VuakhómCầuĐúcKhómCầuĐúc là một đặc sản của tỉnh Hậu Giang đã nổi tiếng từ rất lâu, được nhiều người biết đến. Nhưng câu chuyện về một người nông dân được mệnh danh là “Vua khóm” ở xứ nầy thì không phải ai cũng biết. Đó là ông Dương Văn Thanh- chủ trang trại khóm ở xã Hỏa Tiến- thành phố Vị Thanh- tỉnh Hậu Giang. Nhiều người còn thường gọi ông là Bảy Thanh hay Bảy Khóm. Ông Thanh tiếp chúng tôi trong gian phòng khách được xây dựng trên một con mương rộng, như để làm cho không khí mát dịu những khi tiết trời oi bức. Nhìn diện mạo bên ngoài, ít ai nghĩ ông là một tỉ phú. Hiện tại, ngoài trang trại khóm rộng 200 hecta, ông còn là chủ một doanh nghiệp chuyên thu mua các loại nông sản đặt tại Cầu Đúc- một địa danh đã gắn liền với trái khóm ở xứ nầy. Mỗi năm ông thu nhập đến vài tỉ đồng. Tuy vậy, ông vẫn giữ nguyên phong thái của một lão nông miền Tây: mộc mạc, xuề xòa, hào sảng và mến khách. Để có được cơ ngơi như hôm nay, ông Thanh đã phải gầy dựng bằng cả cuộc đời của một cựu chiến binh ít chữ, không đất, không tiền, con cái nheo nhóc. Từng chịu cảnh đói ăn rách mặc. Con đường mưu sinh lập nghiệp rồi trở nên giàu có của ông đều gắn liền với trái khóm. Đó là lý do vì sao người ta gọi ông là “ vuakhómCầu Đúc’ Chiếc xe ba bánh – món quà tặng của một người bạn là phương tiện giúp ông đi lại quanh trang trại của mình hàng ngày. Chẳng phải vì ông khác người… mà vì xe đạp ông còn không biết chạy. Chỉ quen đi bộ. Nhưng trang trại rộng mênh mông, lại không muốn làm phiền người khác, nên ông phải gắn bó với chiếc xe nầy. Trên trang trại ông đặt một chiếc loa phóng thanh, như ở các phường xã. 5 giờ sáng là báo thức cho mọi người xung quanh. Khi ca nhạc, khi hát cải lương, làm tăng thêm sức sống cho trang trại. Chỉ vài năm trước đây thôi, trang trại khóm của ông còn là một cánh đồng nhiểm phèn, bị bỏ hoang, cỏ lác, lau sậy rậm rạp, đĩa vắt nhiều vô kể. Ngày nay là những liếp khóm cao ráo, xanh tốt, chạy dài thẳng tắp, với hệ thống kênh mương thông thoáng nhằm tưới tiêu rửa chua, ém phèn. So với cánh rừng phía đối diện quả là một sự khác biệt quá lớn. Sau những năm buôn bán khóm, ông đã có của ăn của để , có thể nghỉ ngơi tận hưởng cảnh an nhàn. Nhưng năm 2009 ông đã quyết định thuê lại 100 héc ta đất bỏ hoang của tỉnh rồi đầu tư đến vài tỉ đồng để khai thác. Nhiều người bảo ông là thiêu thân, nhảy vào chổ chết mà không biết. Bạn bè ngăn cản, vợ con khóc lóc, nhưng vẫn không làm ông nãn lòng. Một khi ý ông đã quyết thì không ai thay đổi được. Chính nhờ sự quyết đoán, dám nghĩ dám làm đó mà ngày nay những cây khóm đã cho quả ngọt. Mỗi héc ta khóm cho thu hoạch trên 15 tấn mỗi năm. Hiện tại cứ mỗi ngày trang trại khóm cho thu hoạch vài chục tấn. Đây là vùng đất mới được khai phá, nên vẫn còn giữ được độ phì nhiêu, màu mỡ – một điều kiện rất thuận lợi để cây khóm sinh sống và phát triển. Tuy nhiên, cách chăm sóc của con người vẫn là yếu tố quyết định. Từ hệ thống kênh mương để tháo chua, rửa phèn, đến kỹ thuật lên liếp, bón phân. Nếu chỉ dựa vào tự nhiên thôi thì cũng chỉ có thể thu họach được vài ba vụ. Đặc biệt, trồng khóm xuất khẩu thì phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu kỹ thuật. Phải tùy độ phèn, tùy loại đất mà xử lý, bón phân. Cây khóm được chăm sóc tốt có thể thu hoạch từ 7 đến 8 năm, thậm chí đến cả chục năm. Đó là điều luôn được ông quan tâm. Chính vì thế ở xứ nầy không ít người trồng khóm, nhưng không phải ai cũng thành công như ông Dương Văn Thanh. Trang trại của ông đã giúp giải quyết công ăn việc làm thường xuyên cho vài chục lao động ở địa phương. Tiền lương được trả tùy theo công việc nặng nhẹ, làm nhiều thì hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, rất sòng phẳng và công bằng. Ông luôn tự mình chỉ đạo mọi khâu, quản lý, điều hành rất chặt chẽ. Phân công rõ ràng mỗi người mỗi việc. Luôn theo sát để đôn đốc nhắc nhở. Giọng nói lúc nào cũng vang lên sang sảng. Tính ông xuề xòa, nhưng đã làm việc thì phải nghiêm túc. Nhất là trong thu hoạch khóm. Sự trễ nải chậm chạp có thể làm giảm chất lượng khi chuyển đến nhà máy, gây mất lòng tin với khách hàng. Luôn giữ chữ tín chính là phương châm trong cách làm ăn của ông. Sáng, trưa, chiều, lúc nào ông cũng có mặt ở trang trại. Ông là một người rất yêu lao động. Ngồi nhà mà hưởng phước là điều mà ông chưa từng nghỉ đến. Có lẽ những năm tháng gian khổ trong chiến tranh và cả những ngày vất vả làm thuê làm mướn đã tôi luyện cho ông sự bền bỉ kiên trì. Còn sức khỏe là còn làm việc. Ông luôn tìm cách tạo cơ hội cho bản thân, và cho nhiều người thì mới cảm thấy cuộc sống thật sự có ý nghĩa. Tuy ông quản lý nghiêm, nhưng luôn tạo không khí vui vẻ, cởi mở cho mọi người. Ông ăn to nói lớn, nhưng không vì thế mà làm cho người ta sợ và xa cách. Tuy đã là một ông chủ giàu có, nhưng ông vẫn tự cho mình là một người lao động bình thường như bao người khác. Cũng từ làm thuê làm mướn mà trưởng thành, nên ông rất trân trọng, thương mến những người làm công cho mình, sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ họ khi cần thiết. Ngược lại, nhân công cũng xem ông là người anh, người chú trong gia đình. Giữa họ dường như không có khoảng cách nào. Ông hỏi thăm người nầy, nói đùa với người kia, rất cởi mở thân tình. Vợ ông kể rằng, ít khi được ăn cơm chung với ông một bữa, vì lúc nào ông cũng chờ nhân công về mới chịu ăn. Chiều nào cũng nhâm nhi vài li với họ. Nơi ông làm việc chẳng có bàn ghế, mỗi sáng ra khỏi nhà ông xách theo một cái võng, giăng ngoài mấy hàng cây, hoặc trong trại chứa khóm, chiều tối cuốn về là xong. Ông quản lý ngày công bằng cách ghi sổ cho mỗi người vào cuối ngày. Đến cuối tuần, hoặc sau một đợt thu hoạch thì phát lương. Có người còn được ứng tiền trước rồi làm trả sau. Cách quản lý nầy của ông không hề sơ suất. Cả ông chủ và người làm công đều hài lòng. Ông tâm sự, sau ngày hòa bình gia đình ông rất nghèo khổ. Cơm không đủ ăn, ai thuê việc gì ông cũng làm. Ông theo các ghe chở khóm đi khắp nơi. Ông làm đủ thứ từ bốc vác, nấu cơm, thu dọn trên ghe. Và từ chính những ngày làm công trên ghe khóm đã cho ông cơ hội được học hỏi, tích lủy kinh nghiệm buôn bán và cuối cùng ông đã quyết tâm kết thúc cuộc đời làm mướn, làm thuê của mình. Từ một người nông dân chữ nghĩa chẳng được bao nhiêu, lại không tiền bạc vốn liếng, nhờ chịu khó học hỏi và làm ăn uy tín mà ông đã vượt qua giai đoạn khó khăn, để từng bước phát triển cho đến hôm nay. Điều đáng quí ở ông “vua Khóm” nầy là khi đã trở nên giàu có vẫn không quên những bạn bè, đồng chí đời sống còn nhiều khó khăn. Trong số 100 héc ta đất mới khai hoang, sau khi đào kênh lên liếp xong, ông đã cho một số người thuê lại với giá cả tượng trưng, nhằm tạo điều kiện giúp đỡ họ làm ăn sinh sống. Qua vài mùa khóm nhiều người đã trả được nợ nần và có tích lũy để sửa sang lại nhà cửa. Sau một ngày rong ruổi trên khắp trang trại, ông lại lên chiếc xe ba bánh của mình để trở về nhà. Hôm nay ông thu hoạch khoảng 20 tấn khóm, ước tính thu nhập từ năm đến bảy mươi triệu đồng. Đợi ông về nhà chúng tôi mới có thể trò chuyện thoải mái mà không sợ ảnh hưởng đến công việc của ông. Sau khi trò chuyện, ông đãi chúng tôi món khómCầuĐúcvừa được thu hoạch trong trang trại của mình. Khóm gọt vỏ xong có màu vàng rất bắt mắt. Hương vị ngọt thơm, và không có xơ. Ăn rất ngon miệng. Khóm có thể ăn tươi hoặc đóng hộp. Từ khóm có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon có lợi cho sức khỏe. Bên mâm cơm chiều, ông kể cho chúng tôi nghe nhiều câu chuyện về cuộc đời. Nhất là những kỷ niệm thời trai trẻ, khi cùng tiểu đội du kích đánh giặc chống càn gìn giữ thôn xóm. Ông đãi chúng tôi món rau rừng từng nuôi sống ông và đồng đội những ngày kháng chiến gian khổ, và cả lúc nghèo đói sau chiến tranh. Đối với ông Bảy Thanh, có lẽ bí quyết thành công chính là từ cốt cách của con người miền Tây Nam bộ. Trong buôn bán thì lấy chữ tín làm đầu, giải quyết hài hòa lợi ích giữa người nông dân với doanh nghiệp và các nhà máy. Còn trong sản xuất thì dám nghĩ dám làm, không sợ thất bại. Đã làm thì làm phải đến nơi đến chốn. Ở ông luôn có chút mạo hiểm, nhưng không hề liều lĩnh. Bởi sự am hiểu, sự phán đoán chính xác. Sự thành công của ông còn bởi tấm lòng biết chia sẻ cảm thông, luôn gần gũi hòa đồng với mọi người. Cuộc sống của ông có thay đổi, nhưng cốt cách của một người nông dân miền Tây vẫn sau trước vẹn nguyên. Để mọi người không phải thắc mắc về cái tên KhómCầu Đúc, chúng tôi tìm đến địa danh đã gắn liền với trái khóm ở xứ nầy. CầuĐúc là tên gọi một cây cầu đã có từ lâu ở vùng Hỏa Lựu – Tân Tiến – Vị thanh. Ngày nay cầu đã được xây mới và có tên là cầu Cái Tư. Gần dưới chân cầu nơi doanh nghiệp thu mua nông sản của ông Bảy Thanh, trước kia là nơi tập kết khóm trong vùng. Sau đó khóm được chở đi tiêu thụ ở nhiều nơi. Từ đó khóm ở vùng nầy được gọi chung một cái tên là khómCầu Đúc. KhómCầuĐúc có đặc điểm ngọt thanh, ít xơ nên được nhiều người ưa thích. Ông Bảy Thanh sau những năm buôn bán thuận lợi, đã mở doanh nghiệp thu mua ở đây. Từ nguồn khóm của trang trại nhà và của bà con xung quanh, mỗi năm ông đã cung cấp cho các nhà máy đến vài chục ngàn tấn khóm nguyên liệu. Ông có tất cả 10 người con, các con của ông đều chí thú làm ăn. Mỗi người đều có cơ ngơi ổn định, cuộc sống rất vững vàng. Có lẽ sự nghèo khổ, cơ cực lúc nhỏ và hình ảnh một người cha lam lũ nhọc nhằn, không tiền không chữ lại thành công bằng chính sự nỗ lực tự thân, là động lực giúp các anh không ngừng phấn đấu vươn lên. Với ý chí vượt khó vươn lên, và tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ các cựu chiến binh còn gặp nhiều khó khăn, tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, ông đã nhiều lần được mời dự Hội nghị và báo cáo điển hình tiên tiến ở thành phố Hồ chí minh và thủ đô Hà Nội. Vừa qua ông còn được đi dự Hội nghị toàn quốc Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo làm kinh tế giỏi ở Hà Nội. Đã được tặng thưởng bằng khen của Trung ương hội Cựu chiến binh Việt Nam. Chia tay ông Dương Văn Thanh chúng tôi vẫn nhớ mãi hình ảnh một lão nông tướng mạo rắn chắc, mạnh mẽ, nước da xạm đen, với giọng nói sang sảng, nụ cười cởi mở … và cả những câu chuyện về cách làm giàu của ông vuakhómCầuĐúc trên đất Hậu Giang . Vua khóm Cầu Đúc Khóm Cầu Đúc là một đặc sản của tỉnh Hậu Giang đã nổi tiếng từ rất lâu, được nhiều người biết đến. Nhưng câu chuyện về một người nông dân được mệnh danh là Vua khóm . về cái tên Khóm Cầu Đúc, chúng tôi tìm đến địa danh đã gắn liền với trái khóm ở xứ nầy. Cầu Đúc là tên gọi một cây cầu đã có từ lâu ở vùng Hỏa Lựu – Tân Tiến – Vị thanh. Ngày nay cầu đã được. là khóm Cầu Đúc. Khóm Cầu Đúc có đặc điểm ngọt thanh, ít xơ nên được nhiều người ưa thích. Ông Bảy Thanh sau những năm buôn bán thuận lợi, đã mở doanh nghiệp thu mua ở đây. Từ nguồn khóm