Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao vai trò của HTX đối với xã viên
Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm hợp tác xã
HTX là tổ chức kinh tế được sở hữu, kiểm soát và điều hành bởi một nhóm người vì lợi ích (kinh tế, xã hội và văn hóa) chung của họ Các thành viên đóng góp vốn và chia sẻ việc kiểm soát trên nguyên tắc một thành viên một phiếu bầu (và không tương ứng với tỷ lệ đóng góp cổ phần của mình).
Theo định nghĩa của Tổ chức lao động quốc tế (ILO – International labour Organization), hợp tác xã là sự liên kết của những người đang gặp phải những khó khăn kinh tế giống nhau, tự nguyện liên kết nhau lại trên cơ sở bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, sử dụng tài sản mà họ đã chuyển giao vào hợp tác xã phù hợp với các nhu cầu chung và giải quyết những khó khăn đó chủ yếu bằng sự tự chủ chịu trách nhiệm và bằng cách sử dụng các chức năng kinh doanh trong tổ chức hợp tác phục vụ cho lợi ích vật chất và tinh thần chung (dẫn theo Phạm Thị Minh Nguyệt, 2006).
Theo Luật HTX (Quốc hội, 2012) “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.”
Về mặt tổ chức và hoạt động HTX, có hai đặc trưng cơ bản phân biệt với các loại hình kinh tế khác: (1) HTX là hiệp hội các cá nhân đồng ý trở thành những người đồng sở hữu, người đưa ra các quyết định dân chủ và người khai thác doanh nghiệp chung; (2) mục tiêu cơ bản của HTX là hỗ trợ các thành viên (xã viên) thông qua cung cấp dịch vụ hay tạo việc làm hơn là tối đa hóa lợi nhuận (Quốc hội, 2012).
Theo mục tiêu hoạt động, các HTX có thể được chia thành hai nhóm: (1)HTX của những người sử dụng (hàng hóa /dịch vụ) sở hữu HTX, được thành lập bởi các thành viên có nhu cầu chung về hàng hóa hay dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh tế hay tiêu dùng của các thành viên Các HTX này có thể tồn tại dưới hình thức HTX marketing nông nghiệp hoặc HTX vật tư nông nghiệp; và
(2) HTX của những người lao động sở hữu HTX được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu về việc làm của các xã viên, những người thất nghiệp hay không có việc làm (Quốc hội, 2012).
HTX là tổ chức liên kết các cá nhân
HTX là nơi tập hợp và liên kết các cá nhân qua đó họ (các xã viên) giúp đỡ lẫn nhau và hợp tác với nhau nhằm thực hiện các nhu cầu của họ về hàng hóa / dịch vụ hay tạo việc làm HTX sẽ thiếu bền vững nếu không tạo ra được sự liên kết và hợp tác chặt giữa các thành viên HTX hoặc có những nhân tố làm yếu đi sự liên kết này Sự tập hợp các cá nhân trong HTX là quá trình phát triển liên tục và lâu dài Không nhất thiết ngay khi mới thành lập HTX đã có nhiều xã viên tham gia. Trong quá trình phát triển, sự hấp dẫn và các lợi ích HTX đem lại cho xã viên sẽ thu hút thêm xã viên tham gia HTX Các HTX nhỏ hơn có tính chất hoạt động tương tự nhau có thể hợp nhất với nhau dưới hình thức liên hiệp HTX (Quỹ Châu Á, 2012).
HTX được hình thành dựa trên nhu cầu chung của các xã viên
Nhu cầu chung là cái đầu tiên và căn bản đưa đến hợp tác thông qua HTX.
Xã viên tham gia HTX phải có nhu cầu chung và việc đáp ứng nhu cầu chung ấy thông qua sự hợp tác có hiệu quả hơn so với từng thành viên đơn lẻ thực hiện Do vậy, hoạt động kinh tế của các xã viên thường giống nhau hoặc trong cùng một ngành, nghề nhất định Tuy nhiên, HTX thỏa mãn cái chung cho mọi xã viên nhưng không làm triệt tiêu cái riêng của mọi xã viên Các xã viên vẫn giữ được sự độc lập, tự chủ của mình trong quá trình hợp tác Trong quá trình tham gia HTX, các xã viên có vai trò bình đẳng trên cơ sở có trách nhiệm và nghĩa vụ tương tự nhau trong việc bảo đảm cho sự hợp tác (Quỹ Châu Á, 2012).
HTX là sự kết hợp hữu cơ giữa người sở hữu và người sử dụng sản phẩm, dịch vụ, giữa người chủ và người làm thuê
Xã viên khi tham gia HTX là người góp vốn trở thành đồng sở hữu HTX,đồng thời là người sử dụng sản phẩm/dịch vụ của HTX Với tư cách là chủ sở hữu,cộng đồng xã viên quyết định làm cái gì và làm như thế nào để đáp ứng cao nhất nhu cầu chung về kinh tế, văn hoá, xã hội của xã viên Với tư cách là người sử dụng sản phẩm, dịch vụ của HTX, xã viên có khả năng tác động trực tiếp tới hoạt động của HTX trong quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ chung cho xã viên HTX là người cung cấp dịch vụ cho xã viên, HTX phải cung cấp cho xã viên sản phẩm, dịch vụ phù hợp nhất với hoàn cảnh của xã viên Vì vậy, sử dụng sản phẩm và dịch vụ của HTX là thước đo cơ bản quan hệ kinh tế giữa xã viên và HTX, tính cộng đồng, tính hợp tác, mức độ tương trợ giữa các xã viên (Quỹ Châu Á, 2012).
Với tư cách là người chủ, các xã viên HTX có quyền tham gia vào các quyết định của HTX một cách dân chủ Với các tư cách là người làm thuê, các xã viên HTX được quyền hưởng các lợi ích cơ bản của người lao động là tiền lương và các quyền lợi liên quan khác Vì vậy HTX là tổ chức tự chủ của những người lao động được kiểm soát theo nguyên tắc dân chủ (Quỹ Châu Á, 2012).
HTX là tổ chức kinh tế có tính chất tự chủ
HTX không phải là tổ chức xã hội mà chỉ mang tính chất xã hội HTX là tổ chức kinh tế đặc biệt thúc đẩy hợp tác trong cộng đồng xã viên nhằm đáp ứng một cách hiệu quả nhu cầu chung về kinh tế, văn hóa, xã hội của xã viên Là tổ chức kinh tế, HTX phải có tên gọi, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Là tổ chức có tính tự chủ, HTX phải tổ chức sản xuất kinh doanh, cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho xã viên và cho thị trường nhằm tối đa hoá lợi ích của xã viên. Như vậy, HTX sẽ tồn tại và phát triển khi hoạt động hiệu quả và đem lại lợi ích kinh tế cho xã viên (Quỹ Châu Á, 2012).
HTX mang lại lợi ích cho xã viên theo nhiều cơ chế khác nhau
Lợi nhuận (khoản dư) trong HTX được phân phối cho xã viên dưới nhiều hình thứ khác nhau Ngoài các hình thức phân phối lợi nhuận cơ bản dựa trên tiêu thức góp vốn, mức độ sử dụng sản phẩm/dịch vụ, và mức độ góp công, xã viên HTX còn được hưởng lợi từ HTX thông qua việc trích lập các quỹ phát triển HTX và quỹ dự trữ HTX phòng khi rủi ro Khác với các loại hình tổ chức kinh tế khác, một phần quan trọng trong lợi nhuận của HTX được dùng để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa – xã hội chung của cộng đồng xã viên; đóng góp từ thiện của HTX đối với cộng đồng dân cư địa phương Đặc điểm phân phối lợi ích này phản ánh bản chất nhân văn và mang đậm tính văn hóa của HTX Cách thức phân phối các lợi ích này cũng góp phần tạo ra cơ chế hiệu quả để các thành viên HTX cùng chia sẻ khó khăn, trách nhiệm, nghĩa vụ và lợi ích, từ đó khuyến khích phát triển tinh thần hợp tác, tính cộng đồng, tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các xã viên HTX (Quỹ Châu Á, 2012).
Tính bất khả chuyển nhượng của HTX
Vốn góp của xã viên HTX ở nhiều nước có cách gọi khác nhau: dư phần xã hội, vốn góp điều lệ, cổ phần Trong suốt quá trình tham gia HTX, xã viên chỉ được sở hữu tư nhân phần vốn góp đó mà thôi; còn tài sản hình thành từ hoạt động của HTX là tài sản chung không chia của HTX; trường hợp HTX bị giải thể, tài sản này phải được chuyển giao cho chính quyền địa phương; trường hợp xã viên rút ra khỏi HTX, thì chỉ rút phần vốn đã góp Tài sản chung được hình thành và phát triển không có mục đích tự thân, mà hướng đến việc phục vụ nhu cầu chung của các xã viên; có tài sản chung hay chưa có tài sản chung, tài sản chung lớn hay nhỏ, đơn giản hay hiện đại là do yêu cầu về hiệu quả của việc đáp ứng nhu cầu chung đặt ra Tài sản chung không chia được xem là điều kiện thiết yếu cho sự phát triển bền vững của HTX Thứ nhất, tài sản chung không chia đảm bảo sự tồn tại liên tục của HTX, chống lại bất cứ sự mua bán cơ hội nào Điều này có nghĩa là không thể bán hay chuyển nhượng HTX được Thứ hai, tài sản chung này là một trong những nguồn lực cơ bản để HTX khai thác, sử dụng, tích lũy để tái đầu tư. Đây là đặc điểm mang tính bản chất của HTX, đề cao tính cộng đồng và sở hữu chung trong HTX, khác hẳn với doanh nghiệp thương mại, theo đó, sở hữu của thành viên góp vốn doanh nghiệp trong tài sản của doanh nghiệp tương ứng với tỷ lệ góp vốn của mình trong suốt quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp (Quỹ Châu Á, 2012).
2.1.3 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX
Theo Luật HTX (Quốc hội, 2012), quy định hoạt động của HTX theo 7 nguyên tắc:
- Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi HTX, HTX tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi liên hiệp HTX.
- HTX, liên hiệp HTX kết nạp rộng rãi thành viên, HTX thành viên.
- Thành viên, HTX thành viên có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhau không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của HTX, liên hiệp HTX, được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh tài chính, phân phối thu nhập và những nội dung khác theo quy định của điều lệ.
- HTX, liên hiệp HTX tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.
Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Kinh nghiệm nâng cao vai trò của các HTX đối với xã viên ở một số nước trên thế giới
Tại Nhật Bản Ở Nhật Bản, các hợp tác xã nông nghiệp được tổ chức theo ba cấp: Liên đoàn toàn quốc hợp tác xã nông nghiệp; Liên đoàn hợp tác xã nông nghiệp tỉnh; HTX nông nghiệp cơ sở Các Hợp tác xã nông nghiệp cơ sở gồm hai loại: đơn chức năng và đa chức năng Từ năm
1961 trở về trước các hợp tác xã đơn chức năng khá phổ biến Nhưng từ năm 1961 trở về đây, do chính phủ Nhật Bản khuyến khích hợp nhất các hợp tác xã nông nghiệp nhỏ thành hợp tác xã nông nghiệp lớn, nên mô hình hoạt động chủ yếu của hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản hiện nay là đa chức năng Các hợp tác xã nông nghiệp đa chức năng chịu trách nhiệm đối với nông dân trên tất cả các lĩnh vực dịch vụ như cung cấp nông cụ, tín dụng, mặt hàng, giúp nông dân chế biến, tiêu thụ sản phẩm và bảo hiểm cho hoạt động của nông dân (Naoto Imagawa, 2000) Có thể thấy ưu nhược điểm của hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản qua phân tích cơ chế quản lý và chức năng hoạt động của chúng.
Theo Naoto Imagawa (2000), Các hợp tác xã nông nghiệp đa chức năng của Nhật bản thường đảm đương các nhiệm vụ sau:
- Cung cấp dịch vụ hướng dẫn nhằm giáo dục, hướng dẫn nông dân trồng trọt, chăn nuôi có năng suất, hiệu quả cao cũng như giúp họ hoàn thiện kỹ năng quản lý hoạt động sản xuất.Thông qua các cố vấn của mình, các HTX nông nghiệp đã giúp nông dân trong việc lựa chọn chương trình phát triển nông nghiệp theo khu vực; lập chương trình sản xuất cho nông dân; thống nhất cho nông dân sử dụng nông cụ và kỹ thuật sản xuất tiên tiến,… Các tổ chức Liên hiệp tỉnh và Trung ương thường quan tâm đào tạo bồi dưỡng cố vấn cho HTX nông nghiệp cơ sở.
- Mục tiêu của hợp tác xã là giúp nông dân tiêu thụ hàng hoá có lợi nhất Do đó, mặc dù các hợp tác xã nông nghiệp là đơn vị hạch toán lấy thu bù chi nhưng các hợp tác xã không đặt lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu mà chủ yếu là trợ giúp nông dân Các hình thức giao dịch giữa HTX với nông dân khá linh hoạt Nông dân có thể ký gửi hàng hoá cho hợp tác xã, hợp tác xã sẽ thanh toán cho nông dân theo giá bán thực tế với một mức phí nhỏ; nông dân cũng có thể gửi hợp tác xã bán theo giá họ mong muốn và hợp tác xã lấy hoa hồng; thông thường nông dân ký gửi và thanh toán theo giá cả thống nhất và hợp lý của HTX. Để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản do HTX tiêu thụ, hợp tác xã đã đề nghị nông dân sản xuất theo kế hoạch với chất lượng và tiêu chuẩn thống nhất với nhau và ưu tiên bán cho hợp tác xã Về phần mình, HTX định tỷ lệ hoa hồng thấp Các HTX tiêu thụ nông sản theo quy mô lớn, không chỉ ở chợ địa phương mà thông qua liên đoàn tiêu thụ trên toàn quốc với các khách hàng lớn như xí nghiệp, bệnh viện,… HTX đã mở rộng hệ thống phân phối hàng hoá khá tốt ở Nhật Bản.
- Hợp tác xã cung ứng hàng hoá cho xã viên theo đơn đặt hàng và theo giá thống nhất và hợp lý Các HTX đã đạt đến trình độ cung cấp cho mọi xã viên trên toàn quốc hàng hoá theo giá cả như nhau, nhờ đó giúp cho những người ở các vùng xa xôi có thể có được hàng hoá mà không chịu cước phí quá đắt Hàng tiêu dùng không cần đặt hàng theo kế hoạch trước Thông thường các HTX nhận đơn đặt hàng của xã viên, tổng hợp và đặt cho liên hiệp hợp tác xã tỉnh, sau đó tỉnh đặt cho liên hiệp HTX toàn quốc Đôi khi liên hiệp HTXNN tỉnh hoặc HTX nông nghiệp cơ sở đặt hàng trực tiếp cho doanh nghiệp sản xuất Nhìn chung các liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp tỉnh và Trung ương không phải là cấp quản lý thuần tuý mà là các tổ chức kinh tế, các trung tâm phân phối và tiêu thụ hàng hoá.
- HTXNN cung cấp tín dụng cho các xã viên của mình và nhận tiền gửi của họ với lãi suất thấp Các khoản vay có phân biệt: cho xã viên khó khăn vay với lãi suất thấp (có khi chính phủ trợ cấp cho hợp tác xã để bù vào phần lỗ do lãi suất cho vay thấp) HTXNN cũng được phép sử dụng tiền gửi của xã viên để kinh doanh Ở Nhật Bản có tổ chức một trung tâm ngân hàng hợp tác xã nông nghiệp để giúp các HTX quản lý số tín dụng cho tốt Trung tâm này có thể được quyền cho các tổ chức kinh tế công nghiệp vay nhằm phục vụ phát triển nông nghiệp.
- HTXNN còn sở hữu các phương tiện sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản để tạo điều kiện giúp nông dân sử dụng các phương tiện này hiệu quả nhất, hạn chế sự chi phối của tư nhân Các loại phương tiện thuộc sở hữu hợp tác xã thường là: Máy cày cỡ lớn, phân xưởng chế biến, máy bơm nước, máy phân loại, đóng gói nông sản HTX trực tiếp quản lý việc sử dụng các tài sản này.
- Các hợp tác xã còn là diễn đàn để nông dân kiến nghị Chính phủ các chính sách hợp lý cũng như tương trợ lẫn nhau giữa các hợp tác xã và địa phương.
- Ngoài ra, các HTX nông nghiệp Nhật Bản còn tiến hành các nhiệm vụ giáo dục xã viên tinh thần hợp tác xã thông qua các tờ báo, phát thanh, hội nghị, đào tạo, tham quan ở cả ba cấp hợp tác xã nông nghiệp cơ sở, tỉnh và Trung ương.
Như vậy, có thể thấy rằng hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản đã phát triển từ các đơn vị đơn năng đến ngày nay trở thành các đơn vị đa năng dịch vụ mọi mặt cho cho nhu cầu của nông dân và tổ chức liên kết qui mô lớn toàn quốc Một nước công nghiệp hoá như Nhật Bản, hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp hiệu quả vẫn là hộ gia đình, do đó hợp tác xã nông nghiệp, một mặt được thành lập để hỗ trợ nông dân, giúp cho họ vừa nâng cao hiệu quả sản xuất, vừa cải thiện cuộc sống ở nông thôn, mặt khác vẫn tôn trọng mô hình kinh tế nông hộ và chỉ thay thế hộ nông dân và tư thương ở khâu nào hợp tác xã tỏ ra có ưu thế hơn hẳn trong tương quan với mục tiêu hỗ trợ nông dân.
HTX đầu tiên của Thái Lan được thành lập ở huyện Muang tỉnh Phitsanuloke vào ngày 26 tháng 02 năm 1916, đó là HTX nông nghiệp Wat Chan.
Kể từ đó, số lượng HTX tăng rất nhanh cho đến khi ban hành Luật HTX năm
1968 Một số HTX sau đó đã xác nhập với nhau và thành lập các HTX nông nghiệp cấp huyện Các HTX này càng ngày càng lớn mạnh, có thể cung cấp nhiều dịch vụ hơn cho xã viên (Trần Nguyên Năm, 2011).
Theo Trần Nguyên Năm (2011), ở Thái Lan, một số mô hình HTX tiêu biểu là HTX nông nghiệp và HTX tín dụng HTX nông nghiệp được thành lập nhằm đáp ững nhu cầu của xã viên trong các lĩnh vực vay vốn, gửi tiết kiệm và tiền ký quỹ, tiêu thụ sản phẩm, tiếp thụ, hỗ trợ phát triển nông nghiệp và các dịch vụ khác.Thông qua sự trợ giúp của Chính phủ, ngân hàng nông nghiệp và HTX nông nghiệp, xã viên được vay vốn với lãi suất thấp, thời hạn ưu đãi thích hợp cho việc kinh doanh hoặc sản xuất của họ Hiện nay, số HTX tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh này chiếm khoảng 39% Hoạt động của HTX tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu xã viên về các lĩnh vực: khuyến khích gửi tiền tiết kiệm của các xã viên; góp cổ phần; cung cấp các dịch vụ vay cho xã viên… HTX tín dụng nông thôn được thành lập từ lâu Do hoạt động của HTX trong lĩnh vực này có hiệu quả, nên hàng loạt HTX tín dụng đã ra đời trên khắp đất nước Bên cạnh đó, sự phát triển của HTX tiêu dùng, các loại HTX công nghiệp cũng phát triển mạnh và trở thành một trong những yếu tố quan trong trong sự phát triển kinh tế của Thái Lan.
Liên đoàn HTX Thái Lan (CLT) là tổ chức HTX cấp cao quốc gia, thực hiện chức năng đại diện, hỗ trợ, giáo dục và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các HTX và xã viên theo luật định. Để tạo điều kiện cho khu vực HTX phát triển và khuyến khích xuất khẩu, Chính phủ Thái Lan đã thành lập Bộ nông nghiệp và HTX, trong đó có hai vụ chuyên trách về HTX là Vụ phát triển HTX (để giúp HTX thực hiện các hoạt động kinh doanh, nhằm đạt được các mục tiêu đề ra) và Vụ Kiểm toán HTX (thực hiện chức năng kiểm toán HTX và hướng dẫn nghiệp vụ kế toán trong công tác quản lý tài chính, kế toán HTX) Chính phủ cũng ban hành nhiều chính sách, như chính sách giá, tín dụng với mục tiêu bảo đảm chi phí “đầu vào” hợp lý để có giá bán ổn định cho người tiêu dùng, góp phần ổn định giá nông sản tại thị trường trong nước thấp hơn giá thị trường thế giới, khuyến khích xuất khẩu (Trần Nguyên Năm, 2011).
Tại Hàn Quốc Ở Hàn Quốc từ khi thành lập vào năm 1961, Liên đoàn quốc gia HTX nông nghiệp Hàn Quốc (NACF) đã thích lập mạng lưới HTX từ trung ương đến cơ sở Trải qua nhiều thăm trầm trong quá trình phát triển, cho đến nay, hệ thống HTX ở Hàn Quốc đã phát triển nhanh, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng lên của nông dân về hỗ trợ dịch vụ, chiếm lĩnh toàn bộ thị trường và kinh tế nông thôn, lan ra đan xen vào kinh tế đô thị và từng bước hội nhập vào nên kinh tế thế giới (Đặng Kim Sơn, 2009).
Theo Đặng Kim Sơn (2009), với gần 1.400 HTX thành viên, hoạt động củaNACF rất đa dạng, bao gồm từ tiếp thi sản phẩm, chế biến, cung cấp vật tư và hàng tiêu dùng, tín dụng và ngân hàng, bảo hiểm, kho tàng, vận tải, khuyến nông,xuất bản và các dịch vụ hỗ trợ cho 5 triệu nông dân và cộng đồng nông thôn.NACF nắm giữ 40% thị phẩm nông sản trong nước và là một ngân hàng có số tiền gửi lớn nhất Hàn Quốc Nhằm mở rộng thị trường nông sản, NACF quản lý một mạng lưới dịch vụ vận chuyển nông sản từ cửa nông trại đến người tiêu dùng, giúp người nông dân sản xuất theo đúng yêu cầu của thị trường, giảm tối thiểu chi phí lưu thông, hao hụt, thất thoát NACF cũng điều hành một hệ thống doanh nghiệp kinh doanh nông sản lớn nhất và cạnh tranh mạnh nhất NACF chịu trách nhiệm cung cấp các vật tư nông nghiệp bảo đảm cho nông dân có đủ vật tư thiết yếu đúng thời gian, giá rẻ, chất lượng Trong khâu chế biến, NACF sở hữu một hệ thống hạ tầng và thiết bị hùng hậu giúp tăng thêm giá trị cho hàng nông sản Trong hoạt động tín dụng ngân hàng, NACF điều hành cả hệ thống ngân hàng nông nghiệp và các quỹ tín dụng của HTX, cung cấp nhiều loại dịch vụ: giao dịch ngân hàng, dịch vụ thẻ tín dụng, tín dụng cho vay, đầu tư, bảo hiểm, giao dịch quốc tế… Hệ thống bảo hiểm của NACF chiếm lĩnh toàn bộ thị trường nông thôn.
2.2.2 Kinh nghiệm nâng vai trò của các HTX đối với xã viên ở Việt Nam a Vai trò của HTXDVNN Nhân Lý đối với các xã viên
Các công trình nghiên cứu có liên quan
Kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn Khi bàn về lĩnh vực này đã có rất nhiều những nghiên cứu liên quan nhằm đánh giá thực trạng hoạt động cũng như đề ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX Tuy nhiên, đi nghiên cứu sâu về vai trò mà HTX mang lại cho xã viên thì còn rất hạn chế Sau đây là một số nghiên cứu có liên quan đến đề tài:
1 Nguyễn Văn Quý (2010) “Vai trò của Hợp tác xã nông nghiệp đối với các hoạt động sản xuất nông nghiệp tại xã Hương Toàn, huyện Hương Trà, tình Thừa Thiên Huế”. Nghiên cứu đã chỉ ra được những lợi ích mà HTX nông nghiệp mang lại cho xã viên mà chủ yếu là trên lĩnh vực sản xuất Đó là những lợi ích trong việc điều hành, chỉ đạo sản xuất cũng như khi xã viên sử dụng các dịch vụ của HTX như giá cả, chất lượng, thời gian cung ứng đảm bảo, ngoài ra, HTX còn dịch vụ khâu cho xã viên vay vốn Ngoài những lợi ích trên, HTX còn luôn quan tâm hỗ trợ đến đời sống văn hóa của người dân Tác giả cũng đã chỉ rõ những thuận lợi cũng như những khó khăn trong việc phát huy vai trò của mình, từ đó đề ra những biện pháp nhằm khắc phục và phát huy vai trò của HTX đối với người dân nơi đây.
2 Trần Quốc Nhân và cs (2012).“Phân tích lợi ích của hợp tác xã kiểu mới mang lại cho người dân: Trường hợp nghiên cứu hợp tác xã Long Tuyền, Quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ” Nghiên cứu cũng đã đề cập khá chi tiết đến những lợi ích mà HTX kiểu mới mang lại cho người dân, cụ thể đó là vai trò trong việc định hướng mô hình sản xuất cho người dân, cung cấp các lớp tập huấn, tạo điều kiện cho xã viên tham quan học hỏi những mô hình sản xuất giỏi, vai trò trong việc cung ứng đầu vào đầu ra, tăng thu nhập cho người dân Tuy nhiên, tác giả chưa phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát huy vai trò của HTX đối với các xã viên và chưa đề ra được những giải pháp cụ thể.
3 Ủy ban kinh tế của Quốc hội và UNDP tại Việt Nam (2012) “Sự phát triển củaHợp tác xã và vai trò của Hợp tác xã đối với an sinh xã hội” Nghiên cứu này trình bày khá chi tiết và sâu sắc về quá trình hình thành, phát triển và hoạt động của HTX ở Việt Nam Tuy nhiên,mục tiêu chính của nó vẫn là phân tích vai trò của HTX đối với an sinh xã hội Các tác giả đã trình bày và phân tích rất sâu về vai trò của HTX trong việc đảm bảo mức sống tối thiểu cho người dân, cải thiện thị trường lao động, cũng như vai trò trong việc thực thi các chính sách bảo hiểm và các chính sách ưu đãi xã hội, trợ giúp xã hội đối với khu vực HTX Nghiên cứu cũng đã đưa ra hàm ý chính sách, để từ đó đề ra định hướng và các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao vai trò của HTX hơn nữa đối với an sinh xã hội.
Những công trình nghiên cứu trên đã phân tích, đánh giá được những lợi ích mà HTX mang lại cho xã viên cũng như đã đề ra được một số những giải pháp nhằm phát huy vai trò của HTX Mặc dù vậy, các nghiên cứu còn phân tích khá chung, chưa tìm hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát huy vai trò của HTX đối với các xã viên, chưa đưa ra những giải pháp cụ thể, sát sao với thực tế.
Vì vậy, những phân tích dưới đây sẽ góp phần chia sẻ những kinh nghiệm thiết thực trong việc tìm ra giải pháp, kiến nghị cho việc nâng cao vai trò của HTX đối với các xã viên trong HTX nói chung và HTX huyện Hoa Lư nói riêng.
Phương pháp nghiên cứu
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Hoa Lư là một huyện nằm ở trung tâm tỉnh Ninh Bình, liền kề hai thành phố Ninh Bình và Tam Điệp Huyện Hoa Lư được thành lập năm 1907 và mang tên kinh đô Hoa Lư của Việt Nam thế kỷ X vì phần lớn các di tích của cố đô Hoa
Lư hiện nay nằm trên huyện này Hoa Lư thuộc vùng bán sơn địa, có nhiều cảnh quan thiên nhiên như khu hang động Tràng An, Tam Cốc - Bích Động bên cạnh các di tích thuộc quần thể di tích Cố đô Hoa Lư được hình thành và lưu giữ từ hơn
1000 năm trước (Chi cục Thống kê huyện Hoa Lư, 2017).
Huyện Hoa Lư có vị trí bao bọc phía bắc và tây với thành phố Ninh Bình, phía bắc giáp huyện Gia Viễn, phía tây và nam giáp thành phố Tam Điệp, phía tây nam giáp huyện Nho Quan, phía đông nam giáp huyện Yên Mô và huyện Yên Khánh, phía đông giáp huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định và thành phố Ninh Bình.
Hoa Lư có diện tích tự nhiên 1.378.1 km² và dân số 927.000 người 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Ninh An, Ninh Giang, Ninh Hải, Ninh Hòa, Ninh Khang, Trường Yên, Ninh Thắng, Ninh Vân, Ninh Xuân, Ninh Mỹ và thị trấn Thiên Tôn.
Về sông ngòi, huyện Hoa Lư giáp với hai con sông lớn là sông Đáy và sông Hoàng Long ở phía bắc, sông Sào Khê và sông Chanh chảy dọc huyện nối sông Hoàng Long với sông Vân.
Nằm ở vùng bán sơn địa, Hoa Lư có những dãy núi đá vôi ngập nước được hình thành từ lâu tạo nên những cảnh quan đẹp như quần thể di sản thế giới Tràng
An, Tam Cốc - Bích Động, cố đô Hoa Lư, Thung Nham Đây là địa phương có tuyến Đường cao tốc Ninh Bình – Thanh Hóa đi qua đang được xây dựng (Chi cục Thống kê huyện Hoa Lư, 2017).
Hoa Lư là khu vực chuyển tiếp giữa địa hình vùng rừng núi sang vùng đồng bằng; địa hình bị chia cắt khá phức tạp; là huyện thuộc vùng chiêm trũng, chịu ảnh hưởng của úng lụt, có nhiều núi đá (ở 10/11 xã, thị trấn (trừ xã Ninh An) đều có núi đá), hang động, sông ngòi Địa hình của huyện chia làm hai vùng: vùng Đại Phú - sông Chanh; vùng hữu sông Chanh, sông Vân, sông Vạc và ven núi đá vôi Vùng Đại Phú - sông Chanh (gồm các xã Ninh Giang, Ninh Khang, Trường Yên, thị trấn Thiên Tôn và một phần của xã Ninh Hòa): địa hình tương đối bằng phẳng, xu thế địa hình cao ở khu giữa (phía tây Quốc lộ 1A) và thấp dần về phía sông Chanh, sông đáy Nơi cao thường là khu dân cư, ruộng màu, dọc theo đường Nơi thấp nhất là các ruộng nước và ven theo các bờ sông Trong vùng Đại Phú - sông Chanh có một số quả núi đá độc lập, nằm rải rác ở các xã Ninh Giang, Ninh Khang, Trường Yên, thị trấn Thiên Tôn Vùng này nhìn chung thuận lợi cho phát triển nông nghiệp Vùng hữu sông Chanh, sông Vân, sông Vạc và ven núi đá vôi (gồm 7 xã: Trường Yên, Ninh Hòa, Ninh Xuân, Ninh Thắng, Ninh Hải, Ninh
An, Ninh Vân, trong đó có 6 xã miền núi - trừ xã Ninh An): đây là vùng có địa hình rất phức tạp Vùng này bị chia cắt bởi nhiều con sông như: sông Hệ Dưỡng, sông Vó, sông Hang Luồn, sông Ba Hang , là vùng đất trũng, đất chua, đất lầy thụt; địa hình mấp mô xen lẫn vùng trũng và vùng cao Những ngọn núi đá chạy dài ra sát sông Chanh chia cắt diện tích canh tác ở nơi đây thành những vùng nhỏ. Riêng hai xã Ninh An và Trường Yên có diện tích đất canh tác tương đối tập trung và bằng phẳng; còn những nơi khác trong vùng này có diện tích canh tác nhỏ hẹp nằm sát ven chân núi (Chi cục Thống kê huyện Hoa Lư, 2017).
3.1.1.3 Đặc điểm thời tiết khí hậu
Hoa Lư nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với mùa hè nóng, ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh có mưa phùn - Chế độ nhiệt: theo số liệu thống kê của trạm khí tượng Ninh Bình (tính bình quân nhiều năm) thì nhiệt độ trung bình hằng năm của huyện là 23,4 o C; nhiệt độ cao nhất là 38-39 0 C, thấp nhất là 5-8 0 C Tổng số giờ nắng trong năm từ 1.620-1.700 giờ, bình quân một tháng là 135 giờ, tháng cao nhất 136-202 giờ, thấp nhất 43-46 giờ - độ ẩm không khí: độ ẩm bình quân trong năm là 83,4%; độ ẩm trung bình cao nhất là 86,3% (tháng 9), thấp nhất là 75% (tháng 2) Tổng lượng bốc hơi bình quân nhiều năm là 55mm; lượng bốc hơi tháng cao nhất là 92mm (tháng7); tháng thấp nhất là 39mm (tháng 3) - Chế độ mưa: huyện là khu vực có lượng mưa lớn hằng năm của tỉnh, nhưng chế độ mưa phân bố không đều, tập trung chủ yếu vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10), chiếm 82-89% lượng mưa hằng năm; trong khi đó vào mùa khô, có năm hằng tháng không có trận mưa nào (dù là mưa nhỏ) Lượng mưa trung bình hằng năm của nhiều năm là 1.820-1-840mm Về gió bão, trong năm có hai hướng gió mùa chính là gió mùa đông nam (từ tháng 5 đến tháng 10) và gió mùa đông bắc (từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau) đột xuất có những năm, địa bàn huyện còn bị ảnh hưởng của gió Lào khô, nóng (còn gọi là gió tây) Mùa mưa bão thường xảy ra từ tháng 7 đến tháng 9 hằng năm, ít khi xảy ra bão lũ vào tháng 6 hoặc tháng 10 dương lịch Nhìn chung, thời tiết khí hậu của Hoa Lư khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đa dạng cây trồng Tuy nhiên do sự phân hóa của thời tiết theo mùa cùng với những hiện tượng như bão, gió mùa đông bắc khô hanh gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất của người dân Do đó đòi hỏi phải có những biện pháp phòng chống thích hợp cũng như kế hoạch sản xuất thích hợp (Chi cục Thống kê huyện Hoa Lư, 2017).
Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Hoa Lư năm 2017
Diện tích Cơ cấu Diện tích Cơ cấu Giảm (-)
Tổng diện tích tự nhiên 10.072,36 100 10.072,36 100
- Đất trồng cây hàng năm 39,51 0,59 38,44 0,65 (-) 1,07
- Đất trồng cây lâu năm 200,59 3,00 183,29 3,08 (-) 17,3
- Đất nuôi trồng thủy sản 235,93 3,53 229,15 3,85 (-) 6,78
- Đất an ninh – quốc phòng 260,21 9,18 303,58 8,10 (+)43,37
- Đất cơ sở sản xuất phi nông
- Đất cho hoạt động khoáng sản 6,51 0,23 71,51 1,90 (+) 65,0
- Đất sản xuất vật liệu xây dựng 47,86 1,69 58,63 1,56 (+) 10,77
- Đất phát triển hạ tầng 1.025,05 36,16 1.437,53 38,35 (+) 412,48
- Đất di tích, danh thắng 254,60 8,98 303,20 8,09 (+) 48,60
- Đất sông và mặt nước
- Đất tôn giáo, tín ngưỡng 16,92 0,60 16,01 0,43 (-) 0,91
Huyện Hoa Lư có tổng diện tích tự nhiên là 10.072,36 ha trong đó: diện tích đất nông nghiệp là 5.954,87 ha chiếm 58,56% diện tích đất tự nhiên; diện tích đất phi nông nghiệp là 3.735,95 ha chiếm 36,86% diện tích đất tự nhiên; Còn lại là diện tích đất chưa sử dụng.
Diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm, giảm 721,7 ha so với năm
2015 Diện tích đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng, tăng 914,03 ha so với năm
2015 Điều này cho thấy sự chuyển dịch mục đích sử dụng đất đai của huyện từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, sự chuyển dịch này là do tăng xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, làng nghề,…
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1 Dân số và lao động
Lao động là lực lượng nòng cốt tạo ra của cải cho xã hội, là đội ngũ tạo ra nguồn thu nhập cơ bản cho các hộ sản xuất và các đơn vị trong tỉnh Dân số và lao động có mối quan hệ khăng khít với nhau, số lao động tỷ lệ thuận với quy mô của dân số Cụ thể là dân số tăng đồng nghĩa với lực lượng lao động ngày một dồi dào và ngược lại, nếu dân số giảm thì lực lượng lao động ngày một ít đi Song song với sự phát triển của lực lượng lao động thì đi kèm với nó là chất lượng lao động và vấn đề việc làm cần giải quyết như thế nào.
Theo số liệu của phòng thống kê, năm 2017 huyện Hoa Lư có 19.612 hộ với68.645 người, mật độ dân số của huyện là 663 người/km2 ; số nhân khẩu bình quân là 3,5 người/hộ Hoa Lư là một trong những huyện có mật độ dân số cao của tỉnh Ninh Bình Tổng số lao động toàn huyện năm 2017 là 41.919 người Nguồn lao động của huyện tương đối dồi dào, lao động nông nghiệp chiếm 50,75%, lao động phi NN là 49,25%, huyện Hoa Lư có tỷ lệ lao động phi NN khá cao vì những năm gần đây, người dân chuyển sang làm dịch vụ khá nhiều vì huyện Hoa Lư có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng Bình quân số nhân khẩu trên một hộ của huyệnHoa Lư là 3,5 khẩu, trong đó bình quân lao động trên hộ là 2,14 lao động.
Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của huyện Hoa Lư năm 2015 - 2017
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%)
SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%) 16/15 17/16 BQ
I.Tổng số nhân khẩu Khẩu 66.945 100,00 67.536 100,00 68.645 100,00 100,88 101,64 100,82
II.Tổng số hộ Hộ 15.923 100,00 17.582 100,00 19.612 100,00 110,42 111,55 110,99
III.Tổng số lao động LĐ 43.380 100,00 44.011 100,00 44.919 100,00 101,45 102,06 101,76
2.Lao động phi NN LĐ 19.630 45,25 20.465 46,50 21.644 46,85 104,25 105,76 105,01
IV.Một số chỉ tiêu BQ
1.Nhân khẩu/hộ Khẩu/hộ 4,20 3,84 3,05 91,15 91,29
2.Lao động/hộ LĐ/hộ 2,72 2,50 2,29 91,60 91,76
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Hoa Lư (2017)
3.1.2.2 Hệ thống kết cấu hạ tầng
- Giao thông: Huyện Hoa Lư có ưu thế về giao thông, trên địa bàn huyện có các tuyến đường quan trọng như: quốc lộ 1A, quốc lộ 38B, đại lộ Tràng An đi qua Giao thông là một hệ thống có vị trí rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, mở rộng giao lưu với các vùng lân cận Nhận thức được tầm quan trọng đó trong những năm gần đây huyện đã chú trọng đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông Năm 2016, huyện đã xây dựng khoảng 70km đường giao thông nông thôn bằng bê tông xi măng Về giao thông đường bộ cho thấy các xã đều có đường ô tô chạy đến các xã, tuy nhiên số km được cứng hoá, nhựa hoá còn ít, vẫn còn số lượng lớn đường đất nên vào mùa mưa, lũ lụt gây khó khăn cho việc thu hoạch và vận chuyển sản phẩm hàng hoá.
Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Chọn điểm nghiên cứu là một phương pháp rất quan trọng để thực hiện đề tài, mang tính đại diện quyết định đến sự thành công của đề tài. Đề tài chọn nghiên cứu trên địa bàn huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình Đây là huyện đạt nông thôn mới đầu tiên của tỉnh (năm 2016) và là huyện nông thôn mới đầu tiên của cả nước xét theo tiêu chí mới Kinh tế của huyện Hoa Lư liên tục tăng trưởng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; dịch vụ, du lịch phát triển khá; nông nghiệp có sự chuyển dịch tích cực; văn hóa - xã hội có bước chuyển biến mạnh mẽ, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện, an sinh xã hội được đảm bảo Hiện nay, huyện có 28 HTX thuộc các xã, thị trấn có sản xuất nông nghiệp; trong đó có 27 HTX nông nghiệp, 1 HTX du lịch được thành lập đầu năm 2017.
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
3.2.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp
Nghiên cứu này tiến hành thu thập tài liệu và số liệu đã công bố có liên quan đến vai trò của Hợp tác xã đối với xã viên Về lý thuyết, cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của vấn đề vai trò của Hợp tác xã đối với xã viên, nghiên cứu này đã tiến hành tra cứu, sao chép từ các nguồn sách báo, mạng internet, nghiên cứu khoa học trước đây
Bảng 3.4 Thu thập số liệu thứ cấp
Thông tin Nơi thu thập
- Các thông tin, tài liệu phục vụ cho nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn vai trò của HTX đối với xã viên
- Các sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo có liên quan, những báo cáo khoa học đã được công bố và mạng internet… liên quan đến đề tài nghiên cứu
- Thông tin, số liệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu
- Các thông tin liên quan đến vai trò của hợp tác xã đối với xã viên; những kết quả đã đạt được;
- Các vấn đề có liên quan đến việc đánh giá vai trò của Hợp tác xã đối với xã viên.
- Phòng Thống kê, UBND huyện, xã; Các báo cáo, tài liệu của xã; các websites của địa phương
3.2.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp Để tìm hiểu về vai trò của HTX đối với xã viên ở huyện Hoa lư tiến hành thu thập thông tin từ các các bộ huyện như: Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; chủ nhiệm HTX và các xã viên,…được thu thập, điều tra số liệu bằng cách khảo sát thực địa, phỏng vấn qua các phiếu phỏng vấn chuẩn bị sẵn đối với các cá nhân có liên quan.
Số lượng cán bộ huyện, cán bộ xã, cán bộ quản lý HTX, thành viên HTX với nông dân của 3 Hợp tác xã điều tra được thể hiện trong bảng sau đây:
Bảng 3.5 Loại mẫu điều tra
TT Chỉ tiêu Tổng Ninh Khang Trường Yên Ninh Hải
3 Cán bộ quản lý HTX 6 2 2 2
4 Xã viên 90 30 30 30 Để có thể đánh giá vai trò của HTX đối với xã viên ở huyện Hoa Lư đảm bảo tính khách quan và khoa học Nghiên cứu này tiến hành điều tra tại 03 HTX; căn cứ vào hoạt động, các dịch vụ và hiệu quả hoạt động mà HTX đảm nhiệm của năm 2017 để chọn điều tra gồm 01 HTX có hoạt động hiệu quả nhất, 01 HTX có hoạt động ở mức trung bình và 01 HTX có hoạt động ở mức thấp.
- HTX có hoạt động hiệu quả nhất: HTX Đại Phú (xã Ninh Khang)
- HTX có hoạt động ở mức trung bình: HTX Chi Phong (xã Trường Yên)
- HTX có hoạt động kém: HTX Hải Nham (xã Ninh Hải) Điều tra 90 xã viên bất kỳ trong số những xã viên tham gia HTX của các xã để đánh giá vai trò của HTX đối với xã viên Nội dung điều tra được cụ thể hóa bằng phiếu điều tra soạn thảo sẵn theo các nội dung khảo sát. Điều tra 12 cán bộ, trong đó điều tra 3 cán bộ huyện phụ trách nông nghiệp, 3 cán bộ xã phụ trách và 6 cán bộ HTX.
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu
Sau khi thu thập được những số liệu cần thiết tiến hành tổng hợp và xử lý số liệu bằng excel Các phương pháp định tính được sử dụng để tổng hợp, phân tích và rút ra nhận xét Các thông tin định lượng được trình bày dưới dạng bảng, biểu đồ, sơ đồ.
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp phân tích số liệu là cách thức tiến hành các công cụ được sử dụng để phân tích, đánh giá đề án nhằm đạt được mục tiêu nào đó Để tiến hành phân tích, tìm hiểu tình hình triển khai mô hình có thể dùng các phương pháp sau:
3.2.4.1 Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng hoạt động của HTX cùng với mô tả vai trò của HTX đối với các xã viên trên quan điểm của các xã viên được thể hiện như thế nào? Nghiên cứu này sử dụng các công cụ thống kê trong xử lý và phân tích số liệu để từ đó có những phân tích về định lượng về vấn đề nghiên cứu Với các công cụ của phương pháp là: Số trung bình, số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân.
3.2.4.2 Phương pháp thống kê so sánh Đây là phương pháp được sử dụng nhiều trong đề tài để nhằm thấy rõ được sự thay đổi của kết quả sản xuất kinh doanh của HTX qua các năm, vai trò của các HTX huyện mang lại cho các xã viên khi tham gia HTX, so sánh lợi ích mà xã viên nhận được So sánh giá cả, chất lượng dịch vụ mà các xã viên nhận được giữa HTX cung ứng và tư nhân cung ứng.
3.2.4.3 Phương pháp phân tổ thống kê
Quá trình phân tích được tiến hành phân tổ thông qua một số tiêu thức như khâu dịch vụ, mức độ sử dụng các loại hình dịch vụ,…
3.2.4.4 Phương pháp chuyên gia – phỏng vấn người nắm giữ thông tin (KIP)
Phương pháp chuyên gia là một phương pháp định tính, được tiến hành phỏng vấn sâu những người nắm giữ thông tin/ các chuyên gia trong/ liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu Phương pháp chuyên gia được sử dụng để thu thập thông tin cho đánh giá nhu cầu và dùng các kết quả nghiên cứu để lập kế hoạch phòng ngừa hiệu quả cũng như các đánh giá độc lập và chuyên sâu trong lĩnh vực nghiên cứu.
Phương pháp chuyên gia được sử dụng trong nghiên cứu này là việc thu thập ý kiến của các nhà chuyên môn về hoạt động HTXNN, qua đó phân tích, đánh giá tìm ra nguyên nhân của những vấn đề bất cập trong nâng cao vai trò của HTX đối với xã viên trên địa bàn huyện.
3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
3.2.5.1 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh hoạt động của HTX
Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô của HTX
- Tổng số xã viên, tổng số cán bộ chủ chốt, tổng số lao động của HTX;
- Tổng số cơ sở vật chất được trang bị;
Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của HTX
- Tổng sản lượng, tổng giá trị sản xuất.
Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của HTX
- Tổng doanh thu (TR), tổng chi phí (TC), tổng lợi nhuận (TPr), tổng lãi từ hoạt động của từng dịch vụ, tỷ lệ gia tăng tài sản của HTX.
- Tỷ suất sinh lời trong chu kỳ hoạt động kinh doanh dịch vụ = (Lợi nhuận/Chi phí)*100; Chỉ tiêu này cho chúng ta biết có bao nhiêu đồng lợi nhuận được tạo ra trong một đồng chi phí đầu tư.
- Tỷ suất lợi nhuận trong doanh thu của một chu kỳ hoạt động kinh doanh dịch vụ
= (lợi nhuận/doanh thu)*100; chỉ tiêu này phản ánh có bao nhiêu đồng lợi nhuận được tạo ra trong một đồng doanh thu.
- Tỷ số doanh thu/chi phí trong một chu kỳ hoạt động kinh doanh dịch vụ = Doanh thu/Chi phí; cho biết hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ lãi (>1) hay lỗ (