BIỆN PHÁP: “Giải pháp gây hứng thú học tập giúp học sinh học tốt nội dung học Hát trong phân môn Âm nhạc 6” I. Mục đích của biện pháp Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, vấn đề cơ bản nhất là xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục. Đảng, Nhà nước và nhân dân đã tin tưởng và giao trọng trách cao quý cho ngành giáo dục đó là: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài” đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước trong thời kỳ hội nhập hiện nay để đáp ứng lòng mong muốn của Bác xây dựng đất nước Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu. Trong những năm gần đây, Nghị quyết của Trung ương Đảng và các văn kiện của nhà nước, của Bộ giáo dục và Đào tạo đều nhấn mạnh sự cần thiết phải đổi mới phương pháp, kĩ thuật và hình thức tổ chức dạy học. Trọng tâm của đổi mới là thay đổi lối dạy truyền thụ một chiều (chủ yếu là bắt người học ghi nhớ kiến thức) sang lối dạy tích cực có sự hướng dẫn giúp đỡ của người dạy nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, có niềm vui và hứng thú trong học tập. Chuyển từ hình dạy học lấy hoạt động của người thầy là trung tâm sang tổ chức dạy học theo các hình thức tương tác: Học cá nhân, học theo nhóm, bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ vận dụng sáng tạo kiến thức đã học tránh thiên về ghi nhớ máy móc, không nắm được bản chất vấn đề. Xuất phát từ mục tiêu giáo dục phổ thông nói chung và tầm quan trọng của phân môn Âm nhạc THCS nói riêng, cùng với sự thay đổi về mặt tâm sinh lý lứa tuổi, đa học sinh còn xem phân môn Âm nhạc là một môn học phụ, các em chỉ quan tâm đến môn học các em coi là môn học chính như: môn Toán, Ngữ văn, tiếng Anh,... để định hướng cho nghề nghiệp sau này nên một số em học sinh chưa thật sự hứng thú học tập. Bên cạnh đó đặc trưng của phân môn Âm nhạc có nhiều sự khác biệt so với các môn học khác, Âm nhạc là bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh để thể hiện tư tưởng và tình cảm của con người, môn âm nhạc chỉ được nghe, nhìn và bắt chước nó không có phép tính cụ thể, đây là một môn học mang tính trừu tượng nhằm phát triển trí óc của học sinh. Học âm nhạc giúp học sinh tính năng động, xây dựng tư cách và trách nhiệm của công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, có kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh. Âm nhạc còn là phương tiện giáo dục tích cực góp phần hình thành ở học sinh một tâm hồn trong sáng, thị hiếu âm nhạc lành mạnh, tư duy sắc sảo, lòng khát khao sáng tạo, giàu tình cảm và luôn có cái nhìn đẹp hơn, hoàn thiện hơn nhằm giúp các em giảm bớt căng thẳng cho những tiết học sau. Phân môn Âm nhạc ở trường THCS không nhằm mục đích đào tạo các em thành những ca sĩ, nghệ sĩ chuyên nghiệp, mà chủ yếu thông qua môn học nhằm tác động vào thế giới tinh thần của các em, giúp các em phát triển hài hòa và toàn diện về nhân cách. Sự có mặt của phân môn Âm nhạc trong nhà trường làm thăng bằng nội dung học tập, tạo cho môi trường giáo dục không khí học tập vui tươi, lành mạnh, thu hút được sự tập trung học tập của các em học sinh. Vì “ Tiếng hát là hoa thơm, là không khí, là ánh sáng của mặt trời…”. Và cũng từ môn học Âm nhạc cũng sẽ góp phần không nhỏ vào phát triển tư duy, trí tuệ… Góp phần đào tạo ra những con người lao động phát triển toàn diện về Đức – Trí – Thể Mỹ… Là một giáo viên dạy bộ môn Âm nhạc, bằng ngôn ngữ nghệ thuật chúng ta phải làm sao cho học sinh thấy được cái hay, cái đẹp trong lời ca và trong những nốt nhạc từ đó giúp học sinh biết hát chuẩn xác về giai điệu, hát rõ lời, đúng tiết tấu, hát có sắc thái diễn cảm, biết tạo cảm xúc cho người nghe. Qua đó chúng ta có thể khai thác được khả năng hoạt động âm nhạc của học sinh: Phát hiện ra những học sinh có năng khiếu khuyến khích giúp đỡ các em phát triển khả năng âm nhạc, nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc. Trong bộ sách Âm nhạc 6 sách giáo khoa Kết nối tri thức với cuộc sống gồm 8 chủ đề, mỗi chủ đề gồm 4 đến 6 nội dung: + Hát + Nghe nhạc + Đọc nhạc + Nhạc cụ + Lý thuyết âm nhạc + Thường thức âm nhạc Trong các nội dung trên, mỗi nội dung đều có tầm quan trọng nhưng nội dung Hát là nội dung chủ đạo để tổ chức được nhiều hoạt động gây hứng thú trong một tiết âm nhạc hơn những nội dung khác. Đây cũng là nội dung phát huy tính tích cực sáng tạo chủ động của học sinh. Đó chính là lý do tôi xin chia sẻ và trao đổi cùng đồng nghiệp giải pháp: “Giải pháp gây hứng thú học tập giúp học sinh học tốt nội dung học Hát trong môn Âm nhạc 6”. Giải pháp của tôi nhằm mục đích: Tăng khả năng tự học, tự nghiên cứu đối với mỗi học sinh. Biết kết hợp được việc học lý thuyết với thực hành, thể hiện phương châm “học đi đôi với hành” từ đó giúp học sinh nắm vững được nội dung chương trình, kiến thức của môn Âm nhạc một cách khoa học nhất đồng thời tạo hứng thú đối với môn học trong một số tiết học. Giúp các em học sinh gần gũi và cảm nhận âm nhạc tốt hơn trong cuộc sống. Khơi dậy tính sáng tạo và hưng phấn học tập, giúp các em phát triển một cách toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Tạo điều kiện thuận lợi cho những học sinh có năng lực, có niềm đam mê, sở thích, có sáng tạo trong học tập bộ môn Âm nhạc.
BIỆN PHÁP: “Giải pháp gây hứng thú học tập giúp học sinh học tốt nội dung học Hát môn Âm nhạc 6” I Mục đích biện pháp “Giải pháp gây hứng thú học tập giúp học sinh học tốt nội dung học Hát môn Âm nhạc 6” Giải pháp tơi nhằm mục đích: - Tăng khả tự học, tự nghiên cứu học sinh Biết kết hợp việc học lý thuyết với thực hành, thể phương châm “học đôi với hành” từ giúp học sinh nắm vững nội dung chương trình, kiến thức mơn Âm nhạc cách khoa học đồng thời tạo hứng thú môn học số tiết học - Giúp em học sinh gần gũi cảm nhận âm nhạc tốt sống - Khơi dậy tính sáng tạo hưng phấn học tập, giúp em phát triển cách toàn diện thể chất lẫn tinh thần - Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh có lực, có niềm đam mê, sở thích, có sáng tạo học tập mơn Âm nhạc II Nội dung biện pháp Tính cần thiết giải pháp gây hứng thú học tập giúp học sinh học tốt nội dung học Hát môn Âm nhạc Là giáo viên dạy môn Âm nhạc, ngôn ngữ nghệ thuật phải cho học sinh thấy hay, đẹp lời ca nốt nhạc từ giúp học sinh biết hát chuẩn xác giai điệu, hát rõ lời, tiết tấu, hát có sắc thái diễn cảm, biết tạo cảm xúc cho người nghe Qua khai thác khả hoạt động âm nhạc học sinh: Phát học sinh có khiếu khuyến khích giúp đỡ em phát triển khả âm nhạc, nâng cao lực cảm thụ âm nhạc Vì giáo viên đứng lớp nói chung giáo viên dạy mơn Âm nhạc nói riêng phải có sáng tạo, tìm phương pháp giảng dạy khoa học thiết thực nhất, để đưa chất lượng dạy học ngày nâng cao 2 Các biện pháp thực giải pháp 2.1 Gây hứng thú cho học sinh từ phần Khởi động Ngay từ giáo viên bước vào lớp, với thái độ vui vẻ thân mật học sinh, đến việc đánh giá khách quan công việc kiểm tra cũ yếu tố góp phần tạo nên khơng khí vui vẻ hào hứng chung lớp để chuẩn bị tinh thần bước vào học Nhưng có lẽ hứng thú học tập thực bắt đầu với phần khởi động, giới thiệu vào mới, mục tạo hấp dẫn học sinh Giáo viên cho học sinh nghe số hát chủ đề học 2.2 Tạo hứng thú cho học sinh phần hình thành kiến thức Thông qua phương pháp dạy học giáo viên tránh cách dạy thông báo khô khan tẻ nhạt giáo viên phải nắm đặc trưng mơn học âm nhạc để có cách dạy cho phù hợp, học âm nhạc phải học nghệ thuật hấp dẫn với phương châm: Học vui - vui học Tránh dạy lý thuyết trừu tượng dạy tập hát nặng nề, căng thắng Phải vận dụng phương pháp để cải tiến cách dạy phân môn theo hướng tích cực hố hoạt động học sinh Bổ sung sáng tạo thêm nhiều thủ pháp sinh động, hấp dẫn, đa dạng hoá cách thức truyền đạt học tiết dạy 2.3 Vận dụng linh hoạt phương pháp dạy học Ngoài việc dạy hát đơn theo bước giới thiệu tác giả, tác phẩm, hát mẫu, khởi động giọng, dạy hát câu theo lối móc xích, …, giáo viên cịn phải biết tích hợp kiến thức môn khác vào môn âm nhạc môn lịch sử, địa lý, văn học, giáo dục công dân, giáo dục an ninh quốc phòng, …, thu hút ý, đam mê khám phá học sinh 2.4 Giáo viên phải biết sử dụng phương tiện dạy học yếu tố tạo nên cảm xúc Một học sinh động, giáo viên không sử dụng phương tiện dạy học Đồ dùng dạy học phổ biến chủ đạo sách giáo khoa, nhạc cụ, tranh ảnh Đặc biệt, giáo viên phải biết sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, thay bảng phụ máy chiếu, để học sinh có nhìn hình ảnh minh họa cách trực quan, sinh động Tất phương tiện giáo viên phải biết cách sử dụng cho phù hợp với nội dung học Biết minh họa cách độc đáo, thú vị kích thích tinh thần học tập em III Hiệu việc áp dụng biện pháp thực tế giảng dạy Trong dạy học nói chung, dạy Âm nhạc nói riêng tơi thiết nghĩ giáo viên mong muốn học sinh đạt yêu cầu kiến thức kĩ Môn học Âm nhạc trường THCS tuần có tiết, thật ỏi em làm quen với Học hát, Nghe nhạc, TĐN, Lý thuyết âm nhạc, Thường thức âm nhạc,Vận dụng sáng tạo, tác động lớn vào giới tinh thần em Với phương pháp dạy trên, năm qua việc học Âm nhạc trường, thấy kết chất lượng nâng lên rõ rệt Các em biết trình bày hồn chỉnh hát (hát kết hợp vận động nhẹ, biểu diễn) biết cảm nhận nội dung hát Với hướng dẫn tận tình gợi mở giáo viên, kết hợp nhạc cụ, bảng phụ, đài, băng nhạc làm mẫu xác giáo viên giúp em tự tin trả lời câu hỏi trình trước lớp Việc học tốt học khố giúp HS hoạt động tốt hoạt động ngoại khoá IV Kết luận, đề xuất, kiến nghị Kết luận Từ kết áp dụng thực tế giảng dạy môn Âm nhạc thân, nhận thấy đề tài áp dụng với tất đối tượng học sinh khối nhà trường phổ thông, với tất đồng nghiệp làm công tác giảng dạy môn Âm nhạc Khi áp dụng đề tài nhận thấy đại phận em có tự giác u thích mơn học, tiết học có sơi hơn, tích cực hơn, lượng học sinh tham gia phát biểu xây dựng nhiều, góp phần làm cho học trở lên sinh động, hấp dẫn Kiến nghị Đối với Nhà trường: - Thường xuyên quan tâm, giúp đỡ giáo viên học sinh - Trang bị, bổ sung thêm số trang thiết bị, nhạc cụ, đồ dùng học tập, tài liệu tham khảo để phục vụ cho việc giảng dạy mơn - Đầu tư xây dựng phịng học chức để học sinh có khơng gian hoạt động nghệ thuật Biện pháp “Một số giải pháp gây hứng thú học tập giúp học sinh lớp học tốt phân môn học hát” áp dụng hiệu cho học sinh khối lớp 6, Trường THCS Bình Dương, thị xã Đông Triều Biện pháp lần đầu dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi THCS cấp thị xã năm học 2021-2022 chưa dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước