1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn) các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp trường hợp tỉnh bình dương

120 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp - Trường Hợp Tỉnh Bình Dương
Tác giả Vừ Đức Chớn
Người hướng dẫn TS. Bùi Thị Mai Hoài
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh tế Tài chính - Ngân hàng
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2011
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 1,17 MB

Nội dung

Số lượng mẫu điều tra khoảng n = 200 và tiễn hành các bước phân tích sau: - Làm sạch đữ liệu trước khi tiễn hành các bước phân tích; - Để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến

Trang 1

VO DUC CHIN

CAC NHAN TO TAC DONG DEN HANH VI TUAN THU THUE CUA DOANH NGHIEP - TRUONG HOP

TINH BINH DUONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP Hồ Chí Minh — Nam 2011

Trang 2

VO DUC CHIN

CAC NHAN TO TAC DONG DEN HANH VI TUAN THU THUE CUA DOANH NGHIEP - TRUONG HOP

TINH BINH DUONG

Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính - Ngân hàng Ma so: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DÂN KHOA HỌC:

TS BÙI THỊ MAI HOÀI

TP Hồ Chí Minh — Nam 2011

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu thu thập được và kết quả nghiên cứu trình bày trong đề tài này là trung thực Các tài liệu tham khảo có nguồn trích dân rõ ràng Tôi xin hoàn toàn chịu rách nhiệm về nội dung và tính trung thực của đê tài nghiên cứu này

Tác giả: Võ Đức Chín

Trang 4

LOI CAM ON

San quá trình học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận văn tôt nghiệp của mình Kêt quả hôm nay không chỉ do quá trình nô lực của bản thân, mà còn nhờ rát nhiêu sự hô trợ và động viên của nhiêu người Tôi xin chân thành gởi

lời cảm Ơn tới:

Quý Thây, Cô trường Đại học Kinh tế TP Hô Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức trong suốt thời gian mà tôi được học tại trường, đặc biệt là sự hướng dân tận tình của TS Bùi Thị Mai Hoài - Khoa Tài chính Nhà nước

Lãnh đạo và các anh, chị em đồng nghiệp tại văn phòng Cục thuế tỉnh Bình Dương, đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp các tài liệu quý báu để tôi hoàn thành luận văn này

Gia đình, bạn bè, những người đã động viên, hỗ trợ và là chỗ dựa tỉnh thân, chia sẻ khó khăn trong quá trình tôi thực hiện luận văn này

Trong quá trình hoàn tất đề tài, mặc dù đã có gắng tham khảo nhiêu tài liệu, tranh thủ nhiêu ý kiến đóng góp, song thiếu sót là điêu không thể tránh khỏi Rất mong nhận duoc su dong gop quý báu từ quý Thầy, Cô, đồng nghiệp và các bạn

Xin chân thành cảm Ơn

Tác giả: Võ Đức Chín

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN - ST 22 1n nn H2 1 HH2 2 ng 2n H2 ga i LOI CAM ON ooocececcccccccccececccccecsesssetecececscscsesesececevecsessusetevevecevstetiveteveveesereseveveveveceen ii

DANH MỤC CHU VIET TAT TRONG LUẬN VĂN 22c nên vii

DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN - SH run viii DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN VĂN ch nu yg ix

“0ï 00:35:03 e ees eeeeeeeesseeeeesseseeeeseeeeeeeeeeees 2 3 Déi tượng nghiên cứu và phạm vi thu thập dtt H@u cece eee eee eee 2 4 Phương pháp nghiên CứỨu -ccc c1 1111111111111 1111111111111 xxx xàu 2 5 Quy trình nghiên cứu - 2 222222022111 11111 11111111111 111115 115115111111 na 3

6ó Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 1 n1 S111 211111111111 11501110111 Ha HH He ng 3

7 Két clu tia LUN VAN ƯƯƯ.ƯƯaaa 4

CHƯƠNG?T ” =2 Ì 1 „2g Messe dae ee uy Ì 5 CƠ SỞ LY LUAN VE TUAN THU THUE VA CAC NHAN TO TAC DONG DEN HANH VI TUAN THU THUE o.oo cccocccccccccccccccceccecececesesessssesvsetevseeevseseteete 5

1.1 Ly thuyét vé tudin th thué ooo ccccccccceceeseseseeseesvseseseseseetevevseeten 5

1.1.1 Khái niệm về sự tuân thủ thuê 1 SE E2212121E1 E121 12 re 5

1.1.2 Hành vi không tuân thủ thuẾ 2.25 S3 3119151515151 1151111818111 11515 tr my 6

1.2 Các nhân tô tác động đến hành vi tuân thủ thuế 2 SE E22 te zrre2 9

1.3 Các nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu 22s 1S E125 xrrsxe 22 1.3.1 Nghiên cứu trong nưỚC . c c1 1111122221111 11111111 sk2 22 1.3.2 Nghiên cứu nước nØ0àiI - - - 1111111111111 1111111111111 11111111111 sk2 23

CHƯƠNG 2 S2 1 nh HH HH HH HH HH HH HH2 HH t ng rung 26 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUÊ CỦA NHÀ NƯỚC VÀ SỰ TUẦN THỦ THUE CUA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG 26

Trang 6

2.1.2 Kết quả thu ngân sách của Cục thuế tỉnh Bình Dương ss 28 2.2 Tống quan về các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương 29 2.2.1 Về sô lượng doanh nghiỆp S 1 1111151111551511151111111111511 10t trên 29 2.2.2 Về quy mô doanh nghiệp - S21 3 1112111155151 1151111111521 8 tryen 30 2.2.3 Về loại hình doanh nghiỆp CC 2200200011111 1111 1111111111111 11x ke, 32

2.3 Thực trạng tuân thủ thuế của các DN trên địa bàn tỉnh Binh Duong 33 2.3.1 Tuân thủ về đăng ký, kê khai thuÊ 2 ST E551 115115181515151515 E11 xee 33

2.3.2 Tuân thủ về báo cáo các thông tin đây đủ và chính xác -s- 35 2.3.3 Tuân thủ về nộp nghĩa vụ thuế đúng hạn eee 37 2.4 Đánh giá về thực trạng công tác quản lý thuế 2 2222221252121 122EEsrzerd 38

2.4.1 Những ưu điểm - S21 1111512111 2 1111110101112 n E2 HH HH Hiên 38

CHƯƠNG 3 2.2 2.02022212212212 n nàn 42

KHAO SAT CAC NHAN TO TAC DONG DEN HANH VI TUAN THU THUÊ TRƯỜNG HỢP TỈNH BÌNH DƯƠNG S2 S121 n1 ưu 42

3.1 Mô hình khảo sát và các giả thuyết - ST n1 tư HH HH He ree 42

3.2 Quy trình khảo sát 00000112 n1 111111 n Tnhh nh nh nhe này 44

3.2.1 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát - c2 ST 1121211181 1511E11 81x krưa 44 3.2.2 Xác định kích thước mẫu và thang đo . - - 1 St SE 2E E1 E5 8E xen 44 3.2.2.1 Kích thước mẫu - 2S E21 2121 1515121211118 21128 a 44

3.2.2.2 Thang đo CC 0000001001111 111111 1111111111111 En HS TkK TT kk TT et 45

3.2.3 Gởi phiêu khảo sát 1 2n E1 1112111111111 1 11010101 81H HH HH Hư t 45 3.2.4 Nhận kết quả trả lời - 1 St 21111 2111111111 5 1101010181 TH HH HH Hư t 45 3.2.5 Xử lý đữ liệu - - L 220001022211 11112211 1112211111151 1 1155111 k kh khe 45 3.3 Kết quả khảo sát - - S111 1111121110151 111111 HH HH HH HH HH Hee 47 3.3.1 Phân tích mô tả thông tin về đôi tượng thu thập dữ liệu 5s: 47

3.3.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo băng hệ số Cronbach”s Alpha 48

Trang 7

3.3.3.2 Phân tích nhân tố các biến phụ thuộc 22: S3 cv 2E22EE2Esxe2 52 3.3.4 Phân tích hồi quy tuyến tính - s s 1 111 E11551151511181 511511818 ro 53

3.3.5 Kiểm định mô hình . 1 1 1 1 112212111 1215122 2222 ng Huệ 55 3.3.5.1 Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình - 5s 55

3.3.5.2 Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của các hệ số hồi quy 55

3.4 Đánh giá kết quả khảo sát về mức độ tác động của các nhân tó 56 3.4.1 Danh gia mirc dé tac dong cua Yéu t6 kinh té o.oo cccccceeeeeeeeeeeereeees 56 3.4.2 Đánh giá mức độ tác động của nhân tô Hệ thống thuê - z5: 57 3.4.3 Đánh giá mức độ tác động của Yêu tố tâm lý 1s xxx E225 xtxsxe 59

3.4.4 Đánh giá mức độ tác động của nhân tô Ngành kinh doanh .- 60 3.4.5 Đánh giá mức độ tác động của nhân tô Đặc điểm doanh nghiệp 61

3.4.6 Đánh giá mức độ tác động của Yếu tố xã hội . - 2s xxx 212551 x2Esx2 62

CHƯƠNG 4 - 12 ncnnnn HH HH HH HH HH HH HH2 ng HH t ng tru 64 MOT SO KIÊN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG SỰ TUẦN THỦ THUÊ CỦA DOANH NGHIEP TREN DIA BAN TỈNH BÌNH DƯƠNG se 64 4.1 Kiến nghị về cải cách hệ thống thuế nhằm tăng cường tuân thủ thuế 64

4.1.1 Cải cách chính sách thuễ 22 222 5S 1515158515151 5155 1558 5112 ng 64

4.1.1.1 Đối với thuê TNDN 2 22H HH HH ga 64 4.1.1.2 Đối với thuế GTGT - 2221211111222 1 ga ó6

4.1.2 Cai cach quan ly thué oo S1 1111551 1111511511111 101018 1n Hiện 67

4.1.2.1 Công tác tuyên truyền nâng cao tinh thần đạo đức thuê 67 4.1.2.2 Điều chỉnh mức xử phạt vi phạm hành chính về thuế 5s 68

4.1.2.3 Xây dựng chiến lược quản lý thuế 22 s SE 3 1232321255551 51x xe 69

4.1.2.4 Cải cách thủ tuc hanh chinh thué .0.0.00c.ccccecscsceceseeseseeeseeseeseseees 71

4.1.2.5 Tăng cường quyên lực cho cơ quan thuê .- 2 Sccx c2 25x sxe2 71 4.1.2.6 Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ thuế nhe 7] 4.2 Kiến nghị đối với chính sách của Nhà nước -SSnSnn nên 72

Trang 8

4.3 Kiến nghị các giải pháp quản lý thuế trên địa bàn tỉnh Bình Dương nhằm

tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp 2222 E222E521 2E ts re 73 4.3.1 Công tác tuyên truyền hỗ trợ doanh nghiệp 2 St SE2E2E5E252E5E551 x5 73 4.3.2 Công tác thanh tra, kiểm tra thUẾ - + c1 1 E551 11511518151 51515111111 xeE 76

4.3.3 Quản lý kê khai và nộp thuê 2s s3 12111555151 11511511151515E E8 trreh 78

4.3.4 Nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tăng cường sự tuân thủ thuê của doanh nghiệp . 2S S111 1111115111511851.8E8E trai S0

(18):2)81/71.:8 4;E: ạaiaadẳiiaiii 84

PHỤ LỤC 2s 2s 25122512112 110 1112122111 2n H222 re re 87

Trang 9

DANH MUC CHU VIET TAT TRONG LUAN VAN

CNTT Công nghệ thông tin CỌT Cơ quan thuế DN Doanh nghiệp GTGT Gia tri gia tang

NNT Người nộp thuê

NSNN Ngân sách nhà nước TNDN Thu nhập doanh nghiệp

TTHT Tuyên truyền hỗ trợ

EEA Exploratory Factor Analysis (phân tích nhân tô khám phá)

Trang 10

DANH MUC CAC BANG TRONG LUAN VAN

Bang 1.1: Tom tat cdc nhan t6 anh huéng dén hanh vi tuan thu thué

Bảng 2.1: Kết quả thu NSNN qua các năm 2006-2010 của ngành Thuê Binh Dương

Bảng 2.2: Số DN đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 hàng năm

Bảng 2.3: Tỷ lệ DN trên địa bàn Bình Dương theo quy mô lao động Bảng 2.4: Tỷ lệ DN trên địa bàn Bình Dương theo quy mô vôn

Bảng 2.5: Tỷ lệ DN thuộc Văn phòng Cục thuế Bình Dương quản lý nộp tờ khai

thuê GTGT quá hạn quy định giai đoạn 2006-2010

Bảng 2.6: Tỷ lệ DN thuộc Văn phòng Cục thuê Bình Dương quản lý không nộp tờ

khai thuê GTGT giai đoạn 2008-2010

Bảng 2.7: Kết quả thanh tra thuế của ngành Thuế tỉnh Bình Dương năm 2006-2010

Bảng 2.8: Tình hình nợ thuế của các DN thuộc văn phòng Cục thuế tỉnh Bình

Dương quản lý đến ngày 31/12/2010

Bảng 3.1: Mã hóa các thang đo mức độ tác động của các nhân tô đến tuân thủ thuế Bang 3.2: Bảng Cronbach’s Alpha của các thành phân thang đo sau khi đã loại các

biễn có tương quan biến tông nhỏ hơn 0.3

Bảng 3.3: Kết quả phân tích nhân tố các biến độc lập sau khi loại biến Bảng 3.4: Kết quả phân tích nhân tố các biến phụ thuộc

Bảng 3.5: Kết quả phân tích hồi quy

Bảng 3.6: Kết quả khảo sát mức độ tác động của nhóm nhân tô Kinh tế Bảng 3.7: Kết quả khảo sát mức độ tác động của nhóm nhân tô Hệ thông thuế Bảng 3.8: Kết quả khảo sát mức độ tác động của nhóm Yếu tô tâm lý

Bảng 3.9: Kết quả khảo sát mức độ tác động của nhóm nhân tô Ngành kinh doanh Bảng 3.10: Kết quả khảo sát mức độ tác động của nhóm nhân tô Đặc điểm DN Bảng 3.11: Kết quả khảo sát mức độ tác động của nhóm Yếu tô xã hội

Trang 11

Hình 1.1: Mô hình các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế và chiến lược xử lý rủi ro tuân thủ

Hình 2.1: Cơ câu tổ chức bộ máy Cục thuê tỉnh Bình Dương

Hình 2.2: Tăng trưởng về số lượng DN theo loại hình trên địa bàn tỉnh Bình Dương

giai đoạn 2001-2010 Hình 3.1: Mô hình khảo sát

Hình 4.1: Mô hình các cấp độ tuân thủ thuế

Trang 12

Thuê găn liền với sự tồn tại, phát triển của nhà nước và là một công cụ quan trọng mà bất kỳ quốc gia nào cũng sử dụng để thực thi chức năng, nhiệm vụ của mình Vi vay, thué la van dé quan tâm hàng đâu của mọi quốc gia, bất kể quốc gia phát triển hay đang phát triển

Sẽ thuận lợi nêu việc tuân thủ thuê có thể đạt được trên cơ sở tự nguyện của NNT hơn là sử dụng các hình thức đe dọa bằng các công cụ xử phạt và cưỡng chế Việc tuân thủ thuê rõ ràng là một van đề lớn anh hưởng đến nguồn thu của mọi quốc gia Chính vì vậy, các nước vẫn theo đuôi một chính sách thuế với mục tiêu quan trọng nhất là tôi đa hóa việc tuân thủ thuê

Quản lý thuế ở các nước đang phát triển hiện nay đang phải đối mặt với nhiều thách thức khác nhau tạo ra sức ép ngày càng tăng đôi với nhiệm vụ thu thuế của nhà nước Một trong những thách thức lớn đó là sự đa dạng hoá hành vi tuân

thủ thuế của DN Phức tạp hơn khi hành vi tuân thủ thuế của DN lại chịu tác động

của nhiều nhân tô khác nhau Những nhân tô này tạo ra bài toán lớn đôi với cơ quan thuế trong việc đảm bảo sự tuân thủ thuê của DN

Vì vậy, ngành Thuê của Việt Nam phải có những cải cách mạnh mẽ hơn nữa

hướng tới một mô hình quản lý hiện đại Một hệ thông quản lý thuế hiện đại phải

đảm bảo được nguyên tắc quản lý thuế cơ bản - đó là khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế - đây cũng là mục tiêu cao nhất của bất kỳ ngành thuế nao trên thế giới

Van dé dat ra la lam thé nao dé người nộp thuế tự nguyện thực hiện nghĩa vụ nộp thuê của mình? Những nhân tố nào tác động đến hành vi tuân thủ thuế của các

đối tượng này?

Xuất phát từ yêu câu thực tiễn ây, việc thực hiện để tài “Các nhân tố tác

động đến hành vi tuân thú thuế của doanh nghiệp - Trường hợp tỉnh Bình

Dương” có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.

Trang 13

nhân tố đến hành vi tuân thủ thuế của DN, từ đó đề xuất những kiến nghị khả thi nhăm tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vỉ thu thập dữ liệu

Đối tượng nghiên cứu của để tài là các DN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Dương Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu sự tuân thủ thuê của DN đối với

các khoản thuê nội địa (như thuê TNDN, thuế GTGT, thuê khác) dưới sự quản lý

thuê của Tổng cuc Thué, Cuc thué tinh Binh Duong va cac Chi cuc Thué, không bao gồm các khoản thuế quan dưới sự quản lý của cơ quan hải quan

Phạm vi thu thập dữ liệu: do giới hạn về thời gian và chi phí nên tác giả chỉ

nghiên cứu các dữ liệu thu thập liên quan đến các DN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Dương thuộc Cục thuế quản lý

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua kỹ thuật thu thập thông tin bằng phiếu khảo sát từ các DN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Dương Số lượng mẫu điều tra khoảng n = 200 và tiễn hành các bước phân tích sau:

- Làm sạch đữ liệu trước khi tiễn hành các bước phân tích;

- Để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát, thang đo được kiểm định băng hệ số tin cay Cronbach’s Alpha;

- Phân tích nhân tô khám phá (EFA) nhằm tìm ra các nhóm nhân tô tác động đến tuân thủ thuê, từ đó điều chỉnh mô hình nghiên cứu phù hợp;

- Cuỗi cùng là phân tích hôi quy tuyến tính bội để kiêm định sự tác động của từng nhân tô đến sự tuân thủ thuế

Tất cả các bước phân tích trên đều được xử lý thông qua phân mém thông kê

SPSS 16.0

Trang 14

VAN DE NGHIÊN CỨU _

Các nhân tô tác động đên hành vi thuân thủ thuê của doanh nghiệp v

PHAN TICH DU LIEU

Quy trinh nghién ciru

6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Cho đến nay, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về hệ thống thuế nhăm hoàn thiện, nâng cao công tác quản lý thuế ở Việt Nam Tuy nhiên, rất ít đề tài nghiên cứu về những nhân tố nào có tác động đến hành vi tuân thủ thuê của NNT Chính vì vậy, đề tài này hướng đến mục tiêu phân tích rõ những nhân tô cụ thê và định lượng được mức độ tác động của từng nhân tố đến hành vi tuân thủ thuế của DN trong bối

Trang 15

quản lý thu thuế phù hợp Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn, những kết quả nghiên

cứu đạt được hy vọng đóng góp một phân nhỏ vào tài liệu tham khảo cho cơ quan quản lý thuế trên địa bàn tỉnh Bình Dương

7 Kết cầu của luận văn

Ngoài phân mở đâu và kết luận, nội dung của Luận văn được trình bày trong 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về tuân thủ thuế và các nhân tô tác động đến hành

vi tuân thủ thuê của DN

Chương 2: Thực trạng quản lý thuế của nhà nước và sự tuân thủ thuế của các DN trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Chương 3: Khảo sát các nhân tô tác động đến hành vi tuân thủ thuê của doanh nghiệp — Trường hợp tỉnh Bình Dương

Chương 4: Một số kiến nghị nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Trang 16

DONG DEN HANH VI TUAN THU THUE 1.1 Lý thuyết về tuân thú thuế

1.1.1 Khái niệm về sự tuân thủ thuế

Theo James, S.; Alley, C (1999): “Tuan thủ thuế theo cách hiểu đơn giản nhất là mức độ người nộp thuế chấp hành nghĩa vụ thuế được quy định trong luật

thuế” [16]

Ủy ban các vấn đề về thuế, OECD (09/2004) định nghĩa cụ thê hơn: “Tuân thủ thuế là phạm vi mà đối tượng nộp thuế phải hoàn thành các nghĩa vụ thuê của mình Tại nhiều nước, đôi tượng nộp thuê có 3 nghĩa vụ cơ bản: (1) nộp tờ khai thuế đúng hạn; (2) kê khai (báo cáo) chính xác trên tờ khai những thông tin cần thiết để xác định sô tiền thuế; và (3) nộp nghĩa vụ thuê kịp thời Các nghĩa vụ này thường

được coi là tuân thủ về nộp tờ khai, tuân thủ về báo cáo (kê khai), và tuân thủ về thu

nộp” [9]

Tuy nhiên, khái niệm tuân thủ thuê vẫn được các nhà nghiên cứu tiếp tục

tranh luận theo hướng nghiên cứu tính tự nguyện hay không tự nguyện chấp hành nghĩa vụ thuế

Quan điểm truyền thông của quản lý thuê chủ yếu dựa trên giả thiết răng hâu hết DN về bản chất là không tự nguyện tuân thủ, và chỉ chập hành nghĩa vụ thuế khi

có sự cưỡng chế của CQT hay khi bị tác động bởi lợi ích kinh tế Cách tiếp cận

cưỡng chế tuân thủ theo luật và cách tiếp cận kinh tế tập trung làm giảm mức độ trồn thuế chứ không hướng vào việc tăng cường sự tuân thủ thuê [6]

Quan điểm nghiên cứu hiện nay chuyển sang xem xét tính tự nguyện của việc chấp hành nghĩa vụ thuế James, S; Alley, C, (1999) viết: “ Có câu hỏi đặt ra là sự “tuân thủ” có được là do hành vi tự nguyện hay bắt buộc? Nếu người nộp thuế “tuân thủ” chỉ vì sự đe dọa hoặc do các biện pháp hành chính, hoặc do cả hai, thì

Trang 17

quan quản lý thuế thành công khi gia tăng được sự tuân thủ tự nguyện của NNT mà không cần dùng đến các hình thức kiểm tra, thâm tra, nhắc nhở hoặc lo sợ bị áp dụng các biện pháp hành chính Một định nghĩa thích hợp hơn, do vậy, có thể phải bao gồm mức độ tuân thủ theo luật thuế và với CỌT mà có thê đạt được ngay cả khi không cần sử dụng các biện pháp bắt buộc” [16]

Cần phát triển khái niệm tuân thủ thuế và đưa yếu tô thời gian vào như là

một tiêu chí thê hiện sự tuân thủ tự nguyện Một DN cudi cung cting thanh toan đây đủ nghĩa vụ thuế nhưng nếu nghĩa vụ thuế đó được thanh toán muộn thì cũng không phải sự tuân thủ hoàn toàn Và ngay cả khi lãi suất nộp muộn bị tính thì khoản thu đó cũng không phải là sự tuân thủ hoàn toàn tự nguyện [6]

Theo Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009): “sự tuân thủ thuế của DN là hành vi chấp

hành nghĩa vụ thuế theo đúng mục đích của luật một cách đây đủ, tự nguyện và đúng thời gian” [6]

Tuy nhiên, khía cạnh “tự nguyện” trong định nghĩa trên đây rất giới hạn vì nó chịu tác động rất lớn bởi các nhân tô thuộc về hành vi (thuộc về tâm lý học và xã hội học) Nhưng nó lại rất quan trọng, vì nó giúp các CỌT phân biệt giữa khái niệm tuân thủ mà ít cần đến hoạt động cưỡng chế và khái niệm tuân thủ là kết quả của sự

cưỡng chế Việc khuyến khích người tuân thủ tự nguyện phải đi đôi với việc ngăn

cản những người không có ý định tuân thủ

1.1.2 Hành vỉ không tuân thủ thuế

Nộp thuê là nghĩa vụ tất yếu của DN Ủy ban các vấn dé về thué, OECD (2004) viết : “Nghĩa vụ cụ thể của NNT có thể khác nhau về trách nhiệm thuế và giữa các cơ quan thuê khác nhau, nhưng có bốn loại nghĩa vụ mà NTT chắc chăn phải thực hiện dù ở bất kỳ nước nào “Vấn đề tuân thủ” thực sự có liên quan đến việc thực hiện các nghĩa vụ của NNT Bồn loại nghĩa vụ của NNT là:

- Đăng ký thuế;

- Nộp tờ khai và nộp các thông tin cần thiết liên quan đến thuế đúng thời hạn;

Trang 18

- Nộp nghĩa vụ thuế đúng hạn

Nếu NNT không thực hiện bất kỳ một trong bốn nghĩa vụ trên đây thì có thể coi là không tuân thủ Tuy nhiên, mức độ không tuân thủ là khác nhau rõ rệt” [2l]

Khi phân tích hành vi không tuân thủ thuế cần phải xem xét sự không tuân

thủ không dự tính và sự không tuân thủ dự tính

Hành vi không tuân thủ không dự tính: Nhiều NNT sẵn lòng hợp tác tuân thủ

toàn diện nhưng lại không thực hiện được vì họ không biết cách hoàn thành các tờ khai thuế chính xác hoặc không hiệu hết phạm vi nghĩa vụ thuê của họ hoặc họ hiểu

sai luật Những nỗ lực nhiều hơn của CQT trong việc hỗ trợ NNT trong các trường

hợp như vậy, chăng hạn như việc cải thiện số lượng và chất lượng thông tin tuyên truyền hoặc giúp họ không rơi vào tình trạng không tuân thủ không dự tính, có thé sẽ thu được kết quả nhiều hơn là việc tăng cường các hoạt động cưỡng chế [16]

Hành vi không tuân thủ thuế dự tính bao gồm tránh thuế (avoidance) và trỗn thué (evasion): Những hành vi này bao gồm việc tạo ra các giao dịch giả tạo để trốn thuê, tìm kiêm mọi kẽ hở hợp pháp dé giảm thuế, dùng những thủ đoạn và chống chế ở mọi lúc để trì hoãn và để giảm số tiền thuê phải nộp [16]

Xét theo quan điểm kinh tế vĩ mô: theo Kirchker, E và cộng sự (2001), tránh thuê và trồn thuê có những tác động tiêu cực như nhau đối với NSNN Vì vậy, các nhà kinh tế học thường phân tích những ảnh hưởng này một cách đồng thời, không phân biệt giữa chúng [6]

Xét theo cơ sở pháp lý: Theo James, S.; Alley, C (1999), việc tuân thủ thuế có thê được nhìn từ góc độ của việc tránh thuê và trốn thuê Cả hai hành vi này đều có những dấu hiệu pháp lý đặc trưng, theo đó tránh thuê là nói đến những phương sách hợp lệ dé làm giảm nghĩa vụ thuế còn trỗn thuế lại nói đến những cách làm phạm pháp Trong khi một số người bình luận nhìn nhận việc không tuân thủ chỉ có van dé tr6n thué, diéu nay duong nhu chua năm bắt được toàn bộ bản chất của vân đề Việc trỗn thuế rõ ràng là một hình thức không tuân thủ Mặc dầu vậy, nêu người

Trang 19

Xét theo quan điểm đạo đức: Sự phân biệt giữa hai khái niệm này đối với nhiều người là không có sự khác nhau Theo Sandmo, A (2004) “ Không có sự khác nhau giữa một nhà kinh doanh nhỏ hoạt động trong một nên kinh tế ngâm (vi phạm luật) với một nhà đâu tư lớn sử dụng những luật sư giỏi để tìm kiếm thiên

đường thuế” [6]

Nghiên cứu theo giác độ tâm lý hành vi của DN: cũng theo Kirchker, E, và cộng sự (2001), do sự khác nhau về cơ sở pháp lý, vì vậy đối với DN thì trốn thuế và tránh thuế là hoàn toàn khác nhau và tác động đến việc lựa chọn hành vi tuân thủ thuê của họ Trồn thuế được đánh g1á tiêu cực hơn tránh thuê Kiên thức về thuê của người nộp thuê càng tốt thì tránh thuế được nhận thức là công băng hơn, được lựa chọn nhiều hơn Ngược lại, kiến thức về thuế càng hẹp thì người nộp thuế có xu

hướng lựa chọn hình thức trốn thuê nhiều hơn [6]

Khó mà phân định rạch ròi giữa hành vi tránh thuế (avoidance)- hay việc

dùng luật để hạn chế đến mức tối thiểu việc nộp thuế - và hành vi trốn thuế

(evasion) — tức sự vi phạm pháp luật Thêm vào đó, người ta thường khó mà quyết định được liệu các biện pháp chế tài nên được áp dụng ở đâu dọc theo chuỗi liên tục của những hành vi tránh thuế và trôn thuế [10]

Các CỌT khi nghĩ về tuân thủ thuế thường chú ý đến việc tại sao một số người nộp thuê không tuân thủ mà không nghĩ ngược lại là tại sao người nộp thuế lại tuân thủ Theo chuẩn mực thì NNT thường tuân thủ hơn là không tuân thủ và một hệ thống thuế hoạt động hiệu quả phải có được sự đồng thuận hợp tác của hầu hết NNT Cho nên, sẽ có được hiệu quả cao hơn trong việc thu thuế nễu dành sự hỗ trợ nhiều hơn cho những người nộp thuế tuân thủ hoàn thành nghĩa vụ thuế của họ so với việc dành thời gian và công sức theo đuôi thiểu số người không tuân thủ [16] Chính vì vậy, công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT của CỌT đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường sự tuân thủ thuế của các DN.

Trang 20

thập nhiên gân đây trên thé giới Trong ba thập niên gần đây nhất, có vô sô các công trình khoa học nghiên cứu về hành vi tuân thủ thuế Khoảng đầu những năm 1970 từ những mô hình phân tích kinh tế đơn giản và sau đó đã mở rộng nhanh chóng đến lĩnh vực phân tích hành vi với những giải thích ngày càng phức tạp

Một số ngành thuê và nhiều môn học lý thuyết chuyên ngành trên thế giới đã đưa ra hai cách tiếp cận cơ bản đến vẫn đề về tuân thủ thuê Một là phân tích sự tuân thủ dựa trên các quyết định mang tính kinh tế, theo cách dùng những khích lệ

về kinh tế và cái giá của tuân thủ và không tuân thủ Điều này được dựa trên khái

niệm hẹp của tính hợp lý kinh tê và được phát triển từ việc ứng dụng các phân tích kinh tế Cách tiếp cận còn lại nghiên cứu tác động của những nhân tô khác dựa trên các quyết định tuân thủ, đặc biệt là chúng có liên quan đến cách cư xử của NNT thuê và đôi khi của CQT Điều này liên quan đến các yếu tô hành vi và đặt trọng

tâm vào các khái niệm và nghiên cứu về các lý thuyết về tâm lý và xã hội [16]

Hai cách tiếp cận này có thê được cho là lần lượt có mối liên hệ với các khái niệm hẹp và rộng của tuân thủ thuê Nếu tuân thủ thuế được xem trước tiên là vân

đề trỗn thuê và thực thi pháp luật được xem là vấn để chính thì cách tiếp cận kinh tế

là thích hợp vì nó phù hợp với việc nghiên cứu các mỗi cân bằng của các yếu tố giữa lợi ích của việc trỗn thuế với rủi ro bị phát hiện và việc áp dụng các hình thức phạt Nêu sự tuân thủ được định nghĩa rộng hơn, liên quan đến các quyết định của NNT trong việc trốn, tránh hoặc kiên quyết tìm cách chối bỏ các nghĩa vụ thuế thì cách tiếp cận hành vi là thích hợp hơn [16]

Cách tiếp cận kinh tế giả định răng sự tuân thủ hoặc không tuân thủ của các cá nhân hay tô chức là kết quả của phép tính chi phí-lợi ích Người ta sẽ tuân theo luật thuế nêu chi phí bỏ ra cho việc trên thuế lớn hơn lợi ích từ việc trỗn thuế mang lại và ngược lại Lợi ích dễ thây nhất của việc trồn thuê đem lại là những khoản thuế không phải trả, nhưng nó cũng sẽ kéo theo những rủi ro của chính việc trốn thuê gây ra đó là những nguy cơ bị trừng phạt.

Trang 21

Khác với cách tiếp cận kinh tẾ, cách tiếp cận hành vi được rút ra từ những nguyên lý khoa học cho răng có những nhân tô quan trọng khác thúc đây quyết định tuân thủ thuế Cách tiếp cận này xem xét những vấn đề về hành vi rộng hơn và rút ra những khái niệm từ các nguyên lý của tâm lý học và xã hội học Theo đó, sự tuân thủ thuê được định nghĩa rộng hơn, liên quan đến quyết định tự nguyện của DN

Nhiều nước phát triển đã đầu tư nguôn lực vào công việc nghiên cứu để giúp hiểu được các nhân tô tác động đến hành vi của NNT Những nghiên cứu này đã tìm ra những nhân tố quan trọng mang tính thời sự sau [21]

Các nhân tô về đặc điểm doanh nghiệp:

Tính phức tạp của cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

Tính phức tạp của cơ cầu tổ chức DN được đánh giá qua thông tin NNT có nhiều chi nhánh, ngành nghé, kho hang, don vi thanh vién, nha thầu hoặc NNT hoạt động vãng lai tại nhiều CQT khác nhau, mô hình công ty đa quốc gia Đặc điểm này tiềm ấn những rủi ro tuân thủ thuế như việc chuyên giá, chuyển thuê giữa các công ty thành viên với nhau

Thực tế quản lý thuế tại Việt Nam cũng thây răng các DN có mô hình công ty mẹ, công ty con có nhiều giao dịch kinh doanh liên kết tạo nhiều cơ hội tránh né thuế, thông qua các hình thức phô biến như chuyền giá, chuyển lợi nhuận

Loại hình sở hữu của doanh nghiệp

Bản chất và phạm vi tuân thủ thuế khác nhau giữa các DN có sở hữu khác nhau Ví dụ giữa DN một chủ sở hữu và DN nhiều chủ sở hữu, giữa DN tư nhân và DN nhà nước [6ó]

Hình thức sở hữu phản ánh mức độ rủi ro tuân thủ thuế của doanh nghiệp là cao, trung bình hay thấp Kinh nghiệm qua công tác quản lý thu thuê cho thây các doanh nghiêp sở hữu tư nhân thì rủi ro tuân thủ cao hơn các DN cổ phần, DN có vốn đầu tư nước ngoài, DN nhà nước

Yếu tổ quy mô doanh nghiệp

Quy mô DN là phạm trù phản ánh độ lớn của DN Về mặt lượng, để đánh giá quy mô DN người ta sử dụng những chỉ tiêu định lượng cụ thể DN có thê được

Trang 22

phân loại thành 3 nhóm theo tiêu chí về quy mô (quy mô có thể được phân loại theo doanh thu, theo số lao động, theo tài sản, theo tổng giá trị sản xuất) Mỗi nhóm DN theo quy mô có những đặc điểm riêng về hành vi tuân thủ thuê

Nhóm DN lớn: là nhóm đóng góp chủ yếu vào NSNN, thường sử dụng các

phương pháp tinh vi để tôi thiêu hoá thuê, thường là tránh thuế hơn trôn thuế

Nhóm DN vừa và nhỏ: Ở hâu hết các nước, các DN vừa và nhỏ đại diện cho nhóm có rủi ro cao nhất bởi vì số lượng các DN này rất lớn, thu nhập của họ không cô định và trong hầu hết các trường hợp đều không thê xác minh với dữ liệu của bên thứ ba Ngoài ra, các DN này không có một hệ thống sô sách kế toán tốt, không có kiểm toán độc lập đối với các tài khoản kế toán và các khoản chi tiêu tiền mặt như

các DN lớn để có thể giảm bớt rủi ro kê khai thiêu thu nhập [9]

Thời gian hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Có mối liên hệ rất rõ về mức độ tuân thủ giữa các DN có thời gian hoạt động khác nhau Các DN mới thành lập hoặc còn non trẻ trong hoạt động kinh

doanh thường thiếu kiến thức về luật thuê, nghĩa vụ thuế và quy trình tuân thủ thuê,

vì vậy họ thường là đôi tượng chủ yếu của hình thức không tuân thủ không dự tính Các DN có thời gian hoạt động lâu năm thường đã có thương hiệu, có hệ thông kế toán ồn định, hiểu rõ về nghĩa vụ thuế và quy trình tuân thủ Vì vậy, nêu tinh thân thuê tốt, họ là những đôi tượng sẵn sàng tuân thủ đây đủ nghĩa vụ thuế Nhưng khi tinh thân thuế yếu, các DN này cũng thường sử dụng những hình thức tinh vi phức tạp và thường tránh thuế hơn là trồn thuê [6]

Kiến thức về thuế của doanh nghiệp

Cơ quan thu thuế nội dia Hoa Ky (IRS, 1994) da tuyên bố rằng hành vi

không tuân thủ không dự tính chiêm một tỷ lệ lớn trong tông số NNT không tuân thủ Nghiên cứu của Christina M Ritsema, (2003) cũng kết luận là có mối liên hệ

giữa kiến thức về thuê và tuân thủ thuế Sự thiếu hiểu biết về thuê dẫn đến hành vi

không tuân thủ không dự tính [1 I]

Mohamad Ali Roshidi bin Ahmad và cộng sự (2007) nghiên cứu kết luận: Có một sự khác biệt đáng kế trong hành vi tuân thủ thuế giữa những người có kiến

Trang 23

thức về thuế và những người không có kiến thức về thuế Cac nghiên cứu trước (Eriksen &Fallan, 1996; Jackson & Milliron, 1989) cũng cho thây kết quả tương

tự, đó là kiến thức thuế có ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuê [14] Nhiều DN có

thể vui lòng tuân thủ nhưng họ không có khả năng làm như vậy vì họ không nhận thức được hoặc không hiểu phạm vi nghĩa vụ thuế và quy trình tuân thủ Điều này sẽ làm gia tăng tỷ lệ lỗi số học trong các tờ khai thuế, tăng chi phí tuân

thủ thuế và cản trở sự tuân thủ

Các yếu tô về ngành kinh doanh: Mức độ cạnh tranh của ngành

Một ngành có sự cạnh tranh ít hơn sẽ làm tăng lợi nhuận tiềm năng của DN

và ảnh hưởng tích cực đến sự tuân thủ thuế thông qua hiệu ứng thu nhập Những DN hoạt động trong ngành có mức độ cạnh tranh gay gắt thì tỷ suất lợi nhuận sẽ không cao so với các DN hoạt động ở những ngành ít cạnh tranh hơn do đó sẽ hạn chế hơn trong việc tuân thủ thuế [6]

Tỷ suất lợi nhuận của ngành

Yếu tố thu nhập có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi tuân thủ thuế Tỷ suất lợi

nhuận của ngành tác động trực tiếp đến thu nhập chịu thuê Các DN hoạt động trong ngành có tỷ suất lợi nhuận cao sẽ có xu hướng tuân thủ thuế tốt hơn so với những DN hoạt động trong ngành có tỷ suất lợi nhuận thập hơn

Nhóm tac gia James Alm, Betty R Jackson, va Michael McKee (1992), thông qua phương pháp phân tích hồi quy, nghiên cứu này đã chứng minh được mối liên hệ giữa tuân thủ thuê với thu nhập Thu nhập càng cao dẫn đến việc tuân thủ thuê càng cao Kết luận này cũng phù hợp với các kết quả của các nghiên cứu trước do (Witte and Woodbury, 1985; Dubin, Greatz and Wilde, 1990) [18]

Lợi thể về cơ cấu chỉ phí của ngành

Cơ câu chi phí phản ánh mỗi quan hệ tỷ lệ giữa các chi phí khả biến và chi

phí bất biến trong tổng chi phí Những ngành có tỷ trọng định phí cao trong tổng

chi phí thì hệ sô đòn bẩy kinh doanh lớn, có nghĩa là khả năng của nhà quản lý

trong việc tăng lợi nhuận khi doanh thu tăng Chi phí lao động, chi phí vốn và các

Trang 24

khoản chi phí khác rẻ tương đối so với các ngành khác là yêu tô thuận lợi trong hoạt động kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp Đây cũng là nhân tô tạo ra sự khác biệt về tuân thủ thuế của DN giữa các ngành thông qua hiệu ứng thu nhập

Các yếu tô về xã hội (Sociological factors):

Chuẩn mực, quy tắc xã hội về hành vi tuân thủ thuế

Nếu một người tin rằng hành vi không tuân thủ được phô biến rộng rãi thì họ có khả năng cũng không tuân thủ (Paul Webley, 2004) [20]

Theo Wenzel, M., Taylor, N (2003), chuẩn mực xã hội là những tiêu chuẩn hành vi trong tuân thủ thuế do xã hội mong muôn và được chấp nhận chung của đa số người trong xã hội, yêu cầu NNT phải tuân thủ Khi NNT xác

định được nhóm xã hội tác động lên hành vi tuân thủ thuế của họ, thì chuẩn mực

xã hội tác động lên đạo đức thuê của họ thông qua ảnh hưởng xã hội và sự hỗ trợ xã hội của nhóm xã hội đó [ó6]

Theo Taylor, N (2003), ching ta co thé thay rang tu loi ca nhan có thể thúc đây hành vi khi con người cảm thấy bản thân họ là các cá nhân độc lập với các cá nhân khác, trong khi trách nhiệm công dân có thể thúc đây hành vi khi con người cảm thay họ là thành viên của một nhóm, của cộng đồng xã hội trước các nhóm hay cộng đồng khác Trong cộng đồng đó, sự tuân thủ thuế sẽ phụ thuộc vào ảnh hưởng xã hội lên nhận thức của NNT răng hau hét moi người đều tuân thủ, chỉ một số người là không tuân thủ và hầu hết mọi người là những công dân tốt [6] Vì vậy, chuẩn mực xã hội tác động lên sự tuân thủ là yếu tô mà các CQT cần quan tâm

Sự khác biệt về tuổi tác và giới tính

Webley, Paul (2004) cho răng, những người không tuân thủ thường là nam giới, ØIới trẻ, những người tự cao tự đại và có thái độ tích cực về trỗn thuê và thái độ tiêu cực với CỌT Có một số băng chứng cho thay rang viéc giao duc vé hé thống thuê có tác động trực tiếp đến việc giảm xu hướng trôn thuế [20].

Trang 25

Tuy nhién, Christina M Ritsema (2003) kết luận răng: khi sử dụng phân trăm số thuế còn nợ làm thước đo mức độ không tuân thủ thì tuôi tác có tác động không đáng kế đến mức thuế còn nợ đôi với hâu hết các nhóm đối tượng nghiên cứu, nhưng cũng đã kết luận rằng nam giới thì kém tuân thủ hơn [1 1]

Vai trò, vị thế và danh tiếng của DN trong xã hội

Vai trò của DN trong xã hội và những chuẩn mực hành vi của họ cũng rất quan trọng Doanh nghiệp không chỉ tôi ưu hoá hành vi một cách cô lập và ích kỷ (mặc dâu điều này đúng trong một số trường hợp) mà còn bị tác động bởi dư

luận tích cực từ xã hội do tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ thuế và từ đó làm hình thành

nên danh tiếng vị thê và vai trò của DN trong một cộng đồng xã hội Tiếp đó, danh tiếng vai trò của DN sẽ tác động đến tinh thần thuê của bản thân DN [16]

Các yéu té vé kinh té (Economic factors): Yếu tô lãi suất

Van đề khác thuộc phân tích kinh tê hành vi tuân thủ thuê là phân tích giá trị

tiền tệ của sự tuân thủ Tuân thủ hay trì hoãn hoặc trỗn thuế sẽ phụ thuộc vào lãi

suất hay giá trị tiền tệ tại thời điểm thanh toán thuế so với thời điểm trì hoãn thuê

trong tương lai Do vậy, yếu tố lãi suất phải thường xuyên được xem xét trong quyết định tuân thủ của DN

Lãi suất thị trường và lãi suất ngân hàng là yêu tố tác động đến quyết định tuân thủ, trì hoãn hay không tuân thủ thuê Trong trường hợp lãi suất tăng, một người nộp thuế có tinh thân và đạo đức thuê không tốt sẽ có khả năng trì hoãn việc nộp thuế; hoặc tuân thủ nhưng không tự nguyện; hoặc có khả năng trốn thuê hay tránh thuế Vì vậy, lãi suất thị trường thường được các nhà phân tích theo cách tiếp cận kinh tế lây làm cơ sở cho việc thiết lập các hình phạt đôi với NNT khi họ không tuân thủ [6]

Yếu tô lạm phát

Lạm phát ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuê của DN khi nó tác động vào mức sinh lợi từ hoạt động SXKD Lạm phát quá cao sẽ cản trở hành vi tuân

thủ thuế Lạm phát ôn định ở mức hợp lý sẽ kích thích SXKD va tác động đến

Trang 26

sự tuân thủ thuê của doanh nghiệp thông qua hiệu ứng thu nhập [ó] Ảnh hướng của hội nhập quốc tế (International influenee):

Xu thê quốc tế hoá nên kinh tế thế giới là một trong những xu hướng vận động chủ yêu trong đời sống kinh tế quốc tế hiện nay Xu thế quốc tế hoá ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp, cũng có những thuận lợi và cũng có những khó khăn, làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và từ đó ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp Mặt khác, những DN từ các nước đầu tư vào nước sở tại họ cũng mang theo những văn hóa về tuân thủ thuế khác nhau tác động đến hành vi tuân thủ thuế trong cộng đồng doanh nghiệp Các nghiên cứu cho thấy hầu hết mọi người đều sẵn sàng nộp thuế nếu thấy người khác cũng nộp thuế

Chính sách của chính phủ và hiệu quả của chỉ tiêu công

Paul Webley, (2004) cho rằng: Có một mỗi quan hệ thuận chiều giữa niềm tin của người nộp thuế về hiệu quả mang lại của chi tiêu thuê không hiệu quả hoặc vô ích và khả năng không tuân thủ của họ [20]

James Alm và các cộng sự (1992) nghiên cứu kết luận: tuân thủ thuế cũng tăng lên khi các cá nhân cảm nhận được một số lợi ích từ những hàng hóa công

được đầu tư bằng tiền thuế của họ [18]

Nhận thức của DN về tính hiệu quả của các khoản chi tiêu công sẽ tác động đến sự tuân thủ thuế Tham nhũng, thất thoát ngân sách, đâu tư công phi hiệu quả sẽ là những yếu tô cản trở hành vi tuân thủ tích cực của DN

Chỉ phí tuân thủ thuế

Chi phí tuân thủ thuế tác động đến sự tuân thủ thông qua hiệu ứng thu nhập nghĩa là chi phí tuân thủ tăng sẽ cản trở quyết định tuân thủ thuế và ngược lại Chi phí tuân thủ thuế theo nghĩa hẹp gồm chỉ phí tiền và thời gian để tuân thủ các nghĩa vụ về thuê Chi phí này phụ thuộc vào hệ thống thuế và khác nhau giữa các ngành khác nhau, các hình thức kinh doanh khác nhau, các DN có đặc điểm khác nhau Tuy nhiên, theo nghĩa rộng, chi phí tuân thủ còn bao gôm các

Trang 27

chi phi khac 1a hau qua ctia trén thué Su khéng tuân thủ của các DN khác có thể dan dén nhiéu bat loi trong canh tranh đôi với các DN tuân thủ tốt [6]

Gánh nặng về tài chính (thiếu nguồn lực tài chính)

Christina M Ritsema (2003) nghiên cứu có kết luận rằng: Một phần lớn trong những người nợ thuê là do thiếu nguồn lực tài chính và thiếu nguồn lực tài

chính cũng là lý do không tuân thủ kê khai thuế đầy đủ [1 1]

Rõ ràng, có mối liên hệ giữa số thuê nợ và hành vi tuân thủ Ví dụ, nêu một chủ doanh nghiệp có nghĩa vụ thuế có thể dễ dàng thanh toán thì họ sẽ sẵn sàng tuân thủ Tuy nhiên, nếu nghĩa vụ lớn — đe dọa sự sống còn của doanh nghiệp - người chủ có thể tránh phải thanh toán toàn bộ hoặc tìm cách điều chỉnh số liệu báo cáo đề làm giảm nghĩa vụ thuế [21]

Yếu tô liên quan đến hệ thống thuế: Thuế suất (tax rate)

Thuê suất là một trong những yếu tô cơ bản trong mỗi sắc thuế tác động đến tuân thủ thuế James Alm và các cộng sự (1992) nghiên cứu kết luận: Có sự khác biệt về mức độ tuân thủ giữa các mức thuế suất khác nhau của một sắc thuê Thuế suất càng cao dẫn đến việc tuân thủ thuế càng thấp Điều này được thể hiện thu nhập không được báo cáo thuê tăng lên khi thuế suất tăng lên [1S]

Raymond Fisman và Shang-Jin Wei (2004) với cách tiếp cận mới trong việc đo lường mức độ ảnh hưởng của thuế suất đến việc trốn thuế đã có kết luận răng: khoảng cách trôn thuê có môi tương quan rất cao với thuê suất Khoảng thuế thất thu càng lớn đôi với những sản phẩm có thuế suất cao hơn [17]

Người ta cho răng thuế suất biên càng cao, lợi ích đạt được nhờ kê khai thập thu nhập và kê khai cao các khoản khấu trừ càng lớn, và vì vậy số tiền trốn thuế càng lớn Nêu hai quốc gia có cùng mức của cải như nhau, người ta cho răng quốc

gia có thuê suất biên thấp hơn (các điều kiện khác như nhau) sẽ ít bị trên thuế hơn

Trong phạm vi một quốc gia, người ta cho răng những người nộp thuế với thuế suất biên cao hơn sẽ gian lận nhiều hơn [10].

Trang 28

Su phiec tap cia hé thong thué (Complexity of tax system)

Hệ thông chính sách thuế, gồm các sắc thuế được ban hành dưới các hình thức luật, pháp lệnh Mỗi sắc thuê có vai trò điều tiết riêng trong nên kinh tế, song chúng có môi quan hệ rất mật thiết và tác động lẫn nhau trong quá trình phát huy tác dụng điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế Chính sách thuê là yêu tô quan trọng trong phân tích sự tuân thủ thuế nhìn từ giác độ kinh tế và cả giác độ tâm lý xã hội Chính sách thuế ôn định, rõ ràng, minh bạch và công bang là những tiền đề đầu tiên để đạt được sự tuân thủ cao

Việc tuân thủ tốt thường bắt nguôn từ chính sách thuế rõ ràng Luật phức tạp và không rõ ràng sẽ làm tăng cơ hội cho NNT có những hành vi lợi dụng kẽ hở của luật Khi chính sách rõ ràng thì cơ quan thuế có nhiều cách để thực hiện quy trình

quản lý công băng Khi NNT nhận thấy luật không phù hợp với thực tế thì hiển

nhiên các hành vi không tuân thủ sẽ ngày càng tăng thêm [2T |

Christina M Ritsema (2003) đưa biến sự phức tạp của hệ thông thuê vào mô hình nghiên cứu và có kết luận: sự phức tạp có liên hệ với việc tuân thủ, sự phức tạp của hệ thông thuế sẽ ngăn cản sự tuân thủ của người nộp thuê Clotfelter (1983) cho thấy răng sự phức tạp của hệ thống thuế có quan hệ với không tuân thủ Tuy nhiên, Westat (1980), Witte và Woodbury (1985) va Slemrod (1989) thay rang tac động của sự phức tạp của hệ thông thuê đối với việc tuân thủ khác nhau với đặc điểm đối tượng nộp thuê như nhận thức về sự công bằng, cơ hội để né tránh và giáo duc [11]

Sự khuyến khích tuân thủ thuế

Các biện pháp khuyến khích: Một số biện pháp khuyên khích NNT có thể có tác động tích cực đến hành vi tuân thủ (có nghĩa là NNT trở nên tuân thủ hơn), mặc dù điều này cần phải được tìm hiểu hơn nữa [21]

Cách tiếp cận kinh tế mở rộng cho rằng sự tuân thủ thuê có thể cải thiện băng những phần thưởng băng tiên đối với DN [13] Một số biện pháp khuyên khích NNT có thê tác động tích cực đến hành vi tuân thủ thuế Sự động viên, khuyến khích đôi với tuân thủ tốt như tuyên dương DN, công nhận hình ảnh vị

Trang 29

thê của DN, các phần thưởng khuyến khích băng tinh thân và băng vật chất sẽ tác động vào hiệu ứng lan toả nhằm nâng cao tinh thần thuế của DN

Các biện pháp ngăn cản (tân suất thanh tra, cưỡng chế, phạt)

Những cuộc điêu tra về tác động của những biện pháp ngăn ngừa như phạt

tài chính và đe dọa khởi tố cho thây đây là các biện pháp khống chê về thời gian

đôi với hành vi tuân thủ của NNT Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thây răng những người tuân thủ muôn những người không tuân thủ phải bị trừng phạt [21]

Mức độ ngăn chặn được dựa trên khái niệm cho răng nguy cơ phát hiện việc gian lận và các biện pháp trừng phạt sẽ làm tăng mức độ tuân thủ thuế của doanh nghiệp Theo cách tiếp cận này, các DN đóng thuê nhằm thoát khỏi sự sợ hãi bị chính phủ bắt và phạt họ (Lavoie 2008) Mục đích của việc ngăn ngừa chủ yêu là để ngăn chặn việc trỗn thuế, nhưng khái niệm này cũng bao hàm ý tưởng răng các hình phạt cũng sẽ làm giảm nạn trôn thuế trong tương lai

James Alm và các cộng sự (1992) nghiên cứu kết luận: tuân thủ thuế tăng lên khi tân suất kiểm toán tăng lên [1S]

Mối quan hệ giữa ngăn ngừa và sự tuân thủ thuế cũng đã được kiểm chứng trong các nghiên cứu trong vài thập kỷ qua Các nghiên cứu kinh tế của Fischer, Wartick và Mark, (1992) đã tìm thấy răng khi xác suất bi phát hiện gian lận gia tăng thì sẽ có tác động tích cực đối với việc tuân thủ thuế

Tuy nhiên, Montesquieu (1748) đã nói ngăn gọn là “sự hà khắc của luật pháp cản trở sự thực thi của nó” Không nghi ngờ gì về sự tôn tại các loại hình phạt để hỗ trợ việc quản lý thuế, nhưng có những câu hỏi quan trọng về mức độ cần thiết của chúng trong việc chế tài Cũng có những phương pháp tích cực hơn trong việc thúc

đây tuân thủ thuê đó là việc đây mạnh nhiều hơn nữa chi tiêu và hiệu quả cho hàng

hoá công nhăm mang lại phúc lợi nhiều hơn cho người dân [1ó] Hoạt động tuyên truyên và hỗ trợ người nộp thuế

Tuyên truyền hỗ trợ là nhân tô tác động rất lớn đến hành vi tâm lý xã hội

cua DN, nang cao dao dur, tinh thần thuế và kiến thức về thuế cho DN từ đó tăng cường sự tuân thủ thuế tự nguyện và đây đủ.

Trang 30

Tính sẵn có, phù hợp và dễ tiếp cận của các dịch vụ hỗ trợ thuế sẽ giúp DN

giảm gánh nặng tìm kiếm thông tin về quy định của luật thuế cũng như quy trình tuân thủ Những dịch vụ nghèo nàn, khó tiếp cận thường là lý do giải thích cho chỉ

phí tuân thủ thuế cao, đặc biệt là đối với các DN vừa và nhỏ và đây là một trong

những nguyên nhân cơ bản của trôn thuê [6]

Yéu to nguon nhân lực(Năng lực, đạo đức đội ngĩ cán bộ thuế)

Đội ngũ cán bộ thuế đóng vai trò trung tâm trong hệ thông quản lý thuế, là tác nhân chính đối với sự hình thành hành vi của người nộp thuế, và điều này cần phải được xem xét trong quá trình đánh giá hành vi tuân thủ của người nộp thuế Trình độ chuyên môn và đạo đức của đội ngũ cán bộ thuế càng hoàn thiện thì mức độ tuân thủ thuê của DN càng cao

Các yếu tô thuộc về tâm lý (Psychological factors):

Tác động của các yếu tô tâm lý lên sự tuân thủ thuế là xuất phát từ cách tiếp cận động cơ tâm lý tinh thân Thực tế, một số DN nghiệp mặc dâu bị ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tô kinh tế nhưng hành vi tuân thủ thuế của họ vẫn tốt

Nhận thức về sự công bằng của NNT đối với hệ thống thuế

Đây là một trong những tác động tâm lý rất lớn đến hành vi của NNT Y định tuân thủ thuê là một hàm của “sự tin tưởng hay lòng tin thuế nói chung” từ sự công băng của hệ thống thuế (Torgler, B 2004) Sự không tin tưởng do nhận thức của NNT về sự không công bằng sẽ dẫn đến sự chấp nhận trôn thuê Ngược lại, sự tuân thủ của NNT cũng sẽ tác động đến tinh thân va đạo đức thuế của những người khác thông qua nhận thức về sự công băng Những người chịu thuế nặng hơn những người khác có thể có xu hướng ít tuân thủ pháp luật về thuế

Christina M Ritsema (2003) nghiên cứu kết luận: “ Những người trồn thuế ở mức độ lớn phát biểu răng việc không tuân thủ thuê của họ là do hệ thống thuế không công bằng” [11]

Sự công băng của thuế là mối quan tâm hàng đâu của công chúng Thế nhưng, công băng là mục tiêu khó xác định: công bằng đối với tôi thì không công

Trang 31

băng đôi với anh [3] Do vậy, cảm nhận sự không công băng của NNT đối với hệ thông thuê luôn tôn tại tất yếu

Cơ hội cho việc không tuân thủ thuế

Kết luận của Christina M Ritsema (2003) cũng phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đó là cơ hội trốn, tránh thuế có liên quan một cách rõ ràng đến tuân thủ thuế Nghiên cứu cho thây không tuân thủ tăng lên khi cơ hội để né tránh

thué tang [11]

Một số nghiên cứu cho thây đây là một nhân tô giải thích quan trọng nhất đôi với hành vi không tuân thủ Tuy nhiên, việc liệu những người dễ có khả năng không tuân thủ thường tìm những nơi có nhiều cơ hội hơn hay không vẫn còn chưa rõ ràng

(Webley, Paul, 2004 ) [20]

Cơ hội cho việc không tuân thủ thuế là một yêu tô quyết định đưa đến nạn tránh thuê hay trôn thuê Những người có tinh thân và đạo đức thuê không tốt họ sẽ sẵn sàng trỗn thuế khi có cơ hội Khi các loại thuế không được trả trực tiếp, cơ hội để trỗn thuế sẽ cao hơn Các doanh nghiệp thường có nhiều cơ hội dé trồn thuế hơn SO VỚI người nộp thuê cá nhân, bởi vì họ có nhiều hoạt động giao dịch trong nền

kinh tê

Sự hài lòng với cơ quan thuế

Theo Webley, Paul (2004), có sự tác động qua lại giữa niễm tin của NNT với cơ quan thuế Nếu cơ quan thuế hoạt động không hiệu quả và không nhiệt tình giúp

đỡ thì có nhiều khả năng NNT sẽ không tuân thủ [20] Khi CQT được nhận thức là

người đại diện và hoạt động vì lợi ích tập thể, COI người nộp thuê là khách hàng thì sự tuân thủ thuê sẽ đạt được Một chính quyền không đại diện sẽ giảm sự hợp tác và tăng sự chống đôi Mặt khác, sự đại diện của một cơ quan thuê còn được NNT nhận thức là sự công tâm, trong sạch, không tham nhũng [6 |

Trang 32

day, tác giả tông kết lại có 26 nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế có tính phổ biến như sau:

Bảng 1.1: Tóm tắt các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế

Thời gian (tuôi) hoạt động của doanh nghiệp

Trang 33

20 | Các hình thức khuyên khích tuân thủ của cơ quan thuế

24 Nhận thức về sự công băng của hệ thông thuế

25 | Co hội không tuân thủ thuế

26 | Su hai long voi co quan thué

Nguôn: Tông hợp của tác giả

Hiểu được các yêu tố tác động đến tuân thủ thuê giúp CỌT đánh giá sự đa dạng của môi trường DN, từ đó phát triển các hướng khác nhau để phân đoạn thị trường mục tiêu cho chiến lược quản lý thu thuế Sự phức tạp của những yêu tô tác động đến sự tuân thủ thuê và môi quan hệ giữa những yêu tô này đòi hỏi CQT cam

kết thực hiện lâu dài các chiến lược tăng cường tuân thủ thuế Thách thức đôi với

CỌT là tăng sự tuân thủ thuê trong khi phải cắt giảm chỉ phí tuân thủ và tạo sự thích ứng đôi với DN, tăng sự tin tưởng của DN đổi với CQT

1.3 Các nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu 1.3.1 Nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam hiện nay, nhiều nghiên cứu xoay quanh vấn đề về chất lượng dịch vụ công đối với lĩnh vực thuê Gần đây nhất là luận văn thạc sĩ nghiên cứu của Đỗ Hữu Nghiêm “Khảo sát mức độ hài lòng của người nộp thuế đôi với chất lượng dịch vụ công tại cục thuế tỉnh Bình Dương” thực hiện năm 2010, đề tài tập trung vào phân tích các nhân tô tác động đến sự hài lòng của người nộp thuế thông qua

phương pháp phân tích nhân tô và hồi quy đa biến (Đỗ Hữu Nghiêm, 2010) [4] Kết

quả cho thấy, có 5 nhân tô tác động đến sự thỏa mãn của người nộp thuế: độ dap ứng, năng lực phục vụ, phương tiện hữu hình, độ đồng cảm và độ tin cậy Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ xét vê khía cạnh sự thỏa mãn của người nộp thuê, vậy câu

Trang 34

hỏi đặt ra, có những trường hợp nào người nộp thuế thỏa mãn nhưng vẫn không tuân thủ thuế không?

Năm 2009, luận án tiễn sỹ do Nguyễn Thị Lệ Thúy thực hiện với để tài:

“Hoàn thiện quản lý thu thuế của nhà nước nhăm tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp (Nghiên cứu tình huống của Hà Nội)” [6] Đề tài tập trung vào phân tích thực trạng quản lý thu thuê trên địa bàn Hà Nội từ đó để xuất các giải pháp nhăm tăng cường sự tuân thủ thuế của các DN Về phương pháp, đề tài cũng đã sử dụng một số mô hình hiện đại về sự tuân thủ thuế, tuy nhiên mức độ vận dụng các mô hình này chỉ dừng lại ở phân tích thông kê mô tả, chưa sử dụng các phương pháp phân tích sâu hơn như phân tích nhân tô khám phá, phân tích hồi quy

1.3.2 Nghiên cứu nước ngoài

Các nghiên cứu nước ngoài về sự tuân thủ thuê chủ yếu vận dụng các mô hình hiện đại về vân đề này đông thời sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến để phân tích nên đã chứng minh được mức độ tác động của các nhân tô đến sự tuân thủ thuế Cụ thê là các nghiên cứu sau:

Năm 2004, nhóm tác giả James Alm, Betty R Jackson, và Michael McKee đã thực hiện một nghiên cứu về sự tuân thủ thuế thu nhập cá nhân với đề tài “Sự phố biến của thông tin được kiểm toán, thông tin của người nộp thuế và sự tuân thủ thuế: nghiên cứu thử nghiệm các hiệu ứng kiểm toán gián tiếp” [15] Thông qua phương pháp phân tích hồi quy, nghiên cứu này đã chứng minh được mối quan hệ giữa tuân thủ thuế với thu nhập, tài sản sở hữu, kiểm toán và thông tin Đây là nghiên cứu dựa vào cơ sở dữ liệu đã được thông kê và kiểm toán chặt chẽ nên mức độ tin cậy rất cao Tuy nhiên, với điều kiện thống kê và công bố thông tin hiện tại của Việt Nam thì rất khó cho các nhà nghiên cứu để co thé tiếp cận được đây đủ thông tin và phân tích

Một nghiên cứu rộng hơn về sự tuân thủ thuế được thực hiện vào năm 2003

với đề tài “Kinh tế và hành vi quyết định đến việc tuân thủ thuế” [11] Cũng với

phương pháp phân tích hồi quy, Christina M Ritsema đã chứng mình được mỗi

Trang 35

quan hệ giữa tuân thủ thuế với các nhóm nhân tô sau: Nhóm nhân tô liên quan đến thuế; Nhóm nhân tô về xã hội; Nhóm nhân tố về hành vi

Khac voi nhom tac gia James Alm, Betty R Jackson, va Michael McKee, dé tài này sử dụng kết hợp các thông tin thống kê và điều tra để phân tích Chính vì vậy, mức độ tin cậy của dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này cũng rất cao

Trong một tài liệu nghiên cứu về vấn đề tuân thủ thuế của Ủy ban cac van dé

vé thué OECD, 2004 [21], khi phân tích về hành vi tuân thủ thuế đã xây dựng một

mô hình là một phương pháp tiếp cận dựa trên việc hiểu DN và bối cảnh hoạt

động của DN đề phân tích động cơ hành vi của NNT đối với tuân thủ thuế

Hình 1.1 Mô hình các nhân tổ tác động đến hành vi tuân thủ thuế

Yêu tô tâm lý nhưng không đề tuân thủ

Trang 36

Thật không dễ dàng để biết được những yếu tô nào tác động đến hành vi tuân thủ hoặc không tuân thủ của NNT Tuy nhiên, các nghiên cứu của học gia Valerie Braithwaite (Úc) cho thấy các nhân tô được nêu trong mô hình ảnh hưởng của NNT là nguyên nhân của việc từng NNT (cả cá nhân và từng doanh nghiệp) áp dụng những giá trị, niềm tin và thái độ, có thể nói gọn là “các động cơ” [21]

Kết luận chương 1:

Chương I, luận văn đã đề cập đến cơ sở lý thuyết về sự tuân thủ thuê và các nhân tô tác động đến hành vi tuân thủ thuê của DN qua các kết quả nghiên cứu khác nhau trên thế giới Các nhân tô tác động được nêu ra gôm: nhóm nhân tô về đặc điểm doanh nghiệp; nhóm nhân tô về ngành nghề kinh doanh; nhóm nhân tô về xã hội; nhóm nhân tố về kinh tế; nhóm nhân tô về tâm lý và nhóm các nhân tô liên quan đến hệ thông thuế Đây chính là cơ sở cho nghiên cứu khảo sát về các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế mà luận văn sẽ để cập trong Chương 3.

Trang 37

CHUONG 2

THUC TRANG QUAN LY THUE CUA NHA NUOC VA SU TUAN THU THUE CUA CAC DOANH NGHIEP

TREN DIA BAN TINH BINH DUONG

2.1 Kết quả thu ngân sách của Cục thuế tỉnh Bình Dương 2.1.1 Sơ lược về Cục thuế tỉnh Bình Dương

Tỉnh Bình Dương là một tỉnh thuộc vùng miền Đông Nam Bộ năm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong những tỉnh, thành phô có tốc độ phát

triển kinh tê nhanh của cả nước

Mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng kinh tế tỉnh Bình Dương tiếp tục có bước phát triển và phục hôi, sớm thoát khỏi tình trạng suy giảm và có mức tăng trưởng khá cao GDP năm 2010 ước tăng khoảng

14.5% vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra

Năm 2010, đầu tư trong nước có khoảng 1.571 DN đăng ký kinh doanh mới với tông vốn đăng ký 6.281 ty đồng Đâu tư nước ngoài ước cả năm đạt 1 tỷ 050 triệu đô la Mỹ, với 104 dự án mới, góp phần quan trọng phát triển sản xuất - kinh doanh và tạo thêm nhiều việc làm mới

Hiện nay, Bình Dương có 28 khu công nghiệp tập trung hơn 6.000 doanh nghiệp trong nước với tông vốn đăng ky hơn 65.000 tỷ đồng: gần 2.000 dự án đâu tư nước ngoài với tông vốn đầu tư trên 14 tỷ USD Chính vì vậy, hoạt động quản lý thu thuế của nhà nước đang đối diện những thách thức to lớn để góp phần đảm bảo cho sự phát nghiệp ôn định và phát triển kinh tế của tỉnh nhà

Cục thuê tỉnh Bình Dương được thành lập ngày 14/12/1996 theo Quyết định số 1131 TC/Qd/TCCB của Bộ trưởng Bộ Tài chính trên cơ sở chia tách Cục thuế tỉnh Sông Bé, có nhiệm vụ thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về thu thuê, phí, lệ phí, thu khác trên địa bàn và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật Ban đầu, Cục thuế tỉnh Bình Dương có 7 Chi Cục thuế huyện, thi va 11 phòng thuộc Cục Qua sắp xếp, tô chức theo mô hình quản lý thuế mới — mô hình

Trang 38

chức năng, từ 7/2007 đến nay, Cục thuê tỉnh Bình Dương có 7 Chi Cuc thué huyén, thị và 14 phòng thuộc Văn phòng Cục thuê với số lượng công chức 683 cán bộ

Hình 2.1: Cơ cấu tô chức bộ máy Cục thuế tỉnh Bình Dương

Trong những năm qua, tập thể cán bộ công chức ngành Thuế tỉnh Bình Dương luôn quyết tâm nỗ lực cao trong công tác chuyên môn, hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, tăng cường công tác quản lý, khai thác nguồn thu, góp phân tích cực vào công tác cân đối thu chi NSNN, ôn định và phát triển nên kinh tế địa phương Với những thành tích đạt được, năm 2005, Cục thuế tỉnh Bình Dương đã vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng Lao động thời kỳ

đôi mới”.

Trang 39

2.1.2 Kết quả thu ngân sách của Cục thuế tỉnh Bình Dương

Từ khi Luật Quản lý thuế có hiệu lực từ ngày 01/7/2007 và thực hiện quản lý

thuê theo mô hình chức năng gắn với cơ chế tự khai tự nộp, công tác quản lý thu thuế của tỉnh Bình Dương đã có những thuận lợi và chuyển biến tích cực như: nhận thức về trách nhiệm và nghĩa vụ của NNT được nâng cao từng bước, CỌT cung cấp các dịch vụ hành chính công cho NNT ngày càng thuận tiện, giảm bớt thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ thuế, quy trình quản lý thuế rõ ràng, minh bạch hơn đã góp phần quan trọng trong quá trình thu NSNN đạt kết quả cao

Bảng 2.1: Kết quả thu ngân sách qua các năm 2006-2010 của toàn ngành (thuê tỉnh Bình Dương

Tông Dự Tông thu Dự toán Thu thực | Thu thực | Thu thực

toán thu | NSNN trên | thutừDN | tếtừDN | tếtừDN | tếtừDN

Năm NSNN địa bàn (triệu đồng) (triệu so tong | so voidu

(triéu (triéu dong) | thu(%) | toán (%)

đồng) đồng)

2006 | 3,876,290 | 3,991,289 | 2,851,903 | 2,512,224 | 62,9% 88.1% 2007 | 4,575,738 | 5,546,832 | 3,251,764 | 3,380,050 | 60,9% 103.9% 2008 | 7,163,130 | 8,450,068 | 4,625,363 | 5,187,904 | 61,4% 112.2% 2009 | 8,184,550 | 9,921,092 | 5,084,798 | 6,159,043 | 62,1% 121.1% 2010 | 10,629,029 | 12,836,501 | 7,025,654 | 8,527,303 | 66,4% 121.4%

Nguôn: Báo cáo tông kết công tác thuê hàng năm của Cục thuê tỉnh Bình Dương

Tổng thu NSNN giai đoạn 2006 — 2010 của toàn Ngành là: 40.745 tỷ 782 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm băng 129 81%, tăng 3.45% so

với tôc độ tăng trưởng bình quân năm giai đoạn 2001 — 2005 (126,36%) Vé co cau

nguồn thu, khoản thu từ các khu vực kinh tế chiếm tỷ trọng 73,56%, thu từ lĩnh vực đất đai chiếm tỷ trọng 10,60% và các khoản thu khác chiêm 15,84% trong tông thu

Bảng 2.1 là những số liệu tổng hợp về kết quả nộp ngân sách của các DN trên địa bàn tỉnh Bình Dương Về tuyệt đôi, thuế và các khoản nộp ngân sách từ DN vẫn tăng lên hàng năm Thu ngân sách từ DN hiện chiếm khoảng 66% tổng thu NSNN trên địa bàn và có xu hướng ngày càng tăng lên Điều này phản ánh tam quan trọng của số thu từ DN đối với thu NSNN trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Trang 40

2.2 Tống quan về các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương 2.2.1 Về số lượng doanh nghiệp

Tính đến 31/12/2010, ước tính theo số liệu của Tổng cục Thống kê và của

Cục thuế tỉnh Bình Dương, số DN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Dương khoảng 8.085 DN, chiếm khoảng 2,7% tổng sô DN trên cả nước Có thể thấy răng, số lượng DN tăng trưởng với tốc độ khá cao trong những năm gần đây với tốc độ tăng trung bình là trên 23%/năm (đặc biệt năm 2001 tăng so với 2000 gần 43%) Trong giai đoạn 2000-2010, tốc độ tăng trưởng này lớn lớn hơn 3% so với tốc độ tăng trưởng trung bình của cả nước (20%) và thập hơn 3% tốc độ tăng trưởng trên

địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (27%)

Bảng 2.2: Số DN đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 hàng

năm trên địa bàn tỉnh Bình Dương

doanh nghiệp | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010

DN nhà nước 55 70 82 94 109 | 135 | 169 | 199 | 222 | 244

DN co von dau tu nudc ngoai

DN ngoai quéc doanh

Số lượng DN tăng nhanh là một thách thức lớn đối với quản lý thu thuế Nhưng đó chỉ mới là sự phức tạp về sô lượng Trong hiện tại và tương lai, ngành Thuê tỉnh Bình Dương còn phải đối mặt với sự phức tạp của DN ở nhiều tiêu chí khác nhau, đặc biệt là sự đa dạng về quy mô DN.

Ngày đăng: 02/11/2023, 00:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN