fly Clannn454J
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TE VA QUAN TRI KINH DOANH
KHOÁ LUẬN TĨT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ VĨN LƯU ĐỘNG Ở CƠNG TY CO PHAN LAM SAN SON TAY - HÀ NỘI
NGÀNH _ :KÊTOÁN
MÃ NGÀNH: 404
Ade
Giáo viên hướng dẫn : ThS Trần Ngọc Binh
(Sinh viên thực hiện : Lê Thu Minh
Khoá học : 2006-2010
Hà Nội - 2010
Trang 2
MỤC LỤC
DAT VAN DE giai
Phần I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VÓN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
1 Khái quát về vôn kinh doanh
1 Khái niệm vốn kinh doanh
2 Đặc điểm về vốn kinh doanh 3 Vai trò của vốn kinh đoanh 4 Phân loại vốn kinh doanh
1L Vốn cố định
1 Khái niệm vốn cố định
2 Đặc điểm của vốn cố định
3 Phân loại tài sản có định II Vốn lưu độn;
1 Khái niệm vốn lưu động
2 Đặc điểm của vốn lưu động
S © © 6o œ me 6 6 SH AH RR A
3 Phân loại vốn lưu động
4 Nguồn hình thành vốn lưu động
5 Kết cấu của vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng
œ
6 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
7 Nội dung công tác quản lý vốn lưu động m4
17 „17 eel ® sel Phan II MOT SO DAC DIEM CO BAN VE CONG TY CO PHAN LAM SAN SON TAY
1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 1 Vị trí địa lý
1V Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 1 Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán
2 Các chỉ tiêu chu chuyển của vốn lưu động
3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Trang 32 Lịch sử hình thành và phát triểi
1L, Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị
TII Tình hình tổ chức quản lý và sản xuất của đơn vị
1 Cơ câu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
2 Tình hình sản xuất của công ty
3 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty
4 Tổ chức về lao động
5 Đặc điểm thị trường cung cấp và tiêu thụ sản phẩm
IV Những thuận lợi và khó khăn và phương hướng sản xuất kinh doanh của
công ty trong những năm tới
1, Thuận lợi
2 Khó khăn
3 Phương hướng SXKD trong những năm
4 Kết quả sản xuất kinh doanh qua 3 năm của công ty
Phan 3 TINH HINH SU' DUNG VON LUU DONG CUA CONG TY 35
1 Thực trạng vốn sản xuất kinh doanh của công ty
1 Phân tích một số hệ số tài chính cơ bản
2 Phân tích cơ cầu tài sản của công ty
1I Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty
1 Phân tích kết cầu vốn lưu động của công ty
2) Phân tích tình hình công nợ của công ty
1H Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của cơng ty
1 Tình hình chu chuyển vốn lưu động của công ty
Biểu 13 Tình hình chu chuyển vốn lưu động của công ty
2 Đánh giá hiệu suát và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty
1V: Một số đánh giá về tình hình sử dụng và quản lý vốn lưu động ở công ty
56
1 Tình hình quản lý vốn lưu động 56
Trang 43 Phân tích mơ hình tài trợ vốn của công ty mẻ Phần 4 MỘT SÓ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VON LUU DONG CUA CONG TY CO PHAN LAM SAN SON TAY 63
1 Nhận xét chung về thực trạng sản xuất kinh doanh và tình hình sử dụng vốn
1.63
lưu động của công ty
1 Ưu điểm
2 Những mặt cịn tơn tại
Trang 5Biểu 01: Biểu 02: Biểu 03: Biểu 04: Biểu 05: Biểu 06: Biểu 07: Biểu 08: Biểu 09: Biểu 10: Biểu 11: Biểu 12: Biểu 13: Biểu 14: Biểu 15: Biểu 16: Biểu 17: DANH MỤC BẢNG BIỂU Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty
Tinh hình lao động của công ty năm 2009
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh bằng chỉ tiêu giá trị
Kết quả sản xuất kinh doanh bằng chỉ tiêu hiện vật Các hệ số tài chính chủ yếu
Phân tích cơ cấu tài sản của công ty
Kết cấu vốn lưu động của công ty
Tình hình sử dụng vốn lưu động trong khâu dự trữ
Tình hình sử dụng vốn lưu động trong khâu sản xuất
Tình hình sử dụng vốn lưu động trong khâu lưu thông
Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh tốn của cơng ty 47
Phân tích tình hình cơng nợ của cơng ty
Tình hình chu chuyển vốn lưu động của công ty
Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty
Phân tích tình hình thừa thiếu vốn của công ty
“Tình hình vốn lưu động của công ty
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên
Trang 6DANH MUC TU VIET TAT
STT | Kíhiệu Giải nghĩa
o1 |TLSX Tư liệu sản xuất
02 SLD Sức lao động
03 KD Kinh doanh
04 SXKD Sản xuất kinh doanh |
05 XNK Xuất nhập khẩn
06 TĐPTLH Toc d6 phát triền liên hoàn
07 TĐPTBQ Tốc độ phát triển bình quân
08 TS Tài sản
09 CNV Công nhân viên
10 LN Lợi nhuận
11 GVHB Gia von hang ban
12 DT Doanh thu
13 CPBH Chi phí bán hang
14 CP QLDN Chi phi quan ly doanh nghiép
5] TNDN “Thu nhập doanh nghiệp
Trang 7
LOI CAM ON
Để hồn thành chương trình đào tạo, đồng thời đánh giá kết quả học
tap, rèn luyện tại trường Đại Học Lâm Nghiệp Được sự cho phép của khoa
Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh, em đã hồn thành khố luận tốt nghiệp “Nghiên cứu tình hình sử dụng và quản lý vốn lưu động tại công ty cổ phần
lâm sản Sơn Tây — Hà Nội”
Trong q trình thực hiện khố luận, cùng với sự cố gắng và nỗ lực của
bản thân cùng với sự hướng dẫn tận tình của ThS Trần Ngọc Bình và các
thầy cô trong khoa Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh và các cô chú anh chị
trong doanh nghiệp
Qua day, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS Trần Ngọc Bình đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian tìm hiểu thực tế tại doanh nghiệp
Và em cũng xin cảm ơn các cô chú, anh chị trong doanh nghiệp đã tạo mọi điều kiện cho em hồn thành khố luận của mình Song do thời gian thực tế ngắn và do trình độ của em còn hạn chế, hơn nữa em chưa có nhiều kiến thức trong lĩnh vực vốn lưu động nên việc phân tích và đề xuất giải pháp không,
tránh khỏi những thiếu sót Em mong rằng sẽ nhận được những ý kiến đóng
góp của thầy cơ và các cô chú trong doanh nghiệp để khoá luận của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 8DAT VAN DE
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tính hiệu quả được coi là yếu tố
cơ bản để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhà nước nói chung và các doanh nghiệp chế biến lâm sản
nói riêng đang gặp nhiều vấn đề bức xúc Một trong những vấn đề nóng bỏng
hiện nay của các doanh nghiệp là vốn lưu động và khả năng khai thác các nguồn vốn sao cho có hiệu quả
Muốn tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp trước
hết phải có vốn, đây là điều kiện tiên quyết của hoạt động sản xuất kinh doanh Tuy nhiên khi có vốn các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đều phải quan tâm đến việc sử dụng vốn có hiệu quả Sử dụng vốn lưu động có
hiệu quả nghĩa là phải sử dụng đúng mục đích, khơng gây lãng phí và bảo
tồn được số vốn bỏ ra, làm cho đồng vốn không ngừng sinh sôi, nảy nở để
thu được nhiều lợi nhuận Quản lý sử dụng vốn lưu động có hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp khẳng định được vị trí vững chắc của mình trên thị trường, và phải coi đó là một công cụ quản lý đắc lực trong nghệ thuật kinh doanh hiện
nay
Từ việc nhận thức về tầm quan trọng của vốn sản xuất nói chung và
vốn lưu động nói riêng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, cũng như thấy
được vai trò quan trọng của việc cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý và
sử dụng vốn lưu động đối với một doanh nghiệp Qua thời gian thực tập tại
công ty, được sự giúp đỡ tận tình của các cơ chú, anh chị trong phòng ban của
công ty và thầy giáo hướng dẫn, tôi đã đi sâu tìm hiểu nghiên cứu và hồn thành khố luận tốt nghiệp với đề tài
“ Nghiên cứu tình hình sử dụng vốn lưu động ở công ty Cổ phần
lâm sản Sơn Tây-Hà Nội”
* Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
+ Tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
Trang 9+ Phân tích đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của
công ty
+ Đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
của công ty
* Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: tất cả các vấn đề liên quan đến việc sử dụng và quản
lý vốn lưu động ở Công ty cổ phần Lâm sản Sơn Tây
+ Về thời gian: Nghiên cứu trong khoảng thời gian 3 năm 2007-2009
* Địa điểm nghiên cứu:
Công ty Cổ phần Lâm sản Sơn Tây- Phó Trạng Trình- Phường Lê Lợi-
“Thị xã Sơn Tây
* Nội dung nghiên cứu: gồm 4 phần
+ Phần I Cơ sở lý luận về vốn lưu động
+ Phần II Một số đặc điểm cơ bản của công ty cổ phần lâm sản Sơn
Tây
+ Phần III Tình hình sử dụng vốn lưu động ở công ty
+ Phần IV Một số đề xuất nhằm hồn thiện cơng tác sử dụng vốn lưu
động ở công ty cổ phần lâm sản Sơn Tây
Trang 10Phan I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG 'TRONG DOANH NGHIỆP
1 Khái quát về vốn kinh doanh 1 Khái niệm vốn kinh doanh
Quá trình sản xuất là sự kết hợp của các yếu tố sản xuất cơ bản bao gồm sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động Để tiến hành quá
trình sản xuất kinh đoanh, doanh nghiệp phải ứng trước một số tiền nhất định
để mua sắm, dự trữ và trang trải các chỉ phí cần thiết cho các hoạt động của
mình Tồn bộ số tiền ứng trước đó được gọi là vốn sản xuất kinh doanh Vốn sản xuất là một phần của thu nhập quốc dân biểu hiện dưới dạng tài sản vật chất và tài sản tài chính, được các chủ thể kinh doanh bỏ ra để tiến
hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu thu lợi nhuận Vốn sản xuất có vai trò đặc biệt quan trọng với mọi hoạt động của doanh nghiệp,
vì thế quản lý vốn sản xuắt là một trong những nội dung chủ yếu của công tác
quản lý trong doanh nghiệp
* Về phương diện kỹ thuật:
- Trong phạm vi doanh nghiệp, vốn là các loại hàng hoá tham gia vào
quá trình sản xuất kinh doanh cùng với các nhân tố khác như lao động, tài
nguyên thiên nhiên
- Trong phạm vì nền kinh tế, vốn bao gồm mọi hàng hoá được sản xuất
ra để hỗ trợ cho sản xuất hàng hoá và dịch vụ khác, là một hàng hoá để sản xuất ra hàng hoá khác lớn hơn chính nó về mặt giá trị
Như vậy vốn vừa là hàng hoá đầu vào, vừa là những hàng hoá đầu ra
của nền kinh tế
* Về phương diện tài chính:
Trang 11- Trong phạm vi doanh nghiệp: vốn là tất cả các tài sản bỏ ra lúc đầu,
thường biểu hiện bằng tiền dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu sinh lời
- Trong phạm ví kinh tế, vốn là khối lượng tiền tệ đưa vào lưu thông
nhằm mục đích sinh lời
Như vậy, vốn được biểu hiện bằng tiền nhưng phải là tiền được vận
động với mục đích sinh lời Trong quá trình vận động, vốn tiền tệ đi rồi trở về điểm xuất phát của nó và lớn lên sau một chu kì vận động
Vốn sản xuất được chia thành hai bộ phận là vốn cố định và vốn lưu động Tỷ trọng của hai loại vốn này tuỳ thuộc vào độ đài của chu kỳ sản xuất, trình độ trang thiết bị kỹ thuật, trình độ quản lý và quan hệ cung cầu hàng hoá
Trong quá trình vận động, vốn tiền tệ thường phải thay đổi hình thái và nhờ đó tạo ra khả năng sinh lời Khả năng sinh lời của vốn vừa là mục đích
của sản xuất kinh doanh, vừa là phương tiện để vốn được bảo toàn và tăng
trưởng tiếp tục vận động ở chu kỳ sau
Nhiệm vụ quan trọng của doanh nghiệp là phải xác định được một cơ
cấu vốn hợp lý, phải quản lý chặt chế và sử dụng có hiệu quả vốn sản xuất,
phải chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật tài chính của nhà nước Nhà nước đã có
chính sách bắt buộc các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để bảo toàn và
phát triển vốn
2 Đặc điểm về vốn kinh doanh
Đặc điểm nổi bật của vốn sản xuất là luôn luôn vận động, sự vận động của vốn điễn ra rất phong phú và đa dạng, nó có thể là sự chuyển dich giá
Trang 12
Chúng ta nhận thấy rằng nhờ sự vận động của vốn mà quá trình sản xuất kinh doanh của các đơn vị được tiến hành thường xuyên, liên tục
3 Vai trò của vốn kinh doanh
Trong quá trình sản xuất kinh doanh hiện nay vốn có vai trị hết sức quan trọng, nó là mục tiêu hàng đầu nhằm duy trì, tồn tại và phát triển cho nhu cầu tái sản xuất Và cho dù vốn thuộc sở hữu cá nhân, tập thể hay nhà nước thì vai trị của nó đối với sự tổn tại và phát triển của doanh nghiệp không
thay đổi
Thứ nhất, mọi doanh nghiệp, mọi công ty dù ở bất cứ hình thức nào, muốn hoạt động được đều cần phải có một số lượng vốn nhất định Nó là điều
kiện tiên quyết, quan trọng nhất cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Tuỳ theo nguồn vốn kinh đoanh cũng như phương thức huy động vốn mà doanh nghiệp có các tên gọi khác nhau như doanh nghiệp tư nhân, doanh
nghiệp nhà nước, công ty cổ phần Mặt khác, phải tích tụ, tập trung đủ một số lượng vốn ban đầu nhất định nào đó thì doanh nghiệp hay công ty nới được thành lập
Thứ hai, số lượng vốn của doanh nghiệp lớn hay nhỏ là một trong
những tiêu thức quan trọng để xếp doanh nghiệp vào loại quy mô lớn, vừa hay
nhỏ và nó cũng là điều kiện để sử dụng các tiềm năng hiện có cũng như các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp Ngoài ra, vốn của doanh nghiệp lớn hay nhỏ còn quyết định đến quy mô thị trường và khả năng mở rộng thị trường
của doanh nghiệp
Thứ ba, trong cơ ché thị trường, cùng với việc mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh việc có vốn và tập trung vốn có
Trang 13Thứ tư: đối với doanh nghiệp mới thành lập, số vốn ban đầu được đầu tư vào các loại tài sản cần thiết để tạo ra cơ sở vật chất ban đầu giúp cho doanh nghiệp hoạt động được trong chu kỳ sản xuất kinh doanh đầu tiên Còn
đối với các doanh nghiệp đang hoạt động thì lượng vốn bổ sung thêm cũng
được dùng để mua sắm, trang bị các loại tài sản còn thiếu giúp cho doanh
*hiệp điều chỉnh được cơ cấu tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh 4 Phân loại vốn kinh doanh
a) Căn cứ vào hình thái biểu hiện
- Vốn hữu hình: bao gồm tiền, các giấy tờ có giá và các tài sản biểu - ¡iện bằng hiện vật khác
~ Vốn vơ hình: gồm giá trị những tài sản vơ hình
) Căn cứ vào phương thức luân chuyển
- Vốn lưu động: là giá trị của tài sản lưu động dùng vào mục đích kinh
doanh mang lại hiệu quả kinh tế
- Vốn cố định: là giá trị của tài sản cố định dùng vào mục đích kinh | doanh mang lại hiệu quả kinh tế
1 ©) Căn cứ vào nội đung vật chất của vốn
- Vật tư hàng hoá: là tồn bộ hàng hố phục vụ cho sản xuất và dịch vụ
/ hác, phần vốn này phản ánh hình thái vật thể của vốn, nó tham gia vào hoạt
động sản xuất kinh doanh
- Vốn tài chính: biểu hiện dưới hình thái tiền, chứng khốn và các giấy
tờ có giá khác dùng cho việc mua tài sản, máy móc và những tài nguyên khác,
và hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua công tác đầu tư ) Căn cứ vào thời hạn luân chuyển
- Vốn ngắn hạn: là loại vốn có thời hạn luân chuyển dưới
Trang 14
e) Căn cứ vào nguồn hình thành vốn:
- Vốn đi vay ~ Vốn chủ sở hữu
I Vốn cố định
1 Khái niệm vốn cố định
Vốn cố định là lượng tiền ứng trước để thoả mãn nhu cầu về tư liệu lao
động của doanh nghiệp hay nói dưới góc độ tài sản thì vốn cố định được dử dụng để chỉ tài sản cố định
Tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn và thời hạn sử
dụng dài Tài sản cố định tham gia vào nhiều chu kì sản xuất kinh doanh mà vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng, còn giá trị
của chúng được dịch chuyển từng phần vào gía trị của được sản xuất ra
2 Đặc điểm của vốn cố định
+ Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kì sản xuất kinh doanh
+ Vốn cố định luân chuyển dần dần từng phần trong chu kỳ sản xuất 3 Phân loại tài sản cố định
Việc phân chia tài sản cố định theo những tiêu thức nhất định nhằm
phục vụ cho yêu cầu quản lý doanh nghiệp Thông thường có những cách phân loại sau:
a) Phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện + Tài sản cố định hữu hình
+ Tài sản cố định vơ hình + Tài sản cố định thuê tài chính
b) Phân loại tài sản cố định theo mục đích sử dụng
+ Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh
+ Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc
phịng
Trang 15©) Phân loại tài sản cố định theo công dụng kinh tế + Nhà cửa, vật kiến trúc
+ Máy móc, thiết bị
+ Phương tiện vận tải truyền dẫn
+ Thiết bị, dụng cụ quản lý
+ Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc cho sản phẩm
+ Các loại tài sản cố định khác
đ) Phân loại tài sản cố định theo tình hình sử dụng
+ Tài sản cố định đang sử dụng
+ Tài sản cố định chưa sử dụng
+ Tài sản cố định không cần sử dụng chờ thanh lý
II Vốn lưu động
1 Khái niệm vốn lưu động
Để tiến hành sản xuất kinh doanh ngoài tư liệu lao động các doanh
nghiệp còn cần có các đối tượng lao động, Khác với tư liệu lao động các đối tượng lao động như nguyên vật liệu, nhiên liệu, bán thành phẩm chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và khơng giữ ngun hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được dịch chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm Những đối tượng lao động nói trên nếu xét về hình thái hiện vật được gọi là tài sản lưu động, còn về hình thái giá trị được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp
Hay nói cách khác vốn lưu động là số tiền ứng trước về tài sản lưu
động trong sản xuất, dự trữ và lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp được tiễn hành một cách thường xuyên liên tục
2 Đặc điểm của vốn lưu động
+ Vốn lưu động chuyển dịch toàn bộ giá trị ngay trong một lần vào gía
trị sản phẩm
+ Vốn lưu động tuần hoàn liên tục và hoàn thành một vịng tuần hồn
Trang 16hình thái khác nhau: bắt đầu là từ hình thái tiền tệ sang hình thái dự trữ vật tư hàng hoá, cuối cùng lại trở về hình thái tiền tệ ban đầu
+ Vốn lưu động là công cụ phản ánh quá trình vận động của vật tư cũng chính là phản ánh quá trình mua sắm dựa trên sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp
Như vậy, vốn lưu động trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến tồn bộ q
trình sản xuất kinh doanh của đơn vị từ đầu vào, quá trình sản xuất kinh
doanh, q trình lưu thơng đến bộ phận phân phối Do đó tình trạng vốn lưu động của doanh nghiệp thể hiện rất rõ kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị đó
3 Phân loại vốn lưu động
Để quản lý vốn lưu động có hiệu quả ta cần phải phân laọi vốn lưu động của doanh nghiệp theo những tiêu thức khác nhau Thơng thường có
những cách phân loại như sau:
a) Phân loại vốn lưu động theo nội dung
+ Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất bao gồm: vốn tồn tại dưới
dạng giá trị dự trữ nguyên vật liêu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, công cụ
dụng cụ, phụ tùng sủa chữa thay thế, vật liệu bao bì đóng gói
+ Vốn lưu động trong khâu sản xuất bao gồm: giá trị sản phẩm sản xuất
dé dang, bán thành phẩm và chỉ phí chờ phân bổ
+ Vốn lưu động trong khâu lưu thông bao gồm: Vốn thành phẩm, vốn bằng tiền, vốn thanh toán, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
b) Phân loại vốn lưu động theo nguồn hình thành:
+ Vốn chủ sở hữu: là vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp
+ Vốn liên doanh, liên kết: hình thành khi các doanh nghiệp cùng góp
vốn với nhau để sản xuất kinh doanh Có thể bằng tiền, vật tư hay tài sản cố định
+ Vốn đi vay: là vốn mà doanh nghiệp vay ngân hàng hay tổ chức khác
Trang 17+ Vốn huy động: là vốn huy động được thơng qua hình thức doanh nghiệp phát hành cỗ phiếu hoặc trái phiếu
+ Vốn tự bổ sung: được trích từ lợi nhuận hoặc từ quỹ doanh nghiệp
©) Phân loại vốn lưu động theo hình thái biểu hiện
+ Vốn vật tư hàng hoá: là khoản vốn có hình thái biểu hiện bằng hiện vật cụ thể như: nguyên vật liêu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm
+ Vốn bằng tiền: bao gồm các khoản tiền tệ như: tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản đầu tư ngắn hạn
4 Nguồn hình thành vốn lưu động
Có rất nhiều nguồn hình thành vốn lưu động nhưng được chia thành hai
nguồn chủ yếu sau:
+ Vốn chủ sở hữu: là số vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh
nghiệp Tuỳ từng loại hình doanh nghiệp mà vốn chử sở hữu có nội dung cụ thể riêng như: vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn do chủ doanh nghiệp tự
bỏ ra, vốn góp cổ phẩn, vốn góp liên doanh, vốn tự bổ sưng lợi nhuận để lại
Vốn chủ sở hữu thể hiện khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn càng lớn thì sự độc lập về mặt tài chính
của doanh nghiệp càng cao
+ Các khoản nợ: là vốn lưu động được hình thành từ các khoán vay của
ngân hàng thương mại hay tổ chức tài chính, vốn vay qua phát hành trái phiếu, các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán
5 Kết cầu của vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng
a) Khái lệm kết cấu vốn lưu động
Kết cấu vốn lưu động là quan hệ tỷ lệ giữa các loại vốn, các bộ phận
cấu thành trong tổng số vốn hiện có
Kết cấu vốn lưu động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chu kỳ sản xuất dài hay ngắn, trình độ trang bị kỹ thuật, trình độ tổ chức quản lý và sử dụng
vốn Kết cấu vốn lưu động của các doanh nghiệp khác nhau thì khác nhau, vì vậy việc phân tích kết cấu vốn lưu động cũng không giống nhau Thông
Trang 18qua việc phân tích kết cấu vốn lưu động mà doanh nghiệp có rhể hiểu rõ hon
những đặc điểm về vốn lưu động mà mình đang quản lý và sử dụng, từ đó có
các biện pháp quản lý, sử dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp, là cơ sở để đầu tư vốn
b) Các nhân tố ảnh hưởng tới kết cấu của vốn lưu động
Xét về mặt khách quan, hiệu quả sử dựng vốn nói chung và vốn lưu
động nói riêng của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau:
+ Do tác động của nền kinh tế có lạm phát, sức mua của đồng tiền cũng bị giảm sút dẫn đến sự tăng gía của các loại vật tư hàng hố Vì vậy nếu doanh nghiệp không điều chỉnh kịp thời giá trị của các loại tài sản đó thì sẽ làm cho vốn của doanh nghiệp mắt dần theo tốc độ trượt giá của tiền tệ
+ Do những rủi ro trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà
doanh nghiệp gặp phải như cạnh tranh, thị trường tiêu thụ không ổn định, sức
mua của thị trường có hạn, ngồi ra doanh nghiệp cịn gặp phải rủi do do thiên nhiên gây nên như hoả hoạn, lũ lụt mà doanh nghiệp khó có thể lường trước được
Ngoài các nhân tố khách quan trên cịn có rất nhiều các nhân tố chủ
quan do chính bản thân doanh nghiệp tạo nên như:
+ Do xác định nhu cầu vốn thiếu chính xác dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn sản xuất kinh doanh
+ Do cơ cấu đầu tư vốn không hợp lý, ví dụ như việc đầu tư vào tài sản không cần sử dụng chiếm tỷ trọng lớn thì khơng những nó khơng phát huy
được hiệu quả kinh doanh mà cịn gây lãng phí
+ Do việc sử dụng lãng phí vốn lưu động trong quá trình mua sắm, dự trữ các loại vật tư, hàng hố khơng phù hợp với quy trình sản xuất, khơng
đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng quy định, không tận dụng được hết các loại phế liệu, phế phẩm cũng như tác động không nhỏ đến hiệu quả sử
dụng vốn của doanh nghiệp
Trang 19+ Do trình độ quản lý của doanh nghiệp còn yếu kém, hoạt động sản
xuất kinh doanh thua lỗ kéo dài dẫn đến bị thâm hụt sau mỗi chu kì sản xuất
kinh doanh
6 Sự cẦn thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Trong cơ chế kế hoạch hoá tập chung bao cấp trước đây, các doanh nghiệp quốc doanh đều được ngân sách tài trợ vốn, nếu thiếu vốn sẽ được ngân hàng cho vay với lãi suất ưu đãi Vì vậy nhận thức về vai trò của vốn sản
xuất nói chung và vốn lưu động nói riêng có phần bị coi nhẹ nên hiệu quả sử
dụng vốn trong các doanh nghiệp nhà nước rất thấp Chuyển sang nền kinh tế
thị trường, các khoản bao cấp về vốn không còn, doanh nghiệp phải tự trang
trải mọi chỉ phí và đảm bảo kinh doanh có lãi Nếu sử dụng vốn khơng có hiệu quả, khơng bảo toàn được đồng vốn, không làm cho vén sinh lời thì doanh nghiệp khơng thể tồn tại và đứng trước nguy cơ bị phá sản Do đó vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là vấn đề cấp bách được các
doanh nghiệp hiện nay quan tâm
+ Vốn lưu động là yếu tố đầu vào của q trình sản xuất, nó quyết định yếu tố đầu ra, quyết định giá thành sản phẩm Trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay việc tiết kiệm triệt để vốn nhằm hạ giá thành sản phẩm là yếu tố lợi thế vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là yếu tố cần thiết với mọi doanh nghiệp
+ Trong quá trình kinh doanh, vốn lưu động vận động liên tục và có
những đặc điểm khác nhau, sau mỗi quá trình sản xuất kinh doanh số vốn bỏ ra không thể hao hụt, mắt mát mà phải sinh sôi nảy nở, đồng vốn có khả năng
sinh lời đây là vấn đề liên quan đến sự sống cịn của doanh nghiệp Vì vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là yêu cầu khách quan của quá trình
sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp
+ Xuất phát từ mục đích kinh doanh là bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều hướng tới mục tiêu chung là lợi nhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh
Trang 20doanh của doanh nghiệp, là nguồn tích luý để tái sản xuất mở rộng Để đạt
được mục tiêu đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả sử dụng,
vốn lưu động của mình nhằm thúc đẩy sự phát triển ngày càng cao
+ Trong tình hình thực tế hiện nay các doanh nghiệp đang ở trong tình
trạng thiếu vốn, thừa nhân lực Do đó, các doanh nghiệp phải sử dụng đồng
vốn lưu động một cách hợp lý, tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tối
ưu nhất,
7 Nội dung công tác quản lý vốn lưu động
Nhằm đảm bảo cho vốn lưu động đủ nhu cầu sản xuất kinh doanh, phải
kết hợp quản lý, chu chuyển vốn, chu chuyển vật tư hàng hoá, sử dụng vốn lưu động một cách linh hoạt, đúng mục đích, vốn lưu động được chuyển từ khâu này sang khâu khác phải thích hợp và đúng yêu cầu của quá trình sản xuất kinh doanh
a) Xác định vốn lưu động định mức kỳ kế hoạch
Vốn lưu động định mức là số vốn lưu động ở mức tối thiểu cần thiết,
thường xuyên cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ Vốn lưu động
định mức thừa hoặc thiếu đều khơng có lợi vì thừa sẽ gây ứ đọng vốn cịn thiếu sẽ gây khó khăn đến hoạt động mua sắm vật tư ảnh hưởng đến quá trình
sản xuất của doanh nghiệp
Trong quá trình sử dụng doanh nghiệp phải thường xuyên duy trì chế độ bảo toàn và phát triển vốn nhất là trong nền kinh tế thị trường có nhiều biến đổi phức tạp Để xác định vốn lưu động định mức kỳ kế hoạch doanh nghiệp phải tính toán vốn lưu động ở từng khâu (dự trữ, sản xuất và lưu
thông) và đối với từng loại nguyên vật
u chính, nguyên vật liệu phụ sau đó
tổng hợp thành vốn lưu động định mức kỳ kế hoạch b) Kế hoạch nguồn vốn lưu động định mức
Vốn lưu động của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau Vốn lưu động định mức năm kế hoạch được xác định dựa vào tình hình
thực tế vốn lưu động năm trước và nhu cầu về vốn trong năm kế hoạch Nếu
Trang 21năm trước doanh nghiệp đã sản xuất bình thường thì năm kế hoạch chỉ cần lập
nguồn vốn lưu động nhằm tính ra mức thừa hoặc thiếu về định mức năm kế
hoạch Trong trường hợp thừa vốn, doanh nghiệp cần ghi vào kế hoạch số vốn
thừa để có biện pháp sử dụng hợp lý Trong trường hợp thiếu vốn, để duy trì
sản xuất doanh nghiệp cần có kế hoạch huy động thêm từ các nguồn để phục
vụ cho nhu cầu sản xuất
©) Quản lý vật tư hàng hoá và lao động
Muốn hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, liên tục thì việc quản lý vật tư hàng hoá và lao động luôn luôn phải được các doanh nghiệp coi trọng
Dé quản lý vật tư hàng hố có hiệu quả ta có một số biện pháp sau:
- Phân loại hàng hố theo nhóm hàng cho phù hợp, dễ tìm kiếm, dễ
nhìn đếm, dễ xếp dỡ Điều này tuộc về kinh nghiệm thực tế sắp xếp chứ không liên quan gì đến cơng tác kế toán
- Xây dựng quy chế nhập, xuất vật tư rõ ràng, các mặt hàng cần thiết
¡ lập hệ thống mã quản lý khoa học, bộ mã làm sao thể hiện được một số tiêu chí của mặt hàng như: chủng loại, hãng sản xuất, khu vực lưu trữ sắp xếp
- Huấn luyện những người tham gia vào công tác nhập xuất nhớ mã,
hiểu và tuân thủ đúng quy trình nhập hàng, xuất hàng
Bên cạnh đó cơng ty cũng phải có các biện pháp để quản lý lao động Trước
tiên khi tuyển dụng lao động công ty cần twn thủ đầy đủ quy định về luật lao
động ở Việt Nam Sau đó, phải có sự phân cơng lao động hợp lý với trình độ chun mơn và khả năng của người lao động dé phat huy được thế mạnh của họ Phải có các biện pháp kích thích người lao động hăng say làm việc, chủ
động sáng tạo như tăng lương, có chế độ khen thưởng hợp lý, đồng thời cũng,
có các hình thức kỷ luật đơi với những trường hợp không hoàn thành nhiệm đ) Quản lý chỉ phí
Khi bắt tay vào xây dựng các chiến lược sản xuất kinh doanh, có một điều vơ cùng quan trọng mà không một công ty nào được phép bỏ qua đó là
Trang 22phải tính đến việc các chỉ phí sẽ được quản lý và sử dụng như thế nào, xem các đồng vốn bỏ ra hiệu quả đến đâu, có đem lại lợi nhuận và hiệu quả như mong muốn ban đầu hay không? Rõ ràng, yếu tố chỉ phí ln đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ kế hoạch mở rộng và tăng trưởng kinh doanh nào Các công ty muốn tăng trưởng và đẩy mạnh lợi nhuận cần không ngừng tìm
kiếm những phương thức quản lý và sử dụng hiệu quả nhất các nguồn vốn,
chỉ phí kinh doanh và phải tái đầu tư các khoản tiền cho những cơ hội tăng
trưởng triển vọng nhất
Quản lý chỉ phí là tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng về việc sử dụng các nguồn vốn và chí phí từ đó đưa ra những quyết định về các chỉ phí
ngắn hạn và dài hạn của công ty Nhu cầu vốn và chỉ phí cho sản xuất kinh
doanh của công ty luôn có những biến động nhất định trong từng thời kỳ vì vậy một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của quản lý chỉ phí là xem xét
lựa chọn cơ cầu vốn và chỉ phí sao cho tiết kiệm và hiệu quả nhất Quản lý chỉ phí bao gồm:
~ Tiến hành phân tích và đưa ra một số cơ cấu chỉ phí và nguồn vốn huy động tối ưu cho công ty trong từng thời kỳ
- Thiết lập một cơ sở phân chia chỉ phí cùng các mức lợi nhuận một
cách hợp lý, đối với công ty vừa bảo vệ quyền lợi của chủ công ty và các cổ đông vừa đảm bảo lợi ích hợp pháp, hợp lý cho người lao động, xác định phần
lợi nhuận còn lại từ sự phân phối này để đưa ra các quyết định về mở rộng sản xuất hoặc đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh mới tạo điều kiện cho công
ty có mức độ tăng trưởng cao và bền vững
~ Kiểm soát việc sử dụng các sử dụng các loại tài sản của công ty tránh
sử dụng lãng phí, sai mục đích
e) Bảo tồn vốn lưu động
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp luôn phải xác định rõ: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Và sản xuất như thế nào? Điều này không xuất phát từ chủ quan của doanh nghiệp bay từ mệnh lệnh
Trang 23của cấp trên mà phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường, từ quan hệ cung cầu và từ lợi ích của doanh nghiệp vì thế đã diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các đơn vị kinh doanh Do đó, để tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải có vốn sản xuất kinh doanh, nếu thiếu vốn doanh nghiệp khó có thể tồn tại, nếu có tồn tại thì cũng trì trệ và kém phát triển Vì thế bảo toàn vốn lưu động là một việc làm cần thiết đối với các doanh nghiệp, nguồn vốn được bảo tồn thì việc
sản xuất kinh doanh sẽ được đảm bảo hoạt động liên tục không bị gián đoạn Vốn lưu động phải được sử dụng một cách linh hoạt, đúng mục đích, vốn lưu động chuyển từ khâu này sang khâu khác phải thích hợp và đúng yêu cầu của
quá trình sản xuất kinh doanh
Xuất phát từ mục đích kinh doanh của bắt:cứ doanh nghiệp nào trong nên kinh tế là phải tối đa hoá lợi nhuận, vì vậy khơng thể tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp và sẽ phải gặp nhiều rủi đo, làm cho vốn lưu động giảm về cả số lượng và giá trị Do đó, thực chất của bảo toàn vốn là
bảo toàn giá trị của đồng vốn, các doanh nghiệp phải thường xuyên bổ xung
phần giá trị giảm thấp của vốn do tình trạng lạm phát, suy thoái của nền kinh
tế và sự biến động của chúng qua thời gian
IV Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
1 Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán
a) Hệ số nợ: Là chỉ tiêu tài chính phản ánh trong một đồng vốn doanh nghiệp
đang sử dụng hiện nay có bao nhiêu đồng vốn vay nợ
Tổng nợ phải trả
Héséng = 7
Tổng nguồn vốn
b) Hệ số vốn chủ sở hữu: là chỉ tiêu tài chính thể hiện tỷ lệ vốn của chủ sở hữu trong tổng vốn hiện có của doanh nghiệp
Nguồn vốn chủ sở hữu Hệ số vốn chủ sở hữu =
Ậ renee s
Tong nguôn vốn
Trang 24c) Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: là mối quan hệ giữa tổng tài sản hiện có với tổng số nợ phải trả
Hệ số khả năng "Tổng tài sản
thanh toán =
tổng quát Tổng số nợ phải trả
đ) Hệ số kha nang thanh toán hiện thời: là mối quan hệ giữa tài sản lưu động với các khoản nợ ngắn hạn, nó thể hiện mức độ đảm bảo khả năng thanh
toán hiện thời của doanh nghiệp
Hệ số khả năng TS ngắn hạn
thanh toán =
hiện thời Tổng nợ ngắn hạn
e) Hệ số khả năng thanh toán nhanh: là thước đo về khả năng trả nợ ngay,
không dựa vào việc bán các loại vật tư hàng hoá
Hệ số khả năng Vốn bằng tiền + tài sản tương đương tiền
thanh toán =
nhanh Tổng số nợ ngắn hạn
f) Số vòng quay hàng tồn kho: là số lần mà hàng tồn kho binh quân luân
chuyển trong kỳ, số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh
được đánh giá tốt
Số vòng quay Doanh thu thuần
Hàng +, :
tôn kho So du hang ton kho bình qn
#) Vịng quay các khốn phải thu: phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp
Vong quay Doanh thu thuần
các khoản =
phải thu Số dư bình quân các khoản phải thu
2 Các chỉ tiêu chu chuyển của vốn lưu động
a) Vong quay của vốn lưu động: (L) Chỉ tiêu này cho biết nếu nhà đầu tư bỏ
ra bình quân một đồng vào vốn lưu động trong kỳ thì sẽ tạo ra được mấy đồng
doanh thu thuần
Trang 25Vong quay Doanh thu thuan
củavốn =
Mss
lưu động Vốn lưu động bình quân
b) Kỳ luân chuyển vốn lưu động: (K) chỉ tiêu này phản ánh số ngày cần
thiết để vốn lưu động quay được một vòng Thời gian một vòng luân chuyển
càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn, hiệu quả sử dụng vốn càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều
Kỳ luân chuyển 360
vốn lưu động
bình quân Vong quay vốn lưu động
©) Hệ số đầm nhiệm vốn lưu động: (H) chỉ tiêu này cho biết để có một đồng
luân chuyển thì cần mấy đồng vốn lưu động
Hệ số 1
đảm nhiệm = :
vốn lưu động, Vong quay của vốn lưu động,
3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
a) Sức sản xuất của vốn lưu động: chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động bỏ ra thì đem lại mấy đồng doanh thu thuần
Sức sản xuất Tổng doanh thu thuần
của =
vốn lưu động 'Vốn lưu động bình quân
b) Sức sinh lời của vốn lưu động: chỉ tiêu này cho thấy một đồng vốn lưu động bỏ ra thì sẽ làm ra máy đồng lợi nhuận thuần trong kỳ
Sức sinh lời Lợi nhuận thuần
của =
vốn lưu động Vén lưu động bình qn
©) Dung lượng của vốn lưu động: chỉ tiêu này phan anh dé làm ra một đồng lợi nhuận thuần thì cần bao nhiêu đồng vốn lưu động
Dung lượng 'Vốn lưu động bình quân
, của =
vôn lưu động, Doanh thu
Trang 26Phần II
MOT SO DAC DIEM CO BAN VE CONG TY CO PHAN LAM SAN SON TAY
I Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
1 Vị trí địa lý
Cơng ty cổ phần lâm sản Sơn Tây nằm về phía Đông Bắc thị xã Sơn Tây, gần trục đường quốc lộ 32 từ Hà Nội đi Trung Hà Công ty nằm cách trung tâm thị xã khoảng Ikm, gần Sông Hồng và cách cảng Sơn Tây khoảng
400m Đặc biệt công ty có một trạm nằm cạnh bờ sông Hồng rất thuận tiện cho việc buôn bán, vận chuyển gỗ bằng đường thuỷ
Công ty Cổ phần Lâm sản Sơn Tây nằm trên phố Trạng Trình, phường Lê Lợi, thị xã Sơn Tây
2 Lịch sử hình thành và phát triển:
Tiền thân của Công ty Cổ Phần Lâm Sản Sơn Tây là cơ sở sản xuất
mộc sẻ của ngành Lâm Nghiệp Công ty có tiền thân là xí nghiệp mộc xẻ Sơn
Tây thuộc công ty dịch vụ sản xuất, xuất nhập khẩu lâm sản làm đặc sản Tây
Bic, được thành lập từ tháng 1 năm 1958 Trải qua quá trình hoạt động, cơng
ty dã có nhiều thay đổi và được gọi dưới nhiều tên khác nhau
® Năm 1958 là xí nghiệp mộc xẻ Sơn Tây
© Nam 1962 là xí nghiệp gỗ Sơn Tây
e Năm 1989 sát nhập trở thành xí nghiệp chế biến và kinh doanh lâm
sản Sơn Tây trực thuộc công ty chế biến và kinh doanh lâm sản Tây Bắc,
Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam
e Ngày 09/07/1996 B6 NN & PTNT ra quyết định số 1097/VNTCCV/QĐ đổi tên xí nghiệp chế biến Lâm sản Sơn Tây thành Công ty Lâm sản Sơn Tây- tên giao dịch là SONTAY FOREST COMPANY Tên viết tắt là SOTAFOR Co
Trang 27© Tir ngay 01/01/2003,Céng ty chế biến lâm sản Sơn Tây cỗ phần hoá và lấy tên là: Công Ty Cổ Phần Lâm Sản Son Tây theo quyết định số 2314- QĐ/BNN-TCCB ngày 19/06/2002 của Bộ NN&PTNN
Từ đó đến nay, công ty luôn mở rộng thị trường trong nước và ngoài
nước như liên doanh liên kết hàng xuất khẩu, chủ yếu là ván sàn, cửa và
khuôn cửa sang Đài Loan, Hàn Quốc và một số nước Đông Âu khác Cơng ty
cịn tham gia đấu thầu xây dựng để nhận lắp đặt đồ gỗ cho các cơng trình xây
dựng lớn, các khách san
Qua thời gian phấn đấu và phát triển so với thời gian phát triển của đất
nước là thời gian ngắn nhưng công ty đã đạt được nhiều thành tựu lớn và trưởng thành-về mọi mặt
* Những thành tựu đạt được của cơng íy
Trải qua gần 50 năm hoạt động sản xuất kinh doanh kể từ năm 1958
đến nay, công ty cổ phần lâm sản Sơn Tây đã trải qua nhiều giai đoạn thăng
trầm, biến động và đến nay công ty vẫn vững vàng với vị trí quan trọng của
mình trên thị trường, Công ty không ngừng áp dụng những thành tựu khoa
học công nghệ mới vào tổ chức sản xuất và xây dựng bộ máy quản lý phù hợp
với tình hình của cơng ty tạo cho người lao động có cơng ăn việc làm tốt, chất
lượng sản phẩm cao, tạo sự tín nhiệm của người tiêu dùng
Nhất là trong những năm gần đây, cơng ty đã có những thành tựu đáng kể Năm 2001 công ty đã nhận được chứng chỉ ISO 9002 và đang tự khẳng
định mình trên thị trường khu vực và quốc tế
Công ty đã dược nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trao
tặng: Huân chương lao động hạng 2 và 3 về những thành tích xuất sắc trong
lao động và sản xuất kinh doanh góp phần xây dựng Nhà nước XHCN và bảo
vệ tổ quốc Ngồi ra, cơng ty còn quan tâm đến phát triển các hoạt động đoàn
thể như: Phong trào Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, phong trồ văn hố văn nghệ, Quỹ đền ơn đáp nghĩa, Tổ chức cho CBCNV đi tham quan nghỉ mát và
Trang 28các hoạt động phối hợp với chính quyền nơi đặt trụ sở như tuyên truyền chống tệ nạn xã hội, bảo vệ một trường
1 Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị
Căn cứ vào giấy phép đăng kí kinh doanh, Công ty Cổ Phần Lâm Sản
Sơn Tây là doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sau đây:
- _ Kinh doanh và chế biến lâm sản, đặc sản rừng
-_ Kinh doanh nông lâm sản
-_ Xuất nhập khẩu gỗ và lâm đặc sản rừng (trừ những mặt hàng nhà
nước cắm XNK)
-_ Tư vấn thiết kế và thi công trang trí nội ngoại thất cơng trình dân
-=- dụng đồ gỗ
- Kinh doanh phân bón
- Dich vy vật tư kỹ thuật, kho vận và đời sống
-_ Xây dựng các cơng trình dân dụng, cơng nghiệp, giao thông vừa và
nhỏ
III Tình hình tổ chức quan ly va sản xuất của đơn vị
1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, để quản lý sản xuất và điều
hành mọi hoạt động SXKD của mình, cơng ty phải tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với đặc điểm và điều kiện sản xuất của mình sao cho hoạt động
SXKD mang lại hiệu quả cao nhất
Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo mơ hình “Trực tuyến chức năng”
Có nghĩa là các phòng ban tuỳ theo chức năng nhiệm vụ của mình trợ giúp tham mưu cho ban giám đốc
Tổ chức bộ máy quản lý SXKD của công ty được chia thành:
© Chủ tịch HĐQT là cơ quan cao nhất quản lý công ty giữa 2 kì đại hội
cổ đơng Có quyền cao nhất chỉ đạo, thâu tóm tồn bộ hệ thống hoạt động
SXKD của công ty Đồng thời là cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp và toàn
điện trước pháp luật
Trang 29e Giám đốc do HĐQT bầu ra, chịu trách nhiệm trực tiếp điều hành mọi
hoạt động của công ty trên cơ sở nghị quyết của HĐQT
© Phó giám đốc trợ giúp cho giám đốc phụ trách chung tổ chức quản lý
và điều hành trực tiếp xuống các bộ phận phòng, ban, phân xưởng
© Phịng TCHC: làm nhiệm vụ tổ chức các hoạt động sản xuất kinh
doanh và quản lý nhân sự giúp việc cho giám đốc
© Phịng kế tốn: làm nhiệm vụ ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế trong công ty, quản lý số sách, cung cấp thông tỉn
® Phịng KD-XNK: Phụ trách công tác mua bán hang hoá, vật tư với các đối tác nước ngồi
© Phịng KH-KT: làm nhiệm vụ lập kế hoạch và chỉ đạo các bộ phận sản xuất về kĩ thuật, mẫu mã, kích cỡ sản phẩm
® Quản đốc phân xưởng: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc và
trực tiếp chỉ đạo các tổ, đội đảm bảo sản xuất đủ số lượng, chất lượng theo
yêu cầu kỹ thuật
e Các tổ, đội (xẻ, sấy, mộc tay, lắp ráp, chà nhám, hoàn thiện ) làm
nhiệm vụ trực tiếp sản xuất theo quyết định của cấp trên đưa xuống và chịu sự giám sát của các phòng, ban
Sau đây ta có sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty:
Trang 30CHỦ TỊCH HĐQT Ú GIÁM ĐÔC | DIEU HANH | PHO GB | PHÒNG "HÒNG PHÒNG TCHC kÉTỐN KD-XNK a ® QUẢN ĐĨC QUẢN ĐÓC PX MỘC 1 PX MỘC 2 Tổ|Tổ | Tổ Tổ |Tổ lrổ Xẻ | Sấy | Mộc Lắp |Chà |LD Máy Ráp | Nhám |HT Ghi chú: =P Quan hệ trực tuyến
—>_ Quan hệ tham mưu giúp việc
» Quan hệ kiêm tra giám sát và phục vụ
Trang 31
2 Tình hình sẵn xuất của cơng ty
Ta có sơ đồ công nghệ sản xuất:
Nguyên liệu gỗ tròn I Xẻ phá a | ¥ Gia công chỉ tiết tỉnh chế Ỷ Mộc tay lắp ráp Ỷ Trang trí bề mặt mmm Kiểm tra | Kho thành phẩm 25
Xé tan dung Cat dau Roc bia
bìa bắp đóng cắt khúc ván (cốt
bao bì pha)
Pha cắt
¥
Trang 32Qua so dé day truyền sản xuất được bố trí như trên có thể coi là tương đối hợp lý Quá trình sản xuất được diễn ra một cách liên tục từ khâu xẻ phá gỗ tròn đến khâu cuối cùng là kiểm tra chất lượng nhập kho Điều này giúp cho tất cả các bộ phận sản xuất ở tất cả các khâu công việc làm việc một cách
liên tục và trình độ tay nghề của công nhân ở từng khâu cũng được nâng lên
Tuy nhiên, dây truyền được bố trí như trên cũng có nhược điểm là nếu một
khâu trong dây truyền sản xuất bị đình trệ thì sẽ ảnh hưởng đến tất cả các
khâu tiếp theo của quá trình sản xuất Do vậy, đòi hỏi khả năng tổ chức sản
xuất, bố trí sắp xếp và điều hành công việc của người quản lý phải tốt để hạn chế được nhược điểm trên Từ năm 1998, do khơng tìm được thị trường tiêu
thụ, cho nên bộ phận xẻ tận dụng bìa bắp đóng bao bì chè phải ngừng sản xuất, Điều này đã gây lãng phí một khối lượng khá lớn bìa bắp mà hiện nay công ty đang bán dưới hình thức củi tận dụng
(3, Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty Biểu 01 Cơ sở vật chất kỹ thuật của cơng ty
( Tính đến ngày 31/12/2009) Đơn yị tính: đồng
STT | Nhóm tài sản Nguyên giá Giá trị khẩu hao | Giá trị còn lại
1 Nhà cửa, vật kiên | 2.886.357.802 2.205.374.861 680.982.941 trúc
2 Máy móc, thiết bị | 4.118.723.488 1.144.157.374 | 2.974.566.114 | a Phuong tiện vận tai 507.674.795 185.632.505 322.042.290
| Tổng cộng ` | 7.512.756.085 3.535.164.740 | 3.977.591.345
Thông qua biểu 01 ta thấy, trong tổng tài sản của công ty thì máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng cao nhất nguyên nhân là do đặc thù của công ty là chế
biến lâm sản vì vậy đòi hỏi phải đầu tư nhiều vào máy móc thiết bị hiện đại,
phù hợp với mục đích sản xuất để đáp ứng được nhu cầu của thị trường Điều
26
Trang 33này chứng tỏ công ty đã nhận thức rất đúng đắn về nhiệm vụ, chức năng chính
của mình để tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm mà mình sản
xuất ra Cũng qua số liệu thống kê từ biểu trên nhận thấy giá trị còn lại của cơ
sở vật chất kỹ thuật là không nhiều đặc biệt là của nhà cửa, vật kiến trúc Vì
vậy, trong thời gian tới công ty cũng cần phải có những kế hoạch tu sửa và đầu tư mua mới nhiều tài sản cố định để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và chất lượng hơn Bên cạnh đó, vì đây là công ty lâm sản có thị trường tiêu thụ rộng nên công ty cũng nên đầu tư thêm về phương tiện vận tải để có thể thuận lợi vận chuyển nguyên vật liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng
4 Tổ chức về lao động
Sức lao động là một trong ba yếu tố của quá trình tái sản xuất và là yếu tố quan trọng nhất Tính đến ngày 31/12/2009 tổng số cán bộ công nhân viên
của cán bộ là 150 người trong đó có trên 10% người có trình độ đại học và
trên đại học, hơn 30% có trình độ trung cấp và có tay nghề cao còn lại đều
được đào tạo ngiệp vụ Hiện công ty có một đội ngũ cán bộ cơng nhân có
năng lực, có trình độ chun môn sâu và sẵn sàng đáp ứng nhiệm vụ của đơn
vị trong tình hình mới
Qua xem xét, đánh giá tình hình lao động của công ty năm 2009 tôi
nhận thấy rằng toàn bộ số lao động hiện đang làm việc tại công ty đều được đào tạo nghiệp vụ Đây cũng được coi là một thuận lợi cơ bản của công ty
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình với một đội ngũ cán bộ công, nhân viên có trình độ và tay nghề cao
Nhìn vào biểu 02 ta thấy tình hình lao động của công ty năm 2009 như
sau: số lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lao động của công
ty là 88%, số lao động gián tiếp chỉ chiếm 12% Điều này hoàn toàn hợp lý, bởi đây là công ty chế biến lâm sản, công việc chính là sản xuất các sản phẩm
từ lâm sản như vậy đòi hỏi lao động trực tiếp cao Số lao động trực tiếp chiếm
Trang 34phần lớn giúp công ty tiết kiệm được một phần chỉ phí quản lý, tập trung được vốn cho sản xuất kinh doanh một cách tối đa
Biểu 02 Tình hình lao động của công ty năm 2009
Đơn vị tính: người
Số công nhân viên [Lao | Lao
STT Bộ phận Ẵ Hợp a li
Tông |CNV| „ trực |gián
đông, tiếp | tiếp
Trang 355 Đặc điểm thị trường cung cấp và tiêu thụ sản phẩm
Thị trường cung cấp nguyên vật liệu chính cho cơng ty trong các năm qua vẫn là nhưng thị trường gỗ quen thuộc: đối với gỗ rừng trồng chủ yếu là
gỗ keo, công ty tiền hành thu mua ở các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn Công ty cũng tiến hành thu mua gỗ rừng tự nhiên từ các tỉnh miền trung và
nước bạn Lào
Thị trường tiêu thụ của công ty chủ yếu vẫn là thị trường trong nước
Cụ thể: các sản phẩm mị địa như đồ nội thất, đồ ngoại thất được tiêu thụ
chủ yếu ở các tính phía Bắc, lắp đặt đề gỗ cho các cơng trình xây dựng lớn,
các khách sạn Sản phẩm gỗ trụ mỏ và gỗ nguyên liệu thì thị trường tiêu thụ
chủ yếu là Quảng Ninh cung cấp cho các mỏ than Về sản phẩm mộc xuất khẩu thì mặt hàng chủ yếu là ván sàn, cửa và khuôn cửa xuất khẩu sang các thị trường quen thuộc như Đài Loan, Hàn Quốc và một số nước Đông Âu
khác
IV Những thuận lợi và khó khăn và phương hướng sản xuất kinh doanh
của công ty trong những năm tới
1 Thuận lợi
- Do đóng trên địa bàn thị xã nên cơng ty có nhiều thuận lợi về giao
thông, kịp thời tiếp nhận được những thông tin kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn
hoá, xã hội
- Công ty nằm cách trung tâm Hà Nội không xa nên có điều kiện tiếp cận được với nhiều bạn hàng trong nước và quốc tế
- Công ty nằm cạnh quốc lộ 32 và gần cảng Sơn Tây trên sông Hồng
nên thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá bằng đường thuỷ
- Mặt khác, do công ty nằm gần ngân hàng nên rất thuận tiện cho việc giao dịch
- Ngồi ra, cơng ty còn nằm gần các nguồn cung cấp điện và nước Vì
vậy có điều kiện đảm bảo sản xuất liên tục
Trang 36- Công ty có một diện tích mặt bằng khá lớn, đặc biệt là khu bến bãi ở gần sông Hồng thuận lợi cho việc sản xuất, giao dịch và lưu thông hàng hố
- Cơng ty có truyền thống kinh nghiệm lâu năm trong sản xuất kinh doanh lâm sản
2 Khó khăn
- Khó khăn lớn nhất hiện nay của công ty là nguồn cung cấp nguyên liệu ngày càng xa và khan hiếm Đặc biệt từ khi có chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên của nhà nước
- Các chính sách của nhà nước về lĩnh vực kinh doanh và chế biến lâm sản ln có sự thay đổi cũng gây khơng ít khó khăn cho cơng ty
- Do đầu tư dây truyền máy chế biến gỗ xuất khẩu của Đài Loan từ năm
1996 bằng vốn vay, trong đó có 30% là vốn lưu động nên hiện nay thiếu vốn,
SXKD chưa phát triển, khả năng tài chính cịn gặp nhiều khó khăn
~ Giá cả vật tư tăng cao làm cho giá thành sản xuất cao làm ảnh hưởng tới khả năng tiêu thụ và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty
- Công ty một mặt phải cải tiến khoa hộc kỹ thuật, ra sức cạnh tranh
trên thị trường, mặt khác phải tiếp tục đầu tư về mọi mặt để thúc đẩy SXKD 3 Phương hướng SXKD trong những năm tới
Sau khi cổ phần hố cơng ty vẫn giữ nguyên chức năng và nhiệm vụ hiện có Trọng tâm của phát triển kinh doanh theo hướng bám sát thị trường trong nước, mạnh dạn đầu tư đi sâu vào thị trường XNK, mở rộng liên doanh liên kết thu hút đầu tư tận dụng tiềm năng mở rộng nghành nghề và mặt hang,
tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao dộng Sửa chữa và thay thế dần máy
móc thiết bị cũ nát lạc hậu không phù hợp, nâng cấp và tu bổ nhà xưởng cho
khang trang sạch đẹp hơn
Bên cạnh những mặt hàng truyền thống công ty sẽ chú trọng liên kết với công ty của Hàn Quốc đầu tư máy móc thiết bị để sản xuất ra các mặt
hàng mới như ván ghép thanh, ván san, các mặt hang gỗ tiêu dung sir dung nguyên liệu gỗ rừng trồng sẵn có để xuất khâu vào thị trường Hàn Quốc
Trang 37Tiếp tục xúc tiến các hoạt động liên doanh liên kết nhằm phát huy tối
da lợi thế và tạo đà phát triển cho những năm sau
4 Kết quả sản xuất kinh doanh qua 3 năm của cơng ty
a) Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bằng chỉ tiêu giá trị
Qua biểu 03 ta có nhận xét về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty thể hiện qua chỉ tiêu giá trị như sau:
Tổng doanh thu cũng nhu doanh thu thuần của công ty qua 3 năm từ 2007-2009 ln có sự tăng trưởng cụ thể như sau: Năm 2008 tăng 1.344.568.342 đồng so với năm 2007 tương đương với 13,46% Năm 2009
tăng 3.556.117.050 đồng tương ứng với 31,38% Ta có thể nhận thấy năm 2007 là một năm có nhiều biến động lớn đối với các doanh nghiệp trong nước vì đây chính là thời điểm Việt Nam chính thức được ra nhập vào WTO - Tổ chức thương mại thế giới, điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp
trong nước phải chịu một sức ép vô cùng lớn, nhưng điều này đã không ảnh hưởng lớn tới doanh thu của công ty chứng tỏ công ty đã có những biện pháp
làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm để
giữ vững vị trí của mình trên thị trường Tuy nhiên, bên cạnh việc doanh thu
tăng lên thì các khoản chỉ phí cũng khơng ngừng tăng lên qua các năm Chi
phí bán hàng năm 2008 tăng không đáng kể nhưng chỉ phí bán hàng năm
2009 tăng lên 64.187.433 đồng so với năm 2008 tương ứng với 75,49%, chỉ phí quản lý doanh nghiệp cũng không ngừng tăng lên qua các năm cụ thể:
năm 2008 chi phi quan lý doanh nghiệp tăng so với năm 2007 là 75.543.840
đồng tương ứng với 14,56%; năm 2009 tăng 236.340.917 đồng tương ứng với
tăng 39,76% Điều này đã ảnh hưởng tới lợi nhuận như sau: Lợi nhuận sau
thuế năm 2008 giảm so với năm 2007 là 75.579.621 đồng Lợi nhuận sau thuế
năm 2009 tăng 48.701.616 đồng so với năm 2008 nhưng so với năm 2007 thì
lợi nhuận vẫn bị giảm 26.878.005 đồng
Trang 39Như vậy, để doanh thu và lợi nhuận đều tăng lên trong thời gian tới thì cơng ty cần phải chú trọng tới các biện pháp cắt giảm bớt các khoản chỉ phí khơng cần thiết; làm giảm giá vốn hàng bán có như vậy mới đạt được hiệu
quả kinh tế cao nhất
Như vậy thông qua biểu 03 ta thấy kết quả sản xuất kinh doanh của
công ty là tương đối ôn định, tuy vậy trong thời gian tới công ty vẫn cần phải chú trọng hơn tới các chiến lược sản xuất kinh doanh cũng như đầu tư thêm
máy móc thiết bị hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh tế và đạt được mục tiêu
lợi nhuận
Công ty cổ phần lâm sản Sơn Tây là một doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt
động sản xuất kinh doanh bàng lâm sản với mục tiêu chất lượng là hàng đầu
nhằm đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước
Trong những năm qua hoà chung với sự phát triển của nền kinh tế thị
trường công ty đã tiến hành sản xuất kinh doanh với những mặt hàng chủ yếu
có sức cạnh tranh nhằm thu hút được khách hàng, đứng vững trên thị trường
Qua biểu 04 ta có nhận xét về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty thể hiện qua chỉ tiêu hiện vật như sau:
Nhìn chung tình hình sản xuất của công ty là khá én định và có sự gia tăng qua các năm Cụ thể như sản phẩm mộc xuất khẩu: năm 2008 tăng 17m” so với năm 2007 và năm 2009 tăng 9m so với năm 2008 Như vậy có thể
nhận thấy thị trường xuất khâu của công ty là khá ổn định do công ty luôn chú trọng đến chất lượng sản phẩm nên đã tạo được sự tin cậy của khách hàng, đặc biệt là những khách hàng quen thuộc như Nhật Bản, Đài Loan Bên cạnh đó, công ty vẫn luôn chú trọng tới thị trường nội địa, sản lượng những sản
phẩm mộc nội địa cũng không ngừng tăng lên qua các năm Trong đó cơng ty
chú trọng chủ yếu tới hai mặt hàng chính đó là đồ nội thất và ngoại thất do nắm bắt được xu hướng thay đổi của thị trường trong những năm qua Cụ thể,
sản lượng mộc nội địa không ngừng tăng nhanh qua các năm, năm 2008 tăng
118m” so với năm 2007 và năm 2009 tăng 128m” so với năm 2008 Đây cũng
là nguồn thu chính của cơng ty bên cạnh hàng xuất khẩu
Trang 40Biểu 04 Kết quả sản xuất kinh doanh bằng chỉ tiêu hiện vật Đơn vị tính: đồng Năm 2008 2009 TĐPT DVT |2007 |Sản |TĐPTL|Sản [TĐPTL |BQ
an phim lượng |H(%) |lượng | H(%) | (%)
.Mộc xuất khẩu | MỸ 115 132 | 114/78 | 141 | 106,82 | 110,73 , Mộc nội địa MỸ | 428 | 546 | 12757 | 674 | 123,44 | 125,49 Nội thất MỸ | 218 | 235 | 1078 | 315 | 134,04 | 120/21 Ngoại thất MỸ | 210 | 311 | 148,09 | 359 | 115,43 | 130,74 KD gỗ trụ mỏ tấn | 12.027 | 12.984 | 100,99 | 13.476 | 103,79 | 102,38 KD gỗ nguyên| tấn | 1374 | 2016 | 146,72 | 2321 | 115,13 | 129,97 ệu L Song song với việc sản xuất công ty cũng đặc biệt chú trọng tới việc
kinh doanh Tuy kinh doanh không mang lại hiệu quả kinh tế cao như sản xuất nhưng những mặt hàng mà công ty kinh doanh đều là những mặt hàng truyền thống của công ty và có lượng khách hàng ổn định quen thuộc từ trước
và những sản phẩm kinh doanh này đều có sản lượng lớn, ổn định qua các
năm Năm 2008 tăng 957 tắn gỗ trụ mỏ và tăng 642 tắn gỗ nguyên liệu so với năm 2007; năm 2009 sản lượng vẫn tiếp tục tăng cụ thể: tăng 492 tắn gỗ trụ mỏ và tăng 305 tấn gỗ nguyên liệu
Qua kết quả phân tích ta nhận thấy sản lượng sản xuất của công ty qua
3 năm có xu hướng tăng ổn định, nguyên nhân là do hệ thống máy móc đã
được trang bị đầu tư và mua mới, sản phẩm làm ra có sức cạnh tranh cao, đảm
bảo chất lượng Có thể nói, đây là một kết quả khả quan mà công ty đạt được
sau khi cổ phần hoá, nó sẽ tạo đà phát triển của công ty trong những năm tới