1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn) thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh cho chó đến khám tại phòng khám thú cưng tài thủy phát phường ba hàng, thành phố phổ yên, tỉnh thái nguyên

64 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Hiện Các Biện Pháp Phòng Và Trị Bệnh Cho Chó Đến Khám Tại Phòng Khám Thú Cưng Tài Thủy Phát Phường Ba Hàng - Thành Phố Phổ Yên Tỉnh Thái Nguyên
Tác giả Đường Thị Thu Huyền
Người hướng dẫn GS.TS. Từ Quang Hiển
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Thú y
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 11,14 MB

Cấu trúc

  • Phần 1. MỞ ĐẦU (9)
    • 1.1. Đặt vấn đề (9)
    • 1.2. Mục tiêu và yêu cầu chuyên đề (10)
      • 1.2.1. Mục tiêu (10)
      • 1.2.2. Yêu cầu (10)
  • Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (11)
    • 2.1. Điều kiện tại cơ sở thực tập (11)
      • 2.1.1. Điều kiện tự nhiên (11)
      • 2.1.2. Mô tả sơ lược về phòng khám thú cưng (12)
    • 2.2. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước (13)
      • 2.2.1. Giới thiệu về một số giống chó được nuôi phổ biến tại thành phố Phổ Yên (13)
      • 2.2.2. Đặc điểm sinh lý của chó (18)
    • 2.3. Một số bệnh thường gặp ở chó (22)
      • 2.3.1. Bệnh đường tiêu hóa (22)
      • 2.3.2. Bệnh về hệ tiết niệu, sinh dục (25)
      • 2.3.3. Bệnh hệ hô hấp (27)
      • 2.3.4. Bệnh Ký sinh trùng (28)
      • 2.3.5. Bệnh về hệ thần kinh, vận động (29)
  • Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 23 3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian tiến hành (31)
    • 3.2. Nội dung thực hiện (31)
    • 3.3. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện (31)
      • 3.3.1. Các chỉ tiêu theo dõi (31)
      • 3.3.2. Phương pháp theo dõi (hoặc thu thập thông tin) (31)
      • 3.3.3. Phương pháp chẩn đoán bệnh (32)
      • 3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu (32)
  • Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN (33)
    • 4.1. Số lượng chó đến khám chữa bệnh tại phòng khám Thú y (33)
    • 4.2. Số lượng chó đến tiêm phòng vacxin tại phòng khám Thú y (0)
    • 4.3. Một số bệnh thường gặp ở chó mang tới khám tại phòng khám Thú y (36)
    • 4.4. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh truyền nhiễm ở chó đến khám chữa bệnh tại phòng khám Thú y (0)
      • 4.4.1. Tình hình mắc bệnh truyền nhiễm ở chó đến khám chữa bệnh ở chó tại phòng khám Thú y (0)
      • 4.4.2. Kết quả điều trị bệnh truyền nhiễm ở chó tại phòng khám Thú y (0)
    • 4.5. Số lượng chó mắc bệnh đường hô hấp đến khám chữa bệnh tại phòng khám Thú y (41)
    • 4.6. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh đường tiêu hóa ở chó đến khám chữa bệnh tại phòng khám Thú y (44)
      • 4.6.1. Số lượng chó mắc bệnh đường tiêu hóa đến khám chữa bệnh tại phòng khám Thú y (44)
      • 4.6.2. Kết quả điều trị bệnh đường tiêu hóa ở chó tại phòng khám Thú y (45)
    • 4.7. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh ký sinh trùng ở chó đến khám chữa bệnh tại phòng khám Thú y (47)
      • 4.7.1. Số lượng chó mắc bệnh ký sinh trùng theo tháng đến khám chữa bệnh tại phòng khám Thú y (47)
      • 4.7.2. Kết quả điều trị chó mắc bệnh ký sinh trùng đến khám chữa tại phòng khám Thú y (49)
  • Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ (52)
    • 5.1. Kết luận (52)
    • 5.2. Đề nghị (52)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 39 (54)

Nội dung

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Điều kiện tại cơ sở thực tập

Phòng khám thúcưng Tài Thủy Phát phường Ba Hàng - thành phố Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên nằm ở ngay gần giữa trung tâm thành phố nơi có mật độ dân cư đông nhất với địa chỉ phòng khám là số nhà 97, tổ 3, phường Ba Hàng, thành phố Phổ Yên Thành phố Phổ Yên nằm ở phía nam tỉnh Thái Nguyên và có giới hạn như sau:

Phía bắc của Phổ Yên giáp thành phố Sông Công và thành phố Thái Nguyên Phía nam tiếp giáp với thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc và huyện

Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.

Phía đông thì giáp huyện Phú Bình và huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Phía tây tiếp giáp huyện Đại Từ và huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

2.1.1.2 Điều kiện tự nhiên Địa hình đất đai: thị xã Phổ Yên thuộc vùng trung du Bắc Bộ, có đồi núi xen kẽ với đồng bằng.

Nhiệt độ không khí trung bình là 22 0 C. Độ ẩm trung bình năm caokhoảng 85%.

Lượng mưa trung bình năm là 2500mm.

Khí hậu Phổ Yên mang tính chất nhiệt đới gió mùa, kiểu thời tiết đặc trưng ở miền bắc Việt Nam Mùa hè khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông thì lạnh và khô Tuy nhiên so với khí hậu ở Hà Nội thì khí hậu nơi đây luôn mát mẻ hơn, do các khối khí nóng ẩm từ biển thổi vào, chính vì thế mùa hè mát hơn và mùa đông thì lạnh hơn.

2.1.2 Mô tả sơ lược về phòng khám thú cưng

Phòng Khám thú cưng Tài Thủy Phát phường Ba Hàng - thành phố Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyênđược đưa vào hoạt động từ năm 2016 Phòng khám được xây dựng để thực hiện việc khám chữa, điều trị bệnh cho động vật đặc biệt là chó, mèo trong khu vực thành phố Phổ Yên và các khu vực lân cận,

Phục vụ cơ sở thực hành, thực tập cho sinh viên.

Dịch vụ về chăn nuôi, khám và điều trị bệnh cho chó, mèo.

* Cơ cấu tổ chức của phòng khám:

Chủ cơ sở chị Nguyễn Thị Thủy và anh Quách Văn Tài, 2 nhân viên phụ trách chính, 1 sinh viên thực tập.

Phòng chăm sóc khách hàng và tư vấn điều trị.

Phòng chẩn đoán xét nghiệm siêu âm.

Phòng khám đã có các thiết bị để phục vụ các hoạt động về chăm sóc chẩn đoán bệnh cho thú cưng như: Máy siêu âm, kính hiển vi, tủ lạnh, máy sấy, đèn mổ và nhiều dụng cụ, thiết bị hỗ trợ khác.

* Dịch vụ Đến nay, phòng khám có các dịch vụ sau:

Khám và điều trị các bệnh như: nội khoa, sản khoa, bệnh truyền nhiễm, bệnh ngoài da, bệnh kí sinh trùng.

Dịch vụ tiêm vacxin phòng bệnh.

Siêu âm để chẩn đoán hình ảnh như: siêu âm thai, sỏi bàng quang, viêm tử cung tích mủ

Phẫu thuật: mổ đẻ, triệt sản, thông tiểu, mổ hecni, sỏi bàng quang, cắt mộng mắt,

Hướng dẫn kĩ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi Phòng khám nhận các ca cấp cứu cho vật nuôi 24/24.

Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước

2.2.1 Giới thiệu về một số giống chó được nuôi phổ biến tại thành phố Phổ Yên 2.2.1.1 Giống chó nội

Chó có tầm vóc trung bình, cao 50 - 55 cm, nặng 12 - 15 kg, có bộ lông vàng tuyền là nòi chó săn, khá tinh khôn và quấn chủ, được nuôi nhiều ở khắp các đồng quê Chó đực phối giống được lứa tuổi 15 - 18 tháng Chó cái sinh sản ở lứa tuổi 12 - 14 tháng Mỗi lứa chó cái đẻ 4 - 7 con, trung bình 5 con.

Có bộ lông đen, đốm trắng hay vàng, bụng thon, trên lưng lông mọc có một hoặc nhiều hình xoáy, hay lật theo kiểu rẽ ngôi, lông vàng xám có các đường kẻ nhạt chạy dọc theo thân Chúng rất tinh khôn và dũng cảm Chó cao

Ngoại hình đặc trưng của chó Mông Cộc là cơ thể chắc nịch, cơ bắp và chiếc đuôi cụt Tai có hình tam giác, nhọn, luôn dựng đứng Chúng có bản năng bảo vệ lãnh thổ cao và có một trí nhớ rất tốt, đặc biệt là nhớ đường. Chiều cao của chúng từ 55 - 60 cm, nặng khoảng 18 - 20 kg Chó đực 16 - 18 tháng tuổi là có thể phối giống, chó cái sinh sản ở độ tuổi 12 - 15 tháng Chó cái đẻ 5 - 8 con, trung bình 6 con (Tô Du, Xuân Giao, 2006) [5].

Fox hươu có nguồn gốc từ Pháp và là giống chó nhỏ Mõm của chúng nhỏ và dài, tai dựng đứng, lông ngắn sát thân, màu đen pha vàng, chân khẳng khiu trông giống hươu Người ta thường cắt đuôi lúc nhỏ.

Fox hươu là giống chó rất ương ngạnh và bướng bỉnh Chúng cũng rất can đảm và thích sủa nhiều Tuy đanh đá nhưng chúng rất trung thành với chủ, tình cảm, thông minh, luôn cảnh giác với vật lạ Fox hươu đực thường có chiều cao 25 - 30cm, cân nặng 4 - 5kg Chó cái cao 25 - 28cm, nặng khoảng 3

- 4kg, tuổi thọ của chúng khoảng 13 - 15 năm.

Giống chó Bắc Kinh (Pekingese):

Chó có nguồn gốc từ gia đình hoàng tộc ở Bắc Kinh, Trung Quốc Giống chó này mới được nhập vào nước ta nuôi từ năm 1986 Tầm vóc của chúng tương đối nhỏ, thấp lùn, cao 20cm, dài 38cm, nặng khoảng 5kg.

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (1992) [8], chó cái nặng khoảng 2,6 kg; chó đực3,5kg Đầu của giống chó Bắc Kinh rộng, khoảng cách giữa hai mí mắt lớn, mũi ngắn và tẹt, trên mõm nó có nhiều nếp nhăn, mặt gẫy, mắt tròn lồi đen tuyền và long lanh Tai hình quả tim cụp xuống hai bên, cổ ngắn và dầy, bờm nhiều lông dài và thẳng là đặc điểm của loài này Loài này có bộ lông pha nhiều lông màu sẫm ở mặt lưng, hông và đuôi, đuôi gập dọc theo sống lưng.

Giống chó này được lai tạo từ vùng Pomerania (Đức) Phốc sóc còn được thừa hưởng đặc điểm mõm nhọn và bộ lông dày điển hình của giống Spitz có nguồn gốc từ Bắc Cực Ban đầu, Phốc sóc có kích thức lớn hơn và có màu lông sáng hơn Cá thể lớn nhất có kích thước khoảng 13 kg và thường có màu lông trắng Chúng có thân chiều cao cân đối với chiều dài Cổ ngắng linh hoạt, đầu dài, trán hơi lồi Do quá trình tạo giống chọn tạo kích thước nhỏ làm tăng thêm đa dạng về màu lông như kem, da cam, xám, nâu đen Cân nặng 1,4

- 3kg Chiều cao 22 - 28cm (Borge và cs (2011) [24]).

Giống chó Poodle có 3 kích thước phổ biến: Toy Poodle có chiều cao tối đa khoảng 25cm khi đứng, và nặng từ 2 - 5kg khi trưởng thành Vì rất nhỏ nhắn xinh xắn nên Toy hầu như chỉ được nuôi để làm thú cưng Miniature Poodle nặng tối đa 9 kg và chiều cao tối đa khoảng 40cm Standard Poodle lớn nhất trong 8 họ Poodle với chiều cao phổ biến khoảng 40 cm, cá biệt những con cao nhất có thể cao tới 50cm và nặng tới 35kg.

Giống chó Poodle nổi tiếng vì sự tinh nghịch, vui vẻ và cực kỳ thông minh, có khả năng đi bằng 2 chân sau, biết vâng lời và nhanh nhẹn nên dễ huấn luyện (Encyclopedia Britannica (2011) [25]).

Theo Huson HJ và cs (2010) [26] chó Alaska là một nhánh của giống chó sói tuyết Bắc Cực.

Chó Alaska rất to khỏe, bền bỉ và chịu được thời tiết khắc nghiệt của vùng Bắc Cực và có khả năng phục vụ công việc kéo xe tuyết rất tốt.

Alaska thuần chủng có chiều cao trung bình từ khoảng 60cm, nặng 30 - 50kg (trong đó dòng Alaska khổng lồ có thể cao tới gần 1m và nặng 80kg). Lông của chó Alaska dày, thô nhưng mềm và bóng.

Chúng có nguồn gốc từ nước Anh, luôn dẫn đầu danh sách những giống chó được nuôi phổ biến nhất trên Thế giới, cũng như tại Việt Nam.

Chó Corgi có đôi tai dựng đứng cân đối và có hình tam giác đều, có kích thước trung bình và hơi thuôn nhọn đến một điểm tròn, lông của chúng thì thay đổi độ nhạt theo độ dày của thông (thường thì hai bên vai sẽ nhạt hơn) Giống chó này thường có chiều cao vào khoảng 25 - 30cm và cân nặng từ 9 - 13kg. Corgi là một giống chó sống rất tình cảm, cực kì năng động nên chúng thích tham gia vào các hoạt động trong gia đình và thường có xu hướng đi theo chủ Tuy chó Corgi thông minh nhưng đôi khi rất ương bướng.

2.2.2 Đặc điểm sinh lý của chó

Vũ Như Quán (2013) [17], cho biết, nhiệt độ cơ thể gia súc được đo qua trực tràng trong lúc con vật yên tĩnh được gọi là thân nhiệt Theo Vũ Như Quán (2011) [16], thân nhiệt của gia súc ổn định, chỉ thay đổi trong phạm vi hẹp tùy thuộc vào độ tuổi, trạng thái sinh lý, bệnh lý, trạng thái thần kinh của con vật, thân nhiệt của chúng cũng thay đổi theo mùa Giống sinh sản cao có thân nhiệt cao hơn giống sinh sản thấp, con non có thân nhiệt cao hơn con trưởng thành vì cường độ trao đổi chất mạnh hơn, sau khi ăn, trong thời gian động dục, khi có thai thì thân nhiệt cũng sẽ tăng lên.

Sự điều hòa thân nhiệt phụ thuộc vào mối tương quan giữa quá trình sinh nhiệt và quá trình tỏa nhiệt dưới sự điều khiển của hệ thần kinh và thể dịch.

Theo Trần Cừ và cs (1975) [2], mất cân bằng trong quá trình sinh nhiệt và tỏa nhiệt thì con vật có thể rơi vào trạng thái bệnh lý.

Một số bệnh thường gặp ở chó

2.3.1.1 Bệnh viêm dạ dày - ruột

Theo Nguyễn Văn Biện (2001) [1], viêm ruột là chỉ chứng viêm màng nhầy ruột cấp tính hay mãn tính Viêm ruột có thể xảy ra ở vùng ruột non hay lan ra cả vùng dạ dày và ruột già.

Do virus: Parvovirus, virus gây bệnh Care…

Do vi khuẩn: Escherichia coli, Salmonella spp, Clostridium spp…

Do kí sinh trùng đường ruột: Toxocaracanis, Toxascarisleonina, sán dây…

Do các nguyên sinh động vật khác như: Giardia, Toxoplasma,

Do nuốt phải các ngoại vật không tiêu hóa được hoặc ăn phải chất độc * Triệu chứng chủ yếu

Tiêu chảy đi đôi với ói mửa khi có sự viêm xảy ra ở dạ dày hoặc ruột non Đau đớn khi đi ỉa thì vùng viêm đã lan tới ruột già và trực tràng.

Phân lỏng có mùi hôi, tanh khó chịu Phân có màu xanh đậm, nâu hoặc đen thì do xuất huyết ở dạ dày, ruột non nếu phân hồng nhạt hoặc đỏ tươi thì sự xuất huyết diễn ra ở ruột già.

Sốt là hiện tượng do nhiễm trùng.

Quan sát thấy chó nằm sấp, chống khuỷu 2 chân trước xuống, nhổm cao phần bụng sau, bồn chồn khó chịu do bị đau bụng.

Có thể nghe thấy tiếng sôi bụng do nhu động ruột tăng lên hoặc do bụng đầy hơi.

Mất nước, mất điện giải: Biểu hiện da kém đàn hồi, mắt trũng sâu Mất máu dẫn đến niêm mạc mắt và niêm mạc miệng nhợt nhạt.

* Điều trị Điều trị theo nguyên tắc: Điều trị nguyên nhân kết hợp với chữa triệu chứng và trợ sức, trợ lực cho cơ thể. Điều trị nguyên nhân: Tùy nguyên nhân mà sử dụng thuốc Có thể dùng một trong số loại kháng sinh sau để điều trị: enrofloxacin, amoxicillin,

Bổ sung nước và điện giải cho cơ thể: Truyền tĩnh mạch dung dịch ringer lactat, NaCl 0,9%, glucose 5% kết hợp với truyền tĩnh mạch vitamin C. Dùng thuốc chống nôn: atropin, vincomid tiêm dưới da hoặc truyền tĩnh mạch. Cho uống thuốc làm se niêm mạc ruột, giảm số lần ỉa chảy: diosmectite. Nếu sốt có thể sử dụng thuốc hạ sốt: flunicin, anagil, gluco K-C.

Tiêm thuốc bổ trợ sức, trợ lực: B.complex, Vitamin B1, B6, B12.

Liệu trình điều trị thường 3 - 5 ngày.

Theo Nguyễn Như Pho (2003) [15], đây là bệnh lây lan nhanh và tỷ lệ chết cao, tiêu chảy nghiêm trọng, gây xuất huyết, hoại tử đường ruột hoặc viêm cơ tim.

Do Canine parvo virus type 2 (CPV2) gây ra, chúng xâm nhập và tấn công vào mạch bạch huyết vùng hầu rồi nhân lên và phát triển trên khắp cơ thể.

Mục tiêu cuối cùng là niêm mạc ruột và các mô bạch huyết.

Theo Nguyễn Bá Hiên và cs (2012) [7], bệnh ỉa chảy do Parvovirus rất đa dạng nhưng có thể chia làm 3 dạng:

+ Dạng đường ruột: dạng này phổ biến, thường mắc ở chó 6 tuần tới 1 năm tuổi.

+ Dạng tim: thường thấy ở chó 4 - 8 tuổi, biểu hiện chủ yếu là suy tim, chó thường chết bất thình lình và khó chẩn đoán.

+ Dạng kết hợp tim - ruột: thường thấy ở chó 6 - 16 tuần tuổi, chó ỉa chảy nặng, mạch yếu và lặn, thiếu máu, chó chết rất nhanh trong 24 giờ.

Sốt kéo dài từ khi bỏ ăn tới lúc tiêu chảy nặng nhất.

Thân nhiệt chỉ giảm khi chó kiệt sức và lịm dần. Ỉa chảy nặng, lúc đầu ỉa lỏng, phân loãng, thối Sau đó ỉa ra máu, phân có màu hồng hoặc đỏ tươi.

Chó gầy sút nhanh, bỏ ăn hoàn toàn sau đó suy kiệt mà chết.

Không có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh này Tuy nhiên theo Y Nhã

(1998) [14], có thể sử dụng phác đồ can thiệp để điều trị triệu chứng Việc điều trị chỉ có kết quả tốt khi phát hiện bệnh sớm. Điều trị theo nguyên tắc: Điều trị nguyên nhân kết hợp với chữa triệu chứng và trợ sức, trợ lực cho cơ thể.

Hộ lý và chăm sóc tốt: Không cho ăn các đồ ăn có mỡ, đồ ăn tanh Chăm sóc và giữ vệ sinh tốt. Điều trị nguyên nhân: Kháng sinh không điều trị được nguyên nhân virus Việc sử dụng kháng sinh là điều trị nguyên nhân vi khuẩn kế phát Tùy nguyên nhân mà sử dụng thuốc Có thể dùng một trong số loại kháng sinh sau để điều trị: amoxicillin, gentamicin…

Sử dụng kết hợp các biện pháp sau:

+ Truyền dịch nhằm bù lại lượng nước do nôn mửa, tiêu chảy Việc bù lại lượng nước phải có tính hệ thống và thường truyền qua tĩnh mạch hoặc dưới da Dung dịch này gồm nước sinh lý mặn để điều chỉnh lượng nước mất ngoài tế bào và nước sinh lý ngọt, acid amin thiết yếu để cung cấp năng lượng và protein Việc bù đắp nước phải đầy đủ, ít nhất là 20 - 30ml nước/kgP dung trong 4 ngày.

+ Truyền dịch: Glucose 5%, Ringer lactat, NaCl 0,9%.

+ Chống nôn: Atropin sulphat 0,1%, vincomid.

+ Chống vi khuẩn bội nhiễm: sử dụng kháng sinh T-5000.

+ Trợ sức, trợ lực: Vitamin B, Vitamin C.

+ Liệu trình điều trị thường kéo dài 7 - 10 ngày.

Nguyễn Bá Hiên và cs (2010) [6] cho biết, tốt nhất tiêm phòng vacxin để phòng bệnh Parvo cho chó.

2.3.2 Bệnh về hệ tiết niệu, sinh dục

Theo Tô Du và Xuân Giao (2006) [5], đẻ khó là vấn đề khá phổ biến với chó mèo, đặc biệt là những giống chó mèo nhỏ nuôi để làm cảnh Vì vậy ta phải nhận định và can thiệp kịp thời.

Do khiếm khuyết của cơ tử cung, bất thường trong quá trình biến dưỡng, xoang chậu hẹp, thai quá lớn, thai chết, tư thế thai bất thường…

Theo Huỳnh Văn Kháng (2003) [19], gia súc có nhiệt độ hạ, sau 24 giờ mà chưa thấy đẻ.

Thành bụng co thắt mạnh từ 1 đến 2 giờ mà không thấy thai nào ra. Đã đẻ được mà con tiếp theo sau 1 đến 2 giờ không thấy ra tiếp.

Mang thai quá lâu mà chưa thấy đẻ (> 60 ngày).

Tiền sử đẻ khó, con ra không hết, bị vướng lại.

Tiêm oxytocin, sau 30 phút chưa thấy đẻ được thì tiêm thêm một mũi nữa.

Mổ đẻ: gây mê rồi mổ và lấy thai ra.

2.3.3.1 Bệnh viêm phế quản, phổi

Bệnh đặc trưng là sự rối loạn hô hấp, giảm oxy máu, gây ảnh hưởng tới triệu chứng toàn thân.

Nguyên nhân đa dạng nhưng thường do kế phát bệnh viêm đường hô hấp trên

Do virus: như Canine distenpa - Adeno virus I, II tác động lên đoạn cuối đường hô hấp tạo điều kiện cho các nhiễm trùng thứ phát.

Các loại vi khuẩn thường thấy: Mycobacterium tuberculosis,

Do nấm: Aspergillus, hoặc do kí sinh trùng xâm nhập phế quản.

Do ngoại vật đi vào: cát, bụi…

Chó lừ đừ, bỏ ăn, ho ngắn và sâu Có biểu hiện khó thở, thở nhanh và nông, thở thể bụng, phồng môi để thở Quan sát thấy chó tím tái, nhất là lúc vận động Mũi chảy mủ trắng, xanh Sốt cao.

* Điều trị: Để con vật nằm chỗ ấm áp, kín gió, tránh vận động mạnh.

Tiêm kháng sinh: amoxicillin, gentamicin, tylosin, doxycilin,

Ho, khó thở tiêm thêm bromhexine.

Tăng cường trợ sức trợ lực: truyền dịch và tiêm thuốc bổ như B.complex, vitamin B1, B6, B12.

Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2016) [9], do các loại kí sinh trùng kí sinh trên da như ghẻ Sarcoptes, ghẻ Demodex… tấn công vào gây ngứa ngáy, khó chịu, rụng lông, mụn mủ…

Rụng lông, viêm da, trên da xuất hiện các nốt đỏ sau đó thành mụn mủ,con vật thường lấy chân gãi do ngứa ngáy khó chịu Mùi lông bốc ra hôi hám.Mueller R.S và cs (2011) [27] cho biết: trường hợp bị Demodicosis nặng có thể có hạch to, hôn mê và sốt do nhiễm khuẩn da kế phát nặng, con vật đau đớn.Sudan V và cs (2013) [28] cho biết: tổn thương da trên mặt, tai, cổ,chân, bụng và lưng, có mùi hôi tanh Chó đờ đẫn không còn nhanh nhẹn, mệt mỏi, ủ rũ, gầy mặc dù ăn rất nhiều.

Ba ngày đầu tiêm kháng sinh chữa triệu chứng: amoxicillin, dùng dexamethasone, prednisolon tiêu viêm.

Tiêm thuốc trị kí sinh trùng: ivermectin, doramectin Tiêm tuần một lần, từ 3 tới 5 tuần Vitamin ADE kích thích mọc lông.

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 23 3.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian tiến hành

Nội dung thực hiện

Thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho chó đến khám, chữa bệnh tại phòng khám và chăm sóc thú cưng Tài Thủy Phát phường Ba Hàng - thành phố Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên.

Chẩn đoán và điều trị bệnh cho chó đến khám và chữa bệnh tại phòng khám và chăm sóc thú cưng Tài Thủy Phát phường Ba Hàng - thành phố PhổYên - tỉnh Thái Nguyên.

Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện

3.3.1 Các chỉ tiêu theo dõi

Số lượng chó đến khám chữa bệnh tại phòng khám.

Kết quả tiêm phòng vacxincho chó tại phòng khám.

Số lượng mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh ký sinh trùng, bệnh nội khoa, bệnh sản khoa, bệnh ngoại khoa ở chó đến khám chữa bệnh tại phòng khám. Kết quả của chẩn đoán và điều trị bệnh cho chó tại phòng khám.

3.3.2 Phương pháp theo dõi (hoặc thu thập thông tin)

3.3.2.1 Phương pháp theo dõi số lượng chó đến khám chữa bệnh tại phòng khám Để theo dõi số lượng chó đến khám, chữa bệnh tại phòng khám Thú cưng Tài Thủy Phát phường Ba Hàng - thành phố Phổ Yên - tỉnh TháiNguyên, em tiến hành ghi chép số liệu hàng ngày vào nhật ký thực tập.

3.3.2.2 Kết quả tiêm phòng cho chó tại phòng khám

Hàng ngày tiến hành ghi chép số liệu chó đến tiêm phòng vắc-xin, loại vắc-xin tiêm phòng.

3.3.2.3 Phương pháp xác định nhiễm bệnh, cách phòng trị bệnh cho chó Tiến hành theo dõi hàng ngày, thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán phi lâm sàng để xác định tình hình nhiễm bệnh trên chó rồi mới tiến hành đưa ra kết luận bệnh, sau đó kê đơn, điều trị, tiếp tục theo dõi và ghi chú lại những lưu ý trong quá trình điều trị cho con vật.

3.3.3 Phương pháp chẩn đoán bệnh Đối với các bệnh về đường hô hấp ta có thể sử dụng các phương pháp chẩn đoán như: nhìn, sờ, nắn, gõ và nghe.

Sử dụng các phương pháp chẩn đoán như: xét nghiệm máu, phân, da đối với các do bệnh truyền nhiễm, bệnh nội khoa và các bệnh do kí sinh trùng gây ra.

3.3.4 Phương pháp xử lý số liệu

Theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (2008)

[23] và phần mềm Excel 2013 ta có các công thức sau:

Tổng số con mắc bệnh x100 Tổng số con theo dõi

Tổng số con khỏi bệnh x100 Tổng số con điều trị

- Tỷ lệ khỏi bệnh (%) - Tỷ lệ mắc bệnh (%)

Ngày đăng: 09/10/2023, 13:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 4.3. Tỷ lệ chó mắc các loại bệnh - (Luận văn) thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh cho chó đến khám tại phòng khám thú cưng tài thủy phát phường ba hàng, thành phố phổ yên, tỉnh thái nguyên
Bảng 4.3. Tỷ lệ chó mắc các loại bệnh (Trang 36)
Bảng 4.3 cho thấy trong 493 trường hợp đến khám tại phòng khám thì bệnh nội khoa chiếm tỷ lệ mắc bệnh 34,89% cao nhất ứng với 172 trường hợp - (Luận văn) thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh cho chó đến khám tại phòng khám thú cưng tài thủy phát phường ba hàng, thành phố phổ yên, tỉnh thái nguyên
Bảng 4.3 cho thấy trong 493 trường hợp đến khám tại phòng khám thì bệnh nội khoa chiếm tỷ lệ mắc bệnh 34,89% cao nhất ứng với 172 trường hợp (Trang 36)
Bảng 4.4. Số lượng chó mắc bệnh truyền nhiễm theo tháng - (Luận văn) thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh cho chó đến khám tại phòng khám thú cưng tài thủy phát phường ba hàng, thành phố phổ yên, tỉnh thái nguyên
Bảng 4.4. Số lượng chó mắc bệnh truyền nhiễm theo tháng (Trang 38)
Bảng 4.5. Kết quả điều trị chó mắc bệnh truyền nhiễm - (Luận văn) thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh cho chó đến khám tại phòng khám thú cưng tài thủy phát phường ba hàng, thành phố phổ yên, tỉnh thái nguyên
Bảng 4.5. Kết quả điều trị chó mắc bệnh truyền nhiễm (Trang 39)
Bảng 4.6. Số lượng chó mắc bệnh đường hô hấp theo tháng - (Luận văn) thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh cho chó đến khám tại phòng khám thú cưng tài thủy phát phường ba hàng, thành phố phổ yên, tỉnh thái nguyên
Bảng 4.6. Số lượng chó mắc bệnh đường hô hấp theo tháng (Trang 41)
Bảng 4.7. Kết quả điều trị cho chó mắc một số bệnh đường hô hấp - (Luận văn) thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh cho chó đến khám tại phòng khám thú cưng tài thủy phát phường ba hàng, thành phố phổ yên, tỉnh thái nguyên
Bảng 4.7. Kết quả điều trị cho chó mắc một số bệnh đường hô hấp (Trang 43)
Bảng 4.8. Số lượng chó mắc bệnh đường tiêu hóa theo tháng - (Luận văn) thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh cho chó đến khám tại phòng khám thú cưng tài thủy phát phường ba hàng, thành phố phổ yên, tỉnh thái nguyên
Bảng 4.8. Số lượng chó mắc bệnh đường tiêu hóa theo tháng (Trang 44)
Bảng 4.9. Kết quả điều trị chó mắc bệnh đường tiêu hóa Chỉ - (Luận văn) thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh cho chó đến khám tại phòng khám thú cưng tài thủy phát phường ba hàng, thành phố phổ yên, tỉnh thái nguyên
Bảng 4.9. Kết quả điều trị chó mắc bệnh đường tiêu hóa Chỉ (Trang 45)
Bảng 4.10. Số lượng chó mắc bệnh ký sinh trùng theo tháng Ghẻ Demodex canis Ghẻ Sarcoptes canis Tháng - (Luận văn) thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh cho chó đến khám tại phòng khám thú cưng tài thủy phát phường ba hàng, thành phố phổ yên, tỉnh thái nguyên
Bảng 4.10. Số lượng chó mắc bệnh ký sinh trùng theo tháng Ghẻ Demodex canis Ghẻ Sarcoptes canis Tháng (Trang 47)
Bảng 4.11. Kết quả điều trị chó mắc một số bệnh ký sinh trùng - (Luận văn) thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh cho chó đến khám tại phòng khám thú cưng tài thủy phát phường ba hàng, thành phố phổ yên, tỉnh thái nguyên
Bảng 4.11. Kết quả điều trị chó mắc một số bệnh ký sinh trùng (Trang 49)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w