục tiêu để mỗi cán bộ phấn đấu, rèn luyện và tự hoàn thiện bản thân.
Phương pháp nghiên cứu
Đặc điểm nghiên cứu
Huyện Kim Bôi nằm ở phía Đông nam tỉnh Hòa Bình, được thành lập ngày 17/4/1959; cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 78 km, cách tỉnh lỵ 35km
+ Phía Đông giáp huyện Mỹ Đức (Hà Nội)
+ Tây giáp huyện Cao Phong, Lạc Sơn
+ Bắc giáp huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn,
+ Nam giáp huyện Yên Thuỷ, Lạc Thuỷ.
+ Huyện Kim Bôi có 28 đơn vị hành chính gồm 27 xã và 01 thị trấn diện tích tự nhiên là 55.103,43 ha, dân số trên 108 nghìn người; có 4 dân tộc chính, trong đó dân tộc Mường:
82,4%, dân tộc Kinh 14%, dân tộc Dao gần 3% và môt số dân tộc khác.
+ Là huyện có tiềm năng lớn về đất rừng và lao động, nguồn khoáng sản phong phú, dồi dào về số lượng và chất lượng; hệ thống đường giao thông thuận lợi cho việc phát triển hàng hóa, trong đó, có các quốc lộ đi qua như quốc lộ 12B nối liền huyện với quốc lộ 6, quốc lộ
21 và đường Hồ Chí Minh nối liền huyện với Thành phố Hà Nội và các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình.
Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Kim Bôi
STT Mục đích sử dụng
Hiện trạng sử dụng đất qua các năm (ha)
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 9812,42 9412,42 9012,42
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 63,49 63,49 63,49
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Kim Bôi (2018)
+ Bên cạnh những thuận lợi trên Kim Bôi là huyện miền núi và địa bàn chiến lược của quốc gia, diện tích đất nông nghiệp ít, tập tục canh tác từ xưa là thuần nông, thu nhập bình quân chủ yếu từ nông nghiệp, lâm nghiệp, có 17 xã đặc biệt khó khăn đang thực hiện Chương trình 135 (trong đó có 12 xã thuộc vùng CT 229), điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở các xã này còn nhiều khó khăn.
3.1.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội
Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế - xã hội của huyện đã tiến triển rõ nét, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức khá, cơ cấu kinh tế đã có những bước chuyển biến tích cực, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện Các hoạt động y tế, văn hóa, giáo dục luôn được quan tâm phát triển sâu rộng Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, từ thiện nhân đạo, xóa đói giảm nghèo được thực hiện kịp thời, hiệu quả Đời sống đại bộ phận gia đình nông dân được cải thiện Các gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng đều có mức sống từ trung bình trở lên so với cộng đồng dân cư Giáo dục - Đào tạo, y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, việc làm, an sinh xã hội, văn hóa, thể dục thể thao, thông tin truyền thông đều đạt được những bước tiến quan trọng, năm 2018:
+ Tổng giá trị tăng (theo giá cổ định năm 2010) 2.299,977 triệu đồng; Trong đó: Nông lâm nghiệp 576,724 triệu đồng, Công nghiệp - xây dựng 371,245 triệu đồng, Dịch vụ 1.358,008 triệu đồng.
+ Giá trị gia tăng (tính theo gía hiện hành) 2.619,636 triệu đồng; Trong đó: Nông lâm nghiệp 838,093 triệu đồng chiếm 32%, Công nghiệp xây dựng
423,535 triệu đồng chiếm 16,2%, Dịch vụ 1.358,008 triệu đồng chiếm 51,8%.
+ Thu nhập bình quân đầu người 21.622 ngàn đồng.
+ Tổng thu ngân sách nhà nước 42.500 triệu đồng.
+ Tổng diện tích gieo trồng: 16.844,5 ha
+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 51%.
+ Tỷ lệ hộ nghèo: Giảm 5,07%
+ Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục-XMC
+ Số bác sỹ/ vạn dân: 5,2 bác sỹ
Bảng 3.2 Một số chỉ tiêu về kinh tế - xã hội của huyện Kim Bôi qua 3 năm
Năm Năm Năm Tỷ lệ % năm
STT Tên chỉ tiêu 2018 so với
Tổng giá trị tăng theo giá
1.2 Công nghiệp - Xây dựng 281,370 328,371 371,245 Tăng 131,9
Giá trị tăng thêm theo giá
Thu nhập bình quân đầu
Thu ngân sách nhà nước
Tổng diện tích gieo trồng
Tổng sản lượng lương thực
7 Diện tích trồng rừng mới 1.870 1.181 1.118,6 Giảm 59,8
8 Mức giảm tỷ lệ sinh (%) 0,2 0,2 0,2 Giữ vững
9 Tạo việc làm mới 2.200 2.200 2.727 Tăng 124,0
Tỷ lệ lao động qua đào tạo
11 Giảm tỷ lệ hộ nghèo (%) 5, 025% 4,58% 5,07% Giảm 0,045
12 Bác sỹ trên vạn dân 4,6 4,6 5,2 Tăng 113,0
3.1.3 Những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng tới chất lượng cán bộ, công chức cấp xã:
- Cơ sở hạ tầng thiết yếu như: đường giao thông, hệ thống điện, công trình thủy lợi, trường học, nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng được nâng cấp, xây dựng mới tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư Một số công trình hạ tầng đô thị như đường trục chính, đường bao đô thị, hạ tầng khu dân cư đang được triển khai xây dựng, Đây là cơ sở thuận lợi tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong giai đoạn tiếp theo.
- Xuất phát từ điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện, cùng với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của các cấp, các ngành, sự đồng lòng của nhân dân trong triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, Kim Bôi đã và đang có những bước phát triển vượt bậc, đạt được các thành tựu quan trọng về kinh tế
- văn hoá - xã hội, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện Song cũng không tránh khỏi những khó khăn, hạn chế do tác động của mặt trái cơ chế thị trường, phân hoá giàu nghèo, trình độ dân trí tại các địa phương,… Tất cả những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện có ảnh hưởng khá trực tiếp đến chất lượng cán bộ, công chức cấp xã Đồng thời những yếu tố đó cũng đặt ra yêu cầu, đòi hỏi cán bộ, công chức cấp xã phải không ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức, chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng thi hành nhiệm vụ trong thực thi công vụ.
3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin
- Dữ liệu thứ cấp: Nguồn dữ liệu từ các báo cáo, tài liệu của Ủy ban nhân dân huyện Kim Bôi về Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và Đề án chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức trên trên địa bàn huyện hàng năm và giai đoạn.
+ Phương pháp thu thập thông tin: Đọc, ghi chép, chọn lọc và tổng hợp các tài liệu liên quan đến nội dung luận văn
+ Phương pháp xử lý, phân tích: Sử dụng phép so sánh, mô tả thống kê, quy nạp nhằm làm rõ nội dung cơ bản của luận văn, bảo đảm tính khoa học và logic giữa các vấn đề được nêu ra.
- Dữ liệu sơ cấp: Nguồn dữ liệu chúng tôi thu thập bằng 2 phương pháp là phỏng vấn sâu cán bộ, chuyên viên và phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi cho các cá nhân có liên quan để làm rõ hơn một số nội dung của luận văn.
+ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Phát phiếu cho 30 cá nhân là cán bộ, công chức cấp huyện, cấp xã có vị trí việc làm liên quan tới công tác cán bộ (Cấp huyện: Ban Tổ chức Huyện ủy, Phòng Nội vụ, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Dân tộc, Văn phòng HĐND và UBND, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ; Cấp xã: Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã, Công chức Văn phòng - Thông kê các xã Nật Sơn, Tú Sơn, Thị trấn Bo, Mỵ Hòa, Kim Bôi, Vĩnh Tiến, Vĩnh Đồng, Hợp Kim, Nam Thượng) và phát phiếu cho 60 người dân đại diện cho các vùng của huyện (Tú Sơn, Vĩnh Đồng, Thị trấn Bo, Lập Chiệng, Kim Truy, Mỵ Hòa) trực tiếp tới giao dịch tại trụ sở UBND các xã, thị trấn.
Bảng 3.2 Số lượng mẫu điều tra Đối tượng Số lượng Phương pháp chọn mẫu
1 Cán bộ 30 Các cán bộ có liên quan đến quản lý nhất nước về chất lượng cán bộ
Vĩnh Đồng 10 Vùng gần trung tâm
Thị trấn Bo 10 Trung tâm
Lập Chiệng 10 Vùng khó khăn
Mỵ Hòa 10 Vùng giáp danh
+ Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn 10 cá nhân trong đó 01 lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện, 01 lãnh đạo và 01 chuyên viên Phòng Nội vụ, 01 lãnh đạo và 01 Chuyên viên Ban Tổ chức Huyện ủy, 05 lãnh đạo Ủy ban nhân dân các xã Tú Sơn, Nật Sơn, Thị trấn Bo, Mỵ Hòa, Kim Bôi; các nội dung quản lý nhà nước về chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Kim Bôi cũng như các tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ, công chức cấp xã.
+ Phương pháp xử lý phân tích dữ liệu: Các thông tin từ việc phỏng vấn được tổng hợp bằng phần mềm excel rồi đưa ra kết quả đánh giá chung nhất trong quản lý nhà nước về chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Kim Bôi theo các cấp độ rất tốt, tốt,chưa tốt.
3.2.2 Phương pháp phân tích thông tin
- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả thực trạng việc quản lý nhà nước về chất lượng cán bộ, công chức và các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cán bộ, công chức trên địa bàn huyện.
- Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp thu thập thông tin khoa học, nhận định, đánh giá việc quản lý nhà nước về chất lượng cán bộ, công chức cấp xã bằng cách sử dụng sự hiểu biết của cán bộ, công chức có trình độ hiểu biết đang công tác có vị trí việc làm liên quan đến vấn đề nghiên cứu Việc xử lý kết quả điều tra áp dụng nguyên tắc tổng hợp tư liệu trong tiếp cận lịch sử để sắp xếp, phân tích và tổng hợp tư liệu theo “trình tự thời gian” và “nhân-quả”, Kết quả điều tra được xử lý dựa trên cơ sở sử dụng Excel hoặc để xử lý các kết quả điều tra
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Thực trạng quản lý nhà nước về chất lượng cán bộ, công chức cấp xã huyện kim bôi, tỉnh hòa bình giai đoạn 2016 – 2018 36 1 Tổng quan về cán bộ công chức cấp xã huyện Kim
CÔNG CHỨC CẤP XÃ HUYỆN KIM BÔI, TỈNH HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN
4.1.1 Tổng quan về cán bộ công chức cấp xã huyện Kim
4.1.1.1 Về số lượng, cơ cấu, độ tuổi, giới tính cán bộ chuyên trách cấp xã
- Về chức vụ, chức danh, số lượng, cơ cấu cán bộ, công chức so với quy định và thực tế yêu cầu nhiệm vụ quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ- CP ngày 22 tháng 10 năm
Bảng 4.1 Về số lượng, cơ cấu, độ tuổi, giới tính cán bộ chuyên trách
Tiêu chí Bí Phó Chủ Phó Chủ Phó Chủ Chủ Chủ Chủ Bí thư thư Bí tịch Chủ tịch chủ tịch tịch tịch tịch ĐTNCS thư HĐND tịch UBND tịch UBM Hội Hội Hội HCM
HĐND UBND TTQ phụ Cựu ND nữ CB
Nguồn: Phòng nội vụ huyện Kim Bôi (2018)
Qua Bảng 4.1 ta thấy, toàn huyện có số lượng cán bộ chuyên trách cấp xã đảm bảo đủ theo đúng quy định, riêng chức danh Chủ tịch Hội nông dân thiếu 01 do đơn vị thị trấn Bo không có tổ chức Hội nông dân, về cơ cấu là phụ nữ và người dân tộc thiểu số ở các chức danh chủ chốt ta thấy chức danh Bí thư Đảng ủy có
36 chức danh Chủ tịch Hội Cựu chiến binh 0, chức danh Chủ tịch Hội nông dân có
1/27 chiến tỷ lệ 3,7%, chức danh Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có 4/28 chiếm tỷ lệ 14,3%; là người dân tộc thiểu số ở các chức danh chiếm tỷ lệ trên 92% như vậy về cơ cấu đã đảm bảo và đúng với định hướng của huyện Về cơ cấu độ tuổi ở tất cả các chức danh ta thấy độ tuổi dưới 35 có 47/335 chiếm tỷ lệ 14%, độ tuổi từ 35 – 50 có 179/335 chiếm tỷ lệ 53,5%, độ tuổi từ 51 – 60 có 109/335 chiếm tỷ lệ 32,5% như vậy về cơ cấu đội tuổi đảm bảo có tính kế thừa bền vững với tỷ lệ độ tuổi từ 35 – 50 chiếm tới 53,5%.
4.1.1.2 Số lượng, cơ cấu độ tuổi, giới tính công chức theo vị trí công việc
- Số lượng cán bộ, công chức cấp xã đủ theo đúng quy định, đảm bảo cơ cấu là nữ, là người dân tộc thiểu số, cơ cấu về đội tuổi có tính kế thừa bền vững Nhìn chung, về độ tuổi của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đa số còn trẻ phản ánh đúng xu thế của tình hình thực tế hiện nay và phù hợp với chức danh quy định.
Bảng 4.2 Số lượng CC chuyên môn theo vị trí công tác từ năm 2016 - 2018
TT Chức danh đảm nhiệm 2016 2017 2018 Năm 2018 so với năm 2016
1 Trưởng Công an 28 28 28 Ổn định số lượng
2 Chỉ huy trưởng BCH Quân sự xã 28 28 28 Ổn định số lượng
3 Văn phòng – Thống kê 52 56 73 Tăng 21 người
4 Địa chính - NN-XD và MT 38 50 56 Tăng 18 người
5 Tài chính – Kế toán 28 28 28 Ổn định số lượng
6 Tư pháp – Hộ tịch 28 35 40 Tăng 12 người
7 Văn hóa – Xã hội 56 56 56 Ổn định số lượng
Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Kim Bôi (2018)
Qua Bảng 4.2 ta thấy, toàn huyện có 309 công chức cấp xã, số lượng công chức cấp xã cơ bản đầy đủ theo từng vị trí công tác Trong đó, một số chức danh có số lượng công chức chuyên môn được phân bổ nhiều như Địa chính – Nông nghiệp – Xây dựng và Môi trường, Văn hóa – Xã hội, Tài chính – Kế toán, các chức danh trên được phân bổ nhiều hơn đã phản ảnh đúng thực tế công việc.
Số lượng công chức chuyên môn tăng dần qua các năm Năm 2016 số lượng công chức chuyên môn là 258 thì đến năm 2018 số lượng công chức chuyên môn là 309 tăng 51 cán bộ công chức, tỷ lệ tăng so với năm 2016 là
19,77% Vị trí công tác có số lượng tăng nhiều tập trung ở các chức danh Địa chính – Nông nghiệp – Xây dựng và Môi trường, Văn phòng – Thông kê, Tư pháp
– Hộ tịch Các điều kiện về kinh tế - xã hội phát triển, nhận thức của người dân ngày càng cao đòi hỏi công tác quản lý nhà nước về các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh phải có tính ổn định và chuyên môn cao, thực tế ta có thể thấy đối với các lĩnh vực công việc như Công an, Quân sự, Tài chính thì số lượng công chức luôn ổn định qua các năm, bên cạnh đó một số vị trí công tác như Văn phòng – Thống kê, Văn hóa – Xã hội, Tư pháp – Hộ tịch, Địa chính – Nông nghiệp
– Xây dựng và Môi trường đề có sự gia tăng số lượng công chức để đáp ứng các nhu cầu của xã hội và người dân là hoàn toàn phù hợp trong thực thi công vụ.
- Cơ cấu công chức chuyên môn theo giới tính.
Bảng 4.3 Cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã của huyện Kim Bôi theo giới tính năm 2018
TT Chức danh Tỷ lệ Tỷ lệ
2 Chỉ huy trưởng BCH Quân sự 28 28 100 0 0
4 Địa chính - XD - NN và MT 56 45 80.36 11 19.64
Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Kim Bôi (2018)
Qua bảng 4.3 cho thấy, tỷ lệ công chức chuyên môn nam cao hơn nữ; cụ thể có 217 công chức nam, chiếm tỷ lệ 70,23%; công chức nữ có 92 người chiếm tỷ lệ
29,77% trong tổng số công chức hiện có Chức danh có sự tham gia của nữ giới cao nhất là Văn hóa – Xã hội chiếm 46,43%, bên cạnh đó một số chức danh do có
- Số lượng và cơ cấu công chức chuyên môn theo độ tuổi.
Qua Bảng 4.4 ta thấy, đội ngũ công chức xã trên địa bàn huyện độ tuổi
31