Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 42 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
42
Dung lượng
638 KB
Nội dung
LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường, lạmphát là một trong những vấn đề quan trọng của kinh tế học vĩ mô, nó đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà chính trị và công chúng. Lạmphát được đề cập rất nhiều trong các công trình nghiên cứu của nhiều nhà kinh tế. Trong quá trình triển khai thực hiện những nghị quyết của Đại hội Đảng, cần phải động viên mọi nguồn lực để tạo một sức mạnh tổng hợp đẩy mạnh Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta phát triển đi lên trong thời kì hội nhập kinh tế thế giới, xây dựng một xã hội văn minh, phát triển, nền kinh tế đảm bảo tăng trưởng bền vững, ổn định lạmphát ở mức thấp, đó là mục tiêu hàng đầu của điều tiết nền kinh tế vĩ mô ở tất cả các nước, đặt biệt là nền kinh tế của nước ta hiện nay. Các nhà kinh tế hoạch định chính sách đã đặc biệt quan tâm đến sự tồn tại và bản chất mối quan hệ giữa lạmphát và tăng trưởng kinh tế. Lạmphát đã gây ra những tác hại to lớn đối với nền kinh tế, từ đó cho ta thấy nghiên cứu lạmphát là một vấn đề rất cần thiết và cấp bách đối với các nền kinh tế, đặt biệt là nền kinh tế thị trường còn non yếu của nước ta hiện nay. Trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam, lạmphát nổi lên là một vấn đề đáng quan tâm về vai trò của nó đối với sự nghiệp phát triển kinh tế. Nghiên cứu lạm phát, kiềm chế và chống lạmphát được thực hiện ở nhiều các quốc gia trên thế giới. Càng ngày cùng với sự phát triển đa dạng và phong phú của nền kinh tế, và nguyên nhân của lạmphát cũng ngày càng phức tạp. Trong sự nghiệp phát triển kinh tế thị trường ở nước ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước, việc nghiên cứu về lạm phát, tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp chống lạmphát có vai trò to lớn góp phần vào sự nghiệp phát triển của đất nước. Vì vậy, chúng ta cần phải hiểu rõ lạmphát là gì? Do đâu mà xảy ra hiện tượng lạm phát? Nó ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế thị trường? Tại sao lạmphát trở thành mối quan tâm của nhiều nền kinh tế? Bài tiểu luận sẽ đưa ra hệ thống những bằng chứng thực nghiệm đã thu thập tìm hiểu được về lạmphát và mối quan hệ giữa lạmphát với tăng trưởng kinh tế, về tình hình cũng như những tồn tại của vấn đề đó và đề ra những giải pháp nhằm kiềm chế lạmphát ở Việt Nam hiện nay. 1 Chương 1: CỞ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ LẠMPHÁT 1. Các quan điểm và khái niệm về lạm phát: Trong quá trình chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường có rất nhiều vấn đề khó khăn đặt ra, trong đó lạmphát là vấn đề hóc búa nhất mà xã hội cần phải đối mặt. Khi vượt qua được những thử thách đó, xã hội sẽ được hưởng những lợi ích vất chất mà nền kinh tế thị trường mang lại. Có rất nhiều quan điểm nhìn nhận về lạmphát rất khác nhau: Có quan điểm cho rằng lạmphát là sự tăng lên liên tục của giá cả, đó là tình trạng mức giá cả tăng và tăng liên tục. Theo quan điểm này thì không kể giá cả tăng lên do nguyên nhân nào đều là lạm phát. Quan điểm khác thì cho rằng lạmphát là sự phát hành thừa tiền giấy vượt quá mức đảm bảo bằng vàng, bạc, ngoại tệ của Quốc gia, gây ra sự mất giá của tiền giấy làm cho giá cả hàng hóa bị đẩy lên cao. Theo quan điểm này để chống lạmphát cần phục hồi lại chế độ tiền giấy chuyển đổi ra vàng theo một mức giá quy định. Lại có quan điểm cho rằng lạmphát là sự mất cân đối nghiêm trọng giữa tiền và hàng trong nền kinh tế, sự mất cân đối giữa tiền lớn hơn càng khiến cho giá cả tăng lên ở mọi lúc, mọi nơi. Để khắc phục lại tình trạng này cần thiết lập lại sự cân đối giữa tiền và hàng trong nền kinh tế. Lạmphát được thể hiện qua những đặc trưng cơ bản như: • Sự thừa tiền do cung tiền tệ tăng lên quá mức. • Sự tăng giá cả đồng bộ và liên tục theo sự mất giá của tiền giấy. • Sự phân phối lại qua giá cả. • Sự bất ổn về kinh tế - xã hội. Từ những quan điểm trên, Milton Friedman đã đưa ra một khái niệm về lạmphát được nhiều nhà kinh tế đồng ý: “Lạm phát là hiện tượng cung tiền tệ tăng lên kéo dài làm cho mức giá cả chung tăng nhanh tồn tại trong một thời gian dài”. 2. Bản chất và nguyên nhân của lạm phát: Bản chất của lạmphát Phân tích bản chất cũng có nhiều quan điểm khác nhau: Quan điểm đồng nhất giữa lạmphát và tăng giá – gọi là lý thuyết về lạmphát và tăng giá. Lạmphát là sự tăng giá nói chung của hàng hóa, người ta thường dưạ vào chỉ số giá cả hàng tiêu dùng (CPI) để xác định mức độ của lạm phát. 2 Lạmphát lưu thông tiền tệ: lạmphát là sự tăng thêm tiền với một tỉ lệ cao. Quan điểm này cho rằng lạmphát cao là kết quả của tăng trưởng tiền tệ cao và lạmphát cao kéo theo sự tăng trưởng tiền tệ cao. Lạmphát nhu cầu và lạmphát chi phí: • Lạmphát nhu cầu (lạm phát cầu - kéo): xảy ra khi những nhà hoạch định chính sách theo đuổi những chính sách làm tổng cầu tiền tệ tăng cao. Lạmphát như là cầu quá mức đồi với nhiều mặt hàng trên thị trường. • Lạmphát chi phí - đẩy: xảy ra do những cú sốc cung tiêu cực hoặc do việc các công nhân đòi tăng lương cao gây nên. Khi sản xuất không tăng hoặc tăng ít trong khi chi phí tăng lên (đầu tiên là chi phí lương) thì sẽ sinh ra lạmphát chi phí. Vậy bản chất của lạmphát là: “là một hiện tượng tiền tệ khi những biến động tăng lên của giá cả diễn ra trong một thời gian dài”. Nguyên nhân của lạmphát Xét theo nguồn gốc • Nguyên nhân cơ bản và sâu xa: nền kinh tế bị mất cân đối, sản xuất sút kém, ngân sách quốc gia bị thâm hụt. • Nguyên nhân trực tiếp: cung tiền tệ tăng trưởng quá mức cần thiết. • Nguyên nhân quan trọng: hệ thống chính trị bị khủng hoảng làm cho niềm tin của dân chúng vào chế độ nhà nước bị xóa mòn, dẫn đến sức mua của đồng tiền bị giảm sút. Nguyên nhân chủ yếu xét theo chủ quan và khách quan • Nguyên nhân chủ quan: nhưng chính sách quản lý kinh tế không phù hợp của nhà nước như cơ cấu kinh tế, chính sách lãi suất, chính sách thuế Một số quốc gia dùng lạmphát thực thi chính sách phát triển kinh tế. • Nguyên nhân khách quan: thiên tai, động đất, sóng thần hoặc nền kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh, tình hình biến động của thị trường vàng, nhiên liệu, ngoại tệ trên thế giới. 3. Các loại lạm phát: Căn cứ vào chỉ số giá cả hàng hóa tăng lên liên tục người ta chia ra làm ba mức độ lạmphát khác nhau: 3 Lạmphát vừa phải (mild inflation) xảy ra khi giá cả tăng chậm ở mức một con số hay dưới 10% một năm. Hiện ở phần lớn các nước TBCN phát triển đang có lạmphát vừa phải. Trong điều kiên lạmphát vừa phải giá cả tăng chậm thường xấp xỉ bằng mức tăng tiền lương, hoặc cao hơn một chút do vậy đồng tiền bị mất giá không lớn, điều kiện kinh doanh tương đối ổn định, tác hại của lạmphát ở đây là không đáng kể. Lạmphát phi mã (strato inflation) xảy ra khi giả cả bắt đầu tăng với tỷ lệ hai hoặc ba con số như 20%, 100% hoặc 200% một năm. Dù có những tác hại như vậy nhưng vẫn có những nền kinh tế mắc chứng lạmphát phi mã mà tốc độ tăng trưởng vẫn tốt như Brasin và Itxaraen. Về các trường hợp này cho đến nay chúng ta chưa đủ thông tin và các công trình nghiên cứu giải thích một cách có khoa học và có căn cứ. Siêu lạmphát (hyper inflation) xảy ra khi tốc độ tăng giá vượt xa mức lạmphát phi mã, được các nhà kinh tế xem như là căn bệnh chết người và không hề có một chút tác động gọi là tốt nào. Người ta đã dẫn ra các cuộc siêu lạmphát nổ ra điển hình ở Đức năm 1920-1923, hoặc sau chiến tranh thế giới thứ hai ở Trung quốc và Hunggari Xem xét các cuộc siêu lạmphát xảy ra người ta đã rút ra một nét chung là: thứ nhất, tốc độ lưu thông của tiền tệ tăng lên ghê gớm; thứ hai, giá cả tăng nhanh và vô cùng không ổn định; thứ ba, tiền lương thực tế biến động rất lớn thường bị giảm mạnh; thứ tư, cùng với sự mất giá của tiền tệ mọi người có tiền đều bị tước đoạt ai có tiền càng nhiều thì bị tước đoạt càng lớn; thứ năm, hầu hết các yếu tố của thị trường đều bị biến dạng bóp méo hoặc bị thổi phồng do vậy các hoạt động kinh doanh rơi vào tình trạng rối loạn. Siêu lạmphát thực sự là một tai hoạ, song điều may mắn siêu lạmphát là hiện tượng cực hiếm. Nó đã xảy ra trong thời kỳ chiến tranh, sau chiến tranh. Có thể có một cách phân loại lạmphát tuỳ theo tác động của chúng đối với nền kinh tế. Nhà kinh tế học người Mỹ Paun A. Samuelson đã phân biệt lạmphát cân bằng và có dự đoán trước với lạmphát không cân bằng và không được dự đoán trước. Theo Samuelson trong trường hợp lạmphát cân bằng và có dự đoán trước, toàn bộ giá cả đều tăng và tăng với một chỉ số ổn định được dự báo, mọi thu nhập cũng tăng theo. Chẳng hạn mức lạmphát là 10% và mọi người sẽ điều chỉnh hoạt động của mình theo thước đo đó. Nếu lãi suất thực tế là 6% một năm thì nay những người có tiền cho vay sẽ điều chỉnh mức lãi suất này lên tới 16% một năm. Công nhân viên chức sẽ được lương lên 10% một năm Vậy là một cuộc lạmphát cân bằng và có dự đoán trước đã không gây ra một tác hại nào đối với sản lượng thực tế, hiệu quả hoặc phân phối thu nhập. Trên thực tế hiếm có thể xảy ra một cuộc lạmphát như vậy, vì khi một khối lượng tiền tệ được ném thêm vào lưu thông, giá cả mọi hàng hoá không vì thế mà tăng ngay, và 4 nếu lạmphát chưa sang giai đoạn phi mã thì mức gia tăng mức đầu thường là thấp hơn mức tăng khối lượng tiền tệ, do vậy nhà nước đã có lợi về thu nhập và ngay khi mức giá cả tăng lên ngang hoặc cao hơn mức tăng của khối lượng tiền tệ thì nhà nước vẫn có lợi vì giá trị tiền tệ của những người cho nhà nước vay tiền đã giảm đi. Chỉ đến khi toàn bộ giá cả kể cả lãi suất và tiền lương đều tăng theo mức lạmphát thu nhập của nhà nước mới cân bằng trên một mặt bằng giá cả mới. Hơn nữa trong thực tế rất khó dự báo được một chỉ số lạmphát ổn định, vì có khá nhiều yếu tố làm giá cả tăng vọt như: giá dầu mỏ đã tăng trong những năm 70, hay trong sự kiện chiến tranh vùng vịnh. Song có thể thấy một loại lạmphát vừa phải được điều tiết đã xuất hiện ở một số nước có nền kinh tế thị trường. Loại lạmphát này có đặc trưng là mức độ lạmphát không lớn và ổn định, không tăng đột biến và nhà nước có thể điều tiết nó, tăng, giảm tuỳ theo các điều kiện cụ thể sao cho nó không gây ra các tác hại đáng kể cho nền kinh tế. Loại lạmphát này chỉ có thể xuất hiện ở những quốc gia mà ở đó bộ máy nhà nước đủ mạnh để kiềm chế tốc độ lạmphát khi cần. Sức mạnh cuả nhà nước thể hiện ở chỗ có đủ hiểu biết về lạmphát và các công cụ chống lạmphát (mà ngày nay đã có khá nhiều tài liệu nói đến), đồng thời phải có đủ ý chí và quyết tâm sử dụng các công cụ đó và giải quyết các hậu quả của nó. Trong những năm 80 ta đã thấy không ít quốc gia TBCN phát triển ở phương Tây đã làm được điều đó. Mức lạmphát mà họ duy trì được vào khoảng từ 3-6% một năm. Mức lạmphát này được xem như một chỉ số cộng thêm vào mức tăng lương thực tế, lãi suất thực tế mức tăng tổng sản phẩm xã hội thực tế. Paul A. Samuelson còn nói tới một loại lạmphát không cân bằng và không dự đoán trước. Sự không cân bằng xảy ra là vì giá cả hàng hoá tăng không đều nhau và tăng vượt mức tiền lương. Thứ hai, tiền tệ và thuế là hai công cụ quan trọng nhất để nhà nước điều tiết nền kinh tế đã bị vô hiệu hoá, vì tiền mất giá nên không ai tin vào đồng tiền nữa các biểu thuế không thể điều chỉnh kịp với mức độ tăng bất ngờ của lạmphát và do vậy tác dụng điều chỉnh của thuế bị hạn chế ngay cả trong trường hợp nhà nước có thể “chỉ số hoá” luật thuế thích hợp mức lạmphát thì tác dụng điều chỉnh của thuế cũng bị hạn chế. Thứ ba, phân phối lại thu nhập làm cho một số người nắm giữ các hàng hoá có giá cả tăng đột biến giàu lên một cách nhanh chóng và những người có các hàng hoá mà giá của chúng không tăng hoặc tăng chậm, và những người giữ tiền bị nghèo đi. Thứ tư, kích thích tâm lý đầu cơ tích trữ hàng hoá, bất động sản và vàng bạc gây ra tình trạng khan hiếm hàng hoá không bình thường và lãng phí. Thứ năm, xuyên tạc, bóp méo các yếu tố của thị trường, làm cho các điều kiện của thị trường bị biến dạng hầu hết các thông tin kinh tế đều thể hiện trên giá cả hàng hoá, giá cả 5 tiền tệ (lãi suất), giá cả lao động một khi những giá cả này tăng hay giảm đột biến và liên tục thì những yếu tố của thị trường không thể tránh khỏi bị thổi phồng hoặc bóp méo. Do những tác hại nêu trên, loại lạmphát không cân bằng và không dự đoán trước về cơ bản là có hại cho hoạt động của thị trường. 4. Đo lường lạm phát: Căn cứ vào tỉ lệ lạmphát để đánh giá, thống kê phản ánh tình hình lạmphát trong nền kinh tế, vậy tỉ lệ lạmphát là gì? Tỉ lệ lạmphát thể hiện qua chỉ số giá cả là tỉ lệ phần trăm mức tăng của mức giá trung bình hiện tại so với mức giá trung bình ở thời điếm gốc. Không tồn tại chính xác duy nhất chỉ số lạmphát vì giá trị của chỉ số phụ thuộc vào tỉ trọng người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số, phạm vi khu vực kinh tế mà nó thực hiện. Các phép đo phổ biến của chỉ số lạmphát gồm: − Chỉ số giá tiêu d;ng (CPI) (là chỉ số đo lường thông dụng nhất, cơ bản nhất): đo giá cả của một sự lựa chọn các hàng hóa hay được mua bởi “người tiêu dùng thông thường”. − Chỉ số giá sinh hoạt (CLI) là sự tăng trên lý thuyết trong giá cả sinh hoạt của một cá nhân, trong đó các chỉ số giá tiêu dùng được giả định một cách xấp xỉ. − Chỉ số giá sản xuất (PPI) đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được. Nó khác với CPI là sự trợ cấp giá, lợi nhuận và thuế có thể sinh ra một điều là giá trị nhận được bởi các nhà sản xuất là không bằng với những gì người tiêu dùng đã thanh toán. − Chỉ số giá bán buôn do sự thay đổi trong giá cả của một sự lựa chọn các hàng hóa bán buôn (thông thường là trước khi bán có thuế). Chỉ số này rất giống với PPI. − Chỉ số giá hàng hóa đo sự thay đổi trong giá cả của một sự lựa chọn các hàng hóa. Trong trường hợp bản vị vàng thì hàng hóa duy nhất được sử dụng là vàng. − Chỉ số giảm phát (GDP) dựa trên việc tính toán của tổng sản phẩm quốc nội. Nó dựa trên tỷ lệ của tổng giá trị tiền được tiêu vào GDP với phép đo GDP đã điều chỉnh lạm phát. − Chỉ số giá chi phí tiêu d;ng cá nhân (PCEPI): Trong "Báo cáo chính sách tiền tệ cho Quốc hội" sáu tháng một lần ("Báo cáo Humphrey-Hawkins") ngày 17 tháng 2 năm 2000, Federal Open Market Committee (FOMC) nói rằng ủy ban này đã thay đổi thước đo cơ bản về lạmphát của mình từ CPI sang "chỉ số giá cả dạng chuỗi của các chi phí tiêu dùng cá nhân". 6 5. Hậu quả của lạm phát: Ngoại trừ các trường hợp lạmphát nhỏ, lạmphát vừa phải (một con số) có tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế, còn lại nói chung lạmphát đều gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của nền kinh tế xã hội. Hậu quả của lạmphát tập trung vào những mặt sau đây: Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Trong điều kiện lạmphát ở mức độ cao, giá cả hàng hóa tăng lên liên tục làm cho sản xuất gặp nhiều khó khăn. Quy mô sản xuất không tăng hoặc bị giảm sút do nhu cầu bổ sung vốn liên tục. Cơ cấu nền kinh tế bị mất cân đối do xu hướng phát triển những ngành có chu kỳ ngắn. Trong điều kiện lạmphát lĩnh vực thương nghiệp thường phát triển mạnh. Thước đo của đồng tiền bị thu hẹp, công tác hạch toán chỉ còn là hình thức. Trong lĩnh vực thương mại: Người ta từ chối tiền giấy trong vai trò là trung gian trao đổi đồng thời chuyển sang đầu cơ tích trữ vàng, hàng hóa, đẩy khỏi tay mình những đồng tiền mất giá dấn đến lưu thông tiền tệ bị rối loạn. Phát sinh những hiện tượng tiêu cực như đầu cơ, tích trữ gây cung cầu hàng hóa giả tạo. Trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng: Tín dụng rơi vào khủng hoảng do người dân không an tâm đầu tư trong tình trạng lạmphát gia tăng. Lạmphátlàm sức mua của đồng tiền bị giảm, tốc độ lưu thông của thị trường tăng lên một cách đột biến, hoạt động của hệ thống tín dụng rơi vào tình trạng khủng hoảng, nhiều ngân hàng bị phá sản dẫn đến hệ thống tiền tệ bị rối loạn không thể kiểm soát nổi. Trong lĩnh vực tài chính nhà nước: lúc đầu lạmphát đem lại thu nhập cho NSNN qua cơ chế phân phối lại sản phẩm và thu nhập quốc dân, nhưng do ảnh hưởng của lạmphát mà những nguồn thu của NSNN (chủ yếu là thuế) ngày càng giảm. Trong lĩnh vực đời sống xã hội: Đại bộ phận tầng lớp dân cư sẽ rất khó khăn và chật vật do phải chịu áp lực từ sự gia tăng của giá cả. Gia trị thực tế của tiền lương giảm sút nghiêm trọng, trật tự an toàn xã hội bị phá hoại nặng nề. Quá trình lạmphát ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế thị trường còn non nớt hiện nay của nước ta, lạmphát là một hiện tựơng kinh tế xã hội phức tạp và xử lí nó là một bài toán khó khăn trong việc quản lí nền kinh tế vĩ mô hiện nay, giữa lạmphát và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ đánh đổi nhau, lạmphát là một hiện tượng tất yếu của nền kinh tế đang tăng trưởng trong khi phải đối mặt với những mất cân đối mang tính cơ cấu. Điều quan trọng là chúng ta phải xác định đúng nguyên nhân và có sự lựa chọn hướng ưu tiên thích hợp để tìm ra giải pháp tối ưu nhất. 7 6. Các biện pháp cơ bản kiềm chế lạm phát: a. Các biện pháp chống lạmphát trong chế độ lưu thông tiền kim loại: Tùy theo mức độ mất giá của tiền giấy mà sẽ áp dụng một trong ba biện pháp sau: • Biện pháp loại bỏ tiền giấy không bồi hoàn (Annulation). • Biện pháp khôi phục (Rest Ration). • Biện pháp phá giá tiền tệ (Devaluation). Khi xảy ra lạmphát ta cần duy trì nó ở mức độ vừa phải, tuy nhiên khi lạmphát tăng ở mức độ phi mã hoặc siêu lạmphát thì nhà nước cần áp dụng những biện pháp nhằm kiềm chế và đẩy lùi lạmphát sao cho thích ứng trong từng giai đoạn, từng tình huống của nền kinh tế. b. Các biện pháp chống lạmphát trong nền kinh tế thị trường: Trong cơ chế thị trường những giải pháp kiềm chế lạmphát là rất đa dạng, một số giải pháp cơ bản như: Biện pháp cơ bản chiến lược chung • Nhà nước cần xây dựng chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn. Tạo tiền đề vững chắc để ổn định lưu thông tiền tệ góp phần đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng và suy thoái. • Nhà nước cần xây dựng kinh tế hợp lý. Phát triển ngành mũi nhọn xuất khẩu. Điều chỉnh cơ cấu thúc đẩy các nhu cầu cơ bản và việc làm của nhân dân lao động. • Nâng cao hiệu lực của bộ máy nhà nước bằng các công cụ vốn có như luật pháp, các công cụ tài chính, tiền tệ, giá cả Việc nâng cao hiệu lực của bộ máy nhà nước được coi là biện pháp mang tính chất chiến lược để ổn định tiền tệ, tinh giản biên chế và cải cách hành chính. • Nhà nước cần chống thâm hụt ngân sách. Những biện pháp chống lạmphát đối với các nước phát triển Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, giải quyết nạn thất nghiệp là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô của các nước phát triển. Việc thực hiện các chính sách đó thường sinh ra lạm phát. Vì vây lạmphát là hiện tượng của lưu thông tiền tệ và thâm hụt ngân sách. Việc lựa chọn các biện pháp chống lạmphát ở các nước không hoàn toàn giống nhau. 8 • Biện pháp hạn chế tiền tệ hay đóng băng tiền tệ: Góp phần giảm lượng tiền đang dôi thừa trong lưu thông, nhà nước vận dụng những công cụ điều tiết như tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm, tăng thuế đối với các cá nhân doanh nghiệp có thu nhập cao,trợ cấp cho những người có lương thấp. Nhà nước cần vận dụng những nguồn tiền đang dư thừa trong lưu thông để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu nhằm hạn chế phát hành tiền. M.Friedman cho rằng sự tăng trưởng kinh tế ổn định của một quốc gia chỉ là kết quả của một chính sách tiền tệ ổn định. Ta phải kiểm soát sự cung ứng tiền tệ kết hợp với chính sách thuế nhằm kiềm chế lạmphát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn. • Biện pháp dùng lạmphát chống lạmphát (nới lỏng tiền tệ): Áp dụng đối với những quốc gia còn ẩn chứa tiềm năng về lao động, đất đai, tài nguyên, nhà nước phát hành tiền như một công cụ thực thi chính sách kinh tế. Biện pháp dựa trên quan điểm của J.M.Keynes, một nền kinh tế tăng trưởng và có hiệu quả là phải giải quyết đầy đủ công ăn việc làm; thực hiện chính sách vĩ mô, trong đó nới lỏng tiền tệ, mở rộng cung ứng tiền sẽ kích thích mặt cầu, giải quyết nạn thất nghiệp nhờ đó kinh tế tăng trưởng, lạmphát được kiểm soát. Theo quan điểm này coi lạmphát và chống lạmphát là một quá trình liên tục, vừa chống lạmphát vừa thực hiện chính sách tiền tệ lạm phát. • Biện pháp kiềm giữ giá cả: Nhà nước áp dụng tự do mậu dịch để tăng quỹ hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa tiêu dùng làm cân đối với nguồn tiền, dư tiền. Bên cạnh đó nhà nước cần bán vàng và ngoại tệ vừa thu hút tiền mặt, từng bước khôi phục uy tín của đồng tiền trong quan hệ với vàng và ngoại tệ trên thương trường, góp phần dập tắt cơn sốt vàng và ngoại tệ. • Biện pháp cải cách tiền tệ: Lạmphát ở mức độ cao, đồng tiền bị giảm sút nhiều, các biện pháp trên không còn hiệu quả, thì cải cách tiền tệ là giải pháp sau cùng mà nhà nước buộc phải áp dụng để lập lại trật tự mới trong lưu thông tiền tệ. 9 Chương 2: TÌNH HÌNH LẠMPHÁT Ở VIỆT NAM QUA CÁC GIAI ĐOẠN 1. Năm 2008: Năm 2008, sau 12 năm kiềm chế lạm phát, tình hình lạmphát lại bùng phát mạnh mẽ ở Việt Nam. Bước sang quý I/2008 lạmphát của Việt Nam đạt 9,19%, vẫn cao hơn so với mức 3,02% của quý I/2007 và bằng khoảng trên 70% so với mức tăng của cả năm 2007.Đây là mức tăng cao trong vòng 12 năm trở lại đây. Vậy thì đâu là nguyên nhân dẫn đến lạmphát của Việt Nam tăng cao? Có thể đề cập đến hai nhóm nguyên nhân: các nhân tố tác động từ kinh tế toàn cầu và các nhân tố từ nội tại nền kinh tế Việt Nam. Các nguyên nhân từ bối cảnh kinh tế toàn cầu Thứ nhất: Giá dầu và giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào của sản xuất liên tục tăng gia tăng. Trong 4 năm từ 2003 – 2006 kinh tế toàn cầu liên tục tăng trưởng cao, đặc biệt là nhóm các nước “mới nổi” ở khu vực châu Á (nhất là Trung Quốc) đã đẩy nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng cao đột biến, cùng với những bất ổn và xung đột chính trị quân sự tại khu vực Trung Đông là nguyên nhân trực tiếp đẩy giá dầu tăng cao chưa từng có trong lịch sử 110 USD/thùng trong tháng 3/2008,. Như vậy, giá dầu đã tăng 72%, sắt thép tăng 114%, Khí hóa lỏng tăng 95% kể từ đầu năm 2007 đến tháng 3/2008 và đây cũng là mức tăng cao nhất từ trước tới nay. Thứ hai: Giá lương thực, thực phẩm liên tục gia tăng, xuất phát từ quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai dịch bệnh xảy ra liên tiếp, cùng với quá trình công nghiệp hóa được đẩy mạnh khiến đất sử dụng bị thu hẹp. Tất cả những điều trên làm cho sản lượng lương thực – thực phẩm ngày càng giảm mạnh. Ngoài ra, giá năng lượng tăng cao đã khiến nhiều nước sử dụng một sản lượng lớn ngũ cốc chuyển sang sản xuất nhiên liệu sinh học càng làm cho nguồn cung lương thực đã giảm càng giảm sút. Biểu đồ giá gạo thế giới năm 2007-2008 10 [...]... Ăn uống ngoài gia đình II Đồ uống và thuốc lấ Bình quân 02 tháng đầu năm Tháng 12/ Tháng 20 10 so với 02 2010 01 /20 10 tháng đầu năm 20 11 120 .89 1 12. 31 103.87 1 02. 09 1 12. 24 128 .09 117 .23 106 .21 103.65 116.91 131 .22 127 . 92 113.95 119.17 103. 82 107.39 101.51 104.53 114.75 118.55 125 .17 114.75 105.17 103.31 114.05 118.75 110.00 103.85 1 02. 14 110.07 25 III May mặc , mũ nón và giày dép IV Nhà ở, chất đốt và... 103 .21 101.38 108.99 127 .64 114.33 1 02. 17 100.83 114.85 109.87 106.49 101.41 100.64 106.65 105. 42 104.13 100.66 100.30 104.19 116.30 103.59 101.83 101.01 103.81 90.05 95.31 99.93 99.99 94. 72 128 .67 123 .45 103,81 100.89 122 .97 109,19 105.53 101.83 101 .24 105. 52 120 ,34 109 .26 1 02. 81 101.36 109.89 Chỉ số giá tiêu dùng cả nước 02/ 2011 Đơn vị: % Chương 3: MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ CÁC GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT... Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1 Một số tồn tại của lạm phát ở Việt Nam: a Lạmphát của nhà nước: Ngoài trường hợp lạmphát nhỏ, lạmphát vừa phải (lạm phát một con số) có tác dụng tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế xã hội, còn lại nói chung lạmphát đều gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển đi lên của nền kinh tế xã hội Một số khó khăn tồn tại của lạmphát • Làm cho tiền tệ không còn giữ được... Những tháng đầu năm 20 09 lạmphát không còn là một vấn đề đáng lo ngại Trung bình 7 tháng đầu năm lạmphát chỉ tăng 0.45%/tháng, so với tháng 12/ 2008 đến tháng 7 /20 09 lạmphát chỉ tăng 3 .22 %, trong đó lương thực thực phẩm giảm 0.33% So với tháng trước, chỉ số giá tiêu dùng tháng 1 chỉ tăng 0, 32% ; tháng 2 tăng 1,17%; tháng 3 giảm 0,17%; tháng 4 tăng 0,35%; tháng 5 tăng 0,44% và tháng 6 /20 09 tăng 0,55% Giá... nhân gây ra lạmphát ở Việt Nam không nằm ngoài khuôn khổ lý thuyết Tuy nhiên, nguyên nhân chính gây nên lạmphát cao ở Việt Nam được nhiều người đánh giá là lạmphát do cung tiền và lạmphát do chi phí đẩy Lạmphát do chi phí đẩy ở Việt Nam Đây là nguyên nhân dễ nhận thấy đối với lạmphát của Việt Nam trong thời gian qua Với một nền kinh tế khá mở, kim ngạch nhập khẩu lên đến 90% GDP (20 08), sự biến... số 3,3%), tăng 7,6% Trong 6 tháng đầu năm 20 09, giá vàng có biến động lớn Giá vàng tháng 6 đã tăng 24 ,45% so với tháng 12/ 2008 và 6 tháng đầu năm tăng 8 ,29 % so với bình quân 6 tháng đầu năm 20 08 Giá đô la Mỹ tháng 6 /20 09 tăng 5,33% so với tháng 12/ 2008 và 6 tháng đầu năm tăng 9, 62% so với bình quân 6 tháng đầu năm 20 08 Năm 20 09, Sau khi công bố CPI của tháng 12 tăng ở mức 1,38% so với tháng trước, Tổng... thế giới đều không chịu mức lạmphát cao như Việt Nam Như vậy ngoài nguyên nhân do sự tăng giá của các hàng hóa (lạm phát do chi phí đẩy) nguyên nhân rất quan trọng gây nên bùng nổ lạmphát ở Việt Nam chính là lạm phát do nguyên nhân cung tiền (Chịu sự tăng giá của hàng hóa trên thế giới như nhau nhưng lạm phát ở Việt Nam cao hơn nhiều so với các quốc gia khác) 17 Lạm phát do cung tiền ở Việt Nam... của thị trường nên mức lạm phát 6 tháng đầu năm không cao Năm 20 08, khi vào tháng 7 năm đó chỉ số CPI đã lên đến gần 30%, lạmphát đã thành nỗi ám ảnh đối với nhiều người dân và chính phủ Việt Nam Lạmphát đã tăng trưởng âm vào những tháng cuối năm 20 08 và chỉ tăng nhẹ trong những tháng đầu năm 20 09 Trong thời gian đó các phương tiện truyền thông đề cập nhiều đến vấn đề lạmphát sẽ quay trở lại, trên... bố CPI cả nước năm 20 09 tăng 6,88% Đây là con số khả quan khi Chính phủ đặt mục tiêu kiềm chế lạmphát năm 20 09 dưới 7% Tuy nhiên vẫn còn nhiều lo ngại bởi xu hướng tăng giá nhanh của một số mặt hàng Tìm hiểu nguyên nhân chính gây ra lạmphát ở Việt Nam có thể giúp chúng ta dự báo về lạmphát trong lương lai và có những chính sách đúng đắn nhằm ngăn chặn tác hại của lạmphát đến sự phát triển kinh tế... soát lạmphát từ xa một cách hiệu quả Chính sách vô hiệu hóa (sterilization) đây là một nghiệp vụ chính sách tiền tệ của NHTW nhằm kiểm soát cung tiền NHTW phát hành trái phiếu bán trên thị trường tài chính để rút tiền về lưu thông để chống lại lạmphát do cung tiền 3 Năm 20 10 Tốc độ tăng trưởng GDP trong ba quý đầu năm 20 10 lần lượt đạt 5,8%, 6,4%, 7 ,2% , so với cùng kỳ năm 20 09 Do nguy cơ lạmphát . tệ. 9 Chương 2: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM QUA CÁC GIAI ĐOẠN 1. Năm 20 08: Năm 20 08, sau 12 năm kiềm chế lạm phát, tình hình lạm phát lại bùng phát mạnh mẽ ở Việt Nam. Bước sang quý I /20 08 lạm phát. mức độ của lạm phát. 2 Lạm phát lưu thông tiền tệ: lạm phát là sự tăng thêm tiền với một tỉ lệ cao. Quan điểm này cho rằng lạm phát cao là kết quả của tăng trưởng tiền tệ cao và lạm phát cao. cao. Lạm phát nhu cầu và lạm phát chi phí: • Lạm phát nhu cầu (lạm phát cầu - kéo): xảy ra khi những nhà hoạch định chính sách theo đuổi những chính sách làm tổng cầu tiền tệ tăng cao. Lạm phát