Tạp chí NN&PTNT số 18 năm 2007 ẢNHHƯỞNGCỦAXỬLÝTHỰCBÌ,LÀMĐẤTVÀBÓNPHÂNTỚISINHTRƯỞNGCỦAMỘTSỐLOÀIKEOTRỒNGTẠIVIỆTNAM Nguyễn Quang Dương , Đặng Thịnh Triều TÓM TẮT Bài báo này tóm tắt mộtsố kết quả nghiêncứu về xửlýthựcbì,làmđấtvàbónphântrongtrồng rừng keotạiViệtNamtrong những năm gần đây. Sinhtrưởngcủakeo lưỡi liềm (Acacia srassicarpa) vàkeo lá tràm (A. auriculiformis) tốt hơn khi đất được xửlý bằng cách lên líp nơi đất bị ngập lụt vào mùa mưa. Kích thước líp cho keo lưỡi liềm là cao 0,2m và rộng 4, và với keo lá tràm cao 0,2m và rộng 1,5m. Việc để lại cành, nhánh sau khai thác làm tăng 10% sản lượng rừng so với dọn sạch thực bì đối với keo lá tràm (A. auriculiformis). Tuy nhiên chiều cao cây và tỷ lệ sống khác nhau không có ý nghĩa giữa các công thức. Chất diệt cỏ Ridweed (paraquat chloride) có thể dùng để diệt cỏ cho rừng trồngkeo lai (Acacia hybrid), tuy nhiên kết quả nghiêncứu cho thấy sinhtrưởng đường kính và chiều cao giữa các công thức diệt cỏ bằng thuốc vàlàm cỏ bằng phương pháp thủ công khác nhau không rõ rệt. Bón lót vàbónthúclàm tăng sinhtrưởngcủa keo. Cho tới nay, lượng phânbón lót lớn nhất được thí nghiệm là hỗn hợp 25g N, 50g P, 25 K và 100g phân vi sinh cho keo lai (Acaica hybid). I. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo dự báo, nhu cầu gỗ củaViệtNamtớinăm 2010 khoảng 9,35 triệu m 3 . Tuy nhiên, gỗ khai thác từ rừng tự nhiên chỉ đạt 300.000m 3 /năm (Bộ NN và PTNT, 1999). Lượng thiếu hụt sẽ được cung cấp từ rừng trồng hoặc nhập khẩu. Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng của chính phủ đang được thực hiện nhằm góp phần đáp ứng mộtphần nhu cầu gỗ trên và nâng độ che phủ toàn quốc lên tới 43%. Trong thời gian qua công tác giống đã đạt được nhiều thành tựu (Harwood và cộng tác viên, 2006), bên cạnh đó việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật lâmsinhtrongtrồng rừng cũng được chú trọng, cả năng suất và chất lượng rừng đã được cải thiện một cách rõ rệt (Nguyễn Huy Sơn và Đặng Thịnh Triều, 2004). Các loài mọc nhanh như bạch đàn vàkeo đã được du nhập vào ViệtNam từ giữa thế kỷ XX (Viện KhoahọcLâm nghiệp Việt Nam, 1989; Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1992), tới nay bạch đàn vàkeo được coi như là những loài cây có triển vọng trong các chương trình trồng rừng. Hiện tại diện tích rừng trồngkeovà bạch đàn đạt khoảng 576.000ha (Tổng cục thống kê, 2005) và chiếm khoảng 46% tổng diện tích rừng trồngtạiViệtNam (Nguyễn Huy Sơn và Đặng Thịnh Triều, 2004). Sản lượng rừng đã được nâng cao nhờ áp dụng các biện pháp lâmsinh tiến bộ trong thời gian qua. Bài báo này tập hợp, phân tích kết quả mộtsốnghiêncứu về ảnhhưởngcủamột các biện pháp kỹ thuật lâmsinhtới sản lượng keotrong thời gian qua nhằm cung cấp cho người đọcmột cách tổng quát về việc các biện pháp lâmsinh hiện đang áp dụng trongtrồng rừng keotạiViệt Nam. II. KẾT QUẢ CÁC NGHIÊNCỨU 1. Ảnhhưởngcủaxửlýthực bì tớisinhtrưởngcủa các loàikeo Để giảm sự canh tranh dinh dưỡng của cỏ dại đối với cây trồng, thực bì được xửlý trước khi trồng. Trước đây, thực bì được phát, sau đó đốt, ngay cả cành lá sau khi khai thác cũng được đốt trước khi trồng rừng. Tuy nhiên những nghiêncứu gần đây cho rằng nếu để thực bì sau khi phát, hoặc cành nhánh sau khi khai thác để tự phân hủy thì sẽ tốt hơn cho cây trồngvàđất rừng. Vũ Đình Hưởngvà các cộng tác viên (2006) cho rằng sinhtrưởngcủakeo lá tràm (A. auriculiformis) bị ảnhhưởng bởi biện pháp xửlýthực bì. Sau khi khai thác, cành nhánh được để 1 lại cho tự phân huỷ thì sinhtrưởng đường kính tốt hơn và trữ lượng lâmphần cao hơn 7% so với việc phát và lấy đi thựcbì, mặc dù sau 4 năm thí nghiệm, chiều cao cây và tỷ lệ sống giữa các công thức thí nghiệm xửlýthực bì khác nhau không có ý nghĩa (Bảng 1). Bảng 1: Ảnhhưởngcủa biện pháp xửlýthực bì đến sinhtrưởngkeo lá tràm (A. auriculiformis) sau 4 năm thí nghiệm (Vũ Đình Hưởng, 2006) Trữ lượng (m 3 / ha) Công thức thí nghiệm D 1.3 (cm) H (m) Cả vỏ Không vỏ Tỷ lệ sống (%) Cành, lá lấy đi sau khi khai thác 11,1 13,9 116,0 92,8 95,4 Cành, lá để lại sau khi khai thác 11,4 14,2 124,1 99,4 94,2 Gom thêm cành lá gấp đôi 11,6 14,3 127,3 102,1 96,0 Mức độ sai khác (P) 0,01 0,45 0,02 0,03 0,63 LSD 0.05 0,3 0,7 7,6 6,3 4,4 Thí nghiệm dùng thuốc Ridweed để diệt cỏ chăm sóc rừng trồng cũng đã được tiến hành đối với keo lai (Acacia hybrid) tại Bình Phước (Phạm Thế Dũng và cộng tác viên, 2005). Sau 2 năm cho thấy sinhtrưởng về chiều cao và đường kính không khác nhau giữa các công thức thí nghiệm (Bảng 2). Tỷ lệ cây đa thân giữa các công thức sai khác nhau rõ rệt, điều đó dẫn tới trữ lượng lâmphầncủa các công thức thí nghiệm khác nhau, tuy nhiên sự xuất hiện đa thân không phải là kết quả của việc phun thuốc diệt cỏ. Bảng 2: Ảnhhưởngcủa các biện pháp chăm sóc (làm cỏ) tớisinhtrưởngcủakeo lai 2 năm sau khi thí nghiệm tại Bình Phước (xem Phạm Thế Dũng và cộng sự, 2005). Công thức thí nghiệm Tỷ lệ sống (%) Tỷ lệ cây đa thân (%) Đường kính cổ rễ (cm) Chiều cao (m) Trữ lượng (m 3 / ha) Phát cỏ và cày lật đất theo băng 94,4 22,2 8,0 8,3 34,1 Phun thuốc diệt cỏ 1 lần/năm 93,0 38,9 7,9 8,2 37,5 Phun thuốc diệt cỏ 2 lần/năm 94,4 15,3 7,9 8,1 29,2 Tuy nhiên, trongmột thí nghiệm khác (Vũ Đình Hưởngvà cộng tác viên, 2006) cho rằng, thuốc diệt cỏ ảnhhưởng rõ rệt tớisinhtrưởngcủaKeo lá tràm tại thời điểm 4 năm sau khi thí nghiệm. Các kết quả của thí nghiệm được ghi trong bảng 3 cho thấy phun thuốc 2 lần/năm làm tăng chiều cao và trữ lượng lâm phần. Bảng 3: Ảnhhưởngcủa thuốc diệt cỏ tớisinhtrưởngcủakeo lá tràm 4 năm sau khi trồng (Vũ Đình Hưởngvà cộng sự, 2006) Công thức thí nghiệm Chiều cao (m) Trữ lượng lâmphần (m 3 /ha) Tỷ lệ đa thân Tỷ lệ sống 2 Cả vỏ Bóc vỏ (%) (%) Đối chứng 11,9 78,4 62,2 2,3 83,3 Phun thuốc theo hàng, bề rộng 1.5m, 2 lần/năm 13,6 119,7 95,9 9,7 93,5 Phun thuốc toàn diện 1 lần/năm 13,5 113,4 90,7 12,9 95,8 Phun thuốc toàn diện 2 lần/năm 13,9 127,2 102,0 16,2 94,9 Mức sai khác (P) 0,003 <0,001 <0,001 <0,001 0,002 LSD 0.05 0,9 11,5 9,5 6,2 5,7 2. Ảnhhưởngcủa khâu làmđấttớisinhtrưởngcủa các loàikeo Hiện nay, trước khi trồng rừng đất có thể được chuẩn bị bằng nhiều phương pháp và phương thức khác nhau tuỳ vào điều kiện cụ thể. Thường sau khi xửlýthựcbì,đất được đào hố để trồng cây theo kích thước và mật độ thiết kế. Trongmộtsố điều kiện nhất định, đất được xửlý bằng cách cày toàn diện hoặc lên líp trước khi đào hố. Đã có một vài thí nghiệm nhằm nâng cao sản lượng rừng trồng thông qua việc làmđất . Tại Quảng Trị, nơi thường hay bị ngập lụt vào mùa mưa, thí nghiệm lên líp trồng được tiến hành đối với keo lá tràm (A. auriculiforimis) vàkeo lưỡi liềm (A. crassicapar). Kết quả cho thấy sau 4,5 năm, đường kính và chiều cao củakeo lưỡi liềm trồng trên líp tăng một cách ý nghĩa so với không lên líp. Đường kính và chiều cao đạt tương ứng là 5cm và 7,7m, trong khi ở công thức đối chứng các chỉ tiêu này chỉ đạt 2,6cm và 5,8m. Đối với keo lá tràm sự khác nhau rõ rệt chỉ xảy ra đối với đường kính. Kích thước líp thích hợp cho keo lưỡi liềm là cao 0,2m, rộng 4m và cho Keo lá tràm là 0,2m chiều cao và 1,5m chiều rộng (chi tiết xem Nguyễn Thị Liệu, 2004). Năm 2001, thí nghiệm về làmđất được tiến hành với keo lá tràm (Phạm Thế Dũng, 2005). Sau 4 năm, chiều cao của cây trong thí nghiệm đối chứng (không cày) tốt hơn rõ rệt so với cây trong công thứclàmđất bằng cách cày toàn diện. Nguyên nhân có thể trong công thức cày toàn diện đất bị rửa trôi và xói mòn (Phạm Thế Dũng, 2005). Sự sai khác không có ý nghĩa được ghi nhận đối với tăng trưởng đường kính thân cây và trữ lượng lâm phần. Hiện tại, hầu hết đấttrồng rừng thường được xửlý bằng cách đào hố sau khi xửlýthực bì. Những nghiêncứu về ảnhhưởngcủa kích thước hố tớisinhtrưởngcủaKeo ít. Theo Ochiai (chuyên gia lâmsinhcủa JICA), tại Trung Quốc, kích thước hố ảnhhưởng rõ rệt tớisinhtrưởngvà tỷ lệ sống của bạch đàn. Cụ thể, nếu hố đào to thì tỷ lệ chết tăng lên và nguyên nhân là do mối ăn vì trong các hố đào to, số lượng mối nhiều hơn so với hố đào bé. 3. Ảnhhưởngcủabónphântớisinhtrưởngcủakeo a. Ảnhhưởngcủabón lót tớisinhtrưởngcủakeo Việc bón lót trước khi trồng đã làm tăng tốc độ sinhtrưởngvà tỷ lệ sống của các loài keo. Trongmột thí nghiệm, Nguyễn Huy Sơn (2006) đã chỉ ra rằng, sinhtrưởngcủakeo lai tốt nhất tại công thứcbón 200g NPK (28g N, 8g P và 10g K) và 100g phân vi sinh. Tăng trưởng bình quân tại công thức tốt nhất đạt 36,7m 3 /ha/năm so với 28,8m 3 /ha/năm của công thức không bón phân. 3 Tại Quảng Trị, sinhtrưởng tốt nhất củakeo lai tìm thấy tại công thứcbón hỗn hợp 200g phân NPK (10g N, 8,73g P và 4,98g K) và 100g phân vi sinh. Sau 2 năm, sinhtrưởng đường kính đạt 7,1cm và chiều cao đạt 7,6m, trong khi tại công thức đối chứng (không bón phân) đường kính chỉ đạt 6,0cm và chiều cao đạt 6,7m. Tương tự tại Thái Nguyên, sinhtrưởng tốt nhất ghi nhận được tại công thứcbón hỗn hợp 100g NPK (10,0g N, 4,37g P và 2,49g K), 400g phân vi sinhvà 50g vôi bột (27,03g Ca). Sau 3 năm thí nghiệm, đường kính ngang ngực bình quân đạt 9,4cm và chiều cao đạt 12,6m, trong khi tại công thức không bónphân đường kính chỉ đạt 8,2cm và chiều cao đạt 11,2cm (Nguyễn Huy Sơn và cộng tác viên, 2005). Phạm Thế Dũng và cộng tác viên (2005) so sánh sinhtrưởngcủa 3 dòng keo lai TB03, TB05 và TB06 trồng trên đất phù sa cổ tại Bình Phước được bón lót các loạiphân khác nhau. Kết quả cho thấy tỷ lệ sống thấp xuất hiện trong công thức 2 trừ trường hợp dòng BT12. Tỷ lệ cây đa thân dường như không bị ảnhhưởng bởi việc bón phân. Chiều cao và trữ lượng lâmphầncủa các dòng keo lai đều ảnhhưởng bởi phânbón lót mặc dù với mức độ khác nhau. Chiều cao của dòng TB03 tốt nhất tại công thức thí nghiệm 2, nhưng đường kính và trữ lượng lâmphần không khác nhau giữa các công thức thí nghiệm. Sinhtrưởngcủa dòng TB05 tốt hơn tại các công thứcbón phân, nhưng sự khác nhau chưa đạt mức có ý nghĩa. Kết quả tương tự xuất hiện với dòng TB06, đường kính, chiều cao và trữ lượng lâmphầntại công thức 2 cao hơn so với công thức không bón phân. Trữ lượng lâmphầncủa dòng BT12 tại công thứcbónphân cao hơn rõ rệt so với công thức không bón phân. Nhìn chung bón lót hỗn hợp phân NPK vàphân vi sinh (công thức 3) làm tăng cao nhất trữ lượng lâmphần sau 3 năm thí nghiệm (Phạm Thế Dũng và các cộng tác viên, 2005). Trongmột thí nghiệm khác, Hoàng Xuân Tý (1990) ghi nhận rằng bón lót hỗn hợp 100g NPK (25g N, 50g P, 25 K) và 100g phân vi sinh cho sinhtrưởng tốt nhất đối với Keo lai tại Bình Phước. Bảng 5: Ảnhhưởngcủabón lót đến sinhtrưởng đường kính (D), chiều cao (H) và trữ lượng lâmphần (V) củakeo lai (A. hybrid) tại Bình Phước 3 năm sau khi thí nghiệm (xem Phạm Thế Dũng và cộng sự, 2005). Dòng TB03 TB05 TB06 TB12 Công thức thí nghiệm D 1.3 (cm) H (m) V (m 3 /h a) D 1.3 (cm) H (m) V (m 3 /h a) D 1.3 (cm) H (m) V (m 3 /h a) D 1.3 (cm) H (m) V (m 3 /h a) Không bónphân (CT1) 9,8 11,1 44,6 9,1 10,3 48,4 10,3 10,5 39,9 9,9 11,1 43,9 Bón 100g NPK+ 50g lân (CT2) 10,1 13,7 36,2 9,5 10,5 47,9 10,8 11,1 45,9 9,8 12,7 53,3 Bón 100g NPK 500g vi sinh (CT3) 9,9 10,7 36,8 9,7 11,0 54,0 10,5 11,4 48,1 9,7 11,0 54,2 Đối với keo lá tràm sinhtrưởng tốt nhất (D = 6,6cm, H=6,2m) tìm thấy tại công thứcbón hỗn hợp 150g NPK (24g N, 10,48g P và 9,96g K) và 300g phân vi sinh (Bảng 6; Phạm Thế Dũng và cộng sự, 2005). Các công thức không bón phân, sinhtrưởng chiều cao và đường kính củakeo lai kém hơn. Trong thí nghiệm này bón lót có thể tăng từ 4,0-15,9% về đường kính và từ 2,6- 8,5% về chiều cao (bảng 6). 4 Bảng 6: Ảnhhưởngcủabón lót đến sinhtrưởngvà tỷ lệ sống củakeo lá tràm (A. auriculiformis) tại Bình Phước (xem Phạm Thế Dũng và cộng sự, 2005). Công thức thí nghiệm Lượng phânbón (g/cây) Lượng dinh dưỡng (g/cây) NPK Phân vi sinh N P K Tỷ lệ sống (%) D 1.3 (cm) H (m) 50 100 8 3,49 3,32 84,8 6,3 6,0 150 100 24 10,48 9,96 80,8 6,0 5,9 200 100 32 13,97 13,28 85,8 6,4 6,0 150 500 24 10,48 9,96 88,9 6,0 5,9 150 200 24 10,48 0,96 88,9 6,2 6,1 150 300 24 10,48 9,96 87,9 6,6 6.2 150 0 24 10,48 9,96 90,0 6,1 6,0 0 300 89,0 5,9 5,9 0 0 89,0 5,7 5,7 Đối với keo lưỡi liềm trồngtại Quảng Trị, (Nguyễn Thị Liệu, 2004) thấy rằng, sau 1 năm thí nghiệm sinhtrưởng chiều cao và đường kính của cây tại các công thứcbónphân NPK vàphân vi sinh cao hơn so với công thức chỉ bónphân lân và công thức không bón phân. Tuy nhiên sau 54 tháng, sự khác nhau giữa các công thứcbónphân không cón khác nhau có ý nghĩa nhưng tốt hơn ở mức có ý nghĩa so với công thức không bón phân. Như vậy bón lót có thể ảnhhưởngtớisinhtrưởngcủa cây ít nhất 4,5 năm. Khi bón lót 100g NPK (5g N, 4,37g P và 2,49g K) cho keo lai tại Quảng Trị, sau mộtnămsinhtrưởng đường kính đạt 1,8cm vàvà chiều cao đạt 2,3m so với công thức không bón là 1,37cm đường kính và 1,81m chiều cao (Phạm Văn Tuấn, 2001). b. ẢnhhưởngcủabónthúctớisinhtrưởngcủakeoMột thí nghiệm về bónthúc được tiến hành với keo lai tại Vĩnh Phúc (Nguyễn Đức Minh, 2004). Cây con được bón với lượng phân khác nhau như: (1) bónthúc 200g hỗn hợp phân ure, super lân và kali tỷ lệ 1:1:1 (23g N, 6,98g P và 24,98g K); (2) bónthúc 100g super lân (6,98g P); (3) bónthúc 200g super lân (13,97g P); (4) bónthúc 200 g NPK thương phẩm (10g N, 8,73g P, và 4,98g K); và (5) không bón phân. Sau 2,5 năm, chiều cao và đường kính của cây trong các thí nghiệm bónphân tốt hơn rõ rệt so với công thức không bón phân. Công thức tốt nhất là công thức (1). Sự khác nhau giữa các công thức bắt đầu xuất hiện 1 năm sau khi thí nghiệm, chiều hướng này kéo dài tớinăm thứ 2 sau đó sinhtrưởng đường kính có chiều chậm lại. 5 Kết quả nghiêncứucủa Phạm thế Dũng và cộng sự (2005) cho thấy, sinhtrưởng đường kính, chiều cao và trữ lượng lâmphần không ảnhhưởng rõ rệt bởi bón thúc. Tuy nhiên, tỷ lệ sống và tỷ lệ cây đa thân khác nhau rõ rệt giữa các công thức thí nghiệm. Sau 42 tháng, tỷ lệ đa thân của dòng TB05 là 27,1%, 35,5% và 42,9% cho các công thức thí nghiệm 1, 2, và 3. Tỷ lệ sống của dòng TB12 là 59,3%, 66,7% và 75,9% cho các công thức thí nghiệm tương ứng là 1, 2 và 3. Sau 12 tháng bón thúc, sinhtrưởngcủakeo lá tràm được cải thiện rõ rệt (Vũ Đình Hưởngvà cộng sự, 2006). Tại thời điểm sau 3 năm thí nghiệm, đường kính của công thứcbónphân tăng hơn 8% so với công thức không bón phân. Tuy nhiên sự khác nhau giữa các công thức về chiều cao và tỷ lệ sống không rõ rệt. III. THẢO LUẬN Nhu cầu về gỗ và sản phẩm từ gỗ được dự báo là ngày càng tăng tạiViệt Nam. Để đáp ứng được nhu cầu này, ViệtNam đã mở rộng diện tích trồng rừng. Đồng thời các nhà lâm nghiệp cũng chuyển từ trồng rừng quảng canh với năng suất thấp sang trồng rừng thâm canh cho năng suất cao bằng cách áp dụng những tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất. Sản lượng rừng trồngkeo phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như giống, chất lượng rừng trồng, đặc điểm đất, thực bì nơi trồng rừng. Trong đó mộtsố vấn đề như cải thiện nguồn gen, quản lý lập địa và các biện pháp kỹ thuật lâmsinh tiến bộ đã được quan tâm nghiêncứutrong thời gian qua. Việc làmđất trước khi trồng rừng chủ yếu vẫn được làm thủ công bằng cách đào hố. Mục đích nhằm giúp bộ rễ dễ dàng phát triển, giúp nước thấm sâu vào đất để gia tăng độ ẩm cho cây trồngvàlàmđấttơi xốp, thoáng khí. Trongmộtsốtrường hợp đào hố có thể hạn chế sự cạnh tranh của cỏ dại. Tuy nhiện hiện nay chưa có các tài liệu công bố các thí nghiệm ảnhhưởngcủa kích thước hố trồng đến sinhtrưởngcủa keo. Việc lên líp và cày trước khi trồng rừng cũng đã được thực hiện ở mộtsố nơi. Ví dụ như ở miền trung, đất thường bị ngập lụt vào mùa mưa, lên líp có thể cải thiện sinhtrưởngcủakeo lưỡi liềm vàkeo lá tràm. Mộtsố kết quả nghiêncứu về làmđất khuyến cáo rằng không nên làmđất bằng cách cày toàn diện vì đẩt có thể bị xói mòn và rửa trôi, dẫn đến giảm năng suất rừng trồng. Qua các nghiêncứu trên cho thấy ngoài việc xửlýthực bì trước và sau khi trồngvà bằng phương pháp thủ công, có thể xửlýthực bì bằng các dùng thuốc diệt cỏ. Điều đó cỏ thể làm tăng sản lượng rừng và đặc biệt tiết kiệm nhân công. Việc dùng thuốc diệt cỏ trongtrồng rừng đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Đối với nước ta, cần có thêm nhiều nghiêncứu vấn đề này để này để có thể khuyến cáo người trồng rừng sử dụng đúng phương pháp, liều lượng và chủng loại các loài thuốc diệt cỏ. Việc áp dụng bónphân có thể nâng cao sản lượng rừng trồng keo. Tăng trưởng hàng nămcủakeotai tượng trong thời gian qua đã tăng một cách đáng kể, từ 7m 3 /ha/năm trước đây nay đã tăng lên 17m 3 /ha/năm tạiLâmtrường Kim Bôi, Hoà Bình sau luân kỳ 6-7 năm (Trần Ánh Dương, trao đổi cá nhân), hoặc từ 20m 3 /ha/năm nay đã tăng lên 33m 3 /ha/năm sau luân kỳ 6 năm đối với keo lai tại Bình Phước (Nguyễn Huy Sơn và Đặng Thịnh Triều, 2004). Khai thác và khôi phục lại rừng có thể thay đổi dinh dưỡng trong đất, đất rừng cũng có thể bị suy thoái trongtrường hợp kinh doanh rừng trồng bằng biện pháp thâm canh. Trong các nghiên cứu, việc để lại cành nhánh sau khai thác có thể bù đắp lại mộtphần dinh dưỡng cho đất. Bónphântrongtrồng rừng có thể duy trì dinh dưỡng cần thiết trongđất cho cây trồng. Hầu hết các thí nghiệm về bónphântạiViệtNam đều cho rằng bónphân đã cải thiện sinhtrưởngcủa rừng keotrong thời gian qua. 6 IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Đối với những nơi đất bị ngập úng vào mùa mưa, lên líp làm tăng tốc độ sinhtrưởngcủakeo lưỡi liềm (A. crassocarpa) vàkeo lá tràm (A. auriculiformis). Việc để lại cành nhánh sau khai thác tự phân hủy làm tăng tốc độ sinhtrưởngcủa rừng trồng keo. Áp dụng bónphânlàm tăng tốc độ sinhtrưởngcủa rừng trồng keo, tuy nhiên tuỳ vào điều kiện đất đai và đặc điểm của từng loài mà mức độ ảnhhưởng khác nhau. Qua các nghiêncứư trên, có thể thấy được mộtsố tồn tạitrong các thí nghiệm bónphântrong thời gian qua như sau: Hầu hết các thí nghiệm đều tiến hành với phân NPK, điều đó rất khó đưa ra kết luận nguyên tố nào là quan trọng nhất cho Keotrong 3 nguyên tố đa lượng là N, P và K. Đến nay vẫn chưa có giới hạn cao nhất cho liều lượng cao nhất trongbónphân cho rừng keo. Còn ít các thông tin về đặc điểm lý, hoá củađấttrong các thí nghiệm bónphân cho rừng trồng. Trong khi cơ sởcủa việc bónphân cần dựa vào đặc điểm đất nơi thí nghiệm. Việc bónphân cũng cần phải dựa trên cơ sởphân tích dinh dưỡng trongthực vật, tuy nhiên trong các báo cáo không có những kết quả phân tích thực vật. Một điều cần quan tâm trong các báo cáo về thí nghiệm bónphân là lượng các nguyên tố dinh dưỡng được sử dụng hoặc tỷ lệ thành phầntrongphân hỗn hợp không được đề cập, điều đó sẽ dễ dàng gây nên sự nhầm lẫn hoặc khó so sánh được kết quả giữa các thí nghiệm. Qua bài viết này cho thấy, vẫn còn ít các thông tin về xửlýthựcbì,làmđấtvàbónphân áp dụng cho rừng trồngkeotạiViệt Nam. Trongsố các tài liệu hiện có, hầu hết các thí nghiệm được tiến hành trong thời gian từ 1 đến 4 năm đầu của rừng trồng. Trong khi chu kỳ của các loàikeo có thể kéo dài trên 10 năm. Điều đó chưa thể đưa ra kết luận hoàn chỉnh về áp dụng các biện pháp kỹ thuật trên nhằm nâng cao năng suất rừng keotrong suốt quá trình kinh doanh. Để đạt được mục đích năng cao năng suất và hiệu quả kinh tế của rừng trồng, cần có những nghiêncứu về kỹ thuật lâmsinhtrong thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,2007. “Phát Chiến lược phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020”. 2. Harwood, C.E., Lê Đình Khả, Hà Huy Thịnh, Phí Hồng Hải, 2006. “Tổng quan về nguồn gen và phương pháp nhân giống keo lai phục vụ rừng trồng gỗ xẻ tạiViệt Nam”. Aus AID CARD. Báo cáo dự án MS032/05, 32 trang. 3. Hoàng Xuân Tý, 1990. “Cải thiện kỹ thuật trồng rừng thâm canh bạch đàn vàkeo lai vùng Đông Nam bộ”. Báo cáo tổng kết đề tài. Viện KhoahọcLâm nghiệp Việt Nam. 4. Nguyễn Đức Minh, Nguyễn Thị Thu Hương, và Đoàn Đình Tam, 2004. “Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng khoáng (N,P,K) và chế độ nước củamộtsố dòng keo lai (A. hybid) và bạch đàn (Eucalyptus urophylla) trong giai đoạn vườn ươm và rừng non”. Kết quả nghiêncứukhoahọc công nghệ lâm nghiệp giai đoạn 2001-2005. Viện KhoahọcLâm nghiệp Việt nam. Trang 234-242. 5. Nguyễn Hoàng Nghĩa,2003. “Phát triển các loàikeo Acacia tạiViệt Nam”. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 132 trang. 6. Nguyễn Huy Sơn và Đặng Thịnh Triều, 2004. “Đánh giá thực trạng rừng trồngkeovà bạch đàn ở nước ta trong những năm qua”. Thông tin khoahọc Kỹ thuật Lâm nghiệp. Viện KhoahọcLâm nghiệp Việt Nam. số 2 năm 2004. Trang 8-13. 7 7. Nguyễn Huy Sơn, Nguyễn Xuân Quát và Đoàn Hoài Nam, 2006. “Kỹ thuật trồng rừng thâm canh mộtsốloài cây gỗ nguyên liệu”. Nhà xuất bản thống kê, 128 trang. 8. Nguyễn Thị Liệu, 2004. Điều tra tập đoàn cây trồngvà xây dựng mô hình trồng rừng keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa)r trên cát nội đồng vùng Bắc Trung Bộ. Báo cáo tổng kết đề tài. Viện KhoahọcLâm nghiệp Việt Nam. 9. Phạm thế Dũng, Ngô Văn Ngọc, Hồ Văn Phúc, Nguyễn Thị Lề, Nguyễn Thị Nhuần, Phạm Viết Tùng và Nguyễn Thanh Bình, 2005. “Nghiên cứumộtsố biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng cho các dòng Keo lai được tuyển chọn trên đất phù sa cổ tại tỉnh Bình Phước làm nguyên liệu giấy”. Báo cáo tổng kết đề tài. Viện KhoahọcLâm nghiệp Việt Nam. 10. Tổng cục thống kê, 2005. Niên giám thống kê 2004. Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội. Trang 214-226. 11. Vũ Đình Hưởng, Phạm Thế Dũng, Lê Thanh Quang, Nguyễn Thanh Bình, 2006. “Ảnh hưởngcủa quản lý lập địa đến sản lượng rừng keo lá tràm (A. auriculiformis) tại miền namViệt Nam”. Báo cáo CIFOR bản thảo. STUDY ON THE INFLUENCES OF VEGETATION CLEARING, TILLAGE, AND FERTILIZERS APPLICATION ON GROWTH OF SOME ACACIA SPECIES PLANTED IN VIETNAM This paper is dealing with some results of the studies on vegetation clearing, tillage and fertilizer application in acacia plantation in Vietnam in the recent years. In the wedlands or the seasonally flooded alnds the growth of A. crassicarpa is generally better if they were planted on the embankments. The size for the embankments for each of them must be diffrently designed. The evaluation for both of them should not less than 0.2m but the width for crassicarpa should be 4m, while for auriculiformis should be 1.5m only. The branches of A. auriculiformis left in the plantations after wood cutting can increase the productivity to the extent of 10%. Nevertheless, no significance was noted in the disparity of height and survival rate among the trees in the plantations. Some herbicide kinds can be used for A. hybridd plantations; however no distinction was noted between the treatments by hands or by chemical products. Fertilizer application procedures, basal and dressing, have positive impacts on the growth of acacias. It has been appreciated, that the composition, 25 gr N + 50gr P + 25 gr K in addition to 100 microorganisms, is the best for A. hybrid basal application. Keywords: Vegetation clearing, tillage, fertilizers, Acacias, embankment 8 . Tạp chí NN&PTNT số 18 năm 2007 ẢNH HƯỞNG CỦA XỬ LÝ THỰC BÌ, LÀM ĐẤT VÀ BÓN PHÂN TỚI SINH TRƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOÀI KEO TRỒNG TẠI VIỆT NAM Nguyễn Quang Dương , Đặng Thịnh. tóm tắt một số kết quả nghiên cứu về xử lý thực bì, làm đất và bón phân trong trồng rừng keo tại Việt Nam trong những năm gần đây. Sinh trưởng của keo lưỡi liềm (Acacia srassicarpa) và keo lá. trong trồng rừng keo tại Việt Nam. II. KẾT QUẢ CÁC NGHIÊN CỨU 1. Ảnh hưởng của xử lý thực bì tới sinh trưởng của các loài keo Để giảm sự canh tranh dinh dưỡng của cỏ dại đối với cây trồng, thực