1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu lẩn tránh xuất xứ mặt hàng gỗ xuất khẩu từ việt nam trước các biện pháp phòng vệ thương mại trong bối cảnh chiến tranh thương mại hoa kỳ trung quốc

104 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Lẩn Tránh Xuất Xứ Mặt Hàng Gỗ Xuất Khẩu Từ Việt Nam Trước Các Biện Pháp Phòng Vệ Thương Mại Trong Bối Cảnh Chiến Tranh Thương Mại Hoa Kỳ - Trung Quốc
Tác giả Đỗ Bùi Nguyệt Minh
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng
Trường học Trường Đại Học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 1,5 MB

Cấu trúc

  • 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI (10)
  • 2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI (10)
  • 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU (11)
  • 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (12)
  • 5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU (13)
  • 6. ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU (13)
  • 7. BỐ CỤC NGHIÊN CỨU (14)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LẨN TRÁNH XUẤT XỨ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (15)
    • 1.1. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (15)
      • 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của các biện pháp phòng vệ thương mại (15)
      • 1.1.2. Phân loại (17)
      • 1.1.3. Tác động của các biện pháp PVTM đối với thương mại quốc tế (23)
    • 1.2. LẨN TRÁNH XUẤT XỨ HÀNG HÓA TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 15 1. Khái niệm và đặc điểm (24)
      • 1.2.2. Phân loại lẩn tránh xuất xứ (26)
      • 1.2.3. Tác động của lẩn tránh xuất xứ hàng hóa đối với Việt Nam trước các biện pháp PVTM của Hoa Kỳ và Trung Quốc (28)
    • 1.3. CUỘC CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI GIỮA HOA KỲ VÀ TRUNG QUỐC 20 1. Giai đoạn từ năm 2018 - 2021 (29)
      • 1.3.2. Giai đoạn năm 2022 - nay (32)
  • CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (33)
    • 2.1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (33)
    • 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (34)
      • 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin (34)
      • 2.2.2. Phương pháp diễn giải dữ liệu (36)
    • 2.3. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU (39)
  • CHƯƠNG 3: LẨN TRÁNH XUẤT XỨ MẶT HÀNG GỖ XUẤT KHẨU TỪ VIỆT (41)
    • 3.1.1. Bối cảnh và dấu hiệu lẩn tránh xuất xứ (41)
    • 3.1.2. Phân tích tình huống (47)
    • 3.2. LẨN TRÁNH XUẤT XỨ HÀNG MẶT HÀNG GỖ XUẤT THUỘC NHÓM (61)
  • CHƯƠNG 4. XU HƯỚNG VÀ ẢNH HƯỞNG LẨN TRÁNH XUẤT XỨ ĐỐI VỚI (70)
    • 4.1. XU HƯỚNG LẨN TRÁNH XUẤT XỨ (70)
    • 4.2. ẢNH HƯỞNG CỦA LẨN TRÁNH XUẤT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XUẤT NHẬP KHẨU GỖ (71)
    • 4.3. GIẢI PHÁP NHẬN DIỆN LẨN TRÁNH XUẤT XỨ (0)
      • 4.3.1. Giải pháp cho doanh nghiệp (0)
      • 4.3.2. Giải pháp cho cơ quan chức năng (0)

Nội dung

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Những chính sách bảo hộ thương mại của Hoa Kỳ đã gây nên sự xáo trộn lớn trong hệ thống tài chính toàn cầu và những biến động trên các thị trường trong năm và dẫn đến những phản ứng không kém phần quyết liệt sau đó của các nước, đặc biệt là TrungQuốc.

Năm 2018, Hoa Kỳ và Trung Quốc giữ vai trò là 2 nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới. Sau một thời gian đe dọa, chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chính thức phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc Ông Trump kí sắc lệnh đánh thuế vào hàng loạt sản phẩm nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, đỉnh điểm là 200 tỷ đô-la Mỹ hàng hóa của Trung Quốc Trung Quốc cũng đáp trả bằng cách đưa ra danh sách hàng trăm mặt hàng của Hoa Kỳ bị áp thuế trừng phạt.

Xung đột của 2 nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới gây ra nhiều thách thức đối với tăng trưởng toàn cầu, và đó cũng chính là thách thức đối với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam.

Sau khi cuộc chiến thương mại bắt đầu, theo thống kê số liệu từ Bộ Công Thương cho thấy được kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gỗ của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng một cách vượt trội từ đó Hoa Kỳ cũng trở thành thị trường xuất khẩu mặt hàng gỗ lớn nhất của Việt Nam Trước việc sản lượng tăng đột ngột, Hoa Kỳ đã có những điều tra liên quan trực tiếp về biện pháp PVTM đối với một số mặt hàng gỗ của Việt Nam có sử dụng nguyên vật liệu nhập khẩu từ Trung Quốc Một số mặt hàng gỗ đã và đang bị đưa vào danh sách điều tra của Cục Phòng Vệ Thương Mại Hoa Kỳ (DOC) có nguy cơ bị áp dụng biện pháp chống lẩn tránh, gian lận xuất xứ, hoặc biện pháp PVTM DOC đã và đang điều tra một số mặt hàng gỗ nhưng vẫn chưa có công bố chính thức về vụ việc này. Đó cũng chính là một hồi chuông cảnh báo cho nhóm mặt hàng gỗ nói riêng và những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ có những dấu hiệu lẩn tránh xuất xứ Do vậy, dù đây là hiện tượng mới xuất hiện gần đây nhưng nhận được nhiều sự quan tâm của các cá nhân, tổ chức có liên quan bởi tầm ảnh hưởng và tác động mà nó mang lại.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu nhằm nhận diện hiện tượng lẩn tránh xuất xứ mặt hàng gỗ xuất khẩu từ Việt Nam trong bối cảnh chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc đang diễn ra và tiếp tục kéo dài Các dấu hiệu tăng sản lượng xuất khẩu bất thường ở nước ta làm dấy lên quan ngại về nguồn gốc.

3.2 Mục tiêu cụ thể Đề tài mong muốn nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về quy định về xuất xứ và quy định về PVTM, từ đó giảm thiểu hiện trạng “lẩn tránh xuất xứ” trong thực tế và hơn hết là đem đến sự uy tín lâu dài cho doanh nghiệp Việt Nam trên thương trường thế giới.

Từ đó, bài nghiên cứu sẽ là một mô hình mẫu với các nhóm ngành khác đang được mua bán trên thị trường, giúp những người quan tâm có thêm thông tin về vấn đề lẩn tránh xuất xứ đặc biệt trong bối cảnh chiến tranh thương mại, khi các nước đặt lợi ích của mình lên hàng đầu thì sẽ ảnh hưởng đến nước khác.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Phương pháp thu thập thông tin

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Thu thập trực tiếp từ các cổng thông tin và trực tiếp tại Bộ Công Thương và Cục Phòng vệ Thương mại, Cục Thống kê, các báo cáo của Chính Phủ

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Phỏng vấn bán cấu trúc cơ quan chức năng (Phòng Xuất xứ hàng hóa, Tổng cục thống kê, ), Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gỗ, Chuyên gia trong ngành…

4.2 Phương pháp diễn giải thông tin

Phương pháp phân tích thống kê mô tả

Phương pháp phân tích tổng hợp

Phương pháp tư duy logic

Phương pháp phân tích tình huống

ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU

Đối với Cơ quan chức năng: Kết quả của bài nghiên cứu này sẽ đem lại cho các cơ quan chức năng một cái nhìn khái quát, chi tiết và rõ ràng hơn về thực trạng “lẩn tránh xuất xứ” mặt hàng gỗ xuất khẩu của Việt Nam Đánh giá sớm tính cấp bách của thực trạng “lẩn tránh xuất xứ” và từ đó đề ra những hoạt động cảnh báo để áp dụng một số biện pháp làm giảm nguy cơ gia tăng “lẩn tránh xuất xứ” ở các mặt hàng khác tại thị trường xuất khẩu Việt Nam. Đối với các doanh nghiệp: Nghiên cứu giúp các doanh nghiệp có thể nhận diện được các dấu hiệu lẩn tránh xuất xứ trong xuất nhập khẩu để tránh sai phạm, chịu trừng phạt hay cao hơn là có khả năng bị áp đặt các biện pháp PVTM Đó như một trở ngại to lớn khi xuất nhập khẩu sang các quốc gia khác và khả năng cao khó có thể tiếp tục kinh doanh bởi lợi nhuận giảm sút đáng kể. Đóng góp chung: Bài nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu kế tiếp để hoàn thiện hơn những mặt còn thiếu sót chưa được khai thác ở hiện tại.

BỐ CỤC NGHIÊN CỨU

Đề tài được chia làm bốn chương chính nghiên cứu về hiện tượng lẩn tránh xuất xứ mặt hàng gỗ xuất khẩu từ Việt Nam đến hai thị trường Hoa Kỳ và Trung Quốc, bố cục được phân làm hai phần và các chương như sau:

Phần tổng quan đề tài

Chương 1: Tổng quan về lẩn tránh xuất xứ và biện pháp phòng vệ thương mại trong thương mại quốc tế

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Lẩn tránh xuất xứ mặt hàng gỗ xuất khẩu từ Việt Nam trước các biện pháp phòng vệ thương mại trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc

Chương 4: Xu hướng và ảnh hưởng của lẩn tránh xuất xứ đối với doanh nghiệp Việt Nam

TỔNG QUAN VỀ LẨN TRÁNH XUẤT XỨ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của các biện pháp phòng vệ thương mại

Thương mại quốc tế là những hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nước, khi hoạt động này được chú trọng và đẩy mạnh thì những nguyên tắc không phân biệt đối xử, những cam kết việc cắt giảm thuế quan hay loại bỏ các biện pháp phi thuế quan được hình thành Tuy nhiên, hạn chế của những nguyên tắc này là sự gia tăng đột biến về số lượng lớn hàng hóa được nhập khẩu cùng với đó là sự cạnh tranh gay gắt hay thậm chí là thiếu công bằng từ các doanh nghiệp lớn mạnh nước ngoài Từ đó, thị trường nội địa bị chiếm lĩnh, lượng tiêu dùng hàng hóa nội địa sụt giảm là những nỗi lo lớn của các Chính phủ, các Nhà nước Do đó, để giảm bớt và tránh những tác động tiêu cực này, các biện pháp Phòng vệ thương mại (PVTM) đã được đưa ra Một trong những hiệp định quan trọng và khởi đầu là Hiệp định chung về thuế quan và Thương Mại (GATT) được ra đời vào những năm 1947.

Tuy nhiên, vì là những bước khởi đầu nên những quy định trong hiệp định còn chưa được chặt chẽ, có những điều khoản còn chưa thực sự rõ ràng khiến cho việc áp dụng không được thống nhất Cho đến vòng đàm phán Uruguay năm 1994 với kết quả là WTO được thành lập theo Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới tại Marrakesh (Marốc) Đến ngày 1-1-1995, WTO chính thức đi vào hoạt động, trong đó có các quy định và điều chỉnh kỹ hơn các quy tắc, điều kiện, trình tự thủ tục kiện, cách thức áp dụng các biện pháp PVTM.

Trên thế giới hiện nay, vẫn chưa có một văn bản pháp luật chính thức nào đưa ra khái niệm một cách cụ thể về PVTM, nó chỉ được định nghĩa thông qua các biện pháp như chống bán phá giá, biện pháp đối kháng hay biện pháp tự vệ Dù tồn tại nhiều quan điểm khác nhau, tuy nhiên trong lĩnh vực thương mại quốc tế, biện pháp phòng vệ có thể được hiểu là tất cả các biện pháp Chính phủ sử dụng nhằm hạn chế sự trao đổi hàng hóa giữa nước này với nước khác với mục đích bảo vệ hoặc hỗ trợ ngành sản xuất trong nước tránh bị thiệt hại bởi hàng hóa nhập khẩu.

Các biện pháp PVTM được sử dụng trong thương mại quốc tế mang trong mình những đặc điểm về tính pháp lý, tính bắt buộc, tính đa dạng và tính thực thi gắn liền chặt chẽ với sự gia nhập của các nước vào tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO).

- Tính pháp lý của các biện pháp PVTM: Một quốc gia khi gia nhập vào WTO là chính thức đồng ý thực hiện các cam kết, quy định và các nghĩa vụ liên quan đến PVTM Những điều khoản đó được quy định trong các báo cáo về việc gia nhập WTO cũng như các hiệp định chung về các biện pháp PVTM của WTO.

- Tính bắt buộc của các biện pháp PVTM: Nghĩa vụ của một quốc gia khi gia nhập

WTO là phải có nghĩa vụ áp dụng chung cho tất cả các nước thành viên của WTO và có giá trị bắt buộc về điều kiện áp dụng, cách thức áp dụng, thủ tục điều tra

- Tính đa dạng các biện pháp PVTM: Ngoài những nghĩa vụ bắt buộc, các quốc gia thành viên cũng có thể tự đặt ra những nghĩa vụ riêng được ghi cụ thể trong cam kết khi gia nhập WTO của nước đó, những nghĩa vụ riêng này được ưu tiên áp dụng so với những quy định chung như thời hạn điều tra và áp dụng biện pháp PVTM… Tuy nhiên, những vấn đề được quy định hoặc bổ sung này không được trái lại hay mâu thuẫn với những quy định đã có sẵn trong các Hiệp định Vì vậy, có thể nhận thấy rằng, hầu như bộ pháp lý về PVTM của các quốc gia hầu như tương tự hoặc giống hệt với những quy định trong WTO, khác biệt chủ yếu là về các quy định kỹ thuật cũng như những cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc.

- Tính thực thi các biện pháp PVTM: Những nghĩa vụ liên quan đến các biện pháp PVTM như thực hiện các quy định về thủ tục hay nội dung mang những đặc điểm như sau:

• Những nghĩa vụ này không phải trực tiếp và thường xuyên: Khi một nước xuất khẩu chỉ bị một nước nhập khẩu tiến hành điều tra, áp dụng các biện phápPVTM khi nước nhập khẩu tiến hành việc khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền nếu không thì nghĩa vụ này không phát sinh.

• Những nghĩa vụ này chỉ được thực hiện và giám sát bởi một số cơ quan có thẩm quyền và chỉ thực hiện ở một cơ quan nhất định để tránh việc không thống nhất trong việc quyết định.

• Nghĩa vụ liên quan đến PVTM là tập của nhiều nghĩa vụ phức tạp, khác nhau về cả thủ tục và nội dung diễn giải của từng nghĩa vụ cụ thể cũng phụ thuộc vào ý chí chủ quan của từng nước cũng như cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết Từ đó gây ra những vụ tranh chấp hay xử kiện được giải quyết trong một thời gian dài do không có sự thống nhất của các bên tham gia, nhất là trong điều kiện áp dụng và cách thức áp dụng các biện pháp PVTM.

Hiện nay, trong thương mại Quốc tế nói về biện pháp PVTM có ba biện pháp PVTM chính gồm biện pháp chống bán phá giá (CBPG), biện pháp đối kháng và biện pháp tự vệ Ba biện pháp này được coi là ba trụ cột của hệ thống các biện pháp PVTM Ngoài ra, còn có biện pháp khác ít được nhắc đến như chống lẩn tránh phòng vệ thương mại.

1.1.2.1 Biện pháp chống bán phá giá

Bán phá giá trong thương mại quốc tế có thể được hiểu là hiện tượng xảy ra khi một loại hàng hóa được xuất khẩu từ nước này sang nước khác với mức giá thấp hơn giá bán của hàng hóa đó tại thị trường nước nhập khẩu Cụ thể “Một sản phẩm được coi là bán phá giá tức là được đưa vào lưu thông thương mại của một nước khác thấp hơn trị giá thông thường của sản phẩm đó hoặc nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ một nước này sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường”.

Theo cách hiểu đơn giản thì, một sản phẩm có giá bán là X, nhưng khi xuất khẩu từ nước

A sang nước B lại được bán với giá Y (Y 95% sợi Chống theo giá

12 48103210 gỗ bằng quy trình hóa học, bán phá 06/01/17

>150g/m2, dạng dải/cuộn rộng 15 giá trị

135,84% cm/một số tờ nhất định

Gỗ lá kim được tạo hình liên tục dọc theo bất kỳ đầu nào của nó, có Đối Tỷ lệ trợ

13 44091005 hoặc không được tạo hình liên tục cấp ròng 16/02/21 kháng dọc theo các cạnh hoặc bề mặt của 20,56% nó

Gỗ nhiệt đới không lá kim được tạo hình liên tục dọc theo bất kỳ Đối Tỷ lệ trợ

14 44092205 đầu nào, có hoặc không được tạo cấp ròng 16/02/21 kháng hình liên tục dọc theo bất kỳ cạnh 20,56% hoặc bề mặt nào

Gỗ không thuộc loại lá kim khác, được tạo hình liên tục dọc theo Đối Tỷ lệ trợ

15 44092906 các đầu, có hoặc không được tạo cấp ròng 16/02/21 kháng hình liên tục dọc theo các cạnh 20,56% hoặc bề mặt

Tỷ lệ trợ cấp ròng Ván ép, ván lạng và gỗ ép tương Đối 22,98%

16 44121005 so với Tỷ 16/02/21 tự, bằng tre, nứa kháng lệ trợ cấp ròng194,9%

Tỷ lệ trợ Tấm ván ép dày 6 mm, lớp ngoài cấp ròng

22,98% bằng gỗ nhiệt đới, lớp mặt bạch Đối

17 44123106 so với Tỷ 04/01/18 dương, không phủ bề mặt quá kháng lệ trợ cấp trong/trong suốt ròng 194,9%

Tấm lát sàn bằng gỗ đã lắp ghép, Tỷ lệ trợ cấp ròng trừ tre, không dùng để khảm, Đối

18 44187540 từ 1,9% 03/01/18 nhiều lớp, có lớp mặt dày trên 6 kháng mm đến

Tỷ lệ trợ Nội thất (trừ ghế ngồi) bằng gỗ cấp ròng Đối từ

19 94034040 uốn cong nesoi, loại dùng trong 21/04/20 kháng 13,33% nhà bếp lên 293,45%

Tỷ lệ trợ cấp ròng

20 94036040 Nội thất (trừ ghế & nhóm 9402) Đối từ 21/04/20 của bentwood nesoi kháng 13,33% lên 293,45%

Nguồn: https://www.macmap.org/

Từ danh sách trên có thể thấy có những mặt hàng có thuế chống bán phá giá lên đến hơn200%, điều đó trong thương mại là cản trở rất lớn Do đó, tác giả với mục đích điều tra lẩn tránh xuất xứ mặt hàng HS 44 và HS 94 khi Trung Quốc tìm các cách xuất khẩu khác nhằm né tránh mức thuế cao này thông qua việc đối chiều hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và xuất sang Hoa Kỳ

Theo thông tin của Bộ Công Thương, tháng 6/2022, “Trung Quốc là nguồn cung gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc chiếm 25

-37% tổng nhập khẩu hàng năm của Việt Nam Việt Nam nhập khẩu hơn 20 sản phẩm từ Trung Quốc, nhưng chủ yếu là các sản phẩm thuộc HS44 Mã nhập khẩu HS44 và HS94 của Việt Nam từ Trung Quốc đã tăng đều đặn trong những năm qua Trong đó, nhập khẩu HS44 từ Trung Quốc lớn hơn nhiều so với nhập khẩu các sản phẩm gỗ HS94 theo giá trị (nhập khẩu HS44 chiếm 65 - 88% trong tổng số).”

Nhận thấy sự gia tăng sản lượng nhập khẩu sản phẩm gỗ đáng kể trong những năm ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã đặt nghi vấn cho thương mại ngành gỗ Cụ thể theo Tạp chí điện tử của Hiệp hội đầu tư nước ngoài ngày 13/07/2021 có công bố: “Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) khuyến cáo ngành gỗ cần đề cao cảnh giác trước nghi vấn doanh nghiệp nhập khẩu chi tiết bộ phận mặt hàng tủ bếp, tủ nhà tắm từ Trung Quốc rồi gia công, lắp ráp để xuất khẩu Hình thức gian lận phổ biến là doanh nghiệp đầu tư dây chuyền sản xuất sơ sài, nhập khẩu đầy đủ linh kiện về và chỉ thực hiện một số công đoạn gia công đơn giản, sau đó lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh để lấy xuất xứ Việt Nam” Có thể thấy, trước những lợi ích về gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu cho nước nhà, tăng vốn đầu tư nước ngoài thì đằng sau đó nước chúng ta đang lo ngại về vấn đề lẩn tránh xuất xứ.

Trung Quốc là quốc gia với nguồn nguyên vật liệu, tài nguyên gỗ dồi dào, vì thế nếu không giải quyết được đầu ra cho sản phẩm sẽ ảnh hưởng nhiều đến kinh tế và lợi ích của thương nhân Do đó, việc xuất khẩu sang các quốc gia khác là lựa chọn tất yếu trong bối cảnh bị Hoa Kỳ PVTM nhưng những quốc gia nhỏ lẻ sẽ không thể bằng nhu cầu sử dụng tại cường quốc như Hoa Kỳ Điều đó đặt ra nghi vấn rằng thay vì mở rộng xuất khẩu mặt hàng gỗ cho các quốc gia lân cận khác, Trung Quốc lại chọn tăng xuất khẩu sang Việt Nam Điều đó được chứng minh qua các giả thuyết như sau: (1) Trung Quốc và Việt Nam có đường biên giới cận kề nhau nên việc giao thương giữa hai nước diễn ra thuận tiện, (2)Việt Nam là một quốc gia đang phát triển nên được hưởng nhiều ưu đãi trong thương mại quốc tế, (3) Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam còn non trẻ nên còn chưa có nhiều đề phòng trong việc xuất xứ.

Qua những dẫn chứng ở trên, tác giả thấy được một số mặt hàng gỗ HS 44 và HS 94 mà Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam là có mục đích lẩn tránh xuất xứ Dựa vào số liệu giá trị nhập khẩu tăng từ 2018-2021 là 120% trong khi Việt Nam không có quá nhiều đầu tư cơ sở vật chất cho việc gia công gỗ Đồng thời lúc ấy thì sản lượng Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ cũng tăng cao (xem mục 3.2.2).

Từ đó, đặt ra thách thức cho các cơ quan chức năng và doanh nghiệp kinh doanh gỗ về cách nhận biết khi hàng Trung Quốc xuất khẩu vào Việt Nam với đúng mục đích sử dụng hay mục đích lẩn tránh xuất xứ và xuất khẩu sang Hoa Kỳ Tuy nhiên để xác định mục đích sử dụng của nhà nhập khẩu cũng gặp nhiều khó khăn do không thể kiểm soát được cam kết đó có được thực hiện không Việc nhận diện ở giai đoạn này có thể dựa vào những sự thay đổi sản lượng cho những lần nhập hàng, tần suất nhập hàng và đảm bảo có đầy đủ chứng từ như CO mẫu E từ Trung Quốc theo Thông tư số 12/2019/ TT-BCT “Quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Ngoài ra, nhằm nhận diện doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu gỗ thô về sử dụng như thế nào thì có thể căn cứ vào Nghị Định số 102/2020/NĐ-CP - Quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam về phân loại doanh nghiệp chế biến hay xuất khẩu gỗ (phụ lục 2).

Bên cạnh việc kiểm tra nguồn gỗ đầu vào của Việt Nam, việc kiểm tra đối chiếu sản phẩm trước khi xuất sang Hoa Kỳ là điều cần được ưu tiên bởi khi đã xuất sang Hoa

Kỳ thì Việt Nam phải chịu trách nhiệm với sản phẩm gỗ mang xuất xứ Việt Nam.

Bảng 3.3: 10 mặt hàng gỗ có giá trị xuất khẩu cao nhất từ Việt Nam sang Hoa Kỳ tương ứng với mã sản phẩm Trung Quốc đang bị Hoa Kỳ PVTM năm 2021 (Nghìn USD)

Mã Giá trị Hoa Kỳ Biện pháp

Miêu tả nhập PVTM Trung

Ghế (trừ loại thuộc nhóm

940161 thành giường, và các bộ phận 3,834,107 Thuế bổ sung Thuế khác của chúng: Ghế khác, bọc đệm, 25% có khung gỗ và mặt ngoài bằng da thuộc hoặc da tổng hợp

940360 Nội thất (trừ ghế & nhóm 9402) 3,028,607 ròng từ Đối kháng của bentwood nesoi 13.33% lên

293.45% Đồ nội thất khác và các bộ Thuế theo giá Chống bán

940320 phận của chúng: Đồ nội thất 830,470 trị 244.29% phá giá bằng kim loại khác

Nội thất (ghế ngồi) bằng gỗ uốn Tỷ lệ trợ cấp ròng từ

940340 cong nesoi, loại dùng trong nhà 670,467 Đối kháng

940169 Ghế nesoi, bằng gỗ cong 346,738 Thuế bổ sung Thuế khác

7.5% Đồ nội thất khác và các bộ phận của chúng: Đồ nội thất

940330 văn phòng khác bằng gỗ: Đồ 103,257 Thuế bổ sung Thuế khác nội thất bằng gỗ có nguy cơ 25% tuyệt chủng, được sử dụng trong văn phòng

Tấm lát sàn bằng gỗ đã lắp Tỷ lệ trợ cấp ghép, trừ tre, không dùng để Chống bán

441875 46,230 ròng từ 1.9% khảm, nhiều lớp, có lớp mặt phá giá đến 27.37% dày trên 6 mm

Tấm lát sàn bằng gỗ đã lắp Tỷ lệ trợ cấp ghép, trừ tre, không dùng để

441875 46,230 ròng từ 1.9% Đối kháng khảm, nhiều lớp, có lớp mặt đến 27.37% dày trên 6 mm

Gỗ lá kim được tạo hình liên tục dọc theo bất kỳ đầu nào của Biên độ bán Chống bán

440910 nó, có hoặc không được tạo 36,122 phá giá phá giá hình liên tục dọc theo các cạnh 231.6% hoặc bề mặt của nó

Biên độ bán Chống bán

442199 Chốt chốt bằng gỗ lá kim trơn 30,720 phá giá phá giá 231.6%

Nguồn: Tác giả tổng hợp và đối chiếu từ https://www.macmap.org/

Qua thống kê trên, có thể thấy nhiều sản phẩm gỗ Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ phần lớn là các sản phẩm gỗ thuộc nhóm HS94 là nhóm sản phẩm đồ nội thất bằng gỗ và một số là HS44 Trong đó, có nhiều sản phẩm mà Trung Quốc bị Hoa Kỳ áp dụng biện pháp chống bán phá giá với biên độ phá giá lên đến 231.6% và biện pháp đối kháng với tỷ lệ trợ cấp ròng lên đến 293.45% Kết hợp với những thông tin ở trên, ViệtNam nhập khẩu nguyên liệu thô từ Trung Quốc với chủ yếu là sản phẩm gỗ thuộcHS44 và xuất khẩu sản phẩm gỗ thuộc HS94 sang Hoa Kỳ nhưng những sản phẩm này cũng đang bị chịu Hoa Kỳ PVTM Qua đó, thấy được sự tinh vi trong việc lẩn tránh xuất xứ khi thay đổi mã HS qua việc chế biến và gia công để lẩn tránh biện phápPVTM chống bán phá giá và đối kháng.

LẨN TRÁNH XUẤT XỨ HÀNG MẶT HÀNG GỖ XUẤT THUỘC NHÓM

Trong báo cáo “Gian lận xuất xứ trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung” ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Chị Trịnh Thị Thu Hiền (Trưởng phòng Xuất xứ hàng hóa, Cục Xuất nhập khẩu) có đề cập đến nguy cơ chuyển tải, mượn xuất xứ của Việt Nam tăng lên trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ - Trung Quốc diễn ra căng thẳng Đặc biệt, trong bài báo cáo có đề cập đến tính hai chiều trong việc mượn xuất xứ của Việt Nam, nếu ở tình huống 1 và tình huống 2 đề cập đến việc Trung Quốc mượn xuất xứ Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ được nhiều sự quan tâm thì ở tình huống 3 sẽ tập trung vào hướng Hoa Kỳ mượn xuất xứ Việt Nam để xuất sang Trung Quốc, đây cũng là chiều được đề cập trong báo cáo này.

Thông qua hình 3.4, có thể thấy sản lượng nhập khẩu gỗ của Việt Nam từ Hoa Kỳ giai đoạn 2018 – 2020 có giảm nhưng không đáng kể, qua đó có thể nhận định rằng chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ - Trung Quốc không làm ảnh hưởng nhiều đến sản lượng nhập khẩu gỗ của Việt Nam từ Hoa Kỳ Các mặt hàng gỗ mà Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Hoa Kỳ là các sản phẩm gỗ thô thuộc nhóm HS 4407, HS 4403 và HS

Bảng 3.4: Bảng thống kê 10 sản phẩm gỗ có giá trị cao nhất Việt Nam nhập khẩu từ

Mô tả Sản phẩm nhập khẩu phẩm Hoa Kỳ

Gỗ đã cưa hoặc xẻ theo chiều dọc, lạng hoặc bóc, đã

440791 hoặc chưa bào, đánh giấy ráp hoặc nối đầu, có độ dày 82,390 trên 6mm : Loại khác : Của gỗ sồi (Quercus spp.)

Gỗ đã cưa hoặc xẻ theo chiều dọc, lạng hoặc bóc, đã

440797 hoặc chưa bào, đánh giấy ráp hoặc nối đầu, có độ dày 70,101 trên 6mm : Loại khác : Của cây dương và cây dương lá rung (Populus spp.)

Gỗ đã cưa hoặc xẻ theo chiều dọc, lạng hoặc bóc, đã

440799 hoặc chưa bào, đánh giấy ráp hoặc nối đầu, có độ dày 60,179 trên 6mm : Loại khác : Loại khác

440391 Gỗ dạng thô, đã hoặc chưa tước vỏ hoặc dác gỗ, hoặc 33,587 lạng vuông thô : Loại khác : Của gỗ sồi (Quercus spp.)

440399 Gỗ dạng thô, đã hoặc chưa tước vỏ hoặc dác gỗ, hoặc 19,707 lạng vuông thô : Loại khác : Loại khác

Gỗ dạng thô, đã hoặc chưa tước vỏ hoặc dác gỗ, hoặc

440321 lạng vuông thô : Loại khác, cây lá kim : Của thông 14,658

(Pinus spp.), có kích thước mặt cắt ngang bất kỳ từ 15 cm trở lên

Gỗ dạng thô, đã hoặc chưa tước vỏ hoặc dác gỗ, hoặc

440397 lạng vuông thô : Loại khác : Của cây dương và cây 6,868 dương (Populis spp.)

Gỗ đã cưa hoặc xẻ theo chiều dọc, lạng hoặc bóc, đã

440795 hoặc chưa bào, đánh giấy ráp hoặc nối đầu, có độ dày 6,638 trên 6mm : Loại khác : Của tần bì (Fraxinus spp.)

Gỗ đã cưa hoặc xẻ theo chiều dọc, lạng hoặc bóc, đã

440793 hoặc chưa bào, đánh giấy ráp hoặc nối đầu, có độ dày 6,381 trên 6mm : Loại khác : Của cây thích (Acer spp.)

Tấm để dán mặt (kể cả tấm thu được bằng cách lạng gỗ ghép), dùng cho gỗ dán hoặc gỗ ghép tương tự và

440890 gỗ khác, được xẻ theo chiều dọc, lạng hoặc bóc, đã 4,754 hoặc chưa bào, đánh giấy ráp, ghép hoặc nối đầu, có độ dày không quá 6mm : Khác

Nguồn: https://www.macmap.org/

Trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ - Trung Quốc thì Hoa Kỳ tiên phong đánh thuế PVTM đối với các mặt hàng của Trung Quốc và tất nhiên để đáp trả Hoa Kỳ, Trung Quốc cũng áp dụng các biện pháp PVTM đối với hàng hóa từ Hoa Kỳ, từ đó, dẫn đến cuộc chiến tranh ngày càng căng thẳng Đối với mặt hàng gỗ thuộc nhóm HS 44 và

HS 94, tác giả điều tra trên Macmap thì thấy với các sản phẩm Việt Nam xuất khẩu choHoa Kỳ thì có nhiều sản phẩm Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp PVTM tiêu biểu như chống bán phá giá và đối kháng đối với hàng hóa Trung Quốc Còn từ phía mình Trung Quốc,các hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc thì họ vẫn chưa áp dụng các biện pháp PVTM nào mà chỉ có mức thuế theo giá trị tối đa là 25%.

Bảng 3.5: Bảng thống kê giá trị Việt Nam nhập khẩu gỗ từ Hoa Kỳ và giá trị Việt

Nam xuất khẩu gỗ sang Trung Quốc trong năm 2021

Giá trị Việt Giá trị

Mã xuất nhập Quốc sản Mô tả Sản phẩm khẩu khẩu từ PVTM phẩm sang

Hoa Kỳ Hoa Kỳ Trung

Gỗ nhiên liệu, dạng khúc, thanh nhỏ, cành, bó hoặc các dạng tương Thuế tự; gỗ ở dạng dăm hoặc mảnh; mùn nghĩa vụ

440122 cưa và phế liệu gỗ và mảnh vụn, đã 2,718,754 29 khác theo hoặc chưa đóng thành khối, bánh, giá trị viên hoặc các dạng tương tự : Gỗ 25,00% dạng dăm hoặc dăm mảnh : Gỗ không thuộc loại lá kim

Tấm để dán mặt (kể cả tấm thu được từ việc lạng gỗ ghép), dùng làm gỗ dán hoặc gỗ ghép tương tự và gỗ

440839 khác, đã xẻ theo chiều dọc, lạng 238,640 50 hoặc bóc, đã hoặc chưa bào, đánh giấy ráp, ghép hoặc nối đầu, có độ dày không quá 6mm : Bằng gỗ nhiệt đới : Loại khác

940360 Đồ nội thất khác và các bộ phận của 89,768 808 khác theo chúng : Đồ nội thất bằng gỗ khác giá trị

Tấm để dán mặt (kể cả tấm thu được từ việc lạng gỗ ghép), dùng làm gỗ dán hoặc gỗ ghép tương tự và gỗ

440890 khác, đã xẻ theo chiều dọc, lạng 74,102 4,754 hoặc bóc, đã hoặc chưa bào, đánh giấy ráp, ghép hoặc nối đầu, có độ dày không quá 6mm : Khác

Ghế (trừ loại thuộc nhóm 9402), có nghĩa vụ

940169 hoặc không chuyển thành giường, và 45,750 11 khác theo các bộ phận của chúng : Ghế khác, giá trị có khung bằng gỗ : Loại khác 25,00%

Gỗ đã cưa hoặc xẻ theo chiều dọc, lạng hoặc bóc, đã hoặc chưa bào,

440795 đánh giấy ráp hoặc nối đầu, có độ 35,046 6,638 dày trên 6mm : Loại khác : Của tần bì (Fraxinus spp.) Đồ đạc khác và các bộ phận của

940350 chúng : Đồ đạc bằng gỗ loại dùng 32,392 142 trong phòng ngủ

Tấm để dán mặt (kể cả tấm thu được từ việc lạng gỗ ghép), dùng làm gỗ dán hoặc gỗ ghép tương tự và gỗ

440810 khác, đã xẻ theo chiều dọc, lạng 29,756 189 hoặc bóc, đã hoặc chưa bào, đánh giấy ráp, ghép hoặc nối đầu, có độ dày không quá 6mm : Cây lá kim

Ghế (trừ loại thuộc nhóm 9402), có nghĩa vụ

940161 hoặc không chuyển thành giường, và 15,050 230 khác theo các bộ phận của chúng : Ghế khác, giá trị có khung gỗ : Đã bọc nệm 25,00%

Gỗ dạng thô, đã hoặc chưa tước vỏ

440399 hoặc dác gỗ, hoặc lạng vuông thô : 13,958 19,707

Ván dăm, ván dăm định hướng

(OSB) và các loại ván tương tự (ví dụ, ván xốp) bằng gỗ hoặc các vật

441011 liệu có chất gỗ khác, đã hoặc chưa 7,306 4 liên kết bằng keo hoặc các chất liên kết hữu cơ khác : Bằng gỗ : Ván dăm

Bộ đèn và bộ đèn kể cả đèn rọi và đèn rọi và các bộ phận của chúng, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác; biển hiệu được chiếu sáng,

940599 biển đề tên được chiếu sáng và các 5,523 11 loại tương tự, có nguồn sáng cố định lâu dài, và các bộ phận của chúng chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác : Các bộ phận : Loại khác

Ghế (trừ loại thuộc nhóm 9402), có

940179 hoặc không chuyển thành giường, và 5,390 4 các bộ phận của chúng : Ghế khác, có khung kim loại : Loại khác

Nệm hỗ trợ; các mặt hàng trải giường và đồ trang trí nội thất tương tự (ví dụ: đệm, mền, chăn lông vũ, đệm, đệm bông và gối) được gắn với

940421 lò xo hoặc được nhồi hoặc lắp bên 5,014 66 trong bằng bất kỳ vật liệu nào hoặc bằng cao su xốp hoặc plastic, có hoặc không có lớp phủ : Nệm : Bằng cao su xốp hoặc plastic, đã hoặc chưa phủ

Thuế Đồ đạc khác và các bộ phận của nghĩa vụ

940320 2,100 569 khác theo chúng: Đồ đạc bằng kim loại khác giá trị20,00%

Nguồn: Tác giả tổng hợp và đối chiếu từ https://www.macmap.org/

Qua bảng đối chiếu trên có thể thấy với những sản phẩm gỗ có giá trị xuất khẩu cao nhất từ Việt Nam sang Trung Quốc thì giá trị tương ứng với hàng nhập khẩu từ Hoa

Kỳ chiếm phần không đáng kể Tuy nhiên, đây chỉ là đối chiếu mã HS chính xác giữa chiều nhập và xuất khẩu gỗ, ngoài ra việc lẩn tránh xuất xứ có thể đến từ việc gia công, lắp ráp, lấy linh kiện từ nước bị PVTM,…(tham khảo mục 1.2.2) do đó chưa thể kết luận là Hoa Kỳ đang lẩn tránh xuất xứ sang Trung Quốc.

Với tình hình Trung Quốc đang lẩn tránh xuất xứ mặt hàng gỗ và xuất khẩu sang Việt Nam thì trên phương diện người kinh doanh sẽ có những hành động đáp trả để tránh phần thiệt thòi cho mình Ngoài ra, hiện nay thì Trung Quốc chưa đáp trả áp dụng biện pháp PVTM với những mặt hàng gỗ này, tuy nhiên khi thấy các chính sách của Hoa

Kỳ ảnh hưởng lớn đến ngành gỗ thì có thể Trung Quốc sẽ đáp trả thuế PVTM với Hoa

Kỳ Qua đó, trong tương lai khi Hoa Kỳ bị áp thuế PVTM cao hơn thì có thể hiện tượng lẩn tránh ở chiều từ Hoa Kỳ xuất khẩu gỗ sang Việt Nam và xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ thể hiện rõ hơn Do vậy, hiện nay ở chiều giao thương này chúng ta chỉ xác định lẩn tránh xuất xứ thông qua sự so sánh và đối chiếu của sản phẩm, xem sản phẩm gỗ đó có thuộc vào danh sách PVTM của nước thứ ba không.

Dù lẩn tránh xuất xứ theo hướng nào thì có thể dễ dàng nhận thấy được nước ta với vai trò là nước trung gian bị ảnh hưởng nhiều hơn cả Việt Nam có khả năng gánh chịu những biện pháp PVTM do gian lận xuất xứ dù là cố tình hoặc vô tình hay khả năng các doanh nghiệp cho mặt hàng gỗ trở thành những đối tượng phải lưu ý khi giao thương quốc tế, không chỉ với Hoa Kỳ và Trung Quốc mà còn cả những quốc gia khác.

XU HƯỚNG VÀ ẢNH HƯỞNG LẨN TRÁNH XUẤT XỨ ĐỐI VỚI

XU HƯỚNG LẨN TRÁNH XUẤT XỨ

Lẩn tránh xuất xứ mặt hàng gỗ có thể đã tồn tại trong một khoảng thời gian trước đây kể từ khi cuộc chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc bắt đầu Tuy nhiên, cho đến năm 2022, khi Hoa Kỳ công bố danh sách các mặt hàng có nguy cơ bị PVTM cùng với đó là 2 vụ kiện ván ép và tủ gỗ có xuất xứ từ Trung Quốc thì xuất xứ mặt hàng gỗ khi này mới thực sự nhận được sự quan tâm từ các bộ ngành, doanh nghiệp và thông tấn báo chí.

Dưới áp lực từ phía Hoa Kỳ, nước ta đang dồn các nguồn lực để kiểm soát xuất xứ mặt hàng gỗ do đó sản lượng xuất nhập khẩu cũng bị giới hạn nhiều Bên cạnh đó, khi đang bị điều tra như vậy, các doanh nghiệp, cá nhân cũng khó có thể lẩn tránh xuất xứ để xuất khẩu vì điều đó tiềm ẩn nguy cơ bị phát hiện rất cao Do đó, tác giả nhận định rằng đây là giai đoạn nhạy cảm của việc lẩn tránh xuất xứ nên trong khoảng thời gian tương lai gần hiện tượng lẩn tránh xuất xứ này sẽ thuyên giảm.

Song, trong cuộc chiến tranh thương mại này Hoa Kỳ không chỉ đánh thuế PVTM với Trung Quốc chỉ một mặt hàng gỗ này mà còn nhiều mặt hàng khác nữa Tuy vậy, có những mặt hàng có thể dễ dàng lẩn tránh xuất xứ như mặt hàng gỗ (tạo vỏ bọc ngoài hay thêm các công đoạn gia công, chế biến), các mặt hàng khác khó hoặc không thể lẩn tránh xuất xứ theo cách vậy Tuy nhiên, không thể phủ nhận vẫn có những mặt hàng khác dễ lẩn tránh xuất xứ do đó nếu mặt hàng gỗ bị kiểm soát thì Trung Quốc hay Hoa Kỳ vẫn có thể lẩn tránh xuất xứ mặt hàng khác được thậm chí là tinh vi hơn do có được bài học kinh nghiệm từ mặt hàng gỗ.

Từ đó, thấy được với xu hướng gia tăng lẩn tránh xuất xứ nếu nước ta không kiểm soát vấn đề này đủ tốt thì sẽ có thể lan rộng ra những mặt hàng khác ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh các sản phẩm đặc biệt là sản phẩm có gia công, chế biến, lắp ráp Hơn thế,Việt Nam là quốc gia nổi tiếng với các nhà máy gia công, chế biến do đó xu hướng chuyển tải qua nước ta để gia công ngày càng tăng, đặc biệt kể từ khi cuộc chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ - Trung Quốc diễn ra, các nhà máy từ Trung Quốc cũng được chuyển đi các khu vực lân cận đặt ra thách thức lẩn tránh xuất xứ thông qua việc thay đổi hình thức kinh doanh Bởi vì hiện vẫn chưa có số liệu chứng minh được các doanh nghiệp có liên quan đến lẩn tránh xuất xứ là doanh nghiệp Việt Nam nội địa, các doanh nghiệp sáp nhập hay doanh nghiệp có một phần vốn hoặc 100% vốn nước ngoài.

ẢNH HƯỞNG CỦA LẨN TRÁNH XUẤT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XUẤT NHẬP KHẨU GỖ

Như đã trình bày ở mục 1.2.3 thì hiện tượng lẩn tránh xuất xứ đã ảnh hưởng to lớn đến các bên liên quan của nước ta, trong đó một bộ phận chịu tác động trực tiếp đó là các doanh nghiệp Việt Nam xuất nhập khẩu mặt hàng gỗ.

Trước hết, có thể thấy việc điều tra của Hoa Kỳ với quy trình và yêu cầu phức tạp đòi hỏi các doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ, số liệu qua các năm một cách kỹ lưỡng Việc quá tập trung vào việc đáp ứng cho các vụ kiện khiến các doanh nghiệp khó tập trung vào công việc kinh doanh.

Theo Ông Ngô Sỹ Hoài- Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết trong cuộc khảo sát tại Việt Nam của Đoàn kiểm tra Bộ thương mại Hoa Kỳ, “DOC sẽ kiểm tra xem nội dung khai báo của các doanh nghiệp Việt Nam có đúng không, các hồ sơ, chứng từ có chuẩn không, họ xem các nhà máy có thực sự sản xuất không? Nếu họ phát hiện gian lận thuế thì nguy cơ đồ gỗ của Việt Nam sẽ bị áp đặt thuế lên đến 200% với lý do gian lận thương mại hoặc gian dối thuế” Qua đó thấy được mức độ ảnh hưởng to lớn và khi có đoàn kiểm tra đến nước ta, các doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị tốt hơn nữa để chứng minh những khai báo của mình trước đó và thực tế là thực sự trùng khớp.

Tuy nhiên, việc khảo sát sẽ dễ dàng đối với các doanh nghiệp hợp tác tốt, còn đối với các doanh nghiệp chưa hợp tác thì việc này khó khăn hơn Tiếp tục theo ông Ngô SỹHoài: “Các doanh nghiệp trong "danh sách đen" có vẻ như khó khăn, có vẻ như nó đã được an bài rồi, trong đó có một số doanh nghiệp thực tế đã giải thể rồi”, qua đó có thể thấy dưới áp lực của việc điều tra các doanh nghiệp đã chọn phương án dừng kinh doanh bởi như đã đề cập các doanh nghiệp kinh doanh về gỗ hiện nay ở Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên việc dừng kinh doanh cũng không quá khó khăn.

Thế nhưng, giả định các đơn hàng có dấu hiệu lẩn tránh xuất xứ xuất phát từ những doanh nghiệp đã giải thể đó thì phần thiệt thòi lại rơi vào các doanh nghiệp gỗ kinh doanh chân chính, không gian lận xuất xứ Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Hoa

Kỳ - Trung Quốc, chiến tranh Nga – Ukraine, đại dịch Covid – 19, việc kinh doanh của các doanh nghiệp đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn khi vướng phải vòng quay pháp lý.

Cũng theo ý kiến ông Hoài, “Phải thừa nhận rằng năng lực phòng vệ thương mại của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ của Việt Nam còn yếu, không có người am hiểu và thông thạo tiếng anh, kỹ năng về tin học, công nghệ thông tin để có thể xử lý, ứng phó và làm các bản giải trình một cách kịp thời Nhiều khi chỉ là do lỗi kỹ thuật”.

Có thể thấy, dưới những yếu tố còn hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ dẫn đến những điều cản trở cho việc điều tra chứ không hẳn là các doanh nghiệp Việt Nam không hợp tác với DOC.

Dù các vụ kiện đến nay vẫn chưa có kết quả nhưng sự việc này cũng là cản trở cho việc xuất khẩu gỗ của Việt Nam khi các thị trường dè dặt hơn với gỗ có xuất xứ từ Việt Nam Theo trang Báo điện tử Chính phủ, ngày 25/10/2022 có chia sẻ: “Trong 8 tháng đầu năm 2022, trị giá xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam tới Hoa Kỳ đạt 5,5 tỷ USD, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2021”, qua đó có thể thấy được sản lượng đã có sự sụt giảm so với năm trước đó Đây là minh chứng cụ thể cho tác động tiêu cực của việc lẩn tránh xuất xứ bởi năm 2022 là năm mà vụ việc này trở nên được biết rộng rãi và cũng là thời điểm các vụ kiện từ Hoa Kỳ được công bố.

4.3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẬN DIỆN LẨN TRÁNH XUẤT XỨ

Với những hiện tượng còn mới như lẩn tránh xuất xứ trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc khoảng 5 năm trở lại đây thì đề xuất giải pháp để giảm thiểu hiện trạng này vẫn còn nhiều hạn chế do chưa mang được tính thực tiễn nhiều và chưa áp dụng được Tuy nhiên, tác giả có thu thập và tổng hợp những đề xuất của cơ quan chức năng, Hiệp hội ngành gỗ, các cá nhân có liên quan trong ngành như cán bộ kiểm lâm để từ đó đưa ra những đề xuất giải pháp dưới đây:

4.3.1 Đề xuất giải pháp cho doanh nghiệp

Trong báo cáo “Gian lận xuất xứ trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung”, tác giả chị Trịnh Thị Thu Huyền có đề cập đến việc hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện đúng quy định xuất xứ hàng hóa Tuy nhiên theo tác giả, sự việc Việt Nam bị kiện bởi các doanh nghiệp Hoa Kỳ là một bài học và cảnh báo với các doanh nghiệp Việt Nam Do đó, dưới sự hướng dẫn của các cơ quan chức năng thì các doanh nghiệp nên học hỏi, trau dồi kiến thức, xử lý thủ tục một cách đúng đắn, hơn hết là một tinh thần chủ động trong việc tham vấn, trao đổi với các cơ quan chức năng để thực hiện đúng ngay từ đầu.

Theo thông tin phỏng vấn được từ Anh Bùi Văn Son, Đội trưởng Đội kiểm lâm Cơ động và Phòng cháy chữa cháy rừng, Chi cục Kiểm lâm tỷnh Đồng Tháp : “Với kinh nghiệm của bản thân trong công tác quản lý nhà nước về gỗ, sản phẩm gỗ trước khi xác nhận nguồn gốc gỗ cho doanh nghiệp hay cá nhân thì tổ chức, cá nhân phải cung cấp hồ sơ đầy đủ theo quy định tại Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT sau khi kiểm tra hồ sơ đáp ứng theo yêu cầu tiến hành kiểm tra thực tế gỗ hoặc sản phẩm gỗ theo yêu cầu xác nhận để so sánh, đánh giá tính hợp pháp, hợp lý giữa hồ sơ và hàng hóa thực tế trước khi xác nhận vào bảng kê lâm sản và lưu giữ hồ sơ, bảng kê theo quy định”.

Qua đó, có thể thấy được nếu các doanh nghiệp cung cấp hồ sơ đầy đủ thì mới có thể giúp được các cơ quan chức năng quản lý hàng hóa dễ dàng và chuẩn xác hơn được. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng nên phát giác và tố các hành động, việc kinh doanh của các cá nhân hay doanh nghiệp nào có dấu hiệu lẩn tránh xuất xứ gỗ để bảo vệ lợi ích của mình và hơn hết là toàn ngành gỗ Các doanh nghiệp không nên theo đuổi lợi ích trước mắt, dễ dàng thu được lợi nhuận mà đánh đổi lại rủi ro cho sau này, gây cản trở tăng trưởng của ngành và hơn cả là ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác.

4.3.2 Đề xuất giải pháp cho cơ quan chức năng

Trong Điều 2, Quyết Định Phê duyệt đề án “Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ” số 824/QĐ-TTg cũng có đề cập đến các tổ chức thực hiện Đề án bao gồm: Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban Nhân dân các tỷnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Các Hiệp hội ngành hàng phối hợp với nhau để thi hành các biện pháp chống lẩn tránh PVTM, lẩn tránh xuất xứ (tham khảo phụ lục 1).

Theo đề xuất từ Anh Bùi Văn Son cũng đề cập đến việc phối hợp của các quan chức năng: “Việc ngăn chặn hành động này không thể chỉ có ngành Kiểm lâm mà phải có sự phối hợp của Hiệp hội Lâm sản Việt Nam và ngành Hải quan, bản thân các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gỗ Vì đối với cơ quan Kiểm lâm chỉ xác nhận nguồn gốc lâm sản hợp pháp, có nghĩa là lâm sản được khai thác từ đâu (rừng tự nhiên, rừng trồng, cây trồng phân tán, gỗ nhập khẩu hợp pháp từ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ) ngay từ khi doanh nghiệp nhập vào để làm nguyên liệu sản xuất thành sản phẩm gỗ xuất khẩu. Đối với nội dung của vấn đề trên Hiệp Hội lâm sản Việt Nam phải cảnh báo, nhắc nhở các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ phải khai báo trung thực về nguồn gốc và chịu trách nhiệm và hậu quả pháp lý về việc khai báo làm thủ tục Hải Quan Đối với Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập xuất cho doanh nghiệp hướng dẫn khai báo cho đúng, rõ ràng, trung thực và xác định số lượng, chủng loại hàng hóa khai báo về vị trí, địa điểm trước, trong quá trình xuất, nhập để xác minh thực tế.”

Ngày đăng: 12/10/2023, 17:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu của đề tài - Nghiên cứu lẩn tránh xuất xứ mặt hàng gỗ xuất khẩu từ việt nam trước các biện pháp phòng vệ thương mại trong bối cảnh chiến tranh thương mại hoa kỳ   trung quốc
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu của đề tài (Trang 33)
Hình 2.2: Quá trình nghiên cứu của đề tài - Nghiên cứu lẩn tránh xuất xứ mặt hàng gỗ xuất khẩu từ việt nam trước các biện pháp phòng vệ thương mại trong bối cảnh chiến tranh thương mại hoa kỳ   trung quốc
Hình 2.2 Quá trình nghiên cứu của đề tài (Trang 39)
Hình 3.1: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gỗ 10T/2022 theo thị trường - Nghiên cứu lẩn tránh xuất xứ mặt hàng gỗ xuất khẩu từ việt nam trước các biện pháp phòng vệ thương mại trong bối cảnh chiến tranh thương mại hoa kỳ   trung quốc
Hình 3.1 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gỗ 10T/2022 theo thị trường (Trang 41)
Hình 3.2: Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng gỗ 10T/2022 theo thị trường - Nghiên cứu lẩn tránh xuất xứ mặt hàng gỗ xuất khẩu từ việt nam trước các biện pháp phòng vệ thương mại trong bối cảnh chiến tranh thương mại hoa kỳ   trung quốc
Hình 3.2 Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng gỗ 10T/2022 theo thị trường (Trang 42)
Hình 3.3: Thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu mặt hàng gỗ Việt Nam – Trung Quốc từ năm 2018-2020 - Nghiên cứu lẩn tránh xuất xứ mặt hàng gỗ xuất khẩu từ việt nam trước các biện pháp phòng vệ thương mại trong bối cảnh chiến tranh thương mại hoa kỳ   trung quốc
Hình 3.3 Thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu mặt hàng gỗ Việt Nam – Trung Quốc từ năm 2018-2020 (Trang 43)
Hình 3.4: Thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu mặt hàng gỗ Việt Nam – Hoa Kỳ từ năm 2018-2020 - Nghiên cứu lẩn tránh xuất xứ mặt hàng gỗ xuất khẩu từ việt nam trước các biện pháp phòng vệ thương mại trong bối cảnh chiến tranh thương mại hoa kỳ   trung quốc
Hình 3.4 Thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu mặt hàng gỗ Việt Nam – Hoa Kỳ từ năm 2018-2020 (Trang 44)
Hình 3.5: Sản lượng xuất khẩu gỗ từ Trung Quốc sang Hoa Kỳ giai đoạn 2017-2020 - Nghiên cứu lẩn tránh xuất xứ mặt hàng gỗ xuất khẩu từ việt nam trước các biện pháp phòng vệ thương mại trong bối cảnh chiến tranh thương mại hoa kỳ   trung quốc
Hình 3.5 Sản lượng xuất khẩu gỗ từ Trung Quốc sang Hoa Kỳ giai đoạn 2017-2020 (Trang 48)
Bảng 3.2: Danh sách các mặt hàng Trung Quốc đang bị Hoa Kỳ áp dụng biện pháp chống bán phá giá và đối kháng - Nghiên cứu lẩn tránh xuất xứ mặt hàng gỗ xuất khẩu từ việt nam trước các biện pháp phòng vệ thương mại trong bối cảnh chiến tranh thương mại hoa kỳ   trung quốc
Bảng 3.2 Danh sách các mặt hàng Trung Quốc đang bị Hoa Kỳ áp dụng biện pháp chống bán phá giá và đối kháng (Trang 48)
Hình liên tục dọc theo các cạnh 20,56% - Nghiên cứu lẩn tránh xuất xứ mặt hàng gỗ xuất khẩu từ việt nam trước các biện pháp phòng vệ thương mại trong bối cảnh chiến tranh thương mại hoa kỳ   trung quốc
Hình li ên tục dọc theo các cạnh 20,56% (Trang 51)
Bảng 3.4: Bảng thống kê 10 sản phẩm gỗ có giá trị cao nhất Việt Nam nhập khẩu từ Hoa Kỳ năm 2021 - Nghiên cứu lẩn tránh xuất xứ mặt hàng gỗ xuất khẩu từ việt nam trước các biện pháp phòng vệ thương mại trong bối cảnh chiến tranh thương mại hoa kỳ   trung quốc
Bảng 3.4 Bảng thống kê 10 sản phẩm gỗ có giá trị cao nhất Việt Nam nhập khẩu từ Hoa Kỳ năm 2021 (Trang 62)
Bảng 3.5: Bảng thống kê giá trị Việt Nam nhập khẩu gỗ từ Hoa Kỳ và giá trị Việt Nam xuất khẩu gỗ sang Trung Quốc trong năm 2021 - Nghiên cứu lẩn tránh xuất xứ mặt hàng gỗ xuất khẩu từ việt nam trước các biện pháp phòng vệ thương mại trong bối cảnh chiến tranh thương mại hoa kỳ   trung quốc
Bảng 3.5 Bảng thống kê giá trị Việt Nam nhập khẩu gỗ từ Hoa Kỳ và giá trị Việt Nam xuất khẩu gỗ sang Trung Quốc trong năm 2021 (Trang 64)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w