1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá ảnh hưởng của thiết kế implant trụ phục hình lên sự thay đổi sinh học mô quanh implant nha khoa

183 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Thiết Kế Implant - Trụ Phục Hình Lên Sự Thay Đổi Sinh Học Mô Quanh Implant Nha Khoa
Tác giả Lê Trung Chánh
Người hướng dẫn PGS.TS. Lê Đức Lánh
Trường học Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Răng Hàm Mặt
Thể loại luận án tiến sĩ y học
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP.Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 183
Dung lượng 3,3 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU (16)
    • 1.1 Thiết kế implant (16)
    • 1.2 Mô quanh implant (22)
    • 1.3 Bệnh lý quanh implant (28)
    • 1.4 Đặc điểm vi khuẩn quanh implant (29)
    • 1.5 Phương pháp thu thập và định lượng vi khuẩn quanh implant (32)
    • 1.6 Các nghiên cứu đánh giả ảnh hưởng của thiết kế implant – trụ phục hình lên mô quanh implant (36)
  • CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (52)
    • 2.1 Thiết kế nghiên cứu (52)
    • 2.2 Đối tượng nghiên cứu (52)
    • 2.3 Thời gian và địa điểm tiến hành nghiên cứu (53)
    • 2.4 Cỡ mẫu nghiên cứu (53)
    • 2.5 Xác định các biến trong nghiên cứu (55)
    • 2.6 Phương pháp và công cụ đo lường, thu tập số liệu (56)
    • 2.7 Quy trình nghiên cứu (71)
    • 2.8. Phương pháp phân tích dữ liệu (78)
    • 2.9. Đạo đức trong nghiên cứu (80)
  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ (82)
    • 3.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu (82)
    • 3.2 Đánh giá các chỉ số nha chu và tình trạng mô mềm giữa 2 nhóm (86)
    • 3.3 Đánh giá sự tiêu mào xương quanh implant giữa 2 nhóm và các yếu tố ảnh hưởng (0)
    • 3.4 Đánh giá đặc điểm vi khuẩn trong mảng bám quanh implant giữa 2 nhóm (100)
  • CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN (107)
    • 4.1 Đặc điểm chung nghiên cứu (107)
    • 4.2 Các chỉ số nha chu và tình trạng mô mềm quanh implant giữa 2 nhóm (114)
    • 4.3 Sự tiêu mào xương quanh implant giữa 2 nhóm và các yếu tố ảnh hưởng (124)
    • 4.4 So sánh đặc điểm vi khuẩn trong mảng bám quanh implant (139)
  • KẾT LUẬN (87)
  • PHỤ LỤC (6)

Nội dung

Đánh giá ảnh hưởng của thiết kế implant trụ phục hình lên sự thay đổi sinh học mô quanh implant nha khoa.Đánh giá ảnh hưởng của thiết kế implant trụ phục hình lên sự thay đổi sinh học mô quanh implant nha khoa.Đánh giá ảnh hưởng của thiết kế implant trụ phục hình lên sự thay đổi sinh học mô quanh implant nha khoa.Đánh giá ảnh hưởng của thiết kế implant trụ phục hình lên sự thay đổi sinh học mô quanh implant nha khoa.Đánh giá ảnh hưởng của thiết kế implant trụ phục hình lên sự thay đổi sinh học mô quanh implant nha khoa.Đánh giá ảnh hưởng của thiết kế implant trụ phục hình lên sự thay đổi sinh học mô quanh implant nha khoa.Đánh giá ảnh hưởng của thiết kế implant trụ phục hình lên sự thay đổi sinh học mô quanh implant nha khoa.Đánh giá ảnh hưởng của thiết kế implant trụ phục hình lên sự thay đổi sinh học mô quanh implant nha khoa.Đánh giá ảnh hưởng của thiết kế implant trụ phục hình lên sự thay đổi sinh học mô quanh implant nha khoa.Đánh giá ảnh hưởng của thiết kế implant trụ phục hình lên sự thay đổi sinh học mô quanh implant nha khoa.Đánh giá ảnh hưởng của thiết kế implant trụ phục hình lên sự thay đổi sinh học mô quanh implant nha khoa.Đánh giá ảnh hưởng của thiết kế implant trụ phục hình lên sự thay đổi sinh học mô quanh implant nha khoa.Đánh giá ảnh hưởng của thiết kế implant trụ phục hình lên sự thay đổi sinh học mô quanh implant nha khoa.Đánh giá ảnh hưởng của thiết kế implant trụ phục hình lên sự thay đổi sinh học mô quanh implant nha khoa.Đánh giá ảnh hưởng của thiết kế implant trụ phục hình lên sự thay đổi sinh học mô quanh implant nha khoa.Đánh giá ảnh hưởng của thiết kế implant trụ phục hình lên sự thay đổi sinh học mô quanh implant nha khoa.Đánh giá ảnh hưởng của thiết kế implant trụ phục hình lên sự thay đổi sinh học mô quanh implant nha khoa.Đánh giá ảnh hưởng của thiết kế implant trụ phục hình lên sự thay đổi sinh học mô quanh implant nha khoa.Đánh giá ảnh hưởng của thiết kế implant trụ phục hình lên sự thay đổi sinh học mô quanh implant nha khoa.Đánh giá ảnh hưởng của thiết kế implant trụ phục hình lên sự thay đổi sinh học mô quanh implant nha khoa.Đánh giá ảnh hưởng của thiết kế implant trụ phục hình lên sự thay đổi sinh học mô quanh implant nha khoa.Đánh giá ảnh hưởng của thiết kế implant trụ phục hình lên sự thay đổi sinh học mô quanh implant nha khoa.Đánh giá ảnh hưởng của thiết kế implant trụ phục hình lên sự thay đổi sinh học mô quanh implant nha khoa.Đánh giá ảnh hưởng của thiết kế implant trụ phục hình lên sự thay đổi sinh học mô quanh implant nha khoa.Đánh giá ảnh hưởng của thiết kế implant trụ phục hình lên sự thay đổi sinh học mô quanh implant nha khoa.Đánh giá ảnh hưởng của thiết kế implant trụ phục hình lên sự thay đổi sinh học mô quanh implant nha khoa.Đánh giá ảnh hưởng của thiết kế implant trụ phục hình lên sự thay đổi sinh học mô quanh implant nha khoa.Đánh giá ảnh hưởng của thiết kế implant trụ phục hình lên sự thay đổi sinh học mô quanh implant nha khoa.Đánh giá ảnh hưởng của thiết kế implant trụ phục hình lên sự thay đổi sinh học mô quanh implant nha khoa.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu

Can thiệp ngẫu nhiên so sánh hai nhóm, nửa miệng có làm mù.

Đối tượng nghiên cứu

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân mất răng sau hàm dưới, đối xứng hai bên có nhu cầu phục hình implant đến khám và điều trị tại Khoa Điều trị Kỹ thuật Cao, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên, có đủ sức khoẻ để phẫu thuật.

Khi mất răng cối lớn hoặc răng cối nhỏ đối xứng ở hai bên cung hàm dưới, thời gian lành thương sau khi nhổ răng ít nhất là 3 tháng.

- Tương quan khớp cắn 2 hàm ổn định

Hình 2.1 Mất răng 36 và răng 46 đối xứng trên cung hàm (Nguồn:

- Khảo sát trên phim cắt lớp chùm tia hình nón ở vùng mất răng trên phần mềm Simplant: Xương loại II và III theo phân loại của Lekholm và Zarb 66 Xương theo chiều ngoài - trong còn lại ít nhất là 8 mm và chiều trên - dưới ít nhất là 10 mm để có đặt implant có đường kính nhỏ nhất là 3,5 mm và chiều dài là 8 mm mà không cần ghép xương và đảm bảo cho sự vững ổn ban đầu.

- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc loãng xương bao gồm: người mắc bệnh toàn thân như bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh liên quan đến xương; đang dùng thuốc ảnh hưởng đến chuyển hóa xương; đang trong giai đoạn xạ trị vùng đầu và cổ trong vòng 12 tháng.

- Đang bị viêm nha chu hoặc từng phẫu thuật nha chu trong 12 tuần gần nhất; hoặc đã phẫu thuật cấy ghép trước đó tại vị trí chuẩn bị can thiệp 4,6

- Phụ nữ trong giai đoạn mang thai hoặc cho con bú 2

- Bệnh nhân có tật nghiến răng, bệnh khớp thái dương hàm, đau đầu, đau tai, tâm lý bệnh nhân không ổn định 4,6

- Có thói quen hút thuốc lá trên 10 điếu/ngày, nghiện rượu 2,4,6

- Tình trạng răng: răng đối diện khoảng mất răng trồi, tương quan lồng múi không ổn định, há miệng hạn chế (nhỏ hơn 30 mm) Răng kế bên vùng mất răng ở phía gần và xa bị sâu răng, nhiễm khuẩn chóp hoặc có túi nha chu > 3 mm chưa được điều trị 4

- Lực torque lúc đặt implant 35 Nm sẽ được gắn trụ lành thương với chiều dài tuỳ theo chiều cao của mô mềm, khâu đóng vạt bằng chỉ khâu nylon 5.0 (B Braun Melsungn AG, Melsungen, Đức) Trường hợp lực vặn dưới 35 Nm thực hiện quy trình hai giai đoạn và đưa ra khỏi nhóm nghiên cứu.

Ngay sau khi đặt implant, chụp phim quanh chóp kỹ thuật số bằng kỹ thuật chụp song song để đảm bảo góc độ chụp giống nhau giữa các lần chụp Để làm vậy, sử dụng dụng cụ giữ phim, vòng định vị đầu cone và dấu khóa cắn cá nhân để đặt phim vào trong miệng giống nhau ở các lần chụp với thời gian 0,35 giây Kỹ thuật này giúp phim song song với trục dài của implant, thể hiện được toàn bộ implant và mô xung quanh.

Hình 2.21 Phẫu thuật đặt implant chuyển tiếp phẳng.

(a)trước phẫu thuật; (b) Tạo vạt, bóc tách vạt toàn bộ mặt ngoài; (c) Đo độ dày mô mềm theo chiều dọc 2,5 mm; (d) Khoan sửa soạn xương qua máng hướng dẫn phẫu thuật; (e) Kiểm tra độ sâu và hướng khoan xương; (f) Đặt implant; (g) Lực vặn implant > 35Nm; (h) Implant đặt ngang xương; (k) Gắn trụ lành thương, khâu mũi khâu đơn và đệm ngang bằng chỉ Nilon 5.0 (Nguồn: Nghiên cứu này)

Hình 2.22 Phẫu thuật đặt implant chuyển tiếp chuyển bệ

(a) Trước phẫu thuật; (b) Đo độ dày mô mềm theo chiều dọc 3 mm; (c) Khoan sửa soạn xương qua máng hướng dẫn phẫu thuật; (d) Khoan xương dưới mào xương 1 mm

Kiểm tra độ sâu và hướng khoan xương sẽ giúp đảm bảo vị trí cấy ghép implant chính xác Lực vặn implant cần đạt trên 35 Nm để đảm bảo độ ổn định Đặt implant dưới xương 1 mm giúp ngăn ngừa tổn thương các cấu trúc quan trọng Gắn trụ lành thương và khâu lại bằng chỉ Nilon 5.0 giúp bảo vệ implant và thúc đẩy quá trình lành thương.

Hình 2.23 Hình ảnh X quang kỹ thuật số ngay sau phẫu thuật.

(a) Implant nhóm CTP; (b) Implant nhóm CTCB (Nguồn: Nghiên cứu này)

Hình 2.24 Bộ dụng cụ giữ phim làm sẵn và khóa cắn cá nhân

Theo dõi sau phẫu thuật

- Sử dụng thuốc kháng sinh Amoxicillin 500mg kết hợp với kháng sinh Flagyl 250 mg ngày uống 3 lần, lần 1 viên, uống trong 5 ngày (trường hợp bệnh nhân dị ứng với thuốc kháng sinh này đổi sang loại kháng sinh khác).

- Cho thuốc giảm đau Efferalgan codeine ngày uống 3 lần, lần 1 viên trong 3 ngày.

- Súc miệng với dung dịch Chlorhexidine 0,12% (KIN) trong 7 ngày.

- Bệnh nhân tái khám 24 giờ sau phẫu thuật, khám vùng phẫu thuật xem vùng phẫu thuật có sưng, đau hay không Nếu không có biến chứng, tiếp tục theo dõi.

- Hẹn cắt chỉ sau 8 đến 10 ngày phẫu thuật.

Bước 3: Thực hiện phục hình trên implant

- Sau 3 tháng sau phẫu thuật, chụp phim quanh chóp kỹ thuật số với kỹ thuật chụp song song, có sử dụng dụng cụ giữ phim (Hình 2.24) Implant tích hợp xương sẽ được tiến hành làm phục hình (Hình 2.25).

- Tháo trụ lành thương ra khỏi implant, gắn trụ lấy dấu vào implant, lấy dấu implant bằng cao su (Silagum - DMG) với kỹ thuật lấy dấu khay hở.

- Implant được chuyển đến labo để lựa chọn trụ phục hình, đúc sườn sứ kim loại Phục hình implant bắt vít.

- Thử trụ phục hình và sườn, thử sứ trên miệng bệnh nhân.

- Gắn trụ phục hình vào implant, lực vặn tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất (dưới 25 Ncm).

- Gắn phục hình sứ trên trụ phục hình bằng xê-măng Fuji Plus.

- Trám bít lỗ bắt vít bằng composite lỏng

- Kiểm tra tiếp xúc của mão răng với răng kế bên bằng chỉ nha khoa.

- Kiểm tra tiếp xúc mặt nhai trên răng thật và phục hình trên implant: Phục hình chỉ nên tiếp xúc nhẹ khi các răng thật vừa đạt lồng múi tối đa với giấy cắn shimstock (độ dày 8 - 10 ›m) Khi cắn với lực tối đa, phục hình có tiếp xúc với răng đối diện.

- Hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc implant.

Hình 2.25 Quy trình lấy dấu phục hình

Sau 3 tháng, implant tích hợp với xương; sau đó, trụ lành thương được tháo ra Tiếp theo, bệnh nhân thử khay lấy dấu, lấy dấu bằng cao su rồi chuyển dấu đến phòng thí nghiệm Tại đây, trụ phục hình được gắn và thử mão sứ kim loại Cuối cùng, khớp cắn được kiểm tra lại sau khi phục hình hoàn chỉnh.

Sau khi gắn phục hình R36 và R46 (Nguồn: Nghiên cứu này)

- Ngay sau khi gắn phục hình, chụp phim quanh chóp kỹ thuật số với kỹ thuật song song, có sử dụng giữ phim.

Họ và tên bệnh nhân, số hồ sơ bệnh án, ngày chụp, vị trí chụp phim được lưu giữ trên máy vi tính (Hình 2.26).

- Hẹn bệnh nhân tái khám sau 1, 3, 6 và 12 tháng sau gắn phục hình.

Hình 2.26 Chụp phim sau gắn phục hình và lưu trữ (a) Chụp phim quanh chóp kỹ thuật số với dụng cụ giữ phim (b) Phim X quang được lưu giữ trên máy vi tính; (d) Phim quanh chóp implant chuyển tiếp phẳng.

Phương pháp phân tích dữ liệu

2.8.1 Kiểm soát sai lệch Đánh giá mức độ kiên định của người khám tình trạng mô mềm quanh implant trên lâm sàng bằng cách đo 10 bệnh nhân có phục hình trên implant bất kì mỗi 2 lần mỗi lần cách nhau 20 phút (bệnh nhân ngoài nghiên cứu) Kết quả là người khám phải đạt độ tin cậy >80% Đánh giá độ kiên định của người này về chiều cao niêm mạc sừng hoá, chúng tôi tiến hành đo ngẫu nhiên 10 trường hợp; sau đó đo lại sau 48 giờ Độ tin cậy chiều cao niêm mạc sừng hoá được kiểm định bằng hệ số tương quan nội lớp từng biến ICC (Intraclass Correlation Coeficient) và phải đạt >0,90 Bác sĩ này cũng là người trực tiếp lấy mẫu mảng bám quanh implant và gửi mẫu xét nghiệm định lượng vi khuẩn.

Kỹ thuật viên chụp phim quanh chóp được định chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật chụp đảm bảo đồng nhất góc chụp tại các thời điểm.

Đánh giá độ kiên định của người đo được tiến hành trên 10 phim được chọn ngẫu nhiên Đo lường khoảng cách từ bệ implant đến điểm tiếp xúc xương - implant được thực hiện tại hai thời điểm cách nhau 48 giờ Hệ số tương quan nội lớp (ICC) được sử dụng để kiểm định độ tin cậy của các phép đo, với ngưỡng chấp nhận là trên 0,90.

2.8.2 Phương pháp xử lý dữ liệu

- Dữ liệu sau khi được ghi nhận vào phiếu thu thập thông tin và phiếu khám được kiểm tra xem đã đầy đủ thông tin và rõ ràng hay không trước khi gắn mã và nhập vào máy tính Dữ liệu được mã hoá để thuận tiện cho việc phân tích sau này Số liệu được phân tích theo chiến lược phân tích theo quy trình (Per-protocol analysis), theo đó những bệnh nhân mất dấu tại bất kì thời điểm nào của quá trình nghiên cứu sẽ không đưa vào phân tích số liệu.

- Các thông tin và số liệu thu thập được nhập, phân tích và xử lý thống kê sử dụng phần mềm STATA 16.

- Các biến số nền và trước phẫu thuật được mô tả bằng tần số và tỉ lệ đối với biến định tính, bằng trung bình (TB), độ lệch chuẩn (ĐLC), trung vị (TV), khoảng tứ phân vị (TPV), giá trị tối thiểu (Min), giá trị tối đa (Max) đối với biến số định lượng.

- Sự tương đồng các biến số trước phẫu thuật giữa nhóm CTP và CTCB được kiểm định dựa trên các kiểm định bắt cặp theo đối tượng gồm kiểm định T bắt cặp đối với biến định lượng phân phối bình thường, Wilcoxon signed-rank với biến định lượng không phân phối bình thường hoặc biến thứ tự và chi bình phương McNemar với biến nhị giá.

- Các chỉ số PI, GI, PD, BOP và tiêu mào xương được mô tả bằng TB ± ĐLC Giá trị giữa 2 nhóm tại từng thời điểm, giữa những thời điểm trong cùng nhóm được so sánh Đồng thời mức độ thay đổi theo thời gian của từng nhóm được ước tính và so sánh mức độ thay đổi giữa 2 nhóm tại từng thời điểm Tất cả các so sánh và ước tính cung cấp ở dạng TB và khoảng tin cậy 95% (KTC 95%) dựa trên phân tích ANOVA đo lường lặp lại theo thời gian và theo đối tượng.

- Ảnh hưởng của các yếu tố lên sự thay đổi mào xương được kiểm định bằng tương quan Spearman đối với các biến số chiều dài implant, mật độ xương, độ dày mô và kiểm định bằng Mann-Whitney đối với các biến số đường kính implant, phân loại chiều cao niêm mạc sừng hóa.

- Sự tiêu mào xương trung bình theo độ dày mô và chiều cao niêm mạc sừng hóa được sử dụng kiểm định Mann-Whitney.

- So sánh vi khuẩn A.actinomycetemcomitans, T.denticola, F.nucleatum, T forsythia, P.gingivalis, S. salivarius, S moorei giữa 2 nhóm tại các thời điểm T6, T12 bằng kiểm định Chi bình phương McNemar đối với tần suất và kiểm định Wilcoxon signed-rank đối với số lượng vi khuẩn.

- Các phép kiểm thống kê được xem là có ý nghĩa nếu giá trị p < 0,05.

Đạo đức trong nghiên cứu

- Nghiên cứu được thông qua bởi Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học của Trường Đại học Y dược TP.HCM theo quyết định số: 443/ĐHYD-HĐĐĐ.

- Tất cả các đối tượng được mời tham gia nghiên cứu đều được thông báo và giải thích về mục đích và nội dung nghiên cứu, tiên lượng và những tai biến, biến chứng có thể xảy ra trong và sau quá trình điều trị.

- Các đối tượng nghiên cứu được miễn phí hoàn toàn các chi phí xét nghiệm, chụp phim X quang, điều trị nha khoa trước, trong và sau phẫu thuật.

- Các đối tượng giảm 50% tổng chi phí đặt implant và làm phục hình.

- Các đối tượng hoàn toàn có quyền rút lui khỏi nghiên cứu khi không muốn tiếp tục tham gia vào nghiên cứu mà không cần nêu lý do.

- Mọi dữ liệu cá nhân thu thập trong nghiên cứu được mã hóa và giữ bí mật, không phục vụ mục đích nào khác ngoài cam kết đối với đề tài nghiên cứu đang thực hiện.

- Nghiên cứu chỉ nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân, không nhằm mục đích nào khác.

Phẫu thuật đặt implant (n1", N1") Đô độ dày mô mềm theo chiều dọc Đặt trụ lành thương

Phẫu thuật đặt implant (n2", N2") Đo độ dày mô mềm theo chiều dọc Đặt trụ lành thương

Chia nhóm ngẫu nhiên (n" BN) Số implant N= 44

Lựa chọn bệnh nhân (n" BN)

Nhóm chuyển tiếp phẳng (n1" BN)

Nhóm chuyển tiếp chuyển bệ (n2" BN)

Sơ đồ 2.1 Tóm tắt quy trình nghiên cứu

- Chỉ số mô mềm (PI, GI, PD, BOP)

- Tình trạng mô mềm, chiều cao niêm mạc sừng hoá.

- Mức mào xương, sự tiêu xương, tỉ lệ thành công implant, tỉ lệ biến chứng phục hình

- Số lượng, tần suất vi khuẩn

- Chỉ số mô mềm (PI, GI, PD, BOP)

- Mức mào xương, sự tiêu xương

- Số lượng, tần suất vi khuẩn

- Đánh giá chiều cao niêm mạc sừng hoá.

-Đánh giá mức xương quanh implant

- Chỉ số mô mềm (PI, GI, PD, BOP)

- Tình trạng mô mềm, chiều cao niêm mạc sừng hoá.

- Mức mào xương, sự tiêu xương, tỉ lệ thành công implant, tỉ lệ biến chứng phục hình

- Số lượng, tần suất vi khuẩn

- Chỉ số mô mềm (PI, GI, PD, BOP)

- Mức mào xương, sự tiêu xương

- Số lượng, tần suất vi khuẩn

- Chỉ số mô mềm (PI, GI, PD, BOP)

- Mức mào xương, sự tiêu xương

- Chỉ số mô mềm (PI, GI, PD, BOP)

- Mức mào xương, sự tiêu xương

- Đánh giá chiều cao niêm mạc sừng hoá.

- Đánh giá mức xương quanh implant

KẾT QUẢ

Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Các biến số nền gồm độ tuổi, số lần chải răng/ngày, số điều thuốc hút/ngày, vị trí răng cối hàm dưới mất được trình bày trong Bảng 3.1.

Kết quả nghiên cứu cho thấy độ tuổi trung bình bệnh nhân tham gia nghiên cứu là 45,2 ± 13,5, trong đó bệnh nhân tuổi nhỏ nhất là 27 và lớn nhất là 71 Nghiên cứu cho thấy trong tổng số 20 bệnh nhân tham gia nghiên cứu có 9 nữ chiếm 45% và 11 nam chiếm 55% Vì nghiên cứu nửa miệng nên số lượng bệnh nhân và tỉ lệ nam nữ tham gia mỗi nhóm là như nhau.

Có 3 bệnh nhân chải răng 1 lần/ngày, chiếm tỉ lệ 15%; 15 bệnh nhân chải răng 2 lần/ngày, chiếm tỉ lệ 75% và 2 bệnh nhân chải răng 3 lần/ngày, chiếm tỉ lệ 10% Số bệnh nhân không hút thuốc là 16 người, chiểm tỉ lệ 80%; có 2 bệnh nhân hút 1 điếu/ngày và 2 bệnh nhân hút 2 điếu/ngày, đều chiếm tỉ lệ là 10% Vì là nghiên cứu nửa miệng, nên các biến số giống nhau giữa 2 nhóm Tất cả bệnh nhân đều mất răng cối số 6 hàm dưới.

Bảng 3.1 Các biến số nền (n )

Số lần chải răng/ngày N (%)

Số điều thuốc hút/ngày N (%)

Vị trí răng cối R4 hàm dưới mất R5

Trung bình mật độ xương giữa 2 nhóm được trình bày trong Bảng 3.2.

Bảng 3.2 Trung bình mật độ xương (HU)

Nhóm Nhóm CTP (n ) Nhóm CTCB (n ) Khác biệt (KTC 95%) p

Kiểm định t bắt cặp; có ý nghĩa thống kê khi p0,05).

So sánh chỉ số GI giữa 2 nhóm tại thời điểm T3 và T12 chỉ số GI ở nhóm CTP lớn hơn nhóm CTCB, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p0,05).

Kết luận: Chỉ số GI có xu hướng ổn định trong mỗi nhóm theo thời gian ngoại trừ nhóm CTP, chỉ số GI giảm ở T6 so với T3 có ý nghĩa thống kê (p0,05).

So sánh chỉ số BOP và độ giảm chỉ số BOP tại các thời điểm, cho thấy chỉ số BOP ở nhóm CTP lớn hơn nhớm CTCB; tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Chỉ số BOP tại các thời điểm đo (T1, T2 và T3) của các nhóm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) Khi so sánh giữa nhóm người luyện tập và nhóm đối chứng tại các thời điểm, chỉ số BOP chỉ khác biệt có ý nghĩa thống kê tại thời điểm T3 (p < 0,05).

T6, T12 ở nhóm CTCB nhỏ hơn so với nhóm CTP, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Bảng 3.8 Chỉ số chảy máu khi thăm khám giữa 2 nhóm tại các thời điểm T3, T6, T12

Khác biệt Nhóm CTP - Nhóm

TB ± ĐLC p1 TB ± ĐLC p1 TB (KTC 95%)

T 12 0,34 ± 0,48 0,28 ± 0,45 0,06 (-0,09 – 0,13) 0,086 Độ giảm TB (KTC 95%) TB (KTC 95%)

Đánh giá đặc điểm vi khuẩn trong mảng bám quanh implant giữa 2 nhóm

3.4.1 So sánh số lượng vi khuẩn giữa 2 nhóm tại các thời điểm T 6 , T 12

Số lượng vi khuẩn (log10(copies/DU/ml) A.actinomycetemcomitans, T.denticola, F.nucleatum, T. forsythia, P.gingivalis, S salivarius, S moorei trong mảng bám implant giữa 2 nhóm tại các thời điểm sau gắn phục hình 6 tháng (T6), 12 tháng (T12) được trình bày trong Bảng 3.18. a) Vi khuẩn A.actinomycetemcomitans

Số lượng vi khuẩn (log10(copies/DU/ml) A.actinomycetemcomitans tại thời điểm T 6 ở Nhóm CTP ít nhất là 0 và lớn nhất là 3,6 Ở nhóm CTCB ít nhất là 0 và lớn nhất là 4,43 Tại thời điểm T12, không thấy sự xuất hiện của vi khuẩn A.actinomycetemcomitans trong tất cả các mẫu xét nghiệm ở cả 2 nhóm Ở cả 2 thời điểm,không cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê số lượng vi khuẩn giữa 2 nhóm (p>0,05).

Bảng 3.18 Số lượng vi khuẩn giữa 2 nhóm tại các thời điểm T6, T12

Vi khuẩn Nhóm CTP (n ) TV

Kiểm định Wilcoxon signed-rank; có nghĩa thống kê khi p 0,05 (lần lượt là p = 0,985 và p = 0,580) Điều này chỉ ra rằng không có sự thay đổi đáng kể về số lượng vi khuẩn S moorei giữa hai nhóm sau 12 tháng theo dõi.

Kết luận: tại thời điểm sau gắn phục hình 6 tháng (T6) và 12 tháng (T12), số lượng vi khuẩn (log10(copies/ DU/ml) A.actinomycetemcomitans, T.denticola, F.nucleatum, T forsythia, P.gingivalis, S salivarius, S moorei trong mảng bám implant giữa 2 nhóm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

3.4.2 Tần suất xuất hiện của các vi khuẩn trong mảng bám quanh implant

Tần suất xuất hiện của vi khuẩn A.actinomycetemcomitans, T.denticola, F.nucleatum, T forsythia,

P.gingivalis, S salivarius, S moorei trong mảng bám implant giữa 2 nhóm tại các thời điểm sau gắn phục hình 6 tháng (T6), 12 tháng (T12) được trình bày ở Biểu đồ 3.3. p=1,000

A a T.denticola F.nucleatum T forsythia P.gingivalis S salivarius S moorei a) Thời điểm T6

A a T.denticola F.nucleatum T forsythia P.gingivalis S salivarius S moorei b) Thời điểm T12

Biểu đồ 3.3 Tần suất xuất hiện các vi khuẩn giữa 2 nhóm tại 2 thời điểm a) Thời điểm T 6 ; b) Thời điểm T 12

Kiểm định chi bình phương McNemar; Có ý nghĩa thống kê khi p 35 Ncm, trụ lành thương được gắn vào implant Sau 8 tuần đặt implant, đánh giá sự lành thương và 4 tuần sau thực hiện phục hình bắt vít sau cùng Trong nghiên cứu này, chúng tôi không cho bệnh nhân chịu lực tức thì và cũng không thực hiện phục hình tạm ngay sau khi đặt implant.

Trong đa số các nghiên cứu so sánh giữa implant CTCB với implant CTP, implant thường được đặt ngang xương ở hai nhóm 5,79,92 Trong nghiên cứu này, nhóm implant CTCB đặt dưới mào xương 1 mm, nhóm implant CTP đặt ngang mào xương Toàn bộ quy trình phẫu thuật do nghiên cứu viên chính thực hiện để đảm bảo tính khách quan Tất cả bệnh nhân đều được sử dụng máng hướng dẫn thiết kế trước phẫu thuật.

4.1.4 Về phương tiện và phương pháp thu thập số liệu Để đảm bảo tính chính xác và khách quan của kết quả nghiên cứu, các phương tiện và phương pháp thu thập số liệu được lựa chọn và tiến hành cẩn thận Đánh giá các chỉ số mô mềm quanh implant, chúng tôi sử dụng cây đo túi thiết kế dành riêng cho việc đánh giá implant (Colorvue™Oxfor - Hu-Friedy) Dụng cụ được thiết kế bằng nhựa vàng với vạch màu đen chia khoảng từ 1 mm đến 15 mm và mỗi vạch thứ 5, thứ 10, thứ 15 được tô đậm tương tự cây đo túi thông thường trong nha chu UNC-15.

Về phương tiện sử dụng trong chẩn đoán trên phim X quang, để đánh giá mức mào xương chính xác chúng tôi sử dụng phim X quang quanh chóp kỹ thuật số chụp với kỹ thuật song song, kết hợp phần mềm Digora for Windows version 2.7.103.437

Phần mềm của Soredex (Phần Lan) cho phép đo mức xương ở phía gần và xa của implant theo thời gian Công cụ này bao gồm công cụ đo độ dài đoạn thẳng trên phim X-quang quanh chóp kỹ thuật số Dựa trên thông số chiều dài implant đã biết, phần mềm hiệu chỉnh và ghi nhận giá trị chiều cao mức xương cần đo Đơn vị đo là milimet với số lẻ đến phần trăm milimet.

Về phương tiện và phương pháp thu thập vi khuẩn quanh implant, chúng tôi thực hiện thu thập mảng bám quanh implant bằng côn giấy và chuyển đến phòng thí nghiệm để thực hiện realtime PCR định lượng vi khuẩn Thu thập mảng bám quanh implant được sử dụng phổ biến trên thế giới có nhiều ưu điểm và độ chính xác cao nhờ khắc phục những hạn chế so với phương pháp thu thập dịch quanh implant vì lượng dịch thu thập ít và bay hơi hay sử dụng cây nạo có thể làm tổn thương bề mặt implant Kỹ thuật realtime PCR là phương pháp có độ nhạy và độ đặc hiệu cao so với các phương pháp xét nghiệm khác trong xét nghiệm vi khuẩn.

4.1.5 Đánh giá lâm sàng Đỏnh giỏ cỏc chỉ số lõm sàng gồm chỉ số mảng bỏm (PI), chỉ số nướu (GI) của Lửe và Silness (1964) 42 , chảy máu khi thăm khám (BOP), độ sâu thăm dò khe quanh implant bằng cây thăm dò nha chu tại 6 vị trí quanh implant (ngoài gần, ngoài giữa, ngoài xa, trong gần, trong giữa, trong xa) Thời điểm đánh giá sau gắn phục hình 3 tháng (T3), 6 tháng (T6) và 12 tháng (T12), tương tự như nghiên cứu của Uraz và c.s (2020)2; Meloni và c.s (2020) 4 Thời điểm sau gắn phục hình 3 tháng thường là thời điểm sự lành thương mô liên kết diễn ra hoàn toàn và có sự ổn định mô mềm cao Toàn bộ việc khám đánh giá các chỉ số nha chu giữa 2 nhóm được bác sĩ nha chu có kinh nghiệm thực hiện, không biết implant thuộc nhóm nào Ngoài ra, nghiên cứu còn đánh giá tình trạng mô mềm quanh implant gồm implant lành mạnh, viêm niêm mạc quanh implant và viêm quanh implant Việc đánh giá được thực hiện tại các thời điểm T3, T6 và T12.

4.1.6 Đánh giá mức mào xương trên phim X quang

Phim X quang là công cụ lâm sàng được sử dụng nhiều nhất để đánh giá và theo dõi sự tiêu mào xương quanh implant Để đánh giá mức mào xương quanh implant, trong nghiên cứu này sử dụng phim trong miệng tiêu chuẩn được chụp bằng kĩ thuật song song với dụng cụ giữ phim cá nhân hoá (Dụng cụ cắn giữ phim Rinn, Dentsply Rinn, York, Pennsylvania) Vị trí và góc độ của dụng cụ giữ phim được chuẩn hoá cho mỗi bệnh nhân với vật liệu lấy dấu được cố định ở mặt nhai Các phép đo đạc phim kĩ thuật số được thực hiện bằng phần mềm Digora và được điều chỉnh phù hợp theo chiều dài implant Khoảng cách giữa điểm tiếp xúc đầu tiên giữa xương và implant và 1 điểm tham chiếu được xác định trên phần vai implant, đo ở cả phía gần và phía xa của implant, ghi nhận là giá trị dương (tiếp xúc giữa xương và implant nằm về phía chóp so với mào xương) hoặc là giá trị âm (tiếp xúc giữa xương và implant ở về phía chóp so với phần vai implant 93 Tuy nhiên, hạn chế của phim trong miệng chỉ cho thấy rõ sự tiêu mào xương phía gần và phía xa của implant, trong khi tiêu mào xương sớm quanh implant thường xảy ra ở mặt ngoài của implant Thời điểm đánh giá là ngay sau gắn phục hình (T 0 ) và sau thời gian 3 tháng (T3), 6 tháng (T6) và 12 tháng (T12) mang phục hình ở mỗi nhóm Việc đánh giá sự tiêu mào xương quanh imlant được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh.

4.1.7 Xét nghiệm vi khuẩn quanh implant

Các chỉ số nha chu và tình trạng mô mềm quanh implant giữa 2 nhóm

4.2.1 Đánh giá chỉ số nha chu (PI, GI, PD, BOP) quanh implant giữa 2 nhóm tại các thời điểm sau gắn phục hình 3 tháng (T 3 ), 6 tháng (T 6 ) và 12 tháng (T 12 ).

4.2.1.1 Chỉ số mảng bám (PI)

Tương tự trên răng, chỉ số mảng bám (PI) là chỉ số lâm sàng phản ánh tình trạng vệ sinh răng miệng của bệnh nhân và kết quả điều trị phục hình trên implant.

Trong nghiên cứu chúng tôi, chỉ số PI ở nhóm implant CTP và CTCB tại thời điểm 3 tháng sau gắn phục hình (T3), (T6) và (T12) có xu hướng tăng lên ở từng nhóm nhưng khi so sánh giữa hai nhóm tại tất cả các thời điểm thì sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Kết quả không có sự khác biệt về chỉ số PI giữa hai nhóm có thể là do thiết kế trong nghiên cứu của chúng tôi là nửa miệng trên cùng một bệnh nhân nên vấn đề vệ sinh răng miệng là như nhau Ngoài ra, một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến chỉ số mảng bám là chiều cao niêm mạc sừng hoá Trong nghiên cứu của chúng tôi chiều cao nướu sừng hoá trung bình ở nhóm implant CTP và implant CTCB tại thời điểm T12 lần lượt là 2,83 ± 1,04 mm và 2,90 ± 0,87 mm, thuộc loại dày Nhiều nghiên cứu cho thấy sự tích tụ mảng bám quanh implant cao hơn ở vùng có chiều cao niêm mạc sừng hoá < 2 mm 97 Buyukozdemir Askin và c.s (2015) cho rằng implant ở vùng niêm mạc sừng hoá (≤ 2 mm) có chỉ số mảng bám cao hơn so với vùng niêm mạc sừng hoá (>2 mm) Ngoài ra, trong nghiên cứu của chúng tôi, phục hình được thiết kế dạng bắt vít với đường hoàn tất khít sát giúp bệnh nhân dễ dàng kiểm soát mảng bám 120

Tại thời điểm T12 so T3 trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ số PI có xu hướng tăng ở hai nhóm nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), tương tự như nghiên cứu của Uraz và c.s (2020) cũng có chỉ số PI tăng ở hai nhóm nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê2 Trong nghiên cứu của Hsu và c.s (2016), tại thời điểm T12 so với T3 chỉ số PI ở nhóm implant CTP có xu hướng tăng so với ban đầu, nhưng nhóm implant CTCB có xu hướng giảm; tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở giữa mỗi nhóm tại các thời điểm và giữa 2 nhóm tại mỗi thời điểm (Bảng 4.1) 3

Bảng 4.1 So sánh chỉ số PI giữa các nghiên cứu

Thời điểm 3 tháng (T 3 ) 6 tháng (T 6 ) 12 tháng

Sự khác biệt về chỉ số PI giữa các nghiên cứu có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố như thiết kế nghiên cứu, thiết kế implant đại thể, kiểu phục hình, tình trạng mô mềm, thói quen vệ sinh răng miệng và tình trạng hút thuốc, dẫn đến kết quả khác nhau Mặc dù vậy, trong các nghiên cứu, chỉ số này thường không thay đổi đáng kể theo thời gian.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi có tiến hành tái khám sau 1 tuần và 1 tháng gắn phục hình nhưng không đánh giá các chỉ số Trong các trường hợp bệnh nhân vệ sinh chưa đúng cách quanh phục hình trên implant chúng tôi đều tiến hành vệ sinh và hướng dẫn kỹ phương pháp chải răng, cách chăm sóc implant, do đó tại các thời điểm sau gắn phục hình 3, 6 12 tháng, tình trạng mảng bám và chỉ số nướu đều được kiểm soát rất tốt Đây có thể là lý do chỉ số PI trong suốt nghiên cứu của chúng tôi đều thấp hơn trong nghiên cứu của các tác giả.

Chỉ số nướu (GI) cũng là một trong chỉ số lâm sàng đánh giá tình trạng mô mềm quanh implant Kết quả nghiên cứu này cho thấy chỉ số GI trung bình của nhóm CTP tại thời điểm T 3 , T12 cao hơn so với chỉ số GI của nhóm CTCB, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p0,05) Sự khác nhau chỉ số GI tại thời điểm T3 và T12 có thể do nhóm CTP có độ dày niêm mạc theo chiều dọc và chiều cao niêm mạc sừng hoá nhỏ hơn nhóm CTCB nên có ảnh hưởng đến khả năng chải răng của bệnh nhân trong những thời điểm nhất định, tuy nhiên khi đánh giá độ giảm chỉ số GI tại các thời điểm sau so với trước giữa 2 nhóm không cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Chỉ số GI trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của Hsu và c.s (2016), tuy nhiên so với nghiên cứu của Dursun và c.s (2014) 9 , Uraz và c.s (2020) 2 , chỉ số GI thấp hơn Trong nghiên cứu chúng tôi, tiêu chuẩn lựa chọn là mất răng 2 bên đối xứng được phục hồi cùng lúc nên bệnh nhân nhai đều 2 bên sau khi phục hồi Trong khi nghiên cứu của 2 tác giả trên thực hiện ngẫu nhiên mỗi nhóm CTCB hayCTP ở mỗi bệnh nhân mất răng cối 1 bên Ở những bệnh nhân mất răng 1 bên thường quen nhai bên còn lại, do đó, việc thực hiện phục hình trên implant ở bên mất răng lâu ngày trong thời gian đầu có thể chưa tạo sự quen khi nhai Việc ít nhai 1 bên có thể làm giảm sự lưu thông nước bọt và ma sát giữa niêm mạc má với bề mặt phục hình dẫn đến sự dễ tích tụ mảng bám và dễ viêm nướu hơn bên nhai nhiều Ngoài ra sự khác biệt chỉ GI giữa các nghiên cứu liên quan đến nhiều yếu tố như thiết kế phục hình, tình trạng niêm mạc sừng hoá quanh implant, thói quen vệ sinh răng miệng nhưng chưa đề cập.

Bảng 4.2 So sánh chỉ số GI giữa các nghiên cứu

Thời điểm 3 tháng (T 3 ) 6 tháng (T 6 ) 12 tháng (T 12 ) p

4.2.1.3 Chỉ số độ sâu thăm dò khe quanh implant (PD)

Bên cạnh chỉ số mảng bám PI và chỉ số GI, chỉ số độ sâu thăm dò khe quanh implant (PD) và chảy máu thăm dò (BOP) là 2 chỉ số lâm sàng quan trọng được sử dụng để đánh giá tình trạng mô mềm quanh implant.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ sâu thăm dò khe quanh implant như kiểu thiết kế phục hình, thiết kế implant, đường kính và vật liệu cây đo túi, người đánh giá Việc độ sâu thăm dò quanh implant là một thao tác khó vì nó có thể gây đau cho bệnh nhân và phụ thuộc vào lực của người đo Lang và c.s (2004) cho rằng thăm dò quanh implant phải được thực hiện bằng lực nhẹ (0,2- 0,25 N) nhằm tránh chấn thương mô, giúp bảo tồn mô mềm xung quanh Cây thăm dò bằng nhựa có tác dụng bảo vệ bề mặt implant khỏi trầy xước 97

Trong nghiên cứu của Canullo và cộng sự (2015), độ sâu khe cấy ghép lành mạnh trung bình là 3,2 ± 1,2 mm và dao động từ 1 đến 4 mm Mô quanh implant dày hơn mô nướu quanh răng, với độ sâu thăm dò khe quanh implant từ 2-4 mm, cho thấy implant lành mạnh có độ sâu khe ít hơn răng tự nhiên.

Trong nghiên cứu chúng tôi, chỉ số khe quanh implant ở mỗi nhóm được đánh giá tại các thời điểm sau gắn phục hình 3, 6, 12 tháng Kết quả nghiên cứu cho thấy, tại các thời điểm T 6 và T12 có sự giảm độ sâu thăm dò khe quanh implant ở mỗi nhóm so với thời điểm sau gắn phục hình 3 tháng (T3) và luôn duy trì độ sâu thăm dò khe quanh implant ≤ 3 mm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p 3 mm Sự khác biệt này có thể do sự tăng sinh của mô liên kết về phía thân răng hoặc sự co rút của viền mô mềm quanh implant để tạo sự ổn định của khoảng sinh học Ngoài ra, thiết kế nghiên cứu (thiết kế nửa miệng so với thiết kế song song), thiết kế implant đại thể, độ dày mô mềm theo chiều dọc, chiều cao niêm mạc sừng hoá, kiểu phục hình (bắt vít so với gắn xê măng), vị trí mất răng (răng trước so với răng sau), vị trí giao diện implant - trụ phục hình so với mức xương khác nhau dẫn đến sự khác nhau về độ sâu thăm dò khe quanh implant cũng là yếu tố ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.

4.2.1.4 Chỉ số chảy máu khi thăm khám (BOP)

Cùng với chỉ số độ sâu thăm dò khe quanh implant (PD), chảy máu khi thăm khám (BOP) được xem là chỉ số có giá trị khi đánh giá tình trạng sức khỏe mô quanh implant Đặc biệt, mô quanh implant không chảy máu khi thăm khám là dấu hiệu tiên lượng sự ổn định về nha chu Kích thước đầu cây đo túi và lực đo cần được chuẩn hoá để cho giá trị đáng tin cậy.

Bảng 4.3 So sánh chỉ số PD (mm) giữa các nghiên cứu

Thời điểm 3 tháng (T 3 ) 6 tháng (T 6 ) 12 tháng (T 12 ) p

Nhóm CTP 1,69 ± 0,51 (gắn phục hình 2,46 ± 0,51

Nhóm CTCB 1,78 ± 0,79 (gắn phục hình) 2,21 ± 0,47 p >0,05

Sự tiêu mào xương quanh implant giữa 2 nhóm và các yếu tố ảnh hưởng

Mục tiêu chính của cấy ghép nha khoa là hạn chế tiêu xương quanh implant sau lắp phục hình để nâng cao tỷ lệ thành công, giảm biến chứng sinh học, cơ học và thẩm mỹ Tuy nhiên, nguyên nhân gây tiêu xương vẫn gây tranh cãi Một số nghiên cứu cho rằng implant CTCB bảo tồn xương tốt hơn so với CTP, trong khi các nghiên cứu khác lại phản bác ý kiến này Nghiên cứu này đánh giá kết quả tiêu xương quanh implant giữa nhóm thử nghiệm (CTC) và nhóm chứng (CTP) tại thời điểm 3, 6 và 12 tháng sau lắp phục hình để xác định xem implant CTCB có khả năng bảo tồn xương tốt hơn so với CTP hay không.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tại thời điểm ngay sau khi gắn phục hình (T0) mức mào xương trung bình của nhóm implant CTP là -0,09 ± 0,33 mm so với implant CTCB là 0,79±0,42 mm, khác biệt T 0 giữa hai nhóm là 0,88 ± 0,09 mm, có ý nghĩa thống kê (p0,05) Như vậy, sau 12 tháng chịu lực, implant CTCB không bảo tồn xương tốt hơn so với implant CTP Kết quả nghiên cứu này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Enkling và c.s (2013) 68 , Dursun và c.s (2014) 9 , Meloni và c.s (2020) 4 (Bảng 4.6).

Bảng 4.6 Các nghiên cứu có kết quả tương đồng

Thời điểm T 3 so T 0 T 6 so T 0 T 12 so T 0

Tuy nhiên, khi so sánh với nghiên cứu Rocha và c.s (2016) 5 , Hsu và c.s (2016) 3 , Lago và c.s (2018) 6 ,Mishra và c.s (2021) 8 , kết quả nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt (Bảng 4.7) Các nghiên cứu này cho rằng implant CTCB cho bảo tồn xương tốt hơn so với implant CTP.

Bảng 4.7 Các nghiên cứu có kết quả khác nghiên cứu chúng tôi

Thời điểm T 3 so T 0 T 6 so T 0 T 12 so T 0

Như vậy, qua phân tích so sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với các nghiên cứu khác cho thấy có sự tương đồng cũng như khác biệt về ảnh hưởng của implant CTCB lên sự bảo tồn mào xương quanh implant so với implant CTP Sự khác biệt kết quả của các nghiên cứu này có thể do:

Đa số các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên kiểm chứng so sánh implant CTCB với CTP đều thực hiện trên vùng mất răng phía sau hàm trên/dưới Việc mất răng đơn lẻ phía sau trong khi còn răng kế cận sẽ giảm tiêu mào xương, tuy nhiên ép quá mức mào xương ở vùng hàm dưới có thể làm tiêu mào xương nhiều Nghiên cứu của Canullo và cộng sự (2017) chỉ ra rằng niêm mạc quanh implant CTCB tăng trong khi niêm mạc quanh implant CTP giảm, chứng tỏ mô mềm quanh CTCB ít bị co kéo hơn Số lượng implant đặt cạnh nhau và cỡ mẫu cũng ảnh hưởng đến tiêu mào xương, với số lượng implant nhiều và cỡ mẫu nhỏ thường không có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm implant.

Thời gian và thời điểm đánh giá: Tiêu mào xương quanh implant chủ yếu xảy ra ở năm đầu tiên sau chịu lực, do vậy trong các nghiên cứu so sánh giữa implant CTCB với implant CTP thường chọn thời gian đánh giá là 12 tháng Trong nghiên cứu của chúng tôi thời gian và thời điểm đánh giá sự thay đổi mức mào xương quanh implant ngay sau khi gắn phục hình, 3, 6, 12 tháng theo dõi, không đánh giá tháng thứ 1 và tháng thứ 9; trong khi nghiên cứu của Enkling và c.s (2013) đánh giá ngay sau khi đặt implant, 3, 4 và 12 tháng theo dõi không đánh giá thời điểm ngay sau gắn phục hình và 6 tháng sau theo dõi 68 ; Dursun và c.s (2014) đánh giá thời điểm 1, 3, 6, và 12 tháng theo dõi, không đánh giá thời điểm gắn phục hình hay đặt implant 9 ; Meloni và c.s (2020) 4 thì đánh giá thời điểm đặt implant, 3, 6, 9, 24, 60 tháng theo dõi, không đánh giá thời điểm 12 tháng Telleman và c.s (2017) 11 đánh giá sự tiêu mào xương quanh implant ở thời điểm 12 tháng và 60 tháng Kết quả cho thấy sau 12 tháng tiêu mào xương quanh implant ở hai nhóm có nghĩa thống kê, tuy nhiên tại thời điểm 60 tháng thì tiêu mào xương trung bình giữa hai nhóm implant lại không có ý nghĩa thống kê Do vậy, thời điểm đánh giá các nghiên cứu khác nhau nên kết quả so sánh cũng có thể khác nhau.

Cấu trúc đại thể và bề mặt implant khác nhau: Việc sử dụng implant có thiết kế đại thể giống nhau, cùng một hãng sản xuất, được đặt trên cùng một bệnh nhân sẽ tránh được một số yếu tố gây nhiễu như đặc điểm sinh học của bệnh nhân, mật độ xương, lối sống Trong nghiên cứu của chúng tôi, tương tự như nghiên cứu của Rocha và c.s (2016) 5 ; Messias và c.s (2019) 7 ; Meloni và c.s (2020) 4 ; implant sử dụng cùng một hãng sản xuất có thiết kế ren xoắn, bề mặt implant, phần cổ giống nhau, chỉ khác nhau phần kết nối giữa implant và trụ phục hình bên trên; trong khi nghiên cứu của Dursun và c.s (2014) 9 sử dụng hai loại implant khác nhau về đường kính, chiều dài và thiết kế đại thể, đặt trên hai bệnh nhân khác nhau; Lago và c.s (2018) 6 sử dụng implant có ren xoắn, bề mặt giống nhau nhưng khác nhau ở phần cổ nhám (mức xương) và nhẵn (mức mô) Sự khác biệt này có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Chênh lệch đường kính giữa implant và trụ phục hình: Sự chênh lệch kích thước và khoảng rộng của implant CTCB là rất quan trọng cho sự ổn định xương Cho đến nay, mặc dù còn nhiều tranh cãi về hiệu quả của implant CTCB trong bảo tồn mào xương quanh implant Linkevicius và c.s (2019) cho rằng implant CTCB với chênh lệch đường kính giữa implant với trụ phục hình tạo ra một vòng khấc ≥ 0,4 mm sẽ tiêu mào xương quanh implant ít hơn so với implant có chênh lệch trụ phục hình nhỏ hơn hay bằng nhau (CTP) 21 Trong nghiên cứu của Enkling và c.s (2013) 68 , chênh lệch vòng khấc là 0,35 mm; Telleman và c.s (2017) chênh lệch vòng khấc là 0,35 mm và 0,4 mm 11 ; Meloni và c.s (2020) 4 chênh lệch vòng khấc là 0,5 mm, nghiên cứu của chúng tôi là 0,5 mm, tuy nhiên kết quả của các nghiên cứu trên cho thấy implant CTCB và implant CTP đều có sự tiêu mào xương như nhau Do đó, yếu tố thiết kế implant ảnh hưởng lên sự tiêu mào xương quanh implant cần được nghiên cứu nhiều hơn. Đánh giá sự tiêu mào xương quanh implant: Đây là một trong những yếu tố quan trọng để xác định sự tiêu mào xương quanh implant Trong nghiên cứu của chúng tôi và đa số các nghiên cứu khác sử dụng phim quanh chóp kỹ thuật số với kỹ thuật chụp song song với phần mềm Simplant để đo sự tiêu mào xương quanh implant Hạn chế của đánh giá này là chỉ đo ở mặt gần và xa, không đánh giá mặt ngoài và trong, trong khi tiêu mào xương quanh implant xảy ra ở tất cả các mặt của implant Enkling và c.s (2013) 68 sử dụng phim toàn cảnh kỹ thuật số để đánh giá sự tiêu mào xương quanh implant theo chiều đứng và chiều ngang, cho dù một số tác giả cho rằng chất lượng phim toàn cảnh kém hơn so với phim trong miệng Gần đây, Pazmino và c.s (2021) sử dụng phim cắt lớp vi tính để đo sự tiêu mào xương quanh implant, cách đo này cho kết quả chính xác hơn 80

Yếu tố phẫu thuật: Lật vạt được xem là một trong những yếu tố góp phần gây ra tiêu mào xương quanh implant Chấn thương trong lúc lật vạt đặc biệt đối với mô mỏng, khoan sửa soạn đặt implant và khi đặt implant có thể gây ra tiêu mào xương quanh implant sớm, biểu hiện kiểu tiêu mào xương có dạng “lõm hình chén” hơn là tiêu mào xương theo chiều ngang Ngoài ra, lực căng tác động lên phần vỏ xương trong suốt quá trình phẫu thuật có thể dẫn đến sự hoại tử xương tại chỗ, biểu hiện cho sự hình thành các thiếu hỏng xương nhỏ theo chiều dọc So với nghiên cứu của Enkling và c.s (2013) 68 Uraz vs c.s (2020) 2 thực hiện quy trình hai giai đoạn, trong nghiên cứu của chúng tôi hay Dursun (2014) 9 , Meloni và c.s (2020) 4 , thực hiện quy trình một giai đoạn, có lật vạt Ưu điểm của kỹ thuật này là thuận tiện cho bệnh nhân hơn do giảm được số lần phẫu thuật Tuy nhiên, với phẫu thuật implant 2 giai đoạn cho phép bác sĩ phẫu thuật quản trị mô mềm tốt hơn so với 1 giai đoạn Ngoài ra, theo Hermann và c.s (2007) kỹ thuật này gây hại cho bám dính mô liên kết, làm tăng sự di chuyển biểu mô về phía chóp, giới hạn hiệu quả bảo vệ của implant 25 Vị trí, hướng đặt implant có ảnh hưởng đến kết quả điều trị; trong nghiên cứu này chúng tôi thiết kế máng hướng dẫn phẫu thuật để lựa chọn vị trí, đường kính đảm bảo tối ưu nhất.

Kỹ thuật này thường được sử dụng rộng rãi trên lâm sàng.

Kiểu kết nối implant - trụ phục hình: là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tiêu mào xương quanh implant Một số nghiên cứu lâm sàng cho rằng kết nối hình nón với độ nghiêng tử 2 đến 4 độ kết hợp với đặt implant dưới mào xương có thể thuận lợi để ngăn ngừa sự tiêu mào xương, hiệu quả nhất về mặt bịt kín vi khuẩn và ổn định phục 105 Trong nghiên cứu của chúng tôi, kết nối implant trụ phục hình ở nhóm implant CTP là tam giác, implant CTCB là dạng lục giác trong với rãnh khít sát Enkling (2011) sử dụng trụ phục hình có kết nối trong hình nón giống nhau, chỉ khác phần kết nối trụ phục hình bên trên 67

Vị trí đặt implant CTP nên ngang hoặc trên mào xương, tránh đặt dưới mào xương để hạn chế tiêu mào xương Đối với implant CTCB thường đặt dưới mào xương 1-2mm hoặc ngang mào xương, không đặt trên mào xương Theo tổng hợp của Valles, đặt implant CTCB dưới mào xương giảm tiêu xương Tuy nhiên, có tranh cãi về vị trí này, một số nghiên cứu cho rằng đặt implant dưới mào xương bảo tồn niêm mạc và ngăn viêm niêm mạc, trong khi số khác lại cho rằng sẽ gây tiêu xương và tắc mạch, viêm mô mềm Các chuyên gia khuyến nghị không nên đặt implant hai khối trên xương 1mm và dưới mào xương 1mm.

Nghiên cứu của Teleman et al (2017), Dursun et al (2014), Meloni et al (2020) cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về tiêu xương xung quanh implant khi đặt ngang mào xương giữa implant CTCB và implant CTP Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi, implant CTP được đặt ngang mào xương còn implant CTCB được đặt dưới mào xương 1 mm, tương tự như nghiên cứu của Al Amri et al (2017) và Uraz et al (2020) và vẫn không có sự khác biệt về tiêu xương xung quanh implant giữa hai nhóm Các nghiên cứu trước đây có hạn chế là không đánh giá tác động của mô mềm đến vị trí đặt implant so với mào xương.

Garzon và c.s (2019) thực hiện một nghiên cứu tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp đánh giá sự khác biệt về tiêu mào xương quanh implant khi đặt ngang và dưới mào xương 110 Kết quả nghiên cứu cho thấy độ sâu của implant so với mào xương không phải là nguyên nhân chính gây tiêu mào xương Kết luận này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Gualinu và c.s (2017), trong đó tác giả không tìm thấy sự khác biệt đáng kể nào về tính trạng tiêu mào xương đối với implant đặt ở các vị trí dưới mào xương khác nhau 111

Ngày đăng: 18/11/2023, 20:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.10 Đo độ dày mô mềm (a) Đo độ dày mô mềm theo chiều dọc. (b) Đánh giá dạng sinh học mô nướu. - Đánh giá ảnh hưởng của thiết kế implant  trụ phục hình lên sự thay đổi sinh học mô quanh implant nha khoa
Hình 1.10 Đo độ dày mô mềm (a) Đo độ dày mô mềm theo chiều dọc. (b) Đánh giá dạng sinh học mô nướu (Trang 27)
Hình 1.11 Sử dụng giấy thấm để thu thập dịch quanh implant. - Đánh giá ảnh hưởng của thiết kế implant  trụ phục hình lên sự thay đổi sinh học mô quanh implant nha khoa
Hình 1.11 Sử dụng giấy thấm để thu thập dịch quanh implant (Trang 33)
Hình 1.12 Phương pháp lấy mẫu mảng bám quanh implant - Đánh giá ảnh hưởng của thiết kế implant  trụ phục hình lên sự thay đổi sinh học mô quanh implant nha khoa
Hình 1.12 Phương pháp lấy mẫu mảng bám quanh implant (Trang 34)
Bảng 1.1 Các nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về mức tiêu mào xương quanh implant giữa implant CTP - Đánh giá ảnh hưởng của thiết kế implant  trụ phục hình lên sự thay đổi sinh học mô quanh implant nha khoa
Bảng 1.1 Các nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về mức tiêu mào xương quanh implant giữa implant CTP (Trang 39)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w