1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống của hộ nông dân huyện yên khánh, tỉnh ninh bình

135 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 407,68 KB

Cấu trúc

  • Phần 1. Mở đầu (17)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (17)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (18)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (18)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (18)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (18)
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu (18)
      • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu (19)
    • 1.4. Những đóng góp mới của luận văn (19)
  • Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống (20)
    • 2.1. Cơ sở lý luận về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống (20)
      • 2.1.1. Lý luận về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (20)
      • 2.1.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống (29)
      • 2.1.3. Nội dung nghiên cứu liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống. 15 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống 21 2.2. Cơ sở thực tiễn về liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ lúa giống trên thế giới và Việt Nam (31)
      • 2.2.1. Tình hình liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản của một số nước trên thế giới (42)
      • 2.2.2. Thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản ở Việt Nam (47)
  • Phần 3. Phương pháp nghiên cứu (53)
    • 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu (53)
      • 3.1.1. Điều kiện tự nhiên (53)
      • 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình . 37 3.2. Phương pháp nghiên cứu (54)
      • 3.2.1. Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu (57)
      • 3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu (58)
      • 3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu (61)
      • 3.2.4. Phương pháp phân tích (61)
    • 3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu (61)
  • Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (63)
    • 4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa giống trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình (63)
      • 4.1.1. Khái quát về tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa của huyện Yên Khánh (63)
      • 4.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa giống của huyện Yên Khánh (65)
    • 4.2. Thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống trên địa bàn huyện Yên Khánh (68)
      • 4.2.1. Đặc điểm cơ bản của các tác nhân trong liên kết (68)
      • 4.2.2. Các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống của một số xã trên địa bàn huyện Yên Khánh (75)
      • 4.2.3. Kết quả liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống (98)
    • 4.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống 81 1. Từ phía hộ nông dân (102)
      • 4.3.2. Từ phía doanh nghiệp (104)
      • 4.3.3. Từ phía các tác nhân khác (104)
      • 4.3.4. Các yếu tố môi trường khác (106)
    • 4.4. Định hướng và giải pháp nhằm tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống trên địa bàn huyện (106)
  • Phần 5. Kết luận và kiến nghị (114)
    • 5.1. Kết luận (114)
    • 5.2. Kiến nghị (115)
  • Tài liệu tham khảo (117)
  • Phụ lục (120)

Nội dung

Cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống

Cơ sở lý luận về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống

2.1.1 Lý luận về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

2.1.1.1 Một số khái niệm cơ bản a Khái niệm về sản xuất

Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính sau: sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Giá thành sản xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm (Nguyễn Bích Lâm, 2012). b,Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm

Theo Từ điển tiếng Việt nghĩa hẹp (NXB từ điển Bách khoa, 1998), tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển sang hình thái giá trị của sản phẩm Sản phẩm được coi là tiêu thụ khi khách hàng chấp nhận thanh toán Theo quan điểm này, quá trình tiêu thụ sản phẩm bắt đầu từ khi đưa sản phẩm vào lưu thông và kết thúc khi bán hàng xong

Theo nghĩa rộng (NXB từ điển Bách khoa, 1998), tiêu thụ sản phẩm là một quá trình bao gồm nhiều khâu từ việc tổ chức nghiên cứu thị trường, định hướng tổ chức sản xuất ra sản phẩm, tạo ra sản phẩm hàng hóa và đưa ra thị trường tiêu thụ (Nguyễn Hữu Quỳnh, 2013)

Tiêu thụ là khâu quan trọng trong quá trình kinh doanh của các chủ thể tái hoạt động sản xuất kinh doanh của DN bởi tiêu thụ là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh của DN, có tiêu thụ được sản phẩm thì

DN mới có thể thu hồi vốn để tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng, mặt khác trong cơ chế thị trường tiêu thụ sản phẩm còn quyết định toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của một cơ sở hay một DN kể từ khi bắt đầu quá trình sản xuất cho đến khi bán được sản phẩm và thu hồi vốn. c Khái niệm liên kết

“Liên kết” là kết lại với nhau từ nhiều thành phần hoặc tổ chức riêng rẽ.Liên kết đề cập đến hai hay từ nhiều đối tượng có tính độc lập tương đối với nhau cùng thực hiện một công việc khi một cá nhân không thực hiện được hoặc cùng thực hiện để mang lại lợi ích tốt hơn hoặc chia sẻ rủi ro. d Khái niệm liên kết kinh tế

Theo Từ điển Thuật ngữ kinh tế học của Viện Nghiên cứu và Phổ biến tri thức bách khoa thì: “Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác phối hợp hoạt động do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển theo hướng có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật của Nhà Nước” Mục tiêu của liên kết kinh tế là tạo ra sự ổn định của các hoạt động kinh tế thông qua các quy chế hoạt động để tiến hành phân công sản xuất, khai thác tốt các tiềm năng của các đơn vị tham gia liên kết để tạo ra thị trường chung, bảo vệ lợi ích cho nhau.

Theo David W Pearce (1999) cho rằng “Liên kết kinh tế chỉ tình huống khi mà các khu vực khác nhau của một nền kinh tế thường là khu vực công nghiệp và nông nghiệp hoạt động phối hợp với nhau một cách có hiệu quả và phụ thuộc lẫn nhau, là một yếu tố của quá trình phát triển” Điều kiện này thường đi kèm với sự tăng trưởng bền vững

Tác giả Trần Văn Hiếu (2005) cho rằng: “Liên kết kinh tế là quá trình thâm nhập, phối hợp với nhau trong sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế dưới hình thức tự nguyện nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh theo hướng có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật, thông qua hợp đồng kinh tế khai thác tốt các tiểm năng của các chủ thể tham gia liên kết Liên kết kinh tế có thể tiến hành theo chiều dọc hoặc chiều ngang, trong nội bộ ngành hoặc các ngành, trong một quốc gia hay nhiều quốc gia, trong khu vực và quốc tế”.

Theo Hồ Quế Hậu (2008) thì liên kết kinh tế trong kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế là sự chủ động nhận thức và thực hiện mối liên hệ kinh tế khách quan giữa các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế xã hội, nhằm thực hiện mối quan hệ phân công và hợp tác lao động để đạt tới lợi ích kinh tế xã hội chung.

Theo Quyết định số 38-HĐBT ngày 10/4/1989 thì “Liên kết kinh tế là những hình thức phối hợp hoạt động do các đơn vị kinh tế tiến hành để cùng nhau bàn bạc và đề ra các chủ trương, biện pháp có liên quan đến công việc sản xuất kinh doanh của mình nhằm thúc đẩy sản xuất theo hướng có lợi nhất” Sau khi bàn bạc thống nhất, các đơn vị thành viên trong tổ chức liên kết kinh tế cùng nhau ký hợp đồng về những vấn đề có liên quan đến phần hoạt động của mình để thực hiện.

Như vậy, liên kết kinh tế là sự phối hợp của hai hay nhiều bên, không kể quy mô hay loại hình sở hữu Mục tiêu của liên kết kinh tế là các bên tìm cách bù đắp sự thiếu hụt của mình, từ sự phối hợp hoạt động với các đối tác nhằm đem lại lợi ích cho các bên (Hoàng Phê, Từ điển ngôn ngữ học, 1992).

2.1.1.2 Mục tiêu của liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ

Theo Quyết định số 38/1989/QĐ-HĐBT ngày 10/4/1989 về liên kết kinh tế trong sản xuất lưu thông và dịch vụ của Hội đồng Bộ trưởng thì mục tiêu của liên kết rất đa dạng, cụ thể như sau:

Mục đích của sản xuất - tiêu thụ sản phẩm là bên bán mong muốn bán được hàng và thu được nhiều lợi nhuận, còn bên mua mong muốn mua được hàng tốt, giá cả phù hợp để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cuối cùng hoặc nhu cầu của các quá trình sản xuất - kinh doanh tiếp theo Tiêu thụ sản phẩm là quá trình gắn kết giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa vùng nguyên liệu với người sản xuất chế biến và tiêu thụ, giữa người mua và người bán.

Liên kết kinh tế đã phát triển vô cùng mạnh mẽ ở nhiều cấp độ khác nhau với nhiều loại hình đa dạng, bao gồm: Liên kết ngang, Liên kết dọc, Liên kết nghiêng, Liên kết hình sao, doanh nghiệp liên doanh, Tập đoàn kinh doanh Cho dù ở cấp độ nào đi chăng nữa, liên kết kinh tế cũng sẽ mang lại những lợi ích nhất định cho các bên tham gia trên nhiều mặt.

Phương pháp nghiên cứu

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình

Huyện Yên Khánh là một huyện nông nghiệp, nằm ở phía Đông Nam tỉnh Ninh Bình Phía Bắc giáp thành phố Ninh Bình, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Yên mô, phía Nam giáp huyện Kim Sơn, phía Đông và Đông Bắc có sông Đáy bao bọc, là ranh giới tự nhiên với huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.

Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

Nguồn: Uỷ ban nhân dân huyện Yên Khánh (2016)

Diện tích tự nhiên toàn huyện là 137,9km 2 Huyện Yên Khánh được thành lập từ thế kỷ XIII (triều Trần) với tên gọi ban đầu là huyện Yên Ninh; đến thế kỷ XV (triều Lê) gọi là huyện Yên Khang; năm 1882 (năm Minh Mạng thứ 12) gọi là phủ Yên Khánh và từ tháng 9 năm

1945, huyện chính thức mang tên là huyện Yên Khánh Địa hình của huyện Yên Khánh là đồng bằng tương đối bằng phẳng, không có núi non, mạng lưới sông ngòi phân bố tương đối đều Dòng sông Đáy chảy qua

11 xã phía Đông bắc với tổng chiều dài 37,3km Dòng sông Vạc chảy qua 7 xã phía

Tây với chiều dài 14,6km, thuận lợi cho việc tưới tiêu phục vụ sản xuất và đời sống.

3.1.1.2 Đặc điểm khí hậu, thời tiết

Yên Khánh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, gần biển nên mát mẻ Tuy vậy, thời tiết vẫn chia thành 2 mùa rõ rệt Mùa hạ nắng nóng, có ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam Mùa đông, ảnh hưởng khá lớn của gió mùa Đông

Bắc, có sương muối nhưng không nhiều như các huyện phía Bắc của tỉnh.

Yên Khánh là huyện đồng bằng được phù sa bồi đắp của sông Đáy nằm ở phía đông, nền kinh tế thế mạnh chủ yếu của huyện là nông nghiệp Yên Khánh cũng là một huyện có tài nguyên nhân lực lao động dồi dào Phần lớn vẫn phải làm việc tại các nơi khác

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất

Tiềm năng đất đai của huyện phong phú và đa dạng, được thể hiện ở bảng 3.1

Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Yên Khánh năm 2015

TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ trọng (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 21.567,1 100,00

I Diện tích đất nông nghiệp 14.707,1 68,19

1 Đất trồng cây hàng năm 7.878,9 36,53

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 17,4 4,53

2 Đất trồng cây lâu năm 977,8 0,03

II Diện tích đất phi nông nghiệp 6.367,1 8,11

3 Đất tôn giáo tín ngưỡng 26,1 0,63

4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 136,3 6,89

5 Đất sông, mặt nước chuyên dùng 1.487,4 0,22

6 Đất phi nông nghiệp khác 48,4 2,29

III Đất chưa sử dụng 492,9

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Yên Khánh (2016)

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 21.567,1 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 14.707,1 ha, chiếm khoảng 68,19% tổng diện tích đất tự nhiên, đất phi nông nghiệp là 6.367,1 ha, chiếm khoảng 29,52%

Hiện nay, huyện Yên Khánh vẫn còn một phần diện tích đất chưasử dụng, tuy chiếm tỷ lệ không lớn là 2,29% tổng diện tích đất tự nhiên tương đương với 492,9 ha Việc khai hoang, cải tạo diện tích đất này sử dụng cho sản xuất nông nghiệp hay sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp diễn ra còn chậm, chưađạt được hiệu quả cao Trong đất nông nghiệp chủ yếu là đất trồng cây hàng năm chiếm 7.878,9 ha, bằng 53,7%, đất lâm nghiệp là 5.699 ha, chiếm khoảng 38,75%

3.1.2.2 Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động

Toàn huyện Yên Khánh có hơn 90 nghìn lao động trong độ tuổi, trong đó tỷ lệ lao động có việc làm chiếm 96,12% Cơ cấu lao động và sự chuyển dịch lao động trong các ngành được tổng hợp qua bảng sau

Bảng 3.2 Tình hình chuyển dịch lao động huyện Yên Khánh giai đoạn 2005-2015

Chỉ tiêu ĐVT 2005 2010 2015 TĐPT BQ

1 Lực lượng lao động Người 72759 74738 90759 102,81

2 LĐ đang làm việc Người 67506 74269 87241 102,33

- LĐ nông, lâm, thuỷ sản Người 54275 53782 41439 96,34

- LĐ công nghiệp, XD Người 8216 12975 27394 111,27

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Yên Khánh (2016) Kết quả phát triển, chuyển dịch cơcấu kinh tế, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật đã có tác động tích cực đến chuyển dịch cơcấu lao động trong các ngành kinh tế theo hướng giảm lao động ở lĩnh vực nông nghiệp, tăng lực lượng lao động hoạt động ở lĩnh vực phi nông nghiệp từ 72,4%-27,6% năm 2005 đến năm

2015 là 47,5%-52,5% Mặtkhác giai đoạn 2005-2015 tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thônphát triển khá mạnh, do vậy tỷ lệ lao động nông nghiệp có thêm việc làm tăng nhanh; một bộ phận lao động nông nghiệp đã có thu nhập chủ yếu từ việc làm thêm, xu hướng này còn tiếp tục trong nhiều năm tới.

3.1.2.3 Tình hình phát triển kinh tế

Theo niên giám thống kê các năm và báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Yên Khánh đến năm 2010, tình hình phát triển kinh tế huyện Yên Khánh giai đoạn 2005-2015 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.3 Các chỉ tiêu phát triển kinh tế huyện Yên Khánh giai đoạn 2005-2015 ĐVT: triệu đồng

1 GTXS theo giá hiện hành 459.589 896.126 6.102.200 133,29

2 GTSX theo giá cố định 374.638 570.957 2.083.200 121,00

4 Thu nhập BQ/năm theo giá 2,2 4,3 24,7 130,83 hàng hoá

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Yên Khánh (2016) Tính cho tới hết năm 2015, giá trị sản xuất (GTSX) tính theo giá cố định toàn huyện YênKhánh đạt 2.083,2 tỉ đồng Trong những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế toàn huyện đạt mức khá; tính bình quâncho cả giai đoạn

2005-2015, tốc độ tăng GTSX trênđịa bàn huyện đạt 20,0%/năm Thu nhập bình quânđầu người/năm đạt 24,7 triệu đồng năm 2015, bằng 85,8% so với tỉnh (28,8 triệu đồng) và bằng 80,2% so với cả nước (30,8 triệu đồng).

- Huyện YênKhánh có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế theo hướng hiện đại hóa Xét về thu nhập bình quânđầu người, huyện YênKhánh có điểm xuất phát kinh tế ở mức khá so với các địa phương khác trong toàn tỉnh.

- Ngành nông nghiệp và thủy sản: Với tốc độ tăng trưởng chung nhưhiện nay thì trong tương lai tốc độ tăng trưởng của khu vực nông-lâm-thủy sản có xu hướng được cải thiện, tăng trưởng giai đoạn 2005-2010 là 2,8%/năm; còn trong giai đoạn 2010-2015, tăng trưởng đã có chuyển biến rõ nét tăng cao hơngiai đoạn 2005- 2010 khoảng 2,6% và đạt 5,4%/năm Mặcdù GTSX ngành chiếm tỷ trọng lớn thứ hai nhưng chỉ đóng góp khoảng 11,7% cho tăng trưởng chung của nền kinh tế

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng sản xuất - sản xuất và tiêu thụ lúa giống

- Diện tích sản xuất lúa giống;

- Giá bán bình quân khi hộ nông dân sản xuất lúa giống

Nhóm chỉ tiêu phản ánh đặc điểm tác nhân

- Quy mô, diện tích, vốn sản xuất;

- Vốn cố định, vốn lưu động, nguồn vốn công ty tự có, đi vay

Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả, kết quả sản xuất - Sản lượng sản xuất, sản lượng tiêu thụ;

- Giá bán, giá trị sản phẩm; - Chi phí sản xuất.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả và tình hình thực hiện liên kết - Số hộ tham gia liên kết trong sản xuất lúa giống;

- Tỷ lệ hộ ký kết hợp đồng bằng văn bản;

- Quy mô liên kết: số tác nhân tham gia mối liên kết; -

Số hộ tiêu thụ được sản phẩm thông qua liên kết +

Số hộ được ứng tiền trước từ DN tham gia liên kết

Nhóm chỉ tiêu phản ánh về hiệu quả kinh tế:

- Chênh lệch giá bán lúa giống giữa hộ có liên kết và không liên kết.

- Chênh lệch về thu nhập/1 đơn vị diện tích sản xuất lúa giống của hộ nông dân có liên kết và họ không liên kết.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa giống trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

HUYỆN YÊN KHÁNH, TỈNH NINH BÌNH

4.1.1 Khái quát về tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa của huyện Yên Khánh

4.1.1.1 Tình hình sản xuất lúa

Yên Khánh là huyện sản xuất lúa tiêu biểu của tỉnh Ninh Bình Tình hình sản xuất lúa của huyện Yên Khánh giai đoạn 2012 – 2014 được tổng hợp ở bảng 4.1.

Bảng 4.1 Diện tích gieo trồng lúa huyện Yên Khánh giai đoạn 2013-2015

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 TĐPTBQ

Nguồn: Ban Thống kê huyện Yên Khánh (2016)

- Về diện tích: Năm 2015, diện tích gieo cấy lúa vụ xuânlà 7.315,4 ha, tăng

227,97 ha so với năm 2013, tốc độ phát triển bình quânlà 101,59%, tăng 1,59%;

Lúa vụ mùa năm 2015 là 7.858,9 ha, tăng 464,86 ha so với năm 2013, tốc độ phát triển bình quânlà 103,1%, tăng 3,1%

- Về năng suất: yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa đó chính là năng suất Câylúa trênđịa bàn huyện được gieo trồng ở hai vụ: vụ xuânvà vụ mùa, vụ mùa có diện tích gieo cấy lớn hơnvụ xuân Tuy nhiên sản xuất lúa gạo đều chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiêncho nênlúa xuânthường cho năng suất cao hơnlúa mùa Những xã nhưKhánh An, Khánh Cường ở trung tâm, chủ động về nước nênnăng suất trung bình đạt rất cao từ 70 - 72 tạ/ha Năm 2013 năng suất lúa xuânlà 67,81 tạ/ha, lúa mùa chỉ đạt 57,28 tạ/ha, lúa xuâncao hơnlúa mùa là 10,53 tạ/ ha; đến năm 2014 lúa xuânđạt

67,46 tạ/ha, lúa mùa đạt 58,31 tạ/ha mức chênh lệch chỉ còn 9,15 tạ/ha Qua bảng số liệu cho thấy năng suất lúa xuântương đối ổn định, bình quântrong 3 năm có sự giảm nhẹ 0,12% Nhưng ngược với lúa xuânlúa mùa có sự biến động về năng suất: năm 2013 do điều kiện thời tiết thuận lợi cho sản xuất lúa vụ mùa, cho nên năng xuất lúa mùa là 58,31 tạ/ha, tăng 1,8% tức là 1,03 tạ/ha so với năm 2012. Nhưng đến năm 2014 điều kiện thời tiết bất lợi đã làm cho năng suất lúa mùa giảm còn 57,53 tạ/ha, giảm so với năm 2013 là 1,36% bằng 0,87 tạ/ha Bình quân trong 3 năm năng suất lúa mùa tăng 0,22% Qua đâycho thấy năng suất sản xuất lúa chịu tác động rất lớn của điều kiện tự nhiên Trênđịa bàn huyện giống lúa được sử dụng phổ biến là giống lúa lai Nhị ưu838 và Phú ưucho năng suất cao và ổn định Hiện nay huyện đang có chủ trương sản xuất lúa có chất lượng cao nhưQR1, bắc thơm, N97 trong đó chủ yếu là QR1 Các giống lúa có chất lượng cao cho năng suất thấp hơnnhiều so với các giống cũ điều này cũng ảnh hưởng đến năng suất lúa bình quâncủa toàn huyện

Trong vụ mùa những năm gần đây,do điều kiện tự nhiênthuận lợi, sử dụng nhiều giống mới nênnăng suất vẫn tiếp tục tăng, từ 57,28 tạ/ha năm 2012 lên 57,53 tạ/ha năm 2014 với tốc độ tăng trung bình là 0,44%/năm, các xã có năng suất tương đối đồng đều

- Về sản lượng: Sản lượng lúa vụ xuânnăm 2014 là 49.488,68 tấn, tăng

579,51 tấn so với năm 2012 với tốc độ tăng bình quânlà 1,47%; Sản lượng lúa vụ mùa là 45.212,3 tấn, tăng 2859,2 so với năm 2012 với tốc độ tăng bình quân trong 3 năm là 3,32% Lý do tăng sản lượng chủ yếu là do tăng diện tích gieo cấy lúa trong 3 năm

Tóm lại, sản xuất lúa gạo hiện nay của nhândântrong huyện có sự chuyển biến theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế chứ không còn chú trọng trong việc tăng về diện tích điều này khẳng định nhận thức về sản xuất của nông dânnơiđâyđược nâng cao rất nhiều, điều này góp phần tích cực vào công cuộc phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội của huyện nói chung

4.1.1.2 Tình hình tiêu thụ lúa

Tiêuthụ sản phẩm là rất quan trọng đối với bất cứ ngành sản xuất nào,ngành sản xuất lúa cũng không phải là ngoại lệ Đặcbiệt, đối với sản phẩm nông nghiệp do điều kiện không bảo quản được trong thời gian dài do đó vấn đề tiêu thụ sản phẩm có một vai trò to lớn Phần lớn các hộ nông dântrênđịa bàn huyện có diện tích sản xuất ít cho nênlúa gạo sản xuất chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và chăn nuôicủa gia đình, phần còn lại mới để bán Việc tiêuthụ sản phẩm do các nông hộ chịu trách nhiệm thực hiện Kênh tiêuthụ sản phẩm của hộ được thể hiện ở sơđồ 4.1

Người sản xuất Người thu gom Người sản xuất Đại lý

Sơ đồ 4.1 Kênh tiêu thụ lúa giống huyện Yên Khánh

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát (2016) Qua sơ đồ 4.1 có thể thấy kênh tiêu thụ lúa của các nông hộ được thực hiện như sau: Hộ có thể bán lúa giống cho doanh nghiệp thông qua hợp đồng với HTX, bán cho người thu gom hoặc bán cho đại lí thu mua Thông tin về giá lúa gạo khá phổ biến thuận lợi cho nông dân trong việc tiêu thụ sản phẩm và có sự điều chỉnh theo giá lúa quốc gia Lúa gạo từ các hộ nông dân hoặc những người thu gom tới đại lí thu mua từ đó được chuyển đi chế biến xuất khẩu Tuy nhiên trên địa bàn huyện không có một cơ sơ chế biến lúa gạo nào lớn chỉ có những cơ sở rất nhỏ chế biến gạo để bán cho nhân dân trong huyện và các vùng phụ cận.

4.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa giống của huyện

Yên Khánh 4.1.2.1 Tình hình sản xuất lúa giống a Diện tích lúa giống

Yên Khánh là một trong những huyện trọng điểm của tỉnh Ninh Bình về phát triển sản xuất lúa giống (QR1) Diện tích của các HTX được thể hiện qua bảng 4.2

Qua bảng thống kê có thế nhận thấy tổng diện tích gieo cấy 3 hợp tác xã NamCường, Đông Cường và Kiến Thái tăng lên rõ rệt Năm 2013 tỷ trọng bình quân chỉ chiếm 44,62% tổng diện tích gieo cấy Nhưng đến năm 2015 thì tỷ trọng bình quân là 90,85% tổng diện tích gieo cấy Có sự thay đổi vượt bậc như vậy là do năm 2013 dự án thí điểm cấy lúa giống tại huyện Yên

Khánh mới đi vào thực hiện nên kết quả còn chưa cao Năm 2015 dự án được nhân rộng để đạt được mục tiêu trồng và cung ứng lúa giống

Bảng 4.2 Biến động diện tích lúa giống tại khu vực điều tra giai đoạn 2013-2015

DT DT Cơ lúa cấu lúa cấu lúa cấu lúa lúa lúa giống (%) giống (%) giống (%)

1.HTX Nam Cường 74,8 40 53,48 76,6 60 78,33 120,2 100 83,2 2.HTX Đông Cường 138 60 43,48 140,2 120 85,59 156,9 150 95,6 3.HTX Kiến Thái 235,4 100 42,48 237,6 220 92,59 320 300 93,75

Nguồn: Phòng Nông Nghiệp và PTNT huyện Yên Khánh (2016) b Năng suất lúa giống

Năng suất và sản lượng lúa giống của khu vực điều tra được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.3 Năng suất lúa giống giai đoạn 2013-2015 tại khu vực điều tra ĐVT: tạ/ha

HTX Vụ Vụ BQ Vụ Vụ BQ Vụ Vụ BQ xuân mùa năm xuân mùa năm xuân mùa năm

1.HTX Nam Cường 59,7 56,9 58,3 66,7 66,4 66,55 69,3 68,6 68,95 2.HTX Đông Cường 62,5 58,3 60,4 68,1 66,5 67,3 67,2 69,3 68,25 3.HTX Kiến Thái 63,1 59,7 61,4 70,5 67,6 69,05 72,5 71,3 71,9

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Yên Khánh (2016) Năng suất lúa QR1 qua các năm ở cả 2 vụ đều đạt khá Năng suất bình quân chung từ năm 2013 – 2015 dao động giữa các vụ từ 58,3 đến 69,73 tạ/ha Trong đó năm 2015 ở Vụ xuânHTX Kiến Thái đạt 72,5 tạ/ha đâylà con số đáng mừng, với năng suất lúa giống nhưtrênthì không thua kém năng suất của các lúa lai đang được gieo cấy trênđịa bàn Qua bảng 4.3 có thể thấy được đối với sự tăng lênvề diện tích gieo cấy là năng suất lúa không ngừng tăng lên Ở

Vụ mùa năm 2013 thì năng suất đạt 56,7 tạ/ha thấp nhất qua 3 năm Lý dó là năm đó mới đưa lúa giống vào sản xuất cộng với thời tiết khắc nghiệt nênkỹ thuật đôichỗ còn chưaphù hợp Nhưng nhìn chung năng suất bình quân của 3 năm tăng lên rõ rệt từ 60,05 tạ/ha đối với năm 2013 đã tăng lên

69,66 tạ/ha đối với năm 2015 với tốc độ phát triển lên đến 16,01%

Bảng 4.4 So sánh năng suất lúa thường với lúa giống

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT Yên Khánh (2016) Qua bảng 4.4 ta thấy năng suất lúa giống tăng lên theo từng năm, tốc độ phát triển bình quân qua 3 năm của lúa giống tăng cao hơn so với lúa thường.

- Vụ Xuân: Lúa QR1 có năng suất dao động từ 61,8 tạ/ha năm 2013 đến

69,6 tạ/ha năm 2015 với tốc độ tăng mạnh so với năm 2010 tăng 6,12 % Lúa thường điển hình là giống lúa Xi 23 biến động qua các năm tương đối nhỏ, về diện tích tăng nhẹ dao động từ 0,4tạ/ha đến 1,2 tạ/ha tốc độ phát triển bình quân qua 3 năm của lúa giống đạt 1,5%

- Vụ Mùa: Lúa giống có năng suất dao động từ 58,3 tạ/ha năm 2013 đến

69,73 tạ/ha của năm 2015 tức là tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là 19,6% Bên cạnh đó lúa thường điển hình là Khang dân có biến động tăng nhẹ từ 1 tạ/ha đến 1,4 tạ/ha với tốc độ tăng bình quân qua 3 năm không đáng kể đạt 2,2 %.

4.1.2.2 Tình hình tiêu thụ lúa giống Đối với sản phẩm lúa giống trong vùng sản xuất thí điểm của 2 xã Khánh Cường và Khánh Trung thì đơn vị thực hiện là DNTN Hồng Quang chịu trách nhiệm cung cấp giống và vật tư đồng thời ký hợp đồng tiêu thụ lúa giống của các hộ gia đình trong vùng dự án Tuy nhiên, do giá lúa lên xuống thất thường nên có nhiều hộ gia đình sau khi thu hoạch không bán lúa cho Doanh nghiệp mà tự bán ra ngoài với giá cao hơn so với hợp đồng đã ký với Doanh nghiệp Điều này đã gây khó khăn cho cả Doanh nghiệp lẫn người dân vùng dự án, dân thì phải tự đi tiêu thụ trong khi Doanh nghiệp không thu mua được thóc.

Thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống trên địa bàn huyện Yên Khánh

4.2.1 Đặc điểm cơ bản của các tác nhân trong liên kết

Các tác nhân tham gia liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống trên địa bàn huyện Yên Khánh bao gồm: Nhà nông (hộ nông dân, HTX dịch vụ nông nghiệp), doanh nghiệp (HTX dịch vụ nông nghiệp, Công ty Hồng Quang, trạm vật tư nông nghiệp huyện Yên Khánh, các công ty/đại lý cung ứng vật tư nông nghiệp), nhà khoa học (cán bộ kĩ thuật ở các công ty cung ứng đầu vào cho sản xuất và tiêu thụ; trung tâm khuyến nông; trạm khuyến nông xã, cán bộ kĩ thuật ở HTXDVNN) Tác nhân Nhà nước mặc dù không tham gia trực tiếp vào mối liên kết này nhưng lại giữ vai trò nhạc trưởng, tạo hành lang pháp lý để liên kết được ổn định lâu dài Ngoài ra, liên kết còn có sự tham gia của ngân hàng, các tổ chức tín dụng, tổ chức đoàn thể (hội nông dân, hội phụ nữ) với tư cách là trung gian trong các khâu dịch vụ đầu vào, đầu ra của quá trình sản xuất.

Các tác nhân tham gia liên kết dưới nhiều hình thức khác nhau, lấy nông dân là trung tâm của mọi hoạt động Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp đóng vai trò như một doanh nghiệp cung ứng đầu vào, tiêu thụ đầu ra, tham gia chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật; liên kết giữa hộ nông dân, doanh nghiệp và các nhà khoa học để cùng hướng tới lợi ích chung Nội dung liên kết của các tác nhân được thể hiện qua sơ đồ 4.2 Để phát triển kinh tế nông nghiệp một cách hiệu quả, nhằm nâng cao đời sống nông dân, trong những năm qua đã có rất nhiều chính sách, chủ trương của đảng và Nhà nước được đưa ra, đáng chú ý nhất là chủ trương về “liên kết bốn nhà” (nhà nông, nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà nước) Trong đó, nhà nông là mắt xích quan trọng nhất trong việc tạo ra sản phẩm theo định hướng của doanh nghiệp

Tác nhân tham gia Nội dung liên kết

Hộ trồng lúa - Mua đầu vào

- Tham gia tập huấn kĩ thuật

HTX dịch vụ nông Liên kết với HTX Hồng Quang; trạm, trung tâm khuyến nông; nông dân nghiệp trong cung ứng đầu vào, chuyển giao TBKHKT, tiêu thụ sản phẩm.

TT khuyến nông - Tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao TBKHKT cho nông dân

Trạm vật tư - Cung ứng đầu vào (BVTV, phân bón) cho HTX, hộ sản xuất lúa giống nông nghiệp - Tập huấn chuyển giao TBKHKT cho nông dân

Cty/đại lý cung - Cung ứng đầu vào (BVTV, phân bón) cho HTX, hộ sản xuất lúa giống ứng VTNN

- Tập huấn chuyển giao TBKHKT cho nông dân

Các tổ chức đoàn - Cung ứng đầu vào (phân bón, giống, BVTV) cho hộ nông dân thể

Ngân hàng - Cung ứng vốn cho nhà nông, doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác.

- Cung ứng giống, hỗ trợ đầu vào

Sơ đồ 4.2 Vai trò của các tác nhân tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống a Hộ nông dân

Nghiên cứu đã tiến hành điều tra 100 hộ trồng lúa của 02 HTX đại diện, phân thành hai nhóm: hộ liên kết (85 hộ) và không liên kết (15 hộ) để

Bảng 4.5 Thông tin chung về hộ điều tra

Diễn giải ĐVT Liên kết Không liên kết

I Thông tin chung về chủ hộ

1 Tuổi trung bình chủ hộ Tuổi 46,2 47,3

5 Nghề nghiệp chính của chủ hộ

II Tình hình chung của hộ

-Bình quân lao động/hộ lao động 2,5 2,2

-DT đất nông nghiệp/hộ m 2 2920 2140

-DT đất sản xuất lúa/hộ m 2 2050 1960

-Thu nhập từ trồng trọt của hộ/năm 1000 đ 28500 21300

- Tỷ lệ thu nhập từ trồng lúa % 88,5 75,0

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra năm 2016

Các chủ hộ có độ tuổi bình quân trong khoảng 46-47, đây là thời kỳ đã ổn định về cơ sở vật chất và tích lũy kinh nghiệm phục vụ sản xuất

Trình độ văn hóa của các chủ hộ điều tra nhìn chung là thấp, đa số mới tốt nghiệp cấp 2, tỷ lệ chủ hộ tốt nghiệp cấp 3 chỉ chiếm trên 10% ở cả hai nhóm hộ Điều này ảnh hưởng nhiều tới kết quả sản xuất kinh doanh, gây khó khăn trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như sự tham gia liên kết của nhà nông trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Do đặc điểm sản xuất nông nghiệp và tập quán canh tác lạc hậu nên phần lớn các chủ hộ chưa qua đào tạo về trình độ chuyên môn

Chỉ cú ẳ số hộ liờn kết và 1/10 số hộ khụng liờn kết đó qua đào tạo, có trình độ sơ cấp hoặc trung cấp nông nghiệp trở lên

Với quy mô đất canh tác bình quân khoảng 7-8 sào/hộ thì số lao động phục vụ cho sản xuất nông nghiệp từ 2 đến 3 người là hợp lý, không phải thuê thêm lao động vào lúc mùa vụ Do phần lớn các hộ đều là thuần nông nên thu nhập từ nông nghiệp chiếm tới 90%, trong đó thu từ sản xuất lúa chiếm từ 75,0% đến 88,5% tổng thu nhập từ nông nghiệp của hộ.

Nhìn chung, các hộ liên kết có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất lúa giống hơn các hộ không liên kết Tuy nhiên, nhà nông vốn quen với nền sản xuất nhỏ, manh mún, sản xuất theo kiểu tự cung tự cấp, trình độ học vấn có hạn, thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất, thiếu kiến thức, thiếu kỹ thuật nên không tự mình đứng ra tạo dựng sản phẩm khi không có sự hỗ trợ của Nhà nước, nhà kinh doanh và nhà khoa học b Doanh nghiệp

Trong mối liên kết bốn nhà thì doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng đầu vào (giống, bảo vệ thực vật, phân bón) và tiêu thụ sản phẩm đầu ra Theo đó, doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm, chủ động ký kết hợp đồng, hướng dẫn, giúp đỡ nhà nông trong việc áp dụng kỹ thuật, hỗ trợ vay vốn và vật tư nông nghiệp, thực hiện bao tiêu sản phẩm với giá thỏa thuận bảo đảm lợi ích của cả hai bên

Các doanh nghiệp tham gia liên kết chủ yếu hoạt động về các lĩnh vực như: cung ứng giống, cung ứng vật tư và doanh nghiệp chế biến tiêu thụ Hầu hết các doanh nghiệp đều là doanh nghiệp nhỏ và vừa Các doanh nghiệp được điều tra chủ yếu thuộc loại hình doanh nghiệp tư nhân dưới dạng cổ phần, một số ít là các doanh nghiệp Nhà nước

Nhìn chung, các doanh tham gia liên kết trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp trên địa bàn chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân, nguồn lực còn hạn chế, gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nhất là yếu tố về vốn Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự tham gia liên kết với nông hộ, nhà khoa học, và các tác nhân khác c Nhà khoa học

Nhà khoa học giữ vai trò rất quan trọng trong mối liên kết “bốn nhà”, giúp nông dân nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, cung ứng và chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất Nhà khoa học ở đây là cán bộ khuyến nông các cấp tỉnh, huyện, xã; cán bộ kĩ thuật của các công ty vật tư nông nghiệp và công ty CP chế biến tiêu thụ nông sản; cán bộ kĩ thuật của HTXDVNN.

Thông tin chung về nhà khoa học được khái quát qua bảng sau:

Bảng 4.6 Thông tin chung về nhà khoa học

Thông tin về nhà khoa học Tỷ lệ (%)

- Thuộc cơ quan hành chính và sự nghiệp NN 80,0

- Chuyển giao đầu vào (giống, phân bón, BVTV) 22,6

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2016)

Nhìn chung các nhà khoa học đều có trình độ chuyên môn đảm bảo yêu cầu công việc Tuy nhiên, tỉ lệ các nhà khoa học có trình độ cao và chuyên môn sâu còn thấp (trên đại học chỉ chiếm 14,3%)

Do đặc điểm của sản xuất lúa giống nên lĩnh vực chuyển giao chủ yếu là đầu vào và kĩ thuật chăm sóc

Các nhà khoa học thuộc cơ quan hành chính và sự nghiệp nhà nước chiếm một tỉ lệ lớn (80,0%), thuộc đơn vị tư nhân chiếm 20%, trong đó chủ yếu là cán bộ kĩ thuật của các công ty cung ứng đầu vào như: giống, công ty phân bón và thuốc bảo vệ thực vật Điều này cho thấy sự tham gia của các nhà khoa học thuộc khu vực tư nhân vào chuỗi sản xuất – tiêu thụ lúa giống còn thấp Để góp phần nâng cao hiệu quả liên kết giữa nhà khoa học với nhà nông và doanh nghiệp trong mối liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống tại huyện Yên Khánh, trong thời gian tới cần huy động hơn nữa sự tham gia của tư nhân trong chuyển giao khoa học kĩ thuật phục vụ sản xuất. d Các tác nhân khác

Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp có phương hướng đổi mới như tinh thần

Nghị quyết hội nghị ban chấp hành trung ương 5 (khóa IX) về kinh tế tập thể đã chỉ rõ: Kinh tế tập thể với hình thức phổ biến là HTX trước hết làm dịch vụ đầu vào, đầu ra phục vụ sản xuất kinh doanh của các hộ thành viên, từng bước mở rộng ngành nghề sản xuất kinh doanh tổng hợp trong lĩnh vực phi nông nghiệp, vừa tổ chức sản xuất, vừa kinh doanh dịch vụ Mở rộng các hình thức liên doanh liên kết giữa HTX với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Trong sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất lúa giống nói riêng ở huyện Yên Khánh, HTX có vai trò chỉ đạo sản xuất, là trung gian cung ứng giống, vật tư và bao tiêu sản phẩm đầu ra giữa công ty và nhà nông Như vậy, hợp tác xã đóng vai cả “2 nhà”: nhà nông và nhà doanh nghiệp trong liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống tại địa bàn nghiên cứu.

* Đại lý/trạm cung ứng đầu vào

Các yếu tố ảnh hưởng tới liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống 81 1 Từ phía hộ nông dân

Trong thực tế để duy trì và phát triển các mối quan hệ liên kết luôn là một vấn đề khó và chịu nhiều yếu tố tác động bởi nhiều mâu thuẫn, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện giữa các tác nhân trong mối liên kết.

4.3.1 Từ phía hộ nông dân a Về điều kiện sản xuất Đối với hộ nông dân thì điều kiện sản xuất có ảnh hưởng không nhỏ tới việc tham gia liên kết và đạt được hiệu quả sản xuất cao Đất của các hộ sản xuất lúa thường do cơ chế manh mún, diện tích ít Sản xuất của hộ vẫn tự phát, không tập trung, diện tích manh mún, không mang tính sản xuất tập trung Vốn sản xuất được vay từ các tổ chức, chính quyền địa phương với mức lãi suất ưu đãi dùng để phát triển sản xuất nông nghiệp nhưng phần lớn các hộ dân không dùng đúng mục đích sử dụng Ngoài ra, để phát triển sản xuất nông nghiệp tăng thu nhập hộ nông dân thì yếu tố thông tin thị trường về đầu vào sản xuất và đầu ra cho sản phẩm là rất quan trọng Đây là yếu tố mà hộ nông dân tại huyện Yên Khánh vẫn còn thiếu Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả của liên kết và kết quả sản xuất của nông hộ. b Về kinh tế của hộ nông dân

Nhìn chung đời sống kinh tế của các hộ nông dân còn khó khăn nên trong quá trình sản xuất ngại đầu tư sợ tăng chi phí bởi giá vật tư tăng cao Mặc dầu, được chính quyền địa phương, cũng như các tác nhân khác hỗ trợ trong sản xuất bằng cách cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, cung cấp đầu vào với giá cả rẻ hơn thị trường, và đảm bảo chất lượng, được tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật Song vấn đề giá cả đầu vào vẫn luôn làm chao đảo tâm lý của người dân Một lý giải cho điều đó là việc giá phân bón tăng cao trong thời gian qua, giá chênh lệch giữa đầu vụ và cuối vụ tới 2, 3 mức giá chẳng hạn như giá ka li là 15 nghìn đồng/ kg, cuối vụ trước là 12 nghìn đồng/ kg, đạm là 7 nghìn đồng/ kg, cuối mùa vụ trước là 6,8 nghìn đồng/ kg, với những mức giá này cao hơn nhiều so các năm trước Chính vì vậy mà lượng phân bón trên một sào của các hộ thấp, không hợp lý dấn tới hiệu quả sản xuất thấp, ảnh hưởng tới hiệu quả liên kết. c Về nhận thức của hộ nông dân Đối với hộ sản xuất lúa giống, mặc dù chính quyền và cán bộ khuyến nông đã thông báo, tuyên truyền về việc thâm canh sản xuất, tham gia tập huấn kỹ thuật, tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật mới song so trình độ còn hạn chế, nhận thức chưa cao vì vậy không tham gia tập huấn bởi cho rằng việc tập huấn không có gì mới so với các năm, kỹ thuật mới đó chỉ là lý thuyết suông, áp dụng thực tiễn không hiệu quả.

Mặt khác, các hộ nông dân do vẫn giữ các thói quen sản xuất cũ, tính tùy tiện như việc tự để giống sản xuất từ vụ trước sang vụ sau đã làm thoái hóa giống lúa chất lượng cao, hoặc việc thực hiện không đúng các hưỡng dẫn kỹ thuật khi tham gia tập huấn đã dẫn tới việc trồng các giống lúa chất lượng cao ở địa bàn cho năng suất ở các vụ sau không thực sự cao.

Bảng 4.24 Lý do các hộ nông dân chưa liên kết

Lý do Số hộ Tỉ lệ

1 Lý do không tham gia liên kết

- Mức độ hiểu biết về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ 13 86,7

- Không rõ về lợi ích của liên kết mang lại 12 80,00

- Không hiểu rõ các hình thức liên kết thực tế ở địa phương 14 93,33

- Người khác nói rằng liên kết không đem lại lợi ích… 1 6,67

- Trước kia đã từng tham gia nhưng không thấy hiệu quả 3 20,0

- Không đủ điều kiện tham gia (qui mô diện tích, vốn…) 3 20,0

2 Quyết định của hộ về liên kết trong thời gian tới

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Đó là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến liên kết trong sản xuất, tiêu thụ lúa chất lượng cao ở địa phương Để thấy được lý do hộ không tham gia liên kết chúng ta cùng tìm hiểu qua bảng kết quả điều tra sau: 86,7% số hộ không liên kết khi được hỏi cho biết nhận thức của hộ về tăng cường liên kết Bốn nhà và quyết định 80/2002 của Thủ tướng chính phủ về tiêu thụ nông sản qua hợp đồng còn hạn chế Cùng với đó là việc không hiểu rõ các hình thức liên kết thực tế ở địa phương và lợi ích của liên kết mang lại với tỷ lệ tương ứng rất cao 91,11% và 84,44% Tuy nhiên điều đáng mừng cho chính sách liên kết của Đảng và Nhà nước là mong muốn tham gia liên kết trong sản xuất và tiêu thụ trong thời gian tới của hộ chưa tham gia liên kết chiếm 68,89 % tổng số hộ không liên kết được điều tra Thực trạng trên đòi hỏi các giải pháp vào cuộc mạnh mẽ thiết thực hơn nữa của chính quyền địa phương và các tác nhân tham gia liên kết khác trong việc đẩy mạnh hơn nữa mô hình liên kết.

Doanh nghiệp và nhà nông có vai trò quan trọng trong mối liên kết “4 nhà”. Doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm, chủ động ký kết hợp đồng, hướng dẫn, giúp đỡ nhà nông trong việc áp dụng kỹ thuật, hỗ trợ vay vốn và vật tư nông nghiệp, thực hiện bao tiêu sản phẩm với giá thoả thuận bảo đảm lợi ích của cả hai bên. Hiện nay trên địa bàn huyện Yên Khánh mới chỉ có công ty TNHH Hồng Quang kí kết hỗ trợ cung ứng giống, hướng dẫn kĩ thuật và tiêu thụ sản phẩm đầu ra đối với sản phẩm lúa giống Vì vậy, tình trạng ép giá đôi khi vẫn xảy ra do tình trạng

“độc quyền mua” từ phía doanh nghiệp Nhà nông chỉ biết bán sản phẩm theo giá thông báo từ phía công ty một cách thụ động Tuy nhiên, không thể phủ nhận được rằng, trong mối liên kết này, công ty Hồng Quang cùng với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ đầu vào cho nhà nông có vai trò rất quan trọng trong cung ứng đầu vào, hướng dẫn kĩ thuật và bao tiêu sản phẩm đầu ra, góp phần nâng cao hiệu quả liên kết đối với sản phẩm lúa giống nghiên cứu.

4.3.3 Từ phía các tác nhân khác Đối với các tác nhân liên quan đóng vai trò hỗ trợ cho sự phát triển các mối liên kết sản xuất - tiêu thụ lúa chất lượng cao giữa hộ nông dân sản xuất lúa và các tác nhân khác, chúng tôi dùng biện pháp đánh giá theo thứ tự ưu tiên với cách đánh giá như sau: Tối đa thang điểm 10 cho mức độ hoàn hảo, thuận tiện của từng khâu dich vụ và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ mức độ quan trọng nhất đến mức độ ít quan trọng hơn của các khâu, dịch vụ (từ 1->6) Kết quả tổng hợp từ điều tra, phỏng vấn hộ nông dân như sau:

Bảng 4.25 Nhận xét của hộ đối với các yếu tố hỗ trợ phát triển các mối liên kết kinh tế trong sản xuất lúa giống Đánh giá

Nội dung Điểm tối đa cho Mức độ quan trọng từng khâu trong các khâu

Nguồn: Số liệu điều tra hộ (2016) Trung tâm khuyến nông huyện được đánh giá tốt nhất trong nhóm chỉ tiêu được sử dụng điều tra, điều đó cho thấy việc thực hiện công tác hỗ trợ kỹ thuật chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới tới nông dân tương đối tốt thông qua các chương trình triển khai ở địa phương như chương trình IPM, chương trình SRI tức là hệ thống thâm canh lúa cải tiến, triển khai các mô hình trình diễn tiến bộ kỹ thuật như gieo sạ ở địa phương, khảo nghiệm giống lúa chất lượng cao Đây cũng là tác nhân được các hộ nông dân đánh giá là khâu quan trọng thứ hai vì đã giúp người dân tiếp cận được kỹ thuật chăm sóc mới, giống cây trồng mới ở địa phương Giống được đánh giá với mức độ quan trọng nhất, việc cung ứng giống mà trung tâm khuyến nông hợp đồng cung ứng các giống lúa thông qua HTX Đông Cường và Nam Cường đã thực hiện, phần nào cũng đáp ứng được nguyện vọng của người dân.

Hoạt động tín dụng và ngân hàng cũng được đánh giá chất lượng dịch vụ khá tốt Thực tế, trong những năm gần đây hoạt động cho vay vốn của huyện Yên

Khánh tương đối hiệu quả, tốc độ tăng trưởng, doanh thu tăng khá Cơ chế cho vay thuận tiện nhất là đối với các hộ liên kết muốn vay vốn đầu tư mở rộng sản xuất.

Việc sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phải tiến hành thâm canh trong sản xuất cao, đòi hỏi phải tiến hành đầu tư lượng đầu vào cao, hợp lý Chi phí trong sản xuất lúa giống cũng không hề nhỏ đối với khả năng tài chính của hộ khi mà giá cả vật tư nông nghiệp tăng cao trong thời gian qua dẫn tới nhu cầu vốn vay phát triển của hộ sản xuất ngày càng tăng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện

Yên Khánh, Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức đoàn thể ở địa phương là hai ngân hàng chi phối gần như toàn bộ nhu cầu tài chính của xã.

Các yếu tố khác chỉ được đánh giá ở mức độ trung bình, tuy nhiên việc triển khai, thực hiện cơ chế, chính sách của chính quyền địa phương chưa được các hộ sản xuất đánh giá cao là một vấn đề cần được nhìn nhận nghiêm túc.

+ Chính quyền chưa thật sự vào cuộc với tư cách là trọng tài trung gian bảo vệ quyền và lợi ích cho người dân

+ Công tác tuyên truyền phổ biến về liên kết “Bốn nhà” và Nghị định 80/2002 về khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng cùng nhiều chính sách mang tính chất định hướng của Đảng và Nhà nước chưa được thông tin nhanh chóng, đầy đủ tới người dân

Định hướng và giải pháp nhằm tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống trên địa bàn huyện

Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo đem lại lợi ích cho cả người sản xuất, người tiêu dùng, các hộ, đại lý thu gom, tiêu thụ, chế biến, các hiệp hội tổ chức tham gia liên kết trong quá trình sản xuất lúa gạo Do đó muốn phát triển ngành sản xuất lúa gạo nhất thiết phải tiến hành liên kết, trong các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ lúa gạo

Lúa là cây trồng chính, chủ lực trong sản xuất nông nghiệp; phát triển sản xuất theo hướng hàng hoá trên cơ sở sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng tốt, đồng thời sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên gắn liền với việc bảo về môi trường sinh thái. Đảm bảo sản xuất lúa giống, đặc biệt là các giống lúa QR1,2 mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất nhằm tăng thu nhập, thực hiện xoá đói giảm nghèo từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, góp phần vào quá trình vào quá trình xây dựng nông thôn mới.

Phát triển sản xuất các giống lúa có hiệu quả kinh tế cao phải gắn liền với việc áp dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến

UBND huyện, xã và các HTXDVNN có kế hoạch triển khai, thực hiện các nghị quyết, chính sách, đưa các giống mới vào sản xuất, trợ giá cho bà con nông dân

Phát triển sản xuất lúa giống phải gắn với nhu cầu thị trường đảm bảo phát triển nhanh, mạnh và bền vững

4.4.2.1 Chính sách hỗ trợ cho liên kết

Liên kết, mà cụ thể là liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống đem lại nhiều lợi ích cho hộ nông dân nhưng lại đòi hỏi những điều kiện nhất định về đất đai, vốn, lao động, trình độ sản xuất, hộ nông dân cần được hỗ trợ qua các chính sách

Hiện nay đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng, để mở rộng vùng chuyên canh sản xuất lúa tại huyện Yên Khánh cần quản lý việc chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp và mục đích sử dụng đất nông nghiệp của các hộ nông dân

Hỗ trợ nông dân vay vốn đầu tư cho sản xuất lúa thông qua các tổ chức đoàn thể như Hội nông dân, HTX, Hội cựu chiến binh Khuyến khích các hộ nông dân gia nhập các nhóm, hiệp hội để hỗ trợ nhau về lao động, kinh nghiệm, kĩ thuật sản xuất, tiêu thụ lúa giống

Ngoài nâng cao trình độ kĩ thuật sản xuất cho nông dân cần nâng cao nhận thức cho hộ về lợi ích khi tham gia liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống. Cần có chính sách nâng cao trình độ cho cán bộ, tập huấn cho hộ nông dân và hộ xã viên không tham gia liên kết Qua các đợt tập huẩn này sẽ mang lại lợi ích cho cả cán bộ địa phương và hộ nông dân, về phía cán bộ địa phương được nâng cao trình độ chuyên môn trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong việc sản xuất lúa giống để mang lại hiểu quả về năng suất, sản lượng cũng như nâng cao hiệu quả kinh tế và tạo động lực cho các hộ nông dân không tham gia liên kết sẽ tham gia vào liên kết trong tương lai.

4.4.2.2 Giải pháp tăng cu ̛ ờng phổ biến hoạt động liên kết ở địa phu ̛ o ̛ ng Cần có chính sách quy hoạch vùng sản xuất lúa tập trung, đặcbiệt là chuyên môn hoá sản xuất lúa giống Trong thực tế việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra ngày càng sâu rộng thì không thể có cơ hội cho việc sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún như sản xuất nông nghiệp truyền thống, thay vào đó phải có sự quy hoạch và định hướng cho việc sản xuất tập trung, chuyên môn hóa. Đầu tưxây dựng cơsở hạ tầng nhưhệ thống giao thông, hệ thống thuỷ lợi, đặcbiệt là hệ thống giao thông cho vùng sản xuất lúa giống nhằm tạo điều kiện thuận lợi giao lưutrao đổi hàng hoá và tiếp cận với thị trường Giúp cho người sản xuất thuận lợi trong việc tiêu thụ sản phẩm của mình Đây là một trong những yếu tố gián tiếp giúp cho việc tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống ở địa phương

Chính quyền địa phương cần cung cấp kịp thời các thông tin về cung, cầu, giá cả sản phẩm giúp cho Nhà nông, Nhà doanh nghiệp và các bên liên quan có những quyết định sản xuất kinh doanh phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của thị trường Khi có đầy đủ thông tin giúp cho người nông dân giảm thiểu được rủi ro trong việc sản xuất và hạn chế bị doanh nghiệp ép giá bán.

Nâng cao trình độ quản lý, thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn của các cán bộ lãnh đạo, để điều hành thực hiện, quản lý, tăng cường thúc đẩy hoạt động liên kết ở địa phương

Tạo điều kiện tổ chức cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, hộ gia đình đi nghiên cứu, tham quan học tập kinh nghiệm sản xuất ở các địa phương khác, trong trường hợp cần thiết có thể mời các chuyên gia kỹ thuật giúp thực hiện các chương trình kinh tế của huyện, quan tâm mở rộng các chương trình kinh tế, các mô hình sản xuất có hiệu quả đã được khẳng định, từng bước thay đổi tưduy và tập quán sản xuất lạc hậu, tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá của mọi người dân.

Tăng cường tuyên truyền phổ biến kiến thức cho cán bộ lãnh đạo cũng như người nông dân về vấn đề liên kết Như đã phân tích ở các phần trên thì có thể thấy rõ việc thiếu thông tin là một trong những nguyên nhân làm cho hộ nông dân chưa thấy rõ được lợi ích của việc tham gia vào liên kết Chính vì vậy mà khâu tuyên truyền, phổ biến về kiến thức là một khâu nên được chú trọng trong việc tăng cường phổ biến hoạt động ở địa phương nhằm mục đích tăng cường liên kết trong việc sản xuất và tiêu thụ lúa giống của hộ nông dân tại huyện Yên Khánh.

4.4.2.3 Giải pháp về khuyến nông và ứng dụng tiến bộ khoa học ký thuật Trong điều kiện sản xuất nông nghiệp nước ta tiến tới sản xuất hàng hoá thì khoa học kỹ thuật trở thành một yếu tố trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất Sản xuất của người dân nếu thiếu những tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ không thể tồn tại và cạnh tranh được Do đó, việc chuyển giao TBKT, quy trình công nghệ cho hộ nông dân là trọng tâm của công tác khuyến nông.

Thực tế cho thấy ở địa phương nơinào làm tốt công tác khuyến nông, Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thì ở đó sản xuất lúa phát triển đạt năng suất cao Do vậy cần có sự kết hợp chặtchẽ giữa cán bộ địa phương và khuyến nông viên cơsở để tập huấn chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật cũng nhưnắm bắt kịp thời những đòi hỏi của người nông dân trong sản xuất lúa. Cần tăng cường các hoạt động của khuyến nông trong huyện nhưtổ chức các buổi tham quan trình diễn, hội nghị, hội thảo chuyên đề, tọa đàm sản do trình độ của người nông dân còn hạn chế vì vậy cần phải nâng cao hiểu biết và kiến thức cho người nông dân về vấn đề liên kết và liên kết kinh tế, là việc làm cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất cũng nhưtrong liên kết Động viên tuyên truyền với các hộ nông dân Khuyến cáo các hộ nông dân tích cực tham gia liên kết tạo sự ổn định và bền vững cho sản xuất ngô của địa phương Giúp hộ nông dân chưaliên kết thấy được lợi ích, sản xuất hiệu quả hơnso với không tham gia liên kết. Đưakhuyến nông về từng thôn xóm để hỗ trợ cho người dân, tăng cường tập huấn kỹ thuật tiến bộ để nâng cao thâm canh cho người dân Việc khuyến nông không chỉ được chia sẻ tại hợp tác xác hay các trạm, trại mà cần có sự hướng dẫn trực tiếp, đi sâu, đi sát của cán bộ khuyến nông tới các hộ nông dân thông qua các tổ chức do các hộ nông dân lập ra hoặc các nhóm nông dân tại các thôn, xóm.

Việc làm này đưa công tác khuyến nông trở thành công tác quan trọng trong việc triển khai sản xuất cũng như chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người dân. Bám sát quy trình thực hiện nhằm mang lại những hiệu quả tốt nhất cho việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lúa giống tại địa phương huyện Yên Khánh.

Ngày đăng: 23/11/2023, 06:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1. Tăng trưởng hợp đồng tiêu thụ nông sản ở Mỹ giai đoạn 1969 - 2005 - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống của hộ nông dân huyện yên khánh, tỉnh ninh bình
Sơ đồ 2.1. Tăng trưởng hợp đồng tiêu thụ nông sản ở Mỹ giai đoạn 1969 - 2005 (Trang 42)
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống của hộ nông dân huyện yên khánh, tỉnh ninh bình
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình (Trang 53)
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Yên Khánh năm 2015 - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống của hộ nông dân huyện yên khánh, tỉnh ninh bình
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Yên Khánh năm 2015 (Trang 54)
Bảng 3.2. Tình hình chuyển dịch lao động huyện Yên Khánh giai đoạn 2005-2015 - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống của hộ nông dân huyện yên khánh, tỉnh ninh bình
Bảng 3.2. Tình hình chuyển dịch lao động huyện Yên Khánh giai đoạn 2005-2015 (Trang 55)
Bảng 3.3. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế huyện Yên Khánh giai đoạn 2005-2015 - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống của hộ nông dân huyện yên khánh, tỉnh ninh bình
Bảng 3.3. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế huyện Yên Khánh giai đoạn 2005-2015 (Trang 56)
Bảng 4.1. Diện tích gieo trồng lúa huyện Yên Khánh giai đoạn 2013-2015 - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống của hộ nông dân huyện yên khánh, tỉnh ninh bình
Bảng 4.1. Diện tích gieo trồng lúa huyện Yên Khánh giai đoạn 2013-2015 (Trang 63)
Sơ đồ 4.1. Kênh tiêu thụ lúa giống huyện Yên Khánh - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống của hộ nông dân huyện yên khánh, tỉnh ninh bình
Sơ đồ 4.1. Kênh tiêu thụ lúa giống huyện Yên Khánh (Trang 65)
Sơ đồ 4.2. Vai trò của các tác nhân tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống của hộ nông dân huyện yên khánh, tỉnh ninh bình
Sơ đồ 4.2. Vai trò của các tác nhân tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống (Trang 69)
Bảng 4.5. Thông tin chung về hộ điều tra - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống của hộ nông dân huyện yên khánh, tỉnh ninh bình
Bảng 4.5. Thông tin chung về hộ điều tra (Trang 71)
Sơ đồ 4.3. Khái quát các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống ở huyện Yên Khánh - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống của hộ nông dân huyện yên khánh, tỉnh ninh bình
Sơ đồ 4.3. Khái quát các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống ở huyện Yên Khánh (Trang 76)
Bảng 4.7. Nội dung cơ chế liên kết giữa các tác nhân tham gia liên kết - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống của hộ nông dân huyện yên khánh, tỉnh ninh bình
Bảng 4.7. Nội dung cơ chế liên kết giữa các tác nhân tham gia liên kết (Trang 79)
Sơ đồ 4.4. Khối lượng vật tư do doanh nghiệp cung ứng - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống của hộ nông dân huyện yên khánh, tỉnh ninh bình
Sơ đồ 4.4. Khối lượng vật tư do doanh nghiệp cung ứng (Trang 82)
Sơ đồ 4.5. Mức độ hài lòng của người dân với kết quả cung ứng đầu vào của doanh nghiệp Hồng Quang - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống của hộ nông dân huyện yên khánh, tỉnh ninh bình
Sơ đồ 4.5. Mức độ hài lòng của người dân với kết quả cung ứng đầu vào của doanh nghiệp Hồng Quang (Trang 83)
Sơ đồ 4.6. Khối lượng lúa giống tiêu thụ thông qua liên kết của hộ điều tra Nguồn: Khảo sát hộ trồng lúa (2016 Kết quả khảo sát khối lượng tiêu thụ qua hợp đồng của 85 hộ liên kết với doanh   nghiệp   thông   qua  HTX  cho   thấy  sự   tăng  trưởng  của - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống của hộ nông dân huyện yên khánh, tỉnh ninh bình
Sơ đồ 4.6. Khối lượng lúa giống tiêu thụ thông qua liên kết của hộ điều tra Nguồn: Khảo sát hộ trồng lúa (2016 Kết quả khảo sát khối lượng tiêu thụ qua hợp đồng của 85 hộ liên kết với doanh nghiệp thông qua HTX cho thấy sự tăng trưởng của (Trang 85)
Bảng 4.10. Nội dung liên kết và trách nhiệm của HTX và nông dân Nội - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống của hộ nông dân huyện yên khánh, tỉnh ninh bình
Bảng 4.10. Nội dung liên kết và trách nhiệm của HTX và nông dân Nội (Trang 87)
Bảng 4.12. Tình hình liên kết trong cung ứng dịch vụ của nông dân với HTX - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống của hộ nông dân huyện yên khánh, tỉnh ninh bình
Bảng 4.12. Tình hình liên kết trong cung ứng dịch vụ của nông dân với HTX (Trang 88)
Bảng 4.15. Tình hình liên kết chuyển giao kỹ thuật trong sản xuất lúa giống tại huyện Yên Khánh - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống của hộ nông dân huyện yên khánh, tỉnh ninh bình
Bảng 4.15. Tình hình liên kết chuyển giao kỹ thuật trong sản xuất lúa giống tại huyện Yên Khánh (Trang 91)
Bảng 4.16. Tình hình chuyển giao kỹ thuật cho hộ sản xuất lúa giống - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống của hộ nông dân huyện yên khánh, tỉnh ninh bình
Bảng 4.16. Tình hình chuyển giao kỹ thuật cho hộ sản xuất lúa giống (Trang 92)
Bảng 4.17. Tình hình tập huấn hỗ trợ kĩ thuật giai đoạn 2013-2015 Thời - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống của hộ nông dân huyện yên khánh, tỉnh ninh bình
Bảng 4.17. Tình hình tập huấn hỗ trợ kĩ thuật giai đoạn 2013-2015 Thời (Trang 94)
Bảng 4.23. Kết quả và hiệu quả kinh tế của nhóm hộ liên kết và không liên kết - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống của hộ nông dân huyện yên khánh, tỉnh ninh bình
Bảng 4.23. Kết quả và hiệu quả kinh tế của nhóm hộ liên kết và không liên kết (Trang 101)
Bảng 4.24. Lý do các hộ nông dân chưa liên kết - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống của hộ nông dân huyện yên khánh, tỉnh ninh bình
Bảng 4.24. Lý do các hộ nông dân chưa liên kết (Trang 103)
13. Hình thức thanh toán của hộ với các tác nhân khác - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống của hộ nông dân huyện yên khánh, tỉnh ninh bình
13. Hình thức thanh toán của hộ với các tác nhân khác (Trang 128)
Hình  thức  trả  tiền  của  doanh nghiệp khi mua lúa - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống của hộ nông dân huyện yên khánh, tỉnh ninh bình
nh thức trả tiền của doanh nghiệp khi mua lúa (Trang 130)
8. Hình thức thanh toán của HTX với Doanh nghiệp là gì? - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống của hộ nông dân huyện yên khánh, tỉnh ninh bình
8. Hình thức thanh toán của HTX với Doanh nghiệp là gì? (Trang 135)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w