Nuôi cátầmmộtmôhình
có nhiềutriểnvọng
Cá Tầm là loại cá xương sụn, toàn bộ hệ thống xương của cá
cũng như đầu cá đều cấu tạo từ sụn, thịt cátầm trắng, dai, có
vị béo ngậy, thành phần dinh dưỡng cao, dễ hấp thụ. Trứng
cá tầm được coi là món ăn hoàng gia, được các chuyên gia
ẩm thực thế giới đánh giá là loại đặc sản hàng đầu, ngoài việc
sử dụng như một loại thực phẩm cao cấp, nó còn được dùng
để chế biến các loại mỹ phẩm. Từ thời vua Edward II -
Vương quốc Anh trong bộ luật Hoàng Gia, cátầm còn được
gọi là cá Hoàng Gia.
Đây là loại cá sống ở vùng nước lạnh. Trước đây, phần lớn
Cá Tầm được đánh bắt chủ yếu thuộc vùng nước lợ, nước
ngọt, nước lạnh có nhiệt độ 17- 260C ranh giới giữa CHLB
Nga (cũ), IRAN, Rumani và Bulgari. Đến nay, nguồn cung
cấp từ thiên nhiên này, đã gần như cạn kiệt trong khi nhu cầu
của thị trường về CáTầm ngày càng tăng, do vậy cátầm
ngày càng trở nên có giá trị.
Cá Tầm được đưa về nuôi thử nghiệm ở Việt Nam từ năm
2006, cùng dòng cá nước lạnh, nhưng cáTầm thích ứng ở
nhiệt độ từ 22 - 25 độ C, ở một số vùng thấp như: Đại Từ, Võ
Nhai (Thái Nguyên), Chợ Đồn (Bắc Kạn), Na Hang (Tuyên
Quang), Cấm Sơn (Bắc Giang)… nơi có độ cao từ 80-100m
so với mực nước biển cũng có thể nuôi loài cá này.
Nay tại Lào Cai cómột vài doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư
vào môhìnhnuôicá nước lạnh, trong đó có Công ty TNHH
Hồng Lập Việt Tiến - Bảo Yên. Để giảm bớt áp lực về vốn,
đầu năm 2011 Công ty đã lập phương án: ‘‘Xây dựng mô
hình nuôicáTầm thương phẩm tại thôn bản 9 – xã Long
Khánh – Bảo Yên’’ xin hỗ trợ kinh phí từ Chính sách
khuyến khích ứng dụng KH &CN trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Phương án đề xuất triển khai trong hơn hai năm (từ tháng
07/2011 – 08/2013), với quy mô ban đầu là 05 bể (mỗi bể có
diện tích 100m2) nuôi thả 2.850 con cá giống.
Thời gian qua, cán bộ kỹ thuật Trung tâm UDTBKH &CN
Lào Cai thường xuyên đến hiện trường kiểm tra hướng dẫn
việc nuôi trồng, chăm sóc, đồng thời theo dõi một số chỉ tiêu
kinh tế kỹ thuật của cá như: các yếu tố môi trường, nhiệt
độ đề nghị người nuôi trồng phải thường xuyên theo dõi
kịp thời phát hiện và sử lý bệnh dịch, môi trường nước…
Qua theo dõi cho thấy việc nuôicá nước lạnh nói chung, cá
tầm nói riêng cũng còn những khó khăn nhất định đó là chưa
có quy trình kỹ thuật hoàn thiện, vốn đầu tư ban đàu khá lớn;
yêu cầu quản lý, chăm sóc khắt khe hơn các loài cá khác,
không chủ động nguồn thức ăn, chủ yếu phải nhập khẩu với
giá thành cao.
Tuy nhiện sau gần một năm thực hiện phương án, bước đầu
cho thấy đàn cá sinh trưởng tốt, thích nghi với điều kiện khí
hậu, môi trường của xã Long Khánh. Từ lúc thả giống trọng
lượng trung bình của cá 100 – 150g/con, sau hơn 9 tháng
nuôi thả trọng lượng cá đã đạt bình quân 800 – 900g/con. Dự
kiến giữa năm 2013 sẽ cho thu khoảng 2.000 con cáTầm
thương phẩm với trọng lượng trung bình đạt 2kg/con, sản
lượng ước đạt 4.000 kg. Với giá bán cáTầm trên thị trường
hiện nay khoảng 300.000đ/kg sẽ cho doanh thu khoảng 1,2 tỉ
đồng, trừ chi phí đầu tư lãi thuần khoảng trên 700 triệu đồng.
Trần Thiên Phúc, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Lào
Cai - 18/06/2012
. Nuôi cá tầm một mô hình có nhiều triển vọng Cá Tầm là loại cá xương sụn, toàn bộ hệ thống xương của cá cũng như đầu cá đều cấu tạo từ sụn, thịt cá tầm trắng, dai, có vị béo ngậy,. Giang)… nơi có độ cao từ 80-100m so với mực nước biển cũng có thể nuôi loài cá này. Nay tại Lào Cai có một vài doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào mô hình nuôi cá nước lạnh, trong đó có Công ty. do vậy cá tầm ngày càng trở nên có giá trị. Cá Tầm được đưa về nuôi thử nghiệm ở Việt Nam từ năm 2006, cùng dòng cá nước lạnh, nhưng cá Tầm thích ứng ở nhiệt độ từ 22 - 25 độ C, ở một số