Các làng nghề chuẩn bị đón tết doc

3 328 0
Các làng nghề chuẩn bị đón tết doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Các làng nghề chuẩn bị đón tết Những ngày giáp tết “con mèo” 2011, các làng nghề truyền thống ở Đồng Tháp lại bước vào mùa thi đua sản xuất. Tại huyện Lai Vung, các xã Long Hậu, Vĩnh Thới và Long Phước những nhà vườn đang chăm sóc cây quýt hồng. Được biết, toàn các xã trên hiện có 1.100 ha cây quýt hồng đang cho trái, sản lượng bình quân 30 tấn/ha, cá biệt có những vườn quýt lên đến 35 - 40 tấn/ha/năm nhờ vào các kỹ thuật chăm sóc tốt. Ngay từ những ngày đầu tháng chạp trở đi nhiều thương lái tìm đến vườn đặt cọc mua quýt với giá từ 8.000 - 10.000 đồng/kg. Tuy nhiên, có nhiều nhà vườn tự tìm đầu ra bằng cách mang sản phẩm của mình đi bán tại các chợ đầu mối và thu được giá cao hơn. Theo ông Nguyễn Văn Ven (Sáu Ven, ảnh trên), ngụ tại xã Tân Phước, người nổi tiếng trồng quýt hồng vụ nghịch cho biết: “Hai mùa rồi tôi tự hái quýt đi bán nên lợi nhuận cao hơn nhiều vì không qua một trung gian nào của thương lái cả, dự kiến với 1,3 ha năm nay tôi thu hoạch không dưới 33 tấn trái”. Còn tại làng hoa Tân Quy Đông - Sa Đéc, những giỏ hoa đã sẵn sàng đến với bà con khắp nơi trên mọi miền đất nước. Năm nay nhiều giống hoa mới được nhà vườn sưu tầm đã kịp có mặt, giá cả thay đổi tùy theo từng loại như hoa vạn thọ Pháp, cúc Đài Loan, hồng nhung… màu sắc rực rỡ, vào khoảng 20 - 25 ngàn đồng. Thược dược, cúc mâm xôi… có giá cao hơn đôi chút nhưng bán rất chạy vì thời gian nở của chúng kéo dài. Tuy thời tiết cuối năm không thuận lợi đối với cây mai, nhưng đối với các chủ vườn đã chuẩn bị rất công phu với những chậu mai tươi thắm nhất. Hoa mai có rất nhiều loại như mai ghép nhiều cánh, bông to giá từ 200 ngàn đồng đến vài triệu đồng. Tiếp theo là nem Lai Vung, một loại đặc sản nổi tiếng được mọi người ưa thích. Có khoảng 30 lò nem đang chuẩn bị sẵn sàng sản xuất để có đủ số lượng cung cấp trên thị trường. Vào thời điểm này giá thịt heo trên thị trường có tăng đôi chút, nhưng giá nem vẫn ở mức cũ, từ 5.000 - 10.000 đồng/chục. Khách vãng lai bắt đầu tăng vì bà con bắt đầu đi viếng bà Chúa Xứ ở núi Sam nên nem bán rất chạy. Một loại bánh nổi tiếng ở Lai Vung là món bánh tráng. Mỗi năm khi tết đến mặt hàng bánh tráng ở đây được người dân xã Tân Phước chuẩn bị ráo riết. Tết đến, món bánh tráng dùng cuốn thịt luộc, cuốn chả giò, cá hấp hay làm gỏi cuốn. Món bánh tráng cuốn với các loại trên, chấm với mắm nêm là thực đơn trong các ngày lễ, tết. Thường ngày mỗi lò chỉ tráng khoảng 20 lít gạo (cho ra 1.300 bánh), gần tết số bánh tráng này thường tăng lên gấp đôi, gấp ba, có thể 60 lít gạo/ngày. Một lố bánh tráng (cột sẵn) có 100 cái, giá bán từ 9.000 đồng (bánh mỏng), bánh tráng dày 15.000 đồng. Bà Nguyễn Thị Nghĩa 68 tuổi, có gần 40 năm gắn bó với nghề làm bánh tráng ở đây nói: “Dù hiện nay mặt hàng bánh tráng có nhiều lò gần bên cạnh tranh, nhưng bánh tráng của chúng tôi làm ra bán chạy do có độ dai, mềm, pha chế vừa ăn…”. . Các làng nghề chuẩn bị đón tết Những ngày giáp tết “con mèo” 2011, các làng nghề truyền thống ở Đồng Tháp lại bước vào mùa thi đua sản xuất. Tại huyện Lai Vung, các xã Long. bánh nổi tiếng ở Lai Vung là món bánh tráng. Mỗi năm khi tết đến mặt hàng bánh tráng ở đây được người dân xã Tân Phước chuẩn bị ráo riết. Tết đến, món bánh tráng dùng cuốn thịt luộc, cuốn chả. Món bánh tráng cuốn với các loại trên, chấm với mắm nêm là thực đơn trong các ngày lễ, tết. Thường ngày mỗi lò chỉ tráng khoảng 20 lít gạo (cho ra 1.300 bánh), gần tết số bánh tráng này thường

Ngày đăng: 20/06/2014, 20:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan