1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng tiến đạt thanh hóa

73 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 11,84 MB

Nội dung

Trang 1

07Aro40419/

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

KHOA KINH TE & QUAN TRI KINH DOANH

KHOA LUAN TOT NGHIEP

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU

BONG TAI CONG TY CO PHAN XAY DUNG TIEN DAT ~ THANH HOA

NGÀNH:KÊ TOÁN

MÃ SỐ : 404

Giáo viên hướng dẫn : TS Lê Tì ng 4 ở Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hải

Khoá học : 2006 - 2010

Hà Nội - 2010

Trang 2

LOI CAM ON

Dé hoàn thanh khod hoc (2006 — 2010) cia minh tai trrgng Dai học Lâm Nghiệp, được sự cho phép của Ban Giám hiệu nhà trường, Khoa kinh tế và Quản trị kinh doanh; dưới sự hướng dẫn của thầy giáo em đã tiến hành thực hiện khoá luận tốt nghiệp:

“Nghiên cứu tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty cỗ phần xây dựng Tiến Đạt—~ Thanh Hóa”

Em xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô khoa kinh tế & Quản trị kinh doanh trường Đại học Lâm nghiệp đã tận tình truyền đạt cho em kiến thức về

lý luận thực tế trong bốn năm qua

Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy giáo TS Lê Trọng Hùng người trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành khoá luận này

Em xin chân thành cảm ơn các cô chú, các anh chị cán bộ trong ban quản lý và bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ em trong q trình thực hiện khố luận này

Tuy nhiên, do thời gian có hạn, kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên

bản khóa luận này không tránh khỏi những thiếu xót Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung quý báu cuả thầy cô và bạn bè để bản

khố luận hồn thiện hơn

Em xin chén thinh cém on!

Xuân mai,ngày 15 tháng 05 năm 2010

Sinh viện thực hiện

Trang 3

MỤC LỤC DAT VAN ĐÈ

PHAN 1: MUC TIEU, DOI TUQNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

1.1 Mục tiêu nghiên cứu

1.2, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.2.1 Đối tượng nghiên cứu

1.2.2 Phạm vì nghiên cứu

1.3 Nội dung nghiên cứu 1.4 Phương pháp nghiên cứu 1.4.1 Phương pháp thu thập s

1.4.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ e

1.4.3 Phương pháp tổng hợp phân tích thống kê

PHAN 2: TONG QUAN VE CAC VAN DE NGHIEN CUU 2.1 Một số vấn đề cơ bản về vốn lưu động

2.1.1 Khái niệm về vốn sản xuất

2.1.2 Các đặc điểm của vốn sản xuất

2.1.3 Phân loại vốn

2.1.3.1 Phân loại vốn theo ngn hình thành

2.1.3.2 Phân loại vốn căn cứ vào công dụng kinh tế

2.2 Vốn lưu động và phân loại vốn lưu động

2.2.1 Khái niệm về vốn lưu động

3.2.2 Đặc điểm vốn lưu động

2.2.3 Phân loại vốn lưu động

3.2.3.1 Phân loại theo vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình sản

xuất kinh doanh

2.2.3.2 Phân loại theo hình thái biểu hiện 2.2.3.3 Phân loại theo quan hệ sở liều về vốn

Trang 4

2.2.4 Kết cầu vốn lưu động và các nhân tổ ảnh hưởng tới kết cấu vốn lưu động 2.2.5 Nhu cầu vốn lưu động

2.2.5.1 Phương pháp trực tiê)

2.2.5.2 Phương pháp gián tiếp

2.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động

2.3.1 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình chu chuyển vốn lưu động 2.3.1.1 Vòng quay vốn lưu độn;

2.3.1.2 Kỳ luân chuyển vốn lưu độn,

2.3.1.3 Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động

2.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động

2.3.3 Tiết kiệm vốn lưu động

2.3.3.1 Tiết kiệm tuyệt đối von lưu động

2.3.3.2 Tiết kiệm tương đối vốn lưu động

2.4 Bảo toàn vốn lưu động

2.4.1 Sự cần thiết phải bảo toàn vồn lưu động

2.4.2 Biện pháp bảo toàn vốn lưu động =

PHAN 3: DAC DIEM CO BAN VE CONG TY CO PHAN XAY DUNG TIẾN ĐẠT - THANH HOÁ

3.1 Quá trình phát triển và đặc điểm ngành nghề hoạt động của Công ty

3.1.1 Quá trình phát triển 3.1.2 Đặc điểm ngành: nghề hoạt động

3.2 Tình hình quần lý tổ chức của Cơng ty 24

3.2.1 Tình hình tỏ chức lao động 24

3.2.2 Tình hình tổ chức quản lý 25

3.3 Quy mô cơ sở vật chấ

3.4.1 Đánh giá chung về hoạt động SXKD bằng chỉ tỉ

Trang 5

3.5 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển 3.5.1 Thuận lợi của Công ty

3.5.2 Khó khăn của Công ty

3.5.3 Phương hướng phát triên SXKD của Công ty

PHAN 4: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VÓN

LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CPXD TIỀN ĐẠT - THANH HOÁ

4.1 Đánh giá khái quát về tình hình tài chính

4.1.1 Phân tích cơ cấu tài sản của Cơng ty 4.1.2 Phân tích cơ cấu nguôn vốn của Cơng ty

4.1.3 Phân tích tình hình tự chủ về với

4.1.4 Phân tích tình hình công nợ của Công ty 4.1.5 Phân tích khả năng thanh tốn của Cơng ty 4.2 Phân tích tình hình sử dụng Vốn lưu động 4.2.1 Phân tích kết cấu vốn lưu động

4.2.3 Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động trong khâu lưu thông 49 4.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động

4.3.1 Phân tích tình hình chu chuyển von lưu động

4.3.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Cơng ty 4.3.3 Tình hình thừa thiếu vốn trong SXKD tại Công ty

4.4.1 Khả năng huy động các nguôn vốn lưu động của Công ty trong năm 2010

4.4.2 Xác định nhu câu vôn lưu động của Công tự _

PHAN 5: MOT SO GIẢI PHÁP NHÀM NÂNG CAO HIỆU QUÁ SỬ

DUNG VON LUU DONG TAI CONG TY

3.1 Đánh giá chung

5.2 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng VLD tai

công ty CPXD Tiến Đạt - Thanh Hoá 61

Trang 6

DANH MUC TU VIET TAT

BTTN: Bảo tồn thiên nhiên

CPXD: Cổ phần xây dựng

CSH: Chủ sở hữu

DT&LT: Dự trữ & lưu thông

ĐTDH: Đầu tư dài hạn

ĐTNH: Đầu tư ngắn hạn

HC: Hành chính

KH-KT-KS: Kế hoạch — kỹ thuật — khảo sát

NSNN: Ngân sách nhà nước

NVCSH: Nguồn vốn chủ sở hữu

PGD: Phó giám đốc

SXKD: Sản xuất kinh doanh

TĐPTBQ: Tốc độ phát triển bình quân

TĐPTLH: Tốc độ phát triển liên hoàn

TSCĐ: Tài sản cố định

VLĐ: Vốn lưu động

VQG: Vườn quốc gia

XDCB: Xây dựng cơ bản

Trang 7

Biểu 01: Biểu 02: Biểu 03: Biểu 04: Biểu 05: Biểu 06: Biểu 07: Biểu 08: Biểu 09: Biểu 10: Biểu I1: Biểu 12: Biểu 13: Biểu 14: Biểu 15: Biểu 16: DANH MỤC CÁC BẢNG BIÊU

Cơ cấu lao động của Công ty CPXD Tiến Đạt năm 2009 24

Giá trị tài sản cố định tại Công ty năm 2009 Đánh giá kết quả SXKD bằng chỉ tiêu hiện vật

Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh bằng chỉ tiêu giá trị Cơ cấu tài sản của Công ty

Cơ cấu nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2007 - 2009 Tình hình độc lập tự chủ về mặt tài chính của Cơng ty

Tình hình công nợ của Công ty qua 3 năm 2007 - 2009 Khả năng thanh toán của Công ty

Kết cấu vốn lưu động của Công ty

Tình hình sử dụng vốn lưu động trong khâu dự trữ và sản xuắt 48 Tình hình sử dụng vốn lưu động trong khâu lưu thơng

Tình hình chu chuyển vốn lưu động tại Công ty

Xác định mức tiết kiệm vốn lưu động

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Trang 8

DAT VAN DE

Trong nền kinh tế thị trường, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như nhân tố bên ngoài và nhân tố bên trong doanh nghiệp Tuy nhiên vốn hiện là yếu tố bên trong ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh Vốn đảm bảo cho doanh nghiệp duy trì được hoạt động nếu thiếu vốn thì doanh nghiệp sẽ mắt đi khả năng thanh toán Vậy vốn là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào

Công ty cổ phần xây dựng Tiến Đạt với ngành nghề kinh doanh chính là xây dựng cơ bản Ngành xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất độc lập Do

vậy khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, thực hiện cơ chế tự chủ địi hỏi chỉ

phí bỏ ra phải có lãi Hơn nữa hiện nay các công trình xây dựng cơ bản được tơ chức đấu thầu địi hỏi Công ty phải hạch tốn một cách chính xác các chỉ phí bỏ ra, khơng làm lãng phí vốn đầu tư Do đó hiệu quả quản trị vốn lưu động trở thành vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với Công ty, không những bù đắp được chỉ phí mà cịn tái sản xuất mở rộng Vốn lưu động cũng là một bộ

phận của vốn sản xuất kinh doanh nó tham gia hết vào các chu kỳ sản xuất kinh doanh Vì vậy hiệu quả quản trị vốn lưu động tác động mạnh mẻ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Tuy nhiên trên thực tế tình hình quản trị vốn

lưu động của Công ty còn nhiều bất cập và chưa được quan tâm đúng mức

Công ty cổ phần xây dựng Tiến Đạt — Thanh Hóa đấ khơng ngừng cải tiền và hoàn thiện đáp ứng kịp thời yêu cầu của nền kinh tế thị trường thế nhưng trên thực tế công tác quản trị vốn lưu động của Công ty vẫn còn một số tồn tại

Xuất phát từ sự cáp thiết của vấn đề trên, sau khi kết thúc chương trình các mơn học, được sự nhất trí của Trường Đại học Lâm Nghiệp va thay giáo hướng dẫn TS Lê Trọng Hùng, em đã tiến hành thực hiện khố luận sau:

“Nghiên cứu tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty cỗ phần xây dựng Tiến Đạt — Thanh Hóa”

* Kết cấu khố luận bao gồm các phần sau:

Phần 1: Mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Trang 9

Phan 2: Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu

Phần 3: Đặc điểm cơ bản về Công ty cổ phần xây dựng Tiến Đạt

Phần 4: Thực trạng sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cỗ phần xây dựng Tiến Đạt

Trang 10

PHẦN 1: MỤC TIÊU, ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá được tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng Tiến Đạt - Thanh Hoá

- Đánh giá được tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần xây dựng Tiến Đạt - Thanh Hoá

- Dé xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng Tiến Đạt - Thanh Hoá

1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.2.1 Đối tượng nghiên cứu

“Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần

xây dựng Tiến Đạt - Thanh Hoá 1.2.2 Phạm vi nghiên cứu

~ Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên phạm vi tồn Cơng ty ~ Phạm vi thời gian: Trong 3 năm 2007 - 2009

1.3 Nội dung nghiên cứu

~ Hệ thống hoá cơ sở lý luận về vốn lưu động,

~ Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng Tiến Đạt ~ Thanh Hố

- Đánh giá tình hình quản lý sử dụng vốn lưu động - Phân tích tình hình chu chuyền vốn lưu động

~ Đề suất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

tại công ty cổ phần xây dựng Tiến Đạt — Thanh Hoá

1.4 Phương pháp nghiên cứu

1.4.1 Phương pháp (iu thập số liệu sơ cấp - Thông tin thu thập từ ban giám đốc

~ Quan sát, khảo sát thực tế tại Công trường thi cong

+ Công trường thỉ công trường THCS xã Hoằng Khánh — Hoằng Hoá —

Trang 11

+ Công trường xây dựng trường mầm non xã Hoằng Trì - Hoằng Hố — Thanh Hố (Hình 02) ANA 4 “A(INAAIAAMA Hình 02

1.4.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Đọc tài liệu tham khảo liên quan tới vốn lưu động:

+ Giáo trình quản trị tài chính

+ Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh

Trang 12

2009

1.4.3

+ Giáo trình lý thuyết kiểm toán

- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp:

+ Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2007 - ~ Thu thập số liệu tại các phịng ban của Cơng ty:

+ Bảng tính khấu hao tài sản cố định + Bảng tính lương

Phương pháp tổng hợp phân tích thống kê

- Tổng hợp hệ thống hoá tài liệu trên cơ sở phân tổ thống kê

~ Phân tích tài liệu trên cơ sở nghiên cứu mức độ ảnh hưởng, tình hình biến động của hiện tượng và mức quan hệ ảnh hưởng của chúng

- Sử dụng phương pháp so sánh tuyệt đối

AY = Yị - Yin

Trong đó:

AY: Mức chênh lệch của thời gian thứ 1-1 với ¡

Y¡: Mức độ thời gian thứ ¡

Yiu: Mite độ liền kể ngay trước mức độ Y;

- Phuong pháp so sánh tương đối (Phương pháp so sánh liên hoàn) 1 rà x100 iy = - _ Phương pháp tính số bình quân đụ = of LH ,

O12 Toc do phat trién lién hoan

Øp

Trong đó:

: Tốc độ phát triển bình quân

n: Số các thừa số trong căn

Trang 13

PHAN 2: TONG QUAN VE CAC VAN DE NGHIEN CUU 2.1 Một số vấn đề cơ bản về vốn lưu động

2.1.1 Khái niệm về vốn sản xuất

Quá trình sản xuất là sự kết hợp của các yếu tố vốn, kỹ thuật, nhân lực, công nghệ và tài nguyên Để tiến hành sản xuất kinh doanh Doanh nghiệp phải ứng trước một số tiền nhất định để mua sắm, dự trữ và trang trải các hao phí cần thiết cho các hoạt động của doanh nghiệp Toàn bộ số tiền ứng trước đó gọi là vốn sản xuất kinh doanh

'Vốn sản xuất kinh doanh là một phần của thu nhập quốc dân tồn tại ở hai hình thái đó là hình thái giá trị và hình thái hiện vật được các chủ thể kinh doanh bỏ ra để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu thu lợi nhuận, vì thế quản lý vốn sản xuất kinh doanh là một trong những nội dung chủ yếu của công tác quản lý doanh nghiệp Để hiểu rõ hơn về vốn sản xuất kinh

doanh ta tiễn hành tìm hiểu về đặc điểm của vốn

2.1.2 Các đặc điểm của vốn sản xuất

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay vốn sản xuất đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất của Doanh nghiệp Do đó, cần phải nắm chắc được đầy đủ các đặc điểm của nguồn vốn để sử dụng một cách hiệu quả

'Vốn phải đại diện cho một lượng giá trị tài sản có nghĩa là vốn được biểu hiện bằng giá trị của những tài sản cố định hữu hình và vơ hình như máy móc

thiết bị, nhà xưởng, thơng tin, công nghệ, thương hiệu

Vốn phải được vận động và sinh lời: vốn được biểu hiện bằng tiên nhưng

chỉ là một dạng tiềm năng của vốn nên nó phải được vận động và sinh lời

Trang 14

Vốn phải có giá trị về mặt thời gian nên chúng ta phải xem xét giá trị thời gian của đồng vốn trong cơ chế thị trường thì các vấn đề này được xem xét kỹ lưỡng bởi vì đồng vốn bị ảnh hưởng của biến động giá cả, lạm phát nên sức mua của đồng tiền ở các thời điểm là khác nhau

Vốn gắn liền với chủ sở hữu: mỗi đồng vốn phải có chủ sở hữu nhất định Trong nền kinh tế thị trường khơng, thể có những đồng vốn vơ chủ, vì ở đâu có đồng vốn vơ chủ thì ở đó có sự chỉ tiêu lãng phí, kém hiệu quả Ngược lại chỉ phí khi xác định rõ chủ sở hữu của đồng vốn thì đồng vốn mới có hiệu quả, vì nó gắn với lợi ích kinh tế và trách nhiệm của đồng vốn chủ sở hữu của nó

Vốn được quan niệm là một loại hàng hoá đặc biệt Những người có vốn thì đưa vào thị trường tài chính cịn những người cần vốn thì tới thị trường này Lúc này quyền sử dụng vốn không bị di chuyển nhưng quyền sử dụng được chuyển nhượng qua sự vay nợ Người vay phải trả một phần lãi xuất cho quyền

sử dụng vốn

Trong nền kinh tế thị trường vốn không chỉ được biểu hiện bằng tiền, tài

sản hữu hình mà cịn có những giá trị vơ hình như nhãn hiệu thương mại, bản

quyền, phát minh, sáng chế, bí quyết cơng nghệ

Từ những đặc điểm trên cho thấy phạm trù vốn cần được nhận thức rõ ràng đầy đủ, chính xác để quản lý đồng bộ vốn có hiệu quả Đây chính là cơ sở cho việc hoạch định và làm cho cơ chế quản lý, sử dụng vốn của Doanh nghiệp

được nâng cao 2.1.3 Phân loại vốn

2.1.3.1 Phân loại vốn theo nguén hinh thành

Vốn chủ sở hữu là vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp Trong Doanh

nghiệp vốn chủ sở hữu thường gồm cách loại sau:

'Vốn chủ sở hữu do ngân sách nhà nước cấp

Vốn do các chủ đầu tư góp vốn vào doanh nghiệp 'Vốn huy động thêm do phát hành cổ phiếu

Trang 15

Vốn công nợ: là những loại vốn do doanh ngiệp huy động được để bổ sung cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh của mình thơng qua các quan hệ tín

dụng, thanh tốn Vốn công nợ thông thường bao gồm các loại sau: Vay ng dài hạn

Vay nợ ngắn hạn

2.1.3.2 Phân loại vốn căn cứ vào công dụng kinh tế

Vốn cố định: là 1 bộ phận vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định và đầu tư dài hạn mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần trong những chu kỷ tái sản xuất và hồn thành một vịng tuần hoàn khi tài sản cố định đã chuyển dịch hết

giá trị vào giá trị sản phẩm sản xuất ra

Nội dung của vật chất của vốn cố định là tài sản cố định và các khoản đầu tư dai han

Vốn lưu động: là số tiền ứng trước của tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp thường xuyên liên tục

Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị trong một lần, tuần hoàn liên tục va hoàn thành sau mỗi chu kỳ sản xuất Nội dung vật chất của vốn lưu động là tài

sản lưu động và các khoản đầu tư ngắn hạn,

2.2 Vốn lưu động và phân loại vốn lưu động 2.2.1 Khái niệm về vốn lưu động

Muốn tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải có một lượng tài

sản nhất định đó là tài sản có định và tài sản lưu động

Tài sản lưu động của doanh nghiệp thường gồm 2 bộ phận: tài sản lưu động trong sản xuất và tài sản lưu động trong lưu thông

Tài sản lưu động trong sản xuất là những vật tư dự trữ như nguyên liệu,

vật liệu, nhiên liệu và sản phẩm dở dang trong quá trình sản xuất

Tài sản lưu động trong lưu thông bao gồm: sản phẩm hàng hoá chờ tiêu

Trang 16

Vén lưu động là giá trị những tài sản lưu động mà doanh nghiệp đã đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh, đó là số vốn bằng tiền ứng ra để mua sắm các

tải sản lưu động sản xuất và các tài sản lưu động lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục

Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động của Doanh nghiệp Tài sản lưu động thể hiện ở các khoản mục như tiền, các chứng khoán đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản nợ phải thu, hàng tồn kho Đây chính là những khoản mục sử dụng để đánh giá hiệu quả và tiềm lực của một doanh nghiệp

2.2.2 Đặc điểm vồn lưu động

Vốn lưu động hồn thành một vịng tuần hoàn sau chu kỳ sân xuất, Trong, q trình đó, vốn lưu động chuyển toàn bộ, một lần giá trị vào giá trị sản phẩm khi kết thúc quá trình sản xuất, giá trị hàng hoá được thực hiện và vốn lưu động được thu hồi

Trong quá trình sản xuất, vốn lưu động được chuyển qua nhiều hình thái khác nhau qua từng giai đoạn Các giai đoạn của vịng tuần hồn đó ln đan xen với nhau mà không riêng biệt Vì vậy, trong quá trình sản xuất kinh doanh, quản lý vốn lưu động có vai trò quan trọng Việc quản lý đòi hỏi phải thường xuyên nắm sát tình hình luân chuyển vốn, kịp thời khắc phục những ách tắc sản xuất, đảm bảo đồng vốn được lưu chuyển liên tục và nhịp nhàng

Trong cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm tài chính, sự vận động của vốn lưu động được gắn chặt với lợi ích của Doanh nghiệp và người lao động Vòng quay của vốn càng được quay nhanh thì doanh thu cảng cao và càng tiết kiệm được vốn, giảm chỉ phí sử dụng vốn một cách hợp lý làm tăng thu nhập của Doanh nghiệp, Doanh nghiệp có điều kiện tích tụ vốn để mở rộng sản xuất,

không ngừng cải thiện đời sống của công nhân viên chức trong doanh nghiệp

2.2.3 Phân loại vốn lưu động

Để quản lý sử dụng vốn có hiệu quả cần phải tiến hành phân loại vốn lưu

Trang 17

2.2.3.1 Phân loại theo vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất

kinh doanh

Vốn lưu động trong khâu sản xuất dự trữ sản xuất: bao gồm giá trị khoản

nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực, phụ tùng thay thé, công

cụ dụng cụ

'Vốn lưu động trong khâu sản xuất: bao gồm các khoản giá trị sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chỉ phí chờ kết chuyển

Vốn lưu động trong khâu lưu thông: bao gồm các khoản giá trị thành phẩm, vốn bằng tiền (kể cả vàng, bạc, đá quý ); các khoản vốn đầu tư ngắn hạn (đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn ) các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn; các khoản vốn trong thanh toán (các khoản phải thu, các khoản tạm ứng )

Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bổ của vốn lưu động trong từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh Từ đó có biện pháp điều chỉnh cơ cấu vốn lưu động hợp lý sao cho có hiệu quả sử dụng cao nhất

2.2.3.2 Phân loại theo hình thái biểu hiện

'Vốn vật tư, hàng hoá: là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện bằng hiện vật cụ thé như nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm

'Vốn bằng tiền: bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn

Cách phân loại này giúp cho các doanh nghiệp xem xét, đánh giá mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp

3.2.3.3 Phân loại theo quan hệ sở hữu về vốn

Vốn chủ sở hữu: là số vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh

Trang 18

nước, vốn do chủ doanh nghiệp tư nhân bỏ ra vốn góp cổ phần trong công ty cổ phần; vốn góp từ các thành viên trong doanh nghiệp liên doanh; vốn tự bổ sung từ lợi nhuần doanh nghiệp

Các khoản nợ: là các khoản vốn lưu động được hình thành từ vốn Vay các

ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác; vốn vay thông qua phát hành trái phiếu; các khoản nợ khách hàng chưa thanh tốn Doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng một thời gian nhất định

Các phân loại này cho thấy kết cầu vốn lưu động của doanh nghiệp được hình thành bằng nguồn vốn của bản thân Doanh nghiệp hay từ các khoản nợ Từ đó có các quyết định trong huy động và quản lý, sử dụng vốn lưu động hợp lý hơn, đảm bảo an ninh tài chính trong sử dụng vốn của doanh nghiệp

2.2.3.4 Phân loại theo ngn vốn hình thành

Nguồn vốn điều lệ: là số vốn lưu động được hình thành từ nguồn vốn điều lệ ban đầu khi thành lập hoặc nguồn vốn điều lệ bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nguồn vốn này cũng có sự khác biệt giữa các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau

Nguồn vốn tự bổ sung: là nguồn vốn do doanh nghiệp tự bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh như từ lợi nhuận của doanh nghiệp được tái đầu tu

Nguồn vốn liên doanh, liên kết: là số vốn lưu động được hình thành từ nguồn vốn góp liên doanh của các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh Vốn góp liên doanh có thê bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật là vật tư, hàng hoá theo thoả thuận của các bên liên doanh

Nguồn vốn di vay: von vay của các ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tín dụng, vốn vay của người lao động trong doanh nghiệp, vay các doanh nghiệp khác

Nguồn vốn huy động từ thị trường vốn bằng việc phát hành cỗ phiếu trái phiếu

Trang 19

Việc phân chia vốn lưu động theo nguồn hình thành giúp cho doanh nghiệp thấy được cơ cấu nguồn vốn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động trong kinh doanh của mình Từ góc độ quản lý tài chính mọi nguồn tài trợ đều có chỉ phí sử

dụng của nó Do đó doanh nghiệp cần xem xét cơ cấu nguồn tài trợ tối ưu để

giảm thấp chỉ phí sử dụng vốn của mình

2.2.4 Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng tới kết cấu vốn lưu động Kết cấu vốn lưu động phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần vốn lưu động trong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp

Vốn lưu động: là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, vấn đề tổ chức quản lý, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả sẽ quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay Doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tổ chức được tốt quá trình mua sắm dự trữ vật tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phân bổ hợp lý vốn trên các giai đoạn luân chuyển để vốn luân chuyển từ loại này thành loại khác, từ hình thái này sang hình thái khác, rút ngắn vòng quay của vốn

Ở các doanh nghiệp khác nhau thì kết cầu vốn lưu động cũng khơng giống nhau Việc phân tích kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức phân loại khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn những đặc điểm riêng về số vốn lưu động mà mình đang quản lý và sử dụng Từ đó xác định đúng các trọng điểm và biện pháp quản lý vốn lưu động có hiệu quả hơn phủ hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp Mặt khác thông qua việc thay đổi kết cấu vốn lưu động của từng doanh nghiệp

Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cầu vốn lưu động:

Các nhân tố về mặt cung ứng vật tư như: khoảng cách giữa doanh nghiệp với nơi cung cấp; khả năng cung cấp của thị trường; kỳ hạn giao hàng và khối lượng vật tư được cung cấp mỗi lần giao hàng; đặc điểm thời vụ của chủng loại

Trang 20

Sơ đồ 01: Kết cấu vốn lưu động Vốn lưu động Lĩnh vực

Khâu DT Khâu SX Khâu DT Khâu TT

Các nhân tố về mặt sản xuất như: đặc điểm, kỹ thuật, công nghệ sản xuất của doanh nghiệp; mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo; độ dài của chu kỳ sản xuất; trình độ tổ chức quá trình sản xuất

Các nhân tố về mặt thanh toán như: phương thức thanh toán được lựa chọn theo

các hợp đồng bán hàng; thủ tục thanh toán; việc chấp hành kỷ luật thanh toán giữa các doanh nghiệp

2.2.5, Nhu cầu vốn lưu động

Để xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết doanh nghiệp

có thể sử dụng các phương pháp sau: 2.2.5.1 Phương pháp trực tiếp

Phương pháp này căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến dự trữ vật tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để xác định nhu cầu của từng khoản vôn lưu động trong từng khâu rồi tổng hợp lại toàn bộ nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp

* Xác định nhu cầu vốn lưu động cho khâu dự trữ sản xuất

Trong quá trình sản xuất kinh doanh Doanh ngị

thường phải sử dụng

Trang 21

được phân bổ đồng đều theo thời gian hay giai đoạn chế biến sản phẩm Để xác định nhu cầu vốn này nói chung phải căn cứ vào 3 yếu tố cơ bản là mức chỉ phí sản xuất phẩm và hệ số đảm sản phẩm đang chế tạo

Công thức:

Vec= Py x Cy x H,

Trong do

Vac: Nhu cau vốn sản phẩm đang chế tạo

P,: Mức chỉ phí sản xuất bình quân một ngày C¿: Chu kỳ sản xuất sản phẩm

H: Hệ số sản phẩm đang chế tạo

Tích số giữa chu kỳ sản xuất và hệ số sản phẩm đang chế tạo phản ánh số ngày luân chuyển của sản phẩm đang chế tạo

* Xác định nhu cầu von chi phi chờ kết chuyển (chỉ phí phân bé dan) Chỉ phí chờ kết chuyển là các khoản chỉ phí thực tế đã phát sinh nhưng chưa tính hết vào giá thành sản phẩm trong kỳ mà được phân bổ dần vào nhiều kỳ tiếp theo để phản ánh đúng đắn tác dụng của chỉ phí và không gây biến động lớn đối với giá thành sản phẩm

Chi phí chờ kết chuyển có thể gồm: các chỉ phí sửa chữa lớn; chỉ phí nghiên cứu, thí nghiệm, chế thử sản phẩm mới; chỉ phí cơng cụ dụng cụ xuất

dùng một lần có giá trị lớn; chỉ phí các cơng trình tạm; ván khn, giàn giáo XDCB, chỉ phí trong thời gian ngừng việc có tính chất thời vụ

Để xác định vốn chỉ phí chờ kết chuyển phải căn cứ vào số dư chỉ phí chờ kết chuyển đầu kỳ, số chỉ phí chờ kết chuyển dự kiến phát sinh trong kỳ và số chỉ phí chờ kết chuyên dự kiến phân bổ vào giá thành sản phẩm trong kỳ

Công thức:

Vpe = Vpa + Vor - Vog Trong đó:

Trang 22

Vx: Vén chi phi cho két chuyén duge phn bé vao gid thanh san phẩm trong kỳ kế hoạch

* Xác định nhu cầu vốn lưu động khâu lưu thông

Là nhu cầu vốn lưu động để lưu giữ, bảo quản sản phẩm, thành phẩm ở kho thành phẩm với quy mô cần thiết trước khi xuất giao cho khách hàng

Công thức:

Vip = Zee X Nip Trong đó:

Vụ: Vốn thành phẩm kỳ kế hoạch

Nụ: Số này luân chuyển của vốn thành phẩm

Z„: Giá thành sản xuất sản phẩm, hàng hố bình qn mỗi kỳ ngày kỳ kế hoạch 2.2.5.2 Phương pháp gián tiếp

Phương pháp gián tiếp dựa vào số vốn lưu động bình quân năm báo cáo, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm kế hoạch và khả năng tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch để xác định nhu cầu vốn lưu động của

Doanh nghiệp năm kế hoạch Công thức:

M

Vụ, = Wie x — x (#t%)

Mo Trong đó:

Xu Nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch

Vipạ: Số dư bình quân vốn lưu động năm thực hiện

Mụ, Mụ: Tông mức luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch và năm thực hiện

1%: Tỷ lệ tăng (giảm) số ngày luân chuyển vốn lưu động năm thực hiện và năm kế hoạch

Tỷ lệ tăng hoặc giảm số ngày luân chuyển vốn lưu động năm thực hiện và năm kế hoạch được xác định theo công thức:

Trang 23

1% I Bas Ke x 100% Ko

Trong đó:

1%: Tỷ lệ tăng (giảm) số ngày luân chuyển vốn lưu động thực hiện

và năm kế hạch

Kj: Kỳ luân chuyển vốn lưu động năm thực hiện Kạ: Kỳ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch

Trong thực tế ước toán nhanh nhu cầu lưu động năm sau của doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp tính tốn căn cứ vào tổng mức luân chuyển vốn và số vòng quay vốn lưu động dự tính năm sau

Cơng thức: M Vne = Li Trong đó:

M¡: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động năm thực hiện L¡: Số vòng quay vốn lưu động năm thực hiện

Phương pháp gián tiếp trong xác định nhu cầu vốn lưu động có ưu điểm là

tương đối đơn giản, giúp doanh nghệp ước tính được nhanh chóng nhu cầu vốn

lưu động năm kế hoạch định nguồn tài trợ phù hợp với điều kiện kinh doanh trong nền kinh tế thị trường

2.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động 2.3.1 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình chu chuyển vốn lưu động 2.3.1.1 Vòng quay vốn lưa động

Vong quay vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh số vòng mà vốn lưu động,

Trang 24

DIT

Vip Trong đó:

L: Vịng quay của vốn lưu động DTT: Doanh thu thuần

'Vịp: Vốn lưu động bình quân `Ý nghĩa:

Chỉ tiêu này cho biết số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ, số vòng quay tăng thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng, vốn tăng và ngược lại

2.3.1.2 Kỳ luân chuyển vốn lưu động

- Kỳ luân chuyển vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh số ngày để thực hiện một vòng quay của vốn lưu động

Công thức:

& _ 360 Bay ` _ 'Vipọ x 360

L DTT

“Trong đó:

K: Kỳ luân chuyển vốn lưu động L: Vòng quay của vốn lưu động

360: Kỳ phân tích Y nghĩa:

Ky luân chuyển càng ngắn thì trình độ sử dụng vốn lưu động càng tốt và

ngược lại

2.3.1.3 Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động

Công thức:

H _ Vip

DIT

Trang 25

Trong đó:

DTT: Doanh thu thuần

H: Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động Vip: Vốn lưu động bình quân

_ VLD px + VLD cx

Vip = ai ilron

2 Y nghia:

Hệ số này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao và số vốn tiết kiệm

được càng nhiều

2.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động * Sức sản xuất của vốn lưu động:

DTT Sức sản xuât của vôn

lưu động %

Lb

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động dem lai bao nhiêu đồng giá trị sản lượng Chỉ tiêu này càng cao, hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và

ngược lại

* Sức sinh lời của vốn lưu động

Mức sinh lời chữ Nón Lợi nhuận trượt: Thuế

lưu động

Vịp

Chỉ tiêu này đánh giá một đồng vốn lưu động hoạt động trong kỳ kinh

doanh thì tạo ra bao nhiêu đòng lợi nhuận

* Khả năng thanh toán hiện thời Khả năng thanh

toán hiện thời Tổng tải sản

Trang 26

Tỷ lệ khả năng thanh toán hiện thời là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của Doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó

* Khả năng thanh tốn tức thời

Tỷ lệ thanh toán “Tiền + Các khoản tiền tương

tức thời —_

No ngắn hạn

Hệ số thanh toán tức thời cho biết khả năng thanh toán ngay tại thời điểm

xác định tỷ lệ, không phụ thuộc vào các khoản phải thu, dự trữ 2.3.3 Tiết kiệm vốn lưu động

2.3.3.1 Tiết kiệm tuyệt đối vốn lưu động

Khi tăng tốc độ của vốn lưu động mà không thay đổi quy mơ sản xuất thì

sẽ sinh ra một lượng vồn lưu động mới gọi là tiết kiệm tuyệt đối vốn lưu động Mức tiết kiệm vốn lưu động là một số vốn lưu động mà doanh nghiệp tiết

kiệm được trong kỳ kinh doanh Mức tiết kiệm vốn lưu động được biểu hiện

bằng chỉ tiêu:

Tiết kiệm tuyệt đối vốn lưu động theo vòng quay:

#AL = (Ea-L) x pir

Lox Ly

Tiết kiệm tuyệt dói vốn lưu động theo kỳ luân chuyển:

saxla\ Ete Ky x PH

360

“Tiết kiệm tuyệt đối lưu động theo tỷ lệ đảm nhiệm

+AH = (H-H) x DIT

Trong đó:

Lạ, Lị: Số lần luân chuyển theo kỳ kế hoạch và kỳ thực hiện

Trang 27

Kạ, Kị: Kỳ luân chuyển theo kỳ kế hoạch và kỳ thực hiện Họ, Hị: Hệ số đảm nhiệm theo kỳ kế hoạch và kỳ thực hiện 2.3.3.2 Tiết kiệm tương đối vốn lưu động

Khi tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động và có thể mở rộng quy mô sản xuất, tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ nhưng không cần tăng hoặc ting thêm ít vốn lưu động cũng được coi là tiết kiệm một lượng vốn lưu động đáng lẽ phải bỏ ra trong khi mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp

Các chỉ tiêu tiết kiệm tương đối vốn lưu động

Tiết kiệm tuyệt đối vốn lưu động theo vòng quay:

AL = (lo-Li) x DT # đức

Lox Ly

Tiết kiệm tuyệt đối vốn lưu động theo kỳ luân chuyển:

Œa—-K)® x BN (x ức

360

+AK

Tiết kiệm tuyệt đối lưu động theo tỷ lệ đảm nhiệm:

+AH = (Ho - Hi) x DIT x đc

2.4 Bảo toàn vốn lưu động

Bảo toàn vốn lưu động là đảm bảo duy trì được giá trị thực của vốn lưu động của thời điểm hiện tại so với lượng vốn ban đầu Do đặc điểm của vốn lưu động là luân chuyển nhanh, chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm nên nội dung bảo toàn vốn chủ yếu là bảo toàn về mặt giá trị Bảo toàn vốn lưu

động là bảo đảm cho số vốn cuối kỳ mua đủ một lượng vật tư, hàng hoá tương

đương với đầu kỳ khi giá cả tăng

2.4.1 Sự cần thiết phải bảo toàn vốn lưu động

Trang 28

Do các rủi ro trong kinh doanh: như rủi ro thị trường, do thiên tai, do dich hoạ, thua lỗ kéo dài dẫn đến không bù đắp chỉ phí

Do ảnh hưởng lạm phát trong nền kinh tế, làm cho giá trị đồng tiền bị suy giảm, làm mắt vốn trong kinh doanh do tốc độ trượt giá

Do vốn lưu động trong thanh toán bị chiếm dụng, kéo dài với số lượng lớn khi đồng tiền dần dần bị mất giá

2.4.2 Biện pháp bảo toàn vốn lưu động

Bảo tồn vốn lưu động nói riêng, vốn sản xuất kinh doanh nói chung là yêu cầu khách quan vì vậy Doanh nghiệp phải tìm các biện pháp bảo toàn vốn

lưu động như:

Phải chú trọng sắp xếp lại tổ chức sản xuất tại Doanh nghiệp, đổi mới trang thiết bị, tạo điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm, bố trí lại cơ cấu sản xuất nhằm sử dụng có hiệu quả vốn lưu động

Xem lại tính hợp lý cơ cấu vốn lưu động trong Doanh nghiệp

Định kỳ phải tiến hành kiểm kê, kiểm quỹ, đánh giá vốn trong thanh toán, đánh giá lại vật tư hàng hoá, vốn bằng tiền, để xác định vốn hiện có của Doanh nghiệp theo giá trị hiện tại Trên cơ sở kiểm kê, đánh giá vật tư hàng hoá mà đối chiếu với số liệu số sách kế toán để điều chỉnh cho hợp lý; xử lý kịp thời những vat tu hang hoa i dong, mắt mát không để vốn bị chiếm dụng

Thực hiện việc giao vốn là trách nhiệm bảo toàn vốn cho các đơn vị trực thuộc

Xác định đúng nhu cầu dự trữ vật tư, hàng hoá, tiền mặt cho nhu cầu kinh

doanh trong kỳ và đảm báo có chỉ phí thấp nhất Tìm nguồn cung ứng hàng hoá vật tư ổn định, thích hợp

Quản lý tốt hàng tòn kho để tránh tổn thất ứ đọng, đảm bảo chất lượng vật tư, hàng hoá Giải quyết những vật tư ứ đọng, mắt phẩm chất, theo chế độ tài chính hiện hành

Trang 29

PHAN 3: DAC DIEM CO BAN VE CONG TY CO PHAN XAY DUNG TIẾN ĐẠT - THANH HỐ

3.1 Q trình phát triển và đặc điểm ngành nghề hoạt động của Cơng ty 3.1.1 Q trình phát triển

* Khái quát về Công ty:

Giám đốc công ty là ông: Nguyễn Vũ Tiến

Tén Doanh nghiệp: Công ty cổ phần xây dựng Tiến Đạt Tên giao dịch: Công ty CPXD Tiến Đạt

Trụ sở chính: 127 Dương Đình Nghệ - P Tân Sơn - TP.Thanh Hoá -

Thanh Hoá

Tổng Công nhân: 173 người * Q trình phát triển

Cơng ty Tiến Đạt được thành lập từ năm 2001 với số vốn chủ sở hữu 750.000.000 đồng Nhưng do quá trình hoạt động Công ty mở rộng hoạt động động sản xuất nên lượng vốn chủ sở hữu không đáp ứng được nhu cầu sản xuất nên năm 2008 Công ty đã tăng vốn chủ sở hữu lên là 2.000.000.000 đồng

Tính từ năm 2001 đến nay Công ty đã xây dựng được 217 cơng trình lớn nhỏ với số lượng và quy mơ cơng trình năm sau luôn lớn hơn năm trước

Từ khi thành lập đến nay Công ty vẫn sử dụng tên là Công ty cỗ phần xây

dựng Tiến Đạt đặt tại 127 đường Dương Đình Nghệ - Phường Tân Sơn — Thành

phố Thanh Hoá

3.1.2 Đặc điểm ngành nghề hoạt động

Sản phẩm của Công ty là các cơng trình xây dựng được hoàn thành bàn giao cho bạn hàng thông qua việc thực hiện các hợp đồng ký kết trực tiếp hoặc thông qua đấu thầu

Công ty thường phân loại các cơng trình: + Cơng trình xây dựng cầu đường

Trang 30

+ Công ty còn tham ra thiết kế, tư vấn các loại hình cơng trình xây dựng Mặc dùng được phân thành các cơng trình, song việc sản xuất các sản phẩm (xây dựng các cơng trình) nhằm đưa ra thị trường (quyết toán) theo từng, hợp đồng riêng biệt theo chu kỳ sản xuất của từng hợp đồng riêng biệt

Cơng ty cịn chia các cơng trình thành hai loại như sau:

+§ản phẩm tiêu thụ theo địa điểm: theo đặc thù của ngành xây dựng, sản

phẩm của hoạt động xây dựng được Công ty bán cho bên mua (Chủ đầu tư), bằng hợp đồng kinh tế trước khi cơng trình được khởi cơng xây dựng Vì vậy sản phẩm xây lắp cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng để đảm bảo sản phẩm của Công ty đạt chất lượng cao

+ Sản phẩm tiêu thụ theo thời gian: dựa vào bản cam kết hợp đồng kinh tế Do vậy, Cơng ty phải tìm mọi biện pháp đây nhanh tiến độ thi công, nghệm thu giai đoạn xây lắp hoàn thành theo yêu cầu hợp đồng để bàn giao và thanh quyết tốn cơng trình

3.2 Tình hình quản lý tổ chức của Công ty 3.2.1 Tình hình tổ chức lao động

Biểu 01: Cơ cấu lao động của Công ty CPXD Tiến Đạt năm 2009 (Đơn vị tính: Người)

Tổng Phân loại lao động theo Tỷ lệ

Chỉ tiêu sổ trình độ (%)

|_ DH | CD | TC | PT

1 Lao động gián tiếp 28 11 8 8 1| 16,18

1 Ban giam doc a 4 1 2,89

2 Phòng KT-KS 8 2 1 4 1| 4,62

3 Phịng tơ chức HC ˆ 4 1 2 1 2,31

4 Phòng kê toán 7 2 3 2 4,05

5 Phòng kê hoạch 4 2 1 1 2,31

IL Lao động Trực tiếp 145 4 36|_ 43 62 | 83,82

Tổng 173 1ã| 44| 51 63| 100

Tỷ lệ (%) 100|_ 8,67 | 25,43 | 29,48 | 36,42

| (Nguồn: Phịng tơ chức hành chính)

Qua biêu lao động ta thây năm 2009 lao động trong công ty là 173 người

trong đó trình độ đại học chiếm 8,67% là thấp nhất trong khi lao động phổ thông,

chiếm tỷ lệ cao nhất là 36,42% ứng với 63 người Trong đó 25,43% là lao động

Trang 31

có trình độ cao đẳng cịn lại là 29,48% là lao động có trình độ trung cấp Ta thấy rằng trình độ học vấn của người lao động trong công ty không quá thấp

Cơ cấu lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng tương đối lớn là 83,82% trong

khi lao động gián tiếp là 16,18% ta thấy 1 lao động gián thì có 5 lao động trực tiếp Tỷ lệ này chưa đạt chỉ tiêu của công ty đề ra là 1 lao động gián tiếp thì cần 15 lao động trực tiếp Do vậy trong năm 2010 công ty đưa ra chỉ tiêu tăng lượng, lao động trực tiếp Đồng thời tăng năng lực quản lý của các phòng ban

Biểu đồ 01a: Cơ cấu lao động Biểu đồ 01b: Cơ cấu trình độ

Cơ cấu lao động Cơ cấu trình độ

[ ta Lao động gián tiếp _ Lao động Trực tiếp |

Mặc dù trình độ lao động trong công ty là tương đối hợp lý song trong năm Công ty cũng đưa ra một số biện pháp làm tăng hiệu quả quản lý, khuyến

khích người lao động như cử các cán bộ đi học thêm, mở các lớp tập huấn kỹ

thuật mới và có chính sách khen thưởng nhằm khuyến khích người lao động trong công việc

3.2.2 Tinh hình tơ chức quản lý

Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững lâu dài thì vấn đề quan trọng

nhất là sự quản lý của Công ty Đồng thời để tạo điều kiện để cán bộ công nhân viên thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty tiến hành một cách thuận lợi theo đúng kế hoạch thì Cơng ty cần có cơ cấu tổ chức quản lý hợp lý và cần thiết trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay

Trang 32

- Ban giám đốc:

Giám đốc công ty chịu trách nhiệm chính là người chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp đến các phó giám đốc Các phó giám đốc có trách nhiệm cung cấp thông tin giúp giám đóc ra quyết định một cách chính xác kịp thời

Các phó giám đốc: là người tham mưu cho giám đốc về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty theo từng chức năng riêng Thực hiện các quyết định của giám đốc và truyền đạt tới các phòng chức năng

Sơ đồ 02: Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty năm 2009

Ban Giám đốc Phòng Phòng tổ Phòng Phòng

kỹ thuật chức kế toán kinh tế

— khảo hành kế hoạch

sát chính

+ + + +

y ¥ Ỷ y ¥

Đội Đội thi Đội thi Đội thi Đội thi

khảo sát công cơ công cầu công xây công

giới đường dựng thủy lợi

=P QuanÌệchi huy trực tuyến

——P Quan hệ giám sát

4———- Quan hệ kiểm tra, giám sát

- Các phòng chức năng thực hiện nhiệm vụ chức năng tham mưu cho các phó giám đốc trong từng cơng trình dưới sự giám sát điều hành của giám déc

Phòng tổ chức hành chính: thực hiện tốt chế độ quy định của Nhà nước với người lao động tham mưu cho cấp lãnh đạo về công tác quản lý sử dụng lao động, an toàn lao động, chế độ hưu trí, mất sức, chế độ nghỉ việc Quản lý và

Trang 33

phát động phong trào thi đua sản xuất, an toàn trong lao động Động viên kịp thời những thành viên có thành tích trong lao động

Phịng kế tốn: giúp cho giám đốc quản lý tài sản tiền vốn và các tổ chức hạch tốn q trình sản xuất kinh doanh của Công ty, lập báo cáo, thực hiện các chức năng giám sát bằng tiền trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đảm bảo việc thực hiện đầy đủ chế độ quy định của Nhà nước và quy định của Công ty như chăm lo vật chất tỉnh thần cho người lao động

Phòng kinh tế kế hoạch có chức năng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh Phó phòng kỹ thuật — giám sát: có chức năng kiểm tra các đơn vị thực

hiện kế hoạch, đồng thời tìm kiếm các dự án, thu thập và sử lý thông tin, tham ra đấu thầu các cơng trình, giúp cho phó giám đốc soạn thảo hợp đồng giao khốn, chỉ phí sản xuất cho các đơn vị

Các đội thi công chịu sự quản lý trực tiếp của phòng kỹ thuật — khảo sát, mỗi một đội có chức năng riêng trong q trình thực hiện cơng việc trên công

trường

3.3 Quy mô cơ sở vật chất

Qua biểu 02 ta thấy tổng nguyên giá máy móc thiết bị của công ty năm 2009 là 3.202.315.344 đồng vẫn cịn thấp chưa khơng đủ phục vụ hoạt động sản xuất của cơng ty vì vậy mà trong năm Công ty vẫn còn phải chỉ ra

1.424.708.999 đồng để mua thêm máy móc thiết bị thi cơng tại cơng trình

Cơng ty hiện có 1.250.000.000 đồng là nhà cửa vật kiến trúc Trong khi đó thiết bị văn phòng là 22.272.727 đồng và giá trị còn lại chiếm 66,64% số thiết bị văn phịng của Cơng ty Do đó trong năm 2010 Công ty cần mua sắm thêm các thiết bị văn phòng phục vụ cho hoạt động sản xuất nhằm tăng hiệu quả

quản lý Trong năm 2009 Cơng ty có mua thêm một sơ máy móc thiết bị với giá

trị 437.862.000 đồng nên nguyên giá của máy móc thiết bị phục vụ cơng trình là 824.708.999 đồng và có giá trị còn lại chiếm tỷ 91,00% nguyên giá của MMTB Mặc dù MMTB dã được mua thêm song vẫn không đủ phục vụ tại cơng trình,

Trang 34

vay Công ty cần mua thêm MMTB nhằm giảm chỉ phí thuê máy thi công và tăng, doanh thu Các phương tiện vận tải trong năm đã mua mới thêm 2 xe tải với giá

trị là 986.846.999 đồng nên nguyên giá tăng lên là 1.105.333.618 đồng, với giá

trị còn lại chiếm 79,60% nguyên giá của phương tiện vận tải Do vậy trong năm công ty không phải đi thuê các phương tiện vận tải

Biểu 02: Giá trị tài sản cố định tại Công ty năm 2009

(Đơn vị tính: Đồng)

Tỷ lệ Nhóm TSCĐ Nguyên giá | Hao Mòn | Giá tị còn lại | GTCL/N

G(%)

Nha cita vat kién tric 1.250.000.000 | 112.456.713 | 1.137.543.287 91,00

Thiết bị văn phịng MMTB (Cơng trình) 824.708.999 | 74.214.292| 22.272.727 7.430.000 750.494.707 14.842.727 66,64 91,00

Phương tiện vận tải 1.105.333.618 | 225.477.245 | 879.856.373 79,60 Tổng 3.202.315.344 | 419.578.250 | 2.782.737.094

Tỷ trọng 100 13,10 86,90

(Ngn: Phịng kế toán) Biéu dé 02a: Tỷ trọng tài sản Biểu đồ 02b: Tỷ trọng giá trị còn lại

“Tỷ trọng tài sản [ Ywewpadianh

E—

Nhà cửa vật kiến trúc Thiét bj van phong

[IMMTB(Cơng trình) _1Phương tiện vận tải

mm |

Trang 35

Tóm lại: Trong năm Công ty đã trang bị đầy đủ các phương tiện vận tải nên giảm đi chỉ phí thuê phương tiện vận tải, song lượng máy móc thiết bị và các thiết bị văn phòng công ty trong năm 2009 vẫn còn thiếu, chưa phù hợp với quy mô phát triển của Công ty

3.4.1 Đánh giá chung về hoạt động SXKD bằng chỉ tiêu hiện vật

Từ biểu 03 ta thấy Công ty chủ yếu thi cơng các cơng trình xây dựng dân dụng Song các cơng trình khác cũng chiếm số lượng không nhỏ vào tổng số lượng cơng trình công ty thi công hàng năm

Trong 3 năm số lượng cơng trình Cơng ty thi công tăng dần với tốc độ

phát triển bình quân 126,49% tăng lên 26,49% dây là một thành tích đáng mừng

mà công ty đạt được Với kết quả trên chúng ta đi tìm hiểu cụ thể từng loại cơng

trình cụ thể sau:

Cơng trình cầu đường: các cơng trình cầu đường có số lượng cơng trình thi cơng đứng thứ hai sau cơng trình xây dựng dân dụng Với tốc độ phát triển bình quân liên hoàn là 132,29% tăng 32,29%

Biểu 03: Đánh giá kết quả SXKD bằng chỉ tiêu hiện vật

(Đơn vị tính: Cơng trình) Chênh lộc _ ý 8

Năm | Năm | Năm Be

TT Chỉ tiêu 2007 | 2008 | 2009 | 2008-2007 | 2009-2008 | (%)

On On

tA tA

» (%) (%)

1 | Xây dựng cầu dường 4| 6| 7| 2| 150| 1| 11667| 13229 2 | Xây dựng dân dụng =| 14| 14| 17| 0| 100, 3| 12143 | 11019 3 | Xây dựng thuỷ điện 1| 3| 4| 2| 300| 1| 13333| 200

4 | Tư vấn, thiết kế 1 2| 4| 1| 200| 2| 2200| 200

Tổng 20| 25| 32| 5| 125] 7| 128| 12649

J (Nguon: Phịng kế tốn)

Năm 2008 có sơ lượng cơng trình lớn hơn năm 2007 là 2 cơng trình tăng

Trang 36

đường ngày càng tăng do trong các năm gần đây Thanh Hoá đang mở ra các tuyến xe bus nên cần mở rộng và xây thêm các tuyến đường giao thông giữa các

huyện với nhau trên toàn tỉnh

Biểu đồ 03: Mối tương quan (%) giữa số lượng cơng trình từ năm 2007 ~ 2009

33,12 12,50 | 12,50 | ` - |

| Năm207 Năm200§_ _Nam 2009 |

| BXay dumg cầu đường Xây dựng dân dụng |

L ö Xây dựng thuỷ điện Tư vấn thiết kế | Công xây dựng dân dụng: Với số lượng công trình ln chiếm hơn 50% tổng số lượng các công trình hàng năm Cơng ty thi công hàng năm Năm 2007 và 2008 số lượng công trình thi cơng đều là 14 cơng trình Nhưng sang năm 2009 công ty đã thi công tăng lên 3 ứng với 21,43% so với năm 2008 Tốc độ phát triển liên hồn bình qn là 110,19% nguyên nhân là do trong Thanh Hoá đang mở rộng khu đô thị và xây các khu chung cư nên có nhu cầu xây dựng tăng lên Đồng thời Công ty đã tạo được uy tín với khách hàng nên số lượng cơng trình mà Công ty nhận ngày càng tăng lên và có giá trị lớn

3.4.2 Đánh giá chung về hoạt động SXKD bằng chỉ tiêu giá trị

Do đặc điểm sản xuất của ngành xây dựng, các công trình thường kéo dài

nhiều năm nên việc xác định lợi nhuận của từng năm là tương, đối khó khăn Tuy nhiên dựa vào số liệu của biểu 04 ta thấy tổng lợi nhuận trước thuế của Công ty

Trang 37

được hình thành từ lợi nhuận thuận từ hoạt động kinh doanh Qua các năm ta

thấy, tổng lợi nhuận trước thuế biến động đều, năm sau tăng hơn năm trước với tốc độ phát triển bình quân đạt 190,35% tăng 90,35% Để xác định rõ nguyên nhân ảnh hưởng đến lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh ta tiến hành phân tích các nhân tố sau:

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ qua 3 năm với tốc độ phát triển bình quân là 192,14% tăng 92,14% Trong đó năm 2009 là 10.738.942 ngàn đồng đạt cao nhất là do:

“Trong năm công ty đã nhận khối lượng cơng trình lớn hơn các năm trước

như cơng trình tại khu BTTN Xuân Liên với trị giá là 2.693.782 ngàn đồng, Bảng tuyên truyền, bốt gác, cải tạo sửa chữa nhà làm việc, nhà dâm hom VQG Bến En trị giá là 1.983.621 ngàn đồng

Cùng với đó là việc nâng cao chất lượng cơng trình và cải tiến tổ chức bộ máy quản lý, cũng như nâng cao tay nghề của tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty đã tạo được lòng tin sự tín nghiệm của khách hàng đối với Cơng

ty

Ngồi những nhân tố làm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh ting lên cịn có những nhân tố làm giảm đó là:

Giá vốn hàng bán: Qua biểu ta thấy giá vốn hàng bán qua ba năm đều tăng, với tốc độ phát triển bình quân là 188,95% tăng 88,95% Nguyên nhân là do số lượng các cơng trình tăng nên Công ty phải đầu tư nhiều hơn Đồng thời 3 năm gần đây giá cả nguyên vật liệu tăng rất lớn đối với các loại mặt hàng thép, gạch, xi măng, các cơng trình khi nhận thầu có giá thép, xi măng, gạch, cịn thấp sau đó cứ tăng dần, Như trong năm 2007 giá thép tăng giá từ 8 triệu đồng/tấn lên 13 triệu đồng/tấn

Trang 38

Nhìn chung Cơng ty đã thực hiện tốt các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh

ngày càng hiệu quả, có doanh thu ngày càng tăng, hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, tạo cho người lao động có việc làm ổn định, thu nhập ngày càng cao, uy tín của Công ty ngày càng mở rộng Điều này thể hiện sự lớn mạnh không ngừng của Công ty

3.5 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển

3.5.1 Thuận lợi của Công ty

- Do là một Công ty cổ phần nên thuận lợi cho Công ty trong việc huy động vốn từ các nhà đầu tư và các cổ đông, là cơ hội tốt cho yếu tố cạnh tranh khách hàng và đảm bảo thi cơng cơng trình đúng tiền độ và chất lượng theo hợp

đồng kinh tế đã ký

- Trình độ của người lao động trong Công ty tương đối hợp lý, đạt hiệu quả cao trong công việc góp phan giảm chỉ phí quản lý tăng năng suất và chất lượng công việc

- Công ty đã trang bị đầy đủ phương tiện vận tải phục vụ cho công tác vận chuyển đã làm cho Công ty giảm chỉ phí th ngồi Việc liên kết với các Công ty khác trong cùng lĩnh vực nhằm hỗ trợ và khai thác cao nhất khả năng thi cơng các cơng trình có u cầu kỹ thuật cao, tạo điều kiện cho Công ty có cơ hội thuận lợi trong việc đào tạo thực tế nguồn nhân lực kỹ thuật cao và tăng tính cạnh tranh trên thị trường Vấn đề chăm sóc sức khoẻ, tỉnh thần và các hoạt động tập thể nhằm gắn kết các nhân viên và có trách nhiệm cá nhân cao trong Công ty

~ Trong 3 năm hoạt động của Công ty luôn đạt lợi nhuận, đây cũng là một điểm để thu hút dầu tư đối với các nhà đầu tư Hơn nữa, Công ty cũng đã có kinh nghiệm trong ngành xây dựng tạo uy tín tốt đối với khách hàng

~ Trụ sở của Công ty đặt ở trung tâm thành phố Thanh Hoá nên thuận lợi

trong việc giao dịch với khách hàng và các nhà đầu tư

~ Lĩnh vực kinh doanh của Công ty hiện đang phát triển rất lớn do nhu cầu của thị trường nên rất có tiềm năng trong tương lai Đặc biệt trên địa bàn thành phố vì thành phố Thanh Hố đang đơ thị hoá

Trang 40

3.5.2 Khó khăn của Cơng ty

~ Xây dựng là lĩnh vực có nhiều rủi ro, mang tính thực tế khách quan như: lũ lụt, thời gian thi công kéo dài và phân tán địa bàn khác nhau với nhiều phong tục tập quán địa phương đòi hỏi người có trách nhiệm trong Cơng ty phải tìm hiểu kỹ, phân công cán bộ kết hợp với các bên liên quan giải quyết

các vướng mắc về người và tài sản trong phạm vi công trường thi công

~ Các hoạt động thi công tại các cơng trình xây dựng cơ bản địi hỏi có

trình độ kỹ thuật cao, có những vấn đề rất được các nhà quản lý và các nhà đầu tư quan tâm đó là tính chun nghiệp cao, trình độ và kinh nghiệm thi công, khả năng huy động vốn những vấn đề này Công ty cần có những điều chỉnh trong quá trình phát triển để tự hồn thiện mình

~ Tỷ lệ lao động gián tiếp so với lao động trực tiếp chưa hợp lý, do vậy

trong năm 2010 Công ty cần tuyển thêm lượng lao động trực tiếp nhằm đạt kế

hoạch đề ra

- Tinh hinh trang bi MMTB thi cơng cịn chưa đầy đủ, do vậy hàng năm Công ty phải bỏ ra một khoản chỉ phí lớn để thuê MMTB thi công bên ngoài làm cho doanh thu giảm và ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian th cơng cơng trình Thiết bị văn phòng phục vụ cho quản lý đã lạc hậu và thiếu ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý

3.5.3 Phương hướng phát triển SXKD của Công ty

- Công ty phát triển cao những lĩnh vực như: Xây dựng các cơng trình dân dụng, giao thơng, thuỷ lợi

- Củng có, hoàn thiện cơ chết quản lý theo hướng giao khoán toàn quyền tự chủ cho các động thi công trực thuộc sự kiểm tra giám sát của phòng kế hoạch — kỹ thuật - khảo sát

~ Tìm kiếm mở rộng thị trường và giữ vững thị trường

- Nâng cao năng lực sản xuất tạo ra cơng trình đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, luôn tạo được độ tin cậy cao đối với khách hàng

Ngày đăng: 20/11/2023, 12:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w