Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng nhân lực ở bộ phận một cửa liên thông
Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm có liên quan
2.1.1.1 Cơ chế một cửa, một cửa liên thông a Cơ chế một cửa: là cách thức giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan hành chính nhà nước trong việc công khai, hướng dẫn thủ tục hành chính, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính nhà nước (Chính Phủ 2015). b Cơ chế một cửa liên thông: là cách thức giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức thuộc trách nhiệm thẩm quyền của nhiều cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp hoặc giữa các cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc công khai, hướng dẫn thủ tục hành chính, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của một cơ quan hành chính nhà nước (Chính Phủ 2015). c Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả là đầu mối tập trung hướng dẫn thủ tục hành chính, tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ chức để chuyển đến các cơ quan chuyên môn hoặc cấp có thẩm quyền giải quyết và nhận, trả kết quả cho cá nhân tổ chức (Chính phủ 2015).
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trang thiết bị điện tử và áp dụng phần mềm điện tử trong các giao dịch hành chính giữa các cá nhân, tổ chức với cơ quan hành chính nhà nước và giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau trong việc công khai hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ để chuyển đến các cơ quan chuyên môn giải quyết và nhận, trả kết quả cho cá nhân, tổ chức theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trên tất cả các lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước. (Chính phủ 2015).
Nhân lực là sức lực con người nằm trong mỗi con người và làm cho con người hoạt động Sức lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của cơ thể con người và đến một mức nào đó, con người đủ điều kiện tham gia và quá trình lao động- con người có sức lao động.
Nguồn nhân lực là nguồn lực con người Nguồn lực đó được xem xét ở hai khía cạnh Trước hết, với ý nghĩa là nguồn gốc, là nơi phát sinh ra nguồn lực Nguồn nhân lực nằm trong bản thân con người và các nguồn lực khác.Thứ hai, nguồn nhân lực được hiểu là tổng thể nguồn nhân lực của từng cá nhân con người Với tư cách là một nguồn nhân lực của quá trình phát triển, nguồn nhân lực là nguồn lực con người có khả năng sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội được biểu hiện là số lượng và chất lượng nhất định tại một thời điểm nhất định.
Khái niệm nguồn nhân lực được sử dụng rộng rãi ở các nước có nguồn kinh tế phát triển từ những năm giữa thế kỷ thứ XX, với ý nghĩa là nguồn lực con người, thể hiện một sự nhìn nhận lại vai trò yếu tố con người trong quá trình phát triển Nội hàm nguồn nhân lực không chỉ bao hàm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, cũng không chỉ bao hàm về mặt chất lượng mà còn chứa đựng hàm ý rộng hơn.
Theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc: Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế, hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng (World Bank, 2000). Ở nước ta, Đảng và Nhà nước luôn khẳng định quan điểm coi con người là trung tâm của sự phát triển, của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Hiện nay, trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá và hội nhập quốc tế, phát triển nhân lực được coi là một trong ba khâu đột phá của chiến lược chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đồng thời, phát triển nhân lực trở thành nền tảng phát triển bền vững và tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia.
Trong cuốn “Nguồn lực và động lực phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, nguồn lực con người là “tổng hoà trong thể thống nhất hữu cơ giữa năng lực xã hội của con người (thể lực, trí lực, tâm lực) và tính năng động của con người” (Lê Du Phong, 2006).
Như vậy, nguồn nhân lực là dạng đặc biệt của nguồn lực nói chung, là nguồn lao động, gồm tổng thể các yếu tố tạo nên sức mạnh của con người và cộng đồng xã hội; Là tổng thể số lượng, chất lượng con người và cơ cấu với các tiêu chí về thể lực, trí lực và tâm lực tạo nên năng lực có thể huy động vào phát triển kinh tế - xã hội.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 4 (Cán bộ, công chức), Chương I Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008: “Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”.
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 4 (Cán bộ, công chức), Chương I Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật” (Quốc Hội, 2008).
Theo quy định tại Điều 2 (Viên chức), Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15/11/2010: “Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật” (Quốc Hội, 2010).
2.1.1.4 Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả một cửa, một cửa liên thông
* Cơ quan áp dụng cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông
Các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, ủy ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện). UBND xã phường, thị trấn gọi chung là cấp xã, các cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đặt tại địa phương (gọi chung là các cơ quan được tổ chưc theo ngành dọc).
* Phạm vi áp dụng cơ chế một cửa, một cửa liên thông
Cơ chế một cửa được thực hiện trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của một trong các cơ quan quy định tại điều 4 quy chế hoạt động ban hành kèm theo quyết định của thủ tướng Chính Phủ.
Cơ chế một cửa liên thông được thực hiện trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực: Đầu tư, đất đai, đăng ký kinh doanh, cấp phép xây dựng, tư pháp và các lĩnh vực khác thuộc thẩm quyền của nhiều cơ quan hành chính nhà nước.
* Nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông
Cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lượng nhân lực ở bộ phận một cửa liên thông và bài học kinh nghiệm cho huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
BỘ PHẬN MỘT CỬA LIÊN THÔNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƯNG YÊN
2.2.1 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng nhân lực ở bộ phận một cửa liên thông của thành phố Bến tre, tỉnh Bến tre
Từ năm 2009 thành phố Bến Tre được UBND tỉnh Bến tre chọn làm đơn vị điểm thực hiện bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông UBND thành phố đã đầu tư trang thiết bị như điều hòa, nước uống, máy lấy số tự động, camera, máy tính để người dân tra cứu các thủ tục hành chính, tất cả các thao tác công việc đề thực hiện qua máy tính, người dân có thể kiểm tra tiến độ giải quyết thủ tục hành chính Thành phố đã thực hiện giải quyết tất cả các thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả như: tư pháp, tài nguyên môi trường, đầu tư, xây dựng… Để công tác thực hiện một cửa, một cửa liên thông hoạt động có hiệu quả UBND thành phố đã công khai minh bạch quy trình giải quyết thủ tục hành chính kịp thời, đầy đủ tới người dân, tổ chức qua trang thông tin điện tử của thành phố.
Các cơ quan chuyên môn đã xây dựng, công bố quy trình giải quyết thủ tục hành chính, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2008, qua đó xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của từng cơ quan, khi xảy ra trễ hạn các cơ quan có trách nhiệm xin lỗi người dân.
Quan tâm bố trí người làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có kỹ năng, nghiệp vụ, có năng lực công tác và tinh thần trách nhiệm cao đồng thời thường xuyên mở lớp đào tạo bồi dưỡng, tâp huấn để nâng cao kiến thức, kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, sủ dụng công nghệ thông tin Từ đó giúp cán bộ công chức thành thạo hơn trong việc sử dụng máy tính, phần mềm trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính, ứng xử với người dân chuẩn mực hơn.
Cải thiện thái độ phục vụ của cán bộ công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả xây dựng phong thái làm việc lịch sự, niềm nở, vui vẻ khi tiếp xúc với dân, đồng thời tiếp thu ý kiến đóng góp hoàn thiện bản thân, chủ động vận dụng quy trình mời nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết công việc.
Tổ chức khảo sát, đánh giá chỉ số đo lường sự hài lòng của người dân, qua đó có biện pháp kịp thời nâng cao chất lượng phục vụ, hướng dẫn hồ sơ không quá một lần, có kế hoạch giải quyết hồ sơ trễ hạn.
Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong cơ quan hành chính nhà nước, xây dựng phong cách chuyên nghiệp nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức.
2.2.2 Kinh nghiệm tại huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương
Kết quả bước đầu của cải cách thủ tục hành chính thông qua thực hiện cơ chế 1 cửa liên thông là đã giảm việc đi lại của người dân, doanh nghiệp Việc thực hiện cơ chế "một cửa" theo hướng hiện đại ở huyện Thanh Miện đã góp phần nâng cao chất lượng phục vụ, giải quyết thủ tục hành chính cho công dân.
Trong thời gian qua, bộ phận một cửa liên thông liên thông của huyện đã tiếp tục cải cách thủ tục hành chính nhằm bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch, công bằng trong khi giải quyết công việc hành chính Đồng thời, loại bỏ những rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho nhân dân Có thể nhận thấy kết quả bước đầu của cải cách thủ tục hành chính thông qua thực hiện cơ chế 1 cửa liên thông là đã giảm việc đi lại của người dân, doanh nghiệp; giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính; số hồ sơ hành chính giải quyết đúng hẹn đạt tỷ lệ cao, công khai, minh bạch, bình đẳng, tạo thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư, tổ chức và doanh nghiệp trên các lĩnh vực cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, dự án đầu tư xây dựng cơ bản, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Ngoài ra, huyện nhà còn đầu tư hệ thống trang thiết bị đồng bộ, ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách thủ tục hành chính.
Hiện nay, tại bộ phận 1 cửa liên thông của huyện, đã triển khai sử dụng hệ thống xếp hàng lấy số tự động, hệ thống tra cứu thông tin và hệ thống camera giám sát để quản lý hoạt động Với những cố gắng, nỗ lực trong việc cải cách thủ tục hành chính tại bộ phận 1 cửa liên thông của huyện đã mang lại hiệu quả là giảm phiền hà cho nhân dân, dần hướng tới đáp ứng sự hài lòng của nhân dân trong giải quyết thủ tục hành chính.
Thời gian qua, việc thực hiện cơ chế "một cửa" theo hướng hiện đại đã góp phần nâng cao chất lượng phục vụ, giải quyết TTHC cho công dân, hạn chế tình trạng chậm trễ đối với công việc có thời gian xử lý dài ngày do có phiếu hẹn ngày trả kết quả cụ thể Nhiều TTHC đã được rút ngắn thời gian giải quyết, giảm phiền hà, đi lại nhiều lần cho công dân UBND huyện Thanh Miện yêu cầu bộ phận "một cửa" tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hành chính nhà nước Tăng cường cơ chế giám sát của các cơ quan, đơn vị, công dân với hoạt động của các cơ quan hành chính nhằm hạn chế tiêu cực, nhũng nhiễu của đội ngũ cán bộ, công chức Nhiều TTHC đã được đơn giản hóa về thành phần hồ sơ, rút ngắn thời gian xử lý. Để đạt được kết quả trên, chính quyền các cấp trên địa bàn huyện Thanh Miện đã luôn ý thức được chất lượng đội ngũ cán bộ công chức tại bộ phận một cửa liên thông quyết định chính đến hiệu quả giải quyết công việc tại bộ phận này Vì vậy Huyện Thanh Miện đã tiến hành một loạt các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại bộ phận một cửa liên thông, trong đó trọng tâm là biện pháp bố trí sử dụng cán bộ công chức và tăng cường các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ công chức bộ phận này Cụ thể việc bố trí sử dụng cán bộ công chức cần căn cứ khả năng, năng lực, sở trường công tác, căn cứ trình độ, kỹ năng làm việc của từng cán bộ công chức Từ đó phát huy tối đa hiệu quả công việc Bên cạnh đó, việc rà soát cán bộ, công chức tại bộ phận này được tiến hành thường xuyên để đề ra kế hoạch học tập, bồi dưỡng phù hợp.
2.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho việc nâng cao chất lượng nhân lực ở bộ phận một cửa tại huyện Văn Lâm
Có giải pháp đồng bộ về quản lý, đánh giá cán bộ, người lao động; cải cách tiền lương và các cơ chế khuyến khích người lao động và đào tạo nâng cao chất lượng nhân lực.
Chuẩn hóa các chức danh công chức đặc biệt là công chưc làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả liên thông.
Rà soát, sắp xếp biên chế đảm bảo phù hợp với nhiệm vụ được giao, giảm biên chế, cho nghỉ chờ chế độ đối với những công chức không đáp ứng được với yêu cầu đặt ra, ưu tiên tuyển chọn những công chức có trình độ Đại học về làm việc tại các xã Kiên quyết chấn chỉnh, đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực trong thi hành công vụ, đồng thời bố trí đủ về số lượng và bảo đảm chất lượng theo yêu cầu nhiệm vụ đặt ra Trong đó, tập trung ưu tiên bố trí các công chức có trình độ cao đảm nhận vai trò phụ trách lĩnh vực tại bộ phận một cửa liên thông.
Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn để nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng thực hiện nhiệm vụ được giao, kỹ năng xử lý tình huống … Xây dựng và tập hợp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức có trình độ cao, trách nhiệm, nhiệt tình, tâm huyết và có kỹ năng giao tiếp, phương pháp và thái độ phục vụ tốt. Đầu tư trang thiết bị phục vụ cho công tác cải cách hành chính tại bộ phận một cửa liên thông.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
- Về vị trí địa lý
Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Văn Lâm
Nguồn: UBND tỉnh Hưng Yên (2014)
Huyện Văn Lâm là huyện phía bắc tỉnh Hưng Yên, tiếp giáp huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh về phía Bắc, phía Tây giáp huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, phía Tây Nam giáp huyện Văn Giang, phía Nam giáp huyện Yên Mỹ và Mỹ Hào (Phố Nối), phía Đông giáp huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
Văn Lâm có 11 đơn vị hành chính cấp xã (10 xã và 01 thị trấn) và được coi là cửa ngõ phía đông của thủ đô Hà Nội.
- Đặc điểm địa hình: Văn Lâm có địa hình bằng phẳng, cốt đất cao thấp không đều, độ đốc thoải dần từ tây bắc xuống đông nam, độ cao trung bình từ 3-4 mét. Với địa hình như vậy, huyện Văn Lâm có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp, đồng thời có tiềm năng lớn cho đầu tư phát triển công nghiệp.
- Khí hậu: : Huyện có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5- tháng 10, nhiệt độ giao độngtừ 25-28 0 c , mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ từ 15-21 0 c Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1176 mm, độ ẩm trung bình 80% Điều kiện khí hậu thủy văn của huyệnVăn Lâm thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, có điều kiện thâm canh gối vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Huyện Văn Lâm có nguồn nước ngầm với trữ lượng lớn, chất lượng tốt, có khả năng khai thác 100.000m 3 /ngày, qua phân tích hàm lượng nước có 43 chất đảm bảo cho khai thác sử dụng, đáp ứng công suất nhà máy nước khoảng 100 triệu lít/năm.
Huyện Văn Lâm có tổng diện tích tự nhiên: 7.523,99 ha, thống kê đất đai theo mục đích sử dụng năm 2018 của Huyện được nêu trên bảng 3.1.
Bảng 3.1 Thống kê đất đai theo mục đích sử dụng của huyện Văn Lâm năm
STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 7.523,99 100
1.1 Đất trồng cây hàng năm 3.261,79 80,73
1.2 Đất nuôi trồng thủy sản 205,56 5,09
Nguồn: Phòng thống kê huyện Văn Lâm (2018)
Tính đến năm 2018, diện tích đất nông nghiệp của toàn huyện là 4.040,24 ha (53,69%), diện tích đất phi nông nghiệp là 3.464,73 ha (46,05%) Diện tích đất nông nghiệp ở huyện Văn Lâm có xu hướng giảm, nhường chỗ cho đất ở và đất thương mại dịch vụ đang ngày càng phát triển.
Cấp điện: Các tuyến đường dây tải điện và các trạm biến áp trung và hạ thế trên địa bàn huyện đã từng bước được nâng cấp đến nay 100% số hộ nông thôn đã có điện Cấp nước: đến nay 92% số hộ được dùng nước sạch hợp vệ sinh.
Giao thông vận tải: Văn Lâm có quốc lộ 5A và đường sắt Hà Nội- Hải Phòng chạy từ đông sang tây, hai trục giao thông này là điều kiện thuận lợi để Văn Lâm có thể giao lưu trực tiếp với hai trung tâm kinh tế, văn hóa lớn, quan trọng của các tỉnh phía Bắc Hệ thống cầu đường chính trên địa bàn đã cơ bản được đầu tư, cải tạo Đường giao thông nông thôn được quan tâm xây dựng, cải tạo các tuyến đường trục xã, cứng hóa trục đường thôn.
Thông tin liên lạc: Mạng lưới bưu chính viễn thông được quan tâm phát triển, phát huy tốt tác dụng của các điểm bưu điện văn hóa xã 100% các thôn trong huyện đã có mạng lưới điện thoại.
Văn Lâm là vùng đất giàu tình văn hiến- văn hóa – anh hùng, chịu sự ảnh hưởng của văn hóa Kinh Bắc, có nhiều di tích lịch sử danh lam thắng cảnh tầm cỡ vùng, quốc gia như: Chùa Nôm, Cầu Đá, Chùa Thái Lạc, đền Nguyên Phi Ỷ Lan, …hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Bảng 3.2 Dân số và lao động huyện Văn Lâm năm 2018
TT Đơn vị hành chính Dân số
Nguồn: Phòng thống kê huyện Văn Lâm (2018)
Tổng dân số của huyện Văn Lâm năm 2018 là 120.804 người được phân bổ tại 11 xã, thị trấn Trong đó một số xã có số dân đông như thị trấn Như Quỳnh
(17.652 người), xã Tân Quang 913.034 người), xã Lạc Đạo (15.055 người), những địa phương còn lại có số dân trung bình từ 8000 -10.000 dân Như vậy nhìn chung dân số được phân bố khá đồng đều tại các địa phương Số lao động tại mỗi địa phương tương ứng với sự phân bố về dân số.
Bảng 3.3 Lao động làm việc trong các ngành kinh tế huyện Văn Lâm (năm 2016 – 2018)
Lao động đang làm việc trong Người 59.150 62.406 67.901 các ngành kinh tế quốc dân
Lao động nông, lâm, thủy sản Người 16.918 16.224 16.170 -
Lao động công nghiệp, xây dựng Người 32.906 36.025 39.563 -
Lao động dịch vụ Người 9.326 10.157 12.168
Nguồn: UBND tỉnh Hưng Yên (2016, 2017, 2018)
Bảng 3.3 cho thấy lao động tập trung tại các ngành công nghiệp xây dựng chiếm tỷ lệ cao qua các năm và có xu hướng tăng lên Cụ thể năm 2016 trong tổng số 59.150 lao động thì có tới 32.906 lao động làm trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng chiếm 55,6%, năm 2017 số lao động làm trong lĩnh vực nàu tăng lên 36.025 người chiếm 57,7%, năm 2018 là 39.563 người chiếm 58,3% Số lao động làm trong lĩnh vực nông lâm thủy sản chiếm tỷ lệ tương đối (23,8 đến
28,6%) và có xu hướng giảm về tỷ trọng Lao động trong lĩnh vực dịch vụ còn chiếm tỷ lệ thấp tuy nhiên có xu hướng tăng lên về cơ cấu Qua đó cho thấy lao động trên địa bàn huyện lao động trong các ngành công nghiệp xây dựng, dịch vụ chiếm tỷ lệ cao và có xu hướng tăng về tỷ trọng, lao động trong các ngành nông, lâm, thủy sản giảm dần về tỷ trọng Điều này phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.
- Về cơ cấu kinh tế
Bảng 3.4 Các chỉ tiêu phát triển kinh tế huyện Văn Lâm giai đoạn 2016 - 2018
STT Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 PTBQ
I Giá trị sản xuất (giá HH) Tỷ đồng 38.937 44.593 50.817 114,24
1 Nông, lâm, thủy sản Tỷ đồng 1.052 1.055 1.059 100,33
2 CN, TTCN, XD Tỷ đồng 36.993 41.928 47.935 113,83
3 Thương mại, dịch vụ Tỷ đồng 892 1.610 1.823 142,96
II Cơ cấu kinh tế % 100 100 100
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Văn Lâm (2016, 2017, 2018) Toàn huyện có 10 xã và 01 thị trấn, trong đó thị trấn Như Quỳnh là trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội của huyện Trong những năm qua, nền kinh tế của huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp Giá trị sản xuất năm 2018 đạt 50.817 tỷ đồng (theo giá thực tế) Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng nông- lâm -thủy sản; công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp-xây dựng; thương mại-dịch vụ năm 2016 là 5,96% - 82,33%
- 11,71%, năm 2017 là 5,7% - 81,72% - 12,58% Tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 ước đạt 7% (theo tiêu chuẩn nghèo đa chiều) Thu nhập bình quân đầu người đạt 74,5 triệu đồng/năm (nội huyện đạt 23,2 triệu đồng/năm).
Phương pháp thu thập thông tin
3.2.1 Thu thập thông tin thứ cấp
Số liệu thứ cấp phục vụ cho đề tài là những số liệu có sẵn được thu thập trong các báo cáo, tài liệu như sau:
- Các tài liệu, số liệu phục vụ cho nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng đội ngũ công chức ở bộ phận 1 cửa liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm.
- Các số liệu liên quan đến đất đai, dân số, lao động, việc làm và tình hình kinh tế - xã hội của huyện Văn Lâm.
- Các số liệu liên quan đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức ở bộ phận 1 cửa huyện trên địa bàn huyện Văn Lâm …
3.2.2 Thu thập thông tin sơ cấp Để phục vụ cho các mục tiêu nghiên cứu của đề tài, ngoài số liệu thứ cấp tôi còn thu thập số liệu sơ cấp thông qua các phương pháp sau:
Một, Phương pháp điều tra thông qua phiếu khảo sát các đối tượng gồm:
- Lãnh đạo cấp huyện (2 người), lãnh đạo cấp xã (22 người)
- Cán bộ, công chức tại bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm gồm: 5 cán bộ, công chức làm việc ở bộ phận một cửa liên thông của huyện,
11 lãnh đạo các xã, thị trấn, 55 công chức làm việc tại bộ phận một cửa liên thông cấp xã.
Tổng cộng 84 lãnh đạo, cán bộ, công chức
- 110 người dân (mỗi xã 10 phiếu)
Căn cứ chọn mẫu: Căn cứ các đối tượng có quan hệ chỉ đạo trực tiếp bộ phận một cửa liên thông (lãnh đạo các cấp), tác giả chọn mỗi cấp, mỗi địa phương đại diện 2 người, chọn khảo sát tất cả các cán bộ, công chức làm việc trực tiếp tại bộ phận một cửa liên thông với số mẫu 60 người, mỗi địa phương chọn 10 người dân thực hiện các thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa liên thông Số lượng mẫu chọn đủ lớn và mang tính đại diện, đảm bảo độ tin cậy về kết quả nghiên cứu.
Cơ sở khoa học của chọn mẫu điều tra đảm bảo thống kê:
+ Cán bộ: phương pháp chọn mẫu tổng thể là toàn bộ cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận một cửa liên thông.
Chọn cán bộ: Phương pháp chọn toàn bộ do mỗi xã có 5 cán bộ, công chức ở bộ phận một cửa.
Lãnh đạo cấp huyện: 02 người bao gồm 01 chủ tịch và 01 phó chủ tịch phụ trách bộ phận một cửa liên thông.
Lãnh đạo cấp xã: phương pháp chọn toàn bộ 22 chủ tịch, phó chủ tịch/11 xã, thị trấn.
Chọn cán bộ: Phương pháp chọn toàn bộ do mỗi xã có 5 cán bộ, công chức ở bộ phận một cửa.
Lãnh đạo cấp huyện: 02 người bao gồm 01 chủ tịch và 01 phó chủ tịch phụ trách bộ phận một cửa liên thông.
Lãnh đạo cấp xã: phương pháp chọn toàn bộ 22 chủ tịch, phó chủ tịch/11 xã, thị trấn.
+ Người dân: phương pháp chọn ngẫu nhiên chọn mỗi xã 10 người dân Cách thức tiến hành: phát phiếu điều tra khảo sát trực tiếp đến từng đối tượng được hỏi.
Hai, phương pháp điều tra thông qua các phỏng vấn trực tiếp: phỏng vấn người dân trực tiếp thực hiện các thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa liên thông.
Tổng hợp đối tượng khảo sát thông qua bảng 3.5 sau:
Bảng 3.5 Tổng hợp thông tin các đối tượng được khảo sát Đối tượng thu thập Số lượng Mục đích
Cán bộ lãnh đạo cấp huyện (Chủ tịch Huyện 02
+ Phó Chủ tịch Huyện) Đánh giá hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở bộ phận 1 cửa liên
Lãnh đạo xã (Chủ tịch 22 thông gồm: công tác quy hoạch, công tác tuyển dụng, luân chuyển, công tác đào tạo, xã + Phó chủ tịch xã bồi dưỡng, công tác bố trí và sử dụng, chế độ Cán bộ 1 cửa liên thông
5 đãi ngộ cho cán bộ công chức. của huyện
Cán bộ 1 cửa xã 55 Đánh giá chất lượng đội ngũ công chức ở bộ phận 1 cửa qua các tiêu chí: năng lực làm Người dân 110 việc; tinh thần, trách nhiệm trong công việc; phẩm chất, ý thức, tác phong làm việc; thái độ làm việc, giao tiếp.
- Phương pháp quan sát: bằng quan sát thực tế thấy được tinh thần, thái độ,cách ứng xử với công việc, mối quan hệ giữa các cá nhân, hiệu quả giải quyết công việc nói lên chất lượng đội ngũ công chức công chức ở bộ phận 1 cửa cấp xã và cấp
Số liệu điều tra thu thập được tổng hợp và phân loại thành từng nhóm và
Phương pháp xử lý và phân tích thông tin
giá và rút ra kết luận cần thiết.
Các phương pháp phân tích định tính và định lượng được sử dụng và kết hợp một cách linh hoạt, áp dụng một cách cơ bản đối với số liệu điều tra thu thập được Sử dụng chủ yếu các phương pháp phân tích.
3.3.1 Phương pháp thống kê mô tả Đây là phương pháp chuyên môn của thống kê như phân tích hiện trạng, phân tổ thống kê, phân tích số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể, trên cơ sở đó tiến hành so sánh về chất lượng nhân lực ở bộ phận một cửa liên thông.
Sử dụng các chỉ tiêu thống kê và dãy số biến động thời gian phản ánh kết quả thực hiện của bộ phận một cửa, các cơ quan, đơn vị liên quan theo thời gian; Các số trung bình, phần trăm phân tích cho phép phân tích quy mô, cơ cấu nhân lực.
3.3.2 Phương pháp thống kê so sánh
Phân tích các vấn đề có liên quan đến nội dung phát triển nguồn nhân lực theo các tiêu thức khác nhau (theo độ tuổi, học vấn, vị trí công tác, …).
Phương pháp so sánh: So sánh sự khác biệt về các vấn đề có liên quan đến nội dung phát triển nguồn nhân lực theo các tiêu thức khác nhau trong điều kiện không gian, thời gian của các vấn đề nghiên cứu… để đánh giá việc triển khai, mức độ tác động, ưu nhược điểm trong phát triển nguồn nhân lực ở điều kiện thực tế Từ đó rút ra xu hướng vận động của vấn đề.
3.3.3 Phương pháp thang đo Likert
Tác giả sử dụng thang đo Likert để đánh giá với các mức như sau:
1 - Rất không đồng ý; 2 - Không đồng ý; 3 - Bình thường
Từ đó tính ra mức điểm bình quân đối với mỗi nhận định để đưa ra kết luận với mức điểm bình quân là 3 điểm.
Tác giả phỏng vấn trực tiếp người dân giải quyết thủ tục hành chính tại các địa phương để đánh giá chất lượng CBCC tại bộ phận một cửa liên thông tại các địa phương trên địa bàn huyện Văn Lâm.
Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
3.4.1 Chỉ tiêu đánh giá công tác tuyển dụng
- Quan điểm, tiêu chí tuyển dụng.
- Lựa chọn phương pháp, hình thức tuyển dụng.
- Khả năng chuyên môn của Hội đồng tuyển dụng.
- Tính khách quan trong quá trình tuyển dụng.
3.4.2 Chỉ tiêu đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng
- Số lượng công chức, viên chức được cử đi đào tạo các bậc: Đại học, sau đại học.
- Số lượng công chức, viên chức được đào tạo lại và bồi dưỡng kiến thức kỹ năng quản lý nhà nước.
- Số lượng công chức, viên chức được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn ngắn ngày (chương trình ISO, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu, tập huấn công nghệ thông tin, ).
3.4.3 Chỉ tiêu đánh giá chế độ đãi ngộ
- Mục tiêu và nguồn lực tác động/ ảnh hưởng về chi phí và con người
- Các phương án xây dựng đề xuất cho chế độ đãi ngộ, lương thưởng đối với công chức, viên chức làm việc tại bộ phận một cửa liên thông của huyện và của các xã, thị trấn.
3.4.4 Các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực ở bộ phận một cửa liên thông
- Tiêu chí về phẩm chất
+ Chỉ tiêu 1: Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ được giao.
+ Chỉ tiêu 2: Ý thức kỷ luật, chấp hành sự điều động, phân công của cấp trên. + Chỉ tiêu 3: Có trách nhiệm cao, luôn tuân thủ pháp luật và thận trọng trong thực thi công vụ.
+ Chỉ tiêu 4: Không lợi dụng danh nghĩa, chức vụ, quyền hạn để mưu cầu lợi ích cá nhân.
+ Chỉ tiêu 5: Thực hiện các nghĩa vụ công dân.
- Tiêu chí về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
+ Chỉ tiêu 1: Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ được giao.
+ Chỉ tiêu 2: Khả năng làm việc
+ Chỉ tiêu 3: Khả năng giao tiếp, xử lý tình huống, ứng xử tốt khi tiếp xúc với cá nhân và tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công.
- Tiêu chí về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
+ Chỉ tiêu 1: Trình độ học vấn.
+ Chỉ tiêu 2: Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ.
+ Chỉ tiêu 3: Trình độ ngoại ngữ.
+ Chỉ tiêu 4: Trình độ tin học.
- Tiêu chí về sự khác biệt của công chức ở bộ phận một cửa liên thông với các công chức khác:
- Tiêu chí xác định kỹ năng xử lý công việc, giao tiếp ở bộ phận một cửa liên thông:
+ Lĩnh vực Địa chính xây dựng, TNMT, VPĐKQSD đất: Kỹ năng giao tiếp, nghe, nói, tiếp xúc với công dân; kỹ năng phối hợp và xử lý công việc với các bộ phận khác; kỹ năng kiểm tra hồ sơ; kỹ năng hướng dẫn, chuẩn bị, kê khai, bổ sung hồ sơ đối với tổ chức, cá nhân; kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên dùng thời hạn trả hồ sơ đúng hẹn.
+ Lĩnh vực tư pháp hộ tịch: kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; kỹ năng thu thập xử lý thông tin; kỹ năng hướng dẫn, chuẩn bị, kê khai hồ sơ; kỹ năng kiểm tra hồ sơ; kỹ năng sử dụng phần mềm, thời hạn trả hồ sơ đúng hẹn
+ Lĩnh vực VHXH, LĐTBXH: kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống; kỹ năng hướng dẫn chuẩn bị, kê khai hồ sơ, thời hạn trả kết quả đúng hẹn.
+ Lĩnh vực khác: kỹ năng giải quyết tình huống và xử lý công việc thời hạn trả kết quả đúng hẹn; khả năng am hiểu về lĩnh vực phụ trách.
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Thực trạng nâng cao chất lượng cán bộ công chức tại bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
4.1.1 Số lượng cán bộ công chức tại bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm
4.1.1.1 Số lượng cán bộ công chức theo vị trí việc làm tại bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm
Tổng số cán bộ, công chức làm việc ở bộ phận một cửa của Huyện và ở các xã, thị trấn giai đoạn 2016-2018 đươc thể hiện qua bảng 4.1 như sau:
Bảng 4.1: Cơ cấu cán bộ công chức tại bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm giai đoạn 2016-2018
Năm Năm Năm Tốc độ phát triển (%)
Lĩnh vực Địa chính-XD, tài
3 nguyên môi trường, kinh tế hạ 14 16 12 114,3 75,0 92,6 tầng
Lĩnh vực khác (thống kê, hạ
5 tầng, công thương, tài chính, 25 19 12 76,0 63,2 69,3
Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Văn Lâm
Qua Bảng 4.1 và Biểu đồ 4.1 ta thấy, toàn huyện tính đến thời điểm tháng12/2018 có 60 cán bộ, công chức, sắp xếp cơ bản đầy đủ theo từng lĩnh vực chuyên môn và vị trí công tác gồm các lĩnh vực như lĩnh vực tư pháp, lĩnh vực Địa chính-
Số lượng cán bộ công chức bộ phận liên thông một cửa giai đoạn 2016-2018
Biểu đồ 4.1 Số lượng cán bộ công chức tại bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm giai đoạn 2016-2018
Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Văn Lâm
Xét về số lượng cán bộ công chức tại bộ phận một cửa liên thông có chiều hướng giảm dần qua các năm Nếu như năm 2016 số lượng cán bộ công chức tại bộ phận này trên địa bàn toàn huyện là 95 công chức thì đến năm 2017 số lượng cán bộ công chức bộ phận này tăng lên đáng kể là 78 giảm 17 cán bộ công chức. Năm 2018 số lượng cán bộ công chức bộ phận này tiếp tục giảm còn 60 người trên địa bàn toàn huyện Qua bảng thống kê thấy rõ sự thay đổi không chỉ ở tổng số lượng cán bộ công chức giảm mà thay đổi cả từng vị trí công tác trong đó có lĩnh vực năm 2016, 2017 do 1-2 người đảm nhiệm tùy từng địa bàn thì sang năm
2018, mỗi lĩnh vực chỉ do 1 người đảm nhiệm Nguyên nhân từ khi Nhà nước triển khai Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, các địa phương trong đó có huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên đã nhanh chóng triển khai với bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cấp huyện đặt tại Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cấp xã đặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân Các địa phương đã có sự quan tâm đầu tư xây dựng phòng làm việc và mua sắm trang thiết bị cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Đối với cấp tỉnh, cấp huyện về cơ bản đã có phòng làm việc khang trang, có chỗ cho cá nhân, tổ chức tới giao dịch công việc, được trang bị máy tính, máy photocopy Tỉnh Hưng Yên đã bố trí nguồn kinh phí cho cấp xã để đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, xây mới phòng làm việc, mua sắm trang thiết bị. Đến nay bộ phận một cửa liên thông tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Văn Lâm đã có văn phòng khang trang, rộng rãi với đầy đầy đủ trang thiết bị cần thiết với chỗ ngồi, ghế chờ cho người dân đến làm việc Đội ngũ cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả được lựa chọn cơ bản là những người có kinh nghiệm, chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, đáp ứng được yêu cầu công việc, đồng thời được tập huấn các kỹ năng, nghiệp vụ cần thiết cho thực hiện nhiệm vụ tại bộ phận này Về số lượng đội ngũ cán bộ công chức bộ phận này từ trước năm 2018 sẽ bố trí phù hợp với yêu cầu, khối lượng công việc trên từng địa bàn Tuy nhiên khi nghị định số 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế ngày 20/11/2014 được triển khai, các địa phương tiến hành rà soát cán bộ công chức các bộ phận theo vị trí việc làm Vì vậy số lượng cán bộ công chức trong bộ máy hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh, huyện nói chung, tại bộ phận một cửa liên thông nói riêng giảm dần qua các năm Cụ thể năm 2017 giảm 17 người so với năm 2016 Sang năm 2018, tỉnh Hưng Yên ban hành Quyết định 48/2018/QĐ-UBND Quy định số lượng và mức hỗ trợ đối với cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên quy định rõ, bộ phận một cửa liên thông tại mỗi cấp, mỗi địa phương được biên chế 5 cán bộ, công chức Vì vậy sang năm
2018, huyện Văn Lâm với 11 đơn vị hành chính xã, thị trấn và một phòng một cửa liên thông cấp huyện được biên chế 60 cán bộ công chức Điều này làm số lượng cán bộ công chức tại bộ phận này trên địa bàn huyện giảm 18 người, từ 78 người năm 2017 xuống còn 60 người năm 2018.
Như vậy, có thể thấy số lượng cán bộ công chức tại bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm giảm liên tục trong giai đoạn 2016 – 2018 từ
95 người xuống còn 60 người theo đúng hướng dẫn về chính sách tinh giản biên chế và bố trí cán bộ, công chức theo vị trí việc làm của Nhà nước.
4.1.1.2 Số lượng cán bộ công chức theo giới tính tại bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm
Cơ cấu theo giới tính cán bộ công chức bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm được thể hiện qua Bảng 4.2:
Bảng 4.2 Cơ cấu cán bộ, công chức theo giới tính tại bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm giai đoạn 2016-2018
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ phát triển
Cơ Cơ Cơ tiêu 2017/ 2018/ Bình
SL cấu SL cấu SL cấu
Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Văn Lâm
Năm 2016 tổng số cán bộ, công chức làm việc ở bộ phận một cửa của huyện Văn Lâm là 95 trong đó số cán bộ công chức là nam: 59 cán bộ, công chức chiếm tỷ lệ 62,1% tổng số cán bộ, công chức làm việc ở bộ phận một cửa của huyện Văn Lâm; số cán bộ, công chức là nữ: 36 cán bộ, công chức chiếm tỷ lệ 37,9% tổng số cán bộ, công chức làm việc ở bộ phận một cửa.
Năm 2017 tổng số cán bộ, công chức làm việc ở bộ phận một cửa của huyện Văn Lâm là 78 trong đó số cán bộ công chức là nam: 51 cán bộ, công chức chiếm tỷ lệ 65,4% tổng số cán bộ, công chức làm việc ở bộ phận một cửa liên thông của huyện Văn Lâm; số cán bộ, công chức là nữ: 27 cán bộ, công chức chiếm tỷ lệ 34,6% tổng số cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận một cửa liên thông của huyện Văn Lâm.
Năm 2018 tổng số cán bộ, công chức làm việc ở bộ phận một cửa của huyện Văn Lâm là 60 trong đó số cán bộ công chức là nam: 42 cán bộ, công chức chiếm tỷ lệ 70% tổng số cán bộ, công chức làm việc ở bộ phận một cửa; số cán bộ, công chức là nữ: 18 cán bộ, công chức chiếm tỷ lệ 30% tổng số cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận một cửa trên địa bàn huyện.
Như vậy có thể thấy cùng với sự giảm đi của tổng số cán bộ công chức làm việc tại bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn huyện thì số lượng cán bộ công chức theo giới tính giảm dần tương ứng qua từng năm Tuy nhiên xét về cơ cấu thì ta thấy số lượng cán bộ công chức nam bộ phận này có tỷ lệ tăng dần từ
39 và còn 30% năm 2018 Như vậy tỷ lệ cán bộ công chức nam tại bộ phận này tăng, tương ứng tỷ lệ cán bộ công chức nữa giảm trong giai đoạn này.
Với chủ trương bình đẳng giới, nâng cao vai trò, vị thể của người phụ nữ trong xã hội thì trong thời gian tới UBND Huyện Văn Lâm khi có sự thay đổi nhân sự bộ phận này nên có sự ưu tiên tuyển dụng thay thế CBCC là nữ vào những vị trí trống do nghỉ hưu, chuyển công tác để nâng tỷ lệ CBCC là nữ trong tổng số CBCC tại bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn Huyện.
4.1.1.3 Số lượng cán bộ công chức theo độ tuổi tại bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm
Cơ cấu theo độ tuổi cán bộ công chức bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm được thể hiện qua Bảng 4.3
Bảng 4.3: Cơ cấu cán bộ, công chức theo độ tuổi tại bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm giai đoạn
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ phát triển (%)
STT Chỉ tiêu Cơ Cơ Cơ
SL cấu SL cấu SL cấu
Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Văn Lâm
Cơ cấu độ tuổi CBCC là tiêu chí phản ánh chất lượng đội ngũ CBCC, đội ngũ CBCC với cơ cấu hợp lý, hài hoà, có tính kế thừa sẽ là điều kiện thuận lợi để hoàn thành tốt nhiệm vụ, công vụ.
Qua số liệu thống kê tại bảng 4.3 cho thấy cơ cấu độ tuổi của đội ngũ CBCC tại bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm được trẻ hóa và có cơ cấu tương đối hợp lý:
40 mức giảm của tổng số CBCC Tuy nhiên về cơ cấu số lượng CBCC trẻ tuổi tăng trong giai đoạn này Từ 24,2% năm 2016 tăng lên 33,3% năm 2018 Đội ngũ CBCC trẻ tuổi này luôn nhạy bén tìm tòi, khám phá, tiếp thu cái mới có nhiều ý tưởng táo bạo, có sức khỏe tốt, làm việc nhiệt tình, có điều kiện để học tập, đào tạo phát triển để thay thế những người đi trước Đặc biệt khả năng nhanh nhạy về công nghệ tin học vượt trội so với các độ tuổi khác Đây là ưu điểm rất lớn và rất cần thiết đối với bộ phận một cửa liên thông, sử dụng công nghệ thông tin ngày càng nhiều trong giải quyết công việc Hạn chế lớn nhất của CBCC trẻ dưới 30 tuổi là thiếu kinh nghiệm xử lý công việc Điều này có thể khắc phục được, nếu các cấp quản lý chuyên môn, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, có trình độ chuyên môn cao quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện cho công tác đào tạo và phát triển.
Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng cán bộ công chức tại bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
BỘ CÔNG CHỨC TẠI BỘ PHẬN MỘT CỬA LIÊN THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƯNG YÊN
4.2.1 Công tác quy hoạch cán bộ, công chức
Công tác hoạch định nhân lực đóng vai trò quan trọng, giúp các cấp chính quyền trên địa bàn huyện Văn Lâm định hướng được phương hướng trong công tác quy hoạch cán bộ công chức, bảo đảm đội ngũ cán bộ, công chức viên chức kế cận có chất lượng, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của công việc và nhiệm vụ được giao Thực hiện Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, các cấp chính quyền trên địa bàn huyện Văn Lâm đã đã tích cực chủ động trong công tác quy hoạch cán bộ công chức đáp ứng yêu cầu của nền hành chính công vụ hiện đại.
Do đó công tác quy hoạch cán bộ công chức được đề cao và thực hiện sâu sát trong giai đoạn từ 2015 đến 2020.
Công tác quy hoạch nguồn cán bộ công chức tại bộ phận một cửa liên thông gồm các bước:
Bước 1: Xác định nhu cầu cán bộ công chức cần quy hoạch tại mỗi địa phương
Xác định nhu cầu cán bộ công chức cần quy hoạch tại mỗi địa phương căn cứ vào định hướng phát triển số lượng cán bộ công chức trong từng giai đoạn của từng địa phương, căn cứ vào số lượng cán bộ, công chức đến tuổi nghỉ hưu, căn cứ vào kế hoạch luân chuyển điều động cán bộ công chức của các địa phương,căn cứ vào nhu cầu về nhân lực tại mỗi bộ phận tại bộ phận một cửa liên thông,mỗi bộ phận sẽ tự xem xét đề xuất nhân lực dựa vào tình hình hoạt động của bộ phận mình.
Bước 2: Đánh giá chất lượng, số lượng nguồn nhân lực hiện tại
Mỗi địa phương tự đánh giá chất lượng, số lượng nguồn cán bộ công chức hiện tại qua nhiều tiêu chí như số lượng, trình độ chuyên môn, tuổi tác, thâm niên nghề nghiệp, cơ cấu giới tính để xem nguồn nhân lực hiện tại có những hạn chế, có những ưu điểm gì với tình hình hoạt động, yêu cầu, nhiệm vụ của bộ phận một cửa liên thông tại mỗi địa phương trong thời gian tới.
Bước 3: Xây dựng quy hoạch cán bộ công chức
Trên cơ sở đánh giá chất lượng và số lượng cán bộ công chức hiện tại của bộ phận một cửa liên thông tại mỗi địa phương, đối chiếu với nhu cầu nhân lực trong thời gian tới, mỗi địa phương xác định được sự chênh lệch về số lượng và chất lượng nhân lực Sự chênh lệch phát sinh do một số nguyên nhân như: Thừa biên chế trong một số công việc, lĩnh vực; Thiếu biên chế trong một số công việc, lĩnh vực; Một số công việc, lĩnh vực đòi hỏi trình độ, năng lực cao hơn hiện tại, đòi hỏi trình độ, năng lực mới; Phát sinh thêm một số công việc, lĩnh vực mới; Mất đi một số công việc, lĩnh vực mới Từ đó xây dựng kế hoạch về CBCC Kế hoạch về CBCC bao gồm quy hoạch về số lượng và chất lượng CBCC trong ngắn hạn và dài hạn.
Thứ nhất, quy hoạch về chất lượng nhân lực của bộ phận một cửa liên thông: Thông qua tuyển dụng, điều chuyển, luân chuyển công tác CBCC có chất lượng cao, phù hợp với quy hoạch gia tăng về mặt chất lượng CBCC, kế hoạch đào tạo của Huyện trong tương lai đối với cả đội ngũ CBCC hiện tại và CBCC tuyển mới, được điều chuyển đến.
Thứ hai, quy hoạch về số lượng cán bộ, công chức
Thực hiện đúng theo tinh thần của Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 về xác định vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, Thông tư số 05/2013/TT-BNV hướng dẫn thực hiện Nghị định số 36/2013/NĐ-CP, nghị định số 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế ngày 20/11/2014 nên quy hoạch về số lượng cán bộ công chức trên địa bàn huyện Văn Lâm nói chung, tại bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn Huyện nói riêng đều có sự điều chỉnh giảm về số lượng qua các năm.
Tổng hợp quy hoạch về số lượng cán bộ, công chức tại bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm giai đoạn 2016-2018 được thể hiện qua bảng 4.14 sau:
Bảng 4.14 Quy hoạch số lượng cán bộ, công chức tại bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm giai đoạn 2016 - 2018
Năm Năm Năm Tốc độ phát triển (%)
3 Lĩnh vực Địa chính-XD,
TNMT, VP đăng ký QSDĐ
Lĩnh vực khác (thống kê, hạ
5 tầng, công thương, tài chính,
Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Văn Lâm
Theo quy hoạch mỗi bộ phận một cửa liên thông tại mỗi cấp chính quyền tại mỗi địa phương gồm 1 Trưởng bộ phận, Số công chức phụ trách mỗi lĩnh vực giảm dần qua các năm Cụ thể năm 2016, lĩnh vực Địa chính được quy hoạch mỗi địa phương gồm 1 người, các lĩnh vực còn lại, bình quân mỗi địa phương 2 người phụ trác Sang năm 2017, lĩnh vực địa chính giữ nguyên 1 người/ 1 địa phương, các lĩnh vực còn lại giảm dần từ bình quân 2 người/ địa phương xuống còn 1,5 người/ địa phương, tùy vào số quy mô dân số của từng địa phương mà các lĩnh vực này bố trí từ 1-2 cán bộ phụ trách Sang năm 2018, UBND tỉnh Hưng Yên ban hành Quyết định 48/2018/QĐ-UBND đã thống nhất về số lượng CBCC phụ trách bộ phận một cửa liên thông tại mỗi địa phương là 5 người, tương ứng mỗi lĩnh vực do 1 công chức phụ trách Việc quy hoạch số lượng cán bộ công chức tại bộ phận này qua các năm hoàn toàn phù hợp với xu thế tinh giản biên chế đối với bộ máy hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
Thứ ba, quy hoạch về cán bộ lãnh đạo, quản lý
Giai đoạn 2016-2018, việc quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý tại bộ phận một cửa liên thông tại các địa phương đã bám sát với tình hình thực tiễn Thực hiện thông qua công tác đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng cánbộ, luân chuyển thường xuyên, bố trí cán bộ phù hợp với quy hoạch chung trên cơ sở nắm chắc đội ngũ cán bộ hiện có và cán bộ dự nguồn Huyện Văn Lâm nhận thức sâu sắc việc quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý là kế hoạch tổng thể cần được thực hiện trong nhiều năm; xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo phải là những người có tầm nhìn xa, đáp ứng được nhiệm vụ trước mắt và lâu dài Đặc biệt quan tâm đến những cán bộ trẻ có đào tạo đúng ngành nghề, có thành tích xuất sắc, cán bộ nữ, điều kiện hoàn cảnh gia đình ”.
Công tác quy hoạch của đơn vị được thực hiện với phương châm quy hoạch
“mở” và “động” Quy hoạch “mở” là một chức danh được quy hoạch một số người có đầy đủ tiêu chuẩn và khả năng đảm nhận công việc không bó hẹp trong phạm vi từng đơn vị, một vị trí có thể được quy hoạch nhiều người từ các đơn vị hoặc bộ phận khác nhau Quy hoạch “động” là thường xuyên tiến hành rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch theo năm, theo kỳ hoặc rà soát bổ sung tức thời căn cứ vào nhu cầu cần thiết của vị trí nhân sự; đồng thời sàng loại những cán bộ không đủ điều kiện, tiêu chuẩn để bổ sung những cán bộ có đủ điều kiện đảm nhiệm công việc thay thế. Quy hoạch chức danh Trưởng bộ phận của bộ phận một cửa liên thông tại mỗi địa phương ổn định qua các năm, cụ thể ở mức 2 người/ vị trí trưởng bộ phận Như vậy tổng số cán bộ được quy hoạch vào chức danh trưởng bộ phận tại bộ phận một cửa liên thông tại mỗi địa phương là 24 người và ổn định qua các năm Đây là cơ sở để cử cán bộ học tập, bồi dưỡng trong giai đoạn này.
Bảng 4.15 Đánh giá về công tác quy hoạch nhân lực tại bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm
TT Tiêu chí bình quân
1 Công tác quy hoạch nhân lực
3 12 21 41 7 3,44 được tổ chức khoa học
2 Công tác quy hoạch nhân lực
0 2 16 48 18 3,98 thực hiện theo đúng quy trình
Công tác quy hoạch nhân lực
3 dựa trên nhiều tiêu chí: quy mô
16 36 17 9 6 2,44 số lượng, chất lượng, cơ cấu độ tuổi, thâm niên
Công tác quy hoạch nhân lực
4 gắn với nhu cầu nhân lực thực 11 24 22 20 7 2,86
60 Để đánh giá công tác quy hoạch cán bộ công chức tại bộ phận một cửa liên thông trên địa bàn huyện Văn Lâm, tác giả tiến hành điều tra bằng bảng hỏi. Kết quả điều tra được thể hiện ở Bảng 4.15.
Qua điều tra ta thấy Công tác quy hoạch nhân lực được tổ chức khoa học và đúng quy trình được đánh giá cao đạt điểm trung bình lần lượt 3,44 và 3,98. Tuy nhiên công tác quy hoạch còn nhiều hạn chế, chưa dựa trên nhiều tiêu chí và nhiều trường hợp được quy hoạch không gắn với nhu cầu thực tế, thể hiện tại mức điểm đánh giá trung bình chỉ đạt 2,44 và 2,86.
4.2.2 Công tác tuyển dụng, luân chuyển cán bộ, công chức
Công tác tuyển dụng, luân chuyển CBCC có ảnh hưởng không nhỏ đến số lượng và chất lượng của bộ phận một cửa liên thông Làm tốt công tác Công tác tuyển dụng, luân chuyển CBCC sẽ giúp bộ phận này có được NNL đảm bảo cả về số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu đặt ra, phục vụ kế hoạch hoạt động ở hiện tại và tương lai Có được NNL đủ về số lượng và chất lượng sẽ hạn chế được những rủi ro, làm tăng hiệu quả hoạt động Khi làm tốt công tác công tác tuyển dụng, luân chuyển CBCC sẽ giúp cho các CBCC tìm được việc làm phù hợp với năng lực, nguyện vọng của bản thân, tạo cho họ sự hứng thú khi làm việc, sự yêu nghề, khơi dậy tính sáng tạo, nhiệt huyết làm việc từ đó đạt hiệu quả cao trong công việc.
Cơ chế một cửa là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân, thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan hành chính nhà nước, từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện một đầu mối là
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính nhà nước vì vậy để thực hiện yêu cầu hướng tới một nền hành chính công vụ hiện đại thì yêu cầu CBCC phụ trách phải có trình độ chuyên môn tốt trong từng lĩnh vực phụ trách, sự hiểu biết, nắm bắt các văn bản pháp luật mới được triển khai trong từng lĩnh vực phải nhanh chóng, kịp thời, khả năng tiếp cận, ứng dụng công nghệ thông tin nhanh nhạy Điều này đặt ra thách thức đối với một bộ phận không nhỏ CBCC đặc biệtCBCC cao tuổi khả năng nắm bắt thông tin mới, khả năng tiếp cận ứng dụng công nghệ thông tin nhiều hạn chế Sau khi làm tốt công tác quy hoạch, xác định nhu cầu CBCC về số lượng và chất lượng, Huyện Văn Lâm tiến hành điều chuyển hoặc tuyển dụng mới CBCC trong một số trường hợp cần thiết bên cạnh việc tăng cường công tác đào tạo CBCC.