1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình luật lao động việt nam tập ii pgs ts nguyễn hữu chí, pgs ts trần thị thúy lâm (chủ biên)

203 13 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo Trình Luật Lao Động Việt Nam Tập II
Tác giả Pgs.Ts. Nguyễn Hữu Chí, Pgs.Ts. Trần Thị Thúy Lâm, Pgs.Ts. Nguyễn Hiền Phương, Ts. Đỗ Thị Dung, Ts. Đỗ Ngân Bình
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Lao Động
Thể loại Giáo Trình
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 203
Dung lượng 44,4 MB

Nội dung

Trang 1

AO BONG WET NAM

Trang 2

Giáo trình nay đã được Hội đồng nghiệm thu giáo trình Trường Đại học Luật Hà Nội (thành lập theo Quyất định số 1279⁄QĐ-ĐHLHN ngày, 05

tháng § năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội) đồng

ý thông qua ngày 07 tháng 6 năm 2016 và được Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội cho pháp xuất bản theo Quyét định số 2209/QĐ-

ĐHLHN ngày 10 tháng 6 năm 2019

Trang 3

TRUONG DAI HQC LUAT HA NOL

GIAO TRINH

LUAT LAO DONG

VIET NAM

TAP Il

NHA XUAT BAN CONG AN NHÂN DÂN

Trang 4

Chủ biên

PGS.TS NGUYÊN IIỮU CHÍ

PGS.TS TRAN TH] THUY LAM

Tập thể tac giả

PGS.TS NGUYÊN HỮU CHÍ

PGS.TS NGUYỄN HIỀN PHƯƠNG TS DO TH] DUNG

Trang 5

LỜI GIỚI THIỆU

Giáo trình Luật lao động Việt Nam của Trường Đại học Luật

Hà Nội được biên soạn trong thời gian gân đây nhất là năm 2009

và đã qua nhiều lần tái bản, sửa chữa, bổ sung Hiện nay, từ sự

cam kết với xã hội về chuẩn đầu ra của nhà trường, với sự phát

triển và đổi mới về nhận thức lí luận và thực tiễn trong lĩnh vực

pháp luật lao động cho thấy nhu câu cần thiết biên soạn lại giáo

trình Luật lao động Việt Nam

Đây là cuén giáo trình Luật lao động Việt Nam được biên soạn (rên cơ sở kết hợp giữa lí luận và thực tiễn theo hướng chú

trọng sự định hướng và gợi mở về nhận thức, tư duy cho người

học đông thời bước đầu vận dụng các kiến thức khoa học pháp lí

để giải quyết những vẫn đề của pháp luật lao động mà thực tiễn đời sống đặt ra

Giáo trình Luật lao động Việt Nam được xuất bản với hai tập

Tập I gồm 10 chương với những nội dung lí luận chung và các chế

định liên quan đến quan hệ lao động và tiêu chuẩn lao động Tập I

được sử dụng giảng dạy trong các chuyên ngành luật kinh tế và chuyên ngành luật Tập II gồm 05 chương với một số các nội dung pháp luật lao động chuyên sâu được sử dụng giảng dạy cho

chuyên ngành luật kinh lễ

Giáo trình Luật lao động Việt Nam được biên soạn trên cơ sở có tiếp thu và phát triển giáo trình Luật lao động tại một SỐ cơ sở đào tạo luật khác trên cả nước Mặc dù được biên soạn nghiêm

Trang 6

Tập thể tác giả rất mong nhận được sự góp ý, phê bình của bạn đọc đề giáo trình được hồn thiện hơn trong những lần xuất

bản tiếp theo

Hà Nội, tháng 03 năm 2021

Trang 8

Chuong XI

CHO THUÊ LAI LAO DONG

1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG

1 Khái niệm cho thuê lại lao động

Cho thuê lại lao động (Employee leasing; labour subleasing; dispatch worker ) là khái niệm khơng cịn mới đối với các nước

phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Anh, Thuy Sỹ, Đức,

Singapore , nơi mà thị trường lao động diễn ra sự cạnh tranh

giữa các lực lượng lao động tham gia vào thị trường và đây cũng là lực lượng lao động góp phần to lớn vào việc thúc đây sự phát triển

của lực lượng lao động tại các quốc gia này, tạo ra sự linh hoạt cho

NSDLĐ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc nhu cầu sử dụng nhân lực khác Tuy nhiên, tại Việt Nam, cho thuê lại lao

động là khái niệm còn tương đối mới và là khái niệm pháp lí mới được đề cập trong hệ thống các quy phạm pháp luật nói chung và các quy phạm pháp luật lao động nói riêng Trong thực tiễn, hoạt

động cho thuê lại lao động, hoạt động như một ngành, lĩnh vực cụ thể, đã xuất hiện và tham gia vào thị trường lao động tại Việt Nam

từ những năm đầu thế ki XXI, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động trong ngắn hạn hoặc yêu cầu hoàn thành hợp đồng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước

Rất nhiều nước trên thế giới đã thừa nhận và đưa vào hệ thống

pháp luật các quy định về cho thuê lại lao động để điều chỉnh,

Trang 9

sản xuất kinh đoanh và có quốc gia ban hành đạo luật riêng về cho thuê lại lao động như Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Vương quốc Anh, Thuy Điển Mặc dù các quốc gia có tên gọi khác

nhau về cho thuê lại lao động như: lao động phái cử (dispatch

worker), lao động cho thuê (employee leasing), lao động tạm thời

(temporary employce), lao động theo hợp đồng dịch vụ (contract for services) hoặc lao động thuê ngoài (labour outsourcing) ,

nhưng đều dùng để chỉ hoạt động thuê lại lao động của một tổ

chức, doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình từ một NSDLĐ khác để

thực hiện hoạt động sản xuất, kinh đoanh ngắn hạn, tạm thời, hoàn thành dự án cụ thể hoặc phục vụ nhu cầu sinh hoạt, an ninh của cá nhân, gia đình thơng qua hợp đồng hoặc thoả thuận cung cấp dịch vụ và trả phí cho NSDLĐ cung cấp dịch vụ và NSDLĐ cung cấp dịch vụ trả lương, các lợi ích khác cho NLĐ

Entrepreneur Media Inc - Tổ chức cho thuê lao động chuyên

nghiệp đã đưa ra định nghĩa cho thuê lại lao động như sau:

“Cho thuê lao động là một thoả thuận hợp đồng trong đó

doanh nghiệp cho thuê lao động, cũng là một tổ chức cho thuê lao

động chuyên nghiệp (PEO), là NSDLĐ chính thức Sự chia sẻ trách nhiệm trong việc sử dụng lao động giữa người cho thuê lại lao động và người thuê lại lao động là đặc trưng của quan hệ này

Người thuê lại lao động thực chất là người điều hành quản lí mọi

hoạt động lao động của NLĐ được thuê Trong khi đó, người cho

thuê lại lao động có trách nhiệm thực hiện các công việc như khai

báo bảng lương, chỉ trả các khoản thuế cho NLĐ Trách nhiệm của người thuê lại lao động là thanh tốn chỉ phí cho người cho thuê lại lao động trong đó bao gơm các khoản lương, thuế, các lợi

ích và chỉ phí hành chính Còn lại là trách nhiệm của người cho

thuê lại lao động ”.!

! Nguyên văn: “Employee leasing is a contractual arrangement in which the

leasing company, also known as a professional employer organization (PEO), is

Trang 10

Trong bản báo cáo “Lao động cho thuê: Sự liên quan đến

chương trình bảo hiểm thất nghiệp Liên bang - báo cáo cuối cùng”

đã đưa ra khái niệm cho thuê lao động:

“NLD cho thué trước hết là NLĐ kí hợp đơng dài hạn với một cơ quan, nơi có trách nhiệm tìm việc làm, trả lương hoặc các khoản như lương, thuế và các quyên lợi cho những NLĐ đó Người cho

thuê lại lao động là một tổ chức hoạt động kinh doanh cho thuê

NLĐ với các công tỉ khách hàng Thông thường, theo thoả thuận giữa NSDLĐ với người cho thuê lại lao động, NSDLĐ sẽ kí hợp

đồng với người cho thuê lại lao động và chấm dứt HĐLĐ với một

số hoặc toàn bộ NLĐ Sau đó những NLĐ này được người cho thuê lại lao động tuyển dụng và cho khách hàng của mình là NSDLĐ trước đây thuê lại dài hại Người cho thuê lại lao động chỉ trả tiễn công, các khoản thuế bao gồm cả bảo hiểm thất nghiệp Họ cũng thanh toán cho NLĐ các khoản phụ cấp khác Những khoản này thường được tính trọn gói trong chỉ phí (thường được tính theo tỉ lệ trong bảng lương) quy định trong hợp đồng thuê lao động Hợp đồng thuê lại lao động có thể được gia hạn nhiều lan”!

the official employer Employment responsibilities are typically shared between the

leasing company and the business owner (you, in this case) You retain essential

management control over the work performed by the employees The leasing company, meanwhile, assumes responsibility for work such as reporting wages and

employment taxes, Your main responsibility is writing a check to the leasing

company to cover the payroll, taxes, benefits and administrative fees The PEO does the rest”, hitp://www.entrepreneur com/encyclopedia/leased- -employees

! KRA Corporation, Cho thué lao động: Sự liên quan đến chương trình bảo hiểm thất nghiệp Liên bang - Báo cáo cuối cùng, Báo cáo đệ trình Uy ban bảo hiểm thất nghiệp, Bộ Lao động Liên bang Hoa Kỳ theo hợp đồng số K-4280-3-00-80-30, 1996, p 1 - 1 (ban tiếng Anh) Nguyên van: “A leased employee is a worker who is essentially rented on a long-term basis from an agency that is responsible for employing the worker, paying the salary or wages and taxes, and providing benefits for that employee An employee leasing company is an organization in the business of leasing employees to client firms Under a typical agreement, an employer contracts with a leasing company and dismisses some or all of its employees These workers are then hired by the leasing company and leased back

Trang 11

PH a SS eee

Trong Luật số 88 ngày 05/7/1985 và các Luật sửa đổi, bổ Sung năm 1996, 1999, 2000, 2004 về đảm bảo thực hiện phù hợp các

giao dịch phái cử lao động và cải thiện điều kiện làm việc của lao

động phái cử (Act of Securing the proper Operation of Worker Dispatching Undertaking and Improved Working Conditions for

Dispatched worker) cha Nhat Ban (khoan 1 Điều 2) dưa ra định nghĩa: “Phái cử NLĐ nghĩa là hành động làm cho một (hoặc nhiều)

ÁNLĐ được thuê bởi một người thực hiện nghĩa vụ lao động cho một người khác theo sự chỉ dẫn của người khác đó, trong khi vẫn duy trì mỗi quan hệ việc làm với người thuê mướn đầu tiên, trừ trường hợp

người thuê nưướn lao động dâu tiên thống nhất với NSDLĐ sau rằng những NLĐ nêu trên sẽ được tiếp nhận vào làm việc cho

NSDLD sau”.' Khai niém này được hiểu là một chủ thể thuê (tuyển

dụng) một hoặc một số NLĐ, sau đó cho NSDLD khac thué lai va chiu sy điều hành, quản lí của người đó nhưng mối quan hệ pháp lí về lao động vẫn duy trì với NSDLĐ trước và NSDLĐ trước phải có

nghĩa vụ đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp cho NLĐ

Luật số 5512 ngày 20/02/1998 và các Luật sửa đổi, bd sung

về bảo vệ lao động phái cử của Hàn Quốc năm 2006, 2007, 2008,

2009 (khoản 1 Điều 2) định nghĩa: “7huậi ngữ “phái cử NLĐ”

là một hệ thong trong đó chủ phái cử lao động, trong khi vẫn duy trì quan hệ lao động với NLĐ sau khi thuê mướn họ, cử NLĐ làm việc cho một chủ tiếp nhận lao động theo chỉ dẫn và mệnh lệnh

to the original employer, now the client company, on a longterm basis The leasing company pays both the employees' wages and associated payroll taxes, including

UI It also provides the workers with other fringe benefits This is done for a set fee

(usually a percent of payroll) as stipulated in the leasing contri act The contract

can be renewed any number of times”

ai ligu nghiên cứu cho thuê lại lao động, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội, 201 1,

tr 323 Nguyén van: “worker dispatching” means causing a worker or workers employed by one person to be engaged in work for another person under the instruction of the latter, while maintaining their employment relationship with the former, but excluding cases where the former agrees with the latter that such

worker or workers shall be employed by the latter”

Trang 12

cua chit tiếp nhận lao động theo hợp đồng phái cử lao động”.!

Khái niệm này cũng gần giống với khái niệm về lao động phái cử

của Nhật Bản

Luật số 44-703(f0 Tiểu bang Kansas (Hoa Kỳ) cũng đưa ra

khái niệm liên quan đến cho thuê lại lao động như sau: “Đơn vị

hoạt động cho thuê lao động là một chủ thể hoạt động kinh doanh độc lập tham gia vào kinh doanh bằng hình thức cho khách hàng của mình thuê lại NLĐ”.? Mặc dù tiếp cận ở góc độ khác với khái niệm lao động phái cử của Nhật Bản hay Hàn Quốc nhưng khái niệm này cũng phản ánh hoạt động cho thuê lại lao động, phản ánh bản chất của hoạt động cho thuê lại lao động, đó là một ngành nghề kinh doanh cụ thể

Ở Việt Nam, dù khơng có nhiều tài liệu nghiên cứu về cho

thuê lại lao động nhưng cũng đã có những nghiên cứu bước đầu về

khái niệm cho thuê lại lao động

Trong bài viết “Lao động cho thuê lại ở Việt Nam”, TS Nguyễn Xuân Thu định nghĩa cho thuê lại lao động như sau: “Lao động cho thuê lại (còn gọi là lao động phái củ) có thể hiểu là những NLĐ đã được tuyển dụng bởi một doanh nghiệp (bang HDLD giữa NLĐ và doanh nghiệp đó), được doanh nghiệp khác thuê lại trong một thời gian nhất định thông qua hợp đồng cho thuê lại lao động giữa doanh nghiệp cho thuê (NSDLĐ của những lao động phái cử) và

doanh nghiệp thuê lại lao động Trong thời gian làm việc tại doanh nghiệp thuê lại lao động, NLĐ chịu sự quản lí, điều hành của

} Tài liệu nghiên cứu cho thuê lại lao động, tldd, tr 409 Nguyén van: “The term “worker dispatch” means a system in which a sending employer, while maintaining employment relations with a worker after hiring, has the worker work for a using

employer under the direction and order of the using employer in accordance with a worker dispatch contract”

? KRA Corporation, tldd Nguyén van: “Lessor employing unit" means any independently established business entity which engages inthe business of providing leased

employees to a client lessee”, Kansas Statutes Annotated 44-703(M)

Trang 13

doanh nghiệp thuê lại lao động, nhưng quan hệ lao động (HĐLP)

vẫn được duy trì với doanh nghiệp cho thuê lao động ”

Trong để tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của Trường Đại học Luật Hà Nội: “Cho thuê lại lao động - Một hướng, điều chỉnh của pháp luật lao động Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế” cũng đã khái quát và đưa ra khái niệm cho

thuê lại lao động như sau: “Cho (huê lại lao động là việc một

doanh nghiệp tiến hành tuyển dụng lao động (kí HĐLĐ với NLĐ) nhưng sau đó cho doanh nghiệp khác thuê lại để sử dung trong một thời gian nhất định Trong thời gian làm việc tại doanh nghiệp thuê lại lao động, quyền lợi của NLĐ vẫn đo doanh nghiệp cho thuê lao động đảm bảo nhưng NLĐ phải chịu sự giám sát, điều hành của doanh nghiệp thuê lại lao động”

Tại Bản báo cáo “Tài liệu nguồn nhân lực về vấn đề cho thuê

lại lao động” của Phòng thương mại Liên minh châu Âu tại Việt Nam, cho thuê lại lao động được gọi là “lao động tạm thời” và định nghĩa:

Lao d6ng tam thdi (con duge goi la “contingency staffing” hay “temps”): La lực lượng lao động bù đắp những sự thiếu hụt lao động nảy sinh do nhu cầu kinh doanh hay thiếu hụt nhân viên Tuy những lao động nảy có thể có những cơng việc tồn thời gian hoặc bán thời gian với công tỉ nhưng họ được trả lương bởi những công ti tuyén dụng tư nhân thực hiện việc tuyển dụng và bố trí cơng việc cho những nhân viên tạm thời này Những công ti sử dụng lao động tạm thời trả phí cho những công tỉ tuyển dụng Mọi bảo hiểm và lợi ích theo luật định được tích lũy và do khách hàng thanh toán ! Nguyễn Xuân Thu, rao động cho thuê lại ở Việt Nam, http:/moj.gov.vn/ct/tìntuc/ Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2803

? Trường Đại học Luật Hà Nội, “Cho thuê lại lao động - Một hướng điều chỉnh của pháp luật lao động Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế”, Để tài khoa học câp cơ sở, 2012, tr, 50

Trang 14

Mối quan hệ tuyển dụng tổn tại giữa “nhân viên” và công tí tuyển

dụng Thơng thường, các yêu cầu về thời hạn tối thiểu được áp dụng

và NLĐ tạm thời được biết và được bảo đảm về thời hạn tối thiểu."

BLLĐ được thông qua ngày 18/6/2012 của Việt Nam đã định nghĩa về cho thuê lại lao động tại khoản 1 Điều 53: “Cho thuê lại lao động là việc NLĐ đã được tuyển dụng bởi doanh nghiệp được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động sau đó làm việc cho NSDLPĐ khác, chịu sự điều hành của NSDLĐ sau và vẫn duy tì quan hệ lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động ”

BLLĐ năm 2019 được thông qua ngày 20/11/2019 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 tại khoản 1 Điều 52 quy định: “Cho thuê lại lao động là việc NLD giao kết IIDLĐ với một NSDLĐ là doanh nghiệp cho thuê lại lao động, sau đó NLĐ được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của NSDLĐ khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với NSDLĐ đã giao kết HĐLĐ”

Như vậy, dù cách gọi hay tên gọi khác nhau nhưng nhìn chung, các khái niệm về cho thuê lại lao động, lao động phái cử trên đều có chung các điểm sau:

- Hoạt động này có ba chủ thể tham gia: NLĐ, người cho thuê lại lao động và người thuê lại lao động (có thể là tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình )

- Người cho thuê lại lao động (NSDLĐ) tuyển dụng NLĐ thông qua HĐLĐ sau đó cho khách hàng của mình th lại thơng qua hợp đông, thoả thuận dịch vụ

- Lương, các khoản như lương, nghĩa vụ với nhà nước, các lợi

ích khác của NLĐ do doanh nghiệp cho thuê lao động chỉ trả theo

thoả thuận trong HĐLĐ đã kí kết

' Phong Thuong mại Liên minh châu Âu tại Việt Nam, Tài liệu nguồn nhân lực về

vấn để cho thuê lại lao động, www.eurochamvn.org/ /WorkingPaper_Subleasing _

Trang 15

- Trong thời gian làm việc cho bên thuê lại lao động, NLĐ

chịu sự điều hành, giám sát của bên cho thuê lại lao động

Từ các phân tích nêu trên, có thể đưa ra khái niệm về cho thuê

lại lao động như sau: Cho £huê lại lao động là một hoạt động kinh doanh có điều kiện, được thực hiện bởi người cho thuê lại lao động, thông qua tuyển dụng NLĐ bằng hình thức HĐLĐ Sau đó thơng qua hợp đồng hoặc thoả thuận dịch vụ cho người thuê lại lao động thuê lại trong một thời gian nhất định Trong thời gian làm việc cho người thuê lại lao động, NLĐ cho thuê chịu sự điều hành, giám sát của người thuê lại lao động, nhưng van giữ mỗi

quan hệ lao động với người cho thuê lại lao động

2 Bản chất của cho thuê lại lao động

Từ khái niệm nêu trên, có thể thấy mối quan hệ ba bên (quan

hệ tam giác) là bản chất của cho thuê lại lao động với sự xuất hiện

của ba chủ thể, đối tượng tham gia vào mối quan hệ này, đó là:

người cho thuê lại lao động, NLĐ được cho thuê lại và người thuê lại lao động

'Bên cho thuê lại bo động Hợp đồng cho thuê lại lao lại lao động

Trang 16

~- Quan hệ giữa người cho thuê lại lao động và NLĐ được cho

thuê lại

Quan hệ này là quan hệ lao động, được xác lập trên cơ sở của HĐLĐ giữa người cho thuê lại lao động và NLĐ Trong mối quan

hệ này, NSDLĐ là người cho thuê lại lao động và NLĐ là người

được cho thuê lại Trách nhiệm chỉ trả lương, các khoản như lương,

lợi ích hợp pháp của NLĐ thuộc về người cho thuê lại lao động và

các quyền như gia hạn hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với

NLĐ , của NSDLĐ thuộc về người cho thuê lại lao động, mặc dù

NLĐ không làm việc tại địa điểm làm việc theo HĐLĐ của người

cho thuê lại lao động Quan hệ lao động ở đây thể hiện ở chỗ, người

cho thuê lại lao động tuyển dụng NLĐ theo các quy định của quốc gia về tuyển dụng lao động, xác lập các quyền và nghĩa vụ của các

bên thông qua HĐLĐ và phải tuân thủ các quy định của pháp luật

quốc gia về quan hệ lao động, các quyền và nghĩa vụ của NSDLĐ đối với NLĐ, các quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ được hưởng theo quy định của pháp luật, thoả ước lao động tập thể

Tuy nhiên, việc tuyển dụng này không phải để phục vụ hoạt

động sản xuất của người cho thuê lại lao động mà phục vụ cho hoạt động kinh doanh dịch vụ cho thuê lại lao động của người cho

thuê lại lao động Tức là sau khi tuyển đụng NLĐ, người cho thuê

lại lao động kí hợp đồng hoặc thoả thuận với khách hàng của mình

(người thuê lại lao động) cung cấp hoặc phái cử những NLĐ được

tuyển dụng sang làm việc tại địa điểm làm việc của người thuê lại lao động, chịu sự điều hành, giám sát về chất lượng công việc,

tuân thủ nội quy, quy chế hoạt động và các quy định khác của người thuê lại lao động trong suốt thời gian làm việc cho người thuê lại lao động Người cho thuê lại lao động chỉ trả các khoản

Trang 17

Đây là đặc trưng cơ bản để xác định quan hệ lao động giữa

người cho thuê lại lao động và NLĐ là quan hệ cho thuê lại lao động Bởi lẽ, trong thực tiễn có trường hợp doanh nghiệp cũng tuyển dụng lao động nhưng không sử dụng mà chuyển giao cho các chủ thể khác, chấm dứt các quyền, nghĩa vụ với NLĐ và chủ

thể tiếp nhận lại kí HĐLĐ với NLĐ, trong trường hợp này là quan

hệ môi giới, giới thiệu lao động; hoặc có trường hợp doanh nghiệp tiến hành tuyển dụng NLĐ nhưng khơng kí HĐLĐ và cho các chủ

thể khác thuê lại để thu phí và các chủ thể sử dụng lao động chỉ trả

lương, các khoản như lương và các lợi ích khác trực tiép cho NLD thì đây cũng không phải là quan hệ cho thuê lại lao động

Trong pháp luật hầu hết các quốc gia, nhất là các quốc gia theo

hệ thống châu Âu - lục địa như Đức, Thuy Sỹ đều ghi nhận và

quy định mối quan hệ giữa người cho thuê lại lao động và NLĐ là mối quan hệ lao động Tại các quốc gia theo hệ thống thơng luật thì tuỳ từng quốc gia mà có quy định và ghi nhận khác nhau Ví

dụ: Vương quốc Anh không ghi nhận và tồ án khơng chấp nhận

mối quan hệ này là mối quan hệ lao động.! Tại một số tiểu bang

của Hoa Kỳ thì coi đây là quan hệ lao động trong cả luật ban hành

và án lệ; một số nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc đều ghi

nhận quan hệ này là quan hệ lao động trong hệ thống pháp luật của mình

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì mối quan hệ giữa người cho thuê lại lao động và NLĐ cho thuê là mối quan

hệ lao động

- Quan hệ giữa người cho thuê lại lao động và người thuê lại lao động

Trang 18

- cầu, một bên có nhu cầu sử dụng lao động để thoả mãn các nhu

cầu về nguồn nhân lực của mình trong ngắn hạn mà không phải

- tuyển dụng và một bên có nguồn cung nhân lực đáp ứng nhu cầu

đó và khi hai yếu tố đó gặp nhau sẽ dẫn đến việc thuê lại lao động

trên cơ sở hợp đồng hoặc thoả thuận dịch vụ Thông thường, các

bên thoả thuận về số lượng, chất lượng, điều kiện, tiêu chuẩn về NLĐ, thời gian làm việc, địa điểm làm việc của NLĐ, các thoả

thuận khác và mức phí mà người cho thuê lại lao động được trả Hết thời hạn trong hợp đồng hoặc quy định của pháp luật, người

thuê lại lao động sẽ hoàn trả NLĐ cho người cho thuê lại lao động,

trừ trường hợp các bên thoả thuận cho phép phía khách hàng được tuyên dụng NLĐ và NLĐ đồng ý Pháp luật hầu hết các quốc gia

đều ghi nhận quan hệ này là đối tượng của luật tư, các bên tham

gia vào mối quan hệ này sẽ xác lập hợp đồng hoặc thoả thuận dịch vụ theo nguyên tắc của thị trường (như Hoa Kỳ, Anh, các nước

Tây Âu) hoặc theo quy định của pháp luật (như: Nhật Bản, Hàn

Quốc, Việt Nam )

- Quan hé giita NLD va người thuê lại lao động

Đây là mối quan hệ gây nhiều tranh luận trong các nhà nghiên cứu, không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoàải, ngay tại các

nước có thị trường lao động và hoạt động cho thuê lại lao động

phát triển cũng như có lịch sử nhiều năm nghiên cứu về vấn đề này

Quan hệ giữa NLĐ được cho thuê và người thuê lại lao động

có bao gồm quan hệ lao động hay không? Người thuê lại lao động có phải là NSDLĐ và có mối quan hệ lao động với NLĐ không? Hiện vấn đề này còn rất nhiều ý kiến khác nhau, có quan điểm cho

rằng đó là quan hệ lao động, bởi có yếu tố quản lí, điều hành và

phục tùng; có ý kiến cho rằng khơng có mối quan hệ lao động nào bởi không có yếu tố trả lương, các khoản như lương hoặc các

quyền lợi của NLD Theo Luật quan hệ lao động quốc gia của Hoa

Trang 19

và NLĐ được thuê là quan hệ lao động (theo học thuyết NSDLĐ chung - Joint Employer Doctrine) Theo Luật Lao động (Employment (Co-Determination in the Workplace) Act 1976:580) của Thuy Sỹ thì quan hệ này cũng là quan hệ lao động Trong khi đó, Vương quốc Anh lại không thừa nhận mối quan hệ này là quan hệ lao động! cả trong luật văn bản và án lệ Các quốc gia Tây Âu cũng không ghỉ nhận quan hệ này là quan hệ lao động Theo quy định hiện hành của Việt Nam thì quan hệ này không phải là quan hệ lao động Bởi lẽ, quan hệ này không được xác lập trên cơ sở IĐLĐ nên khơng có căn cứ, cơ sở để phát sinh quan hệ lao động Quan hệ nảy là quan hệ “có lợi cho người thứ ba”, bởi gia tri do NLD được cho thuê tạo ra cho người thuê lại lao động hết sức đặc biệt, nó tạo ra lợi nhuận hoặc làm thoả mãn nhu cầu nào đó cho bên thứ ba, bên mà NLĐ được cho thuê lại dùng sức lao động của mình tạo ra lợi ích cho họ nhưng người được hưởng lợi ích từ sức lao động đó lại không phải là NSDLĐ, khơng có các quyền của NSDLD và họ chỉ có quyền điều hành, quản lí trong thời gian NLĐ dược cho thuê lại thực hiện nghĩa vụ lao động của mình Cũng có quan điểm cho rằng quan hệ giữa bên thuê lại lao động và NLD 1a quan hé dịch vụ Bởi bản chất của thuê lại lao động là người thuê lại lao động mong muốn nhận được lợi ích từ sức lao động của NLĐ được thuê thông qua hợp đồng, thoả thuận dịch vụ

thuê lao động từ người cho thuê lại lao động và trả phí để tránh

khỏi các nghĩa vụ của NSDLĐ, giảm thiểu các chi phi liên quan tới quản lí nhân sự hoặc họ thực sự khơng có nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực lớn trong đài hạn; hoặc họ mong muốn đạt được sự mềm đẻo trong sử dụng nguồn nhân lực và họ sử dụng nguồn nhân lực thuê lại từ doanh nghiệp cho thuê lao động như sử dụng 1 Davidov, Guy, tlđd, p 735 (bản tiếng Anh)

? Trường Đại học Luật Hà Nội, “Cho thuê lại lao động - Một hướng điều chỉnh của

pháp luật lao động, Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế”, Đề tài khoa học cấp cơ sở, 2012, tr 52

20

Trang 20

một dịch vụ thông thường với nhà cung cấp dịch vụ là doanh

nghiệp cho thuê lại lao động và NLÐ là phương tiện, công cụ thực hiện dịch vụ đó

Tuy nhiên, xét về bản chất của quan hệ giữa người thuê lại lao

động và NLĐ được thuê luôn tổn tại mối quan hệ đan xen giữa

quan hệ lao động và quan hệ dịch vụ dân sự, việc xác định chính

xác mối quan hệ này rất khó và nó dường như mâu thuẫn với các

li thuyết chung về các mối quan hệ pháp luật Bởi lẽ việc người thuê lại lao động thuê NLĐ từ người cho thuê lại lao động là hướng tới mục đích sử dụng sức lao động của NLĐ được thuê lại để đạt được, thoả mãn nhu cầu nào đó của mình và điều này cơ bản trùng với mục đích tuyển dụng lao động làm việc cho người

thuê lại lao động Bên cạnh đó, quan hệ dịch vụ thể hiện rất rõ

trong quan hệ sử dụng NLĐ được thuê của người thuê lại lao

động, người thuê lại lao động không thể yêu cầu NLĐ được thuê thực hiện các yêu cầu vượt quá phạm vi hợp đồng hoặc thoả thuận thuê lại lao động đã kí với người cho thuê lại lao động, tức là người mua dịch vụ đến đâu thì được sử dụng đến đó, trong các hoạt động dịch vụ khác cũng như vậy

Tóm lại, bản chất cho thuê lại lao động là mối quan hệ giữa ba chủ thể tham gia: người cho thuê lại lao động, NLĐ và người thuê lại lao động, có thể có rất nhiều thoả thuận, giữa các chủ thể tham

gia quan hệ này như giữa người cho thuê lại lao động - NLĐ,

người thuê lại lao động - người cho thuê lại lao động, người thuê lại lao động - NLĐ Về hình thức pháp lí, các quan hệ nói trên cơ bản được hình thành trên cơ sở hai loại hợp đồng, đó là HĐLĐ

(giữa người cho thuê lại lao động và NLĐ) và hợp đồng, thoả

thuận dịch vụ (giữa người cho thuê lại lao động và người thuê lại

lao động) Hai hợp đồng này về cơ bản cần phải có các điểm chung là các thoả thuận liên quan tới chủ thể - NLĐ, là đối tượng

Trang 21

đảm bảo quyền và lợi ích của NLĐ và cân bằng, hài hòa lợi ích

của người thuê lại lao động, người cho thuê lại lao động

3 Các loại hình cho thuê lại lao động

Như đã phân tích ở trên, cho thuê lại lao động là hoạt động của

người cho thuê lại lao động, tuyển dụng NLD, sau đó cho người thuê lại lao động thuê thông, qua hợp đồng hoặc thoả thuận dịch vụ trong khoảng thời gian nhất định Xét về mặt tính chất, có thể phân chia cho thuê lại lao động thành một số loại hình sau:

- Cho thuê lại lao động chủ động

Đây là loại hình người cho thuê lại lao động chuyên tuyển dụng NLĐ nhưng không sử dụng trực tiếp vào hoạt động sản xuất mà cho người thuê lại lao động thuê để thu lợi nhuận Trong trường hợp này, người cho thuê lại lao động không có nhu cầu sử dụng lao động hoặc có sử dụng lao động thì chỉ nhằm mục đích tạo bộ máy quản lí phục vụ hoạt động cho thuê lại lao động, lấy hoạt động cho thuê lại lao động là ngành nghề kinh doanh chính Tất cả các hoạt động kinh doanh, thu nhập, lợi nhuận của các doanh nghiệp này đều có xuất phát điểm từ hoạt động cho thuê lại lao động NLĐ khi được tuyên dụng không làm việc cho NSDLĐ này mà được cho thuê, phái cử sang làm việc cho người thuê lại lao động Vì vậy, người cho thuê lại lao động có thể tuyển dụng số lượng lao động rất lớn, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của người thuê

lại lao động nhưng không cần phải đầu tư hạ tầng phục vụ sản

xuất, kinh doanh

Do mục đích đặt lợi nhuận lên hàng đầu nên người cho thuê lại lao động có thể cắt bớt các quyền lợi, đơi khi cịn xâm phạm đến quyên và lợi ích hợp pháp của NLĐ Do đó, hoạt động cho thuê lại

lao động xuất phát từ bên cho thuê lại lao động này cần được pháp

luật quy định chặt chẽ nhằm đảm bảo các quyển, lợi ích của NLĐ

và hài hoà với các lợi ích khác của người cho thuê lại lao động, tạo hành lang cho hoạt động cho thuê lại lao động phát triển lành

22;

Trang 22

mạnh, góp phần thúc đẩy sự phát triển ổn định của thị trường lao

động cũng như chất lượng nguồn nhân lực

- Cho thuê lại lao động thụ động

Đây là loại hình mà cho thuê lại lao động không phải là ngành nghề chính của bên cho thuê lại lao động mà hoạt động này mang

tính tạm thời, tình thế và mục đích cho thuê lại lao động không

nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận

Trong loại hình này, người cho thuê lại lao động không phải là

tổ chức chuyên nghiệp, họ tuyển dụng lao động nhằm mục đích

giải quyết các vấn đề nhân sự của doanh nghiệp và phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp là chính Nhưng vì lí do nào đó, nguồn nhân lực này trở lên đôi dư mà trong ngắn hạn

chưa thể bố trí việc làm cho họ Để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ,

sau khi thoả thuận với NLĐ, doanh nghiệp này cho các đối tác, khách hàng hoặc doanh nghiệp khác thuê lại NLĐ trong thời gian

nhất định

Theo lĩnh vực cho thuê lao động, có thể phn chia cho thuê lao động thành các hình thức sau:

- Cho thuê lại lao động giản đơn

Ở đây bên cho thuê lại lao động tuyển dụng NLĐ có tay nghề nhất định hoặc là lao động phổ thông, giản đơn và cho người thuê

lại lao động thuê để thực hiện các công việc như xây dựng, may

mặc, bảo vệ, giúp việc gia đình hoặc để người thuê lại lao động

lấp vào các vị trí bị trống do NLĐ tại các vị trí làm việc tạm nghỉ hoặc để hoàn thành một dự án hoặc một công việc cụ thể mà tính

chất cơng việc đơn giản, khơng địi hỏi nhiều kĩ nang va NLD cho thuê sau khi hết thời hạn được thuê sẽ trở về làm việc cho người

cho thuê lại lao động

- Cho thuê chuyên gia và các vị trí lãnh đạo

Trang 23

các cá nhân có kĩ năng và tay nghề cao, thường là các kĩ sư, luật

sư, kế toán, bác sĩ, doanh nhân Sau đó, cho các khách hàng có

nhu cầu sử dụng nguồn nhân sự cao cấp thuê lại như một cơ hội

việc làm cho NLĐ cho thuê Sau thời gian làm việc cho người thuê lại lao động, nếu đáp ứng được yêu cầu của người thuê lại lao

động, họ có thể được người thuê lại lao động tuyển dụng trực tiếp,

nếu khơng họ có thể trở về làm việc cho người cho thuê lại lao động

Il NOI DUNG PHAP LUAT DIEU CHINH HOAT DONG

CHO THUE LAI LAO DONG

1 Nguyên tắc pháp luật điều chỉnh hoạt động cho thuê lại

lao động

1.1 Nguyên tắc bảo vệ người lao động

Trong thị trường lao động, sức lao động được coi là hàng hoá Tuy nhiên, nguyên tắc “Không nên coi lao động như là một loại hàng hoá thương mại” (Thoả ước Versailles 1919) cho thấy, tham

gia thị trường lao động, NLĐ không thể bị trao đổi như những

hàng hoá thông thường

Quan hệ cho thuê lại lao động là quan hệ ”tam giác” giữa ba bên: bên cho thuê lao động - NLĐ - bên thuê lại lao động, trong đó NLĐ đồng thời tham gia và liên quan đến hai mối quan hệ với hai bên có nhu cầu thuê mướn, sử dụng họ với mục đích khác

nhau Tham gia mối quan hệ cho thuê lại lao động, NLĐ cũng có

những cơ hội nhất định so với làm việc cố định tại một doanh nghiệp như: khả năng linh hoạt về việc làm, tránh được tình trạng

thất nghiệp; biết được nhiều doanh nghiệp với môi trường lao

động khác nhau; thu thập, tích lãy nhiều kinh nghiệm làm việc

Tuy nhiên, cũng phải thấy những rủi ro đối với NLĐ trong quan

hệ nay là không ít, như: ï) Việc làm bắp bênh, không ổn định, bên

thuê lại lao động thường sử dụng NLĐ vào những công việc ngắn

hạn, tạm thời nhằm giải quyết những nhu cầu trước mắt hoặc khó

24

Trang 24

khăn tạm thời về lao động Từ đó bản thân NLĐ cũng khơng có

định hướng nghề nghiệp rõ ràng; ii) Không có mối quan hệ gắn

bó, chia sẻ với NSDLĐ trong quan hệ lao động: Do thường xuyên thay đổi nơi làm việc khác nhau nên sự gắn kết giữa hai bên hầu như khơng có, từ đó những lợi ích mà NLĐ có thể thụ hưởng từ doanh nghiệp như chính sách phúc lợi, đào tạo, bỗ nhiệm, thăng tiến rất hạn chế vì bên thuê lại lao động thường không quan tâm đến NLĐ cho thuê lại như một lực lượng nhân lực cần thiết của họ; iii) Thu nhập của NLĐ cho thuê lại thường thấp: Do tính chất thời vụ của cơng việc, chi phí khi doanh nghiệp phải bỏ ra ngồi tiền lương (phí th lại), tiền thưởng theo thời gian làm việc dẫn

đến tiền lương của NLĐ không được đảm bảo như những đối

tượng lao động khác; iv) NLĐ ít có khả năng được hỗ trợ cũng như khó có được mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp như NLĐ

làm việc dài hạn hoặc có cảm giác là người lạ trong tập thể lao

động; v) Nguy cơ bị tai nạn lao động cao hơn do không được thông tin đầy đủ về rủi ro trong công việc -

Như vậy, trong quan hệ cho thuê lại lao động, bên cạnh những cơ hội thì nguy cơ bắt lợi cho NLĐ là khá cao Vì vậy, pháp luật điều chỉnh quan hệ cho thuê lại lao động cần chú ý nguyên tắc bảo vệ NLĐ trong quan hệ này Nội dung của nguyên tắc này chủ yếu bao gồm:

- Đảm bảo sự bình đẳng giữa những NLĐ làm việc cho cùng

một NSDLĐ, về nguyên tắc khơng có sự phân biệt giữa lao động

có HĐLĐ hay là lao động thuê lại (về quyền tham gia công đoàn,

bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động )

- Đảm bảo trách nhiệm của bên cho thuê lao động đối với NLĐ trong suôt quá trình tồn tại của quan hệ lao động này - Đặc

biệt là vẫn đề việc làm và tiền lương

- Trong mối quan hệ giữa ba bên: cho thuê lao động - NLÐ -

Trang 25

NLĐ Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng lợi ích của NLD cin được đặt trong sự hài hoà với lợi ích hợp pháp của các bên tham gia mối quan hệ cho thuê lại lao động cũng như lợi ích chung của xã hội

Tóm lại, thị trường lao động cho thuê lại lao động phải có chức năng như một cơ chế để cung cấp viéc lam cho NLD va doanh nghiệp muốn sử dụng lao động trong thời gian nhất định Thị trường này cũng sẽ hoạt động như một kênh mà thông qua đó, một NLĐ khơng có việc làm bền vững sẽ có được cơng việc đó trong tương lai nhờ sự tích lãy được kinh nghiệm khi làm việc theo hình thức thuê lại lao động Và trong thời gian cho thuê lại lao động, NLĐ phải được đảm bảo quyền lợi như bất cứ NLĐ nào cùng làm việc tương tự

1.2 Hoạt động cho thuê lại lao dộng là hoạt động kinh

doanh có điều kiện

Do mối quan hệ cho thuê lại lao động về bản chất là hoạt động

kinh doanh mà thông qua việc cho thuê lao động, bên cho thuê thu một khoản lợi nhuận từ hoạt động này chứ không phải thông qua việc trực tiếp sử dụng lao động, mặc dù giữa bên cho thuê lại với NLĐ có xác lập quan hệ thông qua việc kí kết HĐLĐ Ngồi ra, như đã trình bày ở trên, bên thuê lại lao động thường nhằm phục vụ cho những nhu cầu công việc tạm thời, mùa vụ, trong thời hạn

ngắn NLĐ làm việc ở những doanh nghiệp thuê lại dễ ở vị thế bắt

lợi so với những NLĐ khác trong doanh nghiệp Do đó, nếu khơng

có những điều kiện ràng buộc về mặt pháp lí thì nguy co bat ổn và

sự lạm dụng của các bên trong quan hệ này là tất yếu Kinh nghiệm của nhiều nước khi điều chỉnh pháp luật về vấn đề này thường đưa

ra những quy định khá chặt chẽ về điều kiện đối với các bên tham

gia quan hệ cho thuê lại lao (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đức, Pháp ) Song cũng có nước quy định về vấn đề này khá mềm dẻo theo hướng tôn trọng những nguyên tắc chung của thị trường

(Anh, Mỹ) Chẳng hạn, pháp luật Anh khơng có bất kì điều khoản

26

Trang 26

nao gidi han pham vi nghé nghiép cho sap xép lao động phái cử, nói cách khác mọi nghề nghiệp đều có thể phái cử Ở Mỹ, cho thuê lại lao động hoàn toàn được thả nổi theo các chức năng của thị trường; ngoài phái cử lao động, các loại hình dịch vụ cung ứng lao động cũng được phép Khơng có luật Liên bang về phái cử lao

động, bảo vệ lao động phái cử là căn cứ trong ““lí thuyết của

NSDLĐ chung? xuất phát từ án lệ.' Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của quan hệ này mà nhìn chung các nước ở các mức độ khác nhau đều quy định đây là hoạt động kinh doanh có điều kiện Các điều kiện thường là: đăng kí, ngành nghề được phép cho thuê lại lao động, hình thức pháp lí của quan hệ cho thuê lại lao động, kí quỹ, bảo vệ NLĐ tham gia quan hệ cho thuê lại lao động

2 Chủ thể của quan hệ cho thuê lại lao động

2.1 Người cho thuê lại lao động

Trong thuật ngữ pháp lí của nhiều quốc gia trên the giới về cho thuê lại lao động đưa ra các khái niệm khác nhau về người cho thuê lại lao động, tuỳ thuộc vào quy định của luật quốc gia đó về chủ thể hoạt động cho thuê lại lao động

Tại khoản 1 Điều 5 Luật số 2012:854 ngày 14/12/2012 của

Thuy Sỹ về Luật Cơ quan dịch vụ lao động quy định: “Cơ quan dịch vụ lao động tạm thời: bắt cứ thể nhân hoặc pháp nhân nào tuyển dụng những lao động tạm thời để chuyển họ đến làm việc và chịu sự điều hành, giám sát của một người sử dụng khác ”? Quy

định này được biểu là bất cứ cá nhân hoặc tổ chức nào có hoạt

động tuyển dụng lao động, sau đó gửi đến, cử đến một chủ thể có hoạt động kinh doanh để làm việc đưới sự điều hành, giám sát của chủ thể đó thì đó là người cho thuê lại lao động Theo quy định } Tài liệu nghiên cứu cho thuê lại lao động, Nxb Lao động - xã hội, 201 1, tr 109 - 110 ? Nguyên văn: “temporary-work agency: any natural or legal person who employs

temporary agency workers in order to assign them to user undertakings to work

under their supervision and direction”

Trang 27

của pháp luật Thuy Sỹ thì người cho thuê lại lao động có thể là cá

nhân hoặc pháp nhân, chứ không bắt buộc phải là pháp nhân,

doanh nghiệp hoặc tổ chức

Trong Luật số 88 ngày 05/7/1985 về bảo vệ hoạt động của đoanh nghiệp kinh doanh lao động phái cử và đảm bảo cải thiện các điều kiện làm việc của lao động phái cử (Act of Securing the

proper Operation of Worker Dispatching Undertaking and Improved

Working Conditions for Dispatched worker) ctia Nhat Bản cũng không quy định chủ thể người cho thuê lại lao động là pháp nhân hay tổ chức mà chỉ ghỉ nhận chung là bất cứ ai có hoạt động phái cử lao động Tại khoản 1 Điều 5 Luật này quy định: “Bát cứ người nào có dự định tiễn hành hoạt động kinh doanh lao động phái cử sẽ phải xin cấp phép từ Bộ trưởng Bộ Y tế, lao động và phúc lợi xã hội”;! hoặc tại khoản 1 Điều 16 quy định: “Bát cứ người nào có dự định tiễn hành hoạt động kinh doanh lao động phái cử chuyên biệt phải đệ trình thơng báo bằng văn bản tới Bộ trưởng Bộ Y tế, lao động và phúc lợi xã hội ” Hàn Quốc cũng quy định tương tự như Nhật Bản về chủ thể là người cho thuê lại

lao động Cụ thể, khoản 1 Điều 7 Luật số 5512 ngày 20/02/1995

và các Luật sửa đổi, bỗ sung của Hàn Quốc quy định: “Bắt cứ ai dự định tiễn hành hoạt động kinh doanh lao động phái cử sẽ phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ Việc làm và lao động theo quy định tại Pháp lệnh Lao động và việc làm”.2 Như vậy, có thé nói, chủ thể là người cho thuê lại lao động trong quy định về lao động phái cử của Nhật Bản và Hàn Quốc không những bao gồm

các tổ chức, pháp nhân mà còn là cá nhân nếu đáp ứng đủ và tuân

thủ các yêu cầu của pháp luật

! Nguyên văn: “Any person who intends to carry on a general worker dispatching under taking shall obtain a license from the Minister of Health, Labour & Welfare” ? Nguyên vin: “A person who intends to carry out a worker dispatch undertaking shall obtain permission from the Minister of Employment and Labor as prescribed

by the Ordinance of the Ministry of Employment and Labor”

Trang 28

Hợp chúng quốc Hoa Kỳ tuy khơng có luật Liên bang về cho

thuê lại lao động nhưng tại nhiều tiểu bang lại có các quy định của

tiểu bang về cho thuê lại lao động và các quy định về chủ thể

người cho thuê lại lao động cũng tương đối đồng nhất giữa các tiểu bang Theo quy định của Tiểu bang Georgia: “Thuột ngữ

“công tỉ cho thuê NLĐ” nghĩa là các chủ thể kinh doanh độc lập hoặc chủ thể có tuyển dụng lao động hoạt động kinh doanh thông qua cung cắp NLĐ cho thuê tới các NSDLĐ khác ” (Luật An ninh

việc làm số 34-8-32(a) - Tiểu bang Georgia) Phần 288.032.2(4)

của Luật An ninh việc làm của Tiểu bang Missouri ghi nhan: “Đơn vị người cho thuê lao động” nghĩa là một chủ thể kinh doanh độc lập, đơn vị tuyển dụng lao động để kinh doanh thông qua hoạt động cho thuê lại NLĐ với bắt kì NSDLĐ khác, cá nhân, tổ chức, công tỉ, tập đoàn hoặc các pháp nhân khác ”; Tiểu bang Massachusetts định nghĩa về chủ thể là người cho thuê lại lao động như sau: “Công f¡ cho thuê lại lao động là doanh nghiệp tr nhân, công ti, tập đoàn hoặc các chủ thể kinh doanh khác ” (Phần 14 Chương 152 chú giải luật chung Massachusetts) Theo

tiểu mục 2 Đạo luật số 268.163 của Tiểu bang Minnesota, thuật

ngữ: “Doanh nghiệp cho thuê lao động nghĩa là một tổ chức việc làm cung cấp NLĐ của mình cho các doanh nghiệp khác, cá nhân khác và tổ chức việc làm đó khơng chấm dứt quan hệ lao động (NSDLD - NLP), voi NLD lam viéc cho bên thuê lao động” Các thuật ngữ dùng để chỉ người cho thuê lại lao động, theo quy định

của một số Tiểu bang nêu trên, đều là các tổ chức, chủ thể kinh

doanh độc lập hoặc là các cá nhân nhưng là cá nhân có hoạt động kinh doanh (28, phụ lục C, pg C-1 đến C-10)

Theo pháp luật hiện hành về cho thuê lại lao động của Việt Nam thì bên chủ thể là người cho thuê lại lao động phải là doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật: “Doanh nghiệp cho thuê lại lao động là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp, được cấp giấy phép

Trang 29

hoạt động cho thuê lại lao động, có tuyển dụng và kí hợp đẳng lao

động nhưng không trực tiếp sử dụng mà cho người sử dụng lao động khác thuê lại (sau đây gọi là doanh nghiệp cho thuê) ”.!

Từ các phân tích nêu trên, có thể thấy quy định của pháp luật các nước về chủ thể là bên cho thuê lại lao động tương đối đồng nhất, đó là các cá nhân, tổ chức, pháp nhân , nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về cho thuê lại lao động hoặc lao

động phái cử thì được tham gia vào hoạt động kinh doanh này

Quy định như vậy vừa không vi phạm nguyên tắc tự do kinh doanh của các chủ thể theo quy định của pháp luật các quốc gia nêu trên, vừa đảm bảo hạn chế các chủ thể không đủ năng lực tham gia vào thị trường, đảm bảo hạn chế độc quyền trong hoạt động cho thuê lại lao động, làm lành mạnh thị trường và tạo ra khả năng cạnh tranh cho các chủ thể nhằm thúc day thi trường lao động phát triển và nâng cao chất lượng của thị trường lao động

Pháp luật cho thuê lại lao động của Việt Nam quy định bên cho thuê lại lao động phải là doanh nghiệp Quy định này đã loại

bỏ một số chủ thể kinh doanh mà dưới góc độ quyền tự do kinh

doanh, họ có quyền được tham gia như: hộ gia đình, hợp tác xã, cá

nhân Các chủ thể này có các điều kiện cần theo quy định của pháp luật về cho thuê lại lao động nhưng họ khơng có điều kiện đủ là phải đăng kí thành lập doanh nghiệp theo quy định

Nghiên cứu pháp luật các nước như Thuy Sỹ, Singapore, Hàn

Quốc, Nhật Bản hoặc các tiểu bang của Hoa Kỳ về cho thuê lại

lao động cho thấy, rằng pháp luật các nước hoặc vùng đó đều quy

định rất chặt chẽ về hình thức và nội dung của hoạt động này khi

quy định điều kiện của chủ thể là người cho thuê lại lao động như điều kiện về thủ tục đăng kí, thủ tục cấp phép, phí, vốn, thời hạn

! Theo văn bản hiện hành hướng dẫn BLLĐ năm 2012 về cho thuê lại lao động

(Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 29/2019/NĐ-CP ngày 20/3/2019 của Chính phủ)

Trang 30

cho thuê lao động hoặc ngành nghề được kinh doanh cho thuê lại lao động Thậm chí cịn quy định cả hình phạt hình sự đối với

các hành vi vi phạm pháp luật về cho thuê lại lao động, nhằm hạn

chế các tiêu cực của hoạt động kinh doanh cho thuê lại lao động tới NLĐ và đảm bảo sự phát triển lành mạnh của thị trường lao động nói chung và hoạt động cho thuê lại lao động nói riêng

Theo Luật Tổ chức dịch vụ việc làm (số 92) năm 2012 của Singapore, chỉ những chủ thể được cấp phép hoạt động dịch vụ việc làm mới được cho thuê lại lao động, nếu vi phạm có thể bị phạt tiền đến 120.000 SGD (Singapore Dollar) hoặc 4 nam tu

giam hoặc áp dụng cả hai hình phạt

Trong Chương 277-B Employee Leasing Companies của Luật số 23 - Lao động của Tiểu bang New Hampshire, Hoa Ky quy

định mọi người cho thuê lại lao động hoạt động trên lãnh thổ của

Tiểu bang phải được cấp phép bởi Bộ Lao động của Tiểu bang và phải có vốn pháp định tối thiểu là 100.000 USD (Điều 277-B:6) và khơng được có số NLD cho thué quá 100 người nếu là chủ thể không mang quốc tịch của Tiểu bang hoạt động cho thuê lại lao

động tại Tiểu bang (Điều 277-B:5)

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, chủ thể là người cho

thuê lại lao động phải có đủ các điều kiện sau:'

- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện

hoạt động cho thuê lại lao động phải bảo đảm điều kiện: + Là người quản lí doanh nghiệp;

+ Khơng có án tích;

+ Đã làm việc trong lĩnh vực cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 thang) tro lên trong thời hạn 05

năm liền kề trước khi đề nghị câp giây phép

! Theo văn bản hiện hành hướng dẫn BLLĐ năm 2012 về cho thuê lại lao động

Trang 31

- Doanh nghiệp đã thực hiện kí quỹ 2.000.000.000 đồng (hai tỉ

Việt Nam đồng) tại ngân hàng thương mại hoặc chỉ nhánh ngân

hàng nước ngoài thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam - Được chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (và tương đương) nơi đặt trụ sở chính cấp phép hoạt động;

~ Danh mục công việc thực hiện cho thuê lại lao động phù hợp với quy định của pháp luật

Tóm lại, chủ thể là người cho thuê lại lao động được quy định

trong pháp luật về cho thuê lại lao động hoặc lao động phái cử của

các nước Mỗi quốc gia có quy định khác nhau xong nhìn chung pháp luật dều ghỉ nhận và quy định bên cho thuê lại lao động là chủ thể có hoạt động kinh doanh, có thể là cá nhân hoặc pháp

nhân hoặc tổ chức có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về

hoạt động cho thuê lại lao động và là chủ thể có quan hệ lao động cho thuê lại lao động với tư cách là NSDLĐ

2.2 Người lao động cho thuê

Khi tham gia vào mối quan hệ cho thuê lại lao động, cá nhân

với tư cách là NLĐ, trước hết phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về chủ thể của quan hệ pháp luật, đó là họ phải

có đủ năng lực pháp luật lao động và năng lực hành vi lao động

Pháp luật của các nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, một số tiểu

bang của Hoa Kỳ hoặc các tổ chức hoạt động cho thuê lại lao động chuyên nghiệp, nghiên cứu của các học giả nước ngoài hoặc trong báo cáo của các cá nhân, tổ chức về cho thuê lại lao động đều đưa ra khái niệm về NLĐ cho thuê Trong bài viết “Luật về lao động cho thuê và lao động tạm thời theo quy định của chính sách trách nhiệm thương mại chung” của tác giả Steven P Permutter đăng trên Tap chi Tort Trial & Insurance Practice Law Journal, Spring/Summer 2010 (45:3-4) đã đưa ra khái niệm NLD tham gia quan hệ lao động cho thuê như sau: “WLĐÐ cho thuê nghĩa là người

32

Trang 32

được thuê bởi người thuê lại lao động từ tổ chức cho thuê lao

động theo thoả thuận giữa người thuê lại lao động và tổ chức cho thuê lao động, để thực hiện các nghĩa vụ liên quan theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của người thuê lại lao động NLĐ cho thuê không bao gôm NLĐ tạm thời ”;! hay định nghĩa về NLĐ cho thuê trên trang điện tử của USLEGAL, INC: “Những NLĐ cho thuê là những NLĐ được thuê bởi các khách hàng từ đơn vị cho thuê lại lao động để thực hiện công việc nhất định Những NLĐ cho thuê sẽ không nằm trong bảng lương của bên thuê lại lao động Thuế thụ nhập, tiền công và trách nhiệm báo cáo về đối tượng này thuộc về bên cho thuê lại lao động *“? Trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của Trường Đại học Luật Hà Nội cũng đã đưa ra khái niệm NLD cho thuê như sau: “WLĐ cho thuê là người được tuyển dụng bởi doanh nghiệp cho thuê lao động sau đó cho doanh nghiệp khác thuê lại trong một thời gian nhất định ".Ẻ

Trong Luật về Cho thuê lại lao động hoặc liên quan của các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc Hoa Kỳ đều có định nghĩa về NLĐ cho thuê Chẳng hạn, tại khoản 2 Điều 2 Luật số 88 ngày 05/7/1985 về bảo vệ hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh lao ! Perlmutter, Steven P, “Luật về “lao động cho thuê” và” lao động tạm thời” theo

quy định của chính sách trách nhiệm thuong mai chung”, Tort Trial & Insurance

Practice Law Journal, Spring/Summer 2010 (45:3-4) p 762 - 809 (bản tiếng Anh) Nguyén van: “Leased worker” means a person leased to you by a labor leasing Jirm under an agreement between you and the labor leasing firm, to perform duties related to the conduct of your business “Leased worker” does not include a

“temporary worker” (p 763)

Leased Employees Law & Legal Definition, http:/definiions.uslegal com/I/leased-employees Nguyén vin: Leased employees are employees hired by client firms from employee leasing agencies for their own particular works The leased employees will not be listed in the employers’ pay rolls Their withholding, depositing, and reporting responsibilities would remain with the leasing agency

3 Trường Đại học Luật Hà Nội, “Cho thuê lại lao động - Một hướng điều chỉnh của

pháp luật lao dong Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế", Để tài khoa học cấp cơ sở, 2012, tr 50

Trang 33

động phái cử và đảm bảo cải thiện các điều kiện làm việc của lao động phái cử của Nhat Ban djnh nghia: “NLD phái cử nghĩa là NLĐ được tuyển dụng bởi NSDLĐ và trở thành khách thể của

hoạt động lao động phái c#”.! Hoặc khoản 5 Điều 2 Luật số 5512 ngày 20/02/1995 và các Luật sửa đổi, bố sung của Hàn

Quốc định nghĩa: “Thuật ngữ NLĐ phái cử nghĩa là một người được tuyển dụng bởi NSDLĐ cử đi và là đối tượng của hoạt động

phái cử lao động”.? Tại ấn phẩm số 560 (2012), Chương trình

hưu trí cho doanh nghiệp nhỏ đăng tại cổng thông tin điện tử của Sở thuế vụ Hoa Kỳ đưa ra khái niệm NLĐ duge thué: “NLD được thuê lại không phải là NLĐ trong thông luật, nhưng phải được đối xử như NLĐ khi đề cập các mục tiêu về kế hoạch hưu trí nễu người này:

- Cung cấp những dịch vụ cho người thuê lại lao động theo thoả thuận giữa người thuê lại lao động và tổ chức cho thuê lao động

- Thực hiện các công việc cho người thuê lại lao động (hoặc cho người thuê lại lao động và những người liên quan) thực tế

toàn thời gian trong vịng ít nhất một năm

- Thực hiện công việc theo sự điều hành, giảm sát trực tiếp của người thuê lại lao động ”.`

' Neuyén van: “Dispatched Worker” means a worker, employed by an employer, who becomes the object of Worker Dispatching"; (AWB ER HOARE

KHELTUIIIL EWS)

? Nguyén van: “The term “dispatched worker” means a person who is employed by a

sending employer and subject to worker dispatch”

3 Sở thuế vụ Hoa Kỳ (2012), Chương trình hưu trí cho doanh nghiệp nhỏ, ân pham

s6 560 http://www.irs.gov/publications/p560/ch01.html Nguyén van: “Leased employee A leased employee who is not your common-law employee must generally be treated as your employee for retirement plan purposes if he or she does all the following

- Provides services to you under an agreement between you and a leasing

organization

- Has performed services for you (or for you and related persons) substantially full

time for at least | year

- Performs services under your primary direction or control”

Trang 34

Pháp luật cho thuê lại lao động Việt Nam định nghĩa: “Người

lao động thuê lại là người lao động có năng lực hành vi dân sự đây đủ, được doanh nghiệp cho thuê tuyển dụng và kí hợp dong

lao động, sau đó làm việc và chịu sự điều hành của bên thuê lại

lao động” !

Qua các khái niệm trên có thể rút ra một số đặc trưng của NLĐ cho thuê lại như sau:

- Là cá nhân có đủ năng lực theo quy định của pháp luật để làm một bén trong HDLD;

- Là NLĐ được tuyển dụng bởi người cho thuê lại lao động

bằng HĐLĐ;

- Được gửi đến, cử đến làm việc với người thuê lại lao động

thông qua hợp đồng hoặc thoả thuận thuê lao động giữa người

thuê lại lao động và người cho thuê lại lao động có thời hạn;

- Trong thời gian làm việc cho người thuê lai lao dong, NLD chịu sự giám sát, điều hành trực tiếp của người thuê lại lao động

2.3 Người thuê lại lao động

Người thuê lại lao động là một chủ thể trong quan hệ cho thuê lại lao động Trong các bản báo cáo, các bài viết hoặc pháp luật

của các nước quy định về cho thuê lại lao động đều có định nghĩa

về chủ thể này Chẳng hạn, khoản 4 Điều 2 Luật số 5512 ngày 20/02/1995 và các Luật sửa đổi, bổ sung của Hàn Quốc định

nghĩa: “Thuật ngữ “người thuê lại lao động” được hiểu là người

sử dụng NLĐ phái cử theo hợp đồng phái cử lao động ”.2 Luật Tỗ

chức dịch vụ việc làm của Thụy Sỹ cũng đưa ra định nghĩa về người thuê lại lao động như sau: “Người thuê lại lao động: Bắt cứ ! Theo văn bản hiện hành hướng dẫn BLLĐ năm 2012 về cho thuê lại lao động (khoản 3 Điều 3 Nghị định số 29/2019/NĐ-CP ngày 20/3/2019 của Chính phủ) ? Nguyên văn: “The term ‘ “using employer" means a person who uses a dispatched worker under a worker dispatch contract”

Trang 35

thể nhân hoặc pháp nhân nào trực tiếp điều hành và giám sat

NLĐ làm việc tạm thời từ các tổ chức dịch vụ việc làm ”.!

Luật Lao động, RSA 227-B - Các công ti cho thuê lao động (Employee Leasing Company) của Tiểu bang New Hampshire, Hoa

Kỳ, định nghĩa người thuê lại lao động như sau: “Người thuê lại lao

động (doanh nghiệp khách hàng) nghĩa là một người tham gia vào thoả thuận thuê lao động với một doanh nghiệp cho thuê lao động ” : Khái niệm này cũng gần giống với khái niệm người thuê lại lao

động của Hàn Quốc hoặc Thuy Sỹ, trong đó chủ thể là người

thuê lại lao động có thể là cá nhân, tổ chức hoặc pháp nhân nếu tham gia là một bên trong hợp đồng hoặc thoả thuận thuê lao động với chủ thể là người cho thuê lại lao động thì là người thuê lại lao động

Pháp luật cho thuê lại lao động Việt Nam quy định: “Bên /›u„ê

lại lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia

đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng người lao động trong một thời gian xác định nhưng không trực tiếp tuyển dụng mà thuê lại người

lao động của doanh nghiệp cho thuê” 4

Như vậy, pháp luật cho thuê lại lao động các nước khá tương

đồng nhau về cách xác định chủ thể là người thuê lại lao động, đó là các các chủ thể có nhu cầu sử dụng lao động, có đủ năng lực

theo quy định của pháp luật để làm một bên trong hợp đồng hoặc

thoả thuận dịch vụ đều có thể trở thành chủ thể tham gia vào quan

hệ cho thuê lại lao động Nghĩa là mọi cá nhân, hộ gia đình, tả

chức, cơ quan nếu có đủ năng lực dân sự theo quy định của

pháp luật đều có thể thuê lao động từ người cho thuê lại lao động ' Nguyén van: “User undertaking: any natural or legal person for whom, and under the supervision and direction of ‘whom, a temporary agency worker works temporarily”

? Nguyén van: “Client company” means a person who enters into an employee leasing

arrangement with an employee leasing company”

3 Theo văn bản hiện hành hướng dẫn BLLĐ năm 2012 về cho thuê lại lao động (khoản 2 Điều 3 Nghị định số 29/2019/NĐ-CP ngày 20/3/2019 của Chính phủ)

36

{

Trang 36

để tạo lên lực lượng lao động của mình trong thời hạn luật định, trong những ngành nghề mà pháp luật không cắm

Qua những nội dung đã phân tích, bên thuê lại lao động có một

số đặc trưng như sau:

- Là pháp nhân, cá nhân, hộ gia đình, tổ chức

- Là một bên tham gia vào quan hệ hợp đồng hoặc thoả thuận thuê lao động với người cho thuê lại lao động

- Điều hành, giám sát trực tiếp NLĐ được thuê trong thời gian

đã thoả thuận

3 Quyền và nghĩa vụ chủ thể trong hoạt động cho thuê lại lao động

3.1 Quyền và nghĩa vụ của người cho thuê lại lao động

* Quyên của người cho thuê lại lao động

Như đã trình bày ở trên, pháp luật của hầu hết các quốc gia

đều quy định người cho thuê lại lao động là NSDLĐ hoặc NSDLĐ

chung Do vậy, người cho thuê lại lao động có các quyền của NSDLD theo quy định của luật quốc gia về lao động nói chung

Bên cạnh đó, người cho thuê lại lao động còn tham gia vào quan hệ hợp đồng với người thuê lại lao động với tư cách là bên cung

cấp địch vụ trong hợp đồng hoặc thoả thuận cho thuê lại lao động

nên có các quyền dân sự trong giao dịch đã xác lập

- Quyên trong quan hệ pháp luật lao động: Nhóm quyền này được pháp luật lao động nói chung và pháp luật cho thuê lại lao động của quốc gia điều chỉnh, đó là:

Fe Tuyển dụng, bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản

xuật, kinh doanh;

+ Khen thưởng và xử lí vi phạm kỉ luật lao động;

+ Thương lượng, kí kết thoả ước lao động tập thể; tham gia

Trang 37

x £ a &

về các vân để trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất

và tinh than ca NLD;

+ Chấm dứt HĐLĐ trong các trường hợp theo quy định của

pháp luật

- Quyên trong quan hệ pháp luật dân sự: Nhóm quyền trong quan hệ pháp luật này sẽ được điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật dân sự (luật tư) Tuỳ vào luật từng quốc gia mà nhóm quyền này được quy định nhưng nhìn chung nhóm quyền này

được điều chỉnh theo nguyên tắc của các giao dịch dân sự, hợp

đồng là: Tự do thoả thuận trong xác lập các quyển, nghĩa vụ và không vi phạm điều cắm của pháp luật

* Nghĩa vụ của người cho thuê lại lao động

Xuất phát từ bản chất hoạt động kinh doanh của người cho thuê lại lao động là hoạt động kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận từ

một đối tượng hết sức đặc biệt, đó là kinh doanh sức lao động của

NLĐ, thông qua hợp đồng hoặc thoả thuận cho thuê lại lao động, do vậy pháp luật của các quốc gia cũng như Việt Nam quy định rất

chặt chẽ về nghĩa vụ của chủ thể này Cụ thể, ngoài các quy định

về nghĩa vụ của NSDLĐ theo nghĩa rộng cịn có nghĩa vụ của chủ thể này khi tham gia vào quan hệ pháp luật cho thuê lại lao động nhằm ngăn ngừa sự vi phạm các quyền và lợi ích của NLĐ cho

thuê Trong luật về cho thuê lại lao động của nhiều quốc gia như:

Singapore, Anh, một số tiểu bang của Hoa Kỳ , đều quy định các

chế tài rất nghiêm khắc cho chủ thể này nếu vi phạm các nghĩa vụ

Trong mối quan hệ cho thuê lại lao động, ngoài các nghĩa vụ với tư cách là NSDLĐ, người cho thuê lại lao động còn được điều

chỉnh bởi pháp luật dân sự (luật tư) về các nghĩa vụ mà người cho thuê lại lao động phải thực hiện khi tham gia mối quan hệ pháp luật dân sự với người thuê lại lao động thông qua hợp đồng hoặc

thoả thuận thuê lao động

38

—“

Trang 38

- Nghia vụ trong quan hệ pháp luật lao động

Theo quy định của pháp luật nhiều quốc gia về cho thuê lại lao

động, ngoài nghĩa vụ của NSDLĐ nói chung như:

+ Kí kết và thực hiện HĐLĐ, thoả ước lao động và các thoả

thuận khác với NLĐ; tôn trọng danh, tôn trọng danh dự, nhân

phẩm của NLĐ;

+ Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại với tập thể lao động

tại doanh nghiệp;

+ Lập số quản lí lao động, số lương và xuất trình khi cơ quan

có thẳm quyền yêu cầu;

+ Khai trình việc sử dụng lao động và định kì báo cáo tình

hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quan quản lí nhà nước về lao động ở địa phương;

ot Thực, hiện các quy định khác của pháp luật về lao động, pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật vê bảo hiểm y tế

Nghĩa vụ của người cho thuê lại lao động còn được điều chỉnh bởi các nghĩa vụ đo pháp luật cho thuê lại lao động điều chỉnh như:

+ Thông báo cho NLĐ cho thuê biết nội dung của hợp đồng

hoặc thoả thuận cho thuê lại lao động;

+ Trả lương cho NLĐ cho thuê không thấp hơn tiền lương

của NLĐ của người thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng cơng việc ;

+ Lập hồ sơ và báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao

động cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của

pháp luật;

+ Thực hiện kê khai các khoản thuế, các khoản nghĩa vụ đối với nhà nước liên quan tới NLĐ cho thuê;

+ Khơng được có thoả thuận ngăn cản NLĐ cho thuê được thoả thuận với người thuê lại lao động đã hoặc đang làm việc để làm việc cho họ

Trang 39

- Nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật dân sự:

Trong quan hệ giữa người cho thuê lại lao động và người thuê lại lao động là quan hệ thuộc luật tư, do vậy người cho thuê lại lao động phải thực hiện các nghĩa vụ mà mình đã thoả thuận trong hợp đồng hoặc thoả thuận cho thuê lại lao động với người thuê lại

lao động Ngoài ra, pháp luật về cho thuê lại lao động của một số

quốc gia còn quy định thêm một số nghĩa vụ mà người cho thuê lại lao động phải tuân thủ nếu trong hợp đồng hoặc thoả thuận cho thuê lại lao động không đề cập, như:

+ Dua, cw NLD có trình độ phù hợp với yêu cầu của bên thuê lại lao động và của HĐLĐ đã kí với NLĐ;

+ Thông báo cho bên thuê lại lao động biết sơ yếu lí lịch của NLĐ, yêu cầu của NLĐ

Pháp luật cho thuê lại lao động Việt Nam về cơ bản cũng quy định quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê lại lao động tương tự như pháp luật các nước trên thế giới.!

3.2 Quyền và nghĩa vụ của người cho thuê lại lao động * Quyên của NLĐ cho thuê

Bản chất của quan hệ cho thuê lại lao động là quan hệ ba bên: Người cho thuê lại lao động - NLĐ cho thuê - Người thuê lại lao động Do vậy, trong các quyền của NLĐ cho thuê, ngoài các quyền pháp luật quy định để điều chỉnh chung cho quan hệ lao

động giữa NLĐ và NSDLĐ, còn có các quyền mà pháp luật quy

định để điều chỉnh mối quan hệ gữa NLĐ cho thuê và người thuê

lại lao động, đó là:

- Tu do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao

trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử;

! Xem: Điều 56 BLLĐ năm 2019

Trang 40

- Được hưởng lương, các khoản như lương trên cơ sở thoả thuận với NSDLĐ;

- Hưởng phúc lợi theo quy định của pháp luật;

- Được tham gia thành lập, gia nhập, hoạt động cơng đồn, các tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ;

- Được bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật;

- Đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định của pháp luật; - Khiếu nại với người cho thuê lại lao động trong trường hợp người thuê lại lao động vi phạm hợp đồng hoặc thoả thuận thuê lại lao động;

- Từ chối thực hiện các công việc vượt quá các thoả thuận trong hợp đồng hoặc thoả thuận cho thuê lại lao động;

- Không bị phân biệt đối xử với NLĐ của người thuê lại

lao động

* Nghĩa vụ của NLĐ cho thuê

Trong quan hệ lao động nói chung và quan hệ cho thuê lại lao động nói riêng, NLĐ cho thuê phải thực hiện các nghĩa vụ sau:

- Nghĩa vụ trong quan hệ lao động:

+ Thực hiện HĐLĐ, thoả ước lao động tập thể;

+ Chấp hành kỉ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự điều hành hợp pháp của NSDLĐ;

+ Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và

pháp luật về bảo hiểm y tế

- Nghĩa vụ trong quan hệ với người thuê lại lao động:

Ngày đăng: 15/11/2023, 14:37