Chương 4: NHỮNG KIẾN NGHỊ VỀ LẠM PHÁT

Một phần của tài liệu Lạm phát 2 pdf (Trang 39 - 42)

LỜI MỞ ĐẦU

Chương 4: NHỮNG KIẾN NGHỊ VỀ LẠM PHÁT

Đề nghị Chính phủ hỗ trợ cơ cấu lại các khoản vay cũ lãi suất cao cho các doanh nghiệp đang làm ăn hiệu quả nhưng gặp khó khăn về vốn lưu động do hiện phải chịu gánh nặng nợ quá lớn.

Quy định rõ ràng, minh bạch các điều kiện để doanh nghiệp có thể đàm phán lại với các ngân hàng về các hợp đồng vay đang thực hiện với lãi suất cao

Quy định trần lãi suất cơ bản cho các khoản vay chịu lãi suất cao do ảnh hưởng của lạm phát trong hai năm 2007 và 2008 để tạo cơ sở cho doanh nghiệp đàm phán với các ngân hàng thương mại.

Có cơ chế minh bạch và khuyến khích các ngân hàng thương mại đàm phán lại lãi suất của các hợp đồng tín dụng đang chịu lãi suất cao do ảnh hưởng của lạm phát.

Đề nghị Chính phủ xem xét tạo điều kiện tăng cường khả năng tiếp cận gói bù lãi suất cho các doanh nghiệp.

Thành lập một cơ quan giám sát trực tiếp, lập hộp thư nóng nhận phản hồi trực tiếp từ các doanh nghiệp và có một đơn vị cụ thể chịu trách nhiệm trực tiếp giải đáp các thắc mắc của doanh nghiệp về chương trình này một cách kịp thời và nhanh chóng, đảm bảo tính hiệu quả và minh bạch.

Vấn đề liên quan đến chính sách thuế

Chính phủ lên danh mục các mặt hàng cần bảo hộ sản xuất trong nước bằng hàng rào phi thuế quan.

Vấn đề liên quan đến chương trình thúc đẩy xuất khẩu

− Hỗ trợ Doanh nghiệp xuất khẩu vay vốn thực hiện các chương trình quản lý chất lượng.

− Hỗ trợ lãi suất hoặc cho phép vay tín chấp đối với các khoản vay nhằm thực hiện các chương trình quản lý chất lượng phục vụ xuất khẩu trong thời gian 5 năm, từ năm 2009 tới năm 2014 để khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp và thúc đẩy xuất khẩu.

− Xây dựng và triển khai chương trình giúp đỡ các doanh nghiệp xuất khẩu áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và quản lý, nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm.

− Triển khai hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu .

Về vấn đề liên kết kinh tế

− Vấn đề liên quan đến cơ chế để Hội các nhà Doanh nghiệp trẻ tham gia vào hoạt động tư vấn chính sách cũng như các hoạt động kinh tế thương mại khác mà Chính phủ tổ chức.

− Vấn đề tạo sân chơi công bằng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản.

2. Đối với doanh nghiệp:

− Không được đầu cơ tích trữ hàng hóa, trốn thuế, buôn lậu… − Thực hiện tiết kiệm chi tiêu công

− Thực hiện các chính sách đãi ngộ đối với nhân viên, tăng lương, khen thưởng cho các nhân viên giỏi.

− Chung tay thực hiện đúng các nghị quyết của chính phủ theo đúng vị trí của từng cơ quan doanh nghiệp.

− Đóng góp ý kiến, đề xuất phương án với các cơ quan chính phủ

3. Đối với dân cư:

− Không được đầu cơ, tích trữ hàng hóa.

− Không được lợi dụng sự bất ổn của thị trường để tăng giá các mặt hàng ở nhũng nơi buôn bán nhỏ lẻ.

− Thực hiện tiết kiệm chi tiêu, gửi tiền tiết kiệm vào các Ngân hàng − Thực hiện đúng theo các nghị quyết của chính phủ ban hành − Đóng góp ý kiến với nhà nước thông qua cử tri.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...1

Chương 1: CỞ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ LẠM PHÁT...2

3.Các loại lạm phát:...3

Chương 2: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM QUA CÁC GIAI ĐOẠN...10

1.Năm 2008:...10

Chương 3: MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ CÁC GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY...26

1.Một số tồn tại của lạm phát ở Việt Nam:...26

2.Các giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam...31

1.Đối với Nhà nước...39 2.Đối với doanh nghiệp:...40 3.Đối với dân cư:...41

Một phần của tài liệu Lạm phát 2 pdf (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w