Bíquyết nuôi mộtsốcá bản địaCá lóc đầu vuông lai, rô đồng, lươn, thát lát cườm, sặc rằn là những loài thuỷ sản bản địa, chỉ phù hợp và phát triển trong môi trường nhất định. Chính vì vậy, muốn nuôi đại trà, bà con cần lưu ý những đặc điểm sau: Biện pháp chung - Lựa chọn địa điểm, thiết kế mô hình và xác định quy mô thả nuôi phù hợp. - Dựa trên đặc điểm sinh thái của từng loài để thả nuôi theo quy trình cụ thể. Ví dụ: Lươn thích sống chui rúc, cần tạo chỗ trú ngụ. Cá sặc rằn thích ăn sinh vật phù du, cần bón phân, gây màu nước để tạo nguồn thức ăn phù hợp. - Độ sâu ao nuôi khoảng 1,5 -2,5m, tùy loài. - Nếu là ao cũ, vét lớp bùn càng nhiều càng tốt, phơi đáy ao và bón 10-15 kg vôi /100m2. Nếu ao mới đào, lượng vôi bón khoảng 20-30 kg/100m2, tùy loại đất. Nếu cần bón phân chuồng để tạo động - thực vật nổi cho ao thì liều lượng khoảng 20 kg /100m2. - Việc giữ cho ao nuôi sạch, thông thoáng và không có chất gây độc sẽ giúp tăng hàm lượng thức ăn tự nhiên, tạo được nguồn ôxy hoà tan và độ pH phù hợp cho cá sinh trưởng. - Trước khi thả giống, ngoài việc đặt túi chứa cá vào ao nuôi cho đến khi cân bằng nhiệt độ, cần phải rải muối ăn vào khu vực thả cá, liều lượng 2 kg /100 m3 nước để bổ sung lượng muối mà cá đã bị mất trong quá trình vận chuyển. Một vài kinh nghiệm nuôi, hệ số thức ăn và hiệu quả kinh tế của cá lóc đầu vuông lai, cá rô đồng, lươn, cá thát lát cườm và cá sặc rằn Cá lóc đầu vuông lai: Có thể nuôi trong lồng, bè, ao đất, bể lót nylon, bể xi măng. Mật độ 40-200 con/m2, tùy từng mô hình. Hệ số chuyển hoá thức ăn của cá lóc lai khoảng 4kg cá mồi cho 1kg cá thịt. Thời gian nuôi 3 - 4 tháng, trọng lượng bình quân 600 g /con. Nếu thả nuôi 2.000 con, thu hoạch 1 tấn cá/vụ, lãi 4-6 triệu đồng. Cá rô đồng: Mật độ thả nuôi 15-20 con/m2, nuôi trong ao. Nếu cho cá ăn bằng thức ăn chế biến có độ đạm khoảng 20% thì sau 4 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng 100 g /con. Lúc cá nhỏ cần thiết kế nhiều sàn ăn, khi cá lớn thì rải thức ăn nhiều chỗ. Lượng cho ăn bằng 3-5% trọng lượng cá trong ao. Giăng lưới che chắn cẩn thận vì cá rô đồng rất hay lốc đi mỗi khi có mưa. Ao 500m2 thả nuôicá rô đồng có thể lãi hơn 20 triệu đồng /vụ. Lươn: Trong bể nuôi, lươn thích ứng ăn mồi vào buổi chiều và có thể sử dụng cả thức ăn chế biến. Mật độ thả nuôi phổ biến khoảng 20 con /m2. Cỡ 40 con /kg, sau 4 tháng nuôi, đạt trọng lượng bình quân 200 g /con. Hộ nuôi lươn mô hình bể lót nylon diện tích 80m2, sau 5 tháng, thu lãi hơn 10 triệu đồng. Cá thát lát cườm: Yêu cầu chủ trại giống thử cho cá ăn trước khi bắt, nếu chúng ăn được mồi cá xay nhuyễn mới mua. Khi mua cá về cần ương dưỡng trong vèo khoảng một tháng, sau đó phân cỡ và thả nuôi thành nhiều lô. Cần đặt nhiều sàn ăn trong ao. Mật độ nuôi trong ao khoảng 10 con /m2, nuôi trong vèo 20 con /m2. Sau 10 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng bình quân 1kg/con. Cá sặc rằn: Do cá rất nhạy cảm với môi trường, nên phải cho muối và kháng sinh vào dụng cụ vận chuyển để hạn chế cábị nhiễm khuẩn. Ao nuôi phải có bề mặt rộng, thoáng đãng. Trong quá trình nuôi, phải bón thêm phân để tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá. Để khống chế sinh vật gây bệnh mà không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của động - thực vật nổi trong ao, nên dùng sản phẩm đồng hữu cơ (Cenplex Cu) định kỳ, liều lượng 100g/100m3 nước ao. Đặt nhiều sàn cho cá ăn để có thể quan sát sức lớn và biểu hiện của chúng. Thả cá sặc rằn có kích cỡ 5- 6cm, mật độ 10-15 con/m2, sau 12 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng bình quân 100 g /con . Bí quyết nuôi một số cá bản địa Cá lóc đầu vuông lai, rô đồng, lươn, thát lát cườm, sặc rằn là những loài thuỷ sản bản địa, chỉ phù hợp và phát triển trong. chuyển. Một vài kinh nghiệm nuôi, hệ số thức ăn và hiệu quả kinh tế của cá lóc đầu vuông lai, cá rô đồng, lươn, cá thát lát cườm và cá sặc rằn Cá lóc đầu vuông lai: Có thể nuôi trong lồng, bè, ao. hình. Hệ số chuyển hoá thức ăn của cá lóc lai khoảng 4kg cá mồi cho 1kg cá thịt. Thời gian nuôi 3 - 4 tháng, trọng lượng bình quân 600 g /con. Nếu thả nuôi 2.000 con, thu hoạch 1 tấn cá/ vụ,