1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn) nghiên cứu hiện trạng chất thải rắn tại các chợ trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên và sử dụng phế phẩm từ cá để sản xuất phân bón hữu cơ ứng dụng cho cây rau

89 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 6,65 MB

Cấu trúc

  • Phần I: MỞ ĐẦU (11)
    • 1.1. Đặt vấn đề (11)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (12)
    • 1.3. Phạm vi nghiên cứu (13)
    • 1.4. Ý nghĩa của đề tài (13)
    • 1.5. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu (14)
  • Phần II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU (15)
    • 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài (15)
      • 2.1.1. Tổng quan về chất thải rắn (15)
        • 2.1.1.1. Khái niệm chung về chất thải rắn (15)
        • 2.1.1.3. Thành phần và phân loại chất thải rắn sinh hoạt (16)
        • 2.1.1.4. Lợi ích của chất thải rắn (17)
        • 2.1.1.5. Ảnh hưởng của CTR tới sức khỏe của con người (17)
      • 2.1.2. Hiện trạng quản lý, xử lý CTR trên thế giới và ở Việt Nam (18)
        • 2.1.2.1. Tổng quan về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới (18)
        • 2.1.2.2. Tổng quan về quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam (22)
        • 2.1.2.3. Tình hình quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam (27)
      • 2.1.3. Tình hình xử lý rác thải tại các khu vực chợ (30)
        • 2.1.3.1. Khái niệm và phân loại chợ (30)
        • 2.1.3.2. Tình trạng rác thải tại các khu chợ ở nước ta hiện nay (32)
      • 2.1.4. Phân bón hữu cơ sinh học và vai trò trong phát triển nông nghiệp (34)
        • 2.1.4.1. Khái niệm phân hữu cơ sinh học (34)
        • 2.1.4.3 Giá trị của phân bón hữu cơ sinh học (36)
        • 2.1.4.4 Một số phân hữu cơ sinh học đã được sản xuất (36)
        • 2.1.4.5. Một số vấn đề về sản xuất và ứng dụng phân bón vi sinh tại Việt Nam (40)
      • 2.1.5. Chế phẩm EM (41)
        • 2.1.5.2. Thành phần vi sinh vật trong chế phẩm EM (41)
        • 2.1.5.3. Một số ứng dụng của chế phẩm EM (42)
        • 2.1.5.4. Một số chế phẩm EM được sản xuất tại Việt Nam (47)
      • 2.1.6. Một số hiểu biết về thành phần dinh dưỡng của sản phẩm thừa từ cá (49)
    • 2.2. Cơ sở thực tiễn (51)
      • 2.2.1. Hiện trạng hoạt động cuả các chợ trên địa bàn huyện Phú Bình (51)
      • 2.2.2. Tình hình sản xuất phân hữu cơ trên thế giới (51)
      • 2.2.3. Tình hình sản xuất phân hữu cơ ở Việt Nam (51)
  • PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42 3.1. Đối tượng nghiên cứu (52)
    • 3.2. Nội dung nghiên cứu (52)
    • 3.3. Phương pháp nghiên cứu (52)
      • 3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm, lấy mẫu và phân tích mẫu (52)
      • 3.3.2 Phương pháp điều tra, thu thập thông tin (53)
        • 3.3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp (53)
        • 3.3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp (53)
      • 3.3.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu (54)
  • PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (55)
    • 4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Phú Bình (55)
      • 4.1.1. Điều kiện tự nhiên (55)
        • 4.1.1.1. Vị trí địa lý (55)
        • 4.1.1.2. Khí hậu và thuỷ văn (57)
        • 4.1.1.3. Dân số và nguồn lao động (58)
      • 4.1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội (59)
    • 4.2. Hiện trạng hoạt động của các chợ trên địa bàn huyện Phú Bình (60)
    • 4.3. Thực trạng rác thải sinh hoạt tại các chợ trên địa bàn huyện Phú Bình (63)
      • 4.3.1. Nguồn phát sinh rác thải (63)
      • 4.3.2. Thành phần rác thải (64)
    • 4.4. Thực trạng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt các chợ trên địa bàn huyện Phú Bình (68)
      • 4.4.1 Thực trạng thu gom rác thải tại các chợ trên địa bàn huyện Phú Bình (68)
      • 4.4.2. Thái độ của nhà quản lý, công nhân thu gom và hộ gia đình đối với công tác quản lý rác thải sinh hoạt (69)
        • 4.4.2.1. Thái độ của nhà quản lý (69)
        • 4.4.2.2 Thái độ của người thu gom (69)
        • 4.4.2.3. Thái độ của các hộ kinh doanh (69)
    • 4.5. Đề xuất biện pháp quản lý rác (70)
    • 4.6. Kết quả nghiên cứu tử nghiệm ủ phân hữu cơ từ chất thải thực phẩm với chế phẩm EM2 và một số loại men tự nhiên (71)
      • 4.6.1. Đánh giá cảm quan (71)
      • 4.6.2. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa học (73)
        • 4.6.2.1. Ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi hàm lượng đạm (74)
        • 4.6.2.2 Ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi hàm lượng lân (75)
        • 4.6.2.3 Ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi hàm lượng Kali (76)
        • 4.6.2.4 Ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi PH (77)
        • 4.7.1.2. Ảnh hưởng của phân bón lên sự tăng chiều cao của cây (79)
        • 4.7.1.3. Ảnh hưởng của phân bón lên năng suất của cây (80)
  • Phần V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (82)
    • 5.1. Kết luận (82)
    • 5.2. Kiến nghị (82)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 70 (84)
  • PHỤ LỤC........................................................................................................ 72 (86)

Nội dung

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu

- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Phú Bình

- Điều tra, xác định số lượng, đánh giá, phân loại thành phần, tỷ lệ chất thải thực phẩm tại các chợ trên địa bàn huyện Phú Bình

- Nghiên cứu thử nghiệm ủ phân vi sinh bằng chế phẩm EM2

- Khảo nghiệm đánh giá hiệu lực của phân bón lá chế biến từ sản phẩm thừa của cá trên cây rau mùng tơi

Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm, lấy mẫu và phân tích mẫu

* Phương pháp ủ thủ công có đảo trộn (cải tiến trên cơ sở phương pháp cổ truyền của dân)

- Bố trí các thí nghiệm : gồm 4 công thức

+ CTĐC: 300ml nước + 1kg cá + 50ml rỉ đường (Đ/C)

- Các công thức bố trí ở cùng một thời điểm; nhiệt độ, pH tự nhiên Đánh giá cảm quan và phân tích 1 số chỉ tiêu hóa học sau, 5 tuần

+ Xác định đạm tổng số

Chế biến hỗn hợp dịch đã phân hủy thành sản phẩm phân hữu cơ sinh học thông qua phối trộn: Dung dịch sau ủ cá bằng men + (5%N, 3% P; 1% K)

* Bố trí thí nghiệm đồng ruộng để đánh giá hiệu lực của phân bón chế biến từ sản phẩm thừa của cá:

- Gieo hạt 20 ngày sau đó lấy cây con cấy ra ruộng rau.

- Chia rau trồng thành 4 luống, mỗi luống có diện tích 140cm x 140cm, khoảng cách giữa các cây trồng là 10cm, số lượng cây mỗi liếp là 10 x 10 = 100 cây.

+ CTĐC- chỉ sử dụng phân bón lót + xịt nước (Đ/c)

+ CT1 - Dung dịch sau ủ cá Tra bằng chế phẩm EM2(1.5l EM2/1 kg cá ) + CT2- Dung dịch sau ủ cá Tra bằng Tra bằng chế phẩm EM2(2l

+ CT3- Dung dịch sau ủ cá Tra bằng Tra bằng chế phẩm EM2(2.5l EM2/1kg cá )

Chế độ tưới nước: 2 lần / ngày (tùy vào thời tiết mà điều chỉnh lượng nước tưới thích hợp.

Chế độ bón phân: bón tăng dần theo độ tuổi của cây, lần lượt với các mức: 10ml, 30ml, 70ml, 90ml; cứ cách 3 ngày tưới 1 lần

Chế độ ánh sáng, nhiệt độ, thời tiết, độ pH đều giống nhau

3.3.2 Phương pháp điều tra, thu thập thông tin

3.3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:

+ Thu thập, tổng hợp tài liệu có liên quan như: hiện trạng rác thải, công tác thu gom, vận chuyển thông qua các cơ quan của huyện Phú Bình

+ Các số liệu thu thập thông qua ban quản lý chợ.

+Tìm hiểu qua sách báo, mạng internet…

3.3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

+ Phương pháp khảo sát thực địa để thấy được tình hình chung về rác thải trên địa bàn.

+ Phương pháp xác định lượng thải bình quân của các hộ kinh doanh/ phiên chợ: Tiên hành điều tra 13 chợ mỗi chợ 4 phiếu Các phiếu được phỏng vấn ngẫu nhiên để theo dõi được thuận lợi và dễ dàng.

+ Phương pháp lấy mẫu: Trung bình mỗi tuần đến các chợ lấy 1 lần, mỗi lần lấy 3kg sau đó phân loại rác theo các thành phần Cân đo đong, đếm để tính % và lượng thải trung bình của các lần lấy mẫu.

+ Từ kết quả cân thực tế rác từ các hộ kinh doanh tại các chợ, tính được lượng rác thải trung bình của 1 hộ/ ngày.

+ Phương pháp đo đếm các chỉ tiêu nghiên cứu thí nghiệm trên cây rau: Chiều cao (cm): đo từ gốc đến phần cao nhất của cây

Khối lượng (kg): cân toàn bộ cây

3.3.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

+ Tổng hợp tất cả các số liệu thu thập được từ các phương pháp trên+ Xử lý số liệu bằng Excel.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Phú Bình

Hình 4.1: Bản đồ hành chính huyện Phú Bình

Phú Bình là một huyện trung du của tỉnh Thái Nguyên Huyện Phú Bình nằm ở phía nam của tỉnh, trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 26 km, cách thị xã Bắc Ninh 50km Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 249,36 km2 Dân số năm 2008 là 146.086 người, mật độ dân số 586 người/km 2 [21] Địa hình của Phú Bình thuộc nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng và nhóm cảnh quan hình thái địa hình gò đồi Nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng, kiểu đồng bằng aluvi, rìa đồng bằng Bắc Bộ, với độ cao địa hình 10- 15m Kiểu địa hình đồng bằng xen lẫn đồi núi thoải dạng bậc thềm cổ có diện tích lớn hơn, độ cao địa hình vào khoảng 20-30m và phân bố dọc sông Cầu. Nhóm cảnh quan hình thái địa hình gò đồi của Phú Bình thuộc loại kiểu cảnh quan gò đồi thấp, trung bình, dạng bát úp, với độ cao tuyệt đối 50-70m Trước đây, phần lớn diện tích nhóm cảnh quan hình thái địa hình núi thấp có lớp phủ rừng nhưng hiện nay lớp phủ rừng đang bị suy giảm, diện tích rừng tự nhiên hầu như không còn Địa hình của huyện có chiều hướng dốc xuống dần từ Đông Bắc xuống Đông Nam, với độ dốc 0,04% và độ chênh lệch cao trung bình là 1,1 m/km dài Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 14m, thấp nhất là 10m thuộc xã Dương Thành, đỉnh cao nhất là Đèo Bóp, thuộc xã Tân Thành, có chiều cao 250 m Diện tích đất có độ dốc nhỏ hơn 8% chiếm đa số, nên địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc trồng lúa nước Địa hình có nhiều đồi núi thấp cũng là một lợi thế của Phú Bình, đặc biệt trong việc tạo khả năng, tiềm năng cung cấp đất cho xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, công trình thủy lợi, khu công nghiệp.

Trên địa bàn Huyện Phú Bình có Quốc lộ 37 chạy qua với khoảng17,3km, nối liền huyện với các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang (khu công nghiệp Đình Trám, tỉnh Bắc Giang) Ngoài ra còn có khoảng 35,1 km tỉnh lộ chạy qua địa bàn huyện (5 km ĐT261; 9,9 km ĐT266; 5,5 km ĐT261C; 14,7 km ĐT269B) Hệ thống Quốc lộ và Tỉnh lộ nêu trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông của huyện với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh Hiện nay dự án đường giao thông nối từ Quốc lộ 3 đi Điềm Thuỵ đã được UBND tỉnh cho điều chỉnh, bổ sung vòa quy hoạch mạng lưới giao thông của tỉnh Sở Giao thông vận tải đang tiến hành lập dự án đầu tư với qui mô đường cấp cao đô thị lộ giới 42m Đây là tuyến đường nối liền KCN Sông Công, KCN phía Bắc huyện Phổ Yên với các KCN của huyện Phú Bình Do vậy, khi hoàn thành nó sẽ tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho vận tải, lưu thông hàng hoá, phát triển kinh tế xã hội của huyện cũng như liên kết kinh tế với địa phương bạn và các tỉnh khác Ngoài ra, một dự án xây dựng đường dài 10,3 km, rộng

120 m, nối đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên với Phú Bình, đi qua Tổ hợp dự án khu công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và dịch vụ Yên Bình đang được phê duyệt và xúc tiến đầu tư Khi tuyến đường này hoàn thành hứa hẹn sẽ tạo ra sự đột phá cho sự phát triển kinh tế của huyện.

4.1.1.2 Khí hậu và thuỷ văn

Khí hậu của Phú Bình mang đặc tính của khí hậu của miền núi trung du Bắc Bộ Khí hậu của huyện thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, gồm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng tư năm sau Mùa hè có gió Đông Nam mang về khí hậu ẩm ướt Mùa đông có gió mùa Đông Bắc, thời tiết lạnh và khô.

Theo số liệu của Tổng cục Khí tượng Thủy văn, nhiệt độ trung bình hàng năm của huyện giao động khoảng 23,1 o – 24,4 o C Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6 – 28,9 o C) và tháng lạnh nhất (tháng 1 – 15,2 o C) là 13,7 o C Tổng tích ôn hơn 8.000 o C Tổng giờ nắng trong năm giao động từ

1.206 – 1.570 giờ Lượng bức xạ 155Kcal/cm 2

Lượng mưa trung bình năm khoảng từ 2.000 đến 2.500 mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1 Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 81-82% Độ ẩm cao nhất vào tháng 6, 7, 8 và thấp nhất vào tháng 11, 12.

Có thể nói điều kiện khí hậu – thủy văn của Phú Bình khá thuận lợi cho việc phát triển các ngành nông, lâm nghiệp với các cây trồng vật nuôi thích hợp với địa bàn trung du.

4.1.1.3 Dân số và nguồn lao động

Theo số liệu do Phòng Thống kê và Phòng Lao động – Thương binh và

Xã hội huyện Phú Bình cung cấp, tính đến cuối năm 2008, dân số của toàn huyện Phú Bình là 146.086 người, với mật độ dân số trung bình là 586 người/ km 2 Mật độ dân số không đều giữa các xã trong huyện, các xã có mật độ dân số cao trên 1000 người/km 2 là Nhã Lộng, Thanh Ninh và Hà Châu Các xã có mật độ dân số thấp dưới 400 người/km 2 gồm Bàn Đạt, Tân Khánh, Tân Kim và Tân Thành.

Trong số 146.086 nhân khẩu có 83.269 người trong độ tuổi lao động, trong đó có 78.886 lao động đang làm việc trong nền kinh tế Đây vừa là nguồn lực cho phát triển kinh tế, vừa là sức ép đối với vấn đề lao động và việc làm của huyện trong những năm triển khai quy hoạch Năm 2008 có 2.266 lao động được giải quyết việc làm, 2.765 lao động được đào tạo nghề Phân theo ngành, năm 2008 lao động nông nghiệp có tỷ trọng lớn nhất với 67.500 người, chiếm 78% tổng số lao động của toàn huyện. Đánh giá một cách tổng quan, nguồn lao động của Phú Bình tuy khá dồi dào nhưng chủ yếu là lao động giản đơn, sinh sống bằng nghề nông Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp Vấn đề tạo việc làm trên địa bàn bàn huyện còn nhiều hạn chế Lực lượng lao động trẻ, được đào tạo nghề thường thoát ly khỏi địa bàn, đi tìm việc làm tại các huyện hoặc tỉnh khác Những đặc điểm về dân số và nguồn lao động như vậy sẽ tạo ra cho Phú Bình cả những thuận lợi và những khó khăn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

4.1.2 Điều kiện về kinh tế - xã hội

- Với vị trí địa lý của mình, Phú Bình có điều kiện mở rộng giao lưu kinh tế và thị trường với các địa phương khác trong cũng như ngoài tỉnh Với sự phát triển của mạng lưới đường giao thông quốc gia và nội tỉnh, nhất là QL3 và những trục đường được xây dựng và nâng cấp nối liến huyện với các địa phương giáp ranh và thủ đô, Phú Bình sẽ có những vận hội mới phát triển kinh tế theo định hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

- Về tài nguyên đất đai của huyện, về cơ bản hiện nay quĩ đất đã được khai thác hết Quĩ đất cho các công trình phúc lợi của địa phương từ xã đến huyện rất eo hẹp Đất đai dành cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn Chất lượng đất nhìn chung xấu, nên năng suất thực tế không cao và tiềm năng tăng năng suất cây trồng hạn chế Giá trị sản phẩm trồng trọt/1 ha đất nông nghiệp thấp, chỉ khoảng 25 triệu đồng.

- Nguồn nhân lực của huyện khá dồi dào, chất lượng nguồn nhân lực vào loại khá Đây là thế mạnh đối với việc phát triển kinh tế xã hội của huyện.

- Thế mạnh của Phú Bình là sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa và chăn nuôi gia súc, gia cầm Tuy là thế mạnh nhưng khả năng tăng diện tích cho sản xuất nông nghiệp không còn Với xu hướng công nghiệp hóa, đất đai dành cho sản xuất nông nghiệp trong những năm tới chắc chắn sẽ giảm Ngoài ra tiềm năng tăng năng suất cây trồng vật nuôi cũng hạn chế

- Phú Bình có diện tích đất lâm nghiệp và rừng khá lớn Tuy nhiên có thể nói rừng và lâm nghiệp không phải là thế mạnh kinh tế của huyện.

- Về khoáng sản, Phú Bình có nguồn đá, cát sỏi sông Cầu đáp ứng cho nhu cầu xây dựng Tuy nhiên, Phú Bình không có các mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn như một số huyện khác của tỉnh Do vậy, huyện không có tiềm năng phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng và luyện kim.

Hiện trạng hoạt động của các chợ trên địa bàn huyện Phú Bình

Bảng 4.1: danh sách các chợ trên địa bàn huyện Phú Bình

Số ĐKD Tài liệu Nội Tổng số phiên

SS Tên Chợ Địa chỉ tích chợ hạng thường môi quy Điểm KD chợ/

(M 2 ) chợ xuyên trường chợ tháng

Xóm Phố Chợ, xã Tân Khánh 5800m2 Hạng 3 205 12 205 Không Có Khánh

2 Chợ Đồn Xóm Trung Tâm, xã Kha Sơn Hạng 3 100 12 Không Có

3 Chợ Quán Chè Xóm Quán Chè, xã Nga My 1200m2 Hạng 3 120 12 Không Không

4 Chợ Bảo Lý Xóm Cầu Gỗ, xã Bảo lý 3713m2 Hạng 3 104 12 100 Không Có

5 Chợ Lũ Yên xã Đào Xá 3300m2 Hạng 3 70 12 30 Không Có

6 Chợ Úc Sơn TT Hương Sơn 7900m2 Hạng 2 54 30 50 Không Có

7 Chợ Tân Đức Xóm ngoài, xã Tân Đức 10.000

8 Chợ Đình Xuân Xóm Hòa Bình, xã Xuân

9 Chợ Thượng Xóm Tân Lập, Xã Thượng

2500m2 Hạng 3 15 15 10 Không Không Đình Đình

10 Chợ Cầu Mây Xã Nhã Lộng 2700m2 Hạng 3 70 15 70 Không có

13 Chợ Hà Châu Xóm Chảy, xã Hà Châu 900m2 Hạng 3 12 40 Không Không

Theo khảo sát tại các khu chợ trên địa bàn huyện Phú Bình cho thấy Nhiều công trình hạ tầng ở các chợ phần lớn đã xuống cấp, đường vào nhiều chợ nước đọng bẩn sau các trận mưa, hoặc do người dân sử dụng hàng ngày, tình trạng buôn bán lấn chiếm lề lòng đường rất phổ biến tại các chợ, đặc biệt là nhiều người dân và các hộ tiểu thường kinh doanh rất thiếu ý thức, vứt rác bừa bãi, đổ rác xuống cống rãnh thoát nước làm tắc các cống rãnh thóat nước, gây ra mất vệ sinh môi trường toàn khu vực ảnh hưởng đến sức khỏe công đồng dân cư.

Mỗi hộ kinh doanh tại các khu chợ hàng ngày vẫn phải đóng các khoản phí vệ sinh môi trường cho nên họ lại càng không có ý thức bảo vệ môi trường mà cứ thẳng tay vứt rác bừa bãi làm tình trạng ô nhiễm ngày thêm trầm trọng.

Vấn đề ô nhiễm tại các khu chợ kéo dài từ nhiều năm nay, các cơ quan chức năng cũng đã có những biện pháp nhất định tuy nhiên vẫn chưa đưa ra được giải pháp hữu hiệu nào để ngăn chặn hoặc làm hạn chế mức độ ô nhiễm. Với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao như hiện nay, nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa tại các khu chợ diễn ra mạnh mẽ; lượng hàng hóa ngày càng lớn và lượng rác, nước thải cũng theo đó mà tăng lên mạnh, đó thực sự là vấn đề xã hội mà người dân bức xúc, cần được chính quyền các cấp quan tâm giải quyết.

Từ thực trạng nêu trên, đòi hỏi chúng ta cần có giải pháp phù hợp về vấn đề thu gom, xử lý rác thải ở chợ ở các xã- thị trấn để giữ môi trường sống trong lành, bảo đảm sức khoẻ cho người dân.

Giải pháp cụ thể trước mắt là UBND các xã, thị trấn nên quy hoạch bãi xử lý rác thải, thành lập tổ dịch vụ thu gom rác thải và sẽ được trả công bằng đóng góp của các điểm kinh doanh trong chợ, hộ dân trong xã, thị trấn

Về lâu dài, hoạt động kinh tế-xã hội ở khu vực nông thôn ngày càng gia tăng, thì cần có một giải pháp mang tính toàn diện về vấn đề thu gom và xử lý rác thải Bởi việc thu gom của các tổ thu gom rác chỉ là giải pháp mang tính tạm thời, còn đối việc xử lý như thế nào đối với rác thải để không gây ô nhiễm môi trường là những vấn đề mang tính kỹ thuật, tổ thu gom rác thải không thể giải quyết, mà cần sự vào cuộc tích cực, đồng bộ của các cơ quan chức năng.

Bên cạnh những cách xử lý trên, tôi xin đề xuất giải pháp tái chế chất thải thực phẩm làm phân bón hữu cơ Cụ thể là tận dụng phế phẩm cá bỏ lại tại các chợ để sản xuất phân bón hữu cơ cho cây trồng.

Thực trạng rác thải sinh hoạt tại các chợ trên địa bàn huyện Phú Bình

4.3.1 Nguồn phát sinh rác thải

Nguồn phát sinh rác thải trên địa bàn huyện Phú Bình chủ yếu từ sinh hoạt buôn bán của các các hộ bán rau, trái cây, cá thịt là chủ yếu, ngoài ra rác thải còn phát sinh từ hộ gia đình, các quán ăn Rác thải từ nguồn này chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân huỷ như thức ăn thừa, rau củ, quả bị hỏng ngoài ra còn một lượng lớn các loại bao bì, túi nilon.

Hộ gia đình Quán ăn Bán cá, thịt

Bán rau Rác thải Cửa hang tạp phẩm

Bán hoa quả Người đi chợ

Hình 4.2 Sơ đồ nguồn phát sinh chất thải

Theo kết quả điều tra, rác thải sinh hoạt ở các chợ trên địa bàn chủ yếu là chất hữu cơ, tỷ lệ này chiếm trung bình khoảng 55% bao gồm: vỏ rau củ, hoa quả thối,chất thải thực phẩm; tỷ lệ chất thải phi hữu cơ là 45% bao gồm chủ yếu túi nilon, vỏ hến, vỏ trai, giấy, giẻ vụn, các loại vỏ hộp…được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 4.2 Thành phần rác thải tại các chợ trên địa bàn huyện Phú Bình

Chất Giấy, Kim than cao su, tinh,

STT Tên Chợ hữu giẻ loại, vỏ và các bao mảnh cơ rách đồ hộp tạp nilon vụn chất khác

Chất hữu cơ Giấy, giẻ rách Nhựa, cao su, bao nilon

Kimloại, vỏ đồ hộp Thủy tinh, mảnh vụ Đất cát, xỉ than và các tap chất khác

Hình 4.3: Biểu đồ thành phần rác thải tại các chợ trên địa bàn huyện Phú Bình

Qua hình 4.3 cho thấy tỷ lệ chất hữu cơ cao nhất do ở đây chủ yếu là các hộ gia đình kinh doanh, buôn bán, phong phú với nhiều loại hàng hóa chủ yếu là thực phẩm Do vậy tỷ lệ chất hữu cơ trong rác thải ở đây là rất cao chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, còn thành phần chất vô cơ không đáng kể chủ yếu là túi nilon, đất cát bụi đường với lượng chất hữu cơ như vậy ta có thể ngĩ đến việc sửa dụng một số loại chất thải làm phân hữu cơ để vừa

Thực trạng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt các chợ trên địa bàn huyện Phú Bình

4.4.1 Thực trạng thu gom rác thải tại các chợ trên địa bàn huyện Phú Bình

Các chợ trên địa bàn huyện Phú Bình đa số mang tính chất là chợ Phiên nên việc thu gom và xử lý rác vẫn đang là một vấn đề cần đặt ra để các tổ chức quản lý trong khu vực Hàng ngày các hộ buôn bán thuộc phạm vi các chợ phải trả chi phí cho việc thu gom rác thải từ việc buôn bán của mình Các hộ buôn bán trong khu vực chợ hầu hết là những người buôn bán nhỏ lẻ và không có đang ký giấy phép kinh doanh nên việc quản lý từ cơ quan chức năng là hoàn toàn không có, việc buôn bán nhỏ lẻ như vậy nên khi phát sinh ra chất thải họ cũng chỉ để ngay dưới chân hay bên cạnh chỗ bày bán của mình mà thôi, việc không có ý thức về quản lý rác thải càng thể hiện rõ hơn, với địa hình của chợ hơi dốc nên mỗi khi có cơn mưa nặng hạt nào rớt xuống là các hộ buôn bán tha hồ mà đùn đẩy đống rác thải ngay dưới chân vào dòng nước để cuốn đi, không cần biết khối lượng rác thải này sẽ trôi về đâu, miễn là chỗ buôn bán của họ sạch sẽ là được rồi

Những ngày bình thường thì tại khu vực các chợ vẫn được đội quản lý môi trường quét dọn, việc quét dọn thường được diễn ra vào buổi sáng, vì vậy tới cuối ngày rác thải tại khu vực chợ khá nhiều rác dồn đóng tạo nên một mùi hôi tanh nồng nặc, rác rưởi khắp mọi nơi, từ các hàng trái cây, quần áo, cá,thịt, rau…tới những nơi ăn uống cũng đầy rác thải, tại hàng ăn uống , ngồi trên ghế ăn mà ở dưới chân rác thải với ruồi nhặng bay xung quanh rất mất vệ sinh Đã có nhiều trường hợp khi ăn uông tại khu vực chợ đã bị ngộ độc thực phẩm và đau bụng, thế nhưng việc giải quyết vấn đề rác thải tại khu vực các chợ vẫn còn gặp nhiều khó khăn và hiện giờ vẫn phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của các hộ kinh doanh buôn bán thuộc khu vực chợ.

4.4.2 Thái độ của nhà quản lý, công nhân thu gom và hộ gia đình đối với công tác quản lý rác thải sinh hoạt

4.4.2.1 Thái độ của nhà quản lý

Theo điều tra thực tế cho thấy, những người có trách nhiện trong việc quản lý, xử lý rác thải ở khu vực chợ chưa có sự quan tâm sát xao đến công việc của mình dẫn đến tình trạng quản lý chưa chặt chẽ vấn đề thu gom, xử lý rác thải.

Mặt khác những người chịu trách nhiệm quản lý này thiếu kiến thức chuyên môn cần thiết cho công việc của mình Do đó việc tuyên truyền cho người dân hiểu trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong việc bảo vệ môi trường là rất kém.

4.4.2.2 Thái độ của người thu gom

Người thu gom rác thải của chợ họ đều phản ánh là nhận được mức lương chưa thỏa đáng Ngoài lương ra họ chưa có chế độ đãi ngộ nào trong khi phải tiếp xúc với mùi hôi thối từ rác thải.

Khi được hỏi về ý thức của người dân trên địa bàn thị trấn thì đa số người dân chấp hành tốt việc đổ rác thành đống gọn gang nhưng bên cạch đó vẫn có hành vi đổ rác và xả rác ra một cách bừa bãi không đúng nơi quy định.

4.4.2.3 Thái độ của các hộ kinh doanh

Theo số liệu điều tra cho thấy: Các hộ đều cho rằng cần thiết phải đóng phí để trả cho người dọn vệ sinh cho môi trường chợ sạch sẽ Tuy nhiên có một vài hộ lại cho rằng không cần đóng phí vệ sinh vì cho rằng họ không có mấy rác thải và họ có thể tự xử lý được không cần thu gom.

+ Địa điểm thường xuyên đổ rác: Kết quả điều tra và khảo sát thực tế cho thấy chủ yếu là họ để rác đúng nơi quy định nhưng vẫn còn một số hộ xả rác bừa bãi.

+ Ý kiến của người dân về chất lượng của dịch vụ thu gom rác thải: Theo kết quả điều tra người dân về chất lượng của hoạt động thu gom rác thải tại chợ thì có 69% số người được hỏi cho là hài lòng, 28% cho là bình thường, 2% là không hài lòng, 1% là ý kiến khác Một phần nhỏ số người được hỏi phản ánh thái độ của người thu gom còn chưa tốt, chỉ thu gom rác của các kinh doanh mà có rác để gọn gang mà không quét dọn chỗ có rác rơi vãi lung tung.

Như vậy, công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định cần phải khắc phục.

Đề xuất biện pháp quản lý rác

Với thực trạng công tác quản lý và thu gom rác như trên thì trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện nhiệm vụ quản lý môi trường nói chung và quản lý rác thải nói riêng, ta có thể áp dụng nhiều công cụ khác nhau như: công cụ pháp luật, công cụ kinh tế, giáo dục cộng đồng…nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường cho khu vực chợ.

- Thành lập bộ máy quản lý môi trường, phối hợp với nhau để nắm vững được tình hình môi trường chung chợ, nâng cao hiệu quả quản lý

-Tại chợ cần có người phụ trách quản lý về môi trường.

- Tổ chức tập huấn cho đội thu gom rác thải về kĩ thuật thu gom, phân loại rác, có trách nhiệm trong công việc của mình và chịu sự quản lý của cán bộ quản lý môi trường.

-Tổ chức tập huấn cho cán bộ môi trường để nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng quản lý mình.

+ Công nhân trực tiếp làm việc thu gom rác phải được xếp ở ngành lao động độc hại từ đó có chế độ tiền lương, phụ cấp độc hại, bảo hộ lao động cho phù hợp.

+ Giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân thực hiện nếp sống văn minh, không đổ rác và vứt rác bừa bãi Đối với vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và rác thải nói riêng thì nâng cao nhận thức cũng như ý thức của người dân việc làm rất quan trọng, nó quyết định hiệu quả của vấn đề bảo vệ môi trường sống bởi để có được môi trường trong sạch thì không chỉ là sự cố gắng của một vài người mà cần có sự quan tâm của toàn xã hội thì mới có thể thực hiện được.

+ Tiến hành phân loại rác tại nguồn, tuyên truyền cho người dân biết cách phân loại rác thải trước khi đem thải bỏ Thực hiện quản lý rác theo phương thức 3R (reduce - giảm thiểu, reuse - tái sử dụng, recycle - tái chế)

Reduce: Giảm thiểu, đó là việc hạn chế đến mức tối thiểu việc sử dụng các loại túi nilon, các loại đồ hộp phục vụ ăn uống….

Reuce: Tái sử dụng, đó là việc phân loại và tận dụng những phế liệu bán cho người thu mua và tái chế, thực phẩm dư thừa tận dụng cho chăn nuôi.

Recycle: Tái chế, tận dụng các loại chất thải hữu cơ dễ phân hủy để sản xuất phân bón, sản xuất khí sinh học.

Kết quả nghiên cứu tử nghiệm ủ phân hữu cơ từ chất thải thực phẩm với chế phẩm EM2 và một số loại men tự nhiên

Bảng 4.3 : Sự thay đổi trạng thái cảm quan của các mẫu thủy phân xác cá theo thời gian công Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 thức

Hốn hợp cá Hốn hợp cá Hỗn hợp cá

Hốn hợp cá Hốn hợp cá nhão, nát, mầu đặc sệt, nát, hơi nhão, nát, đặc sệt, nát, đặc sệt,

CT1 nâu , mùi thối mầu nâu, mùi mầu nâu vàng, mầu nâu, mùi nát,mầu nâu, nặng, nhiễm thối nặng, mùi thối thối nặng mùi thối nặng dòi nhiễm dòi

Hốn hợp cá Hốn hợp cá Hỗn hợp cá Hốn hợp cá

Hốn hợp cá đặc sệt, nát, đặc sệt, nát, hơi nhão, nát, nhão, nát, đặc đặc sệt, nát

CT2 mầu nâu, mùi mầu nâu đen mầu nâu đen, sệt, mầu nâu , ,mầu nâu đen, thối nặng, , mùi thối

Hốn hợp cá Hốn hợp cá Hỗn hợp cá Hốn hợp cá Hốn hợp cá

CT3 hơi nhão nát, nhão, nát, mầu nát loang, mầu nát loáng, nát loáng, mầu nâu đỏ, nâu đỏ, mùi nâu đỏ , mùi mầu nâu đỏ, mầu nâu đỏ, mùi thối thối nhẹ mùi rất nhẹ mùi hơi khai mùi khai

- CTĐC: 600 ml nước + 3kg cá + 150ml rỉ đường + 300g cám gạo +

Qua đánh giá cảm quan, chúng tôi nhận thấy rằng ở CT1 có mùi khá nặng hơn so với CT2, CT3 Điều này chứng tỏ, tỉ lệ lượng EM khi sử dụng ảnh hưởng tới khả năng giảm mùi rõ rệt Chúng tôi thấy mùi giảm nhẹ nhất, ở tuần thứ 4 hầu như không mùi Cùng với việc quan sát mùi, màu sắc của các mẫu phân hủy, sau 4 tuần, chúng tôi tiến hành lọc tách dịch phân hủy và chất bã như xương, da, mang….(nếu có), và chúng tôi thu nhận được kết quả sau:

Bảng 4.4: Khối lượng của nước và bã của các mẫu phân hủy

BÃ (g) DỊCH THỦY PHÂN (g) Tổng

4.6.2 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa học Để đánh giá chính xác hơn về khả năng phân hủy của xác cá của các chế phẩm EM, qua phân tích một số chỉ tiêu hóa học và thu được kết quả như sau:

4.6.2.1 Ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi hàm lượng đạm

Bảng 4.5: Ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi hàm lượng đạm

Các CT Đạm sau 5tuần(mg/l)

Hình 4.4:Biểu đồ ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi hàm lượng đạm

Dựa theo hình 4.4, chúng tôi nhận thấy, hàm lượng đạm cao nhất là ở công thức 3 và thấp nhất ở công thức 2 Hàm lượng đạm tổng số giữa các công thức có sự chênh lệch không lớn Tuy nhiên, cũng dễ dàng nhận thấy việc sử dụng vi sinh còn phụ thuộc rất nhiều vào những yếu tố khác (nhiệt độ,nồng độ O2…) nên giữa các mẫu thí nghiệm với kết quả phân tích còn có sự chênh lệch nhưng không đáng kể.

4.6.2.2 Ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi hàm lượng lân

Bảng 4.6:Ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi hàm lượng lân

Các CT Lân sau 5tuần(mg/l)

Hình 4.5: Biểu đồ ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi hàm lượng P 2 O 5

Qua hình 4.5 chúng tôi nhận xét thấy ở tất cả các công thức, hàm lượng

P2O5 cao nhất ở CT3 tiếp theo là đến CT2 và hàm lượng P2O5 thấp nhất là ở

CT1 Hàm lượng P2O5 giữa các công thức có sự chênh lệch không nhiều, gần như xấp xỉ nhau Tuy nhiên, cũng dễ dàng nhận thấy việc sử dụng vi sinh còn phụ thuộc rất nhiều vào những yếu tố khác (nhiệt độ, nồng độ O2…) nên giữa các mẫu thí nghiệm với kết quả phân tích còn có sự chênh lệch nhưng không đáng kể.

4.6.2.3 Ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi hàm lượng Kali

Bảng 4.7: Ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi hàm lượng Kali

Các CT Kali sau 5 tuần(mg/l)

Hình 4.6: Biểu đồ ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi hàm lượng Kali

Qua hình 4.6 ta nhận xét thấy ở công thức 2 có hàm lượng kali cao nhất là 10500 ml/g tiếp theo là đến công thức 1 có hàm lượng kali là 9200 mg/l và cuối cùng là công thức 3 với hàm lượng là 7600 mg/l.

4.6.2.4 Ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi PH

Bảng 4.8: Ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi độ PH

Hình 4.7: Biểu đồ ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi hàm lượng pH

Qua bảng 4.8, chúng tôi nhận xét thấy chỉ số pH giữa các CT giao động không nhiều, xấp xỉ nhau từ 5.58 – 5.79 Đây cũng là khoảng pH phù hợp cho sự phát triển của cây mùng tơi.

Như vậy độ PH ở trong phân hữu cơ không có ảnh hưởng nhiều tới cây trồng 4.7 Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng của cây rau

4.7.1 Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng phân bón hữu cơ sinh học lên cây mùng tơi

Bảng 4.9: Đánh giá cảm quan về ảnh hưởng của phân hón hữu cơ sinh học lên cây mùng tơi

Công thức 3 ngày 6 ngày 9 ngày 12 ngày 15 ngày

Lá xanh nhạt, 1 số lá bị lá xanh, cây lá xanh nhạt, cây lá xanh nhạt, cây phát Lá xanh nhạt, cây tàn,đốm, cây phát triển ĐC nhỏ, khoảng nhỏ, khoảng 5-6 triển chậm, thân cây phát triển chậm, chậm, thân cây ốm, đường

3-4 lá lá nhỏ thân cây nhỏ kính lá 9 – 10cm, một số cây ra dây lá xanh, cây lá xanh , cây lá xanh đậm, khoảng Lá xanh đậm,

Lá xanh đậm, khoảng 9 - 12 khoảng 7 -8 lá,

CT1 nhỏ, khoảng mọc đề, khoảng 6-7 lá, cây phát triển lá, đường kính lớn khoảng đường kính lớn

3-4 lá 5-6lá mạnh 11 -12cm khoảng 9 - 11cm lá xanh, cây lá xanh, cây mọc lá xanh đậm, cây phát Lá xanh đậm,

Lá xanh đậm, khoảng 9 - 12 khoảng 7 -8 lá,

CT 2 nhỏ, khoảng đều, khoảng 5-6 triển mạnh, khoảng 6- lá, đường kính lớn khoảng đường kính lớn

3-4 lá lá 7 lá 12 -13cm, bụi nở đều khoảng 9 - 11cm,

CT 3 lá xanh, cây nhỏ, khoảng 3-4 lá lá xanh, cây mọc đều, khoảng 5-6 lá lá xanh đậm, khoảng 6-7 lá, cây phát triển mạnh

Lá xanh đậm, khoảng 8 -9 lá, đường kính lớn khoảng 9 - 11cm

Lá xanh đậm, khoảng 9 - 12 lá, đường kính lớn khoảng

+ CTĐC: 600 ml nước + 3kg cá + 150ml rỉ đường + 300g cám gạo +

+ CT1: ĐC + 1500 ml EM2 +CT2 : ĐC + 2000ml EM2

- Qua quan sát thực tế, chúng tôi thấy có sự khác biệt ngày càng rõ rệt giữa các luống rau thí nghiệm Cụ thể, với luống đối chứng, chỉ sử dụng nguồn phân bón lót ban đầu và tưới nước thường nên cây vẫn sống nhưng phát triển rất chậm, thân cây ngắn, ốm Còn với những luống mà chúng tôi sử dụng phân hữu cơ phân hủy từ xác cá thì cây tốt hơn về mặt chiều cao lẫn phẩm chất rau Từ đó, ta có thể thấy rằng, các CT1, CT2, CT3 được chế biến từ sản phẩm thừa của cá có nhiều dưỡng chất có nguồn gốc hữu cơ đã làm cho cây trồng tốt hơn

4.7.1.2 Ảnh hưởng của phân bón lên sự tăng chiều cao của cây Để xét ảnh hưởng của phân bón đến cây rau, chúng tôi thiết lập bảng 4.10:

Bảng 4.10: Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ sinh học lên sự tăng trưởng chiều cao của cây rau mùng tơi

3 ngày 6 ngày 9 ngày 12 ngày 15 ngày ĐC 7,13 ± 0,08 12,1 ± 0,15 15,1 ± 0,20 20,36 ± 0,23 25,27 ± 0,21

Qua bảng 4.10 tôi nhận dụng phân bón chế biến từ thấy, tốc độ tăng trưởng của các luống rau có sử dịch cá thì có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn và đều cao hơn so với đối chứng Sau 15 ngày sinh trưởng, các công thức phân chế biến từ xác cá đều ảnh hưởng khá rõ lên chiều cao của cây rau (tăng hơn 21%

- 25 % so với công thức đối chứng).

Như vậy thấy công thức 3 có hiệu quả hơn 2 công thức còn lại.

4.7.1.3 Ảnh hưởng của phân bón lên năng suất của cây Để đánh giá chính xác về năng suất thu hoạch và chất lượng rau, chúng tôi tiến hành cân khối lượng cải thu hoạch và thu được kết quả sau:

Bảng 4.11: Ảnh hưởng của phân bón lên năng suất của cây sau 15 ngày tưới phân hữu cơ

Chỉ tiêu theo dõi CTĐC CT1 CT2 CT3

Khối lượng trung 0.06 0.08 0.085 0.09 bình (kg/cây)

Qua bảng trên, chúng tôi thấy rằng năng suất rau ở luống rau đối chứng đều thấp hơn so với năng suất rau ở những liếp có bón phân hữu cơ Từ đó ta dễ dàng thấy rằng các công thức phân bón chế biến từ dung dịch ủ cá đều có ảnh hưởng khá rõ đến năng suất của rau.

Như vậy qua bảng 4.10 và bảng 4.11 cho thấy các công thức đều đem lại hiệu quả cho cây trồng nhưng CT3 mang lại giá trị cao nhất.

4.8 So sánh hiệu quả kinh tế và môi trường giữa các lại phân ủ và phân hóa học.

Từ kết quả trồng rau thử nghiệm thực tế và kết quả thu được thì rau được trồng bằng phân hóa học và trồng bằng phân chế phẩm là tương đương gần như nhau với luống trồng bằng phân hóa học Thậm chí cho kết quả cao hơn. + Lợi ích kinh tế

- Chi phí để sản xuất phân thấp

- Bón phân vi sinh, chi phí cho phân bón giảm, do giảm được phân hoá học và giá phân vi sinh rẻ, ít nhất giảm được 16% Với chế độ bón phân cao, chi phí càng giảm được nhiều hơn.

Ngày đăng: 09/10/2023, 13:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Lượng phát sinh chất thải rắn ở một số nước - (Luận văn) nghiên cứu hiện trạng chất thải rắn tại các chợ trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên và sử dụng phế phẩm từ cá để sản xuất phân bón hữu cơ ứng dụng cho cây rau
Bảng 2.1 Lượng phát sinh chất thải rắn ở một số nước (Trang 19)
Bảng 2.2: Tỷ lệ % CTR xử lí bằng các phương pháp khác nhau ở một số nước - (Luận văn) nghiên cứu hiện trạng chất thải rắn tại các chợ trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên và sử dụng phế phẩm từ cá để sản xuất phân bón hữu cơ ứng dụng cho cây rau
Bảng 2.2 Tỷ lệ % CTR xử lí bằng các phương pháp khác nhau ở một số nước (Trang 20)
Bảng 2.2: Lượng chất thải phát sinh năm 2011 và năm 2016 tại Việt Nam Loại CTR Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2016 Tỷ lệ gia - (Luận văn) nghiên cứu hiện trạng chất thải rắn tại các chợ trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên và sử dụng phế phẩm từ cá để sản xuất phân bón hữu cơ ứng dụng cho cây rau
Bảng 2.2 Lượng chất thải phát sinh năm 2011 và năm 2016 tại Việt Nam Loại CTR Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2016 Tỷ lệ gia (Trang 24)
Bảng 2.3: Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở các đô thị Việt Nam đầu năm 2015 - (Luận văn) nghiên cứu hiện trạng chất thải rắn tại các chợ trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên và sử dụng phế phẩm từ cá để sản xuất phân bón hữu cơ ứng dụng cho cây rau
Bảng 2.3 Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở các đô thị Việt Nam đầu năm 2015 (Trang 25)
Bảng 2.4: Lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị theo vùng địa lý Việt Nam đầu năm 2015 - (Luận văn) nghiên cứu hiện trạng chất thải rắn tại các chợ trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên và sử dụng phế phẩm từ cá để sản xuất phân bón hữu cơ ứng dụng cho cây rau
Bảng 2.4 Lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị theo vùng địa lý Việt Nam đầu năm 2015 (Trang 26)
Hình 2.1: Sản phẩm thừa từ cá - (Luận văn) nghiên cứu hiện trạng chất thải rắn tại các chợ trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên và sử dụng phế phẩm từ cá để sản xuất phân bón hữu cơ ứng dụng cho cây rau
Hình 2.1 Sản phẩm thừa từ cá (Trang 49)
Hình 4.1: Bản đồ hành chính huyện Phú Bình - (Luận văn) nghiên cứu hiện trạng chất thải rắn tại các chợ trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên và sử dụng phế phẩm từ cá để sản xuất phân bón hữu cơ ứng dụng cho cây rau
Hình 4.1 Bản đồ hành chính huyện Phú Bình (Trang 55)
Bảng 4.1: danh sách các chợ trên địa bàn huyện Phú Bình - (Luận văn) nghiên cứu hiện trạng chất thải rắn tại các chợ trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên và sử dụng phế phẩm từ cá để sản xuất phân bón hữu cơ ứng dụng cho cây rau
Bảng 4.1 danh sách các chợ trên địa bàn huyện Phú Bình (Trang 60)
Hình 4.2. Sơ đồ nguồn phát sinh chất thải - (Luận văn) nghiên cứu hiện trạng chất thải rắn tại các chợ trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên và sử dụng phế phẩm từ cá để sản xuất phân bón hữu cơ ứng dụng cho cây rau
Hình 4.2. Sơ đồ nguồn phát sinh chất thải (Trang 63)
Bảng 4.2. Thành phần rác thải tại các chợ trên địa bàn huyện Phú Bình - (Luận văn) nghiên cứu hiện trạng chất thải rắn tại các chợ trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên và sử dụng phế phẩm từ cá để sản xuất phân bón hữu cơ ứng dụng cho cây rau
Bảng 4.2. Thành phần rác thải tại các chợ trên địa bàn huyện Phú Bình (Trang 64)
Hình 4.3: Biểu đồ thành phần rác thải tại các chợ trên địa bàn huyện Phú Bình - (Luận văn) nghiên cứu hiện trạng chất thải rắn tại các chợ trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên và sử dụng phế phẩm từ cá để sản xuất phân bón hữu cơ ứng dụng cho cây rau
Hình 4.3 Biểu đồ thành phần rác thải tại các chợ trên địa bàn huyện Phú Bình (Trang 66)
Bảng 4.4: Khối lượng của nước và bã của các mẫu phân hủy - (Luận văn) nghiên cứu hiện trạng chất thải rắn tại các chợ trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên và sử dụng phế phẩm từ cá để sản xuất phân bón hữu cơ ứng dụng cho cây rau
Bảng 4.4 Khối lượng của nước và bã của các mẫu phân hủy (Trang 73)
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi hàm lượng đạm - (Luận văn) nghiên cứu hiện trạng chất thải rắn tại các chợ trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên và sử dụng phế phẩm từ cá để sản xuất phân bón hữu cơ ứng dụng cho cây rau
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi hàm lượng đạm (Trang 74)
Bảng 4.6:Ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi hàm lượng lân - (Luận văn) nghiên cứu hiện trạng chất thải rắn tại các chợ trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên và sử dụng phế phẩm từ cá để sản xuất phân bón hữu cơ ứng dụng cho cây rau
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi hàm lượng lân (Trang 75)
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi hàm lượng Kali - (Luận văn) nghiên cứu hiện trạng chất thải rắn tại các chợ trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên và sử dụng phế phẩm từ cá để sản xuất phân bón hữu cơ ứng dụng cho cây rau
Bảng 4.7 Ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi hàm lượng Kali (Trang 76)
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi độ PH - (Luận văn) nghiên cứu hiện trạng chất thải rắn tại các chợ trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên và sử dụng phế phẩm từ cá để sản xuất phân bón hữu cơ ứng dụng cho cây rau
Bảng 4.8 Ảnh hưởng của EM tới sự biến đổi độ PH (Trang 77)
Bảng 4.10: Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ sinh học lên sự tăng trưởng chiều cao của cây rau mùng tơi - (Luận văn) nghiên cứu hiện trạng chất thải rắn tại các chợ trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên và sử dụng phế phẩm từ cá để sản xuất phân bón hữu cơ ứng dụng cho cây rau
Bảng 4.10 Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ sinh học lên sự tăng trưởng chiều cao của cây rau mùng tơi (Trang 79)
Bảng 4.11: Ảnh hưởng của phân bón lên năng suất của cây sau 15 ngày tưới phân hữu cơ - (Luận văn) nghiên cứu hiện trạng chất thải rắn tại các chợ trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên và sử dụng phế phẩm từ cá để sản xuất phân bón hữu cơ ứng dụng cho cây rau
Bảng 4.11 Ảnh hưởng của phân bón lên năng suất của cây sau 15 ngày tưới phân hữu cơ (Trang 80)
HÌNH ẢNH CÁC MẪU PHÂN HỦY XÁC CÁ THEO CÁC TUẦN - (Luận văn) nghiên cứu hiện trạng chất thải rắn tại các chợ trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên và sử dụng phế phẩm từ cá để sản xuất phân bón hữu cơ ứng dụng cho cây rau
HÌNH ẢNH CÁC MẪU PHÂN HỦY XÁC CÁ THEO CÁC TUẦN (Trang 86)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w