b d NHUNG VAN DE CHUNG VE TY GIA HOI ĐỐI VÀ CHÍNH SÁCH TỶ GIA CUA CHÍNH PHỦ Những nhân tố tác động đến cung cầu ngoại tệ qua đó tác động đến xu hướng biến động của tỷ giá trong ngắn hạn:
Trang 1TRUONG DAI HOC NGAN HANG TP HÒ CHÍ MINH
KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC
DE TAI:
THUC TRANG CHINH SACH TY GIA VIET NAM TU NAM 1999 DEN NAY
SV THUC HIEN: LE THI MINH LOAN
NGUOI HUONG DAN: Ths HO TRUNG BUU
Lớp : DH22C1
TP HỎ CHÍ MINH
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
KEK
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Thầy hướng
dẫn là Thạc sĩ Hồ Trung Bửu Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong dé tai nay 1a
trung thực và chưa được a1 công bố trong bất cứ công trình nào Những số liệu trong các bảng biéu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ
các nguồn khác nhau có ghi trong phần tham khảo Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác, và
đều có chú thích nguồn gốc sau mỗi trích dẫn để đễ tra cứu, kiểm chứng Nếu phát hiện có
bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết
quả luận văn của mình
TP.HCM, Ngày tháng § năm +c Tác giả
Trang 3MỤC LỤC
Chương I: Những vấn đề tỷ giá hối đoái của Chính phủ -. ©-‹vcceccexrrrrrrrtrrrerrree l
L Cơ sở lý luận ¿+ + nến 12341112221 1 kg H1 1111.1111.1100111111100111 111m 1
1 Tỷ giá hối đoái và các vấn đề liên quan -¿ 525+scrttrtrrtrtrtirtrrriiirirriiirreriin 1
2 Các vấn đề liên quan đến chính sách tỷ giá -+5+e>tsetrrtrrtrttertrrrerirerrrriee 4
I — Tính hữu ích của đề tài 7-5cc5cecrirettrrrrrrrtrrrrrrtriirrerrree 10
IH Phương pháp nghiên CỨU -‹- Set nén mrrrrrirrrerirre il Chương 2: Thực trạng chính sách tỷ giá VND/USD tại Việt Nam từ 1999 đến 2009 13
1 Thực trạng chính sách tỷ giá VND/USD từ 1999 đến 2003 -.-.-c-cx+csccrs 13 1 Phương hướng điều hành chính sách tỷ giá : +:+sttccnhetheetieerirrrieerrrrrrre 13
2 Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tỷ giá :: 5s+cesrereeerrirreerrie 15
IL Thực trạng chính sách tỷ giá từ năm 2004 đến 2008 +55 cseteriererrrrrrer 22 1 Phương hướng điều hành chính sách tỷ giá - -: -++resteserieeeerrttrteirrrrrrriee 22
2 Ngân hàng Nhà nước điều hành các công cụ - -scc:+cnnthhnterrrierrrrrirrrrrrirrree 25
Ill Thực trạng chính sách tỷ giá từ năm 2004 đến 2008 ccccrieirereiriree 32 1 Phương hướng điều hành chính sách tỷ giá ¿che 32 2 Ngân hàng Nhà nước điều hành các công Cụ -¿- s55 222tr 33
IV Đánh giá về chính sách tỷ giá Việt Nam từ 1999 đến 2009 - ccccce 37
lu) 1 .ố ố.ố.ố.ố.ố ẻ 37
2 Những vấn đề cần lưu ý trong điều hành chính sách tỷ giá ở Việt Nam 39
Chương 3: Kiến nghị và giải pháp cho chính sách tỷ giá Việt Nam trong tương lai 48 1 Định hướng chính sách tỷ giá Việt Nam trong tương lai -‹ + +stertrrerseree 48
Trang 4ta
PFY
YY
DANH MỤC PHỤ LỤC
Biên độ tỷ giá từ năm 1999 đến 2009
Chỉ số giá tiêu dùng các tháng trong năm từ 1999 đến 2009
Dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ từ năm 2000 đến 2010
Kim ngạch xuất nhập khẩu từ năm 1999 đến 2008
Trang 5eke
Bang 2.1 : FDI vao Viét Nam tir nim 1996 dén 1999
Bảng 2.2: Lãi suất co ban VND tir 2000 đến 2003 Bảng 2.3: Lãi suất định hướng liên Ngân hàng của FED
Bảng 2.4: Tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ và cung tiền M2 năm 2000-2003
Bảng 2.5: Dự trữ ngoại tệ so với xuất khẩu từ năm 1999 đến 2003
Bảng 2.6: tỷ lệ lạm phát Việt Nam từ năm 2000 đến 2004 Bảng 2.7: biến động giá dầu 3 tháng đầu năm 2004
Bảng 2.8: giá dầu thế giới từ năm 2004 đến 2008
Bảng 2.9: Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam 2004-2008
Bảng 2.10: Thâm hụt thương mại, kiều hối, FDI năm 2004-2008 Bảng 2.11: tỷ giá VND/USD 2008-2009
Bảng 2.12: Lãi suất cơ bản VND 2004-2008
Bảng 2.13: Dự trữ ngoại tệ Việt Nam từ 2004 đến 2007 Bảng 2.14: Giá dầu thế giới nửa cuối năm 2008
Bảng 2.15: Diễn biến tỷ giá VND/USD năm 2008-2009
Trang 6DANH MUC TU VA THUAT NGU VIET TAT
x&
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
NHTM: Ngân hàng Thương mại
NHTW: Ngân hàng Trung ương
Trang 7Việt Nam gia nhập WTO đến nay đã được 3 năm, từ khi gia nhập vào sân chơi
chung này Việt Nam có rất nhiều cơ hội để phát triển: có nhiều thị trường hơn, nhiều nhà
đầu tư hơn tuy nhiên cũng gặp phải nhiều thử thách không nhỏ, đặc biệt là cuộc đại
khủng hoảng kinh tế mới đây Việt Nam — một nền kinh tế đang phát triển - mới chỉ bước
đầu hội nhập lại gặp ngay khó khăn này nên không tránh khỏi có nhiều biến động Nhà nước ta đã cố hết sức trong việc điều hành nền kinh tế để mong giảm thiểu ít nhất thiệt hại
cũng như tổn thương nền kinh tế quốc gia, đây cũng là một trong những kinh nghiệm
đáng ghi nhớ để có thé điều hành tốt hơn trong tương lai
Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về chính sách tỷ giá của Việt Nam qua các thời kỳ, tôi chọn đề tài “Thực trạng chính sách tỷ giá Việt Nam từ năm 1999 đến nay”
Phương pháp nghiên cứu gồm các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp
Thống kê các số liệu liên quan đến chính sách tỷ giá như: tỷ giá qua từng năm, lãi suất,
biên độ dao động tỷ giá từ đó đi đến phân tích, đánh giá để thấy được sự phù hợp và không phù hợp của chính sách tỷ giá ở từng thời kỳ nhằm có được một cái nhìn tổng quan, chính xác và toàn điện hơn về chính sách tỷ giá Cuối cùng là việc tổng hợp đi đến
đánh giá chung về chính sách tỷ giá của nhà nước ta qua các năm, từ đó đưa ra một số giải
pháp nhằm khắc phục hạn ché, tạo điều kiện phát huy những ưu điểm tiễn tới hoàn thiện
hơn chính sách tỷ giá Việt Nam trong tương lai Cụ thể, bố cục bài làm như sau:
- Chương Ì: những vấn đề chung về tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá của Chính
phủ: phan nay sẽ giúp chúng ta nắm được những cơ sở lý thuyết và phương pháp
luận để có thể tiến hành phân tích trong chương 2
Trang 8Việt Nam trong thời gian qua để có thê thấy được những ưu điểm cũng như han chế của nó, từ đó làm cơ sở cho những khuyến nghị trong chương 3
- Chương 3: khuyến nghị và giải pháp: trong chương này, tác giả sẽ đưa ra những
khuyến nghị và giải pháp của mình nhằm khắc phục những hạn chế và góp phần
hoàn thiện chính sách tỷ giá trong tương lai
Mặc dù tôi đã cố gắng hết sức và nhận được sự giúp đỡ tận tình từ phía giáo viên
hướng dẫn nhưng vì năng lực hạn chế cùng thời gian hạn hẹp nên đề tài này không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót mong quý thầy cô xem xét và chỉ bảo dé trong tương lai tôi sẽ có
Trang 9NHUNG VAN DE CHUNG VE TY GIA HOI DOAI VA CHINH SÁCH TỶ GIÁ CỦA CHÍNH PHU
CHUONG 1:
NHUNG VAN DE CHUNG VE TY GIA HOI DOAI VÀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CUA CHINH PHU
IL — Cơ sở lý luận:
1 Tỷ giá hối đoái và các vấn đề liên quan: 1.1 Khái niệm:
1.1.1 Tỷ giá hối đoái:
- Tỷ giá nói chung là số đơn vị đồng tiền định giá trên một đơn vị đồng tiền yết
giá; đối với một quốc gia cụ thể, thì tỷ giá là số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ,
nghĩa là đồng ngọai tệ đóng vai trò là đồng tiền yết giá, đồng nội tệ đóng vai trò là
đồng tiền định giá
- Theo điều 9 — luật Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá được định nghĩa:
“Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giữa giá trị của đồng Việt Nam với giá trị của đồng tiền nước ngoài”
1.1.2 Các loại tỷ giá:
a) Phân loại theo đối tượng quản lý:
- Tỷ giá chính thức: là tỷ giá được Ngân hàng Nhà nước chính thức công bố, lẫy
làm căn cứ cho mọi hoạt động kinh té
- Tý giá thị trường: ty giá được hình thành dựa trên các giao dịch thực tế diễn ra trên các thị trường (thị trường liên ngân hàng, thị trường tự do )
b) Phân loại theo kỹ thuật giao dịch:
- Tỷ giá giao ngay (spot rate): là tý giá được niêm yết trên thị trường tại thời điểm giao dịch
- Ty gia ky han (forward rate): là tỷ giá được thỏa thuận ngay từ hôm nay để làm
cơ sở cho việc trao đổi tiền tệ tại một ngày xác định trong tương lai
Tỷ giá kỳ hạn = tỷ giá giao ngay + điểm kỳ hạn
c) Phân loại dựa trên sự vận động và tác động của tỷ giá:
Trang 101.2 1.2.1 b) d) CHUONG I:
NHUNG VAN DE CHUNG VE TY GIA HOI DOAI VA CHINH SÁCH TỶ GIÁ CỦA CHÍNH PHU
- — Tỷ giá thực là tý giá danh nghĩa đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát giữa trong nước với nước ngoài, phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tỆ
Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái:
Những nhân tố tác động đến cung cầu ngoại tệ qua đó tác động đến xu hướng
biến động của tỷ giá trong dài hạn: Mức giá cả tương đối:
Mức giá cả tương đối trong nước thấp hơn mức giá cả tương đối ở nước ngoài sẽ khuyến khích gia tăng xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu làm tăng cung ngoại tệ, giảm cầu ngoại tỆ, tỷ giá giảm
Ngược lại, nếu mức giá cả tương đối trong nước lớn hơn mức giá cả tương đối ở nước ngoài sẽ làm tăng cầu nhập khẩu, giảm xuất khâu qua đó khiến cho tỷ giá tăng Chính sách bảo hộ:
Nếu một quốc gia tăng các rào cản mậu dịch của mình như tăng thuế quan hoặc áp
dụng hạn ngạch đối với hàng nhập khẩu sẽ làm giảm cầu ngoại tệ, có tác dụng làm cho
tỷ giá giảm Ngược lại, nếu một quốc gia giảm mức thuế quan hoặc dỡ bỏ hạn ngạch đối với hàng nhập khẩu sẽ làm tăng cầu ngoại tệ, tỷ giá tăng
Nếu phía nước ngoài tăng mức thuế quan hoặc áp dụng hạn ngạch đối với hàng nhập khẩu, làm giảm cung ngoại tệ, có tác dụng làm cho ty gia tang Nếu phía nước ngoài giảm thuế quan hoặc dỡ bỏ hạn ngạch đối với hàng nhập khẩu sẽ làm tăng cung ngoại tỆ, tỷ giá giảm
Chênh lệch thu nhập của người cư trú và người không cư trú:
Nếu thu nhập của người cư trú tăng tương đối so với người không cư trú sẽ kích thích tăng nhập khẩu ròng, làm tăng cầu ngoại tệ khiến cho tỷ giá tăng
Nếu thu nhập của người không cư trú tăng tương đối so với người cư trú sẽ kích thích tăng xuất khẩu ròng, làm tăng cung ngoại tệ khiến cho tỷ giá giảm
Năng suất lao động:
Trang 111.2.2
b)
d)
NHUNG VAN DE CHUNG VE TY GIA HOI ĐỐI VÀ CHÍNH SÁCH TỶ GIA CUA CHÍNH PHỦ
Những nhân tố tác động đến cung cầu ngoại tệ qua đó tác động đến xu hướng biến động của tỷ giá trong ngắn hạn:
Tương quan lãi suất giữa 2 đồng tiền:
Tương quan lãi suất giữa 2 đồng tiền sẽ tác động đến luồng di chuyển của dòng vốn qua đó ảnh hưởng đến cung cầu ngoại tệ trên thị trường làm thay đổi tý giá Cụ thể:
Nếu các yếu tố khác không đổi, lãi suất đồng nội tệ cao hơn ngoại tệ, dòng vốn
ngắn hạn quốc tế sẽ đỗ vào trong nước, các chủ sở hữu vốn ngoại tỆ trong nước cũng
chuyển vốn của mình sang nội tệ để hưởng chênh lệch lãi suất Kết quả, trên thị trường sẽ dư cung ngoại tệ và thiếu cung nội tệ, làm tỷ giá giảm tức đồng nội tệ tăng giá
Ngược lại, nếu lãi suất của đồng nội tệ thấp hơn đồng ngoại tệ sẽ làm dịch chuyển
luồng vốn ra nước ngoài, cầu ngoại tệ tăng làm cho đồng nội tệ giảm giá tức tỷ giá
tăng
Những dự tính về sự biến động tỷ giá giao ngay:
Khi tỷ giá dự tính là tăng, các luồng vốn đầu cơ sẽ chạy khỏi đồng nội tệ để đầu tư vào ngoại tệ, dẫn đến cầu ngoại tệ tăng trên thị trường giao ngay, làm cho tỷ giá giao ngay trên thị trường tăng lên
Khi tỷ giá dự tính giảm, các luồng vốn đầu cơ sẽ chạy khỏi đồng ngoại tệ để đầu tư
vào nội tệ làm cho tỷ giá giao ngay trên thị trường giảm xuống Những cú sốc về kinh tế, chính trị:
Các cú sốc về kinh tế, chính trị sẽ tác động tiêu cực đến tâm lý của nhà đầu tư, họ có xu hướng tháo chạy khỏi đất nước đang có biến động Điều này sẽ ngay lập tức tác động đến tỷ giá, làm cho giá trị đồng tiền đất nước có biến động giảm
Sự can thiệp của Ngân hàng Trung ương:
Khi cần thiết, Ngân hàng Trung ương sẽ can thiệp vào thị trường ngoại hối làm thay đổi tỷ giá: Ngân hàng Trung ương mua ngoại tệ vào làm tăng cầu ngoại tệ trên FOREX, khiến cho tỷ giá tăng; khi Ngân hàng Trung ương bán ngoại làm tăng cung
ngoại tệ trên FOREX khiến cho tỷ giá giảm
Trang 122.1 2.2 2.2.1 2.2.2 CHUONG I: NHUNG VAN DE CHUNG VE TY GIA HOI ĐOÁI VÀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA CHÍNH PHỦ
tín hiệu can thiệp của Ngân hàng Trung ương có tác dụng tâm lý rất mạnh đến các
thành viên của thị trường, khiến cho tỷ giá thay đổi nhanh chóng
Các vấn đề liên quan đến chính sách tỷ giá: Khái niệm:
Chính sách tỷ giá hối đoái là một hệ thống các công cụ được dùng để tác động
đến quan hệ cung - cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, từ đó giúp điều chỉnh tỷ giá hối đoái nhằm đạt tới những mục tiêu cần thiết
Về cơ bản, chính sách tỷ giá tập trung chú trọng vào giải quyết 2 vẫn đề lớn: lựa
chọn chế độ tỷ giá hối đoái và điều chỉnh tỷ giá hối đoái
Mục tiêu của chính sách tỷ giá:
Chính sách tỷ giá hối đoái nằm trong hệ thống chính sách tài chính, tiền tệ là
một trong những hệ thống chính sách cơ bản để thực hiện mục tiêu cuối cùng của nền
kinh tế Trong nền kinh tế mở cửa, động cơ của việc hoạch định chính sách nói chung,
chính sách tài chính - tiền tệ, tỷ giá nói riêng là nhằm đạt được các cân đối bên trong
và bên ngoài của nền kinh tế Các cân đối bên trong và bên ngoài của một nền kinh tế luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau Quá trình toàn cầu hóa kinh tế hiện nay càng làm cho mối quan hệ này thêm quyện chặt vào nhau, vì vậy, mục tiêu của chính sách tỷ giá cũng nhằm phục vụ để đạt được cả hai mục tiêu này
Mục tiêu cân bằng nội:
Mục tiêu của chính sách tỷ giá là góp phần tránh tình trạng mắt ôn định của giá cả và ngăn chặn sự dao động lớn trong tổng sản phẩm Cụ thể là, chính sách tỷ giá phải góp phần tránh cho nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát hoặc giảm phát kéo dài và đảm bảo việc cung ứng tiền không tăng lên nhanh quá hoặc chậm quá
Mục tiêu cân bằng ngoại:
Cách phổ biến hiện nay được dùng để xem xét cân bằng ngoại là dựa vào trạng thái của cán cân tài khoản vãng lai
Trang 132.3
2.3.1
NHUNG VAN DE CHUNG VE TY GIA HOI DOAI VA CHINH SACH TY GIA CUA CHÍNH PHỦ
thể trả nợ của nền kinh tế trong tương lai Tình hình sẽ thực sự nghiêm trọng nếu một sự thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai lớn, kéo dài nhưng không tạo ra được những cơ
hội đầu tư có hiệu quả
- — Ngược lại, một sự dư thừa trong cán cân tài khoản vãng lai nói lên rằng một nước đang tích tụ tài sản của họ ở nước ngoài Tuy nhiên một sự dư thừa lớn, liên tục trong
cán cân tài khoản vãng lai có thể dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đối với những cân đối bên trong nền kinh tế Nhiều nguồn lực không được sử dụng, sản xuất một số ngành bị đình trệ, tăng trưởng giảm và thất nghiệp tăng Sự dư thừa lớn của tài khoản vãng lai còn phản ứng sự cho vay quá mức ở nước ngoài, và nước cho vay có thể gặp rủi ro về khả năng trả nợ của nước ngoài
Như vậy, mục tiêu cân đối bên ngoài đòi hỏi duy trì một tài khoản vãng lai phải không thâm hụt hoặc dư thừa quá mức để tránh những hậu quả nghiêm trọng đối với
quá trình phát triển kinh tế của đất nước Chính sách tỷ giá được lựa chọn phải có khả
năng điều chỉnh được trạng thái của tài khoản vãng lai để không rơi vào tình trạng mat can bang ngoai
Các chế độ tỷ giá:
Tập hợp các quy tắc, cơ chế xác định và điều tiết tỷ giá của một quốc gia tạo nên
chế độ tỷ giá của quốc gia này Tùy theo mức độ can thiệp tăng dần của Chính phủ, có thể nêu ra 3 chế độ tỷ giá đặc trưng:
Chế độ tỷ giá thả nỗi hoàn toàn:
Là chế độ, trong đó tỷ giá được xác định hoàn toàn tự do theo quy luật cung cầu trên thị trường ngoại hối mà không có bất cứ sự can thiệp nào của Ngân hàng Trung ương
Trong chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn, sự biến động của tỷ giá là không có giới
hạn và luôn phản ánh những thay đổi trong quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hồi Chính phủ tham gia thị trường ngoại hối với tư cách là một thành viên bình thường,
mua vào và bán ra một đồng tiền chỉ để phục vụ mục đích của mình chứ không nhằm
Trang 142.3.2 2.3.3 2.4 2.4.1 CHUONG I:
NHUNG VAN DE CHUNG VE TY GIA HOI DOAI VA CHINH SÁCH TỶ GIÁ CUA CHINH PHU Trong thuc tế, không tồn tại một chế độ tỷ giá thả nỗi hoàn toàn Chính phủ ít nhiều đều có can thiệp vào thị trường ngoại hối để giảm sự biến động của tỷ giá, tuy nhiên nó không đặ ra bất cứ mục tiêu bắt buộc cụ thể nào phải đạt được
Chế độ tỷ giá thả nỗi có điều tiết:
Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết tồn tại khi Ngân hàng Trung ương tiến hành
can thiệp tích cực trên thị trường ngoại hối nhằm duy trì tỷ giá biến động trong một vùng nhất định, nhưng Ngân hàng Trung ương không cam kết duy trì một tỷ giá cố định hay một biên độ dao động hẹp xung quanh tỷ giá trung tâm
Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết được xem như chế độ tỷ giá hỗn hợp giữa chế
độ tỷ giá cố định và chế độ tỷ giá thả nỗi hoàn toàn
Chế độ tỷ giá cố định:
Là chế độ tỷ giá, trong đó Ngân hàng Trung ương công bố và cam kết can thiệp để duy trì một mức tỷ giá có định, gọi là một mức tỷ giá trung tâm, trong một biên độ hẹp đã được định trước
Như vậy, trong chế độ tý giá cố định, Ngân hàng Trung ương buộc phải mua vào hay bán ra đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối nhằm duy trì ty giá trung tâm va duy trì sự biến động của nó trong một biên độ hẹp đã định trước Để tiến hành can thiệp trên thị trường ngoại hối đòi hỏi Ngân hàng Trung ương phải có sẵn nguồn dự trữ ngoại hối nhất định
Trên thực tế, hiện nay rat it quốc gia theo đuổi chính sách này
Căn cứ để lựa chọn xu hướng của chính sách tỷ giá thả nỗi có quản lý ( thiên về cố định hay thả nỗi):
Mức độ giao dịch ngoại thương của một nước:
Quy mô giao dịch ngoại thương của một nước có khả năng chịu ảnh hưởng khác nhau đối với những rủi ro từ tỷ giá hối đoái
Mặc dù rủi ro hối đoái trong ngoại thương có thể được bù trừ bằng những
nghiệp vụ bảo hiểm tỷ giá khác nhau, nhưng các nghiệp vụ bảo hiểm tỷ giá đòi hỏi phải mắt chỉ phí mà chỉ những khối lượng giao dịch lớn mới có khả năng bù trừ Vi
Trang 152.4.2
2.4.3
NHỮNG VÁN ĐỀ CHUNG VỀ TỶ GIÁ HĨI ĐỐI VÀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA CHÍNH PHỦ
thể tham gia vào thị trường ngoại hối và đối với nền kinh tế Nhưng với các nước có
khối lượng giao địch ngoại thương có tỷ trọng lớn thì chế độ tỷ giá thiên về linh hoạt
được xem là đem lại những hiệu quả cao hơn
Mức độ lưu chuyển vốn và liên kết giữa lãi suất trong nước với lãi suất quốc tế: Nếu mức độ lưu chuyển vốn và liên kết lãi suất trong nước với lãi suất quốc tế
càng chặt chẽ sẽ làm cho lãi suất trong nước biến động phụ thuộc vào sự biến động của lãi suất trên thị trường thế giới thì chế độ tỷ giá thả nổi thiên về cố định sẽ có tác động
tốt hơn để ổn định tổng sản phẩm, do hạn chế được sự biến động của lãi suất là yếu tố
ảnh hưởng đến đầu tư và chỉ tiêu
Ngược lại, nếu mức độ lưu chuyển vốn và liên kết lãi suất trong nước và quốc tế
không chặt chẽ thì một chế độ tỷ giá thả nổi thiên về linh hoạt sẽ thích hợp hơn vì nó
tạo khả năng để có thể đạt được mục tiêu cân bằng nội
Vị thế của mỗi đồng tiền trên thị trường tài chính — tiền tệ thế giới:
Hầu hết các đồng tiền của các nước phát triển trước đây luôn dựa trên bản vị vàng hoặc có sự bảo đảm bằng vàng Sau khi vai trò của vàng suy giảm, các đồng tiền
này được đảm bảo bằng một giỏ hàng hóa có giá trị cao Vì vậy, hầu hết các đồng tiền
này có khả năng thanh toán chắc chắn và có giá trị biến động ổn định theo chiều hướng tăng sức mua thực tế Xuất xứ rõ ràng của các đồng tiền mạnh tạo cho nó có sự tín nhiệm cao trên thị trường tài chính — tiền tệ quốc tế, tâm lý về lòng tin vào những đồng tiền mạnh đã tạo cho tỷ giá của nó thường Ít có sự biến động Do đó, đối với các quốc gia sở hữu một đồng tiền mạnh, một chính sách tỷ giá có tính linh hoạt cao sẽ tạo khả năng chủ động trong chính sách tiền tệ ở các nước này
Trang 162.4.4 dads 2.5.1 2.5.2 CHUONG I:
NHUNG VAN DE CHUNG VE TY GIA HOI DOAI VA CHINH SACH TY GIA CUA CHÍNH PHỦ
Tinh hinh kinh té vi mé:
Đối với nền kinh tế có nhiều biến động và lạm phát cao cần một chính sách tỷ giá tương đối linh hoạt để có thể phản ánh được những thay đổi lớn trong nền kinh tế xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau Trong hoàn cảnh này, chính sách tỷ giá linh hoạt có thể là một công cụ thúc đây thương mại và kinh tế của một nước tương đối phát triển, thông qua việc góp phần vào duy trì sức mua của đồng nội tệ và thiết lập trạng thái cân bằng mới của nền kinh té
Các vấn đề về điều chỉnh tỷ giá thả nỗi có quản lý trong chính sách tỷ giá:
Cơ sở để điều chỉnh tỷ giá hối đoái:
Thứ nhất, tỷ giá hối đoái danh nghĩa phải được ấn định dựa trên cơ sở kinh tế,
hay nói cách khác là phải phản ánh được sức mua của đồng nội tệ Tuy nhiên, sự biến
động của tỷ giá, đặc biệt là tỷ giá ngắn hạn là hết sức linh hoạt và rất khó đoán trước
diễn biến của nó Do đó, sự tách rời giữa tỷ giá danh nghĩa và tương quan sức mua
đồng tiền là không tránh khỏi, nhưng nó không thể đi quá xa một biên độ nhất định
Điều quan trọng là Chính phủ phải xác định được biên độ nào sẽ có nhiều tác động
tích cực đến nền kinh tế nhất Nếu Chính phủ một nước lựa chọn các mục tiêu tăng
trưởng kinh tế nhanh, mức việc làm cao, dựa trên cơ sở đây mạnh xuất khẩu thì nước đó phải thực thi chính sách tỷ giá được điều chỉnh theo hướng duy trì ổn định sức mua
hoặc đánh giá thấp giá trị đồng nội tệ Tức là nhằm duy trì một tỷ giá hối đoái thực tế
đảm bảo cho sức cạnh tranh của hàng hóa — dịch vụ trong nước, khuyến khích đầu tư
và chấp nhận sự gia tăng của giá cả và lạm phát
Thứ hai, tình hình kinh tế của một nước và quan hệ kinh tế của nước đó với thế
giới luôn thay đổi nên điều chỉnh tỷ giá để phản ánh sự thay đổi này là vấn đề có tính
tất yếu, khách quan
Cách điều chỉnh tỷ giá hối đoái cân bằng:
Có 2 cách:
- — Điều chỉnh để duy trì sức mua (duy trì sức cạnh tranh): điều chỉnh để duy trì sức
Trang 172.6 2.6.1
NHUNG VAN DE CHUNG VE TY GIA HOI ĐỐI VÀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA CHÍNH PHỦ
đoái xuất phát từ thị trường và các nhân tố ngoại sinh thì mục đích của sự điều chỉnh là nhăm duy trì sức mua của đồng nội tệ
- — Điều chỉnh để thay đổi sức mua (thay đổi sức cạnh tranh của đồng nội tệ): phá giá hay nâng giá đồng nội tệ cho phù hợp với tương quan kinh tế giữa 2 nước Điều chỉnh phá giá hay nâng giá cũng hàm ý sự chủ động trong chính sách tỷ giá của chính phủ trong những điều kiện kinh tế cụ thể nhằm cải thiện lợi thế kinh tế của đất nước trong thương mại Nếu các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái có nguồn gốc từ nội dung kinh tế và các yếu tố nội sinh thì mục đích của sự điều chỉnh là thay đổi sức mua của đồng tiền
Các công cụ của chính sách tỷ giá hối đối: Nhóm cơng cụ tác động trực tiếp lên tỷ giá: Có 2 công cụ chính:
a) Công cụ nghiệp vụ thị trường mở ngoại tệ: thực chất là hoạt động của Ngân
hang Trung ương can thiệp vào thị trường ngoại hối để điều chỉnh tỷ giá hối đoái
Nghiệp vụ thị trường mở ngoại tệ là một công cụ có tác dụng mạnh đến tỷ giá hối
đoái và có thể dễ dàng đảo chiều tỷ giá Tuy nhiên để thực hiện nghiệp vụ này có hiệu
quả, đòi hỏi một quốc gia phải có một lượng ngoại tệ dự trữ đủ mạnh và có khả năng sử dụng nghiệp vụ thị trường mở linh hoạt, chủ động Ngoài ra, hiệu quả can thiệp của nghiệp vụ thị trường mở còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng quản lý ngoại hối của Ngân hàng Trung ương
Mặt khác, nghiệp vụ thị trường mở còn tác động đến cung ứng tiền trong lưu thông, có thể gây áp lực lạm phát hay thiểu phát không mong muốn vì vậy cần phải thận trọng khi sử dụng và thường phải sử dụng kèm các nghiệp vụ khác để hấp thụ lượng
dư cung hoặc bổ sung thêm sự thiếu hụt tiền tệ
b) Các biện pháp can thiệp hành chính:
- _ Biện pháp kết hối: là việc Chính phủ quy định đối với các thể nhân và pháp nhân
có nguồn thu ngoại tệ phải bán một tỷ lệ nhất định trong một thời hạn nhất định cho
Trang 18CHƯƠNG I:
NHỮNG VẦN ĐÈ CHUNG VỀ TỶ GIÁ HÓI ĐỐI VÀ CHÍNH SÁCH TỶ GIA CUA CHÍNH PHỦ
của biện pháp kết hối là nhằm tăng cung ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu trên thị trường, hạn chế hành vi đầu cơ, tích trữ ngoại tệ - Một số quy định khác mang tính hành chính 2.6.2 Nhóm công cụ tác động gián tiếp lên tỷ giá: Il a) b)
Lãi suất tái chiết khấu:
Khi lãi suất tái chiết khấu thay đổi, kéo theo sự thay đổi cùng chiều của lãi suất thị trường làm thay đổi hướng chảy của các luồng vốn quốc tế, thay đối tài khoản vốn hoặc làm dịch chuyển các luồng vốn trong nước từ đồng tiền có lãi suất thấp sang đồng tiền có lãi suất cao hơn Cụ thể, khi tăng lãi suất chiết khấu sẽ làm tăng lãi suất
thị trường qua đó làm cho tỷ giá giảm Ngược lại, khi muốn điều chỉnh tỷ giá hối đoái tăng sẽ tiến hành giảm lãi suất tái chiết khấu
Thuế quan và hạn ngạch:
Sự thay đổi thuế quan và hạn ngạch sẽ tác động đến lượng hàng nhập khẩu, qua đó làm thay đổi cầu ngoại tệ ảnh hưởng đến tỷ giá
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc:
Khi ngoại tệ khan hiếm trên thị trường ngoại hối, Ngân hàng Trung ương có thé tang
tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ của các Ngân hàng Thương mại,
làm cho chi phí sử dụng vốn ngoại tệ tăng Để bù đắp chi phí các Ngân hàng Thương mại phải hạ lãi suất huy động ngoại tệ qua đó làm cho tỷ giá giảm
Tính hữu ích của đề tài:
Từ trước đến nay chính sách tỷ giá luôn là một đề tài được thảo luận rất nhiều vì
tầm quan trọng của nó đối với nền kinh tế Đặc biệt trong những năm gần đây, khi Việt
Nam bước đầu hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế chịu nhiều ảnh hưởng của những
sự thay đối của kinh tế thế giới thì vấn đề tỷ giá càng được coi trọng và nhận được nhiều sự quan tâm của các thành phần kinh té
Trong 2 năm 2008-2009 vừa qua, chính sách tỷ giá trở thành trung tâm của mọi sự bàn cãi vì những biến động khó lường của nó và tác động của nó đến nền kinh tế, đặc
biệt là tác dụng của nó đối với xuất khẩu, thâm hụt cán cân thương mại và lạm phát
Trang 19NHUNG VAN BE CHUNG VE TY GIA HOI DOAI VA CHINH SÁCH TY GIA CUA CHINH PHU Với những thay đổi chóng mặt về bối cảnh kinh tế và môi trường kinh tế trong
hai năm qua, việc xem xét lại chính sách tỷ giá của Việt Nam nhằm tìm ra định hướng
và giải pháp cho tỷ giá VND trong tương lai trong tương lai là cần thiết Mặc dù đã có nhiều công trình về đề tài này trước đây nhưng với sự bổ sung thêm diễn biến tỷ giá và
sự điều hành của Nhà nước năm 2009 — một năm đây sóng gió của Việt Nam và thé
giới giai đoạn hậu khủng hoảng, tôi hy vọng đề tài sẽ mang lại một chút bổ ích cho các nhà hoạch định chính sách tỷ giá
II Phương pháp nghiên cứu:
Để có thể thấy rõ tính ưu và nhược điểm của chính sách tý giá Việt Nam trong các năm qua, ta sẽ phân tích thực trạng của chính sách tỷ giá trên cơ sơ các số liệu đã được thống kê và kiểm tra của các cơ quan đáng tin cậy như: Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Phát triển châu Á - ADB, quỹ tiền tệ quốc tế - IME, Tổng Cục Thống Kê Việt Nam Chúng ta sẽ phân tích từ phương hướng chung của chính sách tỷ giá của Chính
phủ, đến việc điều hành các công cụ để có thể đạt được mục tiêu đề ra
Bởi vì ứng với mỗi chu kỳ kinh tế, một quốc gia sẽ điều hành với một chính sách
tiền tệ, tỷ giá khác nhau Do đó, để hiểu cụ thể hơn về thực trạng chính sách tỷ giá ở
Việt Nam ta sẽ phân chia thành 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn ứng với một sự chuyển
biến, thay đối của Việt Nam về phương hướng điều hành chính sách tỷ giá Cụ thể:
- — Giai đoạn l: từ năm 1999 đến 2003 Đây là giai đoạn phục hồi kinh tế sau khủng
hoảng tiền tệ châu Á năm 1997 Để hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế và từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Chính phủ đã có nhiều cải cách quan trọng trong cơ chế
điều hành tỷ giá
- Giai đoạn 2: từ năm 2004 đến 2008 Đây là giai đoạn mà giá dầu và các nguyên — nhiên vật liệu thế giới tăng cao gây áp lực lạm phát lên Việt Nam Trong thoi gian nay mục tiêu chống lạm phát được ưu tiên hàng đầu
Trang 20CHUONG I:
NHUNG VAN DE CHUNG VE TY GIÁ HỒI ĐOÁI VÀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA CHÍNH PHỦ
Trang 21THUC TRẠNG CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VND/USD TỪ NĂM 1999 DEN 2009
CHƯƠNG 2:
THUC TRẠNG CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VND/USD TU NAM 1999 DEN 2009
I
Như đã đề cập ở phần phương pháp nghiên cứu, trong chương 2 chúng ta sẽ phân tích thực trạng chính sách tỷ giá ở Việt Nam qua 3 giai đoạn: 1999 — 2003,
2004 — 2008, 2009 Mỗi giai đoạn ta sẽ tìm hiểu về phương hướng điều hành tỷ giá
và cách điều hành các công cụ tỷ giá ứng với giai đoạn đó Sau cùng, ta sẽ tổng hợp và rút ra những nhận xét, đánh giá về quá trình điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam các năm qua
Thực trạng chính sách tỷ giá VND/USD từ năm 1999 đến 2003: 1 Phương hướng điều hành chính sách tỷ giá:
Cuộc khủng hoảng tiền tệ khu vực năm 1997 đã có nhiều ảnh hưởng đến Việt
Nam
Dưới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng khu vực Việt Nam bị giảm đi tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế Trong suốt cuộc khủng hoảng, đồng tiền các nước trong khu vực đã bị giảm từ 30% đến 70% giá trị Trong khi đó, vì thời gian này
VND được cố định vào Đôla Mỹ nên chỉ được Chính phủ điều chỉnh giảm khoảng
15% gia tri Su điều chỉnh này là không đủ bù đắp cho sự gia tăng tỷ giá theo đúng tương quan kinh tế Bảy mươi phần trăm xuất khẩu của Việt Nam là đến các nước
châu Á Thái Bình Dương, bao gồm 27% đến các nước láng giềng ASEAN và 24%
đến Hàn Quốc và Nhật Bản Một mặt sự suy yếu của các nền kinh tế này đã làm
giảm nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam, mặt khác sự lên giá của VND
so với các đồng tiền này đã làm giảm đi lợi thế cạnh tranh về giá cả của hàng hóa Việt Nam
Cuộc khủng hoảng cũng gây ra sự sụt giảm vốn đầu tư nhận được từ FDI, ODA và cả từ ngân sách Nhà nước Chính sự sụt giảm này trong 2 năm 1997, 1998 đã
Trang 22CHUONG 2:
THUC TRANG CHINH SACH TY GIA VND/USD TU NAM 1999 DEN 2009
từ năm 1990 Trước tình hình này, cuối năm 1999 Chính phủ đã quyết định thực
hiện chính sách kích cầu nhằm khôi phục lại đà tăng trưởng kinh tế
Bảng 2.1: FDI Việt Nam từ 1996 đến 1999 3000 | | | 2500 | | | | | 2000 | 1500 | = FDI Í 1000 | 500 0 | | 1996 1997 1998 1999 |
Nguồn: ngân hàng phát triển châu Á
Tình hình cung cầu ngoại tệ trên thị trường sau khủng hoảng cũng rất căng thằng Khi cuộc khủng hoảng tiền tệ lan rộng ra toản khu vực, niềm tin vào VND đã bị sụt giảm nghiêm trọng, do đó người dân có xu hướng đầu cơ và nắm giữ ngoại tệ tạo ra một lượng cầu về ngoại tệ lớn hơn bình thường Từ tháng 6 đến
tháng 12 năm 1997, tiền gửi VND và ngoại tệ ở Ngân hàng tăng lần lượt là 1,6% và 49,4% Trong suốt 9 tháng đầu năm 1998, tiền gửi VND tăng 15,5% và tiền gửi
ngoại tệ tăng 29,3% Nhiều doanh nghiệp giữ lượng ngoại tệ của mình trong tài khoản thay vì bán nó cho Ngân hàng Tình trạng này đã gây ra sự mat cân đối giữa cung và cầu ngoại tệ, gây nhiều áp lực lên VND
Trang 23THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VND/USD TỪ NĂM 1999 DEN 2009
định để hỗ trợ xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư và giải quyết sự bất cân xứng cung
cầu ngoại tệ trên thị trường
2 Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tỷ giá:
2.1 Tỷ lệ kết hối:
Từ ngày 12 tháng 9 năm 1998 theo Quyết định 173/1998/QĐ-TTE, người cư trú là các tổ chức kinh tế trừ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi khơng được Chính phủ bảo đảm cân đối ngoại tệ phải bán 80% nguồn thu vãng lai của mình cho các Ngân hàng được phép trong vòng l5 ngày và giảm xuống còn 3
ngày vào tháng 12 năm 1998 Ngày 30/8/1999, khi tình hình kinh tế có chiều
hướng được cải thiện, Thủ tướng chính phủ đã ra Quyết định số 180/1999/QĐÐ- TTg cho phép giảm tỷ lệ kết hối đối với người cư trú là các tổ chức kinh tế từ 80% xuống còn 50% Sau khi luật đầu tư nước ngoài được sửa đổi, các doanh nghiệp nước ngoài được phép mua ngoại tệ tại các Ngân hàng Thương mại ngày
25/4/2001 Chính phủ đã quyết định giảm tỷ lệ kết hối xuống còn 40% Tiếp theo
đó ngày 15/5/2002 tỷ lệ này còn 30% và chính thức còn 0 vào ngày 2 tháng 4 năm 2003
Thời gian qua, nhất là những năm 1998-2000, chính sách kết hồi đã thực sự
góp phần quan trọng trong hạn chế hiện tượng găm giữ ngoại tệ, thu hút ngoại tỆ vào hệ thống ngân hàng để đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ cần thiết của nền kinh tế, giải quyết tình trạng căng thăng cung cầu ngoại tệ trên thị trường
Tuy việc can thiệp vào thị trường ngoại hối băng chính sách kết hối là rất phi thị trường, mang nặng tính hành chính và ý chí chủ quan của chính phủ tạo tâm lý tiêu cực của người dân về tỷ giá hếi đoái và niềm tin vào VND nhưng trong
hoàn cảnh căng thẳng cung cầu ngoại tệ hiện tại và năng lực còn hạn chế của Ngân
Trang 24CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VND/USD TỪ NĂM 1999 DEN 2009
Việc Chính phủ điều chỉnh giảm dần tỷ lệ kết hối qua các năm và giảm
xuống chỉ còn 0% trong năm 2003 là phù hợp với diễn biến cung cầu ngoại tệ trên thị trường, đưa tỷ giá VND/USD sát với thị trường hơn
2.2 Biên độ tỷ giá:
Từ ngày 26 tháng 2 năm 1999, Ngân hàng Nhà nước chính thức bãi bỏ việc công bố tỷ giá chính thức mà chỉ thông báo tỷ giá giao dịch bình quân trên Thị trường bình quân liên ngân hàng Theo đó, các Ngân hàng Thương mại được phép thiết lập tỷ giá mua bán ngoại tệ không quá biên độ +/-0,1% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng giao dịch ngày trước đó; biên độ này được mở rộng vào ngày
1 tháng 7 năm 2002 lên mức +/-0,25%
Việc chuyển đổi cơ chế tỷ giá từ việc Ngân hàng Nhà nước tự ấn định tỷ giá
chính thức sang thông báo tỷ giá bình quân liên ngân hàng — hình thành từ quá trình giao dịch của các ngân hàng là một bước tiến quan trọng trong công cuộc đổi mới chính sách tỷ giá của Việt Nam Tuy nhiên việc quy định biên độ giao dịch tỷ giá quá hẹp đã làm cho tỷ giá không phản ánh được đúng những diễn biến thực sự
diễn ra trên thị trường ngoại tệ, đặc biệt là những lúc có biến động mạnh và đột
ngột
Mặc dầu có những khuyết điểm như vậy nhưng việc quy định một biên độ tỷ
giá hẹp trong thời gian này là hợp lý với tình hình thị trường ngoại tệ Việt Nam và phù hợp với năng lực của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, góp phần làm bình én thị trường ngoại tệ sau một thời gian dài căng thắng vì khủng hoảng tiền tệ khu
vực
2.3 Lãi suất:
Năm 1999 trần lãi suất cho vay bằng VND giảm liên tục Từ ngày 1 tháng 6
năm 1999 đến ngày 4 tháng 9 năm 1999, Chính phủ đã 3 lần điều chỉnh giảm trần
Trang 25THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VND/USD TỪ NĂM 1999 DEN 2009
15% của VND trong 2 năm 1997, 1998 lãi suất cho vay bằng USD cao đã khuyến
khích các doanh nghiệp vay vốn bằng VND, giảm cầu USD
Tháng § năm 2000, Ngân hàng Nhà nước thay thế trần lãi suất bằng một cơ chế mới trong đó lãi suất cho vay nội tệ của ngân hàng được điều chỉnh theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố Các ngân hàng không được tính lãi suất cho vay vượt quá lãi suất cơ bản cộng 0,3%/tháng đối với vốn ngắn hạn và 0,5%/tháng đối với vốn trung, dài hạn Tiếp tục thực hiện chính sách kích cầu của
chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản của
VND trong các năm 2000-2003, từ 9%/năm xuống còn 7,5%/năm
Bảng 2.2: lãi suất cơ bản VND từ 2000 đến 2003 Ngày điều chỉnh Lãi suất cơ bản sau khi điều chỉnh 5/8/2000 9% 1/3/2001 8,7% 1/4/2001 8,4% 1/5/2001 7,8% 1/10/2001 7,2% 1/8/2002 7,44% 1/4/2003 7,5%
Nguén: Ngân hàng Nhà nước
Cùng với những thay đổi trong cơ chế điều hành lãi suất VND, điều hành lãi
Trang 26CHƯƠNG 2:
THỤC TRANG CHÍNH SÁCH TY GIA VND/USD TU NAM 1999 DEN 2009
chỉnh này đã làm cho lãi suất USD linh hoạt hơn, sát với thị trường và tình hình
quôc tê hơn
Từ năm 2000 đến 2003 lãi suất USD trên thị trường thế giới có nhiều biến
động trải chiều Năm 2000 lãi suất USD định hướng liên ngân hàng của cục dự trữ liên bang Mỹ tiếp tục tăng và đạt đỉnh 6,5%/năm Nhưng từ năm 2001 FED liên tục cắt giảm lãi suất định hướng liên ngân hàng USD và đạt mức thấp nhất trong
nhiêu năm qua vào năm 2003, 1%⁄/năm
Bảng 2.3: Lãi suất định hướng liên Ngân hàng của FED
Federal Funds Rate (changes from January 2000)
2000 01 02 03 94 05 06 07 2098
Nguồn: Reuter
Chịu ảnh hướng của thị trường tiền tệ thê giới, năm 2000 lãi suat USD trên
thị trường Việt Nam cũng tăng cao và sau đó được điều chính giảm dần theo xu hướng quốc tế
Nhìn chung việc chính phủ giảm lãi suất cơ bản VND cùng lúc với thị trường
giảm lãi suất USD đã không tạo ra chênh lệch lớn giữa 2 lãi suat do đó không gây ra biến động trên thị trường Mặt khác, tuy lãi suất cơ bản nội tệ giảm nhưng vẫn
Trang 27THUC TRANG CHINH SACH TY GIA VND/USD TU NAM 1999 DEN 2009
giữ mức cao, lãi suất ngoại tệ thập đã khuyến khích người dân gửi VND và thực tế
là lượng tiền gửi nội tệ đã tăng nhanh hơn lượng tiền gửi bằng ngoại tệ trong năm 2002 và 2003 Tỷ trọng tiền gửi trên cung tiên M2 trong năm 2001 là 31,7%, sang năm 2002 và 2003 chỉ còn 28,4% và 23,6% Bang 2.4: Ty trong tiền gửi ngoại tệ và cung tiền M2 năm 2000-2003 35.00% 30.00% 25.00% 20.00% 15.00% # tỷ trọng tiên gửi ngoại tệ/M2 10.00% 5.00% 0.00% 2000 2001 2002 2003 Nguồn: Ngân hàng Nha nước 2.4 Dự trữ bắt buộc:
Dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ được điều chỉnh tăng trong những năm 1999-2001 từ 8% lên 15%, sau đó được điều chỉnh giảm dẫn trong 2 năm 2002, 2003
Trang 28CHUONG 2:
THUC TRANG CHINH SACH TY GIA VND/USD TU NAM 1999 DEN 2009
Mặt khác trong thời gian này việc giảm dan tỷ lệ kết hối cùng với lãi suất
huy động USD tăng dẫn dén các doanh nghiệp xuất khâu thay vì bán hết ngoại tệ
cho ngân hàng như trước đây, giữ lại số tiền đó trên tài khoản của Ngân hàng làm
cho lượng ngoại tệ giao dịch trên thị trường bị giảm Hơn nữa, Quyết định số
170/QĐ-CP ngày 19 tháng 8 nim 1999 về việc khuyến khích người Việt Nam ở
nước ngoài gửi tiền về nước cho phép người trong nước nhận bằng ngoại tệ, lượng ngoại tệ mua của ngân hàng bị giảm Do đó, quyết định tăng dự trữ bắt buộc vào thời điểm này còn có tác dụng điều chỉnh chính sách lãi suất của các Ngân hàng Thương mại, giảm lãi suất huy động USD tăng lãi suất cho vay qua đó góp phần
bình ổn tỷ giá
Trong 2 năm 2002, 2003 Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần điều chỉnh giảm tỷ
lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ từ 15% vào tháng 5 năm 2001 xuống còn 4% vào tháng 8 năm 2003
2.5 Dự trữ ngoại hi:
Ở nước ta nghiệp vụ thị trường mở để điều hành tỷ giá hối đoái trong thời
gian này vẫn chưa thực sự là một công cụ hữu hiệu
Tình hình dự trữ ngoại tệ ở nước ta trong thời gian này luôn thấp và thiếu Nhìn vào đồ thị ở đưới ta có thể thấy được tình hình dự trữ ngoại tệ của Việt Nam
Trang 29THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VND/USD TỪ NĂM 1999 ĐẾN 2009 Bảng 2.5: Dự trữ ngoại tệ so với xuất khẩu từ năm 1999 đến 2003 25000 | 20000 | | 15000 | =9 Dự trữ ngoại tệ | 10000 ~@—kim ngạch xuất khẩu | 5000 —— 7 ? 1999 2000 2001 2002 2003 |
Nguồn: ngân hàng phát triển châu Á
Hơn nữa nhìn vào đề thị ta có thể thây suốt trong thời gian qua, cho dù kim ngạch xuất khẩu đạt khá cao nhưng lượng ngoại tệ được giữ lại trong dự trữ rất thấp
Với quy mô hạn hẹp của dự trữ ngoại hối quốc gia, khả năng mà Ngân hàng Nhà nước can thiệp vào thị trường ngoại tệ bằng cách mua bán ngoại tệ trực tiếp
với các Ngân hàng Thương mại là rất hạn chế
Nhận xét: mặc dù gặp nhiều khó khăn do “dư chân” của cuộc khủng hoảng khu vực năm 1997 nhưng với chính sách và cách điều hành tỷ giá
hợp lý của Ngân hàng Nhà nước tình hình cung cầu ngoại tệ đã được bình ồn, ty
Trang 30CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VND/USD TỪ NAM 1999 DEN 2009
H Thực trạng chính sách tỷ giá VND/USD từ năm 2004 đến 2008: 1 Phương hướng chính sách tỷ giá năm 2004 đến năm 2008
Từ đầu năm 2004 đến năm 2008 Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách én
định tiền tệ , ổn định lãi suất, ồn định lạm phát dé kiềm chế lạm phát, hỗ trợ phát
triển kinh tế
Những tháng đầu năm 2004 chỉ số giá tiêu dùng trong nước tăng đột biến Ba tháng đầu năm 2004 chỉ số giá tiêu dùng tăng bình quân 1,63%/tháng trong đó nhóm hàng lương thực tăng 8,5%, nhóm hàng nhà ở, vật liệu xây dựng tăng 4.4%, nhóm hàng dược phẩm - y tế tăng 4,3% Bảng 26: Tỷ lệ lạm phát Việt Nam từ năm 2000 đến 2004 6.00% 5.00% 4.00% 3.00% 2.00% #øLạm phát { 1.00% 0.00% 000 2002 Quy 1 2004 -1.00% -2.00%
Nguồn: tổng hợp từ Ngân hàng Nhà nước
Nhìn biểu đỗ trên ta thấy chỉ tính riêng lạm phát 3 tháng đầu năm 2004 đã vượt
qua lạm phát cả năm 2002 và 2003 Với diễn biến lạm phát thập, thậm chí là thiểu phát trong năm 2000, 2001 việc chỉ số giá tiêu dùng tăng nhanh trong quý 1 nam
Trang 31THUC TRANG CHINH SACH TY GIA VND/USD TU NAM 1999 DEN 2009
Phân tích nguyên nhân lạm phát, đặc biệt từ 3 mặt hàng chủ chốt nêu trên cho thấy lạm phát xuất phát từ bên cung
Trong bối cảnh giá nguyên vật liệu thế giới tăng cao trong những tháng đầu năm, đặc biệt là dầu thô đã kéo theo sự tăng giá của nhiều mặt hàng trên thế giới
Bảng 2.7: Biến động giá dầu 3 tháng đầu năm 2004 s32 31 | 30 29 | 28 —#—Giá dầu thỏ 27 26 25 x ¥ » P P) ‹ ‹ ‹ vr F FP ST GF LY Ð
Ngusn: té chức năng lượng quốc tế IAEA
Giá dầu thô trên thị trường Mỹ đã tăng 13,4% trong quy 1, kéo theo sự gia tăng của tất cả các mặt hàng Trong thời gian này Việt Nam chỉ xuât khẩu dâu thô và phải nhập về thành phẩm xăng dầu đã qua chế biến để sử dụng Do đó, giá dầu tăng một mặt đem về nguồn thu lớn cho ngân sách, mặt khác làm gia tăng chỉ phí Ở tât cả các ngành
Giá thép thế giới từ đâu năm đến hết quý 1 đã tăng 22% và hứa hẹn sẽ tăng nữa khi mà cầu sắt thép từ Trung Quốc tăng mạnh cùng với đà tăng trưởng Giá thép
nhập khẩu tăng cao đã kéo theo sự tăng giá của các mặt hàng xây dựng ở trong nước và đe dọa tiến độ thi công của các công trình khiến cho giá nhà ở cũng tăng
Trang 32CHUONG 2:
THUC TRANG CHINH SACH TY GIA VND/USD TU NAM 1999 DEN 2009
Cùng với đà tăng của dấu thô và sắt thép, giá phân bón trên thế giới cũng tăng mạnh trong thời gian này Mặc dù là một nước nông nghiệp nhưng gần một nửa nhu cầu phân bón nước ta phải nhập từ nước ngoài Theo Bộ Nông nghiệp Phát
triển nông thôn, năm 2004 nước ta cần 7,3 triệu tấn phân bón trong đó 3,8 triệu tan cần phải nhập khẩu Giá nhập khẩu tăng, lượng nhập khẩu nhiều đã làm cho giá
phân bón trong nước tăng mạnh, cho đến giữa tháng 2 năm 2004 phân bón đã tăng trung bình 400 đến 600 đồng một ký, kéo theo sự tăng cao của giá lương thực — thực phẩm
Từ những phân tích trên ta có thể kết luận lạm phát tăng nhanh trong những tháng đầu năm chủ yêu do giá cả nguyên nhiên liệu thế giới tăng cao
Trước tình hình này, từ tháng 3 năm 2004, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh mục tiêu chính sách tiền tệ trong đó chủ trương giữ tỷ giá ốn định để kiểm soát
lạm phát góp phần tăng trưởng kinh tế
Kể từ năm 2004 đến năm 2008, kinh tế thế giới luôn phải chịu áp lực lạm phát
s `ự a A > Ff „ aA 2 , - hm ` oF A
khi giá cả thê giới luôn ở mức cao, đặc biệt là giá dâu
Trang 33THUC TRẠNG CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VND/USD TỪ NĂM 1999 ĐỀN 2009
Từ năm 2004 trở đi giá dầu đều đặn tăng với mức cao, đặc biệt trong năm 2008 giá dầu liên tục tự phá những kỷ lục về giá của mình và đạt đỉnh điểm 137 Đôla một thùng vào tuần một tháng 7 năm 2008 Từ năm 2004 đến đầu tháng 7 năm
2008, giá đầu đã tăng hơn 2,5 lần
Với những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới lúc này, lạm phát luôn là vấn đề “nóng” ở nước ta, do đó chủ trương của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian
này vẫn là ốn định tiền tệ, én định tỷ giá để kiềm chế lạm phát Theo ông Lê Đức
Thúy thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời gian này, để đối phó
với lạm phát Ngân nhàng Nhà nước vẫn chủ trương ôn định tiền tệ, ổn định lãi
suất, ôn định tỷ giá[thời báo kinh tế Việt Nam]
Tom lai từ năm 2004 đến nửa đầu năm 2008 NHNN chủ trương ổn định tỷ giá đề kiêm chê lạm phát và hỗ trợ xuất khẩu
2 Điều hành các công cụ:
Đê thực hiện mục tiêu của mình ngoài việc can thiệp vào thị trường ngọai hôi bằng dự trữ chính thức, Chính phủ còn sử dụng một loạt các công cụ pháp lý khác
2.1 Dự trữ bắt buộc:
Sau khi quyết định điều chỉnh mục tiêu ổn định ty giá, từ tháng 7 năm
2004, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các
loại tiền gửi dưới 24 tháng bằng VND và ngoại tệ (Quyết định số 796/QĐ-
NHNN ngày 25/6/2004) Cụ thể, đối với tiền gửi VND không kỳ hạn và có kỳ
hạn dưới 12 tháng tăng từ 2% lên 5%, riêng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam tăng từ 1,5% lên 4%, ngân hàng thương mại cô phần nông thôn và Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương tăng từ 1% lên 2% Đối với tiền gửi ngoại tệ không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng từ 4% lên 8%, loại từ 12 tháng đến dưới 24 tháng tăng từ 1% lên 2%.Sự điều chỉnh này của
Trang 34CHƯƠNG 2:
THUC TRẠNG CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VND/USD TỪ NĂM 1999 DEN 2009
Quyết định điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ
từ 4% lên 8% của Ngân hàng Nhà nước đã làm giảm nguồn cung ngoại tệ của các Ngân hàng Thương mại ra thị trường Mặt khác, tăng dự trữ bắt buộc cũng góp phần làm tăng chỉ phí đầu vào của các Ngân hàng kéo theo sự gia tăng lãi suất cho
vay ngoại tệ qua đó tác động làm giảm cầu ngoại tệ trên thị trường Thêm vào đó
việc quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ cao hơn so với nội tệ cũng khuyến khách hàng vay vốn bằng VND
Trong hoàn cảnh thị trường ngoại tệ thừa cung do vốn FDI và kiều hối chuyển về Việt Nam cao, những tác động trên đã góp phần ôn định tỷ giá
Tuy nhiên trong bối cảnh lạm phát tăng cao mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ bên ngoài (giá nhập khẩu các mặt hàng chủ chốt trên thế giới tăng) việc duy trì hoặc hạ tý lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ sẽ có tác dụng tích cực hơn trong việc chống lạm phát Duy trì hoặc hạ dự trữ bắt buộc đối
với ngoại tỆ trong điều kiện cung ngoại tệ dư sẽ tạo áp lực tăng giá VND qua đó
giảm bớt ảnh hưởng của sự tăng vọt giá cả thế giới
Kể từ năm 2004 đến nửa đầu năm 2008, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngoại tệ: 4% lên 8% năm 2004, 8%
Trang 35THUC TRANG CHINH SACH TY GIA VND/USD TU NAM 1999 DEN 2009 Bảng 2.9: Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam 2004-2008 25.00% 20.00% 15.00% 10.00% 5.00% 0.00% 2004 2005 2006 2007 Nguôn : Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2008 # lạm phát Bảng 2.10: Thâm hụt thương mại, kiểu hối, FDI năm 2004-2008 15000 10000 5000 oO -5000 -15000 -10000 - cứ
Nguồn: Ngân hàng phát triển châu Á
ø Thâm hụt thương mại |
8= FDI
Trang 36CHUONG 2:
THUC TRANG CHINH SÁCH TỶ GIÁ VND/USD TỪ NĂM 1999 ĐẾN 2009
Năm 2007 và 2008 nhập siêu nước ta tăng đột ngột gấp gần 3 lần các năm trước, nhập siêu 2007 bằng 29% tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập siêu năm 2008 bằng 28,8% tổng kin ngạch xuất khẩu Trong hoàn cảnh lạm phát ở Việt Nam tăng cao, 12,63% năm 2007 và 19,89% năm 2008 cùng với tỷ lệ nhập siêu
cao như trên Ngân hàng Nhà nước lại điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc là
không hợp lý Với một nguồn cung ngoại tệ dồi dào, nên cho VND tăng giá dé giảm bớt giá trị nhập siêu góp phần giảm lạm phát
Việc tiếp tục điều chỉnh tăng dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại
tệ trong điều kiện như trên cho thấy Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tỷ giá theo hướng hỗ trợ xuất khẩu nhiều hơn là chống lạm phát, mâu thuẫn với mục
tiêu của chính sách tiền tệ
2.2 Biên độ tỷ giá:
Tháng 7 năm 2002 Ngân hàng Nhà nước mở rộng biên độ giao dịch tỷ
giá lên mức +/-0,25% và giữ nguyên biên độ này cho đến hết năm 2006
Việc duy trì một biên độ hẹp trong suốt thời gian dài (từ năm 2002 đến
năm 2006) một mặt có tác dụng ỗn định tỷ giá, hạn chế sự biến động quá mức của thị trường góp phần kiềm chế lạm phát Mặt khác sự neo cứng dao động tỷ giá vào một biên độ quá hẹp đã làm cho tỷ giá trở nên cứng nhắc, thiếu mắt sự điều tiết linh hoạt của thị trường
Sau gần 5 năm duy trì biên độ tỷ giá ở mức +/-0,25%, đầu năm 2007
Ngân hàng Nhà nước đã mở rộng biên độ thêm +/-0,25% lên mức +/-0,5% với
mục đích từng bước làm cho tý giá sát với thực tế của thị trường hơn Với đà tăng
Trang 37THUC TRANG CHINH SACH TY GIA VND/USD TU NAM 1999 DEN 2009
Đầu năm 2008, Ngân hàng Nhà nước đã tiếp tục điều chỉnh biên độ tỷ giá lên +/-
1%, tang thêm +/-0,25% so với tháng 12 năm 2007 Điều đáng chú ý là trái ngược
với “truyền thống” duy trì tương đối lâu biên độ tỷ giá, lần này khoảnh cách giữa 2
lần điều chỉnh chỉ là 2 tháng (từ 24/12/2007 đến 7/3/2008) Việc liên tiếp tăng biên
độ giao dịch tỷ giá trong bối cảnh VND tăng giá so với USD và USD rớt giá so với các ngoại tệ khác trên thế giới đã làm cho tỷ giá VND/USD chịu thêm áp lực tăng giá Trên thực tế từ tháng 12 năm 2007 đến đầu tháng 4 năm 2008 VND trên thị trường tự do và thị trường liên ngân hàng đều tăng giá qua đó góp phần giảm bớt giá trị nhập siêu Bảng 2.11: Tỷ giá VND/USD 2008-2009 Dec-07 Fed-O8 Apr-08 Jun-08 Aug-08 Oct-08 Dec-08 Feb-09 Apr-09 Jun-09 Aug-09 Oct-09 Dec-09 15 000 T ——— — T T a “ 17 900 USD/VND 18000 4 13.000 20.000 J
— Ty gia trén thị trường tự đo — Tỷ giá tham chiều
Nguồn: tổng hợp từ Ngân hàng Nhà nước và quỹ tiền tệ quốc tế
Tuy nhiên đi kèm với việc nới rộng biên độ tỷ giá, như đã đề cập ở phần dự trữ bắt buộc, Ngân hàng Nhà nước cũng tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ trong thời gian này Tháng 2 tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tháng 3 tăng biên độ tỷ giá cho thấy sự thiếu nhất quán của các công cụ tiền tệ Cụ thể:
Trang 38
CHUONG 2:
THUC TRẠNG CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VND/USD TỪ NĂM 1999 ĐẾN 2009
Tháng 2 năm 2008 Ngân hang Nhà nước tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đôi với tiên gửi ngoại tệ thêm 1% làm giảm sức ép lên giá của VND và việc tiếp tục điều chỉnh biên độ tỷ giá lên +/-1% nhằm gia tăng áp lực cho VND giảm giá Nhưng trong bối cảnh USD có xu hướng
giảm từ cuối năm 2007 đến thời điểm này thì việc tăng biên độ giao
dịch chỉ có tác dụng làm tăng giá VND nhanh hơn
Ngược lại nếu Ngân hàng Nhà nước tăng biên độ tỷ giá để tạo cơ hội cho VND tăng giá nhằm giảm bớt áp lực nhập siêu thì giữa công cụ
dự trữ bắt buộc và biên độ tỷ giá đã có mâu thuẫn 2.3 Công cụ lãi suất:
Từ năm 2004 đến nửa đầu năm 2008 Ngân hàng Nhà nước đã 5 lần điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản đối với VND từ mức 7,5% năm 2004 lên mức 14% tháng 6 năm 2008 Trong đó, 6 tháng đầu năm 2008 Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản 3 lần với tổng mức tăng là 5,75%, tổng các mức điều
chỉnh của các năm trước (từ 2004 đến hết 2007) không quá 1%
Trang 39THUC TRANG CHINH SACH TY GIA VND/USD TU NAM 1999 DEN 2009
Trái ngược với sự gia tăng lãi suất VND, tran lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ của các pháp nhân tại các tổ chức tín dụng lại được duy trì rất thấp trong suốt
thời gian này: trần lãi suất không kỳ hạn là 0,5%/năm, thời hạn đến 6 tháng là
1,2%/nam va ky han trén 12 tháng là 1,5%/năm
Trong bối cảnh mà Cục Dự trữ liên bang Mỹ liên tục tăng lãi suất định
hướng liên ngân hàng ở Mỹ, lãi suất cơ bản bằng VND cao thì việc duy trì lãi suất
trần ngoại tệ thấp đã khuyến khích các doanh nghiệp bán một lượng lớn ngoại tệ thu được từ xuất khâu cho Ngân hàng
Kế từ ngày 1 tháng 1 năm 2007 Ngân hàng Nhà nước chính thức bỏ trần lãi
suất tiền gửi bằng USD đối với pháp nhân Quyết định này đã tạo điều kiện cho
các Ngân hàng Thương mại tăng lãi suất tiền gửi bằng USD đối với pháp nhân cho phù hợp với thị trường và xu hướng quốc tế Trong năm 2007 và 2008 nguồn cung ngoại tỆ của nước ta tăng đột biến, việc gia tăng lãi suất USD đã góp phần làm tăng lượng USD tiền gửi, giảm bớt áp lực tăng giá của USD và cũng không gây
thêm lạm phát do giảm bớt lượng tiền Đồng tung ra mua USD
2.4 Can thiệp băng dự trữ ngoại hối:
Trang 40CHƯƠNG 2:
THUC TRẠNG CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VND/USD TỪ NAM 1999 DEN 2009
Dự trữ ngoại tệ của Việt Nam tăng qua các năm , đặc biệt trong năm 2007 dự trữ ngoại tệ đạt gần 50% giá trị xuất khẩu, tăng hơn 75% so với dự trữ ngoại tệ năm 2006 Điều này chứng tỏ các năm qua Ngân hàng Nhà nước đã mua một lượng Đôla đáng kể của thị trường qua đó góp phần giảm bớt áp lực tăng giả VND Tuy nhiên trong bối cảnh lạm phát tăng cao,giá trị nhập siêu lớn như năm 2007 thì việc Ngân hàng Nhà nước bơm VND vào thị trường mua USD để kìm
hãm sự tăng giá của VND là không hợp lý Việc cô găng giữ một tỷ giá có lợi cho
xuất khẩu đã làm trầm trọng thêm van dé nhập siêu và lượng lớn VND cung ra thi
trường lam tăng lạm phát
TIL Thực trạng chính sách tỷ giá VND/USD từ năm 2009 đến nay:
1 Phương hướng điều hành tỷ giá:
Từ nửa cuối năm 2008, kinh tế thế giới chuyển từ áp lực lạm phát cao sang xu
hướng thiểu phát và giảm phát cùng với xu hướng suy thối kinh tế tồn câu, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao
Sau khi đạt đỉnh hơn 137 Đôla một thùng dầu vào đầu tháng 7 năm 2008, giả
dầu thô bắt đầu hạ nhiệt và liên tục giảm trong phần còn lại của năm Bảng 2.14: Giá dầu thế giới nửa cuối năm 2008 160 140 Fa 120 ¬ 100 80 —— Gia dau thé gidi 60 40 _ —m 20 0
04-Jul 04-Aug 04-Sep 04-Oct 04-Nov 04-Dcc