1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí sơn la

76 7 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Cổ Phần Cơ Khí Sơn La
Tác giả Trần Thanh Huyền
Người hướng dẫn Đỗ Thị Mai Phương
Trường học Trường Đại Học Lâm Nghiệp
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2010
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 9,04 MB

Nội dung

Trang 1

ciuuoce2ggas /

4 TRUONG DAI HQC LÂM NGHIỆP

KHOA KINH TE & QUAN TRI KINH DOANH

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP

“NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CƠNG TY CỎ

PHAN CƠ KHÍ SƠN LA”

NGÀNH : KẾ TOÁN MÃ SỐ :404

Trang 2

DANH MUC BANG BIEU

Biểu 2.1: Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty tháng 12 năm 2009 Biểu 2.2: Cơ cấu lao động của Công ty tháng 12 năm 2009

Biểu 3.1: Kết quả sản xuất kinh doanh bằng một số chỉ tiêu hiện vật chủ yếu .30

Biểu 3.2: Kết quả sản xuất kinh doanh bằng chỉ tiêu giá trị

Biểu 3.3: Cơ cấu tài sản của Công ty

Biểu 3.4: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty

Biểu 3.5: Đánh giá khả năng độc lập tự chủ về tài chink

Biểu 3.6: Biểu phân tích tình hình thừa thiếu vốn

Biểu 3.7:Tình hình vốn lưu động thường xuyên

Biểu 3.8: Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên

Biểu 3.9: Biểu hiệu quả sử dụng vốn cố định

Biểu 3.10: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động, iễu 3.11: Một số hệ số tài chính chủ yếu

3.12: Nhu cầu và khả năng thanh toán 3.13: Các khoản phải thu, phải trả

Biểu 3.14: Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữ

Trang 3

DANH MỤC CAC Cav VIET TAT HĐQT : GD: cp: GIGT: VLDIX: NVDH: TSDH: TSNH: NVNH: VCĐ: NCVLĐTX : TSLĐ: TSCD: VCDpqi BHXH: PTKQHDKD : TNHH: DVT: STT: TTTGT: TDPTBQ, BQ: TĐPTLH, 6LH: Hội đồng quản trị Giám đốc Cổ phần

Giá trị gia tăng

Vốn lưu động thường xuyên Nguồn vốn dài hạn

Tài sản dài hạn

'Tài sản ngắn hạn!

Nguồn vốn ngắn hạn

Vốn cổ định

Nhu cầu vốn iưu động thường xuyên

Tài sản lưu động Tài sản cổ định

Vốn cổ định bình quân

'Bảo hiểm xã hội

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

Trách nhiệm hữu hạn Don vi tinh

Số thứ tự

“Thanh toán thời gian tới

Tốc độ phát triển bình quân

Trang 4

3.3.3 Phân tích mối quan hệ giữa các khoản phải thu & phải trả 3.4 Phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu PHAN IV: MOT SO Y KIEN NHAM CAI THIEN TINH HINH TAI CHI

CUA CONG TY CP CO KHi SON LA

4.1 Đánh giá chung về tình hình t 4.1.1 Những mặt đạt được

4.12 Những mặt hạn chế

4.2 Một số ý kiến đề xuất nhằm cải thiện tình hình

Trang 5

MỤC LỤC DAT VAN DE PHAN I: CO SO

LUAN VE TINH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KHẢ NĂNG

THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Những vấn đề về tài chính doanh nghỉ:

1.11 Khái niệm, bản chất, vai trò của tài chính 1.12 Chức năng của tài chính doanh nghiệp, 1.2 Phân tích tình hình tài chính doanh nghỉ

1:23 Thông tin sử dụng trong phân tích tải chín 1.2.4 Trình tự và phương pháp phân tích tài chính 1.2.5 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp,

PHAN II: TONG QUAN VE CONG TY CO PHAN CO KHÍ SƠN LA 2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty CP Cơ khi Sơn La

2.1.1 Tổng quan về Công ty Cp Cơ khí Sơn La

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty CP Cơ khí Son La 2.2 Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội trong vùng

.2.1 Đặc điểm tự nhiên 2.22 Tình hình kinh tế xãh

Dac điểm cơ sở vật chất kỹ thuật

Tình hình tổ chức và quản lý của Công ty Tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty

'Tổ chức lao động và sản xuất kinh doanh của Công t›

2.5 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của Công ty

SSEwobkeee 1 »»%cœe

Phuong hướng phát triển kinh doanh trong những năm t

HUC TRANG TINH HIÌNH TÀI CHÍNH VÀ KHẢ NANG THANH TỐN CỦA CƠNG TY C? CƠ KHÍ SƠN LA

3.1 Đánh giá kết quả hoạt dộng sản xuất kinh doanh

3.1.1 Kết quả sản xuất kinh doanh bằng chỉ tiêu hiện vật

3.1.2 Kết quả sản xuất kinh doanh bằng chỉ tiêu giá trị

Phân tích cơ cấu tai sản và nguồn von, của Công ty

2.2 Phan tich khả năng độc lập tự chủ vẻ tài chính

3.2.3 Phân tích tình hình thừa thiếu vốn

3.2.4 Phân tích tình hình tai trợ vốn

3.2.5 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh 3.3 Phân tích tình hình tài chính của Cơng ty

3.3.1 Phân tích một số hệ số tài chính chủ yết

3.3.2 Phân tích môi quan hệ giữa nhu cầu & khả năng thanh toán

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Để đánh giá quá trình học tập tại trường Đại học Lâm Nghiệp khóa học

2006 — 2010, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu tình hình tài chính

của Cơng ty Cổ phần Cơ khí Sơn La” Trong quá trình nghiên cứu đề tài, em đã

nhận được sự giúp đỡ nhiệt tinh của các thay, cô giáo va các cô chú công nhân

viên của Công ty Cổ phần Cơ khí Sơn La

Em xin chân thành cảm ơn:

Thạc sỹ Đồng Mai Phương, giảng viên trường Đại học Lâm Nghiệp Việt 'Nam đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành luận văn này

Các thầy cô giáo khoa kinh tế và quản trị kinh doanh, trường đại học Lâm

'Nghiệp Việt Nam đã chỉ dẫn nhiều ý kiến chuyên môn quan trọng giúp em nâng

cao chất lượng luận văn

Phòng tài chính kế tốn và tập thể cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần Cơ khí Sơn La đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn đề tài

‘Ha Nội, ngày 23 tháng 05 năm 2010

Sinh viên thực hiện

Trang 7

DAT VAN DE

Khi nền kinh tế thị trường phát triển, các mối quan hệ kinh tế nảy sinh

trong quá trình sản xuất kinh doanh càng trở nên đa dạng và phong, phú, tạo

ra những điều kiện tiền đề mới, thời cơ mới, tiềm năng mới đòi hỏi doanh

nghiệp phải đẩy nhanh quá trình sản xuất kinh doanh nhưng cũng đồng thời

phải hết sức năng động, linh hoạt, nhạy bén, chớp thời cơ, tận dụng mọi khả

năng có sẵn về nguồn lực

Một yếu tố quan trọng có tính chất quyết định đến khả năng ổn định và phát triển trên thị thường của các doanh nghiệp đó là khả năng về tài

chính Vì vậy, việc quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính của doanh nghiệ

năng thanh toán là một phương thức hữu hiệu cho công tác quản lý và sử là công việc rât cân thiết Phân tích tình hình tài chính và khả

dụng có hiệu quả tiềm lực tài

chính của doanh nghiệp Từ đó, doanh nghiệp

có thể dura ra các giải pháp góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng tài

chính của doanh nghiệp mình

Nhận thức được tầm quan trọng của vần đề tài chính và khả năng thanh toán đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Qua thời gian

thực tập tại Công ty Cổ phần Cơ Khí Sơn La, bằng những kiến thức đã được học cùng sự hướng dẫn của cô giáo Đồng Thị Mai Phương và tập thể nhân viên phòng tài chính kế tốn cz Cêđ: ty, em xin chon đề tài khóa luận là:

* Nghiên cứu tình hình tài chín!: sại Công ty Cỗ phần Cơ Khí Sơn La”

Mục tiêu nại €I

- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của

Công ty Cổ phần Cơ khí Sơn La

- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng tình hình tài chính và khả năng

thanh tốn của Cơng ty

- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm cải thiện tỉnh hình tài

Trang 8

Đối tượng nghiên cứu:

~ Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty

~ Tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công ty Pham vi nghiên cứu:

~ Thời gian : trong 3 năm 2007 ~ 2009

- Không gian: tại công ty Cổ Phần Cơ Khí Sơn La — Phường Chiềng

Sinh Thành Phố Sơn La - Tinh Son La

Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp thu thập số liệu: Phuong pháp kế thừa:

+ Kế thừa những tài liệu, giáo trình và những cơng trình đã nghiên cứu về những vấn đề có liên quan

+ Kế thừa những tải liệu, báo cáo sản xuất kinh doanh của Công ty

Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn các cán bộ các phòng ban ở Công ty

Phương pháp khảo sát thực tiễn tại cơ sở thực tiễn: khảo sát tổ chức sản xuất kinh doanh tại Công ty

~ Phương pháp xử lý số liệ

+ Phân tích tổng hợp thống kê

+ Lập bảng biểu

+ Tính tốn những chỉ tiêu) cài: thiết phục vụ cho việc nghiên cứu đề

- Phương pháp chuyên gia? fUam khảo ý kiến các chuyên gia, các nhà quản lý, những người am hiểu về Công ty

Nội dung nghiên cứ:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tài chính và khả năng thanh toán trong doanh nghị

- Nghiên cứu tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2007-2009

- Phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công ty

Trang 9

Kết cấu khóa luận gồm 4 phầà

~ Phần I : Lý luận chung về tình hình tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp

~ Phần II: Tổng quan về Công ty Cổ Phần Cơ Khí Sơn La

- Phần III : Thực trạng tình hình tài chính và khả năng thanh toán của cơng,

tần Cơ Khí Sơn La

- Phần IV : Một số đề xuất nhằm cải thiện tình hình tải chính và khả năng thanh toán của công ty Cổ Phần Cơ Khí Sơn La

Trang 10

PHAN I

CO SO LY LUAN VE TINH HINH TAI CHÍNH VÀ KHẢ

NĂNG THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

1.1.Những vẫn đề về tài chính doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm, bản chất, vai trò của tài chính 1.1.1.1 Khái niệm tài chính

Tài chính doanh nghiệp là các quan

ệ kinh tế phát sinh gắn liền với

Việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp

1

“Tài chính doanh nghiệp là những quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thức

Bần chất và chức năng của tài chính đoanh nghiệp

giá tị giữa doanh nghiệp với chủ thể kinh tế trong và ngoài nước Bao gồm:

= Quan hé kinh tế của đoanh nghiệp với Nhà nước

~_ Quan hệ kinh tế giữa doanh nghỉ

~_ Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp

với các chủ thể kinh tế khác

1.1.1.3 Vai tro cita tai chink

Tình hình tài chính doanh nghiệp phản ánh hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp trong một giai đoạn Thông qua số liệu kế toán, các chỉ tiêu tài

chính có thể đánh giá được thực

ang của doanh nghiệp từ đó tìm ra nguyên

nhân và khắc phục, điều chỉab' quá trình kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu

dự định

~ Vai trò huy động, khai thác và tổ chức sử dụng, vốn: Vốn luôn là vấn

đề sống còn đối với các doanh nghiệp nhu cầu đầu tư và được đầu tư ngày

cảng tăng, thị trường vốn hoạt động sôi nỗi, thị trường chứng khoán ra đời và phát triển mạnh mẽ Sử dụng vốn tiết kiệm có hiệu quả mang lại lợi nhuận

tối đa cho doanh nghiệp

- Vai trò địn bẩy kích thích và điều tiết hoạt động kinh doanh: Thu nhập bằng tiền mà doanh nghiệp trước tiên phải bù đấp được chỉ phí bỏ ra trong q trình sản xuất, phần còn lại hình thành nên quỹ của doanh nghiệp

Trang 11

Người quản lý vận dụng sáng tạo chức năng phân phối của tài chính phù hợp với doanh nghiệp sẽ tạo ra tăng năng suất lao động, kích thích tăng cường,

tích tụ vốn, đẩy nhanh vòng quay của vốn, kích thích tiêu dùng xã hội

~ Vai trò kiểm tra các hoạt động kinh doanh của đoanh nghiệp: Tài

chính doanh nghiệp thực hiện việc kiểm tra bằng đồng tiền và tiến hành

thường xuyên liên tục thông qua phân tích các chỉ tiêu tài chính Do đó, cho

phép các doanh nghiệp có căn cứ quan trọng đề đề ra kịp thời các giải pháp

tố ưu làm lành mạnh hố tỉnh hình tài chính của doanh nghiệp 1.1.2 Chức năng của tài chính doanh nghiệp

1.1.2.1 Chức năng phân phối

'Phân phối tải chính ln gắn liền với việc hình thành và sử dụng quỹ

tiền tệ nhất định Phân phối thu nhập cho tái sản xuất mở rộng, đảm bảo vốn

được sử dụng thường xuyên không bị nhàn rỗi, không gây căng thẳng về

vốn, hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước, bù đấp được chỉ phí vật chất, trả ng vay, tra lương công nhân viên,.thực hiện tốt chức năng này sẽ góp phần

thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, làm hoàn thiện chế độ

quản lý kinh tế tài chính bằng pháp luật của Nhà nước

“Trong quá trình sử dụng yến cũng sử dụng chức năng phân phối, dó là

việc cung ứng vốn cho các như cầu kinh doanh của các doanh nghiệp hay

cung ứng vốn cho thị trường vốn Lợi nhuận thu được là mục đích của doanh

nghiệp và cũng là yếu tố quan trọng nhất quyết định phương hướng và cách thức đầu tư, phân phối của doanh nghiệp

1.1.2.2 Chức năng tổ chức vẫn

'Tổ chức vốn là sự thu hút vốn bằng nhiều hình thức khác nhau đẻ hình thành nên quỹ tiền tệ phục vụ cho các hoạt động của doanh nghiệp, Chức

năng này giúp doanh nghiệp xác định được đúng số vốn, tổ chức vốn đầy đủ

kịp thời giúp cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục, cân đối, nhịp

Trang 12

Từ đó giúp doanh nghiệp có khả năng khai thác, thu hút các nguồn tài chính trong nền kinh tế dé hình thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.2.3 Chức năng giám đốc

Bằng việc đo lường, cân nhắc giữa những chỉ phí bỏ ra và hiệu qua thu

được, chức năng giám đốc có khả năng phát hiện các khuyết tật trong khâu phân phối để từ đó điều chỉnh quá trình phân phối nói riêng và phương

hướng, chiến lược sản xuất kình doanh nói chung

Chức năng này là thuộc tính vốn có kbách quan, nó là quá trình kiểm tra kiểm sốt các hoạt động tài chính của doanh nghiệp thông qua việc hạch

tốn chính xác, phản ánh trung thực kết quả sản xuất kinh doanh và thực

hiện nghiêm chinh các chế độ tải chính kế toán do Nhà nước quy định 1.2 Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chỉ

và so sánh số liệu về tài chính hiện hành với quá khứ nhằm đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro và triển vọng trong tương lai của

doanh nghiệp

1.2.2 Ý nghĩa, mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp

Hoạt động tài chính có miối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất

kinh doanh và có ý nghia quiviét địoi trong việc hình thành, tổn tại và phát

triển của doanh nghiệp Tình hình tai chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đây hoặc kiềm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh Công tác phân

tích hoạt động kinh tế giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa sau:

- Với chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp: mối quan

tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận doanh nghiệp Qua phân tích tình

hình tài chính từ đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giúp doanh

nghiệp củng cố tốt hơn hoạt động tài chính của mình Ngồi ra, nhà quản trị còn

quan tâm đến mục tiêu như tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng sản

Trang 13

tur va tài trợ, cân bằng tài chính, khả năng thanh toán, sinh lợi, rủi ro và dự đốn tình hình tài chính

~ Với ngân hàng và các chủ nợ khác: mỗi quan tâm của họ chủ yếu

hướng vào khả năng thanh toán của doanh nghiệp Người cho vay cũng quan tâm đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp vì nó là cơ sở của việc và lãi

cho vay dài hạn Với các nhà cung cấp vật tư, thiết bị, hàng hoá, dịch vụ nhờ vào tình hình tài chính họ sẽ quyết định được vấn đề bán chịu và trả chậm

~ Với các nhà đầu tư: nhóm người này quan tâm nhiều đến yếu tố rủi ro, thời gian hoàn vốn, mức sinh lời và khả năng thanh toán của doanh nghiệp Vì vậy, họ cần thơng tin về tình hình tài chính, hoạt động của vốn,

kết quả sản xuất kinh doanh, tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp và tính

hiệu quả của công tác quản lý

~_ Với các đối tượng khác: cơ quan tài chính, thuế, khách hàng phân

tích tình hình tài chính là cơng cụ phục vụ cho công tác quản lý như: đánh

giá tình hình thực hiện các chế độ, chính sách về tài chính của nhà nước,

xem xét việc cho vay vốn

Việc thường xuyên tiền hành phân tích tình hình tài chính sẽ cung cấp

các thông tin cần thiết và chính xác cho các tổ chức cá nhân có những quyết

định chính xác và hiệu quả cao nhất

1.2.3 Thông tin sit dung trong phiin tích tài chính 1.2.3.1 Thơng tin nội bậ

Trong phân tích, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp các thơng

tin ké toán trong nội bộ doanh nghiệp là thông tin cơ bản và quan trọng nhất

'Trong đó, báo cáo tài chính là nguồn tài liệu chủ yếu Báo cáo tài chính cung

cấp những thơng tin kinh tế, tài chính chủ yếu đẻ đánh giá tình hình và kết

quả hoạt động kinh doanh, thực trang tai chính của doanh nghiệp trong kỳ

Trang 14

Bao céo tai chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản, công nợ cũng như thông tin khác về

ất quả kinh

doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định Bao gồm: Bảng cân đối kế toán (B01-DN)

Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh (B02-DN), 'Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (B03-DN)

Thuyết minh báo cáo tài chính (B09-DN) 1.2.3.2 Thơng tin bên ngồi doanh nghiệp

Thơng tin bên ngồi doanh nghiệp cũng đóng vai trò rất quan trọng

trong phân tích tài chính doanh nghiệp Sự ôn định, tăng trưởng hay suy

thoái của nền kinh tế có ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Ngoài ra, các thông tin vé giá cả thị trường, lãi suất, tiền bộ kỹ thuật, các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước

ing là những thông tin được các nhà phân tích tài chính quan tâm

1.2.4 Trình tự và phương pháp phân tích tài chính 1.2.4.1 Các bước của q trình phân tích

~ Thu thập thông tin: Giai đoạn đầu tiên trong phân tích tài chính là q trình thu thập thông tin Các nhà phân tích tài chính doanh nghiệp phải thu thập các thông tin bên trong và thơng tin bên ngồi doanh nghiệp

~_ Xử lý thông tỉn a giai doạn tập hợp thông tin và số liệu đã được thu

thập được theo những mục 1i©u tiêu chí và phương pháp nhất định, làm cơ

sở đưa ra những nhận xét, nhận định, nguyên nhân để phục vụ cho quá trình

dự đoán và ra quyết định

- Dự đoán và ra quyết định: Trên cơ sở kết quả phân tích, các đối

tượng quan tâm có thể đưa ra các dự đốn của mình hoặc các quyết định cần

thiết về sản xuất kinh doanh, về tài trg

1.2.4.2 Phương pháp phân tích

Để nắm được một cách đầy đủ thực trạng tài chính cũng như tình hình

Trang 15

hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong từng báo cáo tài chính và giữa các báo cáo tài chính với nhau Việc phân tích báo cáo tài chính được

tiến hành bằng các phương pháp sau:

Phương pháp so sánh: Phương pháp này được phỏ biến nhất và là phương pháp chủ yếu trong phân tích

¡ chính để đánh giá kết quả, xác định

vị trí và xu hướng biến đổi của chỉ tiêu phân tích Có nhiều phương thức so sánh và sử dụng phương thức nào là tùy thuộc vào mục đích và yêu cầu cảu

việc phân tích

= So sanh chi tiêu thực tế với các chỉ tiêu kế hoạch, dự kiến hoặc định

mức

~ _ So sánh chỉ tiêu thực hiện giữa các kỳ trong năm! và giữa các năm - So sánh các chỉ tiêu của doanh nghiệp với các chỉ tiêu tương ứng của doanh nghiệp cùng loại hoặc của doanh nghiệp cạnh tranh

~ _ So sánh các thông số kinh tế kỹ thuật của các phương án sản xuất kinh

doanh khác nhau của doanh nghiệp

Phương pháp phân tích tỷ lệ: Trong phân tích tài chính, các tỷ lệ được phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trưng phản ánh theo các mục tiêu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệ

Các nhóm tỷ lệ chính gồm:

~ Nhóm tỷ lệ về cơ cầu tài sản và nguồn vốn

~ Nhóm tỷ lệ về não ø lực hoạt động kinh doanh

~ Nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lợi

- Nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán

Phương pháp loại trừ: Phương pháp này được áp dụng rộng rãi dé xác

định xu hướng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đối với chỉ tiêu phân tích Khi phân tích để nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố nào đó phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác Phương pháp loại trừ có hai dạng: thay

Trang 16

1.2.5 Nội dung phân tích tai chính doanh nghiệp

1.2.5.1 Đánh giá khái qt tình hình tài chính doanh nghiệp

Đánh giá khái quát tình hình tài chính sẽ cung cấp một cách tổng quát nhất

tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp là khả quan hay khơng?

- Phân tích theo chiều ngang: là thông qua việc so sánh số liệu cuối kỳ

so với số liệu đầu kỳ của từng chỉ tiêu để xác định tình hình tăng giảm của từng chỉ tiêu

~ Phân tích theo chiều doc: là việc sử dụng chỉ tiêu tỷ trọng để xem xét

mức độ, tầm quan trọng của từng bộ phận tài sản và nguồn vốn của doanh

nghiệp

1.2.5.2, Đánh giá khả năng độc lập tự chủ Về tài chính của cơng ty

~ Tỷ suất tự tài trợ: dé tự chủ trong sản xuất kinh đoanh trước hết các

doanh nghiệp phải tự chủ về vốn Người ta sử chỉ suất tài trợ chung để đánh

giá khả năng tự chủ về vốn của doanh nghiệp,

Vốn chủ sở hữu

Tre = tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng độc lập tự chủ về vốn của doanh nghiệp càng lớn

~ Hệ số nợ: phản ánh ruot đồng vốn kinh doanh bình quân mà doanh

nghiệp đang sử dụng hiện có (bử có mấy đồng được hình thành từ các khoản

nợ Hệ số này càng nhỏ càng tốt

Nợ phải trả (A.NV), Héséng = 'Tổng nguồn vốn > cá

- Hệ số đảm bảo nợ: phản ánh cứ mỗi đồng vốn vay nợ thì có mấy đồng vốn chủ sở hữu dam bao

Vốn chủ sở hữu

Hệ số đảm bảo nợ = Nợ phải trả "¬

Trang 17

1.2.5.3 Phân tích tình hình tài tro von

1.2.5.3.1 Vốn lưu động thường xuyên

Số chênh lệch giữa nguồn vốn đài bạn với tài sản dài hạn hoặc giữa tài

sản ngắn bạn với nguồn vốn ngắn hạn được gọi là vốn lưu động thường

xuyên

'VLĐTX =NVDH ~ TSDH = TSNH - NVNH

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản

nợ ngắn hạn hay không?

+ Nếu VLĐTX < 0: Nguồn vốn dài hạn không đủ để đầu tư cho

TSDH, doanh nghiệp phải sử dụng một phần vốn ngắn hạn để đầu tư cho

TSDH

+ Nếu VLĐTX > 0: Nguồn vốn dài hạn ngoài đầu tư toàn bộ TSDH cịn có phần dư ra đầu tư cho TSNH

+ Nếu VLĐTX = 0: Nguồn vốn dài hạn vừa đủ để đầu tư vào TSDH và

TSNH vừa đủ để trang trải các khoản nợ Tình hình tài chính của doanh nghiệp lành

mạnh

1.2.5.3.2 Nhụ cầu vốn lưu động thường xuyên (NCVLĐTX)

NCVLĐTX là lượng vốn ngắn bạn doanh nghiệp cần tài trợ cho một

phan TSLD

'NCVLĐTX = Tồn kho - Cée khoan phai thu — Nợ ngắn hạn

+ NCVLĐTX > 0: Nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có từ bên ngồi khơng đủ bù đắp TSLĐ

+ NCVLĐTX < 0: Nguồn vốn ngắn hạn từ bên ngoài đủ dé tai trợ cho

TSLD

1.2.5.4 Phân tích tình hình thừa thiếu vốn của doanh nghiệp

'Vốn trong kinh doanh là vấn đề rất quan trọng đối với doanh nghiệp

vậy việc sử dụng vốn sao cho có hiệu quả là rất cần thiết Thừa vốn gây ứ đọng vốn, lãng phí, hoặc bị các đơn vị khác chiếm dụng Thiếu vốn thì sản

Trang 18

xuất kinh doanh gặp khó khăn Để xác định tình hình thừa bay thiếu vốn người ta căn cứ vào mối quan hệ giữa các khoản mục trong bảng cân đối

kế tốn thơng qua các phương trình cân đối:

- Cân đối (1): Buy= Ars ( RIHV#V) + Brs (EIV+V)

+ VT > VP: doanh nghiệp thừa vốn không sử dụng, hết nên có thể bị

chiếm dụng hoặc đề ứ đọng

+ VT < VP: doanh nghiệp thiếu vốn đề trang trải nên doanh nghiệp

phải di vay hoặc đi chiếm dụng

Cân đối (1) chỉ có tính chất lý thuyết vì thực tế ícó doanh nghiệp lại

khơng có quan hệ nợ nần trong quá trình kinh doanh Trong, quá trình hoạt

động, khi nguồn vốn chủ sở hữu không đáp ứng đủ nhụ cầu kinh doanh thì

doanh nghiệp được phép di vay dé b sung vốn kinh doanh Ta sử dụng cân đối sau:

- Cân đối (2): But Anv(lr+Hla) = Ars (HIHIV+Vi) + Brs (đIV+V)

+'VT> VP: Doanh nghiệp thừa vốn có thể bị chiếm dụng hoặc đề

+ VT < VP: Doanh nghiệp thiếu nguồn vốn nên phải đi chiếm dụng

đọng

hoặc đi vay

1.2.5.5 Đánh giá tình hình đầu trr của doanh nghiệp

ĐỀ đánh giá khả năng hoại động kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp, các nhà quản lý phải phân tich thực trạng đầu tư dài hạn Đề đánh giá tình hình

đầu tư người ta sử dụng một tổ chỉ tiện sau:

-Tÿ suất đầu tư về tải sản dài han (Tox)

Ty = Tài sản dài hạn xi

“Tổng tài sản

Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng của tài sản dài hạn trong, tổng số tài sản

của doanh nghiệp Chỉ tiêu này có tác dụng đánh giá thực trang trang bị tài

sản dài hạn đã hợp lý hay chưa để có phương pháp điều chỉnh

~ Tỷ suất tự tài trợ về tài sản đài hạn (Tr) 'Vốn chủ sở hữu (B.NV)

te = ae 100

li Tải sản đài han (BTS) ~

Trang 19

1.2.5.6 Phân tích tình hình sử dụng vẫn cỗ định

1.2.5.6.1 Khái niệm vốn có định

'Vến cố định là một bộ phận của vến đầu tư ứng trước về tải sản cố

định và đầu tư đài hạn mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần, từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vịng tuần hồn khi tài sản cố định chuyển địch hết giá trị hết giá trị sản phẩm sản xuất ra

1.2.5.6.2 Phân loại tài sản có định

~ Theo hình thái biểu hiện: TSCĐ bao gồm tài sản có định hữu hình và

tài sản cố định vơ hình

- Theo đặc điểm sử dụng: TSCĐ bao gôm tài sản cố định đang sử dụng, tài sản cổ định chưa sử dụng và tài sản cổ định không cần sử dụng

~ Theo công dụng kinh tế: TSCD bao.gồm nhà cửa vật kiến trúc, máy

móc thiết bị, phương tiện vận tải, dụng cụ quản lý

~ Theo mục đích sử dụng: TSCĐ đùng cho mục đích kinh doanh, tải

sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, an ninh quốc phòng

1.2.5.6.3 Hệ số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

~_ Hiệu suất sử dụng vốn cổ định:

Doanh thụ thuần

Hyeo VCD binh quân

Chỉ tiêu này cho biết cú mỗi đồng vốn có định thì đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần

-_- Hệ số đảm nhiệm vốn cố định:

VCB binh qu Doanh thu thuần

Honveo =

Chỉ tiêu này phản ánh để có một đồng doanh thu thuần thì cần bao

nhiêu đồng vốn có định

~_ Tỷ suất sinh lời vốn cổ định:

Trang 20

Chi

được bao nhiêu đồng lợi nhuận u này cho biết khi đầu tư một đồng vào tài sản cố định sẽ thu

1.2.5.7 Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động 1.2.5.7.1 Khái niệm vốn lưu động

Vốn lưu động là số tiền ứng trước về tài sản lưu động nhằm đảm bảo

cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp din ra một cách thường xuyên liên tục Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị một lần và hoàn thành vịng

tuần hồn sau mỗi chu kỳ sản xuất

1.2.5.7.2 Phân loại vốn lưu động

- Căn cứ vào vai trò của vốn: chia thành vốn lưu động trong khâu dự

trữ, vốn lưu động trong khâu sản xuất và vốn lưu động trong khâu lưu thơng

~ Căn cứ vào hình thái biểu biện: chia thành vốn lưu động vật tư, hàng

hóa, vốn bằng tiền

~ Căn cứ vào quan hệ sở hữu vốn: chia thành vốn chủ sở hữu và vốn đi vay

~ Căn cứ vào nguồn hình thành: chia thành vốn pháp định, vốn tự bồ

sung, vốn liên doanh liên kết

1.2.5.7.3 Hệ

‘hi tiéu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

- _ Sức sản xuất vốn lưu động:

— Doanh thu thuần

VLD binh quan

Chỉ tiêu này cho biết cứ bó ra một đồng VLĐ thì thu được bao nhiêu

Hyxv_ =

đồng doanh thu thuần

~_ Tỷ suất sinh lời của VIĐ:

_ LN thuần

Hamp VLD binh quan

đi: VLDpx + VLDex

Với: VED, = :

Trang 21

Chỉ tiêu này cho biết cứ bỏ ra một đồng VLĐ bình quân thi thu được

bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần

Trang 22

~ Vòng quay VLD:

Doanh thu thuần

VLD binh quan

Chỉ tiêu nay cho biết trong một chu ky kinh doanh vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng Số vòng quay càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng, vốn

lưu động càng cao và ngược lại

~ Kỳ luân chuyển vốn lưu động:

Số ngày của ky phân tích Vong quay VLD

Cho biết số ngày cần thiết để vốn lưu động quay được một vòng Thời

Kc =

gian một vòng luân chuyển cảng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng cao, vốn

lưu động càng hiệu quả và ngược lại ~ Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động:

VLD binh quan Doanh thu thuần

Hpwvip =

Chỉ tiêu này cho biết để thu được một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu

đồng vốn lưu động Chỉ tiêu này càng, nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động

cảng cao

1.2.5.8 Phân tích một số hệ số tài chính chủ yếu

1.2.5.8.1 Hệ số thanh (oán tổng quát

'tng tài sản (A.TS+B.T§)

Tổng nợ phải trả (A.NV)

Hyg =

Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa tổng tài sản hiện có với tổng số

nợ phải trả Hạo < 1 là báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu

bị mất hoàn toàn, tổng tài sản hiện có khơng đủ để trả nợ các khoản mà

doanh nghiệp phải thanh toán

1.2.5.8.2 Hệ số thanh toán tạm thời

TSNH(A.TS+B.TS)

Tổng nợ ngắn han (A.NV.1)

Hr

Trang 23

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đảm bảo của tài sản ngắn hạn đối với

nợ ngắn hạn Trên thực tế nếu chỉ

toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp tương đối khả quan

1.2.5.8.3 Hệ số thanh toán vốn lưu động

Tiền và các khoản tương đương tiền

Téng TSNH (A.TS)

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản ngắn Hy =

hạn, cho biết tỷ trọng vốn bằng tiền chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng

tài sản ngắn hạn Trên thực tế, nếu Hv¡p > 0,5 thì vốn bằng tiền quá nhiều

gây ứ đọng vốn, nếu Hụrp < 0,1 thì doanh nghiệp thiếu tiền để thanh toán

các khoản nợ tới hạn và chỉ tiêu các hoạt động dịch vụ bảnh chính thường xuyên của doanh nghiệp

1.2.5.8-4 Hệ số thanh toán tức thời

Tiền và các khoản tương đương tiền (A.TS.I)

Hem =

Tổng ngắn hạn

Chi tiêu này phản ánh khả năng đáp ứng ngay các khoản nợ đến hạn của

doanh nghiệp Nợ đến hạn bao gồm các khoản nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đến hạn

thanh toán Trên thực tế, nếu Hr;n; > 0,5 thì tình hình thanh tốn tương đối khả quan

'Nếu Hrn¡< 0,1 thì việc thanh tốn cơng nợ của doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn Tuy

nhiên, nếu hệ số này quá cao, vốn băn tiỀn quá nhiều sẽ gây ứ đọng vốn bằng tiền,

vòng quay vốn chậm và hiệu quả su due vốn kém

1.3.5.8.5 Hệ số thanh toán nhanh

Hạ, —= T”Ển Và các khoản TP tiên + Các khoản phải thụ NH + Đầu tự NH Tổng nợ ngắn hạn

Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán trong thời gian gần dựa trên

tiềm năng về vốn bằng tiền và khả năng chuyển đổi thành tiền trong thời

gian ngắn hạn để thanh toán nợ ngắn hạn

1.2.5.8.6 Hệ số thanh toán nợ đài hạn

Tổng nợ đài hạn (A.NV.H)

'Vốn chủ sở hữu (B.NV)

17

Trang 24

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán ng dai hạn bằng nguồn vốn

chủ sở hữu của doanh nghiệp

1.2.5.8.7 Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả

Tổng nợ phải thu Hor = “Tổng nợ phải trả :

Chi tiêu này phản ánh quan hệ nợ nằn của doanh nghiệp, nếu Hạ; =1 tình hình nợ nần và chiếm dụng cân bằng nhau

1.2.5.8.8 Tỷ suất thanh toán

Nhu cầu thanh toán

HNcKN = : =

Khả năng thanh toán

Chỉ tiêu này phản ánh mỗi quan hệ giữa nhu cầu và khả năng thanh toán của doanh nghiệp Hucxx < 1: doanh nghiệp có khả năng thanh tốn, tình hình tài chính Ơn định và ngược lại

Trang 25

PHAN It

TONG QUAN VE CONG TY CO PHAN CO KHi SON LA

2.1, Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty CP Cơ khí Sơn La

2.1.1 Tẳng quan về Công ty Cp Cơ khí Sơn La Tên Công ty: Công ty cỗ phần Cơ khí Sơn La

Trụ sở chính: Km số 10, khu công nghiệp Chiềng Sinh, thành phố Sơn

La, tỉnh Sơn La

Mã số thuế: 5500154617

Số tai khoản: 790021 1000014

Số đăng ký kinh doanh: 2403000099 cấp ngày 24/4/2004 tại sở kế

hoạch đầu tư tỉnh Sơn La

Năng lực tài chính (cuối năm 2008);

Vốn điều lệ: 2.100.000.000 đồng Mệnh giá một cô phần: 10.000 đồng Vốn lưu động: 38.232.010:969 đồng Vốn cố định: 34.076.650.358 đồng

Lĩnh vực kinh doanh chính: sẵn xuất kết cấu thép, đào tạo lái xe các

hạng, kinh doanh xăng dầu, đại lý ô tô, và trung tâm sát hạch lái xe cơ giới

đường bộ

2.1.2 Lịch sử hình thànl: và phút (riển cđa cơng ty CP Cơ khí Sơn La Công ty cỗ phẩn Cơ khí Sơn La là đơn vị mới chuyển đổi sở hữu từ doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc UBND tỉnh Sơn La (tên cũ: Công ty Cơ

khí và xây lắp các cơng trình cơng nghiệp Sơn La)

Năm 1959, để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế, Đảng và

Nhà nước ta đã có quyết định thành lập Xí nghiệp Cơ khí Sơn La, lấy cơ sở

vật chất của xưởng cơ giới làm nền tảng, từng bước đầu tư trang thiết bị của

đời sống tiêu dùng và sản xuất của nhân dân các dân tộc trong khu vực và các tỉnh phía Bắc Lào về sản phẩm cơ khí

Trang 26

Năm 1993, thực hiện quyết định của UBND tỉnh Sơn La, Công ty tiếp

nhận và đi chuyển địa điểm đến xí nghiệp sửa chữa ô tô 7/11, nhiệm vụ sản

xuất kinh doanh của Công ty được bổ sung lĩnh vực sửa chữa ô tô, phương

tiện vận tải cơ giới

Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính Phủ số 73/2003/QĐ — TT

ngày 29/04/2003 phê duyệt “ Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới Doanh nghiệp

Nha Nước thuộc UBND tỉnh Sơn La đến năm 2006”, đến ngày 12/1/2006

được UBND tỉnh quyết định chuyển đổi thành công ty cổ phần tại quyết định

số 83/UBND

Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ theo pháp luật Việt Nam, có con

dấu riêng, mã số thuế, tài khoản ở các ngân hàng (Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Sơn La)

“Trải qua hơn 50 năm hình thành và phát triển, từ một xưởng cơ giới

phục vụ quốc phòng, ngày nay cơ khí Sơn La đã tương đối lớn mạnh phát

triển trong rất nhiều lĩnh vực như: sản xuất, xây lắp và kinh doanh dịch vụ

Và trong lĩnh vực nào công ty đều có thi trường rất lớn Công ty cô phần cơ

khí Sơn La đã có những đóng góp khơng nhỏ cho nền kinh tế đất nước nói chung và nền kinh tế tỉnh Sơn La nói riêng

2.2 Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội trong vùng

2.2.1 Đặc điểm tự nhiên

Sơn La là một tỉnh miền aúi có lợi thế đặc biệt về tài nguyên rừng,

điều kiện khí hậu thuận lợi, đất đai phù hợp với cây trồng công nghiệp, cây

ăn quả, diện rích lớn nhất là kinh tế trang trại vườn đồi Đây là một thị

trường đổi dào cho Công ty chế tạo và bn bán các máy móc trong nông,

nghiệp đặc biệt là khâu sau thu hoạch và vận chuyển sản phẩm tiêu thụ là

một thị trường lớn cho xí nghiệp vận tải của công ty khai thác

Công ty nằm tại Km số 10 khu công nghiệp Chiềng Sinh là đia hình

khá thuận lợi giao thông thuận tiện giúp cho việc phát triển kinh doanh của

Công ty được nhiều người biết đến Ngồi ra, Cơng ty còn nằm trên đường 6

Trang 27

không những thuận

n cho việc nhập nguyên vật liệu từ các thành phố lớn

như Hà Nội, Vĩnh phúc, Thái Nguyên mà còn thuận tiện cho việc trao đôi

buôn bán với các tỉnh phía Bắc như Điện Biên, Lào Cai,

2.2.2 Tình hình kinh tế xã hội

Với đặc thù là một tỉnh miền núi, dân cư ở Sơn La có nhiều dân tộc

cùng sinh sống đan xen, mật độ dân cư thưa thớt Đời sống dân cư còn nghèo

nàn, lạc hậu, mặt bằng dân trí cịn thấp nên năng suất lao động không cao, sản phẩm nơng nghiệp cịn thất thường, chất lượng kém chưa đạt tiêu chuẩn

2.3 Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật là điều kiện không thể thiếu và đóng vai trò rất

quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào đặc biệt là đối với đơn vị

sản xuất kinh doanh Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty được thể hiện qua

biểu 2.1

Biểu 2.1: Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty tháng 12 năm 2009

STT| Têntài sản Nguyên giá

trị hao mòn Giá trị còn lại

Giámj(@ | % | Giámi@ | % | Gidti | %

Dụng cụ quản lý | 286.101.569 | 0,63 |» 235.651.328| 1,56, 50450241] 0.17 2_ | Máy móc thiết bị |_ 7.498.726.143 | 16,56| 4240.931.585 | 27.99 |_ 3.257.794.558 | 10,82 Nhà củakiến — / 3 |ước 23.850.139.243 | 52,68 |_ 2.940.701.604 | 19,41 | 20.909.437.639 | 69,42 Phương tiện vận 4 Tải 4910977501 1098| 1226.328.825 | 8,09 | _3.744.648.976 | 12,43 PTVT thuê mùa 5_| tai chinh 8.128.79.410 | 17.96 | 6.305.114.457 | 41,62 | _1.823.664.953 | 6.05 sản cổ định 6 _— 534821270| ll8| 201346909 1433| 333.474361 | 1,11 Tổng: 45.269.545.436 | 100 | 15.150.074.708 | 100) 30.119470728| 100

(Ngn:P.kỄ tốn tài chính)

Cơ cấu cơ sở vật chất của Công ty là khá hợp lý Qua biểu 2.1 ta thấy,

chiếm chủ yếu trong tổng số tài sản cố định hữu hình của Công ty là nhà cửa

kiến trúc chiếm 52,68% tiếp đó là phương tiện vận tải thuê mua tài chính

với tỷ trọng là 17,96%, máy móc thiết bị chiếm 16,56%, và phương tiện vận

tải của Công ty chỉ chiếm 10,98% Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của

Trang 28

phục vụ cho sản xuất va dạy nghề chiếm chủ yếu Ta thay rằng phương tiện

vận tải thuê mua tài chính của Công ty cao hơn phương tiện vận tải của Công,

ty chứng tỏ rằng Công ty không đủ các thiết ận tải cho việc dạy và

tạo xe Dụng cụ quản lý và tài sản cố định khác chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ

chỉ gần 2% trong tổng số tài sản cố định của Cơng ty

Bên cạnh đó, ta thấy giá trị còn lại của tài sản là khá cao 66,53% cho ta thấy tình hình trang bị tài sản cố định của Công ty là khá tốt Nhà cửa vật

kiến trúc của Cơng ty, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải đều có giá trị

cịn lại tương đối cao chứng tỏ các tài sản này đều còn rất mới Chứng tỏ

Công ty rất quan tâm đến việc đổi mới các trang thiết bị làm việc

2.4 Tình hình tổ chức và quản lý của Công ty

2.4.1 Tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty

Do đặc thù là một doanh nghiệp cơ khí miền núi, nền kinh tế chủ yếu

của tỉnh và khu vực nói chung cịn khó khăn và yến kém nên công ty sản

xuất theo hình thức tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức

năng được biểu hiện qua sơ đồ 1

Chức năng của từng bộ phận như sau;

Đại hội đồng cỗ đông: gồm tắt ca các thành viên có quyền biều quyết,

là bộ phận quyết định cao nhất của Công ty

Hồi đồng quản trị:

hoạt động sản xuất kinh doan euz công ty và xây dựng kế hoạch sản xuất

ội đòng quản trị có nhiệm vụ quản lý chung mọi kinh doanh trong từng thời kỳ, chịu trách nhiệm cao nhất trong mọi công tác

điều hành quản lý, tổ chức sắp xếp lao động và tổ chức hoạt động kinh

doanh

Ban kiểm soát: ban kiểm soát chịu trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ,

hợp pháp trong việc quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, trong

việc ghỉ số kế toán, thẩm định các báo cáo tài chính năm và đưa ra ý kiến

trước đại hội cỗ đông

Trang 29

Ban Kiểm Soát ]

Chủ Tịch HĐQT va Ban GD t 4 Phong tổ chức hành chính Phịng Phịng, kế tốn kế tài hoạch chính sản xuất Phòng kinh tế thị trường

tam day phan tâm sát nghiệp

nghề sản hạch vận tải

XUẤT G€f

khí/4@|

Quan hệ trực tuyến: —d

Quan hé chite nang: ———>

Quan hệ tham mưu giúp việc:

Quan hệ kiểm tra giám sát:

Sơ đồ 01: Sơ đỗ bộ máy quản {ý chỉ đạo sản xuất

Trang 30

Chủ tịch HĐQT - Giám đốc:

hoạt động của công ty, là đại di

à người chịu trách nhiệm về toàn bộ

pháp nhân của cơng ty để kí kết các hợp đồng kinh tế, bợp đồng hợp tác liên doanh Giám đốc là người có thẩm

quyền cao nhất trong công ty, phụ trách quản lý cán bộ tài chính, kế tốn, cơng tác đầu tư

Các phó giám đốc giúp việc gồm:

- Phó giám đắc phụ trách sản xuất: là người giúp giám đốc điều hành sản xuất và quản lý sản xuất Chịu trách nhiệm chỉ đạo sản xuất, hướng dẫn

và kiểm tra tình bình thực hiện kế hoạch sản xuất Quan hệ giao dịch với

khách hàng, ký kết hợp đồng kinh tế

~ Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: là người giúp giám đốc lập kế

hoạch sản xuất kinh doanh Chỉ đạo chung về hoạt động kinh doanh Khảo sát nghiên cứu thị trường, tô chức nghiên cứu và t

n khai các dự án đầu tư

sản phẩm mới, lập phương án kinh doanh Tìm kiếm việc làm, chỉ đạo công,

tác nhận thầu, đấu thầu, kiểm tra công tác thanh quyết toán thu hồi vốn

Các phòng ban chức năng:

- Phịng tơ chức hành chính, lao động tiền lương: chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc công ty, tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức

cán bộ, tổ sản xuất kinh doanh và công tác tiền lương trong công ty

= Phong kế tốn tài chín: fy su quan ly tryc tiếp của giám đốc cơng ty, trực tiếp hạch tốn kế toán, thahi miưu cho giám đố:

è công tác tô chức

quản lý tài chính, báo cáo với giám đốc về tình hình kết quả hoạt động sản

xuất kinh doanh, tình hình sử dụng vốn, chỉ phí sản xuất, tình hình cơng nợ,

thanh tốn của cơng ty,

~ Phịng kế hoạch sản xuất: có nhiệm vụ cân đối năng lực sản xuất, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tham mưu và chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về kế hoạch, điều độ sản xuất, về tỉnh hình cung ứng các yếu tố đầu vào cũng như tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty

Trang 31

ằu độ: có nhiệm vụ giúp ban giám đốc trong vi

nghiên cứu, thiết kế, chế tạo sản phẩm, triển khai quy trình cơng nghệ, phương án kỹ thuật sản xuất, chịu trách nhiệm với ban giám đốc về chất

lượng kỹ thuật, máy móc thiết bị, chất lượng sản phẩm, an toàn lao động ~ Phòng kinh tế thị trường: giúp ban giám đốc tìm kiếm và lập phương

án thị trường, tính tốn và giúp bann giám đốc về mặt pháp lý để soạn thảo

văn bản, ký kết hợp đồng và văn bản giữa các bên dối tác

Các phân xưởng, bộ phận sản xuất gồm: trung tâm dạy nghề, sát hạch; kinh

doanh thương mại; phân xưởng cơ khí

2.4.2 Tổ chức lao động và sản xuất kinh doanh của Cong ty 2.4.2.1 Đặc điễm về tỗ chức lao động

Nhân tố con người là nhân tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất “Tình hình lao động của Công ty được thể hiện qua biểu 2:2:

Biểu 2.2: Cơ cấu lao động của Công ty tháng 12 năm 2009

ĐVT: Người - - [ Trình độ

STT Bộ phận Số lượng | Đại Cao Ï Trung | Công

L—— học | đẳng | cấp | nhân I _—_ Bộ phận quản lý 20 10 6 3 1 1 | Ban giám đốc 3 3 0 0 0 2 |PIôchứehảnhchnh | 2 1 1 0 0 3| P.Kế toán tài chính 6 : 2 2_ | 1 4_ | P.Kế hoạch sản xuất 3 2 1 0 0 5 _| P.Kỹ thuật điều độ 2 1 0 1 0

6 | P.Kinh tế thi trường, 4 2 2 0 0

H Bộ phận sản xuất 47 9 o | 2 45

1 | PXgòhàn 27 0 ọ 2 25

2_| PX son tinh điện j9 0 0 0 9

3_| PX codign — ul 0 0 0 1

II | Bộ phậnKD thương mại 29 5 i 10 3

1_| ‘Trung tém sát hạch 6 | 0 6 0 ọ

2_| Trung tâm dạy nghề 19 5 5 9 0

| 3 | Kinh doanh xăng dầu 4 0 HN 1 3

Tổng: 96 15 17 m3 49

(Nguồn: Phịng tơ chức hành chính)

Trang 32

Qua biéu 2.2 ta thay, trình độ cán bộ cơng nhân viên trong công ty còn

ở mức thấp Số người có trình độ đại học chiếm 15,63%, cao đẳng và trung

cấp chiếm 33,33% còn lại là công nhân Thực tế, trong các bộ phận kinh

doanh thì bộ phận quản lý doanh nghiệp có chất lượng cao nhất, chiếm 67%

tổng số nhân viên có trình độ đại học trong Cơng ty Cịn lại 33% là bộ phận

kinh doanh thương mại Tuy chất lượng lao động chưa cao nhưng cơ cấu lao

động như vậy là khá phù hợp đối với một Công ty cơ khí bởi đội ngũ cơng

nhân có tay nghề là khá cao, và

ội ngũ quản lý đều có trình độ, kinh nghiệm

lâu năm Bên cạnh đó, để nâng cao hơn hiệu quả kinh doanh Công ty nên

chú trọng hơn nữa về việc nâng cao trình độ và tay nghề cho người lao động

2.4.2.2 Đặc điểm về sản xuất kinh doanh

Công ty cổ

Cơ khí Sơn La được thành lập với mục đích chủ yếu

là sản xuất và cung cấp các loại sản phẩm từ thép như: bàn ghế, giường tủ,

đặc biệt là kinh doanh thương mại ô tô vận tải, trường dạy nghề và trung tâm

sát hạch giao thông đường bộ Nhiệm vụ cụ thể như sau:

VỀ sản xuấ

Sản xuất các loại bàn ghế, vật gia dụng,

Sản xuất các cầu kiện XDCB, kết cấu thép Sản xuất khí cơng nghiệp

Về xây lắp

'Thỉ công, lắp dựng các công trih cầu treo nông thôn

Thi công lắp dựng các cơng trình cơng nghiệp, cơng trình dân dụng có

kết cấu thép

VỀ dịch vụ kinh doanh:

Bán và sửa chữa các phương tiện vận tải đường bộ (trung, đại tu ô tô, máy kéo, máy cơng trình)

Bán các loại xăng dầu

Kinh doanh vật liệu (thép xây dựng và các phụ tùng thay thé)

'Tổ chức dạy nghề lái xe ô tô các loại hạng cho các học viên

Trang 33

2.5 Thudn lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của Công tp 2

Thuận lợi

Sơn La là một tỉnh miền núi có lợi thế đặc biệt về tài nguyên rừng,

điều kiện khí hậu thuận lợi, đất đai phù hợp với cây trồng công nghiệp, cây ăn quả Cần nhiều phương tiện vận chuyển hàng hóa đi tiêu thụ

Công ty nằm tại km số 10 khu công nghiệp Chiềng Sinh có giao thông khá thuận tiện giúp cho việc phát triển kinh doanh của Công ty phát triển

mạnh

Nền kinh tế phát triển nhu cầu xây dựng tăng nhanh nên tạo ra thị trường rất lớn trong việc tiêu thụ các sản phẩm của Công ty Bên cạnh đó, nhu cầu học nghề cũng tăng nhanh theo xu hướng phát triển của thị trường, nên trung tâm dạy nghề của Công ty cũng là một mảnh đất màu mỡ để phát

triển

Công ty cổ phần Cơ khí Sơn La đã và đang nâng cao chất lượng sản

phẩm và mở rộng quy mô kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, đáp ứng nhu cầu thị trường đạt hiệu quả cao nhất cho nền kinh tế địa

phương

2.5.2 Khó khăn

Do địa hình miền núi, hệ thống cơ sở hạ tầng còn kém vấn đề giao

thông là hạn chế lớn cho Công ty trong việc mua bán, trao đổi hàng hóa, tiêu

thụ sản phẩm đặc biệt là việc tựu nụua nguyên liệu và thí cơng các cơng trình của các vùng xã

Công ty mới chuyển đổi sang mơ hình Cơng ty cỗ phần nên bước đầu

cịn nhiều khó khăn, tổng số nợ phải trả của Công ty là khá lớn trên tổng số

vốn chủ sở hữu và nợ không giảm qua các năm

Trình độ quản lý của Công ty còn thấp, đội ngũ nhân viên quản lý còn

thiếu về cả số lượng và tay nghề

Sự tăng giá đột biến của một số nguyên vật liệu chính trong những

năm gần đây gây ảnh hưởng nhiều đến kết quả sản xuất kinh doanh

Trang 34

Các khoản tồn đọng tài chính trong những năm trước còn rất lớn, hiệu

quả kinh doanh chưa cao, Công ty phải vay vốn của ngân hàng nhiều ảnh

hưởng đến khả năng thanh toán cũng như lợi nhuận của Công ty

Xã hội phát triển mạnh các đối thủ cạnh tranh xuất hiện ngày càng

nhiều trong khu vực Cụ thể trong doanh nghiệp kinh doanh ơ tơ có rất nhiều doanh nghiệp như DN Thủy Hiếu, DN Sơn Hưng Trung, trong kinh doanh

xây dựng lại càng nhiều hơn gây bất lợi nhiều cho việc kinh doanh của

doanh nghiệp

2.5.3 Phương hướng phát triển kinh doanh trong nhiững năm tới

Để phát triển nhanh chóng và bền vũng trong những năm tới Công ty :ập trung vào những vấn đề chủ yếu sau:

~ Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

~ Đổi mới, đầu tư thay thế những máy móc thiết bị cũ đã lạc hậu

~ Tiếp tục củng cố các mối quan hệ cũ, xây dựng các mối quan hệ mới

để tăng cường thêm các đơn đặt hàng mới, mở rộng thêm các hợp đồng

mới để tăng doanh thu và góp phần nâng cao lợi nhuận cho Công ty

~ Xây dựng hệ thống những định mức tiên tiến về tiền lương, lao động,

nguyên vật liệu nhất là đưa ra các phương án dự phòng trong điều kiện

thời tiết khắc nghiệt để từ đó hạ giá thành sản phẩm nâng cao hiệu quản sản

xuất kinh doanh của Công ty trong 0lững năm tới

~ Thực hiện tinh giảm bi©d chó, đơn gián hố bộ máy quản lý, sản xuất để phù hợp với hoạt động kinh doanh của Công ty Đồng thời gia tăng hiệu

quả công tác quản lý

- Xây dựng đội ngũ và cơ chế dé thực hiện chức năng vừa là nhà thầu thi công, vừa là nhà thầu quản lý nhằm tăng hiệu quả trong sản xuất kinh

doanh

- Hoàn thi

hệ thống quy chế, nâng cao năng lực quản lý điều hành

đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi Hoàn thành nghĩa vụ tài chính với nhà

nước

Trang 35

- Giữ gìn, nâng cao uy tín, khẳng định thương hiệu của Công ty trong

nền kinh tế thị trường

~ Nâng cao uy tín, khẳng định thương hiệu của Cơng ty trong và ngồi

khu vực

- Tăng cường các biện pháp huy động, vốn cho sản xuất, đặc biệt là

nguồn vốn nhàn rỗi trong cơng nhân và ngồi Cơng ty bằng cách phát hành

cỗ phiếu

Trang 36

PHAN III

THUC TRANG TINH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KHẢ NĂNG

THANH TỐN CỦA CƠNG TY CP CƠ KHÍ SƠN LA

31 Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công tp

3.1.1 Kết quả sản xuất kinh doanh bằng chỉ tiêu hiện vật

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bằng chỉ tiêu hiện vật được thê hiện qua biểu 3.1:

Biểu 3.1: Kết quả sản xuất kinh doanh bằng một số chf tiêu hiện vật chú yếu [= TT [Nim 08 — | 05" 1

| Chỉ tiêu | ĐVT | Năm 2007 i =1 | a/466 | sản lượng | ø,u@œð | 8!) |

1 Sản phẩm cơ khí chính |] ` [ — ~~ JS Tr |

Hine ghế học sinh [ Bộ —j_ 890450 Tam 120.| T7 -TT460000 | 21186 | 12895] [G7 Bản giáo viên [3 Giường tăng | Cái | 927000 Ì “Cá j [: [1359008 - |

3400 [| — —Ƒ = | 58000 | - =]

| 4H thong kin, Em | —] |

cửa thép — — | m° _` 11.020.000 | 2.769.600 | 28,13 {19.927 280 | 719,50 | 134,47 |

[5.Tén các loại _ | m]Ị - | 3.572,680 | - - |

[LI Kinh doanh xăng đầu TT [i —— ¬=—

L1 Xăm | HH j 1.126.000 | 1.229.000] 109,15 } 1.456.000 | 118.47 mm]

2 Dầu Diezel | tit _| 2.897.000 | 3.167.000 | 109,32 | 3.231.000 | 102,02 | 105,61 | [3 Mo | Kg 177.310.0007 1.354.000 | 103,36 [1.547.000 | 114,25 108,67 |

[IL Dai ly 6.16 (cai [| 20 | 30 150,00 50 — Ï 166,67 | 158,11 | IV, Baio tao Iai xe [Nguoi [78565 (1.237 714451 | 21242 | 11271

(Nguon: P.Kinh tế t

Qua biểu 3.1 ta tưáyz tơng sản lượng của các mặt hàng của Công ty

nhìn chung đều tăng nhanh: qu4 các năm Đặc biệt là sản phẩm giường tầng,

bàn ghế học sinh, bàn giáo tô Trường Hải Tốc độ tăng cao nhất đó là

mặt hàng ô tô Trường Hải với tốc độ phát triển bình quân là 158,11% Sự

tăng trưởng của mặt hàng ô tô là sự nhanh nhạy về chất lượng phục vụ, chăm sóc khách hàng tốt của đội ngũ nhân viên, chế độ bảo hành, bảo dưỡng tốt

giúp cho mặt hàng này có chỗ đứng và cạnh tranh được với các sản phẩm

cùng loại của các Công ty khác

Tiếp đó là kinh doanh đảo tạo lái xe các hạng với tốc độ phát triển

bình quân rất cao là 57,52% Đây là mảng kinh doanh mới được phát triển trong năm 2007 Ta thấy nếu như năm 2007 mới chỉ có 856 học viên thì đến

30

Trang 37

năm 2009 là 2,124 học viên Như vậy, đây cũng là một hình thức kinh doanh

mới và có hiệu quả cao cần tiếp tục đây mạnh trong những năm sau

Ngoài ra, phải kể đến đó là sản phẩm hệ thống khuôn, cánh cửa thép cũng phát triển tương đối mạnh Trong những năm gần dây giá thành các sản

phẩm của Công ty tăng nhanh do sự tăng giá nguyên vật liệu, đặc biệt là giá

thép các loại nhưng do sự phát triển nhanh kinh tế vùng nên các sản phẩm

của Công ty tăng nhanh chóng Đặc biệt trong năm 2009 Cơng ty có được

hợp đồng bàn ghế học sinh, giường tầng của trường đại học Tây Bắc do đó

số lượng các mặt hàng này cũng tăng đột biến Ngoài ra, sự gia tăng các

cơng trình xây dựng cũng làm cho các mặt hàng từ thép tăng đáng kẻ Đó chính là lý do TĐPTBQ của mặt hàng này đạt 13447% Bên cạnh đó, các

sản phẩm dầu diesel, xăng và tôn cũng tăng ở mức khá:

Nhưng tốc độ tăng trưởng của các sản phẩm qua các năm khơng đồng

đều, ta có thể thấy rõ năm 2008 có tốc độ phát triển liên hoàn giảm nhưng,

đến năm 2009 các sản phẩm tăng rất nhanh Nhìn chung, trong cả 3 năm sản phẩm của Công ty đều tăng rất nhanh, đây là một tín hiệu tốt trong kinh doanh của Công ty Năm 2006, Cơng ty cổ phần hóa và đến năm 2007 đã có

kết quả thay đổi đáng kể và rất ôn định trong năm 2008 và năm 2009 Đặc

biệt nhất là trong năm 2007 có xuất hiện thêm một mảng kinh doanh mới, đó

là trung tâm day nghé mang/iai hiệu quả cao Như vậy, đây là một hình thức kinh doanh mới và là mản: đốt soàu mỡ cần đẩy mạnh phát triển trong những năm sau

3.1.2 Kết quả sản xuất kinh doanh bằng chỉ tiêu giá trị

Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty là vấn đề được nhiều đối

tượng quan tâm khơng chỉ có bộ phận quản lý, công nhân, chủ sở hữu mà cả

các nhà đầu tư Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty được thể hiện qua

Trang 39

Qua biểu 3.2 ta thấy TĐPTBQ lợi nhuận trước thuế là 39,68% Như

vậy, qua 3 năm tình hình sản xuất và kinh doanh của Công ty giảm đi rõ rệt Đặc biệt chú ý là năm 2007 lợi nhuận trước thuế đã giảm đi gần 80% Tuy nhiên, lợi nhuận của Công ty năm 2007 cao như vậy không phải là do sản xuất kinh doanh mà do Công ty một được Bộ tài chính

lý một khoản nợ

là 3.681.820.161 đồng Thực chất lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh của

Công ty chỉ có 335.380.414 đồng Qua năm 2009, lợi nhuận trước thuế vẫn giảm nhưng tốc độ giảm chậm chỉ còn giảm 23,75% sơ Với năm 2008 ứng với 197.781.029 đồng Lợi nhị

của Công ty giảm như vậy là do khủng, hoàng kinh tế chung của thế giới tác động vào nước ta làm cho giá của

nguyên liệu đầu vào tăng mạnh đặc biệ

là giá thép liên tục tăng rất nhanh

nhất là trong năm 2008 Do đó, ta có thể thấy rằng Công ty đã bước đầu kiểm sốt được tình hình khủng hoảng của mình

Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm có lợi nhuận thuần từ hoạt

động kinh doanh và lợi nhuận khác Tỷ trọng của lợi nhuận từ các hoạt động

khác của Công ty rất cao trong tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh

nghiệp Đặc biệt, trong năm 2007, năm 2008 lợi nhuận khác chiếm 91,19% và

85,07% trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp Lợi nhuận thuần từ hoạt động

kinh doanh chỉ chiếm một tứ rzooe Íchá khiêm tốn chưa đến 10% (năm 2007) và

14,93% (năm 2008) Một dorrjt nghiệp thu được lợi nhuận chủ yếu không phải từ hoạt động kinh doanh mà từ các hoạt động khác thì khơng ồn định, rủi ro cao Năm 2007 Công ty được Bộ tài chính xử lý một khoản nợ khá lớn và một phần là thanh lý, nhượng bán các tài sản như máy cắt hơi, máy cán tôn, máy bào, Năm 2008 thu nhập khác của Công ty cũng khá cao là do trong năm 2008 Công ty nhận khai thác thuê mỏ Niken tại Phù Yên Sơn La nhưng đến năm 2009 hoạt động này tạm ngừng Đây thực chất không phải là các khoản thu

do sản xuất, không gắn với hoạt động kinh doanh nên không, thể coi là kinh

Trang 40

doanh có hiệu quả Đến năm 2009, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đã

tăng 391,82% đánh đầu của sự giảm sút tỷ trọng của lợi nhuận từ các hoạt động

khác xuống còn 23,3% Như vậy, Công ty đã bước đầu có sự điều chỉnh và dần

ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh Cơ cầu lợi nhuận đã có phần hợp

lý hơn so với những năm trước

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là khoản mục quan trọng nhất trong tổng lợi nhuận của Công ty bởi nó phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh

trong một kỳ của Công ty Trong 3 năm lợi nhuận này tăng giảm không đều, có

thể thấy năm 2008 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm 231.115.015 đồng (ứng với 65,08%) so với năm 2007, nhưng năm 2009 lại tăng rất nhanh Để làm rõ nguyên nhân này chúng ta đi nghiên cứu cụ thẻ mức độ ảnh hưởng của từng

khoản mục đến lợi nhuận hoạt động kinh doanih:

Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm đều tăng

nhưng không đều với TĐPTBQ là 123,97% Doanh thu thuần tăng nhanh vào năm

2008 và chậm đi trong năm 2009 Năm 2008, doanh thu thuần của Công ty tăng, 48,96% nhưng đến năm 2009, doanh thu thuần chỉ tăng có 3,17% Doanh thu tăng,

chủ yếu là do sự gia tăng tiêu thụ các mặt hàng ô tô, các sản phẩm cơ khí, và đào tạo

lái xe Ngoài ra, ta nhận thấy rằng trong cả 3 năm Công ty dều khơng có các khoản

giảm trừ doanh thu Đây là rốt đâu hiệu tốt vì Cơng ty khơng có các khoản giảm giá hàng bán, hay bị trả lại hàng

'Tuy doanh thu thuần trong 3 năm đều tăng nhưng do tốc độ tăng nhanh của giá

vốn nên hiệu quả kinh doanh không cao Chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoàng kinh tẾ, giá nguyên vật liệu tăng nhanh làm cho các chỉ phí sản xuất răng cao Trong 3 năm

2007-2009 TĐPTBQ của giá vốn luôn cao hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần là

5,81% Cũng giống như doanh thu thuần, giá vốn hàng bán tăng nhanh vào năm 2008 (tăng 58,55%) và dần ồn định trong năm 2009 (tăng 6,234) Như vậy, tốc độ tăng giá vốn quá cao làm cho lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh chiếm một tỷ trọng rất

Ngày đăng: 20/11/2023, 13:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN