ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 27 3.1 Đối tượng nghiên cứu
Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: trại lợn giống hạt nhân thuộc công ty Thiên Thuận Tường - Cẩm Phả - Quảng Ninh.
- Thời gian thực tập: từ ngày 19/06/2021 đến ngày 19/12/2021.
Nội dung thực hiện
- Nhận xét, đánh giá tình hình chăn nuôi của trại lợn.
- Áp dụng kỹ thuật chăn nuôi, phòng và trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trang trại.
- Thực hiện một số hoạt động, công tác khác ngoài chuồng trại.
Các chỉ tiêu, phương pháp theo dõi tình hình
3.4.1 Các chỉ tiêu thực hiện
- Cơ cấu, tình hình chăn nuôi đàn nái sinh sản tại trại
- Tham gia thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc, đỡ đẻ cho lợn nái của trại.
- Các công tác vệ sinh, phòng bệnh tại trại.
- Lịch tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn nái và lợn con theo mẹ tại trại.
- Theo dõi tỷ lệ mắc bệnh của nái đẻ trong trại.
- Thực hiện công tác chẩn đoán, điều trị bệnh trên đàn lợn nái và lợn con theo mẹ của trại.
3.4.2.1 Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại
Em đã tiến hành thu thập thông tin, số liệu từ trại trong suốt quá trình thực tập để có những đánh giá thiết thực và khách quan.
3.4.2.2 Quy trình đỡ đẻ cho lợn nái tại trại
Lợn nái bắt đầu đẻ có biểu hiện toàn thân co bóp, lúc này áp lực bên trong tăng cao đẩy thai ra ngoài Thời gian đẻ có thể kéo dài từ 1 - 6 giờ, nếu quá 6 giờ ta cần xem xét các biện pháp kịp thời. Đỡ đẻ lợn thì một tay cầm phần thân lợn con, lấy khăn khô lau vuốt dịch nhờn ở mũi và miệng ra trước để lợn thở được sau đó vuốt thân và 2 chân sau Cho lợn con vào lồng úm đã có sẵn bóng điện được thắp, đảm bảo nhiệt độ là 33 - 35°C.
Nếu thấy có hiện tượng đẻ khó thì tiến hành can thiệp lấy lợn con ra. Khi can thiệp cần sát trùng tay và bôi dung dịch bôi trơn Phải theo dõi lợn đến khi nái đẻ xong.
* Quy trình chăm sóc lợn con sau sinh : - 1 ngày : cắt đuôi.
- 2 ngày : mài nanh, tiêm sắt previron.
- 4 ngày : cho uống cầu trùng (novacoc 5%), thiến lợn đực.
- 4 - 5 ngày: cho lợn con tập ăn cám, cám sử dụng là cám máu 1912 -
IP của công ty Cargill.
- 7 ngày: tiêm vắc xin suyễn + glasser cho lợn.
- 14 ngày: tiêm vắc xin tai xanh.
- 21 ngày: tiêm nhắc lại vắc xin suyễn + glasser.
- 28 ngày : tiêm vắc xin Cicro.
Trong thời gian chăm sóc lợn con thấy có lợn con có thể trạng gầy hơn những con cùng lứa thì cho ăn thêm sữa và những con có triệu chứng tiêu chảy thì tiến hành điều trị ngay.
3.4.2.3 Chẩn đoán và điều trị bệnh gặp trên đàn lợn nái tại trại Để điều trị bệnh cho đàn lợn đạt hiệu quả cao, thì việc phát hiện bệnh kịp thời và chính xác giúp ta đưa ra được phác đồ điều trị tốt nhất làm giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian sử dụng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế Vì vậy, hàng ngày em và cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm tra, theo dõi đàn lợn ở tất cả các ô chuồng để phát hiện ra những con bị ốm Trong thời gian thực tập em đã được tham gia và điều trị một số bệnh sau:
- Triệu chứng: lợn đẻ 2 - 3 ngày, sốt nhẹ, giảm ăn hay bỏ ăn, có dịch nhầy chảy ra từ âm hộ,âm hộ mở, màu trắng đục hoặc màu phớt vàng, có mùi hôi tanh
- Chẩn đoán: bệnh viêm tử cung ở lợn nái
- Điều trị: có thể dùng:
+ Thụt rửa tử cung bằng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) 2 lít/con hòa với oxytocin 2ml/con + enrofloxacin 3ml/con + amox 20g/con thụt rửa 3 ngày liên tục
+ Tiêm oxytocin: 2ml/con/lần ngày 1 lần.
+ Tiêm gentamox : 1ml/10kg TT, tác dụng kéo dài trong 48 giờ, tiêm bắp cổ.
+ Kết hợp với chăm sóc, hộ lý và vệ sinh chuồng trại tốt.
+ Liệu trình điều trị từ 3-5 ngày.
- Triệu chứng: Bệnh xảy ra sau khi đẻ 4 - 5 giờ cho đến 7 - 10 ngày, có con đến một tháng Vú sưng đỏ, sờ vào thấy hơi nóng, hơi cứng, ấn vào lợn nái có phản ứng đau.
Lợn nái giảm ăn hoặc bỏ ăn, nằm một chỗ, sốt cao 40,5 o C - 42 o C kéo dài trong suốt thời gian viêm Vắt sữa ở những vú bị viêm thấy sữa loãng, trong sữa có cặn hoặc cục sữa vón lại, xuất lợn cợn có mủ đôi khi có máu. Lợn con thiếu sữa kêu la, chạy vòng quanh mẹ đòi bú, lợn con ỉa chảy, xù lông, gầy nhanh, tỷ lệ chết cao từ 30 đến 100%.
- Chẩn đoán : bệnh viêm vú.
+ Phong bế giảm đau bầu vú bằng cách chườm nước đá lạnh để giảm sưng, giảm đau, mỗi ngày vắt cạn vú viêm 4 - 5 lần tránh lây lan sang vú khác. + Điều trị toàn thân: Điều trị liên tục trong 3 – 5 ngày.
- Triệu chứng: Con vật đứng nằm không yên, sốt, thích uống nước, sản dịch chảy ra màu nâu, thối khắm.
- Chẩn đoán: Bệnh sát nhau hoặc sót con ở lợn nái.
- Điều trị: Tiêm oxytocin dưới da để kích thích co bóp tử cung cho nhau còn sót lại đẩy ra ngoài hết Sau khi nhau thai ra dùng nước muối sinh lý 0,9% để rửa tử cung, 03 chai/ngày, thụt trong ba ngày liên tục Tiêm kháng sinh đề phòng viêm nhiễm.
+ Oxytocin: 2ml/con liên tục 3 ngày.
+ Gentamox : 1ml/10kg TT liên tục từ 3-5 ngày.
3.4.4 Phương pháp xử lý số liệu
- Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = x 100
- Tỷ lệ lợn khỏi (%) = ∑ số con điều trị x 100
* Các số liệu thu thập được xử lý trên phần mềm excel và sử dụng máy tính cầm tay.