+ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.. - Đặc điểm : + Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và sau đó
Trang 1Sinh học 11 - Bài 18, 19 Tuần hoàn
máu
Bài 18 TUẦN HOÀN MÁU
I CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ TUẦN HOÀN
1 Cấu tạo chung
- Hệ tuần hoàn gồm :
+ Dịch tuần hoàn
+ Tim
+ Hệ thống mạch máu
2 Chức năng của hệ tuần hoàn
- Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể
II CÁC DẠNG HỆ TUẦN HOÀN
1 Hệ tuần hoàn hở
- Động vật : Có ở đa số động vật thân mềm và chân khớp
- Đặc điểm :
+ Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể
Ở đây máu được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu - dịch mô Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim + Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm
2 Hệ tuần hoàn kín
- Động vật : Có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và động vật có
xương sống
- Đặc điểm :
+ Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và sau đó về tim Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch
+ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh
- Hệ tuần hoàn kín gồm: hệ tuần hoàn đơn (cá) hoặc hệ tuần hoàn kép (động vật có phổi)
Trang 2Gợi ý trả lời câu hỏi sách giáo khoa
Câu 1: Tại sao hệ tuần hoàn của côn trùng được gọi là hệ tuần hoàn hở?
Gợi ý trả lời: Hệ tuần hoàn của côn trùng được gọi là hệ tuần hoàn hở vì:
- Máu xuất phát từ tim, đi qua hệ thống động mạch, tràn vào khoang máu và trộn lẫn với nước mô Tạo thành hỗn hợp máu - nước mô Sau khi tiếp xúc và trao đổi chất với tế bào, hỗn hợp máu, nước mô chui vào tĩnh mạch để về tim
- Như vật máu tuần hoàn một đoạn đi ra khỏi mạch máu ( tràn vào
khoang máu) nên gọi là hệ tuần hoàn hở
Câu 2 : Tại sao hệ tuần hoàn của cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú được
gọi là hệ tuần hoàn kín?
Gợi ý trả lời: Hệ tuần hoàn của cá, lưỡng cư, chim, bò sát, thú được gọi
là hệ tuần hoàn kín vì : máu từ tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch về tim Do máu chảy lưu thông trong mạch như vậy nên gọi là hệ tuần hoàn kín
Câu 3: Đánh dấu + vào chữ cái trả lời đúng về nhóm thực vật không có
sự pha trộn máu giàu oxi và máu giàu cabonic:
A Cá xương, chim, thú
B Lưỡng cư động vật có vú
C Bò sát (trừ cá sấu), chim, thú
D Lưỡng cư, bò sát, chim
Gợi ý trả lời: Đáp án A
Bài 19 TUẦN HOÀN MÁU (tiếp theo)
III HOẠT ĐỘNG CỦA TIM
1 Tính tự động của tim
- Khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim gọi là tính tự động của tim
- Khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim là do hệ dẫn truyền tim
Hệ dẫn truyền tim bao gồm : nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puoockin
- Hoạt động của hệ dẫn truyền: (SGK)
Trang 32 Chu kì hoạt động của tim
- Chu kì tim là một lần co và dãn nghỉ của tim
- Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ, sau đó là pha co tâm thất và cuối cùng là pha giãn chung
IV HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ MẠCH
1 Cấu trúc của hệ mạch
- Hệ mạch bao gồm: hệ thống động mạch, hệ thống mao mạch và hệ thống tĩnh mạch
- Hệ thống động mạch: Động mạch chủ → Động mạch nhỏ dần → Tiểu động mạch
- Hệ thống mao mạch: là mạch máu nhỏ nối giữa động mạch và tĩnh mạch
- Hệ thống tĩnh mạch: Tiểu động mạch→ Các tĩnh mạch lớn dần → Tỉnh mạch chủ
2 Huyết áp:
- Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch
- Huyết áp bao gồm: Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương
- Huyết áp giảm dần trong hệ mạch
3 Vận tốc máu:
- Vận tóc máu là tốc độ máu chảy trong một giây
- Vận tốc máu trong hệ mạch phụ thuộc vào tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch