1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm than tại xí nghiệp than uông bí thuộc công ty cổ phần xi măng và xây dựng quảng ninh

73 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 13,35 MB

Nội dung

Trang 1

CAC.J22/6/

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

KHOA KINH TE VA QUAN TRI KINH DOANH

KHOA LUAN TOT NGHIEP

Tên khố luận:

“NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH TIÊU THY SAN PHAM THAN TẠI Xf NGHIỆP THAN UÔNG BÍ THUỘC CƠNG TY CƠ PHÀN

XI MĂNG VÀ XÂY DỰNG QUẢNG NINH”

Ngành: Kinh tế lâm nghiệp Mã ngành: 402

Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trần Ngọc Bình Sinh viên thực biện : T: van Thi Trang Nhung

Khóa học :2006 - 2010

Trang 2

LOI CAM ON

Trong quá trình học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Lâm Nghiệp được sự nhiệt tình giảng đạy của các thấy cô giáo trong trường nói chung, trong khoa Kinh tế & Quản trí kinh doanh nói riêng đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản, tạo cho tơi có được lịng tự tin vững bước trong

cuộc sống và công tác sau nay

Xuất phát từ sự kính trọng cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn trân

trọng đến các thầy, cơ giáo Kính chúc tồn thể các thầy, cô giáo sức khoẻ và đạt được nhiều ý nguyện

Với sự hướng dẫn của thầy giáo ThS Trần Ngọc Bình, sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo trong khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh, sự tạo điều kiện của Xí nghiệp than ng Bí, cùng với sự nỗ lực của bản thân tơi đã

hồn thành đề tài này theo đúng nội dung và kế hoạch được giao

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo ThS Trần Ngọc Bình, những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh:

Tran trong cảm ơn Xí nghiệp than ng Bí

Tơi xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2010

Sinh viên

Trần Thị Trang Nhung

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT VA KY HIEU

Viết tắt Viết đầy đủ

UBND Uỷ ban nhân dan 7

'CPXM & XDQN oo Cổ phần Xi m và Xây dựng

CBCNV _ Cán bộ công nhân viên

TSCD Tài sản cố định

STT Số thứ tự

TĐPTH — «tbe ag phát triển liên hồn

Í ToPrBQ | Tốc độ phát triển bình quân

Trang 4

MUC LUC

DANH MUC CAC TU VIET TA’ MỤC LỤC

DAT VAN DE

PHAN I: MOT SO LY LUAN CO BAN VE TIEU THU SAN PHAM

1 Khai quat chung vé tiéu thy san pham 1.1 Khái n và vai trò của tiêu thụ sả

1.1.1 Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm

1.1.2 Vai trò của tiêu thụ

1.2 Ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp 1.3 Yêu cầu của việc tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghỉ 2 Nội dung của công tác tiêu thụ sản phẩm

We

2.1 Khái niệm và nội dung công tác tiêu thụ sản phẩm

2.1.1 Khái niệm thị trường

2.1.2 Nội dung công tác tiêu thụ sản phâm

3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm

RBvNrwrwiAnAaqn avs ww

3.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

3.1.1 Tiềm lực doanh nghiệp

3.1.2 Quan điểm định hướng và hệ thống tổ chị

3.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tiêu thụ 4.1 Chỉ tiêu đánh giá bằng hiện vật

4.2 Đánh giá bằng chỉ tiêu giá trị 4.2.1 Doanh thu tiêu thụ

4.2.2 Doanh thu thuần(DTT)

4.2.3 Chỉ số đoanh lợi tiêu thụ 4.2.4 Tỷ suất lợi nhuận trên vỗ

4.2.5 Tỷ suất lợi nhuận trên giá thành 4.2.6 Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch bán hang 4.2.7 Số vòng quay hàng tồn kho

PHAN II: ĐẶC DIEM CUA Xi NGHIỆP THAN NG BÍ 1 Q trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp than ng Bí

2 Điều kiện vật chất, kỹ thuật của sản xuất 3 Đặc điểm cơ bản của Xí nghiệp than ng Bí

Trang 5

3.1 Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp

3.2 Tình hình tổ chức bộ máy quan li

3.2.1 Tình hình tập trung hố, chun mơn hố và hợp tác hoá sản xuất trong

19 nội bộ Xí nghiệp 3.2.2.Tổ chức bộ máy quản

3.3 Đặc điểm về tô chức lao động 3.4 Cơ sở vật chất của Xí nghiệp

3.5 Đặc điểm về sản phẩm của Xí nghiệp Em

4 Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của Xí nghiệp trong

thời gian tới 4.1 Thuận lợi

4.2 Khó khăn

4.3 Phương hướng phát triên

PHAN III: PHAN TICH TINH HINH TIBU THU SAN PHAM CUA

thụ sản phâm của Xí nghiệp than ng Bi

2.1 Phân tích tỉnh hình tiêu thụ sản phẩm bằng chỉ tiêu hiện vật

2.1.1 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ các loại sản phâm chủ

yếu của Xí nghiệp

2.1.2 Phân tích kết quả siữa khai thác và tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp 35 2.1.3 Phân tích kết quả tiêu thụ theo thị trưởng

2.1.4 Phân tích: khối lượng hàng tồn kho của Xí nghiệp

2.2 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm bằng chỉ tiêu giá trị 2.2.1 Phân tích doanh thu tiêu thu

2.2.2 Phân tích doanh thu theo thị trường

2.3 Phân tích tình hình tổ chức tiêu thụ

2.3.1 Phân tích bộ máy và hoạt động

Trang 6

2.3.2 Phân tích các hoạt động xúc tiến tiêu thụ 2.4 Các nhân tơ ảnh hưởng

2.4.1 Tình hình về chất lượng, giá thành, giá bán 2.4.2.Các đối thủ cạnh tranh

2.5 Đánh giá hiệu quả tiêu thụ sản phí

3 Nhận xét chung về tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp 62 PHAN IV: MOT SO GIẢI PHÁP VÀ KIÊN NGHỊ NHÂM ĐÂY MẠNH HOAT

ĐỘNG TIÊU THỤ TẠI XÍ NGHIỆP THAN NG BÍ THUỘC CƠNG TY CÔ PHAN XI MANG VA XAY DUNG QUANG NINH

1 Xu hướng phát triển và khả năng đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ

sản phẩm của Xí nghiệp than ng Bí

2 Các giải pháp nhằm thúc đây hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Xí nghiệp

than ng Bí

2.1 Hồn thiện sản phẩm 2.2 Mở rộng thị trường tiêu thụ

2.3 Tổ chức công tác tiêu thụ sản pham

2.4 Tiết kiệm chỉ phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả tiêu thy

2.5 Giữ chữ “ Tín” trong kinh doanh

3 Một số kiến nghị với Nhà nước và chính qu)

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

DANH MUC BANG BIEU

Biểu 3.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu hiện vật của Xí

nghiệp qua 3 năm 2007 — 2009

Biểu 3.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu giá trị

nghiệp qua 3 năm 2007- 2009 _-

Biểu 3.3 Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ các loại sản phẩm chủ yếu của Xí nghiệp trong 3 năm 2007 - 2009 sac A, Biểu 3.4 Tình hình khai thác tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp qua 3 năm

2007 - 2009

Biểu 3.5 Thị trường tiêu thụ

Biểu 3.6 Tình hình hàng xuất nhập tồn kho của Xí nghiệp qua 3 năm 2007 ~

2009 41

Biểu 3.7 Doanh thu tiêu thụ các sản phẩm của Xí nghiệp qua 3 năm 2007 ~

2009

Biểu 3.8 Doanh thu tiêu thụ theo thị trường của Xí nghiệp qua 3 năm 2007 -

2009

Biểu 3.9 Sản lượng tiêu thụ theo hai hình thức phân phơi sản phẩm 47

Biểu 3.10 Báo cáo giá thành bình quân than các loại

Biểu 3.11 Tình hình biến động giá bán của một số sản phẩm chủ yếu của Xí nghiệp qua 3 năm 2007 - 2001

Biểu 3.12 Các chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận của Xí nghiệp

Trang 8

DAT VAN DE

Tháng 11 năm 2006, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới (WTO), điều đó đã mang lại những cơ hội lớn và thách thức lớn đối với các thành phần kinh tế trong nước Các doanh nghiệp vừa có thể phát huy tối đa khả năng tiểm lực của mình, vừa phải cạnh tranh

gay gắt tìm cho mình một hướng đi đúng đắn để tồn tại và phát triển

Vì vậy, kinh doanh thế nào, tiêu thụ sản phẩm ra sao để có hiệu quả đang là một bài tốn khó đối với tất cả các doanh nghiệp Để thực hiện điều này doanh nghiệp phải tổ chức tốt từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, quản lý

doanh nghiệp hiệu quả, nhanh nhạy với thị hiến, nhu cầu của khách hàng,

năng động trong công tác tiêu thụ để giúp tạo được lợi thế trong kinh doanh

va uy tín trước khách hàng giúp doanh nghiệp cạnh tranh thắng lợi trước mọi đối thủ

Xã hội càng phát triển, các doanh nghiệp muốn nâng cao sản xuất, mở rộng thị trường thì phải tăng sản lượng sản xuất Do đó năng lượng đang là một vấn để nóng khơng chỉ trong nước mà cả trên thế giới Trong năm 2008 giá dầu thô trên thế giới tăng đột biến, kéo theo giá than tăng mạnh Đồng thời Nhà nước ta có những điều chỉnh về xuất nhập khẩu sản lượng ngành than

Có thể nói trong 3 năm gần đây ngành than có sự biến động mạnh

Nhận thức được ầm quan trọng của vấn đề trên qua quá trình thực tập

tại Xí nghiệp than ng Bí thuộc công ty cỗ phần Xi măng và Xây dựng

Trang 9

1 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa được những vấn để lý luận về tiêu thụ

- Nghiên cứu, đánh giá được thực trạng tình hình tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp

- Đề xuất một số giải pháp chủ yêu nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động,

tiêu thụ sản phẩm

2 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của

Xí nghiệp than ng Bí 3 Phạm vỉ nghiên cứu

- Về không gian: Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm tại Xí nghiệp

than ng Bí

- VỀ thời gian: Nghiên cứu tình hình tiêu thụ trong 3 năm 2007 ~ 2009 4 Nội dung nghiên cứu

Phan I: Mt sé lí luận cơ bản về tiêu thụ sản phẩm Phần II: Đặc điểm của Xí nghiệp than ng bí

Phần IH: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tại Xí nghiệp

Phần IV: Đề xuất một số ý kiến và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu

thụ sản phẩm tại Xỉ nghiệp 5 Phương pháp nghiên cứu 5.1.Phương pháp thu thập số liệu

- Điều tra, khảo sát và thu thập số liệu qua các tài liệu của Xí nghiệp - Khảo sát thực tế kết hợp với phỏng vẫn cần bộ công nhân viên ~ Tham khảo và kế thừa một số tài liệu có liên quan

5.2.Phương pháp tổng hợp xử lý số liệu

- Sử dụng phương pháp thống kê và phân tích kinh tế

Trang 10

PHANI

MOT SO LY LUAN CO BAN VE TIEU THU SAN PHAM

1 Khái quát chung về tiêu thụ sản phẩm

1.1 Khái niệm và vai trò của tiêu thụ sản phẩm

1.1.1 Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm

Tiêu thụ sản phẩm là khâu hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp

Theo nghĩa hẹp, tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển sang hình thái

giá trị của sản phẩm Sản phẩm được coi là tiêu thụ khi khách hàng chấp nhận

thanh toán, Theo quan điểm này, quá trình tiêu thụ bắt đầu khi đưa hàng vào lưu thông và kết thúc khi đã bán xong hàng

Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình bao gồm nhiều khâu, từ việc tổ chức nghiên cứu thị trường, định hướng sản xuất, tổ chức bán hàng và thực hiện các địch vụ trước, trong và sau khi bán hàng Như vậy, theo quan điểm này, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình xuất hiện từ trước khi tổ

chức các hoạt động sản xuất và chỉ kết thúc khi đã bán được sản phẩm

Vậy tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị của sản phẩm, là giai đoạn đưa sản phẩm hàng hoá từ người sản xuất tới người tiêu dùng, Qua quá trình này, người sản xuất có thể thu hồi được vốn đầu tư của mình để trang trải các chỉ phí sản xuất và tiếp tục quá trình tái sản xuất

1.1.2 Vai trò của tiêu thụ

- Đối với doanh nghiệp kính doanh

Tiêu thụ sảu phẩm là khâu cuối cùng của một chu kỳ sản xuất kinh doanh và là điều kiện để m6 ra một chu kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo Thực hiện công tác tiêu thụ sản phẩm kịp thời sẽ rút ngắn chu trình sản xuất,

Trang 11

xuất kinh doanh bằng số vốn chủ sở hữu mà còn phải huy động từ nhiều nguồn trong đó chủ yếu là vốn vay từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng Nếu

công tác tiêu thụ bị tắc nghẽn thì sẽ làm cho số lãi vay do vay vốn ngày cảng tăng cao ảnh hưởng xấu đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp

- Đối với xã hội

Hàng hoá của doanh nghiệp được tiêu thụ cũng có nghĩa là hoạt động sản xuất kinh đoanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục, từ đó góp phần giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập cho người lao động Hàng hoá được thị trường chấp nhận sẽ làm cho quá trình tái sản xuất mở rộng được thực

hiện Khi đó doanh nghiệp sẽ có nhu cầu sử dụng nguồn lực xã hội, sử dụng

sản phẩm của doanh nghiệp khác làm yếu tố đầu vào nên sẽ thúc đầy sản xuất của các doanh nghiệp có liên quan phát triển theo

- Đối với nền kinh tế quốc dân

Hoạt động tiêu thụ sản phẩm có vai trò quan trọng trong việc cân đối giữa cung và cầu của nền kinh tế quốc dân, đảm bảo quá trình lưu thơng hàng hóa diễn ra bình thường liên tục Tiêu thụ sẽ thúc đẩy quá trình lưu thơng hàng hố, trao đổi hàng hoá, làm cho đồng tiền quay vòng nhanh hơn, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, góp phần nâng cao đời sống và đáp ứng nhu cầu cho người dân, mở rộng giao lưu kinh tế giữa các ngành, các vùng, các nước trong khu vực và trên thế giới

1.2 Ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp

- Tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng trong quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp

Quá trình lái sản xuất của doanh nghiệp bao gồm các khâu: sản xuất,

phân phối, trao đổi và tiêu dùng Sản xuất chỉ diễn ra thường xuyên liên tục khi tất

đem đi tiêu thụ được từ đó có thu nhập để mua yếu tó đầu vào, chỉ phí cho bộ ä các khâu đều hoạt động tốt và có hiệu quả, hàng hoá sản xuất ra

Trang 12

- Tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển thị trường

Phát triển thị trường luôn là mục tiêu quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp Đề có thể phát triển thị trường thì một trong những vấn đề cơ bản cần phải giải quyết đó là khâu tiêu thụ sản phẩm Đây chính là khâu thể hiện và

duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp sẽ nắm bắt được yêu cầu của khách hàng đối với

sản phẩm mình, những điểm mạnh cũng như những điểm yếu từ đó có chính

sách thay đổi hợp lí nhằm chiếm lĩnh thị trường tạo vị thế cho doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh

- Tiêu thụ sắn phẩm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh đoanh

của đoanh nghiệp

Hiệu quả boạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được biểu

hiện tổng hợp nhất qua chỉ tiêu lợi nhuận, Để tăng lợi nhuận doanh nghiệp có thể hạ chỉ phí sản xuất, tiết kiệm nguyên vật liệu, tăng sản lượng bán Do đó,

doanh nghiệp cần tổ chức tốt khâu tiêu thụ vì tiêu thụ tốt góp phần làm giảm

chí phi tiêu thụ

1.3 Yêu cầu của việc tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp - Đảm bảo tăng thị phần của doanh nghiệp

Thi phan phan ánh phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà đoanh nghiệp chiếm lĩnh, Thị phần nói rõ phần sản phẩm tiêu thụ của riêng doanh nghiệp so với tổng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường Thị phần (market share) là khái

Trang 13

- Đảm bảo tăng doanh thư và lợi nhuận cho doanh nghiệp

Có thể coi đây là yêu cầu về mặt kinh tế và biểu hiện về mặt lượng kết

quả hoạt động bán hàng của doanh nghiệp Giữa tăng lợi nhuận và tăng doanh

thu có quan hệ ước tính với nhau nhưng không phải luôn luôn đồng hướng Doanh thu của doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào khối lượng tiêu thụ mà

cịn phụ thuộc vào chính sách bán hàng và mức chỉ phí sản xuất của sản

phẩm Còn cái mà doanh nghiệp quan tâm hàng đầu không phải là mức lợi

nhuận tuyệt đối trong từng đơn vị sản phẩm mà là tổng lợi nhuận Mặt khác, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào cơ cầu sản phẩm

mà nó sản xuất và tiêu thụ, vào các chính sách kinh tế vĩ mô Nhà nước - Dam bao tang tài sản vơ hình của doanh nghiệp

Đó chính là việc tăng uy tín của doanh nghiệp tăng niềm tin đích thực

vào người tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra Tài sản vơ hình của doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó biểu hiện trực tiếp ở hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp và sự phù hợp của sản phẩm mà nó bán ra với yêu cầu của thị trường, của khách hàng Chẳng hạn phương thức bán hàng, mạng lưới bán hàng, thái độ bán hàng và trách nhiệm đến cùng với sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra và bán trên thị trường Người mua hàng sẽ

có thiện cảm hơn thơng gua mua và tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp

Xét về lâu đài, chính tài sản vơ hình sẽ tạo nên nền tảng vững chắc cho sự

phát triển của doanh nghiệp

2 Nội dung của công tác tiêu thụ sản phẩm

2.1 Khái niệm và nội dung công tác tiêu thụ sản phẩm 2.1.1 Khái niệm thị trường

Thị trường là một phạm trù kinh tế của sản xuất hàng hoá Có nhiều cách để diễn đạt “thị trường” khác nhau Theo cách hiểu thông thường nhất thị

trường là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu, nơi diễn ra các hoạt động mua bán

Trang 14

2.1.2 Nội dung công tác tiên thụ sản phẩm 2.1.2.1 Nghiên cứu thị trường

- Điều tra nghiên cứu thị trường: Là xác định cung cầu và các đối thủ cạnh tranh trên thị trường về sản phẩm mà doanh nghiệp đang sản xuất để từ đó hoạch định chiến lược kinh doanh cho mình Cơng việc này đòi hỏi phải được tiền hành thường xuyên, liên tục trong quá trình sản xuất kinh đoanh,

phải nắm bắt và xử lí kịp thời các thông tin từ thị trường, thị hiếu của khách

hàng trong tương lai trong từng khu vực Đây là công việc phức tạp và tốn kém vì vậy phải tuân thủ chặt chẽ từng bước đẻ tránh sai lẫm và tốn kém vơ

ích

~ Các phương pháp nghiên cứu thị trường

+ Nghiên cứu khái quát thị trường: Là nghiên cứu thị trường vĩ mô Đó là nghiên cứu tổng cầu tổng cung hàng hoá, giá cả thị trường của hàng hố,

chính sách của chính phủ về loại hàng hoá đó, nghiên cứu động thái của cầu,

cung trên từng địa bàn và trong từng thời điểm

+ Nghiên cứu chỉ tiết thị trường: Là nghiên cứu đối tượng mua bán các loại sản phẩm hàng boá mà doanh nghiệp kinh doanh Nghiên cứu chỉ tiết thị trường phải trả lời đuợc câu hỏi: Ai mua hàng? Mua bao nhiêu? Cơ cấu loại hàng? Nơi mua và mục đích mua hàng cũng như đối thủ cạnh tranh của doanh

nghiệp như thế nào?

Nghiên cứu chỉ tiết thị trường thì doanh nghiệp phải xác định đuợc tỷ trọng thị phần mà doanh nghiệp đạt được, và thị phần của các doanh nghiệp khác

cùng ngành để so sánh về chất lượng sản phẩm, giá cả hàng hoá, mẫu mã, các

dịch vụ khác

~ Các bước nghiên cứu thị trường

+ Thu thập thông (in: Những thông tin về thị trường thường xuyên thay đổi, vì

vậy thông tin phải được cập nhật liên tục Thông thường trong quá trình thu thập thông tin về thị trường, các doanh nghiệp cần phải nắm bắt được một số

Trang 15

* San phẩm bàng hoá đang được tiêu thụ nhiều nhất ở thị trường nào? Tại sao thị trường đó sản phẩm hàng hố được tiêu thụ nhiều nhất?

* Tập quán tiêu dùng những sản phẩm đó ?

* Hàng hoá doanh nghiệp đang kinh doanh đang ở giai đoạn nào của chu kì sống?

+ Phân tích thơng tin: Doanh nghiệp phải biết lựa chọn, phân loại những

thông tin ngẫu nhiên, thông tin nhiễu, thông tin giả, thông tin đáng tin cậy để tránh sai lầm khi ra quyết định Thông tin được lấy từ nhiều phía chính vì vậy việc xử lí thơng tin phải đảm bảo tính chính xác, đem lại lợi ích cho doanh

nghiệp và có tính khả thi cao Việc phân tích các thơng tin không chỉ dựa vào đội ngũ chuyên gia mà còn cần thông qua ý kiến đóng góp của nhà lãnh đạo

và nhà chuyên môn trong doanh nghiệp

+ Ra quyết định: Q trình xử lí thông tin được cho phép các doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh của mình trong thời

gian tới và các biện pháp hữu hiệu cho quá trình kinh doanh nhất là trong

công tác tiêu thụ sản phẩm

- Quyết định bán hàng tại các thị trường khác nhau như thế nào?

Quyết định về đưa ra một mặt hàng phù hợp với người tiêu dùng trên thị trường nào đó hoặc cắt giảm một mặt hàng nào đó trên thị trường khi khơng

cịn khả năng tiêu thụ

- Quyết định về mở rộng hay thu hẹp mạng lưới tiêu thụ của doanh

nghiệp đang có trên thị trường

- Quyết định về mức dự trữ hàng hoá cần thiết cho quá trình sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp

Quá trình nghiên cứu thị trường về nguyên tắc được tiến hành theo trình

Trang 16

* Xây dựng chiến lược về giá

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, giá là một yếu tố rất nhạy cảm vì

liên quan tới lợi ích của từng cá nhân giữa người mua và người bán Việc định giá sao cho phù hợp với nhu cầu và tình bình thị trường giúp doanh nghiệp vừa có thể tồn tại, vừa tối đa hoá lợi nhuận, đảm bảo tối đa hoá thị phần và tối da hoá doanh thu tiêu thụ Vì vậy, việc định giá cần linh hoạt và mềm dẻo áp

dụng vào từng trường hợp cụ thể để đảm bảo cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt kết quả tốt nhất

* Xây dựng chiến lược phân phối sản phẩm

Phân phối là toàn bộ các công việc để đưa một sản phẩm, dịch vụ từ nơi

sản xuất đến tận tay người tiêu dùng có nhụ cầu, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng về số lượng, chủng loại, chất lượng, thời gian, kiểu đáng, màu sắc đối với sản phẩm Phân phối có vai trị rắt quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung và đối với doanh nghiệp nói riêng Để đây

nhanh tốc độ lưu thông hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm tốt cần tìm ra các kênh phân phối cho phù hợp với boàn cảnh và đặc điểm của từng doanh nghiệp,

Thơng thường có 4 kênh được chia lam 2 loại như sau: + Loại kênh phân phối ngắn:

Kênh (1): kênh phân phối trực tiếp

Kênh (2): kênh phân phối qua trung gian người bán lẻ + Loại kênh phân phối đài:

Kênh (3): Kênh phân phối có hai phân tử trung gian tham gia

Kênh (4): Kênh phân phơi có trên 2 phần tử trung gian tham gia

Kênh phân phỏi trực tiếp (Kênh 1): Là kênh người sản xuất bán trực tiếp cho

người tiêu dùng cuối cùng hoặc người tiêu dùng sản xuất Kênh nay thường sử dụng cho hàng hoá có tính thương phẩm đặc biệt (đễ hư hỏng, dễ vỡ, dễ ôi ),

Ưu điểm: Đẩy nhanh tốc độ lưu thông sản phẩm, nâng cao được quyền chủ

động của sản xuất và thường thu được lợi nhuận cao Hạn chế: Tổ chức và

Trang 17

quản lí khá phức tạp, vốn và nhân lực bị phân tán, chu chuyển vốn chậm, chỉ phù hợp với doanh nghiệp có quy mô nhỏ và hoạt động trên thị trường hẹp Kênh phân phối gián tiếp ( Kênh 2,3,4): Là kênh phân phối có một phần tử trung gian tham gia trở lên Ưu điểm: Tạo điều kiện cho các nhà sản xuất và

các trung gian nâng cao khả năng chuyên môn hố, rút ngắn chư kì sản xuất

và tiêu thụ sản phẩm, tăng nhanh vòng quay của nó *'Tổ chức cơng tác tiêu thụ sản phẩm

- Hoạt động giao địch kí kết hợp đồng: Trước khi kí hợp đồng tiêu thụ sản phẩm bên mua và bên bán thường gặp nhau để đàm phán về những điều kiện mua bán, thanh tốn Trong q trình giao dịch cần nhạy bén, linh hoạt tạo được lòng tin của khách hàng, khai thác được thông tin về nhu cầu tương lai của khách hàng

- Tổ chức mạng lưới phân phối: Dựa vào đặc tính của sản phẩm để lựa chọn kênh phân phối bợp lí nhất tạo được hiệu quả cao mà chỉ phí là thấp

nhất, kiểm soát chặt chẽ hoạt động phân phối của doanh nghiệp

- Tổ chức các hoạt động trước, trong, và sau khi bán hàng

+ Chào hàng: Là hình thức dịch vụ trước bán hàng được doanh nghiệp sử dung để giới thiệu sản phẩm của mình tới người tiêu ding có thể thơng qua

hình thức hội trợ, triển lãm

+ Quảng cáo: Bao gồm mọi hình thức giới thiệu một cách gián tiếp thông

qua các phương tiện thông tin đại chúng để truyền tin về một sản phẩm hay dịch vụ cho khách hàng nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng về lợi ích, sức bấp dẫn của sản phẩm nhằm thay đổi hoặc củng cô lỏng tin tưởng của người tiêu dùng về sáa phẩm của doanh nghiệp

+ Xúc tiến bán hàng: Là hoạt động của người bán hàng tác động vào người mua, sau khi khách hảng tiếp nhận thông tỉn qua quảng cáo nhằm nắm bắt cụ thể hơn về nhu cầu và ý kiến của khách hàng từ đó điều chỉnh, bổ sung để nâng cao chất lượng lôi kéo khách hàng về phía mình

Trang 18

+ Yém trợ bán hàng: Là những hoạt động nhằm hỗ trợ cho việc cạnh

tranh và bán bàng của công ty Thông qua các hình thức sau: Lập hiệp hội kình doanh, tham gia hội trợ

- Tổ chức thanh toán: Hoạt động tiêu thụ chỉ được coi là kết thúc khi

doanh nghiệp đã thu được tiền từ phía khách hàng Vì vậy, cơng tác thanh toán giữ vai trò hết sức quan trọng Nó giúp doanh nghiệp quay vòng vốn nhanh, hoạt động tiêu thụ diễn ra một cách thường xuyên, hiệu quả

3 Các nhân tố ảnh hưỡng đến công tác tiêu thụ săn phẩm 3.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

3.1.1 Tiềm lực doanh nghiệp

* Tiềm lực tải chính: Là yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh

nghiệp Thông qua khối lượng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào

kinh doanh, khả năng đầu tư các nguồn vốn, khả năng thanh toản vốn trong kinh doanh

* Nhân tố thuộc về con người: Để tạo nên thành công của một đoanh nghiệp từng cá nhân trong tập thể phải có chun mơn giỏi, vững vàng, nhiệt

tình hăng say với công việc tạo hiệu quả trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm

như vậy doanh nghiệp tạo được uy tín trên thị trường, có sức cạnh tranh với

các doanh nghiệp khác

* Khả năng về máy móc thiết bị: Khi doanh nghiệp tự cung cấp được đầy

đủ các trang thiết bị để khai thác sản xuất sản phẩm sẽ là một lợi thế rất lớn để

đập ứng nhu cầu thị trường, thuận tiện để tính khoản khẩu hao hợp lí, giúp hạ giá thành sản phẩm

3.1.2 Quan điểm định hướng và hệ thống tổ chức

Các quan điêm định hướng của bộ máy lãnh đạo tác động đến chiến lược kính đoanh tiêu thụ sản phẩm của công ty, định hướng sản xuất, giá cả, công tác tiêu thụ Ngoải ra còn một số các nhân tơ khác như vị trí địa lí của doanh nghiệp, uy tín, các mối liên hệ liên doanh liên kết

Trang 19

3,2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

* Nhân tố thuộc về khách hàng: Người tiêu dùng sẽ là người quyết định

có nên dùng sản phẩm của doanh nghiệp hay không Chỉ khi nào người tiêu

dùng chấp nhận thanh tốn thì khâu tiêu thụ sản phẩm mới được thực biện Do đó muốn thành công doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ thị hiếu, sở thích, nhu cầu của khách hàng từ đó đưa ra các quyết sách đúng đắn, phù hợp nhất

* Đối thủ cạnh tranh: Cần nắm bắt các đối thủ một cách tỉ mỉ, cụ thể để đưa ra các quyết sách đúng đắn Vì sự xuất hiện của họ sẽ co hẹp thị phần của doanh nghiệp trên thị trường ảnh bưởng mạnh mẽ đến tiêu thụ sản phẩm

Người xưa có câu: “Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng” thương trường cũng như chiến trường vậy

* Môi trường kinh doanh: Các nhân tố này bao gồm các chính sách kinh tế của nhà nước, chính sách về chính trị, mơi trường văn hoá xã hội cùng

với nó là mơi trường pháp lí sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh,

bình đẳng cho các doanh nghiệp Một môi trường kinh doanh thuận lợi sẽ là

động lực lớn để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra suôn

SẺ,

4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tiêu thụ 4.1 Chỉ tiêu đánh giá bằng hiện vật

Khối lượng tiêu thụ sản phẩm là lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ được

trong kì phân tích Thơng qua chỉ tiêu này cho biết cụ thể khối lượng sản

phẩm hàng hoá tiêu thụ được trong kì của từng loại hay tất cả các loại sản phẩm Nhưng chỉ tiêu này mới thể hiện được tổng thể chứ chưa phản ánh

được nguyên nhân ảnh [rưởng cũng như mức tăng giảm của từng chỉ tiêu Công thức tính:

Qtt = Qdk + Qsx — Qck

Trong d6: Qtt: Khôi lượng tiêu thụ trong kì

Qdk: Khối lượng sản phẩm tồn kho

Qsx: Khối lượng sản xuất trong kì

Qck: Khối lượng sản phẩm tồn cuối kì

Trang 20

4.2 Đánh giá bằng chỉ tiêu giá trị 4.2.1 Doanh thu tiêu thụ

Doanh thu tiêu thụ là tổng giá trị thực hiện cho việc bán hàng hoá, sản phẩm cung cấp dịch vụ, lao vụ cho khách hàng Là chỉ tiêu quan trọng đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ, nó phản ánh quy mơ, trình độ tổ chức, cơng tác thanh toán của doanh nghiệp Xác định bởi công thức

S-Šoi*pi

Trong đó: 5` D7 : Tổng doanh thu tiêu thụ

Qï: Khối lượng hàng hoá ¡ tiêu thụ trong kì Pi: Giá bán một đơn vị sản phẩm hàng hoá ¡

n: Số mặt hàng mà doanh nghiệp tiêu thụ trong kì 4.2.2 Doanh thu thuần(DTT)

Doanh thu thuần là số chênh lệch giữa tổng doanh thu với các khoản

giảm trừ: chiết khấu thương mại, giảm giá bán, chiết khấu thanh toán DTT = „77 - các khoản giảm trừ

4.2.3 Chi số đoanh lợi tiêu thụ

Chỉ số doanh lợi tiêu thụ = me LNr: Loi nhudn rong

DT: Doanh thu tiêu thụ

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu ban hàng thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng cao thì biệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao

4.2.4 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn

, 3 LN: Lợi nhuận thuần

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn = ZY” on nis

Vkd: Vén kinh doanh

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn càng lớn

4.2.5 Tỷ suất lợi nhuận trên giá thành

Trang 21

Tỷ suất lợi nhuận trên giá thành = on LNt: Loi nhugn thuan

GTtb: Giá thành toàn bộ

Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng chỉ phí bỏ ra để sản xuất thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận

4.2.6 Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch bán hàng _ _.DTrh Tỷ lệ hoàn thành chỉ tiêu bán hàng = Sora

Trong d6: D7: Tong doanh thu thyc hién

ptm: Téng doanh thu kế hoạch

Chỉ tiêu tỷ lệ hoàn thành kế hoạch bán hàng trên cho ta thấy tình hình

tiêu thu thực tế của doanh nghiệp so với kế hoạch đặt ra xem doanh nghiệp có

hồn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm bay không và xem kế hoạch vạch ra như vậy đã phù hợp chưa

4.2.7 Số vòng quay hàng tồn kho

ee ae nã À 360 ngà:

Số ngày một vòng quay hàng tôn kho = Hàng tồn kho bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh số lần hàng tồn kho bình quân được bán ra

trong kỳ và có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu vốn luân chuyển Con số này

càng cao chứng tỏ khả năng bán ra càng lớn Trên góc độ chu chuyển vốn thì

hệ số vịng quay hàng tồn kho sẽ giảm bớt được số vốn đầu tư vào việc dự trữ,

hiệu quả sử dụng vốn sẽ cao

Trang 22

PHAN I

DAC DIEM CUA Xi NGHIEP THAN UONG Bi

1, Quá trình hình thành va phát triển của Xí nghiệp than ng Bí

'Vào năm 1987 hình thành một công trường than với lực lượng lao động là toàn bộ thanh niên xung phong của Tỉnh Quảng Ninh công việc chủ yếu là chế biến than cho công ty than ng Bí

Năm 1990 công trường than được chính thức đổi tên là Xí nghiệp khai thác và

chế biến than Đến năm 1996 Xí nghiệp được UBND Tỉnh Quảng Ninh đã

cho xây dựng nhà máy Xì măng Lam Thạch để tạo công ăn việc làm cho lực

lượng lao động trong Thị xã ng Bí nên đổi tên là Công ty Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh do Sở xây dựng quản lí

Năm 2007 căn cứ vào luật Doanh nghiệp Nhà nước và Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ về chuyển Doanh

nghiệp Nhà nước thành Công ty cô phần Được sự giúp đỡ của UBND tỉnh Quảng Ninh Công ty xi măng và xây dựng Quảng Ninh đã thực hiện cổ phan hoá doanh nghiệp Tháng 3 năm 2007 Công ty xi măng đã thực biện thảnh cơng cổ phần hố và đổi tên thành Công ty Cổ phần Xi măng và Xây dựng Quảng Nình; Xí nghiệp khai thác và chế biến than ng Bí đổi tên thành Xí nghiệp than ng Bí

Xí nghiệp than ng Bí là Xí nghiệp thuộc công ty cổ phần, với quy mô

sản xuất hiện đại, số lượng lao động, tổng nguồn vốn kinh doanh, doanh thu

Xí nghiệp tạo ra hàng năm thì Xí nghiệp than ng Bí được UBND tỉnh

Quảng Ninh xếp vào doanh nghiệp hang IJ Tuy nhiên Xí nghiệp vẫn là đơn vị

thành viên của Công ty cô phần Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh vẫn có

những phụ thuộc rang buộc về định mức, chỉ tiêu tiêu thụ, giá bán thành phẩm vào sự phân bỏ chỉ tiêu của Công ty cổ phần Xi măng và Xây dựng

Quảng Ninh

Tên giao dịch chính thức: Xí nghiệp than ng Bí thuộc Cơng ty cổ phần Xỉ măng và Xây dựng Quảng Ninh

Trang 23

Địa chỉ: Phương Đơng - ng Bí - Quảng Ninh

Vị trí địa bàn hoạt động: Xí nghiệp than ng Bỉ quản lí tổ chức khai thác, sản xuất than trên khu vực Đông Tràng Bạch thuộc địa bàn xã Phương

Đơng và phía tây cánh gà Vàng Danh, khu vực đông Vàng Danh thuộc địa

bàn phường Vàng Danh Xí nghiệp là một doanh nghiệp hạch toán độc lập, có con dấu và chữ ký riêng với đầy đủ tư cách pháp nhân

Xí nghiệp than Uông Bi hoạt động sản xuất trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh than là chủ yếu, than được tiêu thụ trên thị trường tiêu dùng, một phần phục vụ nhu cầu nhiên liệu cho nhà máy xi mang Lam Thạch Sản phẩm

của Xí nghiệp sản xuất ra đến đâu hầu hết được tiêu thụ hết đến đó, sản xuất

ngồi mục đích cung cấp cho nhà máy theo chỉ tiêu của Công ty còn phục vụ

thị trường bán lẻ cho các công ty chế biến và kinh doanh than trong khu vực

2 Điều kiện vật chất, kỹ thuật của sản xuất

Điều kiện địa lý: Xí nghiệp than ng Bí được Tổng công ty than Việt Nam (nay là Tập đồn cơng nghiệp Than — Khoáng sản Việt Nam) giao quản

lý, bảo vệ và tổ chức thăm đò khai thác than bai diện tích ở khu đơng Tràng Bạch và tổ chức khai thác tận thu than ở phía tây cánh gà Vàng Danh, khu

vực Đông Vàng Danh

Khu Đông Tràng Bạch thuộc thị xã ng Bí tỉnh Quảng Ninh có tổng diện

tích 54kmỸ Toạ độ địa lý:

X = 3660 + 3750 Y = 2800 + 35000

Địa hình khu phia bac Ja ving núi cao, đỉnh cao nhat 14 451m, dia hình thấp

dần về phía nam và mức thấp nhất là + 10

Khu vực Vàng Danh Xí nghiệp sản xuất theo hình thức liên đoanh với công ty

than Vàng Danh do công ty than Vàng Danh quản lý

~ Khí hậu: Khu mỏ thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu phan chia hai mùa rõ rệt, mùa khô kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, khí hậu khơ ráo, hướng gió chủ đạo là đông bắc Mùa mưa kéo đài từ tháng 5

Trang 24

đến tháng 9, lượng mưa trung bình 16 ~ 19mm, mưa nhiều nhất vào các tháng

6,7,8, nhiệt độ trung bình hàng năm là 23C

- Trữ lượng: Các khu mỏ phát hiện khá nhiều vỉa than có tên từ vỉa 1a ở phía nam đến vỉa 36 ở phía bắc Via than khu bắc có chiều dày từ 2,0m + 4,0m Trữ lượng tính trong giới hạn thăm dò: Khu nam tính trữ lượng theo chiều sâu đến — 50, khu bắc theo chiều sâu đến mức 0, tổng trữ lượng khu đông Tràng Bạch là: 5.909.301 tấn Khu vực Vàng Danh, Xí nghiệp liên

đoanh với công ty than Vàng Danh khai thác than tận thu tai các khu vực đã khai thác trước đây nhưng cịn lãng phí tài ngun Tổng trữ lượng hai khu

Vang Danh là: 1.962.391 tấn

Xí nghiệp hoạt động trên một vùng địa hình rộng lớn, có nhiều via than nên

có điều kiện mở Tộng sản xuất với quy mô lớn hơn

+ Độ đốc và chiều dày vỉa than phù hợp với điều kiện sản xuất hiện tại

+ Với địa hình núi cao khó khăn trong việc mở đường, vận chuyền Điều kiện

địa chất khu vực chịu ảnh hưởng của nếp uốn và đứt gãy gây khó khăn trong việc thăm đò khai thác

+ Than của Xí nghiệp có độ tro cao nên giá bán thấp, tiêu thụ khó khăn bởi khách hàng có nhu cầu về loại than trên không lớn

+ Địa bàn Xí nghiệp quản lý rộng chia thành nhiều nơi nên khó bao quát, ảnh hưởng đến công tác quản lý, tô chức sản xuất, hoạt động phong trào, tổ chức đời sống

3 Dic điểm cơ bản cửa Xí nghiệp than ng Bí 3,1 Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp

Để đáp ứng nhụ cầu sản xuất theo chỉ tiêu pháp lệnh của công ty với các nhiệm vụ sau:

- Sản xuất và chế biến than ~ Tiêu thụ sản phẩm than

- Thực hiện phân phối theo lao động

18

Trang 25

Mỏ phải hoàn thành các nhiệm vụ được giao và không ngừng nâng cao năng xuất lao động, nâng cao trình độ quản lí trình độ khoa học kỹ thuật, mở

rộng và phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên sản xuất và kinh doanh có hiệu quả thu được lợi nhuận cao

3.2 Tình hình tổ chức bộ máy quản lí

3.2.1 Tình hình tập trung hố, chun mơn hoá và hợp tác hoá sản xuất trong nội bộ Xí nghiệp

~Tình hình tập trung hố: Xí nghiệp than ng Bí tổ chức thành § phân

xưởng sản xuất do điều kiện địa hình, các phân xưởng sản xuất độc lập với

nhau theo sự chỉ đạo thống nhất từ lãnh đạo Xí nghiệp Phịng Kỹ thuật sản

xuất trực tiếp điều hành các phân xưởng thực hiện đúng quy trình, quy phạm, hộ chiếu chống giữ lị Mọi vướng mắc Xí nghiệp được báo cáo đến Giám đốc Xí nghiệp để có biện pháp khắc phục giải quyết kịp thời Mọi chủ trương kế hoạch của Xí nghiệp được thực hiện nhịp nhàng từ các phòng ban đến phân

xưởng tổ đội

~ Tình hình chun mơn hố: Xí nghiệp tổ chức sản xuất theo dây truyền công nghệ, mỗi khâu trong dây truyền là một mắt xích thực hiện chức năng

công việc của mình Người lao động được phân công đúng người, đúng việc

theo trình độ chuyên mơn hố, theo bậc thợ Chun mơn hố trong Xí nghiệp phát huy năng lực sản xuất, tạo điều kiện cho người lao động nhanh chóng

nâng cao trình độ chun môn, tay nghề trong công việc

- Tình hình hợp tác hố: Xí nghiệp ln năng động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Xí nghiệp đã liên đoanh với công ty than Vàng Danh thu than, nâng cao sản lượng, tạo công ăn việc làm cho lao động, tăng doanh thu

cho Xí nghiệp

Xí nghiệp luôn coi trọng và quan tâm đến khách hàng, nhất là các bạn

hàng quen thuộc, nâng cao uy tín về chất lượng sản phẩm đã ký kết trong hợp đồng tiêu thụ Vì thế than của Xí nghiệp sản xuất ra tuy chất lượng về nhiệt

Trang 26

lượng thấp, độ tro cao nhưng sản lượng tiêu thụ vẫn tương đổi nhịp nhành với

sản lượng sản xuẤt

3.2.2.Tố chức bộ máy quản lí

* Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

~ Giám đốc: Là người đứng đầu Xí nghiệp, giữ vai trò chỉ đạo chung,

chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Công ty CPXM&XDQN về mọi hoạt

động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp cũng như đại điện cho quyền lợi của toàn thể cán bộ công nhân viên Xí nghiệp, nghiên cứu báo cáo hàng ngày, hàng tháng, hàng quý để nắm rõ tình hình và đưa ra quyết định cần thiết, quyết định cơ cấu nhân sự, cân nhắc trong việc tuyển dụng hay sa thải nhân

viên, phân định quyền hạn của mỗi bộ phận

~ Phó giám đốc kỹ thuật: giúp việc cho giám đốc và chịu trách nhiệm

việc khai thác đảm bảo đúng kỹ thuật, an tồn lao động

~ Phó giám đốc sản xuất: giúp việc cho giám đốc và chịu trách nhiệm về khâu hoạch định, máy móc thiết bị, công nghệ sao cho việc khai thác than đạt chất lượng và sản lượng cao nhất

- Phịng kế tốn: Hach toán, tập hợp số liệu, thông tin theo từng phân xưởng, các thông tỉn tài chính liên quan đến mọi hoạt động của công ty nhằm cung cấp các thông tin cần thiết, chính xác, phục vụ cho quản lí Thực hiện chức năng đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh đoanh tồn Xí nghiệp, theo dõi thường xuyên liên tục sự biến động về tài sản và nguồn vốn bằng hệ thống số sách theo chế độ biện hành, lập kế hoạch tài chính, vay vốn , lập báo cáo kế toán, thống kê định kỳ, xây dựng và kiểm tra thực hiện quy chế quản lý tài

chính tồn Xí nghiệp

~ Phịng tơ chức hành chính: Tổ chức lao động trong biên chế, điều động

công nhân trong Xí nghiệp và thực hiện các công việc có tính chất phục vụ

cho hoạt quản lý Xí nghiệp, tham mưu cho giám đốc về việc tổ chức cán bộ,

quản lý lao động tiền lương Đảm nhiệm chức năng tố chức các phong trảo thi

đua, đề ra các chính sách khen thưởng, kỷ luật đối với người lao động

20

Trang 27

- Các phân xưởng: Trực tiếp quản lý khai thác sản xuất các ham mỏ,

đảm bảo đúng tiến độ thỉ công và chất lượng sản phẩm than Chịu toàn bộ trách nhiệm trước Xí nghiệp về sản phẩm, hầm lò đang khai thác thi công

Định kỳ gửi chứng từ và các bảng kê nhập, xuất vật tư thiết bị, tiền lương công thợ về phịng kế tốn

3.3 Đặc điểm về tổ chức lao động

Biểu 2.1 Tình hình tổ chức lao động của Xí nghiệp

Năm 2009 [TT Trình độ an _ Số người ˆ | Tỷlệ% ~~ | 1 Đại học 24 | 2 2 Cao dang 41 | 3 3 Trung cap 58 [ 4

4 Công nhân kỹ thuật 1119 | 84

Trong đó: † | + Cơng nhân bậc 1 0 0 | + Công nhân bậc 2 36 3 | + Công nhân bậc 3 678 51 | + Công nhân bậc 4 322 24 | |) + Céng nhan bic 5 | 56 4 | + Công nhân bậc 6 | 27 2 |

5 Lao động phô thông | 76 6 |

LI/N | mi | Xí nghiệp than ng Bí với đặc điểm khai thác than nên số lượng công nhân

kỹ thuật chiếm tỷ trọng lớn, chủ yếu là thợ bậc 3 (chiếm 51%) và bậc 4 (chiếm 24%), đây là một trong những thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất bởi phần lớn số lượng lao động này là những người trực tiếp làm ra

sản phẩm Công nhân lao động phổ thông chịu trách nhiệm vận chuyển bốc

Trang 28

đỡ sản phẩm Cơ cấu lao động này phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp vì nó giúp Xí nghiệp giảm thiểu được chỉ phí lao động khơng

cần thiết

Bộ phận cán bộ văn phòng chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu công việc Tạo được công ăn việc làm cho nguồn nhân lực tại địa phương từ các trường cao đẳng, dạy nghề Tuy nhiên, Xí nghiệp cũng cần có những biện pháp tốt hơn trong chiến lược con người, khuyến khích những cán bộ, cơng nhân có điều kiện đi học thêm để nâng cao kiến thức Đào tạo tại chỗ

công nhân kỹ thuật để nâng cao tay nghề, đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hiện đại

3.4 Cơ sở vật chất của Xí nghiệp

Biểu 2.2 Cơ sở vật chất của Xí nghiệp than ng Bí năm 2009

Don vi tinh: Dong

Tén tai sin Nguyên giá R—x Giá trị còn lại oak Nha cửa vật kiến trúc 8.003.280.119 13,15| 6.035.693.109 75,41 Máy móc thiết bị 31.897.853.231 52,43 | 22.068.513.008 69,18 Phương tiện vận chuyên 16.942.577.411 27,85 | 10.683.843.110 63,06 Thiết bị quản lý 3.847.930.240 6432| 2.589.372.213 67,29 Tài sản cô định khác 153.001.996 0,25 61.128.120 39,95 Tổng 60.844.642.997 100 |_ 41.438.549.560 68,11

(Ngn: Phịng kỂ tốn tài vụ) Tính đến ngày 31/12/2009 cơ sở vật chất của Xí nghiệp được thể hiện ở biểu 2.2 Máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh là bộ phận của tài sản cố định có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài và có đặc điểm tham gia vào

nhiều chu trình sản xuất Khi tham gia vào quá trình sản xuất, máy móc thiết bị bị hao mòn dần và chuyển địch từng phần vào chỉ phí sản xuất kinh doanh,

hình thái vật chất ban đầu được giữ nguyên cho đến lúc hư hỏng

Đặc điểm của ngành than là một ngành khai thác, chu kì sản xuất thường kéo dài, khối lượng cơng việc lớn địi hỏi phải sử dụng nhiều loại máy móc

thiết bị khác nhau Vì vậy, để tham gia vào khai thác sản lượng than, Xí

Trang 29

nghiệp phải có nhiều loại máy móc thiết bị khác nhau và đủ lớn tương xứng

với yêu cầu của công việc

Theo bảng ta thấy: Máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng cao 52,43% (tính theo nguyên giá) chứng tỏ Xí nghiệp rất chú trọng vào đầu tư các trang thiết bị máy móc, đây là điều kiện rất thuận lợi cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Đứng thứ 2 là phương tiện vận chuyên chiếm tỷ trọng 27,85% (tính theo nguyên giá) Với đặc thù của ngành than việc Xí nghiệp đầu tư vào MMTB, phương tiện vận chuyển là đúng đắn, hợp 1í, đáp ứng một phần nao nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của XN, day manh

hoạt động tiêu thụ sản phẩm, giúp doanh nghiệp ăn nên làm ra 3.5 Đặc điểm về sản phẩm của Xí nghiệp

Là một mỏ khai thác than vỉa là chủ yếu hiện nay mỏ đang áp dụng quy trình cơng nghệ khai thác than hầm lò theo quy mô vừa và nhỏ Công nghệ khai thác lò chợ từ 100m đến 500m Xí nghiệp có các phịng ban kỹ thuật

nghiệp vụ giúp giám đốc trong công tác giám sát, thiết kế bản vẽ, hoàn thiện và bổ xung pháp lý, quy boạch khai thác và áp dụng những tiến bộ công nghệ

vào sản xuất

Sơ đồ dây chuyền sản xuất than hầm lò

Thăm Mở Khai Vận Gia

dị địa lị thác chuyển cơng

chất than | >| chế

nguyên biến

khai

Quy trình cơng nghệ khai thác than trong hằm lò được thực hiện theo một chu kỳ sản xuất, gồm các bước sau:

- Bước 1: Công đoạn dào lò thăm đò ~ Bước 2: Công đoạn đi tiến độ - Bước 3: Công đoạn khấu than

23

Trang 30

Sơ đồ quy trình cơng nghệ khai thác than trong hằm lò

Sơ đồ 1: Cơng đoạn đào lị chuẩn bị

[Bắc - [Thông Vận | Chỗng |

xúc — | gis |——> |chuyển | ——> lò |

| <

đất đá Ị — đất cs ae ¬

- Bước 1: Dùng máy xúc và thủ cơng để bóc lớp đất đá bên ngoài, dùng ô tô vận chuyển đất đá ra bãi thải

- Bước 2: Khoan nỗ mìn để phá vỡ lớp đất đá, gương lò

- Bước 3: Dùng quạt cục bộ thơng gió khi lị đã đi được vào sâu trong lịng đất

làm trong sạch khí CO;; CHy day khí độc ra ngoài trước khi cho công nhân vào làm việc

~ Bước 4: Vận chuyển đất đá bằng gng thủ cơng hoặc tàu điện từ trong lò ra

bai thai

- Bước 5: Chống lị bằng vì chống sắt hoặc gỗ, vì sau khi khoan bắn mìn sinh

ra áp lực phải chống giữ lò

Khi đào lò thăm dị đến than cơng đoạn nay coi như đã hoàn thành đi tiến độ Sơ đồ 2: Đi tiễn độ trong than (đào lò trong than)

Thong | [Do | Khoan

khí | —> | ban Bồc xúc a | ˆ gió —> vận chuyển mìn than - Bước I: Dùng quạt thơng gió đầy gió từ bên ngoài vào làm trong sạch khí, đủ lượng O; trong lò

- Bước 2: Do khí kiểm tra xem lượng khí trong lị khơng có khí độc gây cháy nổ, đảm bảo an toàn để sản xuất

- Bước 3: Khoan bắn mìn: Làm tơi xốp lớp than trong gương

Trang 31

- Bước 4: Bốc xúc vận chuyển bằng băng tải máng cào, chuyển than xuống gng thủ cơng hoặc tàu điện để vận chuyên than ra bãi tập kết

- Bước 5: Sau khi khai thác than tạo khoảng trống trong lò phải dùng gỗ hoặc vì sắt chống tiến độ

Khi lò đi trong than đi được đủ tiến độ cho phép theo hộ chiếu, biện pháp bắt

đầu đừng để khấu, công đoạn này coi như hoàn thành

Sơ đồ 3: = đoạn khấu than

Bae Ee

khi ne tr

| | ing

[xen

- Bước 1: Cung cấp khí sạch vào lị bằng quạt (thơng gió)

Phá hoả

- Bước 2: Đo khí, kiểm tra hàm lượng khí cho phép bằng máy đo khí

- Bước 3: Đánh khuôn tăng cường đề củng có đường lò đã đi tiến độ

- Bước 4: Cắt thượng: Cắt thượng cho hình xương cắt thượng nọ cắt thượng

kia đi 10m đi tiến độ đích đủ chiều dài cho phép sẽ chuyển sang giải đoạn Ị

khẩu lấy than ra |

- Bước 5: Xếp cũi lợn: Là bảo vệ đường lò đi tiến độ giáp chỗ cắt thượng tao ị

sự bền vững ‘

- Bước 6: Phá hoa la ding min đánh sập khu vực đã lấy hết than

Mơ hình đông Tràng Bạch là một mơ hình khai thác hằm lò trong những năm qua đã áp dụng công nghệ khai thác vừa truyền thống vừa hiện đại, sao cho chỉ phí giá thành thấp nhất mà đảm bảo an toàn cho người lao động trực tiếp

tham gia khai thác hầm lò, Với mục tiêu phát triển Xí nghiệp ngày càng đi lên

tạo thu nhập cao cho công nhân viên lại đảm bảo an sinh xã hội nên người lao

động ln gắn bó với Xí nghiệp, giúp Xi nghiệp vượt qua những khó khăn chung của toàn nền kinh tế, toàn ngành đẻ từng bước phát triển đi lên

Trang 32

4 Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của Xí nghiệp trong thời gian tới

Trải qua hơn 10 năm hình thành và phát triển Xí nghiệp than ơng Bí

thuộc cơng ty cỏ phần Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh không những đã tự

khẳng định được sự tồn tại và phát triển của mình trong cơ chế thị trường mà đã và đang có những bước đi vững chắc trên mọi mặt trong hoạt động sản

xuất kinh doanh

4,1 Thuận lợi

Vị trí địa lý: Nằm trên địa bàn thị xã ng Bí một khu cơng nghiệp phát triển, Xí nghiệp thuận lợi trong việc tìm kiếm thị trường, tiêu thụ sản phẩm, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp để fìm nguồn vốn, tiếp cận với các

nhà tiêu dùng

Xí nghiệp hoạt động trên vùng địa hình rộng lớn, có nhiều vỉa than nên có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, tăng sản lượng khai thác tiêu thụ trên

thị trường

Về lao động: Xí nghiệp than ng Bí có một tập thể cán bộ cơng nhân

viên gắn bó, đoàn kết dưới sự lãnh đạo sảng suốt, đúng đắn của đảng uỷ và

Ban Giám đốc Xí nghiệp trong mọi chủ trương hoạt động sản xuất của Xí

nghiệp Đội ngũ cán bộ quản lý có chun mơn trình độ, giàu kinh nghiệm và

sáng tạo trong công tác quản lý, khai thác Lực lượng cán bộ kỹ thuật, công

nhân kỹ thuật được dao tao co ban, được năng cao nghiệp vụ tay nghề

Bên cạnh đó, các phịng nghiệp vụ đã có sự phối hợp một cách đồng bộ

thực hiện một cơ chế quản lý chặt chẽ, linh động để điều hành các phân

xưởng khai thác một cách nhịp nhàng, đảm bảo chất lượng an toàn lao động

Các phân xưởng citủ động trong việc khai thác sản xuất của đơn vị mình, chủ động tháo gỡ khó khán về tiêu chuẩn kỹ thuật, khai thác hằm lò, đảm bảo chất lượng hiệu quả kinh tế Từ phòng ban cho đến các phân xưởng phối hợp với

nhau một cách ăn ý, có kỷ luật, đi vào nền nếp, tạo cho Xí nghiệp có thế mạnh

trong cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên địa bàn

Trang 33

Trong nén kinh tế thị trường: Than là nguồn nguyên liệu, nhiên liệu quan

trọng trong các ngành công nghiệp Nguồn nguyên nhiên liệu này chưa thể thay thể được và nó đang đóng góp một phần lớn vào tỷ trọng của nền kinh tế quốc đân

4.2 Khó khăn

Mặc dù trong quá trình phát triển Xí nghiệp có nhiều thuận lợi song cũng

khơng ít khó khăn

~ Địa hình núi cao khó khăn trong việc mở đường vận chuyển, khai thác, thăm

đò trữ lượng than

- Chất lượng than chưa cao, độ tro cao nên giá bán còn thấp

- Cơ sở hạ tầng thấp kém, trang thiết bị kỹ thuật còn lạc hậu, khó khăn trong

sự cạnh tranh gay gắt diễn ra trong nội bộ ngành

- Tình hình thời tiết khắc nghiệt, gây thiệt hại khó khăn cho các hầm lò khai thác, vận chuyển than đi tiêu thụ

4.3 Phương hướng phát triển

Trong thời gian tới, tiếp tục phát huy những thế mạnh của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh Xí nghiệp chú trọng đến nâng cao chất lượng sản phẩm than để nhằm nâng cao giá than trên thị trường, tăng doanh thu cho Xí nghiệp Đầu tư vào các trang thiết bị kỹ thuật, đào tạo đội ngũ cán bộ có tay nghề, có chuyên môn cao để tiếp tục đưa Xí nghiệp vững vàng phát triển, vượt qua những khó khan chung của tồn nền kinh tế Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, cán bộ ky thuật, công nhân viên có năng lực công tác tốt, năng động, sáng tạo, đám nghĩ đám làm, nhanh chóng tiếp cận và làm chủ khoa học công nghệ mới của thế giới, có lập trường chính trị vững vàng, trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội

Mục tiêu đề ra phát triển Xí nghiệp ngày càng vững bước đi lên có sức

cạnh tranh cao với các công ty khác, tuy nhiên đảm bảo tốt yêu cầu về kỹ

thuật, an toàn lao động và an sình xã hội Bên cạnh đó quán triệt chủ trương

theo đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và ngành trong phát triển xã

hội những năm sau

Trang 34

PHÀN

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SAN PHAM CUA XÍ NGHIỆP THAN UONG Bi

1, Đánh giá chung về kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp than

ng Bí

Các doanh nghiệp khác nhau thường có thể theo đuổi các mục tiêu và

chiến lược khác nhau Tuy nhiên, mục tiêu chung nhất của mọi doanh nghiệp

là làm thế nào kinh doanh hiệu quả để đạt lợi nhuận cao nhất Điều này được thể hiện qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá theo hai chỉ tiêu: chỉ tiêu

hiện vật và chỉ tiêu giá trị

1.1 Kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp qua 3 năm tính bằng chí tiêu hiện vật

Biểu 3.1 ta thấy: Sản lượng các sản phẩm qua 3 năm có sự tăng giảm

không đều

Sản phẩm chủ yếu của Xí nghiệp là các loại than như: cám 4, cám 5, cám

6 Năm 2007 sản lượng tiêu thụ cao nhất là 358.044,44 tấn, năm 2008 sản

lượng tiêu thụ giảm mạnh là 285.999.898 tấn, năm 2009 nhích lên một chút

đạt 290.161,024 tắn Tốc độ phát triển bình quân qua 3 năm là 90,02% (giảm

9,98%) Nguyên nhân do năm 2008 nền kinh tế thế giới rơi vào tình trạng khủng hoảng Việt Nam là nước đang phát triển mới ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO nên không tránh khỏi ảnh hưởng Các doanh nghiệp ngừng trệ sản xuất nên sản lượng tiêu thụ than giảm mạnh, tinh trạng lạm phát cao

làm chỉ phí khai thác than tăng Mặt khác, Nhà nước kiểm tra gắt gao chất

lượng than phải đạt đúng tiêu chuẩn chất lượng mới cho tiêu thụ, xuất khẩu

nên đây cũng là một hạn chế của Xí nghiệp

Đi vào từng sản phẩm của Xí nghiệp ta thấy, than cám 4a, 4b tiêu thụ mạnh nhất, cám ó tiêu thụ thấp hơn cả Tốc độ phát triển bình quân than cám

4b là 97,40%, cám 6a là 82,30% Nhìn vào tốc độ PTBQ ta thấy các loại than

đều giảm song trong từng năm than cám 4 vẫn cao hơn cả Sở di dat được

điều đó

Trang 36

vì cám đa, 4b đạt chất lượng cao, độ tro trong than thấp Theo nhu cầu thị

trường cũng như những tiêu chuẩn của Nhà nước, Xí nghiệp cần tập trung khai thác than chất lượng cao, đầu tư vào máy móc trang thiết bị để khai thác

bam 16 cho sản phẩm cao nhất Tuy nhiên sản lượng tiêu thụ than của Xí nghiệp chậm do lượng sản phẩm tồn kho ở các quý qua các năm khơng nhỏ,

Xí nghiệp còn phải tiêu thụ lượng bàng tồn kho đầu kỳ của năm trước chuyển

Sang

1,2, Kết quá sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp qua 3 năm tính bằng chi

tiêu giá trị

Nhìn vào biểu 3.2 ta thấy:

~ Lợi nhuận gop của Xí nghiệp tăng đều qua 3 năm Tốc độ phát triển bình quân về lợi nhuận gộp của Xí nghiệp qua 3 năm đạt 107,17% Cụ thể,

năm 2008 TĐPTLH về lợi nhuận gộp là 104% (tăng 4%) so với năm 2007

Năm 2009 TĐPTLH về lợi nhuận gộp là 110,44% so với năm 2008 (tăng 10,44%)

Điều này là do;

Doanh thu của Xí nghiệp tăng đều qua 3 năm với tốc độ bình quân là 1,74% Năm 2008, doanh thu dat 101,51% so với năm 2007 (tăng 1,51%), năm 2009 doanh (hu tăng gần 2 tỷ so với năm 2008 Qua 3 năm giá than tầng cao ruang lại doanh thu cho Xí nghiệp Vì trong thời gian này tình hình giá

than biến động mạnh do giá dầu trên thế giới tăng cao kéo theo giá than xuất

khẩu tăng, cùng với đó Nhà nước cho tăng giá than bán cho các ngành điện, xi măng

Đây cũng là đặc trưng cơ bản của ngành than nguồn năng lượng chủ yếu của quốc gia Ngành than đóng vai trị là ngành kinh tế trọng điểm, cung cấp nguyên nhiên vật liệu cho các ngành công nghiệp khác như điện, giấy, xi

măng Mỗi một yếu tố của nền kinh tế lạm phát, tăng trưởng, chiến lược phát triển kinh tế vùng, dịa phương đều có ảnh hưởng nhiều chiều đến ngành

than, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các ngành khác vốn là khách hàng tiêu thụ của ngành than Đặc biệt, trong thời gian qua rất nhiều nhà máy

nhiệt

Trang 38

điện ra đời kéo theo lượng tiêu thụ than lớn nên doanh thu tiêu thụ của Xí nghiệp tăng cao, năm 2009 doanh thu của Xí nghiệp hon 99 ty đồng

Tuy nhiên, năm 2007 các khoản giảm trừ doanh thu là 1.228.139.432

đồng Nguyên nhân do nhiều sự cố hầm lò xảy ra, Bộ Cơng Thương đã có thơng tư hướng dẫn việc xuất khẩu than tiêu thụ phải đạt tiêu chuẩn chất lượng Lượng than trả lại còn nhiều độ tro, chất lượng than chưa cao Thứ 2,

đây là năm khủng hoảng nên kinh tế, các doanh nghiệp phải giảm sản xuất,

tiết kiệm chỉ phí nên than tiêu thụ trên thị trường là khó khăn, vì vậy có tình

trạng sản phẩm bị trả lại Giá vốn hàng bán tăng dần qua 3 năm Tốc độ phát triển bình quân qua 3 năm là 101,49% do tình hình thời tiết không ổn định

biến động bất thường làm ảnh hưởng mạnh đến sản lượng khai thác Xí nghiệp phải đầu tư máy móc thiết bị để khai thác than dưới lòng đắt

Về lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh ta thấy: Năm

2007, 2008 Xí nghiệp làm ăn thua lỗ Năm 2007 Xí nghiệp bị lỗ là

1.245.539.874 đồng, năm 2008 bị lỗ 811.944.386 đồng nguyên nhân do chỉ

phí tài chính, chỉ phí quản lý doanh nghiệp khá cao

Chỉ phí hoạt động tài chính, năm 2007 Xí nghiệp mở rộng phân xưởng 8 thêm các đội khai thác Ngoài nguồn vốn hỗ trợ của cơng ty Xí nghiệp đã vay vốn với lãi suất cao chính vì thế chỉ phí hoạt động tài chính năm này lên tới 1.337.747.391 đồng Khoản chỉ phí này giảm dần ở những năm sau, tốc độ phát triển bình quân đạt 98,99%, Xí nghiệp phần nào trang trải được khoản ng

Chi phi ban hàng tăng giảm không đều qua 3 năm với tốc độ phát triển

bình quân là 101,10% Xí nghiệp khai thác than là chủ yếu, sản lượng khai

thác ra đem đi tiêu thụ: Nhưng do đặc trưng của ngành nên khách hàng có thể đến tận nơi thu mua sản phẩm Bạn hàng của Xí nghiệp thường là khách hàng

làm ăn quen biết lâu năm tin tưởng vào uy tín của Xí nghiệp Do đó, chỉ phí

bán hàng của Xí nghiệp khơng q cao

Trang 39

Chỉ phí quản lý doanh nghiệp chiếm một khoản chỉ phí vơ cùng lớn, tốc

độ phát triển bình quân qua 3 năm đạt 101,93%, hàng năm Xỉ nghiệp phải chỉ

hơn 14 tỷ cho hoạt động quản lý Sở đĩ có sự tăng mạnh như vậy là do Xí nghiệp đầu tư vào máy móc thiết bị nhập ngoại, bảo hộ lao động, bộ máy còn cồng kềnh chưa gọn nhẹ Tuy nhiên tới năm 2009 Xí nghiệp làm ăn có lãi trở lại đạt 397.603.206 đồng Điều nảy mang lại tín hiệu vui cho Xí nghiệp tạo động lực thúc đây cho sự phát triển của Xí nghiệp trong tương lai

Bên cạnh lợi nhuận thuần từ HĐKD, Xí nghiệp cịn có khoản thu nhập

khác từ các khoản nợ khó địi, sửa chữa máy móc trang thiết bị, bán phụ tùng nên lợi nhuận trước thuế của Xí nghiệp tăng dần Lợi nhuận trước thuế năm 2009 Xí nghiệp đạt 1.642.010.197 đồng, tốc độ phát triển bình quân qua 3 năm đạt 348,54% Điều này đánh dấu bước ngoặt Xí nghiệp đã vượt qua giai đoạn khó khăn của nền kinh tế

Có thể nói trong 3 năm qua Xí nghiệp gặp vơ vàn khó khăn, đứng trước

khủng hoảng chung của nền kinh tế, Nhà nước hạn chế xuất khẩu than, tăng

nhập khẩu trong khi đó giá nguyên vật liệu tăng mạnh, kéo theo các mặt hàng

khác tăng giá như: chỉ phí vận chuyển, chỉ phí sửa chữa đường cùng với đó

là chí phí cho QLDN, chỉ phí tài chính tăng cao Tuy nhiên, trước sự đồng

lịng của tồn bộ cán bộ công nhân viên Xí nghiệp đã giúp Xí nghiệp vượt qua

được giai đoạn khó khăn này và vững vàng đi lên phát triển trong thời gian tiếp theo

2 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp than ng Bí 2.1 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm bằng chỉ tiêu hiện vật

2.1.1 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ các loại sản phẩm chú yếu của Xí nghiệp

Qua biểu 3.3 ta thấy tình hình thực hiện kế hoạch đề ra về khai thác than

của Xí nghiệp chưa thật tốt Năm 2007, Xí nghiệp hồn thành vượt mức kế hoạch đạt 104,444 kế hoạch, năm 2008 đạt 91,42% kế hoạch, năm 2009 đạt 100,05% kế hoạch Nguyên nhân của việc không thực hiện được kế hoạch là do năm 2007 Nhà nước ra quyết định hạn chế xuất khẩu than trong nước vì theo các nhà chun mơn nếu không hạn chế xuất khẩu than thì chưa đầy

Ngày đăng: 20/11/2023, 11:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN