1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tình hình tài chính tại công ty cổ phần quản lý đầu tư và xây dựng đường bộ hà nội, sơn tây hà nội

76 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 11,77 MB

Nội dung

Trang 1

c9 M(2/422/

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CO PHAN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG ĐƯỜNG BỘ HÀ NỘI

SƠN TÂY - HÀ NỘI

NGÀNH: KINH TÊ LÂM NGHIỆP

MÃ NGÀNH: 402

ee A je

Giáo viên hướng dân : TS Nguyên Quang Hà A 2

Sinh viên thực hiện _ : Phùng Thị Thu Huyền

Khoá học + 2006 - 2010

Hà Nội - 2010

Trang 2

MỤC LỤC ĐẶT VAN DE

PHAN I: CO SG LY LUA’

1 Những vấn đề cơ bản về tình hình tài chính doanh nghié

1.1 Khái niệm, bản chất, chức năng, vai trị của tài chính

1.1.1 Khái niệm

1.1.2 Bản chất của tài chính:

1.1.3 Chức năng của tài chính:

1.1.4 Vai trị của tài chính:

1.2 Mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ, nội dung, cơ sở dữ liệu của việc phân tích

tài chính doanh nghiệp

1.2.1 Mục đích, ý nghĩa phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.2 Nhiệm vụ và nội dung của phân tích tải chính doanh nghiệp 1.4 Những vấn đề cơ bản về vốn sản xuất kinh doanh

1.4.1 Khái niệm

1.4.2 Đặc điểm vốn sản xu: 1.4.3 Phân loại vốn

1.5 Các chỉ tiêu chủ yêu sử đụng trong phân tích tình hình tài chính

1.5.1 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

1.5.2 Phân tích tình hình tải chính

PHAN II: BAC DIEM CO BAN CUA CONG TY CO PHAN QUAN LY ĐẦU TƯ VÀ XAY DUNG DUONG BỘ HÀ NỘI

2.1 Lịch sử hình thành, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của cơng ty

2.2 Tình hình về cơ sở vật chất của cơng ty

2.3Tình hình lao động và tổ chức quản lý tại cơng ty

2.3.1Tình hình lao động

2.3.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

2.4 Đặc điểm sản xuất kinh doanh và quy trình sản xuất của cơng ty

Trang 3

PHAN III: NGHIEN CUU THỰC TRẠNG VÀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY

1.Đánh giá khái quát tình hình sản xuât kinh doanh của công ty

2 Phân tích tình hình tài chính của cơng ty

2.1 Phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn của công ty

2.1.1 Phân tích cơ cấu tài sản của công ty

2.1.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn

2.2 Đánh giá tình hình độc lập tự chủ về vốn

2.3 Phân tích tình hình tài trợ vôn của công ty

2.3.1 Tình hình vốn lưu chuyển

2.3.2 Nhu cầu vốn lưu chuyển

2.4 Phân tích tình hình đảm bảo vôn( theo quan điêm luân chun vơn) .4I

2.5 Phân tích hiệu quả sử dụng vối

2.5.2 phân tích hiệu quả sử dụng vôn lưu động

2.6 Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận

2.7 Phân tích các khoản phải thu, phải trả 2.7.1 Các khoản phải thu

2.7.2 Các khoản phải trả 2.7 Phân tích khả năng thanh toán

2.8 Phân tích tổng hợp nhu cầu và khả năng thanh toán

PHAN IV: MOT SO DE XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TẠI CONG TY CO PHAN QUAN LY DAU TU VA XAY DUNG DUONG BO HA NOI

1 Nhận xét chung về KQSXKD và tình hình chính của cơng ty

2 Một số ý kiến đề xuất nhằm cải thiện tình hình tài chính của công tt

2.1 Giải pháp năng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Trang 4

2.3 Tăng cường cơng tác thanh tốn các khoản phải thu, phải trả

2.4 Nâng cao khả năng huy động vốn

Trang 5

LOI CAM ON

Lời đầu tiên của luận văn tốt nghiệp, em xin chân thành cảm ơn các thầy (cô) giáo viên khoa kinh tế- Quản trị kinh doanh, đặc biệt là thầy giáo T.S Nguyễn Quang Hà đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện khóa luận:

“Nghiên cứu tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần quản lý đầu tu va

xây dựng đường bộ Hà Nội”

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến tập thê cán bộ công nhân viên của công ty Cổ phần quản lý đầu tư và xây dựng đường bộ Hà Nội đã tạo điều kiện giúp em hồn thành khóa luận tốt nghiệp nảy

Trong quá trình thực hiện luận văn của mình, do thời gian có hạn và

kinh nghiệm còn ít vì thế trong khóa luận không thể tránh khỏi những sai sót Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô trong khoa Kinh tế- Quản

trị kinh doanh

Em xin chân thành cảm on!

HàNội Ngày tháng năm 2010

Sinh viên thực hiện

Trang 6

BANG KE CHU VIET TAT Cty Công ty DN Doanh nghiệp NV Nguồn vốn TS Tài sản VLC 'Vốn lưu chuyển

NCVLC Nhu cầu vốn lưu chuyển

NVNH Nguồn vốn ngắn hạn

TSCD Tài sản cố định

ĐTDH Đầu tư dài hạn

ĐTNH Đầu tư ngắn hạn

NVCSH Nguồn vốn chủ sở hữu

TSLĐ Tài sản lưu động

VDH Vay dài hạn

HĐSXKD Hoạt động sản xuất kinh doanh

VCĐBQ Vốn có định bình quân

VLĐBQ Vốn lưu động bình quân

DIT Doanh thu thuan

VCĐ Vốn cố định

VLĐ Vốn lưu động

LNT Lợi nhuận thuần

QD Quy dinh

UBND Ủy ban nhân dân

ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đơng

GTCL Giá trị cịn lại

PTBQ Phát triển bình quân

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỀU VÀ SƠ ĐÒ 1 Danh mục bảng biểu [TT | TEN | TRANG | 1 | Bang2.1 Co sé vật chất kỹ thuất 2009 19 |

2 Bảng 2.2: Cơ câu lao động năm 2009 [20 _

3 Bảng 3.1a Kết Quả sản xuất kinh doanh | 26

4 | Bảng 3.1b Bảng KQSXKD trước và sau cỗ phần 2 — |

5 Bang 3.2a :Co cau tai san 32

6 | Bang3.2b Chi tidt hang ton kho 34 |

| Bang 3.3 :Co cau ngu6n von 37

[8 — [Bảng 3.4 Tình hình độc lập tự chủ về vốn 38

9 Bảng3.Š Tình hình vốn lưu chuyên 39

10 Bảng 3.6 Nhu câu vôn lưu chuyền 40

[11 [Bảng 3.7 Phân tích tình hình đảm bảo vốn 41 12 | Bang 3.8 Phan tich hiéu qua sit dung VCD 4

13 |Bảng3.9PhântíchhiệuquảsửdụngVLÐĐ — — ]4 |

14 | Bảng3.10 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận 46

15 | Bảng 3.11 Phân tích các khoản phải thu 49 16 | Bảng 3.12 Phân tích các khoản phải trả 52

17 | Bảng 3.13 Khả năng thanh toán 54

18 | Bảng 3.14 Tổng hợp khả năng và nhu cầu thanh toán |56

II Danh mục sơ đồ

Trang 8

DAT VAN ĐÈ

Hiện nay, cùng với sự đổi mới của nền kinh tế thị trường và sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các thành phần kinh tế đã gây ra những khó khăn và thử thách cho các doanh nghiệp Trong bối cảnh đó, để có thể khẳng định được mình mỗi doanh nghiệp cần phải nắm vững tình hình cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Để đạt được điều đó, các doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến tình hình tài chính vì nó có quan hệ trực tiếp tới hoạt

động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại

Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ thực trạng hoạt

động tài chính, kết quả sản xuất hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp cũng như xác định được một cách đầy đủ, đúng đắn nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thơng tin có thể đánh giá được tiềm năng, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như rủi ro và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp để có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu, những quyết định chính xác nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh tế, cải thiện

tình hình tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tài sản và hiệu quả sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Công ty cỗ phần quản lý và đầu tư xây dựng đường bộ Hà Nội là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập với cơ cấu nguồn vốn thuộc nhiều nguồn khác nhau: vốn vay các cỏ đông, vay ngân hàng Do vậy vấn đề tài chính đối

với sự phát triển của công ¡y hiện nay là cần thiết

* Mục tiêu nghiên cứu:

Nghiên cứu phân tích tình hình tài chính của cơng ty, từ đó đề

xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của cơng ty cơ phần

quản lý và đầu tư xây dựng đường bộ HN * Đối tượng nghiên cứu:

Trang 9

* Phạm vi nghiên cứu: Số liệu về tình hình tài chính trong 3 năm 2007-

2009

* Phương pháp nghiên cứu:

- phương pháp thu thập thông tin:

+ phương pháp kê thừa: Kê thừa các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả

hoạt động sản xuất kinh doanh và một số tài liệu liên quan đến doanh nghiệp

+ phương pháp khảo sát thực tế: phỏng vấn các cán bộ có liên quan về

sản xuất kinh doanh, thanh toan,

- Phương pháp xử lý số liệu:

+ Phương pháp thống kê tổng hợp số liệu

+ Phương pháp mô hình hóa: sử dụng các bảng biêu

Trang 10

PHAN I: CO SO LY LUAN

1 Những vấn đề cơ bản về tình hình tài chính doanh nghiệp „ bản chất, chức năng, vai trò của tài chính

êu là những quan hệ giá trị giữa doanh

nghiệp với các chủ thê trong nền kinh tế

Tài chính doanh nghiệp là mối quan hệ tài chính phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phói vả sử dụng quỹ tiền tệ trong quá trình diễn ra hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.2 Ban chất của tài chính:

- Tài chính là những mối quan hệ kinh tế trong phân phối, phản ánh

mối quan hệ về lợi ích kinh tế trong quan hệ giữa người với người trong quá

trình phân phối của cải quốc dân do họ sáng tạo ra

~ Tài chính là mơn khoa học về sự lựa chọn phương án đầu tư, nhu cầu

thị trường xã hội, của con người và khả năng đi đến quyết định sản xuất

~ Tài chính gắn liền với nhà nước, là công cụ quan trọng,

- Tài chính là quan hệ kinh tế, quan hệ tiền tệ thẻ hiện sự thống nhất

tương đối giữa hiện vật và giá trị

1.1.3 Chức năng của tài chính:

Có nhiều quan điểm khác nhau về chức năng của tải chính, nhưng quan

điểm chung nhất khi mà nền kinh tế đã chuyển sang nền kinh tế thị trường, dưới sự giám sát của nhà nước thì tài chính có 3 chức năng cơ bản sau đây:

~ Chức năng tổ chức vốn: Trong điều kiện của nền sản xuất hàng hóa, cùng với sự tồn tại của quy luật giá trị nên một doanh nghiệp muốn sản xuất

được thì trước hết phải có vốn để mua sắm máy móc thiết bị, nguyên vật liệu

xây dựng cơ sở hạ tầng và để trang trải các chi phí trong quá trình sản xuất,

quá trình sản xuất diễn ra liên tục thì vốn tiền tệ được luân chuyên không

ngừng qua các hình thức đó Vậy chức năng tổ chức vốn là một chức năng vô

Trang 11

kinh tế như: vay mượn, đóng góp tự nguyện để hình thành quỹ tiền tệ,

nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tiêu dùng phát triển kinh tế xã hội

- Chức năng phân phối: Chức năng phân phối được thực hiện dưới hai

¡ Thu nhập

của doanh nghiệp được phân phối nhằm bù đắp các yếu tố vật chất bị tiêu hao hình thức đó là phân phối bằng hiện vật và phân phối bằng giá

trong quá trình sản xuất kinh doanh như: khấu hao máy móc thiết bị, chí phí tiền lương mà doanh nghiệp đã bỏ ra, phần thu nhập còn lại được phân phối nộp cho nhà nước theo quy định dưới hình thức của các khoản thuế và phân

phôi vào quỹ của doanh nghiệp

- Chức năng giám đốc: Kiểm tra giám sát thông qua hạch tốn, phân

tích, phản ánh trung thực kết quả sản xuất kinh doanh, thực hiện nghiêm

chỉnh các luật lệ về kế toán và thống kê của nhà nước đã quy định Ở đâu có sử dụng các nguồn lực tài chính thì ở đó có giám đóc tài chính

1.1.4 Vai trị của tài chính:

~ Tài chính doanh nghiệp là một công cụ khai thác thu hút các nguồn tài chính nhằm đảm bảo nhu cầu đầu tư phát triển của doanh nghiệp

~ Tài chính doanh nghiệp có vai trị quan trọng đối với sử dụng vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả Việc tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả

được coi là điều kiện tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp, có vai trò quan trọng trong đánh giá và và lựa chọn dự án đầu tư, chọn ra dự án đầu tư tối ưu, lựa chọn và huy động nguồn vốn có lợi nhất cho hoạt động kinh

doanh, hơn nữa bố trí cơ cầu vốn hợp lý, sử dụng các biện pháp đề phát triển nhanh vòng quay vốn nâng cao khả năng sinh lời của vốn kinh doanh

~ Tài chính doanh nghiệp có vai trị làm địn bảy kinh tế, kích cầu điều

tiết sản xuất kinh doanh Vai trò này được thể hiện thông qua việc tạo ra sức

mua hợp lý khi tiêu thụ hàng hóa, cung cấp dịch vụ và thông qua hoạt động phân phối thu nhập của doanh nghiệp, phân phối quỹ khen thưởng, quỹ lương,

Trang 12

~ Tài chính doanh nghiệp là công cụ quan trọng để kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tình hình tài chính của doanh nghiệp là một tắm gương phản ánh trung thực nhất mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Thông qua các chỉ tiêu tài chính mà các nhà quản lý doanh nghiệp dé dàng nhận thấy thực trạng quá trình kinh doanh của doanh nghiệp,

phát hiện kịp thời vướng mắc, tồn tại để từ đó có những điều chỉnh các hoạt

động kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu đã định

- Tài chính đoanh nghiệp góp phần tích luỹ cho ngân sách nhà nước

một cách liên tục và ổn định

1.2 Mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ, nội dung, cơ sở dữ liệu của việc phân

tích tài chính doanh nghiệp

1.2.1 Mục đích, ý nghĩa phân tích tài chính doanh nghiệp

Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động

kinh doanh trong doanh nghiệp, nhằm giải quyết mối quan hệ phát sinh trong

quá trình sản xuất kinh doanh, được biểu hiện dưới dang hinh thai tién té Do

vậy phân tích tài chính doanh nghiệp là một nhiệm vụ quan trọng trong quản trị tài chính doanh nghiệp nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho quản lý, và là cơ sở cho việc đưa ra các quyết định tài chính đúng đắn

Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu so sanh số liệu về tài chính hiện hành với quá khứ nhằm đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh: cũng như nhưng rủi ro và triển vọng trong tương, lai của doanh nghiệp Bởi vậy, thông tin về tài chính khơng chỉ là mối quan tâm của các doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của nhiều đối tượng khác:

+ Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp, họ quan

tâm đến việc tìm kiếm lợi nhuận và khả năng thanh toán Nếu làm ăn thua lỗ,

kém hiệu quả và khơng có khả năng trả nợ, các doanh nghiệp buộc phải phá

sản

+ Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng: họ tập trung

Trang 13

năng thanh toán tốt, nguồn tài chính đổi dào họ tiếp tục cho vay Ngược lại họ

sẽ ngừng cho vay và tìm giải pháp thu hồi nợ

+ Đối với nhà cung ứng vật tư cho doanh nghiệp, họ cũng rất cần những thông tin về tài chính của doanh nghiệp để quyết định có nên tiếp tục quan hệ với doanh nghiệp hay không

+ Đối với nhà đầu tư: Các nhà đầu tư là người giao vốn của mình cho

doanh nghiệp quản lý và như vậy có những rủi ro vì vậy họ cần những thông

tin về mức độ rủi ro, thời hạn thu hồi vốn, khả năng sinh lời và khả năng

thanh toán của doanh nghiệp để đưa ra quyết định đầu tư hay ngừng đầu tư

+ Đối với cơ quan quản lý và người lao động: thuế, thống kê, cơ quan tài chính, cả người lao động rất quan tâm đến lợi ích và nghĩa vụ của doanh

nghiệp với họ

1.2.2 Nhiệm vụ và nội dung của phân tích tài chính doanh nghiệp 1.2.2.1 Nhiệm vụ

Căn cứ vào những nguyên tắc của tài chính doanh nghiệp để thực hiện mộ số nhiệm vụ:

~ Đánh giá thực trạng và triển vọng tài chính

~ Vạch rõ những mặt tích cực của việc thu chỉ tiền tệ, xác định nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố

~ Đề ra các biện pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.2.2 Nội dung phân tích tài chính

Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu so

sánh số

về tài chính hiện hành với quá khứ nhằm đưa ra những đánh giá về tình hình tài chính của doanh nghiệp Phân tích tài chính doanh nghiệp

được thực hiện ở các nội dung:

~ Đánh giá khái quát tình hình tài chính thơng qua mối quan hệ kinh tế giữa các khoản mục trong bảng cân đối kế toán

Trang 14

~ Phân tích tình hình đầu tư và tài trợ vốn

~ Phân tích hiệu quả của các hoạt động kinh doanh

~ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động và vốn cố định

~ Phân tích tình hình đảm bảo vốn và khả năng thanh toán 1.2.2.3 Cơ sở dữ liệu đề phân tích

- Bảng cân đối kế toán( B01- DN)

~ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh( B02-DN) - Thuyết minh báo cáo tài chính( B09- DN)

~ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

~ Bang kê có liên quan

1.4 Những vấn đề cơ bản về vốn sản xuất kinh doanh

1.4.1 Khái niệm

Quá trình sản xuất kinh doanh là sự kết hợp cơ bản, gồm có sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động Để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải ứng trước một số tiền nhất định để mua sắm, dự trữ và trang trải các hao phí cần thiết cho các hoạt động của mình Tồn bộ số tiền

ứng trước đó gọi là vốn sản xuất kinh doanh

1.4.2 Đặc điểm vốn sản xuất

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, số vốn được ứng trước luôn vận động

và thay đổi hình thái Nó dược biểu hiện cả dưới hình thái tiền tệ và hình thái

giá trị của vật tư hàng hóa, cả đưới hình thái vật chất cụ thể và khơng có hình

thái vật chất cụ thể Tuy nhiên, về bản chất cũng như hình thức, vốn sản xuất

đều được biểu hiện bằng tiền của các tài sản được đầu tư vào kinh doanh dé đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp Chu kỳ vận động của vốn tiền tệ trong quá trình sản xuất xã hội nói chung và quá trình sản xuất kinh doanh nói riêng có thể khái quát như sau:

Trang 15

1.4.3 Phân loại von ~ Theo nguồn hình thành:

+ Vốn chủ sở hữu: là vốn thuộc chủ sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp khơng có cam kết và nghĩa vụ phải thanh toán chúng như một khoản

nợ

+ Vốn vay: Là những loại vốn do doanh nghiệp huy động được để bổ sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình thơng qua các

quan hệ tín dụng, thanh tốn

~ Theo nội dung vật chất:

+ Vốn có định: là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, biểu hiện bằng tiền của TSCĐ được sử dụng trong doanh nghiệp nhằm thực hiện hoạt

động sản xuất kinh doanh với mục đích thu lợi nhuận

+ Vốn lưu động: Là bộ phận của của vốn sản xuất, là biểu hiện bing tiền của TSLĐ trong sản xuất và TSLĐ trong lưu thơng Đây có thể coi là số tiền ứng trước để mua sắm TSLĐ của doanh nghiệp trong quá trình SXKD 'VLĐ vận động không ngừng qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất

1.5 Các chỉ tiêu chủ yếu sử dụng trong phân tích tình hình tài chính 1.5.1 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Lợi nhuận thuần

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu=_ ——————————— x100

Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này thể hiện trong 100 đồng doanh thu mà doanh nghiệp thu được có bao nhiêu đồng lợi nhuận, dùng để đánh giá quá trình hoạt động kinh doanh

1.5.2 Phân tích tình hình tài chính

1.5.2.1 Phân tích khả năng độc lập tự chủ về tài chính

Vốn chủ sở hữu

Tỷ suất tài trợ =

Trang 16

Tỷ suất này cho thấy mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp với vốn kinh doanh của mình, tỷ suất này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có nguồn vốn tự có, nguồn vốn tự có lớn, tính độc lập cao đối với các khoản nợ

1.5.2.2 Phân tích tình hình tài trợ vốn của doanh nghiệp

* Vốn lưu chuyển( VLC)

VLC= NVDH - TSCĐ và ĐTDH= (NVCSH+ VDH)- TSCĐ và DTDH= TSLD va DTNH- NVNH

Ta thấy rằng có 2 nhân tố ảnh hưởng đến VLC là nguồn vốn dài han va TSCĐ & ĐTDH hoặc TSLĐ & ĐTNH và các khoản nợ ngắn hạn Trường hợp có VLC nghĩa là doanh nghiệp có nguồn tài trợ đem lại sự ôn định và an toàn cho phép doanh nghiệp có khả năng đương đầu với những rủi ro có thê xảy ra như việc phá sản của khách hàng lớn, việc cắt giảm tín dụng của các

nhà cung cấp kể cả việc thua lỗ nhất thời

* Nhu cầu vốn lưu chuyển (NCVLC) xác định như sau:

NCVLC= tồn kho + các khoản phải thu — các khoản phải trả

Nếu VLC>NCVLC điều đó chứng tỏ doanh nghiệp thừa vốn lưu

chuyển để đáp ứng nhu cầu vốn lưu chuyền, nó thể hiện khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp là tốt trong khi vẫn đảm bảo khả năng thanh tốn các khoản tín dụng ngắn hạn Ngược lại VLC< NCVLC thì doanh nghiệp đang rất gặp khó khăn về lchả năng thanh tốn, địi hỏi muốn tổn tại thì doanh nghiệp cần nhanh chóng thốt khỏi tình trạng này

1.5.2.3 Phân tích tình hình đảm bảo vốn theo quan điểm luân chuyển vốn Theo quan điểm này, tài sản ban đầu gồm tài sản ngắn hạn ban đầu và tài

sản dài hạn ban đầu của doanh nghiệp được hình thành trước hết bằng nguồn vốn chủ sở hữu, nghĩa là doanh nghiệp sử dụng, số vốn chủ sở hữu của mình để tài trợ tài sản ban đầu phục vụ cho hoạt động kinh doanh Số tài sản ban

đầu này không bao gồm số tài sản trong thanh toán( khoản bị chiếm dụng)

Mối quan hệ thể hiện đẳng thức cụ thể:

Trang 17

Về trai > về phải đồng nghĩa với số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp lớn hơn tài sản ban đầu Do vậy, số vôn chủ sở hữu của doanh nghiệp dư thừa, không sử dụng hết bị chiếm dụng

Về trái< về phải đồng nghĩa với số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp

nhỏ hơn tài sản ban đầu Do vậy để có số tài sản ban đầu phục vụ cho hoạt

động kinh doanh cần đi vay hoặc chiếm dụng từ bên ngoài

Để quyết định sự thành bại trong kinh doanh ngoài việc phải có đầy đủ vốn còn phải sử dụng vốn làm sao cho hiệu quả Thừa vốn sẽ dẫn đến tình

trạng ứ đọng, vốn và bị đơn vị khác chiếm dụng Thiếu vốn khiến cho doanh

nghiệp không thể tiếp tục sản xuất Vì vậy để chủ động trong sản xuất doanh nghiệp cần xác định được tình hình thừa thiếu vốn của mình Khi vốn chủ sở hữu không đáp ứng đủ nhu cầu về vốn doanh nghiệp được phép đi vay về bổ sung vốn kinh doanh Loại trừ các khoản vay quá hạn thì các khoản vay ngắn

hạn trung hạn và dài hạn chưa đến hạn trả, dùng cho hoạt động sản xuất kinh

doanh đều được coi là khoản vay hợp pháp Ta có cân đối sau đây

Cân đối:

B.Nguồn vốn + A Nguồn vốn( + I,) = A Tài sản(+ II+IV+ Vì) + B Tài sản(I+IV+V)

+ Nếu về trái > Về phải: Số vốn chủ sở hữu và vốn vay hợp pháp hiện có của doanh nghiệp lớn hơn số tài sản ban đầu, tức là không sử dụng hết số

vốn hiện có Do vậy, doanh nghiệp bị chiếm dụng von

+ Nếu về trái < vé phải: Lượng tài sản ban đầu của doanh nghiệp lớn hơn số vốn chủ sở hữu và vốn vay hợp pháp Do vậy để có đủ tài sản phục vụ cho nhu cầu kinh doanh, doanh nghiệp buộc phải đi chiếm dụng vốn trong thanh toán( chiếm dụng hợp pháp và bất hợp pháp)

1.5.2.4 Đánh giá tình hình đầu tư cúa doanh nghiệp * Tỷ suất đầu tư dài hạn

Tai san dai han

Tỷ suất đầu tư dài han= ———————_ x 100 Tổng tài sản

Trang 18

Chỉ tiêu này có tác dụng đánh giá thực trạng trang bị TSCĐ và ĐTDH đã

hợp lý chưa để có giải pháp điều chỉnh *Tÿ suất tài trợ về TSDH

Nguồn vốn chủ sở hữu

Tỷ suất tài tg ve TSDH = ——————————————— x 100 Tài sản dài hạn

Chỉ tiêu này cho phép đánh giá tình hình đầu tư tài sản cố định hữu

hình băng nguôn vôn chủ sở hữu

* Ty suất tài trợ: tỷ suất này cho thây mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp với vốn kinh doanh của mình, tỷ suất này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có nguồn vốn tự có lớn, tính độc lập cao đối với các khoản nợ và

ngược lại

Nguồn vốn chủ sở hữu Tỷ suất tài trợ =

Tổng nguồn vốn

Tỷ suất này 40-50% được coi là chấp nhận được Đây là mức phổ biên

ở Việt Nam Từ 50%-80% DN đủ vốn; 10- 40% DN thiếu vốn, khả năng chủ động tài chính thấp

1.5.2.5 Phân tích cơ cấu vốn và nguồn vốn

* Phân tích cơ cấu vồn( Tài sản)

Cơ cấu tài sản là chỉ tiêu phản ánh giá trị tài sản của từng loại tài sản

của từng loại bộ phận chiêm trong toàn bộ giá trị tài sản của doanh nghiệp,

chỉ tiêu này được biểu hiện bằng tỷ trọng tài sản

Yi

đị =———x100

Lyi

Trong đó:

đị: Tỷ trọng tài sản của loại tài sản ¡ ( bộ phận i)

yi: Gia tri tài sản loại i( bộ phận ¡)

Trang 19

Phân tích cơ cấu tài sản để thấy được mức độ hợp lý của tài sản trong các khâu nhằm giúp người quản lý điều chỉnh kịp thời những tài sản tồn đọng bất hợp lý

* Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Cơ cấu nguồn vốn phản ánh giá trị của từng bộ phận nguồn vốn hình

thành tài sản so với tổng nguồn vốn, được phản ánh bằng chỉ tiêu tỷ trọng

nguồn vốn

Yi

d= x 100

DLYi

Trong đó: dị: tỷ trọng bộ phận của nguồn vốn ¡

yg: gid trị nguồn hình thành vốn Joai i

Nghiên cứu cơ cấu vốn cho phép ta nhận biết được tình hình phân bổ nguồn vốn có hợp lý khơng, tình hình cơng nợ và tính khẩn trương của của

việc chỉ trả công nợ của doanh nghiệp

1.5.2.6 Phân tích khả năng thanh tốn

Tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh rõ nét hiệu

quả của cơng tác tài chính Nếu hoạt động tài chính tốt sẽ Ít cơng nợ, khả năng

thanh toán đồi dào, Ít đi chiếm dụng vốn cũng như ít bị doanh nghiệp khác

chiếm dụng vốn Doanh nghiệp luôn luôn duy trì một mức vốn luân chuyển

hợp lý để đáp ứng các khoản nợ đến hạn kịp thời để đảm bảo quá trình sản

xuất kinh doanh Sử dụng một số chỉ tiêu:

* Phân tích các chỉ tiêu về tình hình thanh toán

- Hệ số thanh toán tổng quát: là mối quan hệ giữa tài sản hiện có với

tổng ng phai tra( ng dài hạn, nợ ngắn hạn)

Tổng tài sản Hig =

Tổng nợ phải trả

Trang 20

Hệ số này >2 tốt ; từ 1,5-2 bình thường; 1-1,5 khó khăn; <1 rất khó

khăn

- Hệ số thanh toán tức thời

Hy)

Tiền và các khoản tương đương tiền

He

Tông nợ ngắn hạn

Nếu: Hị >0,5 khả năng thanh toán tốt; từ 0,3- 0,5: tình hình thanh toán tương đối khả quan; từ 0,15- 0,3: doanh nghiệp gặp khó khăn trong thanh

toán.Tuy nhiên nếu hệ số này quá cao, vốn bằng tiền quá nhiều gây ứ đọng

vốn, vòng quy vốn chậm và hiệu quả sử dụng vốn kém

- Hệ số thanh toán nhanh( Hạ)

Tiền† các khoản phải thu† đầu tư tài chính ngắn hạn

Ayn =

Téng nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán thực của doanh nghiệp được tính tốn dựa trên TSLĐ có thể chuyển đổi thành tiền dé đáp ứng yêu cầu thanh toán cần thiết Khơng có cơ sở để yêu cầu chỉ tiêu này lớn hơn 1 vi trong khoản nợ ngắn hạn có những khoản đã đến ngày trả thì mới có nhu cầu

thanh toán nhanh, những khoản chưa đến hạn thì chưa có nhu cầu thanh tốn

ngay Nhưng nhìn chung chỉ tiêu này bằng I là lý tưởng.Từ 0,5-I ở mức bình thường; 0,3- 0,5 khó khăn trong thanh tốn

~ Hệ số thanh toán ngắn hạn( tạm thời) Tổng TSLĐ

H=

Tổng nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa TSLĐ với nợ ngắn hạn, nhằm đo lường khả năng đảm bảo thanh toáns các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động của công ty Hệ số nảy càng lớn thì khả năng thanh toán của doanh

nghiệp càng cao, tình hình tài chính lành mạnh, doanh nghiệp ít lệ thuộc vào

Trang 21

nguồn tài trợ ngắn hạn Đây là một chỉ tiêu phản ánh khái quát khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và mang tính chất hình thức Bởi vì khi tài sản lưu đông của

công ty > nợ ngắn hạn cũng chưa chắc tài sản lưu động của công ty đủ đảm bảo thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn nếu như tải sản này luân chuyển

chậm, chẳng hạn tồn kho ứ đọng không tiêu thụ được, các khoản phải thu ứ đọng khơng thu tiền được Vì vậy khi phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn trên cơ sở đảm bảo TSLĐ cần phân tích chất lượng của các yếu tố TSLĐ của công ty: kỳ thu tiền bình qn, vịng quay hàng tồn kho Hệ số này >1,5 tốt; từ

1-1,5 bình thường chấp nhận; 0,5- 1 khó khăn

- Phân tích môi quan hệ giữa nhu cầu thanh toán và khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Hệ số khả năng thanh toán phản ánh mối quan hệ giữa nhu cầu thanh

toán và khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Nhu cầu thanh toán (Khoản phải thanh toán)

He

Khả năng thanh toán ( Có khả năng thanh toán)

Khả năng thanh toán bao gồm tat cả các tài sản mà doanh nghiệp có khả năng thanh toán theo giá thực tại thời điểm nghiên cứu Nhu cầu thanh tốn

gồm các khoản cơng nợ ngắn hạn, dài hạn được sắp xếp theo thứ tự thời hạn thanh toán: chưa đến han, dén han, quá hạn

Hy <1 thi doanh nghiệp có khả năng thanh tốn

Hạ, >1 Thì doanh nghiệp khơng có khả năng thanh tốn

1.5.2.7 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn

~ Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vôn cố định +Hệ số sử dụng vốn cố định

DTT trong ky

Hệ số SDVCĐ =

VCĐBQ

Trang 22

Chỉ tiêu này phản ánh với 1 đồng VCDDBQ trong kỳ thì làm ra bao nhiêu đồng DTT +Hệ số đảm nhận vốn cố định VCĐB Hệ số dam nhan VCD = XDTT trong ky

Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng DTT cần bao nhiêu đồng vốn cố định

bình quân

Lợi nhuận thuần từ HĐSXKD

+ Tỷ suất sinh lời VCD=

VCĐBQ

Chỉ tiêu này phản ánh số tiền lãi thu được trên một đồng vốn có định bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ kha nang str dung VCD ngày càng cao, vì vậy để nâng cao hệ số này cần nang cao mức lãi, mặt khác cần sử dụng hợp lý VCĐ bằng cách giảm tuyệt đối những tài sản cố định thừa, không cần dùng Đồng thời phát huy và khai thác tối da năng lực sản xuất của tài sản cố định

* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

+ Sức sản xuất vốn lưu động

XDTT

Sức sản xuất vốn luu động =

VLĐBQ

Chỉ tiêu này phản ánh cứ bỏ ra 1 đồng vốn lưu động thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu

+ Sức sinh lời VLĐ

LNT Sức sinh lời VLD =

VLĐBQ

Trang 23

Chỉ tiêu này phản ánh cứ bỏ ra 1 đồng vốn lưu động thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận + Hệ số đảm nhận VLD VLĐBQ Hệ số đảm nhan VLD = XDTT

Hệ số này càng nhỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao tốc độ chu chuyên vốn nhanh và ngược lại

1.5.2.8 Phân tích kha nang thanh tốn thông qua các hệ số * Vòng quay các khoản phải thu( Lụ)

Doanh thu thuần

Lin=

Số du BQ các khoản phải thu

Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của các khoản phải thu và hiệu quả

của việc thu hồi nợ Nếu các khoản phải thu được thu hồi nhanh thì số vịng ln chuyển các khoản phải thu cao và cơng ty ít đi chiếm dụng vốn, nhưng

nếu số vòng luân chuyển các khoản phải thu quá lớn sẽ cho biết phương thức

thanh toán quá chặt chẽ làm ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu thụ

* Kỳ thu tiền bình quân

K,=360/ Lụ

Chỉ tiêu này cho biết thời gian cần thiết để thu được các khoản phải thu Nếu số ngày này nhỏ hơn số ngày bán chịu quy định cho khách hang thì chứng tỏ việc thu hồi nợ đạt kết quả tốt về thời gian

Trang 24

PHAN II: DAC DIEM CƠ BAN CUA CONG TY CO PHAN QUAN LY DAU TU VA XAY DUNG DUONG BO HA NOI 2.1 Lịch sử hình thành, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty

Công ty cé phan quản lý và đầu tư xây dựng đường bộ Hà Nội tiền thân là

Công ty Quản lý sửa chữa đường bộ II- Hà Tây là một doanh nghiệp nhà nước

được thành lập từ tháng 4/ 1979, ngày đầu thành lập công ty quản lý sửa chữa

đường bộ II- Hà Tây có tên là “ Đội bảo dưỡng số 4” trực thuộc sở giao thông Hà Nội Tháng 12/ 1985 công ty được đổi tên thành “ Xí nghiệp cầu đường số 3°" vẫn trực thuộc sở giao thông Hà Nội Từ thời gian này đến thánh 9/1991

đơn vị đã cùng với ngành giao thông Hà Nội, cũng như các doanh nghiệp

trong cả nước bước vào giai đoạn chuyển đổi cơ chế thị trường, xóa bỏ chế độ quan liêu bao cấp sang chế độ hạch toán độc lập theo cơ chế định hướng XHCN Xí nghiệp đã đạt được những kết quả đáng kể về giá trị sản lượng, ổn định việc làm, thu nhập đời sống cán bộ công nhân viên của xí nghiệp được tăng lên

Từ tháng 8 năm 1999 Công ty đổi tên thành Công ty Quản lý sửa chữa đường bộ II- Hà Tây theo quyết định số 753/1999/QĐ- UB ngày 20/8/1999

của UBND tỉnh Hà tây và mới cỗ phần hóa theo quyết định số 2428/ QD-UB

ngày 14/12/2007 của UBND tỉnh Hà Tây Ngày 1/7/2008 Công ty thực hiện

chuyên đổi doanh nghiệp nha nước sang cổ phần hóa theo lộ trình cỏ phần

hóa của nước ta Hiện nay, cơng ty đã chính thức đổi tên thành Công ty Cổ

phần Quản lý và Đầu tư xây dựng đường bộ Hà Nội theo quyết đỉnh số 0303001299 cấp ngày 2/7/2008 do sở đầu tư Hà Tây cấp

Trụ sở chính: Km0+ 300QI21 thuộc phường Quang trung, thị xã Sơn

tây, Hà nội

Kể từ ngày thành lập cho đến nay mặc dù công ty đã nhiều lần đổi tên nhưng vẫn với nhiệm vụ quản lý sửa chữa và xây dựng đường bộ, 30 năm qua công ty đã đạt được sự tăng trưởng nhiều mặt

Trang 25

Ngành nghề kinh doanh của công ty bao gồm:

+ Quản lý, sửa chữa, khai thác sửa chữa thường xuyên, khai thác cầu

đường bộ và các cơng trình phụ trợ giao thông,

+ Quản lý, thu phí cầu, phí đường bộ, đảm bảo giao thông,

+ Xây dựng các cơng trình giao thơng, dân dụng, công nghiệp thủy lợi

cầu cảng

+ Tư vấn giám sát thi cơng trình xây dựng

+ Sản xuất thiết bị hỗ trợ giao thông, các cầu kiện bêtông đúc sắt

+ Kinh doanh, cho thuê máy móc, phương tiện vận tải, máy và thiết bị xây dựng

+ Đại tu, sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị xây dựng + Kinh doanh vật liêu xây dựng, thiết bị lắp đặt trong xây dựng + Cho thuê kho bãi lưu trú hàng hóa, bến bãi đỗ xe

+ Kinh doanh máy móc thiết bị văn phịng

Nhưng nhiệm vụ chủ yếu của công ty là quản lý và sửa chữa thường xuyên cầu, đường Các cơng trình cầu đường được tiến hành thi công theo đơn đặt hàng cụ thể có bản thiết kế kỹ thuật riêng theo từng khách hàng yêu cầu Khi thực hiện hợp đồng theo đơn đặt hàng của khách hàng thì đơn vị xây dựng phải thỉ công và bản giao đúng tiến độ, đúng thiết kế đảm bảo chất lượng cơng trình Sản phẩm của cơng ty có đặc điểm là không di chuyền được mà cố định ở một nơi sản xuất, đồng thời cũng là chịu ảnh hưởng trực tiếp của

địa hình, địa chất, khí hậu của nơi sản xuất ra sản phẩm

Công nghệ sản xuất làm đường láng nhựa

Phá dỡ mặt đường cũ—> rải đá4*6 làm nền—> san phẳng —> lu chặt—>đồ đá dăm — lu chặt—> tưới nhựa nóng chảy phủ lớp đá mạt

Trang 26

2.2 Tình hình về cơ sở vật chất của công ty

Bang 2.1: Cơ sở vật chất của cơng ty tính đến 31/12/2009

Don vi tinh: ng | Tscp | oO | Gia tricin | Tỷlệ

| | Nguyên giá | lại GTCL(%)

| so

m Noe cửa, vật i | 2.544.636.435

trút Ty Trong(™%) |S

Ty Trong(%) 838.170.263 32,94

Ị” | “| 40/22

t thai Giá t t ———T— a aie

| Máy móc thiết bị _ | Giáị giìs3558i0g0

| TID — 206.224.186 10,04

| 32,46

[Phuong tien | Gidtr] | 1.623.699.137 |

J} 413,902,220 25,49 TT(%) 25,67 TSCĐ khác 104.686.667 1% 68816167 62,87 |1) 1,65 Tổng —_ ean _ 524.112.836 | 24,09

: Phịng kế tốn tai chinh | Qua biểu ta nhận thấy rằng giá trị còn lại của TSCĐ chiếm 24,09% 'TSCĐ của công ty đã cũ Trong đó, máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng 32,46% và giá trị còn lại của máy móc thiết bị là 10,04% điều này cho thấy máy móc thiết bị của công ty đã quá cũ và lỗi thời Do đó, để tạo được sản phẩm có chất lượng tốt cơng ty cần thay đổi công nghệ, mua sắm thêm những thiết bị

mới

Nha cửa, vật kiến trúc của công ty đã đưa vào sử dụng trong thời gian dài

nên đã cũ giá trị còn lại 32,94% Điều này ảnh hưởng đến quá trình kinh

doanh của công ty

Phương tiện vận tải chiếm 25,67% trong tổng tài sản, giá trị còn lại 25,49% điều này cho thấy phương tiện vận tại của công ty đã cũ giá trị trị còn lại thấp

Với TSCĐ khác chiếm 1,65% tổng giá trị TSCĐ, giá trị còn lại 62,87%

Như vậy về tổng thể tình hình tài sản của công ty nhìn chung là tương đối cũ và lạc hậu, do đây chủ yếu là những tài sản mà công ty đầu tư từ khi công

Trang 27

ty còn là doanh nghiệp nhà nước Sau khi chuyển đổi cổ phần hóa, cơng ty đã

và đang dần dẫn chú ý đến đầu tư thêm nhưng với số lượng không lớn Các

máy móc thiết bị của Công ty đã cũ, qua tu bổ nên hiệu quả sử dụng không

cao làm ảnh hưởng đến năng lực sản xuất của công ty Để đảm bảo công tác

thi cơng tốt địi hỏi cơng ty phải tu bổ, sửa chữa máy móc thiết bị hiện có và

đầu tư thêm máy móc thiết bị mới để nâng cao năng suất

2.3Tình hình lao động và tỗ chức quản lý tại cơng ty

2.3.1Tình hình lao động

Bảng 2.2: Cơ cấu lao động của công ty năm 2009

Tr Chỉ tiêu Tổng số | Tỷ trọng(%) I LD gian tiép 30,86 1 |DH,CD | 35 20 toe iil 1 2 | Trung cấp | 14 8 3 5 2,86 " 121 69,14 1 19 10,86 [2 16 9,14 3 20 11,43 [4 ñ 4 5 17 9,71 6 19 10,86 23 13,14 Tổng cộng 175 100 Tỷ lệ(%) 100 Ngn: Phịng tơ chức- hành chính

Từ biểu 2.2 ta có thể nhận thấy rằng lực lượng lao động của công ty hiện nay là 175 người Lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng 69,14% so với tổng lao động tồn cơng ty Đặc điểm này phù hợp với đặc thù sản xuất ngành xây dựng Lao động có tay nghề cao chiếm tỷ trong khá lớn trong tổng số lao

Trang 28

động trực tiếp: công nhân bậc 7 chiếm 13,14%, bậc 6 chiếm 10,86%, bậc 5 chiếm 9,71%, bậc 4 chiếm 4% Bên cạnh đó thì hiện nay cơng ty đã tuyển thêm lao động mới có trình độ và năng lực thé hiện ở tỷ trọng công nhân bậc

1,2và 3 chiếm tỷ trọng lần lượt là 9,71%; 9,14% và 11,43% tương đối cao Lao động gián tiếp chiếm 30,86% trong tổng số lao động, trong đó trình độ đại học cao đẳng chiếm 20%, trung cấp 8% còn lại là công nhân Qua đây phản ánh được chất lượng lao động gián tiếp của công ty là tương đối cao Số

cán bộ làm công tác quản lý có tuổi đời gần 50 tuổi có nhiều năm kinh

nghiệm Hiện nay, công ty đang chú trọng cả 2 mặt: nâng cao trình độ quản lý cán bộ công nhân viên, tay nghề lao động được cải thiện nhằm giúp cho bộ máy của công ty hoạt động hiệu quả

2.3.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Theo điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty được bộ chủ quản phê duyệt, bộ máy quản lý của công ty bao gồm: Giám đốc, 2 Phó giám đốc, 4 phòng chức năng, 6 đội quản lý và sản xuất

* Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận

- Đại hội đồng cỗ đông( ĐHĐCP): bao gồm toàn bộ các cổ đông quy định trong diều lệ, là nơi có quyền lực cao nhất quyết định đến những vấn đề liên quan đến chiến lược của công ty Các quyết định của ĐHĐCĐ được ban hành thông qua nghị quyết của ĐHĐCĐ về các vấn đề, miễn nhiệm thay thé hội đồng quản trị, ban kiểm soát

- Hội đồng quản trị: thực hiện quyết định của ĐHĐCĐ, hoạt động tuân

thủ theo pháp luật và điều lệ công ty Chủ tịch hội đồng quản trị là giám đốc - Ban giám đốc gồm Giám đốc và 2 phó giám đốc

+ Giám đó,

là người đại diện hợp pháp của công ty chịu trách nhiệm

trước nhà nước, cấp trên và toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Đồng thời cũng trực tiếp chịu trách

nhiệm quan hệ với cơ quan ban ngành trên mọi lĩnh vực khách hàng, phụ

Trang 29

lưu trữ Là người kí kết tồn bộ hợp đồng báo cáo công văn, thư từ ra bên

ngoài, trừ phần đã ủy quyền cho cán bộ cấp dưới quy đỉnh cụ thể Không chỉ vậy, giám đốc còn là người đề cử các chức vụ trong công ty, đưa ra các quyết

định thi đua khen thưởng, kỷ luật, tuyển dụng công nhân viên

+ Các phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc, có thể thay giám đốc điều hành sản xuất, tổ chức quá trình sản xuất theo các định mức kinh tế, kỹ thuật, đào tạo bồi dưỡng cán bộ và công nhân phù hợp với nhu cầu của

công ty Hiện nay, công ty có 2 phó giám đốc là: Phó giám đốc nội chính và Phó giám đốc kỹ thuật

Đại hội cỗ đông

' Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát {

»ị Bangiám đốc Phòng Phịng Phịng

kỹ thuật tơ chức quản lý

kế hành giao hoạch chính thơng, + TT + ¥ Ỷ + jf yo |,

Đội Đội Đội Đội Đội Đội

1 2 3 4 5 6

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của cơng íp

Trang 30

Ghỉ chú:

- :Quan hệ kiểm tra giám sát

Se : Quan hệ tham mưu giúp việc

—=———> : Quan hệ chỉ huy trực tuyến

- Ban kiểm soát: là cơ quan thay mặt các cổ đông giám sát hoạt động của hội đồng quản trị và ban giám đốc

- Các phòng ban:

+ Phịng tài chính kế tốn: Là bộ phận chuyên môn nghiệp vụ, tham

mưu giúp giám đóc trong việc tổ chức, chỉ đạo, thực hiện chính sách kinh tế

trong công ty Chỉ đạo thực hiện kiểm kê và hạch toán kinh tế nhằm tiết kiệm

chỉ phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh trong công việc sử dụng tài sản, vật tư,

tiền vốn, phát hiện lãng phí trong kinh doanh, định kì lập báo cáo về kết quả tài chính của cơng ty, thực hiện nghĩa vụ thanh tốn với nhà nước

+ Phịng kỹ thuật kế hoạch: Có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo trong xây dựng và thực hiện chỉ đạo kế hoạch kinh tế, kĩ thuật tài chính cơng ty, nhận hồ sơ thiết kế, nghiên cứu xem xét phát hiện, bổ sung những thiếu xót, kiểm tra chất lượng các cơng trình xây dựng Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh,tìm kiếm việc làm, tham gia đấu thầu các cơng trình, ký hợp đồng thi

công các cơng trình, quyết tốn các cơng trình với bên đối tác và nội bộ cơng

ty

+ Phịng tổ chức hành chính: Là phịng có nhiệm vụ tham mưu cho

giám đốc, giúp hoạch định tô chức nhân sự, theo dõi cán bộ nhân viên, sắp

xếp bố trí lao động phù hợp với tình hình sản xuất thi công các cơng trình,

quản lý điều động xe, cơng tác hành chính trong cơng ty

+ Phịng quản lý giao thơng: Có trách nhiệm theo dõi khối lượng công

việc các đội duy tu thực hiện hàng ngày, kiểm tra việc duy tu sửa chữa thường xuyên câu, đường bộ và an toàn giao thông

- Các đội sản xuất: có 6 đội trong đó đội 1, 2, 3, 4 có nhiệm vụ quản lý

đuy tu sửa chữa thường xuyên, đội 5, 6 là các đội cơng trình xây dựng cơ bản

Trang 31

2.4 Đặc điểm sản xuất kinh doanh và quy trình sản xuất của cơng ty

Với nhiệm vụ quản lý và sửa chữa thường xuyên cầu đường là chủ yếu, hiện nay công ty công ty được giao sửa chữa nhiều km đường và cầu các loại, bên canh đó cơng ty còn được giao nhiệm vụ trung tu, đại tu, xây dựng cơ bản

trên phạm vi các tuyến đường do công ty quản lý, được phép tham gia sửa

chữa, xây dựng các cơng trình giao thông theo hợp đồng, don da hàng Về

quy trình cơng nghệ, giao thông vận tải là một ngành sản xuất vật chất mang những đặc tính riêng biệt khác với ngành sản xuất khác, sự khác biệt đó ảnh

hưởng đến cơng tác hạch toán, quản lý trong các đơn vị xây dựng cầu đường Sản phẩm của công ty là những chiếc cầu, con đường có tính chất đơn chiếc, quy mô sản xuất lớn, kết cấu phức tạp, thời gian sản xuất dài, hơn nữa dễ chịu

ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết, địa hình, địa chất của nơi đặt sản phẩm vì

vay trong quá trình thi công phải thường xuyên đï chuyển máy móc, thiết bi, phương tiện vận tải theo địa điểm đặt sản phẩm Bởi thế công tác hạch toán,

quản lý, sử dụng vật tư tài sản rất phức tạp

Để việc tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì việc bố trí bộ máy quản lý phù hợp với điều kiện của công ty là hết sức quan trọng và cần thiết, hơn nữa cần phối hợp các biện pháp theo vùng, địa phương nhằm đạt mục đích sản xuất của đơn vị

2.5 Phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh trong những năm tới

Xuất phát từ tình hình thục tế, công ty đã xác định phương hướng sản xuất

kinh doanh trong những năm tới như sau:

- Tiếp tục phát triển các lĩnh vực là thế mạnh của công ty như: quản lý và

khai thác đường bộ, sửa chữa, nâng cấp, xây dựng các công trình giao thơng đường bộ

~ Củng cố hoàn thiện tổ chức sản xuất, quản lý, kiểm tra, giám sát trực tiếp từng cơng trình theo cơ chế giao khốn tồn quyền tự chủ cho các đội trực thuộc chịu sự giám sát các phòng ban chức năng của công ty

Trang 32

~ Mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất bằng việc chú trọng

đầu tư cho sản xuất để tăng khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường

- Trong thời gian sắp tới công ty thanh lý hết những máy moc thiết bị đã lỗi thời thay vào đó là những máy móc thiết bị hiện đại để tăng năng suất lao động từ đó tăng lợi nhuận cho công ty Hơn nữa, công ty phan đầu trở thành

nhà thầu trọn gói việc xây dựng những cơng trình có vốn đầu tư ngày một lớn

Trang 33

PHÀN II: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ TÌNH HÌNH TÀI

CHÍNH CỦA CƠNG TY

1.Đánh giá khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty

Bảng 3.1a: Kết quả sản xuất KD

Đơn vị tính: Đồng

| Nim 2007 | Năm 2008 Năm 2009 Se |

a

Chỉ tiêu Ị ® ° |

TT | | Giá trị | Giá trị ] |_® Giá trị () ®& |

ĐTbánhàngv& | SS pe eae ee 1 CCDV | 34191874246 | 39,722.300.028 | 116,15 | 62.460.133.113 | 15724 | 13514 | | | | Các khoản giảm } — † 2 trừ 0 3.351.000 0 ° DDT về BH & | he 3 CCDV 364.197.874.248 | 39,718,949.028 | 116,14 | 62.460.133.113 | 157,26 | 135,15 |

4 [swe hang bin 31.728.916.365 | 3115692452] | 110,7 | 58.443.583.260 | 16643 | 13573 TH 2.414.957.883 4603256516 | 19006| 4016549853 | 8725 | 12877

| | BH&CCbV TC — AB `

| & [pierce 73921867 | 203313317 | 27504) 56340861 | 2771 | 873 | Chỉ phí tài chính 519080821 | 26660759 | SII7| 220741776 | 8309 | 65.21 | 7 [Prong a6: ei phi : 519.080.821 265.660.759 | 220.741.776 —

lãi vay

8 | Chi phi QLDN 192844612 | 3151721219 | 163.43 | 2.560.632.309 | 8124 | 1523 Lợi nhuận thuẫn

9 tir HDKD 41383317 1389.187915 | 335931] 1291816629 | 9297 | 558,85 10 | Thu nhập khác 71219485 | 62017001 | 8708| 36000270 | S805 | 71A 11 | Chỉ phí khác 64.334.344 238.647997 | 37681 | 11.579.000 485 ic 2,75 12 | Lạinhuậnkhác [” (@ss4gqi 176630996 286581 24421270 | 1383 | 188,36 1ã | Tổng n trước thuế kŠ 48.238.158 | 1212456919 | 25137) 1315937899 | 10853 | 22,31 | i Chỉphí thuế 4 TNDN hiện hành 13.506.685 239051215 | 176987| 23028932 | 96335 | 130576 Tội nhuận sau

Te i 34731473 974405704 | 280295] 1085648767 | 1112 | 55909 Tai co ban trên cố

16 | ig phiếu s00 Ngn: Phịng kê tốn tài chính 0 1.780 356 Qua biểu phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm ta có thể nhận thấy rằng doanh thu thuần của công ty liên tục tăng trong các năm, doanh thu thuần chỉ đạt hơn 34 tỷ năm 2007 nhưng đến năm 2009 đã

Trang 34

tăng lên 62 tỷ đã làm cho tốc độ tăng bình quân của chỉ tiêu doanh thu thuần

là 35,15%, việc doanh thu thuần tăng cao như vậy là do vào giữa năm 2008

công ty bắt đầu thực hiện theo mô hình cổ phần hố xóa bỏ chế độ bao cấp nhà nước, tìm kiếm được thị trường tham gia xây dựng, sửa chữa nhiều cơng trình lớn nhỏ trong và ngoài địa phương như: Dự án đường láng hoà lạc,, kè

khu đô thị Thiên Mã, dự án cải tạo quốc lộ 32 đem lại doanh thu cao

Đồng thời với sự tăng của doanh thu thuần thì công ty cũng phải bỏ ra

một chỉ phí khá lớn đó là chỉ phí về giá vốn, chỉ phí quản lý doanh nghiệp Cụ thể thấy :

+ Giá vốn hàng bán của công ty trong 3 năm tăng giảm không đều nhau

với tốc độ phát triển bình quân là 135,73% Năm 2008 tốc độ tăng giá vốn hàng bán là 110,7% so với năm 2007 Năm 2009 so với năm 2008 là 166,43%

nguyên nhân là do công ty thi cơng ngày càng nhiều cơng trình với quy mô lớn và giá cả nguyên vật liệu có nhiều biến động, mức lương cơ bản của công

nhân tăng do tác động của lạm phát, khủng hoảng kinh tế thế giới Chính bởi vậy nó làm ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán của công ty trong 3 năm vừa qua + Chi phi tài chính năm 2008 giảm so với năm 2007 là 51,17%( giảm

48,83%) Nguyên nhân chủ yếu lãi vay phải trả ngân hàng giảm chứng tỏ

cơng ty đã kiểm sốt được các khoản vay của mình nhưng vẫn đảm bảo thực hiện được các công trình nhờ huy động được vốn ứng trước của chủ xây dựng Năm 2009 chỉ phí này vẫn giảm( giảm 16.91%) nhưng với tốc độ nhỏ

hơn Điều này đã làm cho tốc độ tăng trưởng bình quân giảm đáng kể (giảm

34,79%)

+ Chỉ phí quản lý doanh nghiệp của công ty tăng giảm qua các năm, trong giữa năm 2008 công ty bắt đầu thực hiện theo mơ hình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước vì thế mà chỉ phí này tăng vào năm 2008 do có sự thay đổi trong cơ cấu quản lý, điều này làm cho tốc độ liên hoàn tăng 163,43% ( tăng 53, 43%) Năm 2009 do công ty đã đi vào quỹ đạo hoạt động,

Trang 35

thì chỉ phí này lại giảm xuống 81,24% ( giảm 18,76%) Sự tăng giảm này đã

dẫn đến tốc độ tăng trưởng bình quân là 115,23%

'Tổng lợi nhuận trước thuế của công ty được hình thành từ 2 nguồn là lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận khác Tổng lợi nhuận trước thuế của công ty trong 3 năm có xu hướng tăng lên với tốc độ

tăng trưởng bình quân là 522,31%,năm 2007 là hơn 48 triệu Nguyên nhân

tăng là do công tác nghiệm thu thanh toán chậm, doanh thu đạt thấp, chi phi

cao Năm 2008 so với năm 2007 tăng với tốc độ liên hoàn là 251,7% Lợi

nhuận tăng là do công ty đã cải thiện được mơ hình kinh doanh, giao khốn gọn các cơng trình, thu được tiền thanh toán nhanh Mặt khác trong năm này

công ty đã chuyển sang cỗ phần vì thế chủ động hơn trong kinh doanh, tìm kiếm đối tác thúc đẩy tăng lợi nhuận Năm 2009 lợi nhuận trước thuế tăng

chậm lại với tốc độ tăng 108,53% Do tác động của lạm phát và cuộc khủng,

hoảng kinh tế thế giới làm cho giá cả nguyên vật liệu tăng cao, tiền thuê nhân công và chỉ phí khác phát sinh ngoài đự kiến làm lợi nhuận giảm đáng kể

+ Lãi cơ bản trên cổ phiếu của công ty tăng 356% vào năm 2009 Năm

2008 công ty mới thực hiện cỗ phần hoá doanh nghiệp nhà nước năm vì thế cịn gấp nhiều khó khăn trong việc thu hút các nhà đầu tư, lãi cơ bản trên 1 cổ

phiếu ở mức thấp là 500đ/cp, sang năm 2009 công ty hoạt động có hiệu quả hơn, có vị trí tốt hơn trên thị trường, thu hút thêm được các nhà đầu tư, việc

này làm tăng lãi trên mỗi cò phiếu lên 1780đ/cp Công ty đang dần hoàn thiện

hơn phương thức cổ phần hoá doanh nghiệp, thu hút thêm các cô đông, nnhà đầu tư trong quá trình kinh doanh

Nhìn chung kết quả sản xuất kinh doanh của công ty đã có những phát

triển đáng kể: doanh thu tăng, lợi nhuận tăng, các khoản giảm trừ giảm, chỉ

phí quản lý doanh nghiệp giảm, chỉ phí tài chính giảm, chỉ phí khác giảm, giá vốn hàng bán tăng, do đó ban giam đốc công ty cần có các biện pháp như tìm

nguồn nguyên liệu phù hợp để thay thế, giảm lao đông không cần thiết, nếu

Trang 36

thiếu thi có thể thuê lao đông theo từng cơng trình, nhằm giảm chỉ phí giá

vốn, để đạt mục tiêu kinh doanh tốt nhất

Kết quả sản xuất của công ty trước và sau cổ phần

Bang 3.1b:Bang két qua sản xuất kinh doanh trước và sau cỗ phần

Đơn vị tính: đồng,

Chỉ tiêu | Trước cô phan | Sau cơ phần Chênh lệch ®%) |

TT (2007-6208) _ | (7/2008-2009) | | | , | DTbanhangv& CCDV 40.400.743.953 | 95.979.563.436 | << arg g19.4g3 | 23787 at Các khoản giảm trừ c ) 0 3.351.000 3.351.000 DDT vé BH & CCDV 40,400.743.983 | 95.976.212.436 | 55.575.468.483 | 237,56 | 3 Giá vốn hàng bán š 36.895.617.456 | _ 88.392.574.621 | 51.496.957.165 | 239,57

Lợi nhuận về BH&CCDV Ez

: eae 3.451.126.497 | 7.583.637.815 | 4.132.511.318 | 219/74

DTHDTC 128.449.200 a | 205.126.845 | — 76.677.645| 15969 el Chỉ phí tài chính eee 735.055.508 270.427.848 | -464.627.660| SỈ aca com cen | 36,79

Trong dé: chiphilaivay | | ae, |

# i 735.055.508 270.427.848 | -464.627.660

Chi phi QLDN sii 2.769.365.850 | 4.871.433.290 | 2.102.067.440 |_ 175/90

Lợi nhuận thuẫn tr HDKD

s 7154.339 | 2,646.903.522 | 2.571.749.183 | 3521,95 'Thu nhập khá

lo ee eal 92.310.095 76.926.361 | -I5383734| 8333

‘Chi phi khae | Sp: a

H $a 108.652.535 205.908.806 | - 97256271| 189,51 Lợi nhuận khá 1 SERUAAIRRSRES -16342.440| -128,982.445 | -112.640.005 | 789,24 “Tổng In trước thuế a nguy 58.811.899 | 2.517.921.077 | 2.459.109.178 | 4281.31 Chi phí thuế TNDN hi XU le 16.467.333 — ng 466.379.699 | 449.912.366 | 2832/15 14 al ¡ nhuận thì B Eee 42.344,566} —2.051.541.378 | 2.009.196.812 | 4844.86 Ngn: Phịng kê tốn tài chính

Từ bảng kết quả sản xuất kinh doanh của cơng ty có nhiều sự biến đổi Công ty đã cơ phần hố từ 6 tháng cuối năm 2008, đến nay công ty đã cỗ

phần từ được hơn 1 năm, kết quả đã có sự khác biệt Cụ thê:

Trang 37

+ Tổng lợi nhuận trước thuế của cơng ty được hình thành từ hai nguồn: là

lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận khác Lợi

nhuân thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty sau cỗ phần đã có sự tăng mạnh với mức tăng bình quân là 3521,95%, đạt được kết quả này là do sự cố gắng của tồn bộ cán bộ cơng nhân viên của công ty, nhưng ngược lại với mức tăng của lợi nhuận thuần thì lợi nhuận khác của công ty giảm do

khoản chỉ phí khác của cơng ty tăng do trong năm này công ty thực hiện

chuyển đổi mơ hình kinh doanh sang cơng ty cổ phần vì thế khoản chỉ phí

khác tăng lên

+ Doanh thu thuần của công ty tăng nhanh sau khi thực hiện theo hình thức

cổ phần hố Sau khi cỗ phần thấy doanh thu thuần của công ty tăng lên với giá trị gần gấp đôi, tốc độ tăng là 237,56%, nguyên nhân của việc doanh thu

thuần tăng là do doanh thu của boạt động bán hàng và cung, cấp dich vu tang

điều này đã chứng tỏ hoạt động cung ứng, hàng hố, hồn thành cơng trình và

nghiệm thu đúng thời hạn Tuy nhiên cùng với su tang của doanh thu thì cơng

ty cũng đã bỏ ra 1 khoản chỉ phí rất lớn đó là chỉ phí giá vốn hàng bán, chỉ phí

quản lý doanh nghiệp, để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

+ Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng lên với tốc độ 4844,86% Tổng lợi

nhuận sau thuế trước cổ phần là hơn 42 triệu, nhưng sau khi thực hiện cổ phần

hố thì lợi nhuận sau thuế của công ty đã tăng lên hơn 2 tỷ, đây là một kết quả

đáng khen cho sự cố găng của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty Vậy việc công ty chuyên sang hình thức kinh doanh theo mơ hình cỗ phần

hoá là phù hợp với điều kiện hiện có của cơng ty

Tóm lại: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty sau cổ phần đã có sự phát triển đáng kẻ về mọi mặt Khơng dừng lại ở đó cơng ty phải tìm các nguồn thu mới, các cơng trình lớn, tiết kiệm tối đa chỉ phí

nguyên liệu, nhân công để tăng lợi nhuận, giảm chỉ phí; rút ngắn thời gian

nghiệm thu cơng trình bằng việc đây nhanh tiền độ thi công, kiểm tra giám sát việc thỉ công cơng trình đảm bảo đúng, tiến độ thi cơng hồn thành cơng trình

Trang 38

2 Phân tích tình hình tài chính của cơng ty

2.1 Phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn của công ty

2.1.1 Phân tích cơ cấu tài sản của công ty

Để hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả và ngày càng phát triển thì vai trị quan trọng khơng thể thiếu được đó là tài sản Cơ cấu tài sản của cơng ty có ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, vì vậy mỗi cơng ty cần có cơ cầu tài sản hợp lý, phù hơp với lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, quy mô sản xuất Qua phân tích cơ cấu tài sản để từ đó có thể nấm bắt được tình hình tài chính, thực trạng,

đầu tư, sự biến động tài sản để từ đó có biện pháp quản lý

Cơ cấu tài sản của cơng ty được hình thành từ hai bộ phận chính đó là: TSNH và TSDH Nhìn vào bảng phân tích 3.2 ta thấy tổng giá trị tài sản qua các năm tăng với mức tăng bình quân là 110,61%, tuy nhiên vào năm 2009 giá trị tài sản giảm xuống so với năm 2008 chỉ đạt 99,86%, sự biến động này

là do ảnh hưởng của sự biến động từng khoản mục trong cơ cấu tài sản:

+ Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng tài sản chiếm từ

88,81% năm 2007 lên 95,74% năm 2009 TSNH liên tục tăng trong 3 năm với

mức tăng bình quân là 114,85%, nguyên nhân tăng là do sự biến động về tiền hàng tồn kho và các khoản phải thu Trong TSNH, năm 2008 lượng, tiền và

khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng nhỏ 0,89%, sang năm 2009 lượng, tiền

tăng lên 28,39% trong tông tài sản Nguyên nhân lượng tiền giảm là do trong năm 2008 công ty thực hiện mơ hình cỗ phần hóa doanh nghiệp dùng tiền để

mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh Các khoản phải thu của khách hàng

chiếm tỷ trọng tương đối lớn từ 25,05% đến 61,4%, điều này chứng tỏ khả

năng thu hồi nợ nhanh của công ty Khoản trả trước cho người bán và khoản

phải thu khác chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong giá trị tổng tài sản và có xu hướng biến động không đều qua các năm

Trang 40

Hàng tồn kho cũng chiếm một tỷ trọng tương đối lớn và có sự biến động đáng kế với tỷ trọng từ 29,73 đến 40,7% Mức độ biến động tăng qua các năm, tốc độ tăng năm 2008 so với năm 2007 là 130,97%, nguyên nhân của sự

tăng này là do các cơng trình đở dang chưa hoàn thành và trong năm công ty

mua nguyên vật liệu để dự trữ sản xuất sản phẩm cho năm tiếp theo Năm

2009 tốc độ phát triển liên hoàn so với năm 2008 là 127,16% điều này làm

cho tốc độ tăng bình quân là 129,05%, Chỉ tiết biểu hiện cụ thể qua biểu 3.2b:

Biểu 3.2b: Chỉ tiết hàng tồn kho năm 2009

Nội dung Giá trị TI% |

| Nguyén liéu, vat liệu 241.738.253) ` —- 1,67%

Công cụ dụng cụ 4.132.887 c 0,03 Chỉ phí sản xuất kinh 14.218.668.920 983 doanh đở dang —— | Thành phim | 222.315 0,0015 Tong | 14.464.762375, — 100

ˆ Nguồn: Phòng kế tốn tài chính

Nhìn vào biểu ta có thể thấy hàng tồn kho của công ty khá lớn, trong đó chủ yếu chỉ phí sản xuất kinh doanh đở dang chiếm 98,3%, do cơng ty đang

hồn thành các cơng trình xây dựng sửa chữa, do đặc điểm kinh doanh của

ngành là thời gian sản xuất thường dài, phụ thuộc vào thời tiết, địa hình nên

hàng tồn kho thường lớn Dựa vào những đặc tính này cơng ty cần có biện

pháp cải thiện để giảm hàng tồn kho như rút ngắn thời gian thi công, nhanh chóng hồn thành các cơng trình cịn đở dang

+ Tài sản dài hạn chiếm một tỷ trọng nhỏ từ 4,26% đến 11,79% mà chủ

yếu là do tài sản cố định TSCĐ liên tục giảm qua các năm, với mức giảm trung bình là 68,29% nguyên nhân của việc giảm này là là do từ quý 3 và quý

4 năm 2008 công ty chuyển sang kinh doanh theo hình thức công ty cổ phần,

công ty đã bán thanh lý những TSCĐ đã hết hạn sử dụng hoặc những tài sản

có giá trị sử dụng thấp Hơn nữa mặc dù trong năm 2009 công ty đã đầu tư

Ngày đăng: 20/11/2023, 13:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN