NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ
Những vấn đề lý luận về tội chống người thi hành công vụ
1.1.1 Khái niệm tội chống người thi hành công vụ
Công vụ là thuật ngữ được xem xét đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau Do đó, công vụ được hiểu theo các phạm vi rộng hẹp khác nhau Theo cách hiểu chung nhất, công vụ là các việc công Các việc này được thực hiện vì lợi ích chung, lợi ích cộng đồng, lợi ích xã hội, lợi ích của nhà nước Trong khi đó, ở một phạm vi hẹp hơn, công vụ chỉ giới hạn trong các hoạt động của nhà nước Đây cũng chính là cách quan niệm về công vụ của nhiều nước trên thế giới Theo cách hiểu này, công vụ gắn liền với con người làm việc cho Nhà nước và những công việc của Nhà nước do những con người đó thực hiện Chính vì vậy, ở nhiều nước hai khái niệm công vụ và công chức luôn gắn liền chặt chẽ với nhau Hẹp hơn nữa, một số nước coi công vụ chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động của các cơ quan hành pháp mà không tính đến các hoạt động lập pháp và tư pháp (xét xử và công tố) trong bộ máy nhà nước.
Theo Bách khoa toàn thư mở - Wikipedia thì công vụ là một hoạt động do cán bộ, công chức nhân danh nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân và xã hội Đây là khái niệm giới hạn về phạm vi chủ thể của công vụ nhưng lại mở rộng về phạm vi trong lĩnh vực công vụ là “thực hiện theo quy định của pháp luật”.
Công vụ theo từ điển Oxford, được hiểu là toàn bộ các cơ quan của Chính phủ không kể lực lượng quân đội hoặc công vụ sử dụng để chỉ một nhóm người làm việc trong các cơ quan nhà nước (dân sự).
Nghị quyết số 04-HĐTPTANDTC/NQ ngày 29/11/1986 của Hội Đồng Thẩm phán TAND tối cao quy định: “Công vụ là một công việc mà cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội giao cho một người thực hiện” (Mục 1, Chương 2) Quy định này được hiểu theo nghĩa rộng, không có việc giới hạn phạm vi trong lĩnh vực công vụ và không giới hạn về phạm vi chủ thể của công vụ.
Từ điển Pratique du Francais năm 71987 cho rằng “công vụ là công việc của công chức” nhằm nhấn mạnh chủ thể của hoạt động công vụ, nhưng chưa đề cập đến chức năng, nhiệm vụ và đặc thù của hoạt động công vụ.
Luật Công vụ của Liên bang Nga coi công vụ “là hoạt động có tính chuyên nghiệp nhằm đảm bảo thực thi thẩm quyền của các cơ quan nhà nước.”[5] Khái niệm này nhấn mạnh tính chuyên nghiệp của hoạt động công vụ.
Giáo trình Công vụ, công chức do Nxb Giáo dục, Hà Nội xuất bản năm 1997 cho rằng, “Công vụ là một loại lao động mang tính quyền lực và pháp lý được thực thi bởi đội ngũ công chức nhằm thực hiện các chính sách của nhà nước trong quá trình quản lý toàn diện các mặt của đời sống xã hội”, nhấn mạnh tính chất của hoạt động công vụ là “tính quyền lực”, “tính pháp lý” và đặc tính của hoạt động công vụ
“là một loại lao động”.
Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định, “hoạt động công vụ của cán bộ, công chức là thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức theo quy định của Luật này và các quy định khác có liên quan” (Điều 2) Quy định này đã chỉ ra những đặc điểm quan trọng của công vụ và giới hạn phạm vi chủ thể của hoạt động công vụ Công vụ là hoạt động được tiến hành trên cơ sở pháp luật để thực hiện công việc do Nhà nước giao Do đó, tính tuân theo pháp luật là đặc điểm quan trọng nhất của “công vụ” Định nghĩa này cũng giới hạn phạm vi đối tượng là cán bộ, công chức.
Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ban hành năm 2017 không quy định trực tiếp về công vụ nhưng lại có nội dung xác định người thi hành công vụ, như sau: “Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật có liên quan vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án” (Khoản 2, Điều 3) Quy định này đã giới hạn phạm vi lĩnh vực của công vụ là trong quản lý hành chính, tố tụng và trong thi hành án.
Căn cứ vào các cách tiếp cận khác 8nhau về công vụ, “công vụ” có thể được hiểu “công vụ là một loại hoạt động mang tính quyền lực - pháp lý được thực thi bởi đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước hoặc những người khác khi được nhà nước trao quyền nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong quá trình quản lý toàn diện các mặt hoạt động của đời sống xã hội. Công vụ là phục vụ nhà nước, phục vụ nhân dân, gắn với quyền lực nhà nước” Tuy nhiên trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam, do đặc thù về thể chế chính trị nên công vụ còn bao gồm cả hoạt động thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội.
Có thể thấy đặc điểm của công vụ là tính đúng pháp luật và được giới hạn trong phạm vi nhất định bao gồm giới hạn về phạm vi chủ thể của công vụ và giới hạn về phạm vi lĩnh vực của công vụ Theo đó, công vụ phải là hoạt động quản lý nhà nước và phải thực hiện theo đúng pháp luật, tức là những hoạt động được thực hiện dựa trên quy định của pháp luật bao gồm pháp luật nội dung và pháp luật hình thức Phạm vi lĩnh vực của hoạt động công vụ được giới hạn trong ba lĩnh vực quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án Chủ thể của công vụ là người thuộc các cơ quan Nhà nước hoặc được cơ quan Nhà nước giao quyền thực hiện những nhiệm vụ cụ thể Với cách hiểu như vừa nêu ở trên về công vụ thì đặc điểm quan trọng nhất của công vụ là tính đúng pháp luật Muốn được coi là công vụ thì hoạt động phải đúng pháp luật, đúng quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật và người thực hiện được giao thẩm quyền theo đúng pháp luật Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật được coi là một trong các nguyên tắc của hoạt động công vụ Hoạt động không đúng pháp luật là hoạt động “làm trái công vụ” Trong trường hợp người thi hành công vụ có hoạt động làm trái công vụ thì hành vi không được xem là hành vi thực hiện công vụ và dẫn đến thực hiện cũng không được coi là người thi hành công vụ Việc xác định chính xác thế nào là hoạt động “công vụ” có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định dấu hiệu “người thi hành công vụ”
- Về khái niệm “người thi hành công vụ”, cũng có nhiều giải thích khác nhau.
+ Nghị quyết số 04/HĐTP ngày919/11/1986 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS năm 1985 nêu rơ:
“Người thi hành công vụ là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình và cũng có thể là những công dân được huy động làm nhiệm vụ (như: Tuần tra, canh gác, bảo vệ ) theo kế hoạch của cơ quan có thẩm quyền, phục vụ lợi ích chung của nhà nước và xã hội.” Từ quy định trên, người thi hành công vụ là những người có chức vụ và quyền hạn trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội mà các cơ quan này thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình hoặc những công dân được huy động làm nhiệm vụ theo kế hoạch của các cơ quan có thẩm quyền.
+ Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước năm 2017 quy định: “Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án
(Khoản 2, Điều 3) Theo đó, người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào một vị trí trong cơ quan nhà nước, hoặc người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ hoặc nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án.
+ Nghị định 208/2013/NĐ-CP ngày 17/12/2013 của Chính phủ quy định về các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý những hành vi chống người thi hành công vụ xác định người thi hành công vụ “ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội” (Khoản 1, Điều 3) Quy định này quy định cụ thể hơn về người thi hành công vụ và quy định rơ: người thi hành công vụ được pháp luật bảo vệ.
Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội chống người thi hành công vụ
1.2.1 Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội chống người thi hành công vụ từ năm 1945 đến trước khi ban hành BLHS năm 2015
- Tội chống người thi hành công vụ trong PLHS giai đoạn 1945 đến trước khi ban hành BLHS năm1985
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân ta Ngay từ khi ra đời, Nhà nước ta đã nhận thức được tầm quan trọng của pháp luật trong việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, nhất là trong thời kỳ đất nước còn gặp nhiều khó khăn Nhiều văn bản pháp luật đã được ban hành, trong đó có những văn bản pháp luật về hình sự, những văn bản pháp luật hình sự thời kỳ này chủ yếu là các sắc lệnh, thông tư tập trung điều chỉnh những mối quan hệ phức tạp, những tội phạm mang tính nguy hiểm cao Mặc dù còn có một số hạn chế nhưng pháp luật hình sự Việt Nam giai đoạn này cũng đã có sự tiến bộ và phát triển nhất định Đó chính là nền tảng của pháp luật hình sự sau này và đã góp một phần không nhỏ cho công cuộc xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Ở thời kỳ này tội chống người thi hành công vụ chưa được quy định thành một tội phạm riêng và chưa được điều chỉnh bởi khung hình phạt riêng mà chỉ được gián tiếp đề cập trong các văn bản pháp luật bảo vệ sức khỏe và tính mạng của con người nói chung Nói như thế không có nghĩa là ở giai đoạn này, những hành vi phạm đến quyền lợi, sức khỏe và tính mạng của người thi hành công vụ không xuất hiện, mà trên thực tế những hành vi đó có xảy ra, với tính chất và mức độ khác nhau Những hành vi xâm hại đến người thi hành công vụ ở thời kỳ này sẽ là yếu tố để cấu thành cho các tội phạm khác như: Tội phá hoại công sản; các tội bắt cóc, tống tiền và ám sát; Tội xâm phạm an ninh đối nội và an toàn đối ngoại của Nhà nước; Sắc lệnh số151-SL ngày 12/4/1953 trừng trị địa chủ chống pháp luật; Sắc lệnh số 133-SL ngày
20/01/1953 trừng trị những tội xâm 24phạm an ninh đối nội và an toàn đối ngoại của Nhà nýớc; Thông tư số 442-TTg ngày 19/01/1955 tổng kết án lệ về một số tội phạm thông thường Cụ thể như sau:
+ Điều 4 Mục 2 Sắc lệnh số 133-SL ngày 20/01/1953 trừng trị những tội xâm phạm an ninh đối nội và an toàn đối ngoại của Nhà nýớc quy định:
“Kẻ nào phạm những tội vây quét, bắt, giết, tra tấn, khủng bố, hà hiếp cán bộ và nhân dân, áp bức, bóc lột, cýớp phá nhân dân, bắt phu, bắt lính, thu thuế cho địch, sẽ tuỳ tội nặng nhẹ mà xử phạt nhý sau: a) Bọn chủ mýu, tổ chức, chỉ huy sẽ bị xử tử hình hoặc chung thân; b) Bọn hoạt động đắc lực làm hại nhiều người sẽ bị phạt tù từ 10 nãm trở lên; c) Những kẻ phạm các tội trên mà tội trạng týơng đối nhẹ, sẽ bị phạt tù từ 10 nãm trở xuống”[1].
+ Điều 6 Sắc lệnh số 151-SL ngày 12/4/1953 trừng trị địa chủ chống pháp luật quy định:
“Địa chủ nào phạm một trong những tội sau đây: 1) Cấu kết với đế quốc, ngụy quyền, gián điệp thành lập hay cầm đầu những tổ chức, những đảng phái phản động để chống Chính phủ, phá hoại kháng chiến, làm hại nhân dân, giết hại nông dân, cán bộ và nhân viên; thì sẽ bị phạt tù từ 10 nãm đến chung thân hoặc xử tử hình ” [1].
+ Công vãn số 452-HS2 ngày 10/8/1970 của TANDTC về thực tiễn xét xử Tội giết người quy định những tình tiết tãng nặng đặc biệt đýợc quy định trong Tội giết người gồm: Giết người vì động cơ đê hèn hoặc có tính chất côn đồ; Giết phụ nữ mà biết là có mang; giết người bằng thủ đoạn nguy hiểm có thể làm chết nhiều người; giết người đýợc giao nhiệm vụ công tác hoặc trong khi nạn nhân thi hành nhiệm vụ; can phạm có nhân thân rất xấu.[1]
Hành vi giết người “đýợc giao nhiệm vụ công tác hoặc trong khi nạn nhân thi hành nhiệm vụ” trong trường hợp này có thể bị phạt tù từ 12 đến 20 nãm, tù chung thân hoặc tử hình Bên cạnh quy định xử lý những hành vi làm ảnh hýởng tới người thi hành công vụ, mà chủ yếu là hành vi týớc đoạt tính mạng thì việc “thi hành công vụ sai” trong giai đoạn này cũng đã đýợc pháp luật quy định Trong Lời tổng kếtHội nghị công tác ngành Toà án nãm 1977, TANDTC cũng đã hýớng dẫn những điều kiện áp dụng hình phạt tử hình và 25đường lối xử lý đối với “cán bộ bắn chết người chạy sang biên giới nýớc khác”.
Những quy định gián tiếp về người thi hành công vụ trong giai đoạn này tuy chýa thực sự cụ thể, rơ ràng và chưa được điều chỉnh bằng một điều luật riêng biệt, nhưng về cơ bản đó chính là “tinh thần” cho những quy định xung quanh vấn đề công vụ sau này (tội chống người thi hành công vụ, tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ ).
Thông qua đó cũng chứng tỏ sự quan tâm của các nhà lập pháp trong việc bảo vệ các quyền lợi chính đáng mà đặc biệt là sức khỏe và tính mạng cho người thi hành công vụ trong giai đoạn này.
- Quy định về tội chống người thi hành công vụ theo BLHS năm 1985
BLHS đầu tiên của nước Việt Nam được ban hành vào năm 1985, được sửa đổi, bổ sung 4 lần vào năm 1989, 1991, 1992 và 1997 So với PLHS trong những giai đoạn trước thì BLHS năm 1985 có ưu điểm hơn, như: có phạm vi điều chỉnh rộng hơn, với những quy định rơ ràng về tội phạm và khung hình phạt đối với loại tội phạm này.
Trong BLHS năm 1985, tội chống người thi hành công vụ được quy định tại Điều 205, cụ thể như sau:
“1 Người nào dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ cũng như dùng các thủ đoạn cưỡng ép họ thực hiện những hành vi trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định ở Điều 101 và Điều 109, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2 Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm”.
Hành vi khách quan của tội chống người thi hành công vụ đã được hướng dẫn cụ thể tại Nghị quyết số 04-HĐTPTANDTC/NQ ngày 29/11/1986, như sau:
“Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ như đánh, trói nhưng chưa gây chết người, thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc đe dọa sẽ đánh, trói người đó.
Dùng mọi thủ đoạn cưỡng ép người26thi hành công vụ thực hiện những hành vi trái pháp luật như: dùng số đông người lấy danh nghĩa thương binh cưỡng ép cán bộ quản lý thị trường cho đem hàng hóa đầu cơ đang bị tạm giữ, cưỡng ép cán bộ kiểm lâm cho chở gỗ khai thác trái phép đang bị tạm giữ ” [3]
Quy định này đã làm rơ hơn mặt khách quan của tội chống người thi hành công vụ, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong quá trình xét xử những hành vi liên quan đến người thi hành công vụ.
Dấu hiệu “hậu quả nghiêm trọng” quy định tại khoản 2 Điều 205 BLHS năm
1985 cũng được Nghị quyết giải thích như sau: “Hậu quả nghiêm trọng (quy định ở khoản 2) có thể là: người thi hành công vụ không hoàn thành được nhiệm vụ, việc chấp hành pháp luật ở địa phương hoặc khu vực trở nên lỏng lẻo, kẻ xấu lợi dụng cơ hội reo rắc dư luận gây ảnh hưởng xấu.”
Hành vi chống người thi hành công vụ còn được xem là tình tiết thể hiện tính nguy hiểm cao của tội phạm được quy định tại Điềm c Khoản 1 Điều 101, Tội giết người Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29-11-1986 của HĐTPTANDTC hướng dẫn áp dụng về Điều 101 cũng đã giải thích “Công vụ là một công việc mà cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội giao cho một người thực hiện” [2] Ngoài ra hành vi chống người thi hành công vụ còn được quy định là dấu hiệu để cấu thành tội Phá rối an ninh được quy định tại Điều 83, mục A, Chương I các tội xâm phạm an ninh Quốc gia: “Người nào nhằm chống lại chính quyền nhân dân mà kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm”[3].
THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Khái quát tình hình khởi tố, điều tra, xét xử tội chống người thi hành công vụ tại Hà Nội
Hà Nội là trung tâm chính trị - văn hóa - kinh tế lớn của nước ta, nơi diễn ra nhiều sự kiện chính trị, văn hóa - xã hội quan trọng Bên cạnh đó, từ khi sát nhập tỉnh Hà Tây (năm 2008), Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, có cả khu vực đồng bằng, trung du, miền núi; cơ cấu dân cư cũng đa dạng: người Kinh, người Hoa, người dân tộc thiểu số Những năm gần đây, tình hình hoạt động của một số loại tội phạm tiếp tục diễn biến phức tạp với tính chất, phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, manh động, chuyên nghiệp và liều lĩnh.
Theo số liệu của TAND thành phố Hà Nội về tội chống người thi hành công vụ cho thấy, giai đoạn từ năm 2015 đến hết năm 2019, TAND của thành phố Hà Nội đã thụ lý giải quyết 353 vụ với 450 bị cáo phạm tội chống người thi hành công vụ (theo Điều 257 BLHS năm 1999 và Điều 330 BLHS Năm 2015); đã xét xử 349 vụ với 445 bị cáo; không có vụ nào bị đình chỉ hoặc tạm đình chỉ Ở giai đoạn này, tính trung bình tòa án 2 cấp của Hà Nội mỗi năm xét xử bình quân khoảng trên dưới
70 vụ án với 89 bị cáo và không có án tồn đọng Trong đó, trên 90% áp dụng Khoản
1 của điều luật quy định về tội này.
Cụ thể số liệu về tội chống người thi hành công vụ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2015-2019 thể hiện qua Bảng 2.1 sau đây:
Bảng 2.1: Số liệu về tội chống người thi hành công vụ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2015-2019
Tổng số vụ đã khởi tố 118 63 104 62 64 352
Tổng số bị can đã khởi tố 141 77 128 86 84 440
Tổng số vụ VKS đã thụ lý 102 56 81 60 43 336
Tổng số bị can VKS đã thụ lý 124 72 103 77 53 419
Tổng số vụ Tòa án đã thụ lý 116 69 93 75 41 353
Tổng số bị cáo Tòa án đã thụ lý 148 92 114 113 49 450
(Nguồn: Tòa án nhân dân Tối cao - 12/2019)
Qua Bảng 2.1 cho thấy, trong giai đoạn 2015 – 2019 tỷ lệ tội phạm chống người thi hành công vụ trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng giảm không đều Năm
2015 có 118 vụ án bị khởi tố, thì năm 2016 giảm 53,4% còn 63 vụ, năm 2017 số vụ án chống người thi hành công vụ lại tăng lên 104 vụ, tức 38,3%, năm 2018 giảm còn 62 vụ, và năm 2019 chỉ còn 64 vụ án, giảm trung bình 59,6% Có thể thấy, tình hình tội phạm chống người thi hành công vụ trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn này có xu hướng giảm.
Thực tiễn định tội danh tội vi phạm quy định về tội chống người thi hành công vụ tại thành phố Hà Nội
Định tội danh tội chống người thi hành công vụ là quá trình đối chiếu những tình tiết thực tế của tội phạm đã thực hiện với các dấu hiệu của CTTP được quy định tại Điều 330 BLHS năm 2015 Tội phạm là một thể thống nhất gồm bốn yếu tố: khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan của tội phạm Các yếu tố này có quan hệ chặt chẽ với nhau, thế nhưng mỗi yếu tố lại có ý nghĩa riêng và có thể tách ra nghiên cứu một cách độc lập tương đối trong mối quan hệ với các yếu tố khác Vì vậy, trong khoa học pháp lý hình sự khi nghiên cứu quá trình định tội danh nhiều tác giả tách riêng và xem xét việc định tội danh theo từng nhóm dấu hiệu nêu trên của tội phạm Việc nghiên cứu một cách riêng biệt các nhóm dấu hiệu trên đã giúp các cơ quan THTT tại thành phố Hà Nội hiểu biết các hiện tượng một cách sâu sắc Vì vậy, trong quá trình định tội danh đã đánh giá một cách toàn diện, khách quan đầy đủ các chứng cứ, các tình tiết của vụ án hình sự để xem xét về tính chất của hành vi phạm tội của bị can, bị cáo hoặc bằng việc kiểm tra tính hợp pháp của bản án theo trình tự quy định của pháp luật, đã tổng hợp các dấu hiệu pháp lý do LHS quy định thể hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội đối với tội chống người thi hành công vụ được thể hiện đầy đủ 04 yếu tố: Khách thể của tội phạm; mặt khách34quan của tội phạm; chủ thể của tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 330 BLHS năm 2015. Trên địa bàn thành phố Hà Nội, các vụ án về tội chống người thi hành công vụ chiếm tỷ lệ không đáng kể trong tổng số các vụ án hình sự Tuy nhiên, tội phạm này ảnh hưởng lớn đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thường tạo dư luận xấu, thái độ coi thường pháp luật trong nhân dân và gây mất lòng tin của nhân dân vào hoạt động quản lý của Nhà nước Theo số liệu thống kê được từ Văn phòng VKSND và TAND thành phố Hà Nội, trong 05 năm giai đoạn từ tháng 01/2015 đến tháng 12/2019, cơ quan THTT đã khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử tội chống người thi hành công vụ là 353 vụ án với 450 bị cáo về tội chống người thi hành công vụ (Bảng 1)
Qua nghiên cứu thực tiễn định tội danh tại thành phố Hà Nội trong những năm gần đây, việc định tội danh trong hoạt động xét xử của TAND hai cấp của thành phố
Hà Nội tương đối chính xác, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, hạn chế tình trạng oan sai, bỏ lột người phạm tội.
Sau đây, tác giả phân tích một số vụ án điển hình mà TAND hai cấp thành phố
Hà Nội đã định tội danh đúng.
Vụ án thứ nhất: Khoảng 10h30’ ngày 06/11/2018, đồng chí Đinh Tiến H cùng tổ công tác làm nhiệm vụ trên phố Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội phát hiện Tống Vãn Đ điều khiển xe máy Honda Wave RS màu xanh đen BKS: 99E1 -112.24 đi trên vỉa hè gần cổng bệnh viện Phụ sản Trung ương địa chỉ: 43 phố Tràng Thi, phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội nên đã yêu cầu Đ xuất trình giấy tờ để kiểm tra Quá trình kiểm tra, Đ xuất trình giấy đăng ký xe mô tô nhưng không xuất trình được giấy phép lái xe mô tô Khi đó, đồng chí H đặt cặp công tác lên đuôi xe máy của Đ để tiến hành lập biên bản xử lý lỗi theo quy định thì Đ hất cặp của đồng chí H xuống đất và có lời nói lăng mạ đồng chí H Ngay sau đó, đồng chí
H yêu cầu Đ về trụ sở Công an phường Hàng Bông giải quyết nhưng Đ không chấp hành mà chửi bới và dùng tay phải đấm vào ngực của đồng chí H Thấy vậy, đồng chí H đã yêu cầu Đ đi về phía sau ô tô công an phường, thì Đ quay lại lần 2 dùng tay phải đấm vào ngực của đồng chí
H Tổ công tác đã cưỡng chế đưa Đ về35 trụ sở Công an phường Hàng Bông làm việc.
Tang vật thu giữ của Tống Văn Đ: 01 xe máy Honda Wave RS màu xanh đen (BKS: 99E1-112.24) số khung: 06CY018157 số máy: 52E0023164.
Tại cơ quan điều tra, Tống Văn Đ khai nhận hành vi như đã nêu trên Đ nhận thức được đồng chí H là cảnh sát trật tự đang thực hiện nhiệm vụ và biết việc điều khiển phương tiện giao thông đi trên vỉa hè không đúng quy định pháp luật Đ đã có hành vi chửi bới lăng mạ, dùng tay đấm đồng chí H đang thi hành công vụ Chiếc xe máy Honda Wave RS màu xanh đen BKS: 99E1-112.24, Đ khai mua của anh Tống Văn V (sinh nãm: 1972, trú tại: phường V, thành phố B, tỉnh B) vào đầu năm
2018 và không có giấy tờ mua bán xe. Đồng chí Đinh Tiến H khai: Ngày 06/11/2018, đồng chí H được Ban chỉ huy Công an phường Hàng Bông phân công làm nhiệm vụ tuần tra kiểm tra xử lý vi phạm trật tự đô thị trên tuyến đường Tràng Thi thời gian từ 06 giờ 30 phút đến 11 giờ Khoảng 10 giờ 30 phút cùng ngày, đồng chí H lái xe ôtô công an phường đi qua bệnh viện Phụ sản phát hiện Tống Văn Đ đi xe máy trên vỉa hè nên đồng chí H dừng lại yêu cầu Đ xuất trình giấy tờ để kiểm tra nhưng Đ chỉ xuất trình được đăng ký xe Sau đó, Tống Văn Đ đã có hành vi chửi bới lăng mạ, dùng tay đấm đồng chí
H như đã nêu trên Đồng chí H không đề nghị đi khám thương và không có yêu cầu bồi thường về dân sự. Đối với chiếc xe máy Honda Wave RS màu xanh đen BKS: 99E1 -112.24 số khung: 06CY018157 số máy: 52E0023164, quá trình điều tra xác định đăng ký đứng tên chị Nguyễn Thị B (sinh năm: 1989, trú tại: xã V, huyện Q, tỉnh B ).
Chị B khai cuối năm 2016 do không có nhu cầu sử dụng nên đã bán cho 01 người đàn ông không quen biết tại khu vực phường Vạn An, thành phố Bắc Ninh,tỉnh Bắc Ninh Anh Tống Văn V khai đã mua lại chiếc xe máy trên từ năm 2016 nhưng không có giấy tờ mua bán, sau đó bán chiếc xe máy trên cho Tống Văn Đ vào đầu năm 2018 Cơ quan CSĐT - Công an quận Hoàn Kiếm đã ra đăng công báo tìm chủ sở hữu nhưng36 đến nay chưa xác định được và chuyển theo hồ sơ vụ án.
Tại Bản cáo trạng số 10/CT-VKS ngày 18/01/2019, VKSND quận Hoàn Kiếm đã truy tố Tống Văn Đ về tội "Chống người thi hành công vụ" theo Khoản 1 Điều
Tại Bản án số 24/2019/HSST ngày 20/02/2019 của TAND quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội đã tuyên Tống Văn Đ phạm tội “Chống người thi hành công vụ” theo khoản 1 Điều 330 BLHS năm 2015; điểm s khoản 1,2 Điều 51; Điều 38 BLHS, xử phạt bị cáo Đ 8 tháng tù.
Qua vụ án thấy rằng: Tống Văn Đ đã điều khiển xe máy không đúng quy định trong luật giao thông đường bộ Khi tổ công tác nhắc nhở, Đ đã có hành động chửi bới, lăng mạ, thách thức và dùng tay đấm 02 lần vào người đồng chí Đinh Tiến H là cảnh sát trật tự Công an phường Hàng Bông đang làm nhiệm vụ.
Hành vi nêu trên của bị cáo Tống Văn Đ đã phạm vào tội "Chống người thi hành công vụ", tội danh và hình phạt được quy định tại khoản 1 Điều 330 BLHS.
Sự việc phạm tội xảy ra ở chỗ đông người gây bức xúc trong dư luận nhân dân. Việc định tội danh và hình phạt nêu trên đối với Tống Văn Đ là hoàn toàn chính xác, không oan sai và đúng pháp luật.
Vụ án thứ 2: Nguyễn Văn T là con của ông Nguyễn Văn Th, ở thôn Văn La, xã Văn Vơ, huyện Chương Mỹ, có tên trong sổ hộ khẩu gia đình nhưng T không sinh hoạt, ăn ở cùng ông Th, mà làm nghề tự do và ăn ở, sinh hoạt không cố định tại địa bàn quận Hà Đông Khoảng tháng 6/2019, T có hỏi mượn sổ hộ khẩu của ông Th, để T làm thủ tục xin cấp lại thẻ căn cước công dân, nhưng vì sợ T mang sổ hộ khẩu đi cầm cố để vay tiền, nên ông Th không cho mượn Từ đó, giữa Tuấn với ông Th thường xuyên xảy ra mẫu thuẫn, cãi chửi nhau Khoảng 09 giờ 30 phút ngày 14/8/2019, T đi từ Hà Đông về nhà ông Th mục đích tiếp tục mượn sổ hộ khẩu, nhưng ông Th không ở nhà Lúc này, chỉ có một mình bà Hoàng Thị H (là mẹ kế của T) ở nhà T gọi điện thoại cho ông Th hỏi mượn sổ hộ khẩu, nhưng ông Th trả lời không cho mượn T lục soát tủ quần áo trong nhà ông Th để tìm sổ hộ khẩu,nhưng không thấy Bực tức vì không tìm thấy sổ hộ khẩu nên T lấy 01 chiếc37 kiếm có chiều dài 87cm, chuôi gỗ dài 25cm, lưỡi kim loại màu trắng bạc, mũi nhọn mà Tuấn cất giấu trước đó ở trong gian buồng, T dùng chiếc kiếm trên chém vỡ gương của tủ quần áo, ấm chén và bát đĩa trong nhà Vừa phá tài sản trong nhà ông Th, T vừa gọi điện cho ông T chửi bới, thách thức đánh nhau và thông báo cho ông Thắng biết là Tuấn đang đập phá tài sản trong nhà để ông Th về Tuy nhiên, do ông Th đang ở tỉnh Thanh Hóa, thấy T gọi điện thoại chửi bới, đập phá tài sản của mình, nên ông Th gọi điện thoại trình báo Công an xã Văn Vơ và đề nghị lực lượng Công an xã đến ngăn chặn, giải quyết việc T đập phá tài sản của gia đình mình Nhận được tin báo, Công an xã Văn Vơ do ông Nguyễn Văn C- Trưởng Công an xã cùng các ông Đỗ Vãn T - Phó Trưởng Công an xã; Nguyễn Văn S và Nguyễn Văn B - là Công an viên thuộc Ban Công an xã Văn Vơ, đều mặc trang phục Công an xã đến ngay nhà ông Th Khi nhìn thấy Công an xã Văn Vơ đi đến cổng, bà Hoàng Thị H từ trong nhà đi nói với Công an xã: “Không biết sổ sách thế nào, mà nó đập phá nhà” Lúc này, lực lượng Công an xã chưa ai nói câu gì, thì T từ trong nhà chạy ra, tay cầm chiếc kiếm chỉ vào lực lượng Công an xã, chửi: “Tao đập phá của nhà tao, chúng mày đến đây làm gì?”.
T biết là Công an xã Văn Vơ đến, mục đích để làm nhiệm vụ, ngăn chặn việc T đập phá, hủy hoại tài sản của ông Th, T cho rằng mình tự đập phá tài sản của ông Th thì Công an xã không thể làm gì được T đuổi lực lượng Công an xã đi về, nhưng thấy Công an không về, nên Tuấn cầm kiếm đuổi theo để chém ông Nguyễn Văn B, thấy
T cầm kiếm đuổi chém mình, ông Ba bỏ chạy ra ngơ, Tuấn đuổi theo khoảng 10m, nhưng không đuổi kịp, T quay lại nhà thấy lúc này ông C , T, S đang đứng ở cổng gặp ông C, T giơ kiếm lên chém ông C thì bị ông C, T và S xông vào khống chế, bắt giữ, thu giữ chiếc kiếm và lập biên bản bắt người phạm tội quả tang.
Vật chứng thu giữ: 01 chiếc kiếm dài 87cm, chuôi gỗ dài 25cm, lưỡi kim loại màu trắng bạc, có 1 cạnh sắc, mũi nhọn.
Tại cáo trạng số 115/CT-VKS ngày 21/10/2019, VKSND huyện Chương Mỹ đã truy tố Nguyễn Văn T về tội “Chống người thi hành công vụ” theo điểm đ khoản
Tại Bản án số 114/2019/HS-ST38 ngày 13/11/2019 của TAND huyện Chương
Thực tiễn quyết định hình phạt đối với tội chống người thi hành công vụ tại thành phố Hà Nội
vụ tại thành phố Hà Nội
2.3.1 Khái quát tình hình quyết định hình phạt đối với tội chống người thi hành công vụ
Theo số liệu của TAND thành phố Hà Nội về tội chống người thi hành công vụ cho thấy, giai đoạn từ năm 2015 đến hết năm 2019, trong số 450 bị cáo phạm tội chống người thi hành công vụ (theo Điều 257 BLHS năm 1999 và Điều 330 BLHS năm 2015)TAND 2 cấp tại thành phố Hà Nội đã thụ lý giải quyết, trên 90% áp dụng Khoản 1 của điều luật quy định về tội này với mức hình phạt từ 6 tháng đến 3 năm hoặc hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo hay phần lớn có tính chất ít nghiêm trọng.
Tuy nhiên, không có nghĩa là tội phạm46này ít nguy hiểm mà ngược lại, đây là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội Bởi vì hành vi chống người thi hành công vụ trực tiếp xâm hại đến hoạt động bình thường, đúng đắn của các cơ quan nhà nước, tổ chức; làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cơ quan, tổ chức đó.
Bảng 2.3: Thống kê số bị cáo phạm tội chống người thi hành công vụ tại Thành phố Hà Nội theo điều 257 BLHS năm 1999 và điều 330 BLHS năm 2015 Năm Số vụ án Số bị can CTTP cơ bản/bị can Có tình tiết định khung đã xét xử đã xét xử
(Nguồn: TAND TP Hà Nội, VSKND TP Hà Nội - tháng 12/2019)
Theo số liệu tại Bảng 2.3, trong giai đoạn 2015- 2019 có tổng cộng 349 vụ án chống người thi hành công vụ đã được đưa ra xét xử, trong đó năm 2015 có số ụ án đưa ra xét xử cao nhất với 103 vụ, chiếm 29,5%, năm 2019 có số vụ án đưa ra xét xử thấp nhất là 37 vụ chiếm 10,6% Trung bình những năm còn lại là năm 2016 có
63 vụ án chiếm 18,1%, năm 2017 là 74 vụ án chiếm 21,2% và năm 2018 là 72 vụ án chiếm 20,6% vụ án chống người thi hành công vụ bị đưa ra xét xử.
Cũng theo số liệu cho thấy, chỉ có 3 vụ án chống người thi hành công vụ có tình tiết định khung, đó là 2 vụ án năm 2015 và 1 vụ án năm 2019, chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ là 0,9% trong giai đoạn 2015 – 2019.
2.3.2 Những kết quả đạt được.
- Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tại thành phố Hà Nội, các cơ quan THTT đã áp dụng đầy đủ các quy định của BLHS, các văn bản hướng dẫn, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi để làm căn cứ QĐHP đúng, phù hợp dựa trên các tình tiết có trong hồ sơ từng vụ án, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, nhân thân người phạm tội mà quyết định mức hình phạt tương xứng với từng bị cáo Đối với khoản 1 Điều
330 BLHS tại địa bàn thành phố Hà Nội47mức độ hình phạt của khoản này tập trung nhiều nhất trong khoản từ 6 đến 12 tháng tù (Bảng 2)
Trên thực tế, trình độ cán bộ thi hành pháp luật ở tại Hà Nội tương đối đồng đều và có nhận thức chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tương đối cơ bản nên trong công tác điều tra, truy tố, xét xử được thực hiện chính xác, hợp lý Việc xác định ranh giới giữa hành vi vi phạm hành chính và tội phạm đối với người thi hành công vụ được thực hiện có hiệu quả Việc áp dụng Nghị định 167/2013/NĐ-CP đối với người có hành vi cản trở, không chấp hành yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có lời nói, hành động lăng mạ, xúc phạm hay dùng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực chống lại người thi hành công vụ mà chưa đến mức truy cứu TNHS được cơ quan THTT đánh giá, nhận định chính xác.
Hành vi chống người thi hành công vụ diễn ra rất phức tạp và đa dạng: Chống người thi hành công vụ tham gia giải quyết các vụ tranh chấp, mâu thuẫn trong nhân dân; chống người thi hành công vụ trong khi tuần tra, kiểm soát về trật tự an toàn giao thông, đảm bảo trật tự công cộng; chống người thi hành công vụ trong khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế, thi hành quyết định hành chính; Hình phạt mà người phạm tội chống người thi hành công vụ tại Hà Nội từ năm 2015 đến 2019 bị áp dụng chủ yếu là hình phạt tù, hình phạt từ cho hưởng án treo Mặc dù thời gian qua, vị cáo phạm tội chống người thi hành công vụ bị kết án từ 6 tháng đến 3 năm (bị truy cứu TNHS theo khoản 1 Điều 330 BLHS năm 2015) hay phần lớn là tội phạm ít nghiêm trọng nhưng không có nghĩa tội phạm này ít nguy hiểm Ngược lại, đây là tội gây nguy hiểm lớn cho xã hội vì hành vi chống người thi hành công vụ trực tiếp cản trở hoạt động của người thi hành công vụ, làm giảm hiệu lực, hiệu quả của cơ quan, tổ chức, gây mất trật tự xã hội, làm giảm lòng tin của người dân đối với Nhà nước Khoản 2 Điều 330 cũng đã quy định khung hình phạt cao nhất đến 7 năm tù giam
Khi QĐHP đối với người phạm tội chống người thi hành công vụ đã được Tòa án hai cấp tại Hà Nội thực hiện tuân theo những nguyên tắc nhất định trong việcQĐHP và những căn cứ để QĐHP Đó là: (1) Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa; (2) Nguyên tắc nhân đạo; (3) Nguyên tắc cá thể hóa hình phạt; (4) Nguyên tắc công bằng trong QĐHP.
Một là, nguyên tắc pháp chế xã hội48chủ nghĩa
Nguyên tắc xã hội chủ nghĩa không những có ý nghĩa vô cùng quan trọng mà còn là nguyên tắc có ý nghĩa hàng đầu của LHS nói riêng và pháp luật nói chung.
Tý tưởng chủ đạo của nguyên tắc này đòi hỏi khi QĐHP đối với người bị kết án Tòa án phải tuân thủ triệt để các quy định của BLHS, cụ thể là điều Điều 330 BLHS năm 2015 Điều 2 BLHS năm 2015 quy định: “Chỉ người nào phạm một tội đã được
Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”
Nội dung cơ bản của nguyên tắc này thể hiện ở chỗ:
- Chỉ có thể áp dụng hình phạt đối với người có hành vi phạm tội trong BLHS. Trong các vụ án chống người thi hành công vụ trên địa bàn TP Hà Nội bị đưa ra xét xử, các bị cáo đều là người trực tiếp thực hiện hành vi chống người thi hành công vụ và được khởi tố, xét xử đúng người, đúng tội.
- Trên cơ sở phân tích, đánh giá các tình tiết khách quan và chủ quan của các vụ việc chống người thi hành công vụ, căn cứ vào các quy định của Luật Hình sự và tố tụng hình sự, HĐXX đã đưa ra những hình phạt mang tính khách quan nhất định, có tính toán đến những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ TNHS đối với từng bị cáo.
Khi xem xét về thủ tục tố tụng và đánh giá của Kiểm sát viên giám sát phiên tòa cho thấy, thủ tục tố tụng trong các vụ án xét xử người có hành vi chống người thi hành công vụ tại Hà Nội đã được đảm bảo tuân thủ, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và tính quyền uy của quyền lực nhà nước do Tòa án sử dụng.
Hai là, nguyên tắc nhân đạo
Nguyên tắc này đòi hỏi khi QĐHP Tòa án phải luôn luôn có ý thức quyết định một hình phạt theo hướng có lợi cho bị cáo nhưng không trái pháp luật Tòa án cần xem xét, phân tích đúng người đúng tội, không bảo che hay vị tình riêng mà xử phạt không đúng tội đối với người phạm tội Nguyên tắc này thể hiện Nhà nước tập trung ở mục đích cải tạo, giáo dục và phòng ngừa tội phạm chứ không vì mục đích trừng trị.
Nguyên nhân của những vi phạm, sai lầm
Do hạn chế trong các quy định của pháp luật
Tồn tại lớn nhất trong áp dụng PLHS về tội chống người thi hành công vụ tại
Hà Nội xuất phát từ những hạn chế trong quy định pháp luật về tội này Hiện trong pháp luật Việt Nam còn quy định chung chung, chua chi tiết, cụ thể trong khi hành vi chống người thi hành công vụ diễn ra trên nhiều lĩnh vực, tính chất tội phạm của các đối tượng rất nghiêm trọng, nhất là trong lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phòng chống ma túy, phòng chống dịch bệnh, phòng chống buôn lậu
Những quy định về tội chống người thi hành công vụ tại Điều 330 BLHS năm
2015 cũng như những văn bản hướng dẫn thi hành chưa thực sự chặt chẽ Trong đó, những quy định trong mặt khách quan của tội chống người thi hành công vụ chưa thực sự rơ ràng, khiến cho quá trình định tội danh gặp rất nhiều khó khăn và không ít trường hợp nhầm lẫn với các loại tội phạm khác như tội: Cố ý gây thương tích, Gây rối trật tự công cộng
Với quy định trong BLHS, nhưng trong các văn bản chưa thấy có hướng dẫn như: thế nào là “gây hậu quả nghiệm trọng”, “lôi kéo người khác” Vì vậy, khi áp dụng vào luật sẽ gây khó khăn Ngoài ra, theo quy định tại Điều 330 thực sự chưa phân biệt được rơ ràng với các tội có 57dấu hiệu chống người thi hành công vụ trong luật Trong thực tiễn áp dụng dấu hiệu “chống người thi hành công vụ” đó là sẽ có những trường hợp bị nhầm lẫn trong việc định tội danh cho các hành vi phạm tội Sự gia tăng của các vụ chống người thi hành công vụ có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản là các quy định về xử lý hành chính đối với các hành vi chống người thi hành công vụ còn thiếu, khung hình phạt đối với tội chống người thi hành công vụ còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe.
Bên cạnh đó, quy định về trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ và các quy định về sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong phòng vệ, tự vệ và trấn áp các hành vi vi phạm pháp luật nói chung, trong phòng, chống các hành vi chống người thi hành công vụ nói riêng chưa đầy đủ, còn chung chung, khó áp dụng trong thực tiễn đã hạn chế đến khả năng đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật của các lực lượng chức năng.
- Tuyên truyền, hướng dẫn thi hành pháp luật chưa đầy đủ, kịp thời
Những quy định về tội chống người thi hành công vụ tại Điều 330 BLHS năm
2015 còn nhiều kẽ hở, chưa thực sự rơ ràng Như vậy, để cho mọi người, nhất là những người trong thi hành pháp luật hiểu đúng và áp dụng một cách khoa học những quy định tại Điều 330, các nhà làm luật nước ta đã xây dựng những văn bản hướng dẫn thi hành về tội chống người thi hành công vụ nhằm làm rơ hơn các quy định tại Điều 330, góp phần tạo nên sự thống nhất trong cách hiểu, cách áp dụng những quy định của điều luật này vào những tình huống cụ thể trong thực tế, tránh trường hợp QĐHP sai hoặc nhầm lẫn trong quá trình định tội danh.
Tuy nhiên, còn một số vấn đề các nhà làm luật chưa điều chỉnh, chưa có văn bản hướng dẫn thi hành kịp thời để tạo sự thống nhất trong cách hiểu, làm cơ sở cho các cơ quan chức năng xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến người thi hành công vụ Cụ thể: Để hỗ trợ cho việc áp dụng những quy định trong BLHS về tội chống người thi hành công vụ, HĐTPTANDTC đã ban hành Nghị quyết 04-HĐTPTANDTC/NQ ngày29/11/1986 hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của BLHS, đã đưa ra khái niệm về người thi hành công vụ Nhưng giải thích về “người thi hành công vụ” tại Nghị quyết này dựa trên những quy định của BLHS năm 1985 và tình hình đất58nước những năm đầu thoát khỏi cơ chế bao cấp, so với thình hình hiện nay có nhiều điểm chưa phù hợp Vì thế, cần phải ban hành một văn bản mới giải thích cụ thể về tội chống người thi hành công vụ thay cho Nghị quyết 04-HĐTPTANDTC/NQ ngày 29/11/1986, trong đó, giải thích cụ thể hơn về các tình tiết định khung tăng nặng tại khoản 2 Điều 330 BLHS năm 2015.
Bên cạnh đó, cần phải có quy định cụ thể về đường lối xử lý những hành vi dùng vũ lực chống người thi hành công vụ, đưa ra các tiêu chí cụ thể để phân biệt giữa tội chống người thi hành công vụ với các tội như: Cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng; các tội có dấu hiệu “chống người thi hành công vụ” nhằm tránh nhầm lẫn, thiếu sót trong quá trình định tội danh.
- Công tác điều tra, truy tố chưa đảm bảo đúng quy định của BLTTHS
Trong một số vụ án, các cơ quan THTT còn bộc lộ nhiều hạn chế dẫn đến sai sót, lỏng lẻo, chưa nghiêm minh trong quá trình xử lý các vụ án Thậm chí, có cơ quan còn “làm tắt”, không thực hiện triệt để một số khâu trong trình tự thủ tục quy định trong BLTTHS Một lượng không nhỏ những người thực thi pháp luật chưa giữ vững đạo đức nghề nghiệp, quá trình xử lý vụ án còn chịu ảnh hưởng, chi phối bởi những yếu tố chủ quan và khách quan.
Tiểu kết Chương 2 Định tội danh và QĐHP là hai hoạt động thực tiễn của Tòa án có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thể hiện ý chí, quan điểm của cơ quan THTT nhân danh Nhà nước trừng trị đối tượng phạm tội hình sự nói chung và phạm tội chống người thi hành công vụ nói riêng.
Nghiên cứu, khảo sát, thực trạng áp dụng pháp luật trong xử lý tội chống người thi hành công vụ trên địa bàn Hà Nội như: Thực tiễn định tội danh đối với tội chống người thi hành công vụ; thực tiễn QĐHP đối với tội chống người thi hành công vụ; đã chỉ ra những kết quả đạt được trong thực tiễn áp dụng pháp luật, trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra nhận xét, đánh giá về những hạn chế, thiếu sót và chỉ rơ nguyên nhân hạn chế, thiếu sót trong áp dụng pháp luật xử lý tội chống người thi hành công vụ trên địa bàn Hà Nội thời gian qua.
Nội dung Chương 2 là cơ sở cho việc đưa ra yêu cầu và xây dựng các giải pháp ở Chương 3.
YÊU CẦU VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ĐỊNH TỘI
Các giải pháp bảo đảm định tội danh và quyết định hình phạt đúng đối với tội chống người thi hành công vụ trên địa bàn thành phố Hà Nội
3.2.1 Hoàn thiện quy định pháp luật hình sự Việt Nam về tội phạm chống người thi hành công vụ
Từ khi BLHS nãm 2015 ban hành và có hiệu lực đã góp phần làm cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn cả nước nói chung, thành phố HàNội nói riêng đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần ổn định chính trị, giữ vững trật tự an toàn xã hội, làm cho cuộc sống của nhân dân ngày càng được cải thiện Mặc dù vậy, vẫn còn một số65 tồn tại, hạn chế cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện các quy định trong các Điều 93, 103, 123, 133,
148, 149, 155, 156, và 157, theo hướng quy định của các điều luật này phải thể hiện rơ và đầy đủ các động cơ của người phạm tội để làm phương hướng giải quyết trong thực tế xét xử.
Thứ hai, trong BLHS hiện hành, một số quy định không phản ánh được động cơ của người phạm tội, hoặc đã phản ánh nhưng không đầy đủ Chẳng hạn: Quy định ở điểm d khoản 1 Điều 93, điểm b khoản 2 Điều 103, điểm d khoản 2 Điều
117, điểm d khoản 2 Điều 118, điểm d khoản 2 Điều 121, điểm d khoản 2 Điều
122, điểm c khoản 2 Điều 123, điểm đ khoản 2 Điều 143 đều hoặc không phản ánh được động cơ của người phạm tội, hoặc đã phản ánh nhưng không đầy đủ Trong quy định ở các điều luật này, yếu tố “giết người đang thi hành công vụ”, “đối với người thi hành công vụ”, hoặc “vì lý do công vụ của nạn nhân” mới chỉ phản ánh được thực tế khách quan là hành vi phạm tội xảy ra với người thi hành công vụ mà chưa phản ánh được động cơ của người phạm tội trong một số trường hợp còn là để cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ của họ Những vướng mắc và đề xuất cụ thể nêu trên nếu được giải quyết thỏa đáng thì việc xử lý hành vi chống người thi hành công vụ sẽ có hướng đi thuận lợi hơn, nhằm đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa và làm giảm hành vi này trong xã hội Do vậy, cần có quy định cụ thể, rơ ràng để cán bộ làm công tác điều tra và công tác xét xử có cơ sở đưa ra QĐHP đảm chính xác, công bằng, khách quan.
Thứ ba, mức hình phạt đối với tội chống người thi hành công vụ là quá nhẹ, vì vậy tính răn đe và trừng trị không cao, dẫn đến việc “nhờn” luật và thái độ xem nhẹ pháp luật Phần lớn người phạm tội chống người thi hành công vụ đã nhận thức rằng đó là người thi hành công vụ và biết hành vi của mình vi phạm pháp luật nhưng không những không kiềm chế mà còn cố tình vi phạm pháp luật với những hành vi chống đối lại người thi hành công vụ Hiện nay chỉ những vụ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của người thi hành công vụ thì mới bị xử lý hình sự, còn các vụ gây hậu quả ít nghiêm trọng thường chỉ giải quyết bằng biện pháp hành chính.66 Ngoài ra, theo Điều 330 BLHS năm 2015 quy định về tội chống người thi hành công vụ thì khởi điểm của khung hình phạt chỉ là cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm, ngay cả trong các trường hợp phạm tội có tổ chức; phạm tội nhiều lần; xúi giục lôi kéo, kích động người khác phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng; tái phạm nguy hiểm thì khung hình phạt tù thấp nhất cũng chỉ 2 năm và cao nhất là 7 năm, là quá nhẹ.
3.2.2 Hướng dẫn áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam về tội chống người thi hành công vụ
Quy định PLHS về tội chống người thi hành công vụ có tính khái quát nên cần có văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất Hiện nay, một số quy định vẫn còn áp dụng những hướng dẫn cũ, mặc dù BLHS năm 2015 đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 So với quy định của BLHS nãm 1999, quy định về tội chống người thi hành công vụ ở BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 tạo điều kiện cho cơ quan, người THTT áp dụng pháp luật thuận lợi, dễ dàng hơn, góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả pháp luật trong quá trình định tội danh và ADHP tội chống người thi hành công vụ.
Hoạt động áp dụng pháp luật nói chung và áp dụng PLHS nói riêng là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó áp dụng PLHS thể hiện quyền lực tư pháp của Nhà nước, được thể hiện qua hoạt động của các cơ quan TAND, VKSND, cơ quan điều tra nhằm cá biệt hóa những QPPL hình sự đối với các cá nhân, pháp nhân cụ thể Nó có ý nghĩa trong việc đưa các QPPL hình sự vào thực tiễn để giải quyết vụ án hình sự Tuy nhiên, các QPPL hình sự chỉ thể hiện được đúng ý nghĩ của nó nếu được áp dụng đúng và việc áp dụng được thực hiện với đúng chủ thể Vì vậy các cơ quan THTT và người THTT trên cơ sở, nền tảng các khung pháp lý đã có, cần lựa chọn đúng QPPL hình sự đó, tiến hành thực hiện các biện pháp áp dụng các QPPL đúng với chủ thể đã được xác định Quá trình này còn được gọi là quá trình áp dụngPLHS của cơ quan THTT, được thực hiện bởi người THTT Lựa chọn đúng và xác định đúng chủ thể được áp dụng PLHS là hai công việc quan trọng cần phải thực hiện đúng và không được phép sai sót để áp dụng đúng các QPPL hình sự67 khi giải quyết vụ án hình sự Chỉ một trong hai yếu tố trên bị các chủ thể THTT xác định sai thì việc áp dụng PLHS của các cơ quan THTT sẽ bị coi là sai lầm, thậm chí có thể là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị truy cứu TNHS nếu có đủ các dấu hiệu của tội phạm hình sự.
Vì vậy, việc hướng dẫn áp dụng pháp luật vừa phải đáp ứng được yêu cầu cập nhật những nội dung mới nhất của các QPPL hình sự, đặc biệt là những sửa đổi, bổ sung của các quy phạm này; vừa phải thể hiện được vai trò dẫn dắt cách hiểu và cách vận dụng các quy phạm ấy vào trong hoạt động tố tụng Có nghĩa là việc chỉ dẫn và giải thích này vừa phải đúng, vừa cần phải nhanh chóng để đem lại hiệu quả áp dụng pháp luật trong thực tế.
3.2.3 Tổng kết thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội chống người thi hành công vụ
Thực tiễn áp dụng PLHS là phản ánh sự phù hợp của các QPPL hình sự đối với đời sống xã hội, với một xã hội mà ở đó tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội phạm đối với một tội/nhóm tội cụ thể nói riêng có dấu hiệu suy giảm rơ rệt; công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm không nảy sinh dư luận xấu, đồng thời được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân, có nghĩa là các cơ quan áp dụng pháp luật đã làm đúng chức năng, nhiệm vụ của mình, bảo vệ được quyền lợi của công dân và Nhà nước trong xã hội đó, được xã hội đồng tình ủng hộ Điều đó cũng phản ánh một xã hội tiên tiến với ý thức pháp luật của cả xã hội được nâng cao và với một nền pháp luật vững chắc được xây dựng ở một trình độ pháp lý cao.
Tổng kết thực tiễn ADLPL là hoạt động của các cơ quan pháp luật, trong đó chủ yếu là các cơ quan THTT, tổng hợp kinh nghiệm giải quyết vụ án hình sự, tổng hợp việc áp dụng PLHS trong hệ thống các cơ quan THTT theo những chủ đề nhất định và trong khoảng thời gian nhất định Thông thường, đây là hoạt động thực tiễn trong nội bộ cơ quan và nội bộ ngành, hoặc giữa các cơ quan liên ngành với nhau theo khoảng thời gian mang tính chu kỳ và cách thức đều ổn định (như hàng tháng,hàng quý, hàng năm ) Đây cũng có thể là hoạt động giữa các cơ quan THTT trong nước với các68 cơ quan THTT quốc tế được diễn ra nhằm tổng kết thực tiễn áp dụng PLHS giữa các quốc gia sau những khoảng thời gian nhất định cùng phối hợp trong công tác giải quyết các vụ án hình sự.
Trong hoạt động tổng kết thực tiễn áp dụng PLHS, các chủ thể tham gia tổng kết nêu các kết quả và thành tựu đạt được thông qua quá trình áp dụng các QPPL vào giải quyết vụ án hình sự trong thực tiễn như: Nêu các vụ án tiểu biểu, điển hình; các đường lối xử lý vụ án hình sự đúng đắn và nhanh chóng; các văn bản thực hiện quyền tư pháp của Nhà nước (bản án, quyết định) có tính mẫu mực và chính xác cao nhằm tuyên dương, đồng thời làm tấm gương, tiêu chí để các chủ thể khác học tập và noi theo Bên cạnh đó, các chủ thể tham gia tổng kết thực tiễn áp dụng PLHS còn nêu những sai lầm, vướng mắc trong hoạt động áp dụng các QPPL vào thực tiễn giải quyết vụ án hình sự như: Nêu các vụ án oan sai hoặc các vụ án có đường lối giải quyết sai lầm, chưa đúng đắn; các văn bản áp dụng PLHS được ban hành không đúng thẩm quyền hoặc lựa chọn sai quy định của pháp luật để áp dụng trong giải quyết vụ án hình sự hoặc áp dụng không đúng đối tượng; hoặc các vụ án hình sự quá thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật.
Từ việc đánh giá hiệu quả các QPPL khi áp dụng vào giải quyết vụ án hình sự, các chủ thể tham gia hoạt động tổng kết thực tiễn áp dụng PLHS tiến hành đưa ra các đường lối giải quyết, khắc phục những sai lầm, vướng mắc; hoặc đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có các biện pháp xem xét và ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật cụ thể theo hướng sửa đổi, bổ sung, giải thích các QPPL còn thiếu rơ ràng; hoặc hủy bỏ và thay thế bằng một văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật mới cụ thể hơn.
Việc tổng kết thực tiễn áp dụng PLHS giúp phản ánh được những vấn đề chưa phù hợp của các QPPL hình sự khi áp dụng vào thực tiễn Qua đó, nhà làm luật sẽ phân tích và đánh giá nguyên nhân dẫn đến sự chưa phù hợp đó để đưa ra các giải pháp sửa đổi các QPPL hình sự sao cho tính phù hợp của các QPPL này đối với thực tế được nâng cao hơn, đảm bảo tính khả thi cao của các QPPL hình sự được đưa vào vận dụng để giải quyết vụ án hình sự.
Trong thời gian qua, các cơ quan 69THTT trên địa bàn Hà Nội hàng năm đều tiến hành tổ chức sơ kết 6 tháng và tổng kết năm, để đánh giá chất lượng, hiệu quả giải quyết các vụ án hình sự, đánh giá việc định tội danh các vụ án có đảm bảo theo quy định không Tuy nhiên, việc tổng kết ở một số ngành, địa phương còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao Do đó, cần tăng cường công tác sơ kết, tổng kết cả về số lượng và chất lượng, góp phần nâng cao chất lượng giải quyết án nói chung và bảo đảm định tội danh đúng.
3.2.4 Nâng cao năng lực của cán bộ áp dụng pháp luật hình sự về tội chống người thi hành công vụ
Nãng lực của cán bộ áp dụng PLHS về tội chống người thi hành công vụ rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến toàn bộ quá trình điều tra, truy tố, xét xử Nếu áp dụng pháp luật sai thì sẽ dẫn đến oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm, do đó việc nâng cao trình độ cho đội ngũ này là rất cần thiết Để thực hiện được điều này cần phải thực hiện tốt những nội dung sau: