1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án Sinh học 11 bài 18: Tuần hoàn máu

6 1,2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 1,15 MB

Nội dung

- Phân biệt được hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín, hệ tuần hoàn đơn với hệ tuần hoàn kép.. - Nêu được ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn kép so với hệ t

Trang 1

Tuần: 21

Tiết: 22-cb

Bài 18: TUẦN HOÀN MÁU

I Mục tiêu

Sau khi học xong bài này HS phải:

- Nêu được ý nghĩa của tuần hoàn máu

- Phân biệt được hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín, hệ tuần hoàn đơn với hệ tuần hoàn kép

- Nêu được ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn

Kỹ năng:

- Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp

- Kỹ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về cấu tạo với chức năng của hệ

tuần hoàn, các dạng hệ tuần hoàn ở động vật, ưu điểm và hạn chế của

từng dạng hệ tuần hoàn

- Trực quan – tìm tòi

- Dạy học nhóm

- Vấn đáp tìm tòi

- Khăn trải bàn

II Chuẩn bị

HS: Xem trước bài học, SGK

Trang 2

GV: Tranh phóng to các hình SGK

III Tiến trình bài học

1 Ổn định tổ chức

Ngày Vắng

2 Kiểm tra bài cũ

- Hô hấp là gì? Nêu hô hấp ngoài và hô hấp trong?

- Bề mặt trao đổi khí là gì? Trình bày đặc điểm của bề mặt trao đổi khí?

- Trình bày hô hấp bằng mang và hô hấp bằng phổi

3 Bài mới

Hoạt động 1: Cấu tạo và chức năng của

hệ tuần hoàn

Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết:

 Hệ tuần hoàn xuất hiện từ nhóm động

vật nào? vì sao?

- Động vật đa bào lớn mới xuất hiện hệ

tuần hoàn vì cơ thể chúng phức tạp, việc

trao đổi chất qua bề mặt cơ thể không đáp

I Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn

1 Cấu tạo chung

Hệ tuần hoàn được cấu tạo chủ yếu bởi các bộ phận sau:

- Dịch tuần hoàn: máu hoặc hỗn hợp máu - dịch mô

- Tim: là một cái máy bơm hút và đẩy máu chảy

Trang 3

ứng đựơc nhu cầu của cơ thể

 Hệ tuần hoàn ở động vật có cấu tạo như

thế nào?

Giáo viên sử dụng sơ đồ hệ tuần hoàn kín

(hình 18.3), yêu cầu HS:

 Chỉ ra động mạch? tỉnh mạch, mao

mạch ?

 Chức năng của hê tuần hoàn trong cơ

thể là gì?

Nhận xét và hoàn thiện kiến thức

Hoạt động 2: Các dạng hệ tuần hoàn ở

động vật

GV: Căn cứ vào hệ mạch người ta chia hệ

tuần hoàn thành hai dạng: Hệ tuần hoàn

hở; Hệ tuần hoàn kín: Hệ tuần hoàn đơn

và hệ tuần hoàn kép

Yêu cầu HS nghiên cứu SGK hỏi:

 Động vật nào có hệ tuần hoàn hở?

 Đặc điểm của hệ tuần hoàn hở?

 Quan sát H 18.1 chỉ ra đường đi của

máu trong sơ đồ?

trong mạch máu

- Hệ thống mạch máu gồm:

+ Động mạch:

+ Tĩnh mạch:

+ Mao mạch:

2 Chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn

Hệ tuần hoàn có chức năng vận chuyển các chất

từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể

II Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật

- Động vật đơn bào, đa bào bậc thấp chưa có hệ tuần hoàn, các chất được trao đổi qua bề mặt cơ thể

- Giun đất, động vật đa bào có hệ tuần hoàn

1 Hệ tuần hoàn hở

a Khái niệm

Là HTH có một đoạn máu đi ra khỏi mạch và trộn lẫn với dịch mô, máu lưu thông với tốc độ

Trang 4

 Động vật nào có hệ tuần hoàn kín?

 Đặc điểm của hệ tuần hoàn kín?

 Quan sát H 18.2 chỉ ra đường đi của

máu trong sơ đồ?

GV nhận xét và hoàn thiện

GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung II.1

và II.2 SGK và trả lời các câu hỏi sau:

 Hệ tuần hoàn kín có mấy dạng?

 Hệ tuần hoàn đơn có ở động vật nào?

 Giải thích tại sao hệ tuần hoàn của cá

gọi là hệ tuần hoàn đơn?

 Hãy chỉ ra đường đi của máu trong hệ

tuần hoàn đơn?

Yêu cầu HS nghiên cứu nội dung II.2 sgk

và trả lời các câu hỏi sau:

 Hệ tuần hoàn kép có ở động vật nào?

chậm

b Đối tượng

ĐV thân mềm (ốc sên, trai ) và chân khớp (côn trùng, tôm…)

c Đặc điểm

- Máu trộn lẫn với dịch mô, có sự tiếp xúc trực tiếp với tế bào

- Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp

d Đường đi của máu

2 Hệ tuần hoàn kín

a Khái niệm

HTH có máu lưu thông trong mạch kín với tốc

độ trung bình hoặc cao

b Đối tượng

Mực ống, bạch tuột, giun đốt, chân đầu, và

động vật có xương sống

c Đặc điểm

- Máu lưu thông trong mạch, trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch

- Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình

Trang 5

 Tại sao được gọi là hệ tuần hoàn kép?

 Mô tả đường đi của máu trong hệ tuần

hoàn của thú?

GV nhận xét và hoàn thiện

 Hãy nhận xét sự khác nhau về cấu tạo

của tim ở các loài: cá, ếch nhái, bò sát,

chim và thú?

- Ở cá là HTH đơn (Tim có hai ngăn: 1

TT và 1TN); Ở lưỡng cư (ếch nhái - tim

có 3 ngăn, có một tâm thất); Bò sát (tim

có 4 ngăn – vách ngăn hụt); Chim và thú

(tim có 4 ngăn, có vách ngăn hoàn toàn)

Có hệ tuần hoàn kép

 Hệ tuần hoàn nào đơn hay kép có ưu

điểm hơn? Vì sao?

- Hệ tuần hoàn kép Vì trong động mạch

máu chảy dưới áp lực cao, máu chảy

nhanh, đi xa tạo ra áp lực thuận lợi cho

quá trình trao đổi chất ở mao mạch →

d Đường đi của máu

- Hệ tuần hoàn kín có 2 dạng: tuần hoàn đơn và tuần hoàn kép:

* Hệ tuần hoàn đơn

- Có ở cá.

- Con đường đi của máu: Máu chỉ đi một vòng

từ TT (máu giàu CO2) → ĐM mang → mang (trao đổi khí tại mao mạch mang thành máu giàu O2) → ĐM lưng → MM (trao đổi chất máu giàu CO2) → TM → TN

* Hệ tuần hoàn kép

- Có ở động vật có phổi như lưỡng cư, bò sát, chim, thú

- Con đường đi của máu: Bao gồm hai vòng tuần hoàn

+ Vòng TH lớn: Máu giàu O2 được tim bơm đi

từ TTT → ĐM chủ (áp lực cao) → MM các cơ quan, bộ phận để trao đổi chất và khí Sau đó máu giàu CO2 → TM → tim (TNP → TTP) + Vòng TH nhỏ: Máu giàu CO2 được tim bơm

từ TTP → ĐMP → MMP trao đổi khí và trở thành máu giàu O2 → tĩnh mạch phổi → tim (TNT → TTT)

- Máu ở các loài có tim 3 ngăn, 4 ngăn chưa hoàn toàn (vách ngăn hụt) thì có sự giữa máu

Trang 6

trao đổi chất diễn ra nhanh

Nhận xét

GV: Ở lưỡng cư (ếch nhái - tim có 3

ngăn); Bò sát (tim có 4 ngăn – vách ngăn

hụt) nên máu đi nuôi cơ thể là máu pha

GV: Tim có vai trò quang trọng là động

lực chính đẩy máu vào động mạch

giàu O2 và máu giàu CO2 nên máu đi nuôi cơ thể là máu pha, còn ở chim và thú thì tim có 4 ngăn (vách ngăn hoàn toàn) nên máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi

IV Củng cố và hướng dẫn HS học ở nhà

- Trả lời các câu hỏi ở cuối bài

- Đọc mục Em có biết

- Xem trước bài 19 Tuần hoàn máu (tiếp theo)

Ngày đăng: 12/01/2019, 10:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w