Nghiên cứu khoa học " Trồng thử nghiệm thâm canh các loài tre nhập nội lấy măng " docx

13 456 2
Nghiên cứu khoa học " Trồng thử nghiệm thâm canh các loài tre nhập nội lấy măng " docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Trồng thử nghiệm thâm canh các loi tre nhập nội lấy măng Đỗ Văn Bản Phòng Tài nguyên Thực vật rừng 1. Đặt vấn đề Trồng tre để lấy măng ở nhiều nơi trên thế giới đã có từ lâu. Những nớc có diện tích trồng tre lớn là Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan, một số nớc khác nh Nhật Bản, úc, Việt Nam, có diện tích và quy mô nhỏ hơn. Trung Quốc có trên 50 loài tre trúc cho măng ăn đợc, nhng thông dụng nhất khoảng chục loài chính nh Phyllostachys edulis, P. praecox, P. vivax, P. iridescens, Dendrocalamus latiflorus, D. oldhamii, D. giganteus, D. beecheynus var. pubescens, Diện tích tre chuyên măng khoảng 100.000 ha với năng suất trung bình khoảng 10-20 tấn/ha.năm, tối đa có thể tới 30- 35 tấn/ha và khoảng 3 triệu ha rừng tre để khai thác cả măng và thân. Họ có khoảng 700 nhà máy chế biến măng hộp, hàng năm sản xuất đợc trên 250.000 tấn sản phẩm với tổng giá trị trên 875 triệu ND Tệ (Fu Maoyi, 2000). Thái Lan chủ yếu trồng D. asper. Năm 1994 có đến 67 trên 76 tỉnh của nớc này trồng đợc hơn 55.000ha. Sản phẩm chính là măng hộp xuất khẩu (Victor Cusack, 1997; Rungnapar Pattanavibool, 2000). Đài Loan có 4459 ha Lục trúc và 44.906 ha Quế trúc (Anh Tùng, 1999). Việt Nam có khoảng 10 loài tre bản địa cho măng ngon nh Luồng (Dendrocalamus membranaceus), Lồ ô (Bambusa procera), Mai ống (Dendrocalamus giganteus), Là ngà (Bambusa blumeana), Vầu đắng (Indosasa amabilis), Tre gầy (Dendrocalamus sp.), nhng cha có một diện tích trồng tập trung lớn để chuyên sản xuất măng (Đỗ Văn Bản, 2004). Một số loài tre lấy măng nhập nội nh tre Mạnh tông, tre Tàu ở miền Nam, Trúc sào ở miền Bắc đã đợc nhân dân ta đa vào trồng từ lâu. Bắt đầu từ năm 1997, chơng trình khuyến nông khuyến lâm đã tiến hành nhập một số loài tre của Trung Quốc về cho dân trồng, diện tích trồng tăng dần từ 3,5 ha (năm 1997) lên đến 336 ha (năm 2001). Bên cạnh đó, có nhiều tổ chức tập thể, cá nhân cũng tự đầu t phát triển trồng tre với tổng diện tích tơng đối lớn nhng không thống kê đợc. Cho đến năm 2000 vẫn cha có một khảo nghiệm nào nhằm khẳng định khả năng thích nghi của tre nhập nội với điều kiện khí hậu ở một số vùng của nớc ta cũng nh xây dựng hớng dẫn kỹ thuật gây trồng, chăm sóc, khai thác măng, sơ chế và bảo quản măng phù hợp với điều kiện sản xuất ở Việt Nam nhằm phát triển tre măng có hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu của Dự án 5 triệu héc-ta rừng. Cũng chính vì vậy, đầu năm 2000, Viện KHLNVN đã đề xuất đề tài: Trồng thử nghiệm thâm canh các loài tre nhập nội lấy măng. Phòng nghiên cứu Tài nguyên thực vật rừng đã đợc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam giao nhiệm vụ thực hiện đề tài trong thời gian 5 năm (2000-2004). 2. phơng pháp nghiên cứu a) Tuyển chọn loài: Sử dụng phơng pháp kế thừa tài liệu, phơng pháp chuyên gia đánh giá cho điểm theo các tiêu chí đề ra. b) Đánh giá chất lợng của măng: Theo đặc tính về màu sắc, độ hoá xơ, mùi vị thông qua quan sát, nếm và ngửi. c) Đánh giá các biện pháp thâm canh: - Bố trí các công thức khảo nghiệm trong các mô hình: + Biện pháp điều chỉnh mật độ: 2 công thức: Mật độ thấp M1 và mật độ cao M2. 2 + Biện pháp điều chỉnh số lợng cây mẹ trong khóm gồm 2 công thức: Để cây mẹ ít (S1) và để cây mẹ nhiều (S2) (Bảng 1). Bảng 1. Số lợng cây mẹ theo tuổi cho mỗi công thức để cây mẹ Công thức để cây mẹ Số lợng cây 3 tuổi Số lợng cây 2 tuổi Số lợng cây 1 tuổi Để cây mẹ ít (S1) 1 3 3 Để cây mẹ nhiều (S2) 2 4 4 + Biện pháp bón phân gồm 3 công thức: Lợng phân bón thấp (P0): 10kg phân chuồng hoai + 0,5kg phân NPK Lợng phân bón trung bình (P1): 15kg phân chuồng hoai + 1kg phân NPK Lợng phân bón cao (P2): 20kg phân chuồng hoai + 1,5kg phân NPK Kết hợp 2 công thức để cây mẹ và 3 công thức bón phân với hai công thức về mật độ trồng ta có 12 công thức khảo nghiệm cho mỗi loài (Bảng 2) Bảng 2. Ký hiệu các công thức khảo nghiệm Công thức mật độ Thấp (M1) Cao (M2) ít (S1) M1-S1-P0 M1-S1-P1 M1-S1-P2 M2-S1-P0 M2-S1-P1 M2-S1-P2 Nhiều (S2) M1-S2-P0 M1-S2-P1 M1-S2-P2 M2-S2-P0 M2-S2-P1 M2-S2-P2 Công thức để cây mẹ Thấp (P0) Trung bình (P1) Cao (P2) Thấp (P0) Trung bình (P1) Cao (P2) Công thức phân bón Thu thập số liệu: + Xác định tỷ lệ sống: Thống kê trên toàn bộ diện tích trồng hàng năm sau khi trồng 3 và 9 tháng. + Đánh giá tình hình sinh trởng: Chọn 30 khóm theo phơng pháp lấy mẫu ngẫu nhiên. Mỗi khóm chọn 1 cây điển hình đã phát triển hoàn chỉnh để đo đờng kính cây tại điểm giữa lóng thứ 5 bằng thớc kẹp, hớng đo song song với hớng của hàng dọc. Thời điểm chọn mẫu: tháng 1. Thời điểm đo lấy số liệu: tháng 12. + Đánh giá tình hình phát sinh măng: Tại các khóm đã chọn tiến hành quan sát và thống kê toàn bộ số măng xuất hiện tại thời điểm quan sát. Thời gian quan sát: Hàng năm, từ tháng 2 đến tháng 11. Chu kỳ quan sát: 10 đến 15 ngày/lần. + Xác định kích thớc măng củ để khai thác: Phân cấp chiều cao cây măng (tính từ mặt đất): 5, 10, 15, 20,25, 30, 35, 40cm. Mỗi cấp chiều cao chọn ngẫu nhiên 30 cây măng giữa vụ để khai thác xác định chất lợng. f) Xử lý số liệu: Xử lý số liệu thu thập đợc bằng phơng pháp thống kê sinh học áp dụng trong Lâm nghiệp và sử dụng phần mềm MS Exel. 3. kết quả v thảo luận 3.1. Đánh giá và tuyển chọn các loài tre nhập nội lấy măng phù hợp cho Cầu Hai - Phú Thọ và Ngọc Lặc - Thanh Hoá 3 3.1.1. Tóm tắt một số đặc tính sinh học về một số loài tre nhập nội lấy măng Bảng 3. Tóm tắt một số đặc tính sinh học của 6 loài tre nhập nội lấy măng Loài Nhân tố/Chỉ tiêu Điềm trúc Lục trúc Tạp giao Mạnh tông Trúc sào Quế trúc Kiểu sống Mọc cụm Mọc cụm Mọc cụm Mọc cụm Mọc tản Mọc tản Khí hậu á nhiệt đới á nhiệt đới Nhiệt đới, á nhiệt đới Nhiệt đới Ôn đới, hàn đới (nhiệt đới) ôn đới, hàn đới, á nhiệt đới Nhiệt độ ( o C) 23-25 19-22 21 (25-27) - - Lợng ma (mm) 1400-1800 1400-2000 1400 2000-2400 2000 >2000 Độ cao (m) <500 < 500 < 500 500 800-1600 300-1000 Độ pH 4,5-7,0 4,5-7,0 4,4-5,5 - - - Nhân giống Cành, gốc, củ Cành, gốc Gốc Cành, gốc Thân ngầm Thân ngầm Chăm sóc Dễ Dễ Dễ Dễ Khó Khó Khai thác măng Dễ Khó Dễ Dễ Khó Khó Năng suất (tấn/ha) 12-30 8-15 75 10-20 1,5-15 - 3.1.2. Kết quả tuyển chọn loài Tiêu chí cơ bản để tuyển chọn loài: 1) Loài tre đã đợc nớc ngoài tuyển chọn cho mục đích trồng để sản xuất măng; 2) Có những đặc điểm sinh thái cơ bản phù hợp với điều kiện tự nhiên ở Phú Thọ và Thanh Hoá; 3) Măng xuất khẩu đợc; 4) Kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác đơn giản; 5) Dễ nhân giống; 6) Đã đợc nhập vào trồng thành rừng hoặc trồng thử ở Việt Nam cho mục đích lấy măng. 7) Có nơi cung cấp giống có chất lợng và độ tin cậy cao; 8) Ưu tiên loài có năng suất măng cao. Năm 2000 chọn đợc 3 loài thích hợp cho cả Cầu Hai và Ngọc Lặc: Điềm trúc, Bát độ và Tạp giao. Năm 2002 khi Điềm trúc và Bát độ đợc biết chỉ là một loài nên đề tài chọn bổ sung Lục trúc. Nh vậy, hai địa điểm đều có 3 loài: Điềm trúc (Bát độ), Tạp giao và Lục trúc. 3.2. Đánh giá các biện pháp thâm canh 3.2.1. Thiết kế mô hình khảo nghiệm Theo tài liệu và thực tế sản xuất tại thời điểm tiến hành đề tài, chúng tôi lựa chọn cho mỗi loài 2 mật độ nh sau (Bảng 4): Bảng 4. Kết quả thiết kế mật độ và khoảng cách trồng cho các loài Mật độ thấp (M1) Mật độ cao (M2) tt Loài cây/ha Khoảng cách (m) cây/ha Khoảng cách (m) 1 Điềm trúc *) 400 5 x 5 625 4 x 4 2 Bát độ *) 625 4 x 4 1111 3 x 3 3 Tạp giao 625 4 x 4 1111 3 x 3 4 Lục trúc 400 5 x 5 625 4 x 4 Chú thích: *) Năm 2000-2001, đề tài vẫn coi Bát độ và Điềm trúc là hai loài riêng biệt và do nguồn tài liệu nên mật độ của hai loài đã không giống nhau. 4 3.2.2. Đánh giá chung về mô hình a) Tỷ lệ sống: ở Ngọc Lặc, mô hình Điềm trúc có tỷ lệ sống cao nhất: 98% sau 3 tháng và 95% sau 9 tháng trồng; Bát độ: 95% sau 3 tháng và 91% sau 9 tháng trồng; Tạp giao: 92% sau 3 tháng và 87% sau 9 tháng trồng. Tại Cầu Hai, mô hình Bát độ sau 3 tháng trồng sống 87% và sau 9 thnág trồng sống 79%; Tạp giao cao hơn: 93% sau 3 tháng trồng và 88% sau 9 thnág trồng; Lục trúc đạt 89% sau 3 tháng trồng và 80% sau 9 tháng trồng. Tỷ lệ sống ở một số diện tích trồng thấp chủ yếu do trồng muộn hoặc thời tiết nắng khô kéo dài, không đợc tới thờng xuyên. b) Tình hình sinh trởng về đờng kính Kết quả theo dõi, đo đếm hàng năm về đờng kính lóng thứ 5 của 30 cây trởng thành (đờng kính thân khí sinh trung bình d tkstb ) cho mỗi thế hệ cho mỗi công thức khảo nghiệm: - Trong những năm đầu, d tkstb thay đổi theo thế hệ. Thế hệ năm sau có d tkstb lớn hơn thế hệ trớc. Ví dụ: Điềm trúc công thức M1-S1-P2 ở Ngọc Lặc, năm thứ hai có d tkstb bằng 3,5cm, năm thứ 3 gấp 1,7 lần và năm thứ t gấp 2,9 lần. - ở cùng độ tuổi, d tkstb của Điềm trúc (Bát độ) và Tạp giao lớn d tkstb của Lục trúc. Xếp thứ tự d tkstb từ nhỏ đến lớn nh sau: Lục trúc -Tạp giao - Điềm trúc - (Bát độ). So sánh trị số d tkstb giữa các mô hình cùng loài ở hai địa điểm trồng Cầu Hai và Ngọc Lặc cho thấy: - Mô hình Bát độ so với mô hình Điềm trúc: So sánh mô hình Bát độ với Điềm trúc (mô hình có cùng mật độ 625 cây/ha) năm thứ 4 ở Ngọc Lặc cho thấy có 3 cặp công thức không đồng nhất (S1-P1, S1-P2 và S2-P0). d tkstb của Bát độ lớn hơn của Điềm trúc từ 7,7% đến 9%. - Mô hình Bát độ ở Cầu Hai so với ở Ngọc Lặc: Các mô hình đợc quy về năm thứ 3. Giữa các cặp công thức giống nhau ở hai địa điểm không có sự khác biệt rõ rệt về d tkstb . Sinh trởng d tkstb của Bát độ ở Ngọc Lặc và Cầu Hai giống nhau. - Mô hình Tạp giao ở Cầu Hai so với ở Ngọc Lặc: Các mô hình đợc quy về năm thứ 3. Giữa các cặp công thức giống nhau ở hai địa điểm không có sự khác biệt rõ rệt về d tkstb . Sinh trởng về đờng kính thân khí sinh của Tạp giao ở Ngọc Lặc và Cầu Hai giống nhau. - Mô hình Lục trúc ở Cầu Hai so với ở Ngọc Lặc: Mô hình đợc quy về năm thứ 2. d tkstb ở hai địa điểm có sự khác biệt. d tkstb ở Ngọc Lặc (2.1cm) lớn hơn ở Cầu Hai (1.8cm) đến 16%. 3.2.3. Đánh giá sự ảnh hởng của các công thức khảo nghiệm đến đờng kính thân khí sinh (d tkstb ) ở các thế hệ 3.2.3.1. ảnh hởng của mật độ - Mô hình Điềm trúc 4 tuổi ở Ngọc Lặc: ở tất cả các cặp công thức đều cho thấy sự khác biệt về d tkstb . d tkstb ở diện tích trồng với mật độ thấp (400 khóm/ha) đều lớn hơn ở mật độ cao (625 khóm/ha) từ 7,1% (cặp công thức M1-S1-P0 và M2-S1-P0) đến 13,2% (cặp công thức M1-S1- P2 và M2-S1-P2). - Tại mô hình Bát độ 4 tuổi ở Ngọc Lặc: ở cặp công thức có sự khác biệt về d tkstb . Cây ở nơi có mật độ thấp có d tkstb lớn hơn cây ở nơi có mật độ cao từ 5.7% (cặp M1-S2-P1 và M2-S2-P2) đến 18.5% (cặp M1-S1-P2 và M2-S1-P2). - Mô hình Bát độ 3 tuổi ở Cầu Hai: Có 3/6 cặp công thức có sự khác biệt nhau về d tkstb . d tkstb ở mật độ thấp cao hơn ở mật độ cao từ 9,06% (cặp công thức M1-S2-P0 và M2-S2-P0) đến 18,47% (cặp công thức M1-S1-P2 và M2-S1-P2). - Mô hình Tạp giao 4 tuổi ở Ngọc Lặc: ở các cặp công thức có sự khác biệt nhau về d tkstb . Mật độ thấp có đờng kính lớn hơn mật độ cao từ 8,8% (cặp công thức M1-S2-P0 và M2-S2-P0) đến 17,4% (cặp M1-S1-P0 và M2-S1-P0). - Mô hình Tạp giao 2 tuổi ở Cầu Hai: Giữa hai mật độ thấp M1 (625 cây/ha) và mật độ cao M2 (1111 cây/ha) cha có cặp công thức nào có sự khác biệt về d tkstb . - Mô hình Lục trúc 2 tuổi ở Cầu Hai (bảng 28): Giữa hai mật độ thấp M1 (400 cây/ha) và mật độ cao M2 (625 cây/ha không có cặp công thức nào có sự khác biệt nhau d tkstb . 3.2.3.2. ảnh hởng của phân bón 5 Gọi: 0P d là d tkstb của các khóm có công thức phân bón P0 (ít); 1P d là d tkstb của các khóm có công thức phân bón P1 (trung bình); 2P d là d tkstb của các khóm có công thức phân bón P2 (nhiều). - Mô hình Điềm trúc 4 tuổi ở Ngọc Lặc: Năm 3 tuổi, giữa 0P d , 1P d và 2P d đã có sự khác biệt. Năm thứ 4, 0P d , 1P d và 2P d ở tất cả các diện tích phân theo công thức cây mẹ và mật độ có sự khác biệt: o Công thức M1-S1: 2P d lớn hơn 1P d : 13,0 % và 0P d : 25,7%. o Công thức M1-S2: 2P d lớn hơn 1P d : 9,5 % và 0P d : 19,0 %. o Công thức M2-S1: 2P d lớn hơn 1P d : 10,1 % và 0P d : 17,5 %. o Công thức M2-S2: 2P d lớn hơn 1P d : 9,1 % và 0P d : 19,7 %. Nhận xét: Công thức M1-S1-P2 (400 cây/ha, số lợng cây mẹ /khóm thấp và phân bón nhiều nhất) có triển vọng nhất. - Mô hình Bát độ 4 tuổi ở Ngọc Lặc: Năm 3 tuổi, giữa 0P d , 1P d và 2P d hầu hết đã có sự khác biệt. Năm thứ 4, 0P d , 1P d và 2P d ở tất cả các diện tích phân theo công thức cây mẹ và mật độ có sự khác biệt: o Công thức M1-S1: 2P d lớn hơn 1P d : 16,5 % và 0P d : 31,2 %. o Công thức M1-S2: 2P d lớn hơn 1P d : 10,3 % và 0P d : 17,4 %. o Công thức M2-S1: 2P d lớn hơn 1P d : 6,9 % và 0P d : 15,6 %. o Công thức M2-S2: 2P d lớn hơn 1P d : 7,8 % và 0P d : 18,4 %. Nhận xét: Công thức M1-S1-P2 (625 cây/ha, số lợng cây mẹ /khóm thấp và phân bón nhiều nhất) có triển vọng nhất. - Mô hình Bát độ 3 tuổi ở Cầu Hai: Năm 2 tuổi, ở tất cả các diện tích phân theo công thức cây mẹ và mật độ không có sự khác biệt giữa 0P d , 1P d và 2P d . Năm 3 tuổi, giữa 0P d , 1P d và 2P d đã có sự khác biệt: o Công thức M1-S1: 2P d lớn hơn 1P d : 20,2 % và 0P d : 31,7 %. o Công thức M1-S2: 2P d lớn hơn 1P d : 17,4 % và 0P d : 23,2 %. o Công thức M2-S1: 2P d lớn hơn 1P d : 16,2 % và 0P d : 22,4 %. o Công thức M2-S2: 2P d lớn hơn 1P d : 13,4 % và 0P d : 24,9 %. Nhận xét: Công thức M1-S1-P2 (625 cây/ha, số lợng cây mẹ /khóm thấp và phân bón nhiều nhất) có triển vọng nhất. - Mô hình Tạp giao 4 tuổi ở Ngọc Lặc: Năm 2 tuổi và 3 tuổi ở tất cả các diện tích phân theo công thức cây mẹ và mật độ không có sự khác biệt giữa 0P d , 1P d và 2P d . Năm thứ 4, 0P d , 1P d và 2P d ở tất cả các diện tích phân theo công thức cây mẹ và mật độ có sự khác biệt: o Công thức M1-S1: 2P d lớn hơn 1P d : 11,5 % và 0P d : 16,9 %. o Công thức M1-S2: 2P d lớn hơn 1P d : 8,4 % và 0P d : 17,7 %. o Công thức M2-S1: 2P d lớn hơn 1P d : 11,9 % và 0P d : 23,1 %. o Công thức M2-S2: 2P d lớn hơn 1P d : 11,1 % và 0P d : 13,6 %. Nhận xét: Công thức M2-S1-P2 (1111 cây/ha, số lợng cây mẹ /khóm thấp và phân bón nhiều nhất) có triển vọng nhất. 6 - Mô hình Tạp giao 2 tuổi ở Cầu Hai: Năm 2 tuổi ở tất cả các diện tích phân theo công thức cây mẹ và mật độ không có sự khác biệt giữa 0P d , 1P d và 2P d . Phân bón cha có ảnh hởng đến d tkstb . - Mô hình Lục trúc 2 tuổi trồng tại Cầu Hai: Năm 2 tuổi ở tất cả các diện tích phân theo công thức cây mẹ và mật độ không có sự khác biệt giữa 0P d , 1P d và 2P d . Phân bón cha có ảnh hởng đến d tkstb . 3.2.3.3. ảnh hởng của công thức để cây mẹ - Mô hình Điềm trúc 4 tuổi ở Ngọc Lặc: Năm thứ 4, công thức để cây mẹ S1 và S2 ở mật độ M1 (400 cây/ha) và mật độ M2 (625 cây/ha) có d tkstb khác biệt rõ rệt: ở mật độ M1, S1 hơn S2 từ 4,7% đến 6,4% và mật độ M2 thì S1 chỉ lớn hơn S2 từ 2,8 % đến 4,8%. Nh vậy M1-S1 có triển vọng nhất. - Mô hình Bát độ 4 tuổi ở Ngọc Lặc: Năm thứ 4, chỉ ở mật độ thấp M1 (625 cây/ha) d tkstb ở S1 hơn S2 từ 3,7% đến 15,9%. ở mật độ M2 (1111 cây/ha) ĐKTKSTB không có sự khác biệt nhau về đều thấp hơn ở M1-S1. Nh vậy M1-S1 có triển vọng nhất. - Mô hình Bát độ 3 tuổi ở Cầu Hai: Năm thứ 3 hầu nh các khóm của hai diện tích bố trí theo S1 và S2 không có sự khác biệt về d tkstb . - Mô hình Tạp giao 4 tuổi ở Ngọc Lặc: Sang năm thứ 4, d tkstb ở M1-S1 lớn hơn ở M1- S2 từ 4.8% đến 9,3% và ở M2-S1 lớn hơn ở M2-S2 từ 6,0% đến 10,3%. Nh vậy: M2-S2 có triển vọng nhất. - Mô hình Tạp giao 2 tuổi ở Ngọc Lặc: Năm thứ 2, d tkstb ở các công thức không có sự khác biệt rõ rệt. - Mô hình Lục trúc 2 tuổi ở Cầu Hai: Năm thứ 2, d tkstb ở các công thức không có sự khác biệt rõ rệt. 3.2.4. Đánh giá ảnh hởng của các công thức thí nghiệm đến khả năng phát sinh măng năm 2004 3.2.4.1. Kết quả thống kê về số lợng măng phát sinh ở các mô hình năm 2004 - Bát độ năm thứ 4 có l măng từ 5,9 măng/khóm (M2-S2-P0) đến 9,8 măng/khóm (công thức M1- S1-P2). Công thức M1-S1-P2 có triển vọng nhất. - Điềm trúc năm thứ 4 có l măng từ 6,3 măng/khóm (công thức M2-S1-P0) đến 11,3 măng/khóm (công thức M1-S1-P2). Công thức M1-S1-P2 có triển vọng nhất. - Tạp giao năm thứ 4 có l măng măng từ 8,7 măng/khóm (Công thức M2-S2-P0) đến 14,4 măng/khóm (công thức M1-S1-P2). Công thức M1-S1-P2 có triển vọng nhất. 3.2.4.2. Xác định sự ảnh hởng của mật độ đến lợng măng phát sinh trong năm - Bát độ ở công thức M1-S1-P2 l măng nhiều hơn M2-S1-P2 13,6% và M1-S2-P1 hơn M2-S2-P1 11,4%. Mật độ thấp (M1) có triển vọng hơn. - Điềm trúc ở M1-S1-P2 l măng nhiều hơn M2-S1-P2 11,8% và M1-S2-P2 hơn M2-S2-P2 14%. Mật độ thấp (M1) có triển vọng hơn. - Tạp giao ở M1-S1-P2 l măng hơn M2-S1-P2 6,5% và M1-S2-P0 hơn M2-S2-P0 19,4%. Mật độ thấp (M1) có triển vọng hơn. - Lục trúc năm thứ 2 ở M1-S1-P2 l măng hơn M2-S1-P2 15% và M1-S2-P2 hơn M2-S2-P2 20,7%. Mật độ thấp (M1) có triển vọng hơn. 3.2.4.3. Xác định sự ảnh hởng của công thức phân bón đến lợng măng phát sinh/khóm trong năm Gọi: 0P l là trị số trung bình số lợng măng phát sinh/khóm của các khóm có công thức phân bón P0 (ít); 1P l của các khóm có công thức phân bón P1 (trung bình) và 2P l của các khóm có công thức phân bón P2 (nhiều). 7 - Mô hình Điềm trúc 4 tuổi ở Ngọc Lặc: Năm thứ 4, 0P l , 1P l và 2P l ở tất cả các diện tích phân theo công thức cây mẹ và mật độ có sự khác biệt: o Công thức M1-S1: 2P l lớn hơn 1P l : 23,0 % và 0P l : 58,4 %. o Công thức với M1-S2: 2P l lớn hơn 1P l : 14,3 % và 0P l : 45,2 %. o Công thức với M2-S1: 2P l lớn hơn 1P l : 23,1 % và 0P l : 59,0 %. o Công thức với M2-S2: 2P l lớn hơn 1P l : 12,7 % và 0P l : 43,0 %. - Mô hình Bát độ 4 tuổi ở Ngọc Lặc: Năm thứ 4, 0P l , 1P l và 2P l ở tất cả các diện tích phân theo công thức cây mẹ và mật độ có sự khác biệt: o Công thức với M1-S1: 2P l lớn hơn 1P l : 23,8 % và 0P l : 62,4 %. o Công thức với M1-S2: 2P l lớn hơn 1P l : 13,2 % và 0P l : 46,8 %. o Công thức với M2-S1: 2P l lớn hơn 1P l : 16,9 % và 0P l : 41,1 %. o Công thức với M2-S2: 2P l lớn hơn 1P l : 18,0 % và 0P l : 45,5 %. - Mô hình Tạp giao 4 tuổi ở Ngọc Lặc: Năm thứ 4, 0P l , 1P l và 2P l ở hầu hết các diện tích phân theo công thức cây mẹ và mật độ có sự khác biệt: o Công thức với M1-S1: 2P l lớn hơn 1P l : 9,7 % và 0P l : 34,9 % o Công thức với M1-S2: 2P l lớn hơn 1P l : 13,6 % và 0P l : 31,1 % o Công thức với M2-S1: 2P l lớn hơn 0P l : 55,2 % o Công thức với M2-S2: 2P l lớn hơn 0P l : 59,5 % - Tại mô hình Lục trúc 2 tuổi ở Cầu Hai: Năm thứ 2, 0P l , 1P l và 2P l ở hầu hết các diện tích phân theo công thức cây mẹ và mật độ cha có sự khác biệt: o Công thức với M1-S1: 2P l lớn hơn 1P l : 14,4 % và 0P l : 18,5 % o Công thức với M1-S2: 2P l lớn hơn 1P l : 13,6 % và 0P l : 26,3 % 3.3. Kết quả khảo nghiệm về phơng pháp khai thác măng 3.3.1Xác định thời điểm phát sinh măng - Thời điểm xuất hiện măng của các giống tre vào tháng 4 đến đầu tháng 5 và mùa măng kết thúc vào cuói tháng 10 đầu tháng 11. - Giống Bát độ và Điềm trúc sinh măng rộ vào tháng 6 đến tháng 8. - Giống Tạp giao sinh măng rộ vào tháng 6 đến đầu tháng 8. - Giống Lục trúc sinh măng rộ vào tháng 5 đến tháng 7. Sau tháng 8 hầu nh măng mọc rất ít. 3.3.2. Xác định chiều cao cây măng khai thác: Đối với Lục trúc, măng đợc khai thác khi chuẩn bị nhú lên mặt đất. Măng củ để khai thác cho Bát độ (Điềm trúc): 30 cm, măng Tạp giao: 35 cm . 3.4. Khảo nghiệm một số phơng pháp sơ chế, bảo quản măng: Đề tài đã tiến hành thử nghiệm một số phơng pháp đơn giản để sơ chế, bảo quản măng đã đợc tổng hợp ở mục 4.5. 3.5. Hớng dẫn kỹ thuật trồng, khai thác, sơ chế và bảo quản măng tre Điềm trúc, Tạp giao và Lục trúc 3.5.1. Đối tợng và phạm vi áp dụng * Đối tợng: - Tre Điềm trúc (Trúc đen lá to, Tre tàu, Ma trúc, Bát độ) 8 Tên khoa học: Dendrocalamus latiflorus Munro (Bambusa latiflora (Munro) Kurz (1873), Sinocalamus latiflorus (Munro) McClure (1940)). - Tre Tạp giao - Tre Lục trúc (Trúc Đài Loan) Tên khoa học: Bambusa oldhamii Munro (Bambusa latiflora (Munro) Kurz (1873), Sinocalamus latiflorus (Munro) McClure (1940), Sinocalamus oldhamii ((Munro) McClure.), Dendrocalamopsis oldhami (Munro) Keng f.) * Phạm vi áp dụng: Hớng dẫn kỹ thuật áp dụng cho vùng Cầu Hai (Phú Thọ), Ngọc Lặc (Thanh Hoá). Những nơi có điều kiện khí hậu tơng tự nh Cầu Hai (Phú Thọ) và Ngọc Lặc (Thanh Hoá) đều có thể vận dụng. 3.5.2. Hớng dẫn kỹ thuật trồng 3.5.2.1. Điều kiện gây trồng Nhân tố, chỉ tiêu Điềm trúc Tạp giao Lục trúc Khí hậu: - Nhiệt độ bình quân năm ( o C) 23-25 (20-23; 25-27) 23 (21-22) 23 (18-22, 23-24) - Lợng ma (mm) 1500-2000 (1100- 1500) 1400-1900 1900 (1400-2000) - Sơng muối Không có (ít) Không có Không có Địa hình - Độ cao so với mực nớc biến (m) Dới 500 (500-1500) 200-500 (130-800) 300-500 (500-600) - Độ dốc ( o ) Dới 25 Dới 25 Dới 25 Đất đai - Độ dầy tầng đất (cm) Trên 50 Trên 50 Trên 50 - Thành phần cơ giới Thị trung bình, thịt nhẹ, (cát pha) thoát nớc tốt Thị trung bình, thịt nhẹ, cát pha, tơi xốp, giàu mùn, thoát nớc tốt Thị trung bình, thịt nhẹ, cát pha, tơi xốp, giàu mùn, thoát nớc tốt - Độ pH 4,5 (4,0 -7,0) 4,5-5,5 4,5 (4,0-6,5) Thực bì Mọi dạng thực bì 3.5.2.2. Giống trồng * Giống hom cành chiết có bầu: Cành chiết là cành chính của cây mẹ 1 đến 2 tuổi, chiều dài từ 40 cm đến 60 cm, có ít nhất 2 lóng cành, đờng kính từ 2 cm trở lên, đã có cành thứ cấp và lá, lóng trên cùng của cành đợc cắt vát 45 o . Cành chiết đợc ơm trong túi bầu có đờng kính 10cm, chiều cao 25cm. Rễ cành chiết khoẻ, bám chặt vào đất đựng trong túi bầu, các mắt mầm ở cả phần gốc cành và trên thân cành nổi rõ và lành mạnh. * Giống hom gốc: Hom gốc đợc lấy từ cây tre có độ tuổi từ 8 tháng đến 1 năm, gồm 1 củ thân ngầm tách ra khỏi khóm tre mẹ từ vị trí cổ thân ngầm, hai lóng thân khí sinh nguyên vẹn và một nửa lóng thứ 3 đợc cắt vát 45 o , đợc tách ra từ bụi tre mẹ sinh trởng bình thờng. Giống gốc cao từ 50 cm đến 70 cm, có đờng kính đầu phần thân khí sinh lớn hơn 2 cm, trên củ thân ngầm có một ít rễ, có ít nhất 2 mắt mầm lành mạnh đợc chia đều cho hai bên. Giống không bị dập lát, nứt vỡ, sâu bệnh. Phần củ thân ngầm có thể đợc bó bằng rơm trộn với bùn. * Giống hom củ: Hom củ gồm có củ thân ngầm, không kèm phần thân khí sinh, có độ tuổi từ 8 tháng đến 1 năm, đợc tách ra từ gốc cây mẹ ở vị trí cổ thân ngầm, có một ít rễ, cao trên 10cm, 9 đờng kính đầu trên củ trên 6cm, trọng lợng từ 0,6kg trở lên, mỗi bên có ít nhất 2 mắt mầm lành mạnh, có một cành chét dài 20-25cm. Củ không dập nát, nứt vỡ, không bị sâu bệnh. 3.5.3. Kỹ thuật trồng * Thời vụ trồng: Trồng vào tháng 1 đến tháng 4 dơng lịch. Điềm trúc đợc trồng từ tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 8 đến tháng 9. Chọn những này có ma hoặc trời râm mát để trồng. * Mật độ: Điềm trúc 400 cây/ha, khoảng cách 5 m x 5 m. Tạp giao: 625 cây/ha, khoảng cách 4 m x 4 m. Lục trúc: 400 cây/ha, khoảng cách 5 m x 5 m. * Chuẩn bị đất trồng: Thực bì đợc phát trắng, phát theo băng rộng 1m. Nếu phát trắng, xác thực vật đợc gom lại xếp xen kẽ giữa các hàng tre sau này hoặc xếp theo đờng đồng mức (ở nơi đất dốc). Nếu phát theo băng, xác thực vật đợc gom lại và xếp vào giữa các băng phát. Hố trồng có kích thớc 60 cm x 60 cm x 60cm, đợc đào trớc khi trồng ít nhất là một tháng. Khi cuốc hố, để riêng lớp đất mặt sang một bên. * Bón lót và lấp hố: Tiến hành bón lót và lấp hố trớc khi trồng từ 10 ngày đến 15 ngày. Dùng cuốc bạt lớp đất mặt xung quang hố và lớp đất mặt đã để riêng khi đào hố lấp xuống hố đến 1/2 đến 2/3 chiều sâu hố. Đổ xuống hố khoảng 10 đến 15 kg phân chuồng đã ủ hoai, 0,5kg NPK, trộn đều với đất dới hố, sau đó phủ một lớp đất lên đến ngang miệng hố. * Cách trồng - Trồng bằng giống hom cành chiết có bầu: Dùng cuốc tạo một lỗ chính giữa hố, độ sâu đảm bảo sao cho khi đặt cây giống xuống thì mặt bầu thấp hơn mặt hố khoảng 5cm. Xé bỏ túi bầu tránh khônh làm vỡ đất trong bầu. Đặt cây con xuống hố hơi nghiêng về phía đỉnh dốc hoặc theo cùng một hớng nếu trồngnơi đất bằng. Nếu mặt bầu thấp hơn mặt hố trên trên 5 cm phải nhấc cây con lên và dồn thêm đất xuống lỗ trồng. Lấp đất xung quanh bầu và nén chặt xung quanh bầu, không đợc nén mạnh vào bầu. Vun thêm đất phủ kín mặt bầu khoảng 5 cm. Phủ rơm rạ, cỏ rác khô xung quanh gốc cây trên mặt hố. Tới đẫm nớc vào hố trồng cho ẩm. - Trồng bằng giống hom gốc: Nếu thời gian vận chuyển giống lâu hơn một ngày, trớc khi đem trồng phải ngâm phần củ thân ngầm xuống nớc từ 6 đến 8 giờ. Cắt bớt rễ dài, nhúm phần củ thân ngầm vào bùn loãng. Dùng cuốc tạo một lỗ chính giữa hố, độ sâu đảm bảo sao cho khi đặt cây giống xuống thì phần củ thân ngầm thấp hơn mặt hố khoảng 5cm. Đặt cây giống xuống lỗ, xoay úp phần cong của củ thân ngầm xuống phía dới, để cây giống nghiêng một góc từ 30 o đến 60 o về phía đỉnh dốc hoặc về cùng một phía nếu nơi trồng bằng phẳng, giữ sao cho hai hàng mắt mầm hớng sang hai bên. Lấp đất vào gốc, nén chặt nhng tránh không đợc làm tổn thơng đến mắt mầm. Vun đất phủ đến khoảng 2/3 lóng thân thứ nhất. Phủ rơm rạ, cỏ rác khô xung quanh gốc cây trên mặt hố. Tới nớc vào gốc cây cho ẩm. Đổ nớc đầy phần lóng trên cùng của cây con. - Trồng bằng giống hom củ: Nếu thời gian vận chuyển giống lâu hơn một ngày, trớc khi đem trồng phải ngâm giống củ xuống nớc từ vài giờ đến 8 giờ. Cắt bớt rễ dài. Dùng cuốc tạo một lỗ chính giữa hố, độ sâu đảm bảo sao cho khi đặt cây giống xuống thì phần mặt trên của củ thấp hơn mặt hố khoảng 5cm. Đặt cây giống xuống lỗ, xoay úp phần cong của củ thân ngầm xuống phía dới, để cây giống nghiêng một góc từ 30 o đến 60 o về phía đỉnh dốc hoặc về cùng một phía nếu nơi trồng bằng phẳng, giữ sao cho hai hàng mắt mầm hớng sang hai bên. Lấp đất vào gốc, nén chặt nhng tránh không đợc làm tổn thơng đến mắt mầm. Vun đất phủ đầy hố. Phủ rơm rạ, cỏ rác khô xung quanh gốc cây trên mặt hố. Tới nớc vào gốc cây cho ẩm. 3.5.4. Chăm sóc, nuôi dững rừng * Chăm sóc rừng mới trồng Sau khi trồng, nếu gặp thời tiết nắng nóng cần phải tới nớc thờng xuyên cho cây con vào buổi sáng sớm hay buổi chiều, cho đến khi cây con mọc cành, lá. - Trồng dặm: Tiến hành trồng dặm hoặc thay thế cây không có khả năng phát triển sau khi trồng đợc khoảng 2 tháng hoặc trong lần chăm sóc đầu tiên. 10 - Chăm sóc: Nội dung chăm sóc: Phát dây leo, cây bụi, rẫy cỏ, phá váng xung quanh hố trồng với đờng kính 1 m. Năm thứ nhất chăm sóc từ 1 đến 2 lần. Chăm sóc lần thứ nhất sau khi trồng từ 2 đến 3 tháng. Năm thứ 2 và thứ 3 chăm sóc từ 2 đến 3 lần. Lần thứ nhất chăm sóc vào đầu năm. Các lần chăm sóc sau tuỳ thuộc vào tình hình thực tế. * Nuôi dỡng rừng - Vệ sinh rừng: Vào cuối năm (mùa đông, mùa khô) tiến hành chặt bỏ cành nhánh sà mặt đất xung quang gốc tre, chặt bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, gẫy dập. - Bón phân: Từ năm thứ 2 trở đi, bón mỗi năm 2 lần vào tháng 2 đến tháng 3 và tháng 7 đến tháng 8, hoặc bón trớc và sau mùa ma. Mỗi khóm bón từ 15 đến 20 kg phân chuồng ử hoai, 1 kg đến 1,5 kg NPK 5-10-3. Dùng cuốc bới rãnh sâu khoảng 15 cm đến 20 cm tạo thành vòng tròn quanh khóm tre, cách các gốc tre ngoài cùng khoảng 30 cm đến 40 cm. Rải đều phân xuống rãnh và lấp đất. Vun tiếp đất vào gốc tre một lớp dầy khoảng 5 cm. 3.5.5. Bảo vệ rừng: Thờng xuyên theo dõi kiểm tra phát hiện sâu bệnh hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Tuyệt đối ngăn cấm không cho trâu, bò, gia súc vào phá hoại khu vực trồng tre. Không đợc đốt lửa trong rừng tre. 3.5.6. Khai thác * Thời vụ khai thác: Căn cứ vào tình hình phát sinh măng hàng năm. * Tiêu chuẩn măng khai thác: Măng củ: măng còn nằm ngầm dới mặt đất. Măng mầm: Măng Điềm trúc nhú lên khỏi mặt đất đến 30 cm. Măng Tạp giao nhú lên khỏi mặt đất 35cm. Khai thác măng Lục trúc khi vẫn còn dới mặt đất. * Cờng độ khai thác: Khai thác toàn bộ măng, chỉ chọn 3 đến 4 cây măng to khoẻ phân bố xung quanh khóm tre vào giữ vụ măng để lại làm cây mẹ thế hệ mới. Vào đầu và cuối vụ măng 3 đến 5 ngày cắt măng một lần, vào giữa vụ măng 1-2 ngày cắt măng một lần. * Thời gian khai thác trong ngày: Khai thác măng vào buổi sáng. * Cách khai thác: Dụng cụ khai thác: Cuốc đào có cán dài khoảng 80cm. Mai cắt măng có lỡi mỏng, sắc, cán dài khoảng 60cm, hoặc dao cắt măng hình giáo nhọn, dài 40cm, rộng 4cm, hai bên đợc mài sắc. Dùng cuốc bới hở toàn bộ cây măng cho đến tận củ, dùng dụng cụ cắt măng tại vị trí chỗ phình to nhất của củ thân ngầm. Cắt một nhát là phải đứt măng. Nếu dùng dao để cắt, xuyên dao qua cây măng từ phía bên cạch tại vị trí giữa thân cây măng, lắc dao lên xuống để cây măng đứt rời ra. Mặt cắt phải vuông góc với thân cây măng, song song với vòng đốt gần vị trí cắt nhất. Tránh không đợc làm tổn thơng đến mắt mầm ở phần củ thân ngầm còn để lại. Gốc tre để hở từ 1 đến vài ngày cho vết cắt se lại mới đợc lấp kín. Có thể dùng nớc vôi loãng quét lên vết cắt. 3.5.7. Sơ chế và bảo quản măng: * Măng cắt xong tốt nhất sơ chế ngay trong ngày. Không đợc để măng dới ánh nắng mặt trời, nơi có gió. * Phơng pháp bảo quản măng tơi bằng cách ngâm măng trong nớc sạch: Bóc bẹ mo, cắt bỏ chỗ dập nát, sâu bệnh Rửa sạch Ngâm chìm trong bể hoặc thùng nớc sạch để chỗ khô ráo, thoáng mát, che đậy tránh ánh sáng mặt trời. Thời gian bảo quản 1 ngày. * Phơng pháp bảo quản măng tơi bằng cách quét phủ cồn 98%: Bóc bỏ bẹ mo, cắt bỏ chỗ dập nát, sâu bệnh Dùng cồn quét lên toàn bộ bề mặt cây măng Xếp vào thùng Để nơi tối, thoáng mát. Thời gian bảo quản đến 3 ngày. [...]... nét về hiện trạng tre nhập nội lấy măng ở Việt Nam Bản tin LSNG, số 1, 7/2004 [2] Lê Văn Chẩm, Ngô Quang Đê, Phạm Hoành, Vũ Đình Huề, Trần Xuân Thiệp Gây trồng tre trúc NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1994 [3] Lê Quang Liên, Nguyễn Danh Minh Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng tre lấy măng Chuyên đề về tre trúc Thông tin khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Viện KHLNVN, 6.2001 [4] Bùi Chính Nghĩa Nghiên cứu ảnh hởng của... Những loài tre nhập nội lấy măng đợc chọn cho hai địa điểm Ngọc Lặc (Thanh Hoá) và Cầu Hai (Phú Thọ): Điềm trúc Dendrocalamus latiflorus Munro, Lục trúc Bambusa oldhamii Munro và Tạp giao (cha xác định đợc tên khoa học) , trong đó Điềm trúc và Bát độ đợc xác định là một loài Trong quá trình thử nghiệm cho thấy: cả 3 loài đều trồng đợc ở Ngọc Lặc, ở Cầu Hai, Lục trúc tỏ ra kém hơn Trong 3 loài tre, Bát... pháp kỹ thuật trồng rừng đến sinh trởng và khả năng sinh măng của 2 loài tre Bát độ và Tạp giao trồng tại Ngọc Lặc Thanh Hoá Luận văn thạc sỹ KHLN, Hà Tây, 2004 [5] Nguyễn Đức Thanh Kết quả bớc đầu mô hình trồng tre lấy măng Tạp chí Khuyến nông Việt Nam của Cục khuyến nông và khuyến lâm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 3 2000, trg 61 [6] Nguyễn Đức Thanh Trồng tre Bát độ lấy măng Tin dự... tính, Hà Nội, 1996 [10] Anh Tùng Trồng tre trúc lấy măng Tạp chí Khuyến nông Việt Nam của Cục khuyến nông và khuyến lâm Bộ Nông nghiệp và PTNT, số 2 1999, (trg 26-29) [11] Đinh Văn Tự Nghiên cứu di thực cây trúc sào (Phyllostachis pubescens Magel ex de lehaie) từ Cao Bằng về Hoà Bình Chuyên đề về tre trúc Thông tin khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Viện KHLNVN, 6.2001 [12] Nguyễn Tử Ưởng Tài nguyên tre Việt... Thanh Trồng trúc Tạp giao lấy măng Tin dự án 5 triệu ha rừng TT thông tin Bộ N&PTNT, Số 1 tháng 9.1999 (trg 14-15) [8] Đan Truyền Thế Một số vấn đề trong kỹ thuật trồng tre kinh doanh măng Nghề mới chớm nở trên đất Quảng Ninh Thông tin khuyến nông Sở NN & PTNT Quảng Ninh Tạp chí Khuyến nông Quảng Ninh, số 3-2001, (trg 23-25) [9] Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Bôi Xử lý thống kê kết quả nghiên cứu thực nghiệm. .. Nguyễn Tử Ưởng Tài nguyên tre Việt Nam Chuyên đề về tre trúc Thông tin khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Viện KHLNVN, 6.2001 [13] Nguyễn Khánh Vân, Nguyễn Thị Hiền, Phan Kế Lộc, Nguyễn Tiến Hiệp Các biểu đồ sinh khí hậu Việt Nam Hà Nội, 2000 [14] Bộ NN & PTNT Tiêu chuẩn ngành 04TCN 69-2004 Quy phạm kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác măng tre Điềm trúc Hà Nội, 2004 [15] Công ty sản xuất giống, chế biến và... đờng kính thân cây khí sinh mà còn tác động mạnh đến lợng măng phát sinh trong năm Với lợng phân bón 20kg phân chuồng, 1,5 kg NPK, tre phát triển thân tốt nhất và phát sinh măng nhiều nhất trong mô hình của đề tài - Căn cứ vào năng suất theo tính toán, chúng tôi cho rằng các công thức thích hợp cho từng loài nh sau: trồng Điềm trúc (Bát độ) trồng với mật độ: 400 cây/ha hoặc 625 cây/ha, tỷ lệ để cây... tối, thoáng mát Thời gian bảo quản 3 tháng * Sơ chế măng muối đóng túi hút chân không, là măng đã đợc bảo quản bằng phơng pháp bảo quản măng luộc bằng nớc muối 25% nh đợc mô tả ở 7.5, sau 3 tháng đợc vớt ra, để ráo nớc, đóng vào trong túi PE và hút hết không khí Thời gian bảo quản sau khi đóng túi đến 7 tháng * Chế biến măng khô từ măng măng củ, măng mầm đợc tiến hành nh sau: Bóc vỏ, cắt bỏ phần ngọn... nhỏ nhất Mô hình Bát độ và Điềm trúc tuy là một loài nhng không đồng nhất về đờng kính thân khí sinh Bát độ có kích thớc đờng kính lớn hơn Điềm trúc - Thời vụ măng chính của 3 loài tháng 4 đến tháng 10 hàng năm Măng của Bát độ (Điềm trúc) khai thác khi cao 30cm và của Tạp giao khi cao 35cm Măng Lục trúc phải khi thác khi còn nằm ngầm dới đất Năng suất măng Tạp giao cao hơn của Bát độ (Điềm trúc) - Mật...11 * Phơng pháp bảo quản măng tơi quét phủ cồn 98% đựng trong túi PE hút hết không khí: Bóc bẹ mo, cắt bỏ chỗ dập nát, sâu bệnh Lau sạch và khô Quét phủ cồn lên các vết cắt Xếp măng vào túi PE Dùng bơm hút hết không khí trong túi và bịt kín miệng túi Để nơi tối, thoáng mát Thời gian bảo quản đến 4 ngày * Phơng pháp bảo quản măng luộc bằng nớc muối 25%: Bóc vỏ, cắt bỏ chỗ . 2000, Viện KHLNVN đã đề xuất đề tài: Trồng thử nghiệm thâm canh các loài tre nhập nội lấy măng. Phòng nghiên cứu Tài nguyên thực vật rừng đã đợc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam giao nhiệm vụ. 1 Trồng thử nghiệm thâm canh các loi tre nhập nội lấy măng Đỗ Văn Bản Phòng Tài nguyên Thực vật rừng 1. Đặt vấn đề Trồng tre để lấy măng ở nhiều nơi trên thế giới. 3 3.1.1. Tóm tắt một số đặc tính sinh học về một số loài tre nhập nội lấy măng Bảng 3. Tóm tắt một số đặc tính sinh học của 6 loài tre nhập nội lấy măng Loài Nhân tố/Chỉ tiêu Điềm trúc Lục

Ngày đăng: 20/06/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan