1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Một giống nhãn nhiều triển vọng pptx

4 420 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 99,49 KB

Nội dung

Một giống nhãn nhiều triển vọng Hội thi Trái ngon, an toàn thực phẩm và sản phẩm nông nghiệp tỉnh Bến Tre vừa qua đã trao giải nhì cho mẫu dự thi nhãn thạch kiệt của nhà vườn Nguyễn Chí Dũng (ấp Sơn Lân, Sơn Định, Chợ Lách, Bến Tre). Nét đặc trưng của giống nhãn thạch kiệt là cây nhãn tự tạo tán với sinh khối lớn, chùm nhãn to, số trái trên chùm rất sai, trái phân bố đều trên chùm và đều nhau về kích cỡ. Cho đến nay, chưa phát hiện cây nhãn nào bị bệnh chổi rồng (đầu lân) - một thứ bệnh tiềm ẩn làm giảm sản lượng nhãn Nam bộ. Theo ông Nguyễn Văn Bình, một chủ vựa cây giống ở Chợ Lách, giống nhãn này do ông Lưu Xuân Quý mang về từ Trung Quốc, được ông Nguyễn Chí Dũng tháp trên gốc nhãn xuồng cơm vàng, sau đó lấy bo giống nhãn thạch kiệt ghép lên các gốc nhãn tiêu da bò và tiêu lá bầu. Nhãnmột loại cây ăn trái phổ rộng, thích hợp cả ở vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới. Tuy nhiên, trái với đặc tính phổ rộng, trên phương diện giống, nhãn biểu thị đặc tính tiểu vùng rất cao. Trên mỗi tiểu vùng sinh thái có những giống nhãn phát triển và cho năng suất, chất lượng sản phẩm tốt. Không ít trường hợp cây nhãn giống nào đó từ vùng sinh thái này chuyển sang vùng khác trồng cây cho sản phẩm không tốt, thậm chí cây không cho hoa, trái. Kinh nghiệm của các nhà làm giống cho hay, cây từ vùng á nhiệt đới dễ dàng phù hợp ở vùng nhiệt đới hơn so với chiều ngược lại. Do đặc tính sinh lý, để Nhãn thạch kiệt phát triển khá nhanh theo xu thế tự tạo tán theo hình mâm xôi. Quan sát vườn nhãn ở thị trấn Chợ Lách và so với vườn nhãn thạch kiệt ở Quảng Đông không có gì khác. Theo ông Bình, nhà vườn trồng nhãn thạch kiệt sử dụng cây giống chiết còn lá chân (chỉ có thể thực hiện trên vườn nhãn miền Đông), trồng trên mô, bón lót, bón thúc đúng mức khuyến cáo, tưới nước đầy đủ và khoảng cách trồng 5 m x 6 m hay 6 m x 6 m. Thời gian 4 năm là vườn nhãn giáp tàn lá. Năm thứ ba có thể cho ra trái nhưng để cho vườn nhãn mạnh khỏe cho sản lượng lớn nên sang năm thứ tư mới để trái. Theo kinh nghiệm của ông Nguyễn Văn Bình và các nông dân trồng nhãn thạch kiệt đã thu hoạch 2 - 3 lứa, việc xử lý ra hoa đối với nhãn thạch kiệt giống như đối với nhãn tiêu da bò. Cụ thể là nên chủ động tạo tán tỉa cành, bón phân tưới nước cho cả vườn nhãn đồng loạt có hai đợt cơi, khi đợt cơi thứ hai ra dài hết cỡ thì bón DAP và kali trắng. Khi bộ lá nhãn cơi thứ hai thật sự trưởng thành (lá lụa to hết cỡ và đồng màu) tưới thuốc KClO3 liều lượng 30 gram/1 m đường kính tán và tưới đủ nước cho thấm phân (theo khuyến cáo) và ngưng tưới để cây ra hoa đậu quả. Làm đúng yêu cầu, tất cả số cơi đều ra bông. Nhãn thạch kiệt rất dễ đậu trái và ít rụng trái non. Một chùm nhãn thạch kiệt thường có trọng lượng 1,5 - 2 kg, cá biệt có chùm dưới 1,5 và chùm trên 2 kg nhưng rất ít. Khi đủ độ chín, trái nhãn thạch kiệt phát triển nhãn, rất cần khả o nghiệm vùng trồng vớ i cây giống “tiêu chuẩn” và để nâng cao giá trị hàng hóa phải đồ ng nhất quy trình kỹ thuậ t trên những tiểu vùng. hao hao giống trái nhãn Ido nhưng mã đẹp hơn. Cơm nhãn đạt độ dày 5 mm và hạt nhỏ đều cỡ 7 - 8 mm. Chất lượng cơm nhãn khá tốt như thịt ráo, giòn, đặc biệt nhãn thạch kiệt có hương thơm đặc trưng, ngọt hơn nhãn Ido. Giá thị trường trái nhãn thạch kiệt khi sản lượng rất thấp tại Bến Tre từ 24 - 29 ngàn đồng/kg. Nét đặc trưng của nhãn thạch kiệt là cây tự tạo tán với sinh khối lớn, lá ngắn, chùm nhãn to, đều, trái nhãn không to nhưng đều nhau về kích cỡ. Vườn nhãn thạch kiệt lớn nhất có 8 tuổi, chưa phát hiện cây nhãn nào bị bệnh chổi rồng (đầu lân). . Một giống nhãn nhiều triển vọng Hội thi Trái ngon, an toàn thực phẩm và sản phẩm nông nghiệp tỉnh Bến Tre vừa qua đã trao giải nhì cho mẫu dự thi nhãn thạch kiệt của nhà. diện giống, nhãn biểu thị đặc tính tiểu vùng rất cao. Trên mỗi tiểu vùng sinh thái có những giống nhãn phát triển và cho năng suất, chất lượng sản phẩm tốt. Không ít trường hợp cây nhãn giống. được ông Nguyễn Chí Dũng tháp trên gốc nhãn xuồng cơm vàng, sau đó lấy bo giống nhãn thạch kiệt ghép lên các gốc nhãn tiêu da bò và tiêu lá bầu. Nhãn là một loại cây ăn trái phổ rộng, thích

Ngày đăng: 20/06/2014, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN