1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá mối quan hệ nguyên nhân ảnh hưởng của khiếm khuyết thiết kế trong giai đoạn thực hiện dự án xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp quy mô vừa và nhỏ tại thành phố hồ chí minh

172 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 172
Dung lượng 2,51 MB

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA -

PHẠM VŨ BÁ LINH

ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ NGUYÊN NHÂN - ẢNH HƯỞNG CỦA KHIẾM KHUYẾT THIẾT KẾ TRONG GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN

DỤNG VÀ CƠNG NGHIỆP QUY MƠ VỪA VÀ NHỎ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: QUẢN LÝ XÂY DỰNG Mã số: 8580302

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Trang 2

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học:

Cán bộ hướng dẫn 1: TS Nguyễn Thanh Phong Chữ ký: …………

Cán bộ hướng dẫn 2: TS Nguyễn Anh Thư Chữ ký: …………

Cán bộ phản biện 1: PGS.TS Đõ Tiến Sỹ Chữ ký: ………… Cán bộ phản biện 2: TS Đặng Ngọc Châu Chữ ký: …………

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG TP HCM, ngày 13 tháng 07 năm 2023

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:

1 PGS.TS Lương Đức Long Chủ tịch hội đồng

2 PGS.TS Đỗ Tiến Sỹ Cán bộ phản biện 1

3 TS Đặng Ngọc Châu Cán bộ phản biện 2

4 TS Lê Hoài Long Thư ký hội đồng

5 TS Nguyễn Văn Tiếp Ủy viên

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi nhận luận văn đã được sữa chữa (nếu có)

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA

Trang 3

i ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ và tên học viên: PHẠM VŨ BÁ LINH MSHV: 1970713 Ngày, tháng, năm sinh: 15/06/1990 Nơi sinh: Tiền Giang

Chuyên ngành: Quản lý xây dựng Mã số: 8580302

TÊN ĐỀ TÀI: Đánh giá mối quan hệ nguyên nhân - ảnh hưởng của khiếm khuyết thiết kế trong giai đoạn thực hiện dự án xây dựng công trình dân dụng và cơng nghiệp quy mơ vừa và nhỏ tại Thành phố Hồ Chí Minh – Assessment of the cause and effect relationship of design defects in the implementation phase of small and medium-sized civil and industrial construction projects

1 NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

- Xác định các nhân tố gây nên khiếm khuyết thiết kế và ảnh hưởng của khiếm khuyết thiết kế đến dự án xây dựng

- Xây dựng sơ đồ quan hệ nhân-quả của các nhân tố với nhau từ đó có thể đánh giá và xếp hạng các nhân tố này

- Sử dụng kỹ thuật ra quyết định xám dựa trên thực nghiệm và đánh giá để xếp hạng các nhân tố

- Đề xuất giải pháp giảm thiểu hoặc ngăn chặn các nhân tố quan trọng ảnh hưởng xấu đến dự án

2 NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 06/02/2023 3 NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 11/06/2023

4 HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 1: TS Nguyễn Thanh Phong 5 HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 2: TS Nguyễn Anh Thư

Tp HCM, ngày tháng năm 2023

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 1 (Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO (Họ tên và chữ ký)

TS Nguyễn Thanh Phong CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 2

(Họ tên và chữ ký)

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

(Họ tên và chữ ký)

Trang 4

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới thầy TS Nguyễn Thanh Phong và cô TS Nguyễn Anh Thư, thầy và cơ đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, truyền đạt những kinh nghiệm và kiến thức quý báu trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn

Xin cảm ơn tất cả quý thầy/cô Khoa Quản lý Xây dựng - Trường Đại học Bách Khoa Tp Hồ Chí Minh đã giảng dạy truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích cho tơi trong suốt thời gian học vừa qua

Xin cảm ơn gia đình đã luôn bên cạnh ủng hộ, động viên trong suốt quá trình học tập Cuối cùng xin cảm ơn anh/chị học viên cao học khóa 2019, đồng nghiệp, đối tác đã giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Xin chân thành cảm ơn!

Tp Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 6 năm 2023

Tác giả

Trang 5

iii

TÓM TẮT

Trang 6

iv

động hiệu quả để cải thiện chất lượng của hồ sơ thiết kế mang lại lợi ích thiết thực cho các bên

Trang 7

v

ABSTRACT

Trang 8

vi

Trang 9

vii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này do chính tơi thực hiện dưới sự hướng

dẫn khoa học của TS Nguyễn Thanh Phong và TS Nguyễn Anh Thư

Các số liệu trong Luận văn là trung thực

Các thông tin trong Luận văn này đều được trích dẫn rõ nguồn gốc Nếu có gì sai sót tơi xin hồn tồn nhận trách nhiệm

Tp Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 06 năm 2023 Học viên

Trang 10

viii

MỤCLỤC

Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu của đề tài 5

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu: 5

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu: 6

1.4 Đóng góp khoa học và thực tiễn của đề tài 6

1.4.1 Đóng góp về mặt khoa học 6

1.4.2 Đóng góp về mặt thực tiễn 7

Chương 2 : TỔNG QUAN 8

2.1 Giới thiệu 8

2.2 Các nghiên cứu tương tự 8

2.2.1 Các nghiên cứu trong nước 8

2.2.2 Các nghiên cứu ngồi nước 10

2.2.3 Tóm tắt các nghiên cứu tương tự 12

2.3 Cơ sở lý thuyết 18

2.3.1 Lý thuyết hệ thống xám [27] 18

2.3.2 Kỹ thuật ra quyết định dựa trên thực nghiệm và đánh giá (DEMATEL) 19

2.4 Kết luận chương 19

Chương 3 Phương pháp nghiên cứu 20

3.1 Giới thiệu 20

3.2 Quy trình và tiến độ nghiên cứu 21

3.2.1 Quy trình nghiên cứu 21

Trang 11

ix

3.3 Hệ thống động (SD) và sơ đồ vòng lặp nhân quả (CLD)[28] 25

3.3.1 Giới thiệu 25

3.3.2 Phát triển sơ đồ vòng lặp nhân-quả 25

3.4 DEMATEL 27

3.4.1 Giới thiệu 27

3.4.2 Các bước thực hiện 27

3.5 Số xám và các toán tử của chúng [27] 28

3.5.1 Giới thiệu 28

3.5.2 Các bước thực hiện G-Dematel 31

3.6 Thu thập dữ liệu 34

3.6.1 Giai đoạn 1: Xác định danh sách nhân tố nguyên nhân - ảnh hưởng của KKTK 34

3.6.2 Giai đoạn 2: Xác định mối quan hệ của các nhân tố nguyên nhân - ảnh hưởng 43

3.6.3 Giai đoạn 3: Xác định cường độ và khả năng ảnh hưởng của từng nhân tố đến nhân tố khác 45

3.7 Kết luận 47

Chương 4 Phân tích các nhân tố nguyên nhân và ảnh hưởng của khiếm khuyết thiết kế 48

4.1 Giới thiệu 48

4.2 Phân tích mơ tả dữ liệu khảo sát 48

4.2.1 Vai trò quen thuộc của đối tượng khảo sát trong dự án 48

4.2.2 Loại dự án đầu tư xây dựng cơng trình 49

4.2.3 Tổng mức đầu tư của dự án 50

4.2.4 Vị trí làm việc trong cơng ty 51

Trang 12

x

4.3 Kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha 52

4.3.1 Nhóm nhân tố liên quan nguyên nhân gây ra khiếm khuyết thiết kế 53

4.3.2 Nhóm nhân tố liên quan ảnh hưởng do khiếm khuyết thiết kế gây ra 54

4.4 Đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố đến khiếm khuyết thiết kế 56

4.4.1 Nhóm nhân tố nguyên nhân liên quan đến người quản lý thiết kế 56

4.4.2 Nhóm nhân tố nguyên nhân liên quan đến nhân viên thiết kế 57

4.4.3 Nhóm nhân tố nguyên nhân liên quan đến chủ đầu tư 57

4.4.4 Nhóm nhân tố ảnh hưởng của KKTK đến chủ đầu tư 58

4.4.5 Nhóm nhân tố ảnh hưởng của KKTK đến tư vấn thiết kế 59

4.4.6 Nhóm nhân tố ảnh hưởng của KKTK đến nhà thầu 60

4.4.7 Tổng hợp các nhân tố quan trọng liên quan đến khiếm khuyết thiết kế 60

4.5 Kết luận 62

Chương 5 Xác định mối quan hệ nhân-quả giữa các nhân tố liên quan khiếm khuyết thiết kế 63

5.1 Giới thiệu 63

5.2 Thông tin các chuyên gia 63

5.2.1 Vai trị trong dự án 63

5.2.2 Vị trí trong công ty 64

5.3 Sơ đồ quan hệ nhân-quả cấp một 65

5.3.1 Ma trận quan hệ nhân-quả 65

5.3.2 Xác định các nhân tố trong mối quan hệ cấp một 66

5.4 Sơ đồ quan hệ nhân quả cấp hai 68

5.5 Sơ đồ vòng lặp nhân quả cấp ba 70

5.6 Kết luận 73

Trang 13

xi

6.1 Giới thiệu 74

6.2 Phân tích mơ tả dữ liệu khảo sát 74

6.2.1 Vai trị quen thuộc của đối tượng khảo sát 74

6.2.2 Loại dự án đầu tư xây dựng 75

6.2.3 Tổng mức đầu tư của dự án 76

6.2.4 Vị trí làm việc trong công ty 77

6.2.5 Số năm kinh nghiệm 77

6.3 Ma trận ảnh hưởng trung bình 786.4 Kỹ thuật Dematel 806.4.1 Ma trận chuẩn hóa Y (bảng 6-7) 816.4.2 Ma trận I-Y (Bảng 6-8) 826.4.3 Ma trận tổng hợp Z (Bảng 6-9) 836.4.4 Giá trị ngưỡng α 84

6.4.5 Đánh giá – xếp hạng nhân tố theo Dematel 84

6.5 Kỹ thuật G-Dematel 91

6.5.1 Ma trận chuẩn hóa xám ⊗ 𝒀 ∈ 𝒀; 𝒀 ; (bảng 6-14; 6-15) 93

6.5.2 Ma trận 𝑰 −⊗ 𝒀 ∈ 𝒀; 𝒀; (bảng 6-16; 6-17) 95

6.5.3 Ma trận tổng hợp xám 𝒁 ∈ 𝒁; 𝒁 ; (bảng 6-18; 6-19) 97

6.5.4 Tính tốn các toán tử xám và số hạng Hi+Cj, Hi-Cj 99

6.5.5 Đánh giá và xếp hạng nhân tố theo G-Dematel 100

6.6 So sánh kết quả Dematel so với G-Dematel 104

6.7 Thảo luận 105

6.8 Đề xuất giải pháp ngăn chặn và giảm thiểu 106

6.8.1 Nhân tố NN20: tư vấn thiết kế kém chất lượng 107

Trang 14

xii

6.8.3 Nhân tố NN1: Bất cẩn, thiếu trách nhiệm 111

6.8.4 Nhân tố AH6: làm lại hồ sơ thiết kế 112

6.8.5 Nhân tố AH4: giảm uy tín cơng ty thiết kế 114

6.8.6 Nhân tố NN11: thiếu kiểm tra, phê duyệt trong quá trình thiết kế 115

6.8.7 Nhân tố NN15: thiếu quy trình thiết kế 116

6.8.8 Tổng hợp đề xuất giải pháp 117

6.9 Kết luận 119

Chương 7 Kết luận 120

7.1 Kết luận 120

7.1.1 Mục tiêu thứ nhất: Xác định nhân tố quan trọng liên quan khiếm khuyết thiết kế 120

7.1.2 Mục tiêu thứ hai: Xác định mối quan hệ nhân quả nội tại của các nhân tố với nhau 121

7.1.3 Mục tiêu thứ ba: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tác động lên các nhân tố khác trong hệ thống 121

7.1.4 Mục tiêu thứ tư : Áp dụng Kỹ thuật ra quyết định dựa trên thực nghiệm và đánh giá DEMATEL dựa trên lý thuyết xám xếp hạng các nhân tố 121

7.2 Hạn chế của đề tài 122

7.3 Hướng nghiên cứu tiếp theo 122

TÀILIỆUTHAMKHẢO: 123

PHỤ LỤC 127

Phụ lục 1: Nội dung bảng câu hỏi sơ bộ dùng Pilot test 127

Phụ lục 2: Nội dung bảng câu khảo sát đợt 1 133

Phụ lục 3: Nội dung bảng câu khảo sát đợt 2 140

Trang 15

xiii

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1-1: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV năm 2021 (Nguồn

https://www.gso.gov.vn/) 1

Hình 1-2 Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I năm 2022 (Nguồn https://www.gso.gov.vn/) 2

Hình 1-3 Vốn đầu tư thực hiện tồn xã hội phân theo khoản mục đầu tư qua các năm (Nguồn https://www.gso.gov.vn/) 3

Hình 1-4 : Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước qua các năm (Nguồn https://www.gso.gov.vn/) 3

Hình 2-1: Sơ đồ tóm tắt tổng quan 8

Hình 3-1 Sơ đồ tóm tắt phương pháp nghiên cứu 20

Hình 3-2 Sơ đồ quy trình nghiên cứu 23

Hình 3-3 Tiến độ thực hiện nghiên cứu 24

Hình 3-4 Quan hệ nhân-quả và vòng lặp phản hồi (nguồn System Dynamics: Modelling and Simulation, Bilash Kanti Bala) 25

Hình 3-5 Vịng lặp phản hồi được ghép nối (nguồn System Dynamics: Modelling and Simulation, Bilash Kanti Bala) 27

Hình 3-6 Quy trình thu thập dữ liệu giai đoạn 1 34

Hình 3-7 Quy trình thu thập dữ liệu giai đoạn 2 43

Hình 3-8 Quy trình thu thập dữ liệu giai đoạn 3 45

Hình 4-1 Vai trị quen thuộc trong dự án 48

Hình 4-2 Loại dự án đầu tư xây dựng cơng trình 49

Hình 4-3 Tổng mức đầu tư của dự án 50

Hình 4-4 Vị trí làm việc trong cơng ty 51

Hình 4-5 Số năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng 52

Hình 5-1 Vai trị trong dự án 64

Hình 5-2 Vị trí trong cơng ty 64

Hình 5-3 Sơ đồ vòng lặp nhân-quả cấp một 67

Trang 16

xiv

Hình 5-5 Sơ đồ vịng lặp nhân quả cấp hai 70

Hình 5-6 sơ đồ vịng lặp nhân quả giữa các nhân tố cấp 2 71

Hình 5-7 Sơ đồ vòng lặp nhân quả cấp ba 72

Hình 6-1 Vai trị của đối tượng khảo sát 74

Hình 6-2 Loại dự án đầu tư xây dựng 75

Hình 6-3 Tổng mức đầu tư của dự án 76

Hình 6-4 Vị trí làm việc trong cơng ty 77

Hình 6-5 Số năm kinh nghiệm hoạt động xây dựng 78

Hình 6-6 Sơ đồ quan hệ - ảnh hưởng 79

Hình 6-7 Sơ đồ quan hệ nhân quả theo Dematel 84

Hình 6-8 Bản đồ quan hệ nhân quả của các nhân tố 87

Hình 6-9 Bản đồ quan hệ nhân quả của các nhân tố 101

Hình 6-10 Sơ đồ quan hệ của nhân tố NN20 107

Hình 6-11 Sơ đồ quan hệ của nhân tố AH7 109

Hình 6-12 Sơ đồ quan hệ của nhân tố NN1 111

Hình 6-13 Sơ đồ quan hệ của nhân tố AH6 112

Hình 6-14 Sơ đồ quan hệ của nhân tố AH4 114

Hình 6-15 Sơ đồ quan hệ của nhân tố NN11 115

Trang 17

xv

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1-1 Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội phân theo khoản mục đầu tư 4

Bảng 2-1 Bảng tổng hợp nhân tố liên quan nguyên nhân của KKTK 14

Bảng 2-2 Bảng tổng hợp nhân tố liên quan ảnh hưởng của KKTK 17

Bảng 3-1 Ví dụ về thang đo 30

Bảng 3-2 Danh sách nhân tố nguyên nhân gây ra khiếm khuyết thiết kế 36

Bảng 3-3 Danh sách nhân tố ảnh hưởng của khiếm khuyết thiết kế 38

Bảng 3-4 Thống kê số lao động (Nguồn https://www.gso.gov.vn/) 41

Bảng 3-5 Bảng mã hóa dữ liệu khảo sát 46

Bảng 3-6 Ma trận quan hệ tổng hợp 46

Bảng 4-1 Vai trò quen thuộc của đối tượng khảo sát trong dự án 48

Bảng 4-2 Loại dự án đầu tư xây dựng công trình 49

Bảng 4-3 Tổng mức đầu tư của dự án 50

Bảng 4-4 Vị trí làm việc trong cơng ty 51

Bảng 4-5 Số năm kinh nghiệm 51

Bảng 4-6 Hệ số Cronbach’Alpha của Nhóm nhân tố liên quan đến nguyên nhân 53

Bảng 4-7 Hệ số Cronbach’Alpha của Nhóm nhân tố liên quan ảnh hưởng 54

Bảng 4-8 Chỉ số RII đối với nhóm nhân tố nguyên nhân liên quan đến người quản lý thiết kế 56

Bảng 4-9 Chỉ số RII đối với nhóm nhân tố nguyên nhân liên quan đến nhân viên thiết kế 57

Bảng 4-10 Chỉ số RII của nhóm nhân tố nguyên nhân liên quan đến chủ đầu tư 57

Bảng 4-11 Chỉ số RII của nhóm nhân tố ảnh hưởng của KKTK đến chủ đầu tư 58

Bảng 4-12 Chỉ số RII của nhóm nhân tố ảnh hưởng của KKTK đến tư vấn thiết kế 59

Bảng 4-13 Chỉ số RII của nhóm nhân tố ảnh hưởng của KKTK đến nhà thầu 60

Bảng 4-14 Bảng tổng hợp các nhân tố quan trọng liên quan đến khiếm khuyết thiết kế 60

Bảng 5-1 Vai trò trong dự án 63

Trang 18

xvi

Bảng 5-3 Mã hóa nhân tố nguyên nhân-ảnh hưởng 65

Bảng 5-4 Chỉ số RII các nhân tố có quan hệ trực tiếp với khiếm khuyết thiết kế 66

Bảng 5-5 Chỉ số RII quan hệ nội tại của các nhân tố cấp một 68

Bảng 5-6 Chỉ số RII của nhóm nhân tố cấp hai 69

Bảng 5-7 Chỉ số RII quan hệ nội tại của nhân tố cấp hai 71

Bảng 5-8 Chỉ số RII của nhóm nhân tố cấp ba 71

Bảng 6-1 Vai trị đối tượng khảo sát 74

Bảng 6-2 Loại dự án đầu tư xây dựng 75

Bảng 6-3 Tổng mức đầu tư của dự án 76

Bảng 6-4 Vị trí làm việc trong công ty 77

Bảng 6-5 Số năm kinh nghiệm hoạt động xây dựng 77

Bảng 6-6 Bảng ma trận ảnh hưởng trung bình X 80

Bảng 6-7 Ma trận chuẩn hóa Y 81

Bảng 6-8 Ma trận [I-Y] 82

Bảng 6-9 Ma trận tổng hợp Z 83

Bảng 6-10 Bảng đánh giá vai trò của nhân tố trong hệ thống 85

Bảng 6-11 Bảng xếp hạng nhân tố theo Dematel 89

Bảng 6-12 Ma trận ảnh hưởng trung bình 𝑋 91Bảng 6-13 Ma trận ảnh hưởng trung bình 𝑋 92Bảng 6-14 Ma trận chuẩn hóa 𝑌 93Bảng 6-15 Ma trận chuẩn hóa 𝑌 94Bảng 6-16 Ma trận chuẩn hóa 𝐼 − 𝑌 95Bảng 6-17 Ma trận chuẩn hóa 𝐼 − 𝑌 96Bảng 6-18 Ma trận tổng hợp 𝑍 97Bảng 6-19 Bảng ma trận tổng hợp 𝑍 98

Bảng 6-20 Bảng đánh giá vai trò của nhân tố trong hệ thống 100

Bảng 6-21 Bảng xếp hạng nhân tố theo G-Dematel 103

Bảng 6-22 So sánh kết quả xếp hạng giữa Dematel và G-Dematel 104

Trang 19

xvii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CBLQ Các bên liên quan

CĐT Chủ đầu tư

CL Chất lượng

CLD Sơ đồ vòng lặp nhân - quả

CP Chi phí

DEMATEL Kỹ thuật ra quyết định dựa trên thực nghiệm và đánh giá HSTK Hồ sơ thiết kế

IRM Bản đồ mối quan hệ KKTK Khiếm khuyết thiết kế QLDA Quản lý dự án

RII Chỉ số tầm quan trọng tương đối

SD Hệ thống động

SEM Mơ hình cấu trúc tuyến tính GST Lý thuyết hệ thống xám

TĐ Tiến độ

TVKS Tư vấn khảo sát TVTK Tư vấn thiết kế

Trang 20

HV: Phạm Vũ Bá Linh GVHD 1: TS Nguyễn Thanh Phong

MSHV:1970713 GVHD 2: TS Nguyễn Anh Thư

Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 Đặt vấn đề

Cơng nghiệp và xây dựng giữ vai trị quan trọng trong sự phát triển của quốc gia, đặc biệt ở các nước đang phát triển như Việt Nam Đây là khu vực kinh tế giữ tỷ trọng cao trong việc đóng góp vào tổng sản phẩm trong nước (GDP)

Tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng trong GDP năm 2021 đạt 37.86%, Khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản đạt 12.36%, khu vực dịch vụ đạt 40.95% và

Trang 21

Đại học Bách Khoa HCM Luận văn Thạc sĩ Trang 2

HV: Phạm Vũ Bá Linh GVHD 1: TS Nguyễn Thanh Phong

MSHV:1970713 GVHD 2: TS Nguyễn Anh Thư

8.83% từ thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm Sự dịch chuyển cơ cấu làm tăng tỷ trọng khu vực Công nghiệp và xây dựng thể hiện tầm quan trọng của khu vực này trong định hướng phát triển của quốc gia Trong đó, hiệu quả đầu tư của ngành xây dựng là khá tốt, bình quân mức tăng trưởng giá trị tăng thêm năm 2021 đạt 4.05% và cao hơn mức bình qn chung của tồn nền kinh tế là 2,58%

Ngoài ra, đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng trên 70% vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trong giai đoạn từ năm 2015-2020, do đó, hiệu quả và năng suất của dự án xây dựng là vấn đề được các bên liên quan quan tâm đặc biệt là chủ đầu tư, nhà thầu và đơn vị tư vấn

Trình tự đầu tư xây dựng trải qua nhiều giai đoạn, với sự tham gia của nhiều bên, đóng góp vào dự án những kiến thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật giúp dự án hoạt động [PMPOK, 2021] từ giai đoạn chuẩn bị, thực hiện và kết thúc xây dựng để đáp ứng các nhu cầu của dự án Trong đó, giai đoạn thực hiện dự án luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và hiệu quả dự án như quy mơ, tiến độ, chi phí và chất lượng

Trang 22

HV: Phạm Vũ Bá Linh GVHD 1: TS Nguyễn Thanh Phong

MSHV:1970713 GVHD 2: TS Nguyễn Anh Thư

Hình 1-3 Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội phân theo khoản mục đầu tư qua các năm (Nguồn https://www.gso.gov.vn/)

Hình 1-4 : Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước qua các năm (Nguồn https://www.gso.gov.vn/)

Tỷ đồng

2015201720182019Sơ bộ 2020

Tổng số1.366.4781.670.1961.857.0612.048.5252.164.457

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản 997.2361.194.8591.337.3111.482.4371.602.695

Vốn mua sắm tài sản cố định dùng cho

sản xuất không qua xây dựng cơ bản 241.867 302.641 329.239 357.381 350.191Vốn sửa chữa nâng cấp tài sản cố định 71.350 94.935 112.912 123.528 125.638Vốn bổ sung cho nguồn vốn lưu động

bằng vốn tự có 31.429 53.613 56.291 62.296 62.769

Khác 24.596 24.148 21.308 22.883 23.164

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành phân theo khoản mục đầu tư%NămTổng sốNông lâm nghiệp và thủy sảnCông nghiệp và Xây dựngDịch vụ2010 100,00 18,38 32,13 36,94 12,552011 100,00 19,57 32,24 36,73 11,462012 100,00 19,22 33,56 37,27 9,952013 100,00 17,96 33,19 38,74 10,112014 100,00 17,70 33,21 39,04 10,052015 100,00 17,00 33,25 39,73 10,022016 100,00 16,32 32,72 40,92 10,042017 100,00 15,34 33,40 41,26 10,002018 100,00 14,68 34,23 41,12 9,972019 100,00 13,96 34,49 41,64 9,91Sơ bộ 2020 100,00 14,85 33,72 41,63 9,80

Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá hiện hànhphân theo khu vực kinh tế

Trong đó

Thuế sản phẩm từ

Trang 23

Đại học Bách Khoa HCM Luận văn Thạc sĩ Trang 4

HV: Phạm Vũ Bá Linh GVHD 1: TS Nguyễn Thanh Phong

MSHV:1970713 GVHD 2: TS Nguyễn Anh Thư

Bảng 1-1 Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội phân theo khoản mục đầu tư

KHOẢN MỤC ĐẦU TƯ 2015-2016 2017 2018 2019 Sơ bộ 2020

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản 74.05% 72.37% 72.01% 71.54% 72.98% Vốn mua sắm tài sản cố định

dùng cho sản xuất không qua xây dựng cơ bản

16.18% 17.45% 17.73% 18.12% 17.70%

Vốn sửa chữa, nâng cấp tài

sản cố định 5.80% 6.03% 6.08% 5.68% 5.22%

Vốn bổ sung cho vốn lưu động bằng nguồn vốn tự có

2.90% 3.04% 3.03% 3.21% 2.30%

Vốn đầu tư khác 1.07% 1.12% 1.15% 1.45% 1.80%

TỔNG CỘNG 100% 100% 100% 100% 100%

Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc như khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng; lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi cơng xây dựng cơng trình; giám sát thi cơng xây dựng; tạm ứng, thanh tốn khối lượng hồn thành; vận hành, chạy thử; nghiệm thu hồn thành cơng trình xây dựng; bàn giao cơng trình đưa vào sử dụng và các công việc cần thiết khác (Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021) Theo hướng dẫn PMBOK, giai đoạn thiết kế ảnh hưởng nhiều nhất đến tính năng cuối của sản phẩm dự án nhưng chiếm ít chi phí hơn các giai đoạn sau , đặc biệt là giai đoạn thi công Mặc dù chiếm chi phí tương đối thấp, nội dung cơng việc thực hiện trong giai đoạn thiết kế ảnh hưởng lớn đến tổng chi phí dự án Do đó, các ngun nhân của các khiếm khuyết trong hồ sơ thiết kế (HSTK) nếu khơng được phát hiện và giải quyết sớm có thể dẫn đến vượt chi phí xây dựng, chi phí vận hành và bảo trì, trễ tiến độ, khiếu nại và tranh chấp, gây khó khăn và bất tiện cho chủ đầu tư và người sử dụng, dẫn đến thất bại cho dự án

Trang 24

HV: Phạm Vũ Bá Linh GVHD 1: TS Nguyễn Thanh Phong

MSHV:1970713 GVHD 2: TS Nguyễn Anh Thư

nguyên nhân-ảnh hưởng riêng lẻ mà không làm rõ mối quan hệ giữa chúng có thể gây khó khăn trong việc đề xuất giải pháp giảm thiểu và ngăn chặn

Đề tài “Đánh giá mối quan hệ nguyên nhân - ảnh hưởng của khiếm khuyết thiết kế trong giai đoạn thực hiện dự án xây dựng cơng trình dân dụng và công nghiệp quy mô vừa và nhỏ tại Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện nhằm

xác định các nguyên nhân – ảnh hưởng chính của các khiếm khuyết trong HSTK tác động đến dự án xây dựng Đồng thời, xác định các nguyên nhân quan trọng nhất qua việc khám phá sự tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau giữa chúng để đề xuất giải pháp giảm thiểu, giúp nâng cao chất lượng HSTK và cải thiện hiệu quả dự án, mang đến lợi ích thiết thực cho các bên liên quan

1.2 Mục tiêu của đề tài

Để tìm ra các ngun nhân chính và ảnh hưởng của khiếm khuyết thiết kế đến dự án từ đó đề xuất giải pháp giảm thiểu Luận văn cần thực hiện các mục tiêu sau:

- Xác định các nguyên nhân và ảnh hưởng của khiếm khuyết thiết kế đến dự án xây dựng dân dụng và cơng nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh;

- Phân tích các mối quan hệ tiềm ẩn giữa chúng, đồng thời xem xét mức độ ảnh hưởng giữa các nhân tố với nhau

- Sử dụng kỹ thuật ra quyết định xám dựa trên thực nghiệm và đánh giá (G-DEMATEL) kết hợp với sơ đồ vòng lặp nhân quả (CLD) để đánh giá và so sánh kết quả chuỗi nguyên nhân-ảnh hưởng của hệ thống khiếm khuyết;

- Đề xuất giải pháp giảm thiểu khiếm khuyết thiết kế và ảnh hưởng của chúng đến dự án

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Trang 25

Đại học Bách Khoa HCM Luận văn Thạc sĩ Trang 6

HV: Phạm Vũ Bá Linh GVHD 1: TS Nguyễn Thanh Phong

MSHV:1970713 GVHD 2: TS Nguyễn Anh Thư

Công cụ sử dụng để đánh giá, phân tích, tổng hợp là các cơng cụ thống kê Áp dụng kết hợp sơ đồ vòng lặp nhân quả (CLD) và kỹ thuật ra quyết định xám dựa trên thực nghiệm và đánh giá (G-DEMATEL) để xác định các nhân tố chính của khiếm khuyết thiết kế

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu:

Mỗi dự án xây dựng sẽ có các đặc điểm riêng biệt và bối cảnh khác nhau, tuy nhiên, những khiếm khuyết thiết kế luôn là những rủi ro tiềm ẩn, ảnh hưởng lớn đến dự án Do giới hạn về thông tin và thời gian nghiên cứu, để hoàn thành mục tiêu đặt ra, phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn như sau:

- Căn cứ công năng phục vụ: Dự án đầu tư xây dựng cơng trình dân dụng, cơng nghiệp;

- Căn cứ quy mô: Dự án xây dựng quy mơ vừa và nhỏ (nhóm B, nhóm C); - Địa điểm nghiên cứu: Thành phố Hồ Chí Minh;

- Thời gian nghiên cứu: 15 tuần;

- Đối tượng nghiên cứu: các nguyên nhân và ảnh hưởng của khiếm khuyết thiết kế

- Đối tượng khảo sát: các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng với vai trò là chủ đầu tư, tư vấn, và nhà thầu thi cơng

1.4 Đóng góp khoa học và thực tiễn của đề tài 1.4.1 Đóng góp về mặt khoa học

Xác định các nguyên nhân và ảnh hưởng của khiếm khuyết trong thiết kế Phân tích sự tương tác của các nguyên nhân và ảnh hưởng để tìm ra nhân tố chủ yếu liên quan khiếm khuyết thiết kế

Trang 26

HV: Phạm Vũ Bá Linh GVHD 1: TS Nguyễn Thanh Phong

MSHV:1970713 GVHD 2: TS Nguyễn Anh Thư

1.4.2 Đóng góp về mặt thực tiễn

Hệ thống hóa các nguyên nhân và ảnh hưởng của khiếm khuyết trong thiết kế dự án xây dựng và trình bày mối quan hệ giữa chúng một trách trực quan, xác định các nhân tố chính liên quan khiếm khuyết thiết kế giúp đơn vị tư vấn thiết kế xây dựng chiến lược hạn chế, giảm thiểu chúng Từ đó, trực tiếp cải thiện hiệu quả hoạt động của đơn vị tư vấn, mang lại lợi nhuận, danh tiếng, và tăng khả năng cạnh tranh

Khi thực hiện dự án với HSTK khiếm khuyết, dự án sẽ tồn tại nguy cơ tăng các công việc làm lại và yêu cầu thông tin từ nhà thầu thi công, dẫn đến tăng chi phí, trễ tiến độ và phát sinh những xung đột giữa các bên liên quan Ngược lại, khi được cung cấp HSTK hồn mỹ hơn, nhà thầu thi cơng có thể ít làm lại hơn và ít yêu cầu cung cấp thông tin hơn, tránh được các xung đột không đáng

Đối với chủ đầu tư và người sử dụng, ngoài việc tránh phải các rắc rối nêu trên, HSTK đầy đủ, rõ ràng sẽ giúp tăng cường hiệu quả dự án đầu tư, đạt được mục tiêu về quy mơ, tiến độ, chất lượng với chi phí phù hợp

Trang 27

Đại học Bách Khoa HCM Luận văn Thạc sĩ Trang 8

HV: Phạm Vũ Bá Linh GVHD 1: TS Nguyễn Thanh Phong

MSHV:1970713 GVHD 2: TS Nguyễn Anh Thư

Chương 2 : TỔNG QUAN

2.1 Giới thiệu

Trong Chương 2, đầu tiên tác giả sẽ tóm tắt tổng quan các nghiên cứu tương tự trong và ngoài nước về nội dung liên quan đến rủi ro thiết kế và các phương pháp áp dụng Tiếp đến, tác giả giới thiệu khái niệm về Lý thuyết hệ thống xám (GST) và kỹ thuật ra quyết định dựa trên thực nghiệm và đánh giá (DEMATEL)

CHƯƠNG 2TỔNG QUANCÁC NGHIÊN CỨUTƯƠNG TỰCƠ SỞ LÝ THUYẾTCác nghiên cứu trong nướcCác nghiên cứu ngoài nướcChủ ĐềRủi ro liên quan

đến thiết kếChủ đềNhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả dự ánPhương phápTrị trung bình, RII, EFA,SEM,PCAChủ ĐềRủi ro liên quan

đến thiết kếChủ đềNhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả dự ánPhương phápTrị trung bình, RIILý thuyết hệ thống xámKỹ thuật ra quyết định dựa trên thử nghiệm và đánh giáHình 2-1: Sơ đồ tóm tắt tổng quan

2.2 Các nghiên cứu tương tự 2.2.1 Các nghiên cứu trong nước

Trang 28

HV: Phạm Vũ Bá Linh GVHD 1: TS Nguyễn Thanh Phong

MSHV:1970713 GVHD 2: TS Nguyễn Anh Thư

Nghiên cứu khác về rủi ro thiết kế tác động đến hiệu quả dự án thực hiện theo hình thức thiết kế - thi cơng, Thư và Khanh[5] phân tích 21 nhân tố rủi ro và phân thành 5 nhóm chính bao gồm: rủi ro thơng tin thiết kế khơng chính xác hoặc khơng phù hợp (RR1), rủi ro thiết kế không phù hợp (RR2), rủi ro năng lực của người thiết kế không phù hợp (RR3), rủi ro năng lực của nhà thầu thiết kế không phù hợp (RR4), rủi ro quy mô và mục tiêu dự án không rõ ràng (RR5) Những nhân tố này tác động đến hiệu quả dự án qua ba tiêu chí: tiến độ (TĐ), chi phí (CP) và chất lượng (CL) Kết quả phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM) cho thấy, các rủi ro RR2, RR3, RR5 tác động tiêu cực đến hiệu quả dự án Trong đó, RR2 tác động trực tiếp và thuận chiều đến hiệu quả về TĐ, CP, CL Kế đến, RR3 tác động trực tiếp, nghịch chiều đến hiệu quả về TĐ, CP, CL Cuối cùng, RR5 tác động trực tiếp, nghịch chiều đến hiệu quả về TĐ, CP

Bản vẽ thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật là cơ sở để lập dự toán thiết kế, xác định tổng mức đầu tư cũng như chi phí thực hiện cơng trình Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của công tác lập dự toán, Nghĩa và Phúc[6] đánh giá mức độ chi tiết, cụ thể của hồ sơ thiết kế là nhân tố quan trọng nhất Mặt khác, sự thiết sót hay mơ hồ trong hồ sơ thiết kế, sẽ dẫn đến sai sót trong cơng tác lập dự tốn Thiết kế càng rõ ràng, dễ hiểu và đủ thông tin cho các bên thực hiện càng tăng khả năng hoàn thành dự án[7] Anh[8] cho biết chất lượng hồ sơ thiết kế chưa tốt, điều chỉnh thiết kế không kịp thời là nguyên nhân chính gây vượt chi phí xây dựng của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam

Trang 29

Đại học Bách Khoa HCM Luận văn Thạc sĩ Trang 10

HV: Phạm Vũ Bá Linh GVHD 1: TS Nguyễn Thanh Phong

MSHV:1970713 GVHD 2: TS Nguyễn Anh Thư

Điều này cho thấy vai trò của đơn vị tư vấn và chất lượng của HSTK tác động rất lớn đến việc điều chỉnh thiết kế Mặt khác, các sai sót trong q trình thiết kế sẽ ảnh hưởng đến quá trình thẩm định dự án và thiết kế sau cơ sở của cơ quan chun mơn về xây dựng mà có thể gây chậm trễ[10] Nghiên cứu của Thịnh và cộng sự[11] khảo sát 30 nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ trong các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước Kết quả cho thấy, các nguyên nhân liên quan đến HSTK ảnh hưởng nhiều nhất đến sự chậm trễ có tổng phương sai giải thích là 25.44%

Chất lượng quản lý dự án góp phần quan trọng đến thành quả dự án xây dựng Quản lý dự án xây dựng là thực hiện việc điều phối, tổ chức các bên liên quan (CBLQ) tham gia vào dự án nhằm hoàn thành dự án đạt chất lượng thỏa mãn mục tiêu về quy mơ, thời gian, chi phí thơng qua việc lập kế hoạch, phân công, hướng dẫn và kiểm soát dự án từ khi bắt đầu đến khi kết thúc Dự án xây dựng được cho là thành công nếu thỏa mãn một hoặc đồng thời các tiêu chí trên CBLQ bao gồm Chủ đầu tư/ban quản lý, tư vấn thiết kế, nhà thầu thi công, tư vấn giám sát và các bên liên quan khác sẽ đóng góp vào dự án những kiến thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật Do đó, các nhân tố liên quan đến CBLQ là tác nhân ảnh hưởng đến chất lượng quản lý dự án Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA), Dũng và cộng sự[12] đã xác định 25 nhân tố và chia thành 5 nhóm theo tính chất các bên liên quan ảnh hưởng đến chất lượng quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách Từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án

Nghiên cứu khảo sát các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc tăng chi phí và chậm trễ tiến độ thi công đối với các dự án đầu tư công Tài và cộng sự[13] đã khảo sát 28 nhân tố ảnh hưởng đến giá trị quyết toán và 31 nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án Sau đó, sử dụng phương pháp (EFA) xác định 5 nhóm nhân tố chính làm giá trị quyết tốn và gây chậm trễ tiến độ Trong đó nhóm nhân tố liên quan đến Khảo sát – Thiết kế – Dự toán có mức ảnh hưởng trên trung bình

2.2.2 Các nghiên cứu ngoài nước

Trang 30

HV: Phạm Vũ Bá Linh GVHD 1: TS Nguyễn Thanh Phong

MSHV:1970713 GVHD 2: TS Nguyễn Anh Thư

đầu vào giai đoạn thi công, bất kỳ sự thay đổi nào cũng có thể làm tăng chi phí và trễ tiến độ Do đó, sự thay đổi thiết kế được xem là nguồn gây lãng phí đáng kể nhất HSTK khơng hoàn chỉnh, chỉ dẫn kỹ thuật mơ hồ, chậm trễ trong việc phát hành hồ sơ và điều chỉnh thiết kế khơng kịp thời là các ngun nhân chính ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả dự án [14]

Khiếm khuyết thiết kế (KKTK) là lỗi hoặc thiếu sót trong HSTK ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng dự án Càng nhiều KKTK được phát hiện, càng nhiều nguyên nhân và ảnh hưởng của chúng cũng được xác định KKTK có mối quan hệ nghịch chiều với chi phí thiết kế, cụ thể, khi tăng phí thiết kế sẽ giúp giảm KKTK và ngược lại[15] Nhiều nghiên cứu được thực hiện để xác định nguyên nhân của KKTK, Andi và Minato đã xác định thiếu thời gian và chi phí thấp của công việc thiết kế là 2 nhân tố chính ảnh hưởng tới chất lượng HSTK[16] Đồng quan điểm trên, Dosumu và Iyagba cho rằng, không đủ kinh phí, khơng đủ thời gian và thiếu kinh nghiệm của người thiết kế là các nhân tố chính gây nên KKTK[17][18]

Nghiên cứu của Slater và Radford khi khảo sát các chuyên gia xây dựng Úc về các nguyên nhân dẫn đến HSTK kém chất lượng chỉ ra rằng công việc quá tải và thiếu sự phối hợp sẽ làm phát sinh KKTK[19] Akampurira và Windapo khám phá nhân tố quan trọng gây nên KKTK ảnh hưởng đến chất lượng HSTK ở Nam Phi là sự giao tiếp kém giữa đội ngũ thiết kế với nhau và nhóm dự án[20] Ngồi ra, hầu hết các cơng ty thiết kế khơng được tiếp cận các lỗi hoặc thiếu sót của hồ sơ thiết kế từ dự án trước nên các KKTK vẫn tiếp tục lặp lại từ dự án này đến dự án khác[21]

Trang 31

Đại học Bách Khoa HCM Luận văn Thạc sĩ Trang 12

HV: Phạm Vũ Bá Linh GVHD 1: TS Nguyễn Thanh Phong

MSHV:1970713 GVHD 2: TS Nguyễn Anh Thư

sinh chi phí[23] Trong khi đó, các vấn đề kỹ thuật như chất lượng HSTK kém là nguyên nhân chính dẫn đến xung đột giữa các bên[24]

Các nguyên nhân và ảnh hưởng của KKTK được nghiên cứu và đề xuất phân loại khác nhau Dosumu và Iyagba[17] phân loại các nguyên nhân gây ra KKTK thành năm nhóm liên quan đến: sự quản lý, đơn vị thiết kế, chủ đầu tư, ngành xây dựng và các nhân tố liên quan dự án Assaf và các cộng sự[25] xem xét cơ cấu tổ chức của công ty thiết kế và các nhân tố bên ngoài đã phân loại các nguyên nhân của KKTK thành bốn nhóm liên quan đến: nhân viên thiết kế, thành phần của đội ngũ thiết kế, người quản lý thiết kế và chủ đầu tư Abdallah và các cộng sự[26] phân tích các ảnh hưởng khác nhau của KKTK đến các dự án lớn và phân loại các ảnh hưởng của KKTK thành ba nhóm, cụ thể là các ảnh hưởng đến dự án, đơn vị tư vấn thiết kế và nhà thầu

2.2.3 Tóm tắt các nghiên cứu tương tự

Xem xét tổng quan tài liệu trong và ngoài nước, hầu hết các nghiên cứu trước đây thực hiện khảo sát các chủ đề về quản lý thiết kế, quản lý rủi ro, chất lượng hồ sơ thiết kế, điều chỉnh thiết kế, vượt chi phí, trễ tiến độ v.v Nguyên nhân và ảnh hưởng của KKTK được xếp hạng và phân loại thành nhiều nhóm khác nhau phụ thuộc vào tính chất hoặc mục tiêu nghiên cứu Trong khi ngun nhân chính gây ra lỗi hoặc thiếu xót trong HSTK thường liên quan đến con người như nhân viên thiết kế, người quản lý thiết kế, đại diện chủ đầu tư hoặc quản lý dự án thì ảnh hưởng nghiêm trọng của chúng sẽ tác động tiêu cực đến các tổ chức như Chủ đầu tư, đơn vị thiết kế và nhà thầu thi công

Thông qua tổng quan tài liệu, tác giả đánh giá và tổng hợp danh sách ban đầu về các nguyên nhân và ảnh hưởng của KKTK trình bày trong bảng 2.1 gồm 64 nhân tố liên quan nguyên nhân gây nên khiếm khuyết thiết kế và bảng 2.2 với 27 nhân tố liên quan ảnh hưởng do khiếm khuyết thiết kế gây ra

Trang 32

HV: Phạm Vũ Bá Linh GVHD 1: TS Nguyễn Thanh Phong

MSHV:1970713 GVHD 2: TS Nguyễn Anh Thư

những phương pháp này là không xem xét được cách mà mỗi nhân tố gây ảnh hưởng đến nhân tố khác, kết quả là, bảng xếp hạng các nhân tố đề xuất không thể hiện sự tương tác của chúng với nhau và tác động như thế nào đến dự án

Trang 33

Đại học Bách Khoa HCM Luận văn Thạc sĩ Trang 14

HV: Phạm Vũ Bá Linh GVHD 1: TS Nguyễn Thanh Phong

MSHV:1970713 GVHD 2: TS Nguyễn Anh Thư

Bảng 2-1 Bảng tổng hợp nhân tố liên quan nguyên nhân của KKTK

Số TT Nhân tố liên quan nguyên nhân của KKTK Nguồn tham khảo

1 Thiếu quy trình thiết kế Thư (2021), Woo

(2020)

2 Chấp nhận phí thiết kế thấp Woo (2020), Assaf

(2018) 3 Giao việc cho nhân viên thiếu kinh nghiệm Assaf (2018)

4 Thiếu phối hợp giữa các bên Hưng (2021), Nghĩa

(2021) 5 Khơng đủ kinh phí để tạo tài liệu chất lượng Dosumu (2013) 6 Không đủ thời gian để đánh giá khả năng xây

dựng

Woo (2020)

7 Không đủ thời gian lập kế hoạch Woo (2020)

8 TVTK kém chất lượng Nghĩa (2021), Mpofu

(2017) 9 Sai sót hoặc thiếu dữ liệu trước khi thiết kế Trường (2021) 10 Thiếu kiểm tra, phê duyệt trong quá trình

thiết kế

Slaster (2012), Dosumu (2013,2017) 11 Thiết kế của tổng thầu D&B chịu nhiều ràng

buộc trong dự án

Thư (2021) 12 Thiếu phân bổ thời gian khi xem xét khối

lượng cơng việc hiện có

Akampurira (2012) 13 Phát hiện trễ lỗi khảo sát Palaneeswaran (2007) 14 Phát hiện trễ lỗi thiết kế sơ bộ Palaneeswaran (2007) 15 Quá tải công việc đối với người quản lý thiết

kế

Akampurira (2012) 16 Thiếu đào tạo, huấn luyện cho nhân viên

thiết kế

Andi và Minato (2003), Akampurira (2012) 17 Thiếu hiểu biết về yêu cầu dự án Woo (2020), Assaf (2018) 18 Thiếu nhân sự phụ trách phối hợp thiết kế và

cung cấp thông tin

Andi và Minato (2003), Akampurira (2012) 19 Thiếu trình độ, kinh nghiệm của người thiết

kế

Trang 34

HV: Phạm Vũ Bá Linh GVHD 1: TS Nguyễn Thanh Phong

MSHV:1970713 GVHD 2: TS Nguyễn Anh Thư

Số TT Nhân tố liên quan nguyên nhân của KKTK Nguồn tham khảo 22 Tiêu chuẩn lương của nhân viên thiết kế thấp Mohammed (2007), Dosumu (2017) 23 Tổ chức nhóm thiết kế kém hiệu quả Andi và Minato (2003) 24 Áp lực phát hành hồ sơ thiết kế theo thời gian

xác định trước Slaster (2012)

25 Bất đồng hoặc xung đột giữa những người thiết kế

Andi và Minato (2003) 26 Ít chú trọng đến các tiêu chuẩn nghề nghiệp Akampurira (2012) 27 Khảo sát giá vật tư, thiết bị khơng chính xác Nghĩa (2021), Long (2021), Thịnh (2017) 28 Khối lượng công việc nặng nề đối với người

thiết kế

Akampurira (2012), Slaster (2012) 29 Khơng lập mơ hình ở mức độ chi tiết Woo (2020)

30 Bất cẩn, thiếu trách nhiệm Thư (2021)

31 Thiếu kiến thức về kỹ thuật và vật liệu xây dựng

Akampurira (2012), Woo (2020) 32 Người thiết kế làm nhiều công việc đồng thời Assaf (2018)

33 Sai sót trong tính tốn Palaneeswaran (2007),

Dosumu (2013) 34 Sử dụng lại chỉ dẫn và chi tiết từ dự án trước Akampurira (2012), Assaf (2018)

35 Thiếu động lực Andi và Minato (2003)

36 Thiếu giao tiếp với người thiết kế khác Tài (2022), Akampurira (2012) 37 Thiếu hoặc sai thông tin từ người thiết kế

khác

Andi và Minato (2003) 38 Thiếu hoặc sử dụng phần mềm thiết kế

không đúng cách Andi và Minato (2003), Akampurira (2012) 39 Thiếu mô hình 3D và phát hiện xung đột

mềm

Woo (2020) 40 Thiếu ý thức về sư thay đổi trong tiêu chuẩn,

quy chuẩn

Dosumu (2013) 41 Thiếu phối hợp giữa các chuyên ngành thiết

kế

Dosumu (2013,2017), Woo (2020) 42 Thiếu tích hợp giữa mơ hình hai chiều 2D và

3D

Trang 35

Đại học Bách Khoa HCM Luận văn Thạc sĩ Trang 16

HV: Phạm Vũ Bá Linh GVHD 1: TS Nguyễn Thanh Phong

MSHV:1970713 GVHD 2: TS Nguyễn Anh Thư

Số TT Nhân tố liên quan nguyên nhân của KKTK Nguồn tham khảo 43 Tinh thần người thiết kế căng thẳng, không

thoải mái, thiếu tập trung

Thư (2021), Woo (2020) 44 Tuân thủ quá mức các công cụ phần mềm Assaf (2018) 45 Sai sót trong kết quả khảo sát xây dựng Jaffar (2011), Woo (2020) 46 CĐT chậm trễ trong việc phê duyệt hồ sơ Long (2021), Thịnh (2017)

47 CĐT cung cấp dữ liệu đầu vào muộn Woo (2020)

48 CĐT cung cấp thông tin và yêu cầu mơ hồ Long (2021) 49 CĐT khơng đồng ý về nguồn thiết bị chính

hoặc vật liệu sử dụng

Thư (2021) 50 CĐT thay đổi thiết kế mà khơng trả thêm phí Andi và Minato (2003) 51 Xây dựng trước khi hoàn thiện thiết kế Akampurira (2012) 52 CĐT/QLDA thiếu kế hoạch và kiểm tra hồ

sơ thiết kế

Akampurira (2012) 53 CĐT/QLDA thiếu kinh nghiệm quản lý quá

trình thực hiện thiết kế

Trường (2021), Thịnh (2017), Akampurira (2012), Dosumu (2013)

54 Chậm thông tin giữa các bên Mpofu (2017)

55 Chậm trễ giải quyết mâu thuẫn giữa các bên tham gia dự án

Nghĩa (2021)

56 Dự án quá phức tạp Nghĩa (2021)

57 Giải quyết vấn đề thiếu linh hoạt Dũng (2021)

58 Tư vấn khảo sát kém chất lượng Tài (2022)

59 Năng lực CĐT không đủ đáp ứng Ngọc Anh (2018), Luân (2021)

60 Thiếu đại diện CĐT Akampurira (2012)

61 Thiếu sự lãnh đạo từ CĐT Andi và Minato (2003) 62 Vai trò của người điều hành cuộc họp không

được xác định rõ ràng

Woo (2020) 63 Yêu cầu khó hiểu và mơ hồ của CĐT Mpofu (2017) 64 CĐT yêu cầu khơng thực tế về thời gian và

chi phí thiết kế

Trang 36

HV: Phạm Vũ Bá Linh GVHD 1: TS Nguyễn Thanh Phong

MSHV:1970713 GVHD 2: TS Nguyễn Anh Thư

Bảng 2-2 Bảng tổng hợp nhân tố liên quan ảnh hưởng của KKTK

Số TT Nhân tố liên quan ảnh hưởng của KKTK Nguồn tham khảo

1 Khiếu nại, tranh chấp Abdallah (2018)

2 Chậm phát hành hồ sơ Mpofu (2017)

3 Chậm hoàn thành dự án Andi và Minato (2003),

Abdallah (2018)

4 Sai sót trong dự tốn Dosumu (2017),

Abdallah (2018)

5 Vượt ngân sách Thư (2021)

6 Thường xuyên thay đổi tiến độ Long (2021)

7 Xung đột giữa các bên Andi và Minato (2003),

Abdallah (2018) 8 Chậm trễ trong công tác thiết kế bản vẽ, dự

toán

Nghĩa (2021), Thư (2021), Thịnh (2017) 9 Chậm trễ trong công tác thiết kế khi có sự

thay đổi Dũng (2021), Ngọc Anh (2018)

10 Giảm uy tín cơng ty thiết kế Abdallah (2018)

11 Khó khăn trong việc giữ chân nhân viên có năng lực

Assaf (2018) 12 Khó khăn trong việc thuyết phục CĐT Andi và Minato (2003)

13 Làm lại hồ sơ thiết kế Abdallah (2018)

14 Giảm lợi nhuận công ty thiết kế Abdallah (2018) 15 Tốn nhiều thời gian kiểm tra HSTK theo yêu

cầu CĐT

Thư (2021) 16 Xung đột các chuyên ngành thiết kế Tài (2022), Nghĩa (2021), Thư (2021) 17 Áp lực đối với nhà thầu chính và nhà thầu

phụ

Abdallah (2018) 18 Lỗi ,làm lại trong quá trình xây dựng Andi và Minato (2003), Mpofu (2017), Abdallah (2018)

19 Nhà thầu bỏ thầu Abdallah (2018)

20 Sai sót trong tài liệu hợp đồng của nhà thầu Abdallah (2018)

21 Tai nạn Andi và Minato (2003)

22 Thêm công việc để đảm bảo yêu cầu chất lượng

Trang 37

Đại học Bách Khoa HCM Luận văn Thạc sĩ Trang 18

HV: Phạm Vũ Bá Linh GVHD 1: TS Nguyễn Thanh Phong

MSHV:1970713 GVHD 2: TS Nguyễn Anh Thư

Số TT Nhân tố liên quan ảnh hưởng của KKTK Nguồn tham khảo 23 Thiết kế khơng hồn chỉnh lúc đấu thầu Andi và Minato (2003), Mpofu (2017)

24 Thiết kế quá mức Jaffar (2011)

25 Thường xuyên yêu cầu thêm thông tin Abdallah (2018) 26 Thường xuyên thay đổi đề nghị Long (2021), Abdallah (2018)

27 Thay đổi thiết kế Andi và Minato (2003),

Woo (2020)

2.3 Cơ sở lý thuyết

2.3.1 Lý thuyết hệ thống xám [27]

Lý thuyết về các hệ thống xám được đề xuất vào năm 1982 bởi Julong Deng, theo nhu cầu cung cấp các kết quả chính xác và hữu ích hơn từ các tập dữ liệu nhỏ và/hoặc khơng chính xác Nó xử lý thơng tin đã biết một phần bằng cách tạo và trích xuất thơng tin hữu ích từ những gì có sẵn Nhờ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá, giám sát và hiểu biết về các hành vi vận hành của hệ thống và quy luật tiến hóa của chúng, điều này là vô giá do tỷ lệ phổ biến của dữ liệu kém/không đủ tồn tại một cách tự nhiên

Trang 38

HV: Phạm Vũ Bá Linh GVHD 1: TS Nguyễn Thanh Phong

MSHV:1970713 GVHD 2: TS Nguyễn Anh Thư

2.3.2 Kỹ thuật ra quyết định dựa trên thực nghiệm và đánh giá (DEMATEL)

Phương pháp này ban đầu được phát triển bởi Viện Battelle vào năm 1973 để nghiên cứu các vấn đề phức tạp và khó khăn của thế giới (chẳng hạn như chủng tộc, nạn đói, bảo vệ mơi trường, các vấn đề năng lượng, v.v.) Phương pháp không chỉ sắp xếp, phân loại các nhân tố ảnh hưởng, xác định mức độ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp mà cịn được sử dụng để hình dung cấu trúc của các mối quan hệ nhân quả phức tạp Kỹ thuật DEMATEL sử dụng lý thuyết đồ thị và các cơng cụ ma trận để phân tích hệ thống và là một trong những công cụ ra quyết định theo nhiều tiêu chí có thể chuyển đổi các vấn đề định tính thành các vấn đề định lượng để phân tích

Do đó, DEMATEL ngày càng trở nên phổ biến và ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực Được xem như phương pháp tối ưu để xác định các thành phần chuỗi nguyên nhân - kết quả của một hệ thống phức, DEMATEL hỗ trợ ra quyết định đa tiêu chí dựa trên đánh giá các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nhân tố và tìm ra các nhân tố quan trọng thơng qua một mơ hình cấu trúc trực quan

2.4 Kết luận chương

Trang 39

Đại học Bách Khoa HCM Luận văn Thạc sĩ Trang 20

HV: Phạm Vũ Bá Linh GVHD 1: TS Nguyễn Thanh Phong

MSHV:1970713 GVHD 2: TS Nguyễn Anh Thư

Chương 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1 Giới thiệu

Sau khi xác định được đề tài, mục tiêu, đối tượng nghiên cứu, Chương 3 xây dựng quy trình và tiến độ nghiên cứu dựa trên phương pháp phân tích Đồng thời giới thiệu lý thuyết về tư duy hệ thống động cụ thể là sơ đồ vòng lặp nhân-quả Chương này cũng xác định các bước để thực hiện sơ đồ vòng lặp nhân-quả (CLD), và kỹ thuật ra quyết định xám dựa trên thực nghiệm và đánh giá (G-DEMATEL)

Ngồi ra, Chương 3 mơ tả chi tiết cách thức thu thập dữ liệu qua ba giai đoạn Đầu tiên, giai đoạn 1 xác định danh sách nhân tố chính phù hợp với mục tiêu nghiên cứu Kế tiếp, giai đoạn 2 xác định mối quan hệ nhân-quả của các nhân tố với nhau Cuối cùng, giai đoạn 3 xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố này đến nhân tố khác trong mối quan hệ nhân-quả

CHƯƠNG 3PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

THU THẬP DỮ LIỆUCÔNG CỤ SỬ DỤNG PHÂN TÍCHGiai đoạnIDanh sách nhân tố dựa trên tổng quan tài liệuPilot testRút gọn danh sách nhân tốKhảo sát chuyên giaSử dụng RII xây dựng danh sách nhân tố cho giai đoạn IIChỉ số tầm quan trọng tương đốiRIIKỹ thuật ra quyết định dựa trên thử nghiệm và đánh giáDEMATELQUY TRÌNH NGHIÊN CỨUTIẾN ĐỘ NGHIÊN CỨUKỹ thuật ra quyết định xám dựa trên thực nghiệm và đánh giáG-DEMATELSơ đồ vòng lặp nhân quảCLDGiai đoạnIIKhảo sát chuyên giaXây dựng nhân tố cấp 1 cho CLDPhỏng vấn chuyên giaXây dựng nhân tố cấp 2 cho CLDPhỏng vấn chuyên giaXây dựng nhân tố cấp 3 cho CLDGiai đoạnIIIKhảo sát chuyên giaXây dựng ma trận ảnh hưởng

Trang 40

HV: Phạm Vũ Bá Linh GVHD 1: TS Nguyễn Thanh Phong

MSHV:1970713 GVHD 2: TS Nguyễn Anh Thư

3.2 Quy trình và tiến độ nghiên cứu 3.2.1 Quy trình nghiên cứu

Dựa trên quy trình của DEMATEL và G-DEMATEL kết hợp với sơ đồ vòng lặp nhân-quả (CLD), tác giả thực hiện quy trình nghiên cứu qua 4 bước và được tóm tắt trong hình 3-1:

Bước 1: Xác định các nhân tố liên quan đến KKTK gồm nguyên nhân và ảnh hưởng

Các nghiên cứu trước đây cung cấp danh sách đa dạng các nhân tố liên quan KKTK Tuy nhiên, các nhân tố có thể khơng giống nhau ở từng quốc gia Do đó, cần thiết kế lại danh sách các nhân tố Thông qua bảng câu hỏi khảo các đối tượng có ít nhất 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng gồm chủ đầu tư, quản lý dự án, tư vấn thiết kế và nhà thầu thi công Danh sách các nhân tố được xác định dựa trên mức độ quan trọng của các nhân tố bằng phương pháp chỉ số quan trọng tương đối (RII)

Bước 2: Xác định mối quan hệ nhân-quả giữa các nhân tố

Từ các nhân tố xác định trong bước 1, xác định mối quan hệ giữa các nhân tố bằng phương pháp tư duy hệ thống thơng qua sơ đồ vịng lặp nhân-quả Bằng cách khảo sát và phỏng vấn bán cấu trúc các chun gia có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng Kết quả mối quan hệ giữa các nhân tố được biểu diễn trên sơ đồ nhân-quả

Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố với nhau và sử dụng DEMATEL và G-DEMATEL để phân tích dữ liệu

Phát triển bảng câu hỏi từ bước 1 và 2, khảo sát ý kiến của các đối tượng trong lĩnh vực xây dựng hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố liên quan KKTK với nhau Đồng thời, sử dụng DEMATEL và G-DEMATEL xử lý dữ liệu thu thập

Bước 4: Đánh giá kết quả và đề xuất giải pháp khắc phục

Ngày đăng: 25/10/2023, 22:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w