1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại lợn minh châu, phường hà khánh, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh

73 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Hiện Quy Trình Chăm Sóc, Nuôi Dưỡng Và Phòng, Trị Bệnh Trên Đàn Lợn NáI Sinh Sản Nuôi Tại Trại Lợn Minh Châu, Phường Hà Khánh, Thành Phố Hạ Long
Tác giả Mai Ngọc Khánh
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Hoan
Trường học Đại Học Thái Nguyên
Chuyên ngành Thú Y
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 5,45 MB

Cấu trúc

  • Phần 1. MỞ ĐẦU (8)
    • 1.1. Đặt vấn đề (8)
    • 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề (9)
      • 1.2.1. Mục tiêu (9)
      • 1.2.2. Yêu cầu (9)
  • Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (10)
    • 2.1. Điều kiện cơ sở thực tập (10)
      • 2.1.1. Vị trí địa lý (10)
      • 2.1.2. Điều kiện khí hậu (0)
      • 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của trại (11)
      • 2.1.4. Cơ sở vật chất của trại (11)
      • 2.1.5. Thuận lợi và khó khăn của trại (14)
    • 2.2. Tổng quan tài liệu những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước (15)
      • 2.2.1. Những hiểu biết về quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái sinh sản 8 2.2.2. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn con theo mẹ (15)
      • 2.2.3. Những hiểu biết về phòng, trị bệnh cho vật nuôi (23)
      • 2.2.4. Những hiểu biết về những bệnh gặp tại cơ sở (25)
    • 2.3 Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước (37)
      • 2.3.1. Tổng quan các nghiên cứu trong nước (37)
      • 2.3.2. Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài (39)
    • 3.1. Đối tượng (40)
    • 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành (40)
    • 3.3. Nội dung thực hiện (40)
    • 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện (40)
      • 3.4.1. Các chỉ tiêu thực hiện (40)
      • 3.4.2. Các phương pháp thực hiện (41)
      • 3.4.3. Công thức tính và phương pháp xử lý số liệu (52)
  • Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (40)
    • 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại lợn (53)
    • 4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ (54)
      • 4.2.1. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản (54)
      • 4.2.2. Kết quả nuôi dưỡng và chăm sóc lợn con tại trại (56)
    • 4.3. Kết quả vệ sinh phòng bệnh cho lợn (58)
      • 4.3.1. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh (58)
      • 4.3.2. Kết quả phòng bệnh bằng vắc xin (60)
    • 4.4. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn tại trại (60)
      • 4.4.1. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn tại trại (60)
      • 4.4.2. Kết quả điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ (61)
      • 4.4.3. Kết quả thực hiện công tác thú y khác tại trại (62)
  • Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ (53)
    • 5.1. Kết luận (65)
    • 5.2. Đề nghị (66)

Nội dung

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Điều kiện cơ sở thực tập

Trại lợn Minh Châu được xây dựng trên địa bàn phường Hà Khánh, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh với diện tích sử dụng 8 ha trên tổng diện tích khoảng 150 ha.

Trại được xây dựng và thành lập vào năm 2013 và là trang trại gia công đầu tiên của công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam.

Phường Hà Khánh là phường năm ở phía Đông Bắc thuộc thành phố Hạ Long, cách trung tâm thành phố khoảng 5km, có địa hình dàn trải, đồi núi phức tạp, diện tích đất tự nhiên 32,7 km 2 , dân số năm 1999 là 5.336 người, mật độ dân số đạt 167 người/km².

Vùng miền: Duyên hải Bắc Bộ

- Phía Bắc Giáp xã Vũ Oai.

- Phía Tây Bắc giáp xã Thống Nhất.

- Phía Đông giáp phường Quang Hanh, xã Dương Huy.

- Phía Đông Nam giáp phường Hà Phong, phường Hà Tu, phường Hà

- Phía Tây Nam giáp phường Cao Thắng, phường Cao Xanh.

Phường Hà Khánh có đường giao thông thuận lợi nối liền với đường cao tốc 2.1.2 Điều kiện khí hậu

Phường hà khánh thuộc thành phố Hạ Long, kiểu khí hậu vùng ven biển, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa mỗi năm có 2 mùa Đông và

Nhiệt độ: Trung bình hàng năm trên địa bàn phường là 22,8 0 C

Giao động từ 15,8 - 28,5 0 C Nhiệt độ trung bình mùa hè 26,3 0 C, cao nhất là 39 0 C Nhiệt độ trung bình mùa đông là 13,7 độ C, thấp nhất là 5 độ C. Lượng mưa trung bình 2016,2 mm phân bố không đều trong năm và chia thành 2 mùa tương đối rõ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm từ 80-85% tổng lượng mưa cả năm Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ đạt 15

- 20% tổng lượng mưa của cả năm. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm tính được khoảng 84% Cao nhất có thời điểm đạt tới 88%, thấp nhất xuống đến 68%.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của trại

Trại gồm có 41 người, trong đó có:

+ 3 tổ trưởng (1 hậu bị, 1 chuồng đẻ, 1 hậu bầu)

2.1.4 Cơ sở vật chất của trại

Trang trại được xây dựng từ năm 2013 nên cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng đã khá cũ Được chủ trại và công ty luôn quan tâm và chú trọng, trong chăn nuôi luôn áp dụng khoa học công nghệ kỹ thuật tiên tiến hiện đại Khu chăn nuôi, khu nhà ở, khu nhà sinh hoạt được thiết kế riêng biệt đảm bảo an toàn sinh học Ngoài ra trại còn có hồ cá, vườn rau cùng cây ăn quả Diện tích còn lại được che phủ xanh chủ yếu là cây keo để tạo môi trường mát, không khí trong lành.

- Về cơ sở vật chất:

+ Trại có đầy đủ các thiết bị, máy móc phục vụ sinh hoạt hàng ngày như: quạt điện, bình nóng lạnh, tivi

+ Trang trại cũng chuẩn bị đồ dùng cá nhân như sữa tắm, dầu gội, bột giặt. + Cơ sở vật chất và trang thiết bị cần thiết trong chuồng, được trang trại đầu tư đầy đủ.

- Khu chăn nuôi được chia thành 2 khu riêng biệt gồm lợn nái sinh sản và lợn thịt.

- Trong vùng chăn nuôi lợn nái chất lượng cao có hơn 1.200 con lợn nái, các giống Landrace, Yorkshire, Duroc có giá trị kinh tế cao được nhập từ nước ngoài, là những giống có khả năng đề kháng cao, lai tạo giống chất lượng cao với năng suất cao Vì vậy, trang trại là nơi công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt nam sản xuất con giống bố mẹ trong toàn bộ trang trại lợn của công ty tại miền Bắc Việt Nam.

- Trong khu chăn nuôi lợn có 8 dãy nhà kín Mỗi nhà kín được chia thành 2 dãy chuồng nhỏ, diện tích mỗi chuồng 800 m 2 Trong đó, có 4 dãy chuồng lợn to, được thiết kế chuyên dụng để nuôi lợn cái hậu bị và được xây dựng tách biệt với khu chăn nuôi lợn nái.

- Chuồng thiết kế chăn nuôi công nghiệp mái được lợp bằng tôn lạnh chống nóng.

- Trong các chuồng các con giống được ngăn cách bằng thép chắn kiên cố.

- Có hệ thống điện, các quạt gió làm mát, dàn mát, điện sang, đèn điện sưởi ấm cho lợn con vào mùa Đông, vòi uống nước cho lợn tự động.

- Ngoài ra, trang trại có máy phát điện công suất lớn cung cấp điện cho hệ thống trang trại, chuồng trại trong trường hợp mất điện.

- Trang trại liên kết với công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam, quy mô 1.200 nái và 5.600 nái hậu bị.

- Hiện nay trang trại lợn Minh Châu là một trong những trang trại đạt thành tích cao của công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam trên các lĩnh vực Đây cũng là trang trại của ông bà (GP) của Công ty.

- Cơ sở hạ tầng: Được trại xây dựng khoa học và hiện đại Trước cổng có hố vôi khử trùng, xe ra vào trại được phun khử trùng Trại có các khu riêng biệt: khu sinh hoạt, khu sinh hoạt công nhân, học sinh và khu chuồng trại.

+ Khu vực sinh hoạt chung rộng rãi với đầy đủ tiện nghi nhà tắm và vệ sinh Nhà của quản trại có phòng khách để tiếp khách.

+ Khu nhà ăn chia làm 2 khu tách biệt để đảm bảo dịch bệnh.

+ Khu nhà bếp có diện tích rộng và sạch sẽ.

+ Phòng sát trùng tự động được trại xây dựng phía trước chuồng nuôi gồm 3 phòng: phòng sát trùng nam, phòng sát trùng nữ, phòng sát trùng kỹ sư Tất cả mọi người khi vào chuồng nuôi bắt buộc phải đi qua phòng sát trùng để đảm bảo an toàn trước khi vào chuồng.

+ Kho thuốc của trại thiết kế khô ráo thoáng mát: đảm bảo việc cất giữ và bảo quản các loại thuốc, vắc xin, dụng cụ kỹ thuật để phục vụ công tác chăm sóc, điều trị cho đàn lợn của trại.

Khu chuồng trại được xây kín hoàn toàn ở trên cao thoát nước dễ dàng và được bố trí tách biệt với khu sinh hoạt của công nhân, trang trại còn 1 chuồng nuôi lợn cách ly, 2 chuồng bầu, 1 chuồng nái đẻ, 2 chuồng lợn con.Mỗi ô chuồng có 5 quạt thông gió, gồm 3 quạt lớn và 2 quạt nhỏ Hệ thống có đầy đủ trang thiết bị như bóng đèn, đèn sưởi, quạt thông gió, dàn mát Ấm áp vào mùa đông và mát vào mùa hè Công ty và trang trại cung cấp đầy đủ các loại thuốc và dụng cụ chăm sóc và điều trị lợn cho từng chuồng riêng biệt.

Buồng tinh được trại trang bị các dụng cụ hiện đại như: Kính hiển vi, máy đếm số lượng tinh, cảm biến nhiệt, dụng cụ định lượng, dụng cụ hấp tiệt trùng và một số trang thiết bị khác.

Trong khu chăn nuôi, đường đi giữa chuồng và các khu khác đều được bê tông hóa và có hố sát trùng.

Tổng quan tài liệu những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước

2.2.1 Những hiểu biết về quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái sinh sản 2.2.1.1 Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái đẻ

Theo Trần Văn Phùng và cs., (2004) [15] cung cấp thức ăn cho lợn nái nuôi con phải là thức ăn có giá dinh dưỡng cao, dễ hấp thu và tiêu hóa Lựa chọn thức ăn có chất lượng tốt, không cho lợn nái ăn những thức ăn làm ảnh hưởng đến thai gây chèn ép thai sinh ra đẻ non, khó sinh, hoặc lợn con sinh ra bị chết ngạt, chết lưu Căn cứ vào sức khỏe lợn nái trước thời gian đẻ một tuần để đưa ra khẩu phần ăn hợp lý, đưa ra kế hoạch giảm dần lượng thức ăn với những lợn nái có sức khỏe tốt (giảm 1/2 lượng thức ăn trước khi đẻ 2 - 3 ngày) Đối với những lợn nái có sức khỏe yếu chỉ nên giảm dung tích thức ăn bằng cách tăng cường cho ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa Căn cứ vào sự phát triển của bầu vú và thể trạng của lợn nái sẽ quyết định chế độ dinh dưỡng cho hợp lý Khi lợn nái bắt đầu có hiện tượng cắn ổ, cho lợn nái ăn thức ăn tinh (0,65kg) Khi lợn đẻ bổ sung cho lợn ăn cháo loãng và uống nước ấm có pha muối Sau khi lợn đẻ ta vẫn tiếp tục cho lợn nái ăn khẩu phẩn ăn đã giảm trước đó và tăng lượng thức ăn lên một cách từ từ sau 4 - 5 ngày lợn đẻ cho lợn ăn theo đúng khẩu phần ăn ban đầu, để giảm thiểu hao hụt lợn mẹ trong quá trình tiết sữa và đảm bảo cho lợn con phát triển đầy đủ Cho lợn nái ăn thức ăn có mùi vị thơm ngon, chất lượng tốt dung tích nhỏ để kích thích lợn ăn.

Theo Trần Văn Phùng và cs., (2004) [15] để năng suất lợn nái đẻ nhiều,lợn con phát triển tốt và khỏe mạnh thì khâu chăm sóc lợn mẹ rất quan trọng.Cần theo dõi lợn mẹ chặt chẽ thường xuyên trong thời gian đẻ và sau khi đẻ

3-4 ngày Quan sát tổng thể tình trạng sức khỏe, bầu vú, thân nhiệt, khi phát hiện bất thường sẽ đưa ra biện pháp sử lý kịp thời Vệ sinh toàn bộ chuồng, ô chuồng, sàn chuồng, nền chuồng, quét mạng nhện sau đó phun khử tiêu độc để trống chuồng từ 3 - 5 ngày trước khi lợn nái vào đẻ Để giảm thiểu nguy cơ lợn nái mắc các bệnh đường sinh dục, lợn con mới sinh bị nhiễm khuẩn, ta cần tắm rửa vệ sinh sạch sẽ cho lợn nái 1 tuần trước khi đẻ, vệ sinh lau sạch sẽ bầu vú và âm hộ bằng cách lấy khăn sạch có thấm nước muối Chuẩn bị chuồng đẻ cho lợn trước thời gian lợn đẻ 10 - 15 ngày Sau đó di chuyển lợn nái đến chuồng đẻ để cho lợn làm quen với chuồng mới.

Theo Trần Văn Phùng và cs., (2004) [15] công việc cần thiết và rất quan trọng trong quá trình đó là việc chuẩn bị ô úm cho lợn con Đối với lợn con, nó có tác dụng đảm bảo nhiệt độ cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển sớm của lợn, giúp lợn khỏe mạnh đặc biệt vào những ngày mưa, ngày đông. Ngoài ra, ô úm phòng ngừa được việc lợn mẹ đè lợn con tạo điều kiện thuận lợi cho lợn con tập ăn Cần chuẩn bị ô úm lợn con trước ngày lợn đẻ Kích thước ô úm: 1,3m x 1,5m Phải rửa sạch ô úm, phun khử trùng và để khô ráo từ 3 - 5 ngày trước khi cho lợn con mới sinh vào.

2.2.1.2 Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái nuôi con

Theo Trần Văn Phùng và cs., (2004) [15] sử dụng thức ăn các loại rau củ quả và thức ăn tinh bột, các loại thức ăn có vi lượng khoáng cao, vitamin,thức ăn bổ sung đạm động thực vật theo đúng tiêu chuẩn quy định sẽ giúp cho lợn nái nuôi con đầy đủ cân bằng các chất dinh dưỡng, tăng sản lượng và chất lượng sữa Việc chú trọng dinh dưỡng cho lợn ngay từ trước khi lợn đẻ đến hết quá trình nuôi con là giai đoạn quyết định hiệu quả chăn nuôi lợn nái chỉ tiêu sử dụng 1 ngày cho lợn nái 3100 Kcal, protein 17%, Ca từ 0,6 - 1,2%,phospho 0,5% - 1,0%.

Lợn nái nuôi con cần được giữ thể trạng tốt hao mòn cơ thể lợn mẹ sẽ ảnh hưởng tới lượng thức ăn tiêu thụ/ngày, vì vậy cần cho lợn mẹ ăn tốt để đảm bảo sữa nuôi con và cân cân bằng thể trạng, ta cần phải có một khẩu phần ăn hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng cho lợn mẹ Theo Trần Văn Phùng và cs,

(2004) [15] Đối với lợn nái nuôi con được cho ăn như sau:

- Đối với con mẹ là nái ngoại:

+ Khi lợn cắn ổ: giảm lượng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (0,5kg) cho lợn uống nước đầy đủ.

+ Sau 2 - 3 ngày lợn đẻ: sẽ tăng lượng thức ăn hỗn hợp từ 1 - 3kg tương ứng. + Sau 4 - 7 ngày lợn đẻ : tăng lượng thức ăn hỗn hợp lên 4kg/ngày.

+ Từ ngày thứ 8 đến cai sữa lượng thức ăn sử dụng cho lợn nái được tính theo công thức: thức ăn cho nái/ngày = 2kg +(số lượng lợn con x 0,35kg/con). + Để đảm bảo lợn mẹ ăn tốt ta cho lợn ăn vào buổi sáng, trưa và chiều. + Trường hợp lợn mẹ gầy ta tăng 0,5kg thức ăn vào khẩu phần ăn cho lợn, lợn mẹ béo ta sẽ giảm đi lượng tương ứng.

Ngoài ra, ta cũng cần chú ý vào công tác cai sữa cho lợn con Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng của lợn con sau này.

+ Cách cai sữa: Giảm ăn cho lợn nái trước ngày cai sữa xuống còn 0,5kg/bữa Hôm đưa nái sang chuồng bầu cho nhịn ăn và tiêm vitamin ADE.

Theo Trần Văn Phùng và cs., (2004) [15] trong chăn nuôi công nghiệp, hầu hết lợn nái nuôi con đều bị nhốt trong các cũi đẻ, bị hạn chế vận động, dễ bị mắc bệnh sương khớp, cần cho lợn vận động, tắm nắng để nâng cao sức khỏe và sản lượng sữa của lợn mẹ Vì vậy, khi lợn sinh con từ 3 - 5 ngày trong cơ sở chăn nuôi có sân vận động ta cho lợn mẹ vận động 30 phút mỗi ngày sau đó sẽ tăng dần lên Ngoài ra cũng cần phải chú ý đến dinh dưỡng giành cho lợn mẹ các thành phần chất khoáng, đạm, vitamin trong thức ăn phải phù hợp. Yêu cầu vệ sinh chuồng trại của lợn nái nuôi con đảm bảo luôn sạch sẽ khô ráo và thoáng mát, dụng cụ chăn nuôi, máng ăn và máng uống phải đảm bảo vệ sinh, không ẩm ướt, sẽ hạn chế việc lợn mẹ nhiễm mầm bệnh từ bên ngoài Theo Trần Văn Phùng và cs., (2004) [15] nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp cho lợn nái nuôi con là 30 - 32 0 C, độ ẩm 70 - 75% Chuồng nái nuôi con cần có ô úm lợn con và ngăn tập ăn sớm cho lợn con

2.2.2 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn con theo mẹ

2.2.2.1 Đặc điểm của lợn con giai đoạn theo mẹ

Trong chăn nuôi lợn để lợn con sinh ra khỏe mạnh khối lượng lợn con to thì thời kỳ lợn mẹ mang thai cần được chăm sóc chu đáo và đầy đủ các chất dinh dưỡng, bào thai sẽ phát triển tốt.

Theo Trần Văn Phùng và cs., (2004) [15] sự phát triển của lợn phát triển tốt theo từng giai đoạn, lợn sẽ đạt khối lượng gấp 2 lần trọng lượng khi sinh khi 10 ngày, tăng gấp 4 lần khi lợn 21 ngày tuổi sau đó lần lượt tăng gấp 5 - 6 lần khi lợn 30 ngày tuổi, tăng gấp 7 - 8 lần khi lợn 40 ngày tuổi, tăng gấp 10 lần khi lợn 50 ngày tuổi, tăng gấp 12 - 14 lần khi lợn 60 ngày tuổi.

Cho lợn con tập ăn sớm sẽ giúp lợn con thích nghi với loại thức ăn khác, việc cho lợn con tập ăn trước khi cai sữa sẽ thúc đẩy bộ máy tiêu hóa phát triển nhanh và hoàn thiện sớm, lợn ít bị tiêu chảy trong giai đoạn sau cai sữa Ngoài ra, việc tập ăn sớm cho lợn còn giải quyết vấn đề lượng sữa của lợn mẹ cung cấp không đủ, sữa kém dinh dưỡng, lợn mẹ mất sữa không dõ nguyên nhân. Đặc điểm chung về giải phẫu cơ quan tiêu hoá của lợn: Cấu tạo bộ máy tiêu hoá bao gồm miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và cuối cùng là hậu môn.

Tuần đầu sau khi sinh lợn con sinh trưởng và phát triển nhanh Xong bộ máy tiêu hóa của lợn vẫn còn 1 số hạn chế và chưa hoàn chỉnh, các tuyến tiêu hóa, đặc biệt là tuyến tụy hoạt động còn yếu; dung tích của bộ máy tiêu hoá còn nhỏ, nhung mao và vi mao chưa phát triển.

Dung tích bộ máy tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa của lợn con tăng nhanh trong 2 tháng đầu: dung tích dạ dày sẽ thay đổi nhanh theo từng giai đoạn 10 ngày tuổi, 20 ngày tuổi, 2 tháng tuổi Việc tập cho lợn con ăn sớm sẽ kích thích đường tiêu hóa thành thục sớm từ đó lợn con sẽ tích lũy được nhiều thức ăn, tăng khả năng tiêu hóa các chất.

Mặc dù vậy nhưng hệ thống tiêu hóa của lợn con vẫn chưa hoàn chỉnh khi cho các loại thức ăn kém chất lượng, các loại thức ăn không phù hợp sẽ dẫn đến việc lợn con bị rối loạn tiêu hóa.

Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước

2.3.1 Tổng quan các nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam đã có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm về các bệnh sinh sản trên lợn nái Các bệnh về sinh sản gây ảnh hưởng trực tiếp đến lợn nái, giảm lượng sữa, giảm năng suất sinh sản, trường hợp bệnh lý nặng không được khắc phục và điều trị kịp thời lợn nái có thể mất khả năng sinh sản Lợn con sinh ra chậm lớn, mắc các bệnh về đường tiêu hóa, lợn còi cọc, xù lông, tỉ lệ chết cao.

Theo Trần Ngọc Bích và cs., (2016) [2] trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và có sự phân hóa đa dạng ở Việt Nam (đã tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển mạnh mẽ) cộng thêm việc chăm sóc nuôi dưỡng, khâu vệ sinh chuồng trại gia súc chưa tốt là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ viêm đường sinh dục của lợn nái sau khi sinh khá cao.

Theo Nguyễn Văn Thanh và cs., (2015) [17], cho biết: bệnh viêm tử cung là một quá trình bệnh lý phức tạp, bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân và thể hiện nhiều mức độ khác nhau Bệnh viêm tử cung là nguyên nhân chính gây rối loạn sinh sản, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng, quá trình sinh sản sau này của gia súc cái.

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs., (2002) [7], bệnh viêm tử cung do nhiều nguyên nhân gây ra: Do quá trình lợn nái sinh sản đẻ khó, khâu hộ lý trong quá trình đỡ đẻ cho lợn chưa tốt Công tác nuôi dưỡng lợn kém, khâu vệ sinh thời kỳ thời kỳ hồi phục tử cung sau khi đẻ không đảm bảo vệ sinh, các trường hợp sát nhau, lợn bị giãn cổ tử cung, âm đạo tích nước và chất bẩn Do kế phát do một số bệnh đường sinh dục: bệnh viêm âm đạo, sảy thai truyền nhiễm, phó thương hàn, bệnh lao, tử cung lộn bít tất.

Theo Trần Tiến Dũng và cs., (2002) [5], bệnh viêm tử cung thường xảy ra với gia súc sau khi đẻ Trong thời gian mang thai lợn ít vận động hoặc do kế phát một số bệnh truyền nhiễm khác Bệnh viêm tử cung làm phân hủy các tế bào và tổ chức trong tử cung gây nên hiện tượng rối loạn sinh sản ở gia súc cái, thậm chí có thể làm mất khả năng sinh sản nếu không được chữa trị kịp thời Bệnh chiếm phần lớn các bệnh viêm đường sinh dục của lợn (80%). Bệnh làm cơ thể lợn nái yếu dần dẫn đến lợn sảy thai, đẻ non, thai chết lưu từ đó dẫn đến viêm tử cung (Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ, 2004 [9]). Nhiều nghiên cứu đã cho những tổng kết về tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở lợn.

Theo Nguyễn Công Toản và cs., (2018) [26], tỷ lệ viêm tử cung ở lợn nái ngoại F1 (LxY) khác nhau giữa các lứa đẻ Nhóm có tỷ lệ mắc viêm tử cung cao nhất là nhóm lợn nái lứa đẻ trên 5 (39,68%), nhóm có tỷ lệ mắc viêm tử cung thấp nhất là nhóm lứa 2 - 5 (23,30%) và nhóm lứa 1 có tỷ lệ mắc viêm tử cung là 37,13% Mức chênh lệch về tỷ lệ viêm tử cung ở hai nhóm lứa 1 và lứa trên 5 so với nhóm lứa 2 - 5 là có ý nghĩa thống kê (P

Ngày đăng: 09/10/2023, 13:57

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1. Khẩu phần ăn của lợn nái mang thai - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại lợn minh châu, phường hà khánh, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh
Bảng 3.1. Khẩu phần ăn của lợn nái mang thai (Trang 42)
Bảng 3.2. Lịch tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn hậu bị Tuần tuổi - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại lợn minh châu, phường hà khánh, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh
Bảng 3.2. Lịch tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn hậu bị Tuần tuổi (Trang 48)
Bảng 3.4. Lịch tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn nái Tuần mang - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại lợn minh châu, phường hà khánh, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh
Bảng 3.4. Lịch tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn nái Tuần mang (Trang 51)
Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại lợn qua 3 năm - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại lợn minh châu, phường hà khánh, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh
Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại lợn qua 3 năm (Trang 53)
Bảng 4.2. Số lượng lợn trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại qua các tháng - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại lợn minh châu, phường hà khánh, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh
Bảng 4.2. Số lượng lợn trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại qua các tháng (Trang 54)
Bảng 4.3. Tình hình sinh sản của lợn nái nuôi tại trại Số lợn nái Số lợn Số lợn nái - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại lợn minh châu, phường hà khánh, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh
Bảng 4.3. Tình hình sinh sản của lợn nái nuôi tại trại Số lợn nái Số lợn Số lợn nái (Trang 55)
Bảng 4.4. Kết quả nuôi dưỡng và chăm sóc lợn con tại cơ sở Nái đẻ Lợn con Số lợn con - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại lợn minh châu, phường hà khánh, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh
Bảng 4.4. Kết quả nuôi dưỡng và chăm sóc lợn con tại cơ sở Nái đẻ Lợn con Số lợn con (Trang 56)
Bảng 4.5. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại lợn minh châu, phường hà khánh, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh
Bảng 4.5. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh (Trang 58)
Bảng 4.6. Kết quả công tác tiêm vắc xin phòng bệnh tại trại - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại lợn minh châu, phường hà khánh, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh
Bảng 4.6. Kết quả công tác tiêm vắc xin phòng bệnh tại trại (Trang 60)
Bảng 4.7. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn tại trại - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại lợn minh châu, phường hà khánh, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh
Bảng 4.7. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn tại trại (Trang 61)
Bảng 4.8. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn tại trại - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại lợn minh châu, phường hà khánh, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh
Bảng 4.8. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn tại trại (Trang 62)
Bảng 4.9. Kết quả thực hiện công tác thú y khác tại trại Số lượng Kết quả an - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại lợn minh châu, phường hà khánh, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh
Bảng 4.9. Kết quả thực hiện công tác thú y khác tại trại Số lượng Kết quả an (Trang 64)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w