1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển thị trường công nghệ vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ đến năm 2012

131 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 24,57 MB

Nội dung

Trang 1

BO KHOA HOC VA CONG NGHE

TRUNG TAM NGHIEN CUU VA PHAT TRIEN VUNG

BAO CAO TONG HGP KET QUA NGHIEN CUU DE TAI NGHIEN CUU DE XUAT GIAI PHÁP PHÁT TRIÊN THỊ TRƯỜNG CÔNG NGH Ề VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ DEN NAM 2020

Cơ quản chủ trì đề tài: TRUNG TAM NGHIEN CUU VA PHAT TRIEN VUNG Tang 5, 70 Trần Hưng Đạo - Hà Nội

Chủ nhiệm đề tài: Thac sĩTRẦN ANHTUẤN

HÀ NỘI, 11/2011

Trang 2

Nhóm nghiên cứu DE TAI Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển thị trường công nghệ

'Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đến năm 2020

Chủ nhiệm đề tài: Thạc sĩ Trần Anh Tuân

Các thành viên tham gia

Kỹ sư Nguyễn Văn Bản - Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng Thạc sĩ Nguyễn Tùng Cương — Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Ving Cử nhân Vĩ Văn Đàm — Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng

Cử nhân Ngô Xuân Khoa - Học viện Chính sách phát triển Cử nhân Lại Hà Phương ~ Quận Đoàn Hà Đông

Trang 3

MUCLUC

MỞ ĐÀU

CHƯƠNG I: MỘT SÓ VẤN ĐÈ VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM TRONG, NGOÀI NƯỚC VỀ PHÁT TRIÊN THỊ TRƯỜNG CÔNG NGHỆ

1 MOT SO KHAI NIEM VA THUAT NGU LIEN QUAN DEN THỊ TRƯỜNG CÔNG NGHỆ

1.1, Khai riệm hàng hòa khoa học và công nghệ 1.2 Khải riệm thị trường cống nghề

1.3 Nhu cu hing héa khoa học vả công nghệ

1.4, Cung cắp hàng hỏa khoa học và cũng nghệ

1.5, Cactré ngpi trong mus ban hàng hòa khoa học và cơng nghệ

1.8 Mư hình phát triển thị trường công nghệ thời ký công nghiệp hóa

IL GIGI THIẾU K INH NGHIEM PHAT TRIEN TH] TRƯỜNG CÔNG NGHẼ TRƠNG VÀ NGOÀI NƯỚC

2.1 Kinh nghiệm ngoãi nước 2.2 Kinh nghiệm trong nước

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRANG THỊ TRƯỜNG CÔNG NGHỆ VUNG KINH TE TRỌNG ĐIỄM BAC BO

1 DANH GIA CHUNG VE THUC TRANG PHAT TRIEN KINH TÊ - XÃ HỘI

1.1 Vi ti, vai to va dc aidin điều kiện phất widn cba vangkinn té trong điểm Bắc bộ, 1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - sã hội

I DANH GIA CHUNG VE THUC TRANG PHAT TRENKHOA HOC VA CONG NGHE

2.1 Nhận xét vé ngudn nhân lực khoa học vá cũng nghề 2.2 Nhgn wết về mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ

2.3 Nhận xét về cơ s vật chất, thiết bị phục vụ khoa học và công nghệ 2.4 Nhận xết về đầu từ tải chính cho Khoa học và cũng nghệ

2.5.Nhận wết về nguẫn thống tín khoa học và công nghệ 2.6 Nhgn xét chung vé tiém lực khoa học và cũng nghệ

2.7 Tiêm năng phât triển thị trường công nghệ ỡ vùng K TP Bắc bộ,

IIL BANH GIA THUC TRANG MUA, BAN VA TAQ RA HANG HOA CONG NGHE

3.1 ắc săn phẩm hàng hòa tà đặch vụ khoa học và công nghệ

3.2 Cặc loại hàng hóa cổng nghệ được mua và bản

3.3, Cacngudn vên và hoạt động khoa học và cũng nghệ được chủ trọng đẫu từ 3.4 Tính hình thực hiện để tải, đụ án và ấp đụng các kết quả nghiên cửu phát triển

1V THỰC TRẠNG TỔ CHỨC TRUNG GIAN, MỖI GIỚI

4.1, Gacloai hình tổ chức trung gian mồi giới 4.2 Hình thức tỗ chức địch vụ trung gian, môi giới

V THỰC TRANG MÔI TRƯỜNG THỂ CHẾ

5.1 Tình hình vận dạng vén bn Khi mua bén hang hoa cong nghệ 5.2 Khô Khân đo cơ chế, chỉnh sàch Khí mua bản hàng hóa công nghệ VI BAN GIA CHUNG

CHƯƠNG II: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỄN THI TRUONG CONG NGHE TAI VUNG KINH TE TRONG DIEM BAC BO DEN NAM 2020

1 DỰ BẢO XU HƯỚNG FHAT TRIEN CUAKHU VUC VA Quoc Th

I.DINH HUONG PHAT TRIEN KINH TE -XA HOIVA KHOA HOC VA CONG NGHE 2.1.Định hưởng phát triển Kinh - xã hội

Trang 4

IL BINH HUGNG PHAT TRIỄN THỊ TRƯỜNG CÔNG NGHẼ

3.1 Quan điểm phát triển

3.2 Mục tiếu phải triển

IV BINH HUGNG PHAT TRIEN CAC LOAI HANG HOA CONG NGHE

4.1 Dự bảo phát triển các loại hang hóa công nghệ

4.7 Mipc tiêu phát triển các loại hàng hôa công nghệ

V BINH HUGNG PHAT TRIEN TO CHUC TRUNG GIAN MOI GIGI

5.1 Dy bio phat triển tổ chức trung gian múi giới

5.2 Mục tiếu phái triển tỗ chức trung gian môi giới 5.3 Định hưởng phát triển tổ chức trung gian mối gi

CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT MỘT SÓ GIẢI PHÁP CHÍNH GÓP PHẦN PHAT TRIEN THI TRUONG CONG NGHE TAl VUNG KINH TE TRONG DIEM BAC BO

1 GIẢI PHÁP VỀ CƠ CHẼ, CHỈNH SÁCH VÀ QUẦN LÝ

II GIẢI PHÁP VỀ TÀI CHỈNH VÀ ĐẦU TƯ

IL GIAIPHAP VE NHAN LUC KHOA HOC VA CONG NGHE IV GIATPHAP VE HGP TAC QUuéc TE VA LIEN VUNG

Trang 5

CAC CHU VIET TAT SU DUNG TRONG BAO CAO

1 APCTT Trung tâm chuyển giao công nghệ châu Á - Thái bình đương 2 | APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái bình dương

3 ASEAN, Hiệp hội các quốc gia Đông nam Á 4 |BCHTW Ban chấp hành Trung ương

5 CGCN: Chuyển giao công nghệ

6 CIEM Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

7_ |ƠNG Cơng nghệ cao

§ | CNCNG Cơng nghiệp công nghệ cao 9 |CNH-HĐH | Công nghiệp hóa - hiện đại hóa 10 | C8DL Cơ sở dữ liệu,

11 |DNNN Doanh nghiệp nhà nước 12 |DNTN Doanh nghiệp tư nhân

13 | FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài 14 |GT8X Giá trị sản xuất 15 | KH&CN, Khoa hoe và công nghệ 16 |KT-XH Kinh tế xã hội 17 |KTTĐ Kinh tế trọng điểm 18 | NC&PT Nghiên cứu phát triển 19, | NGO Tổ chức phi chính phủ 20 [ODA Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức 21 | SHTT Sở hữu trí tuệ 22 |SXKD Sản xuất kinh doanh 23 |SNKH Sự nghiệp khoa học

24 | UNCTAD Liên hiệp quốc tế về thương mại và phát triển 25 |UNIDO Tổ chức phát triển công nghiệp liên hiệp quốc

26 |XHƠN Xã hội chủ nghĩa zi [xDcB Xây dựng cơ bản

28 |WTO Tổ chức thương mại thế giới

Trang 6

DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO

[1.] “Cong nghé va phat trién thi treong cong nghệ ở Liệt Nam" Viện Chiến

lược và Chính sách khoa học và công nghệ xuất bản năm 2003

[2.] Dự thảo Đề án “Chương ứrình Quốc gia phát triển thị trường công

nghệ", Bộ Khoa học và Công nghệ - năm 2010

JB-] “Nghiên cứa cơ chế và chính sách phát triển thị trường công nghệ ở Việt

Mam", Thạc sĩ Nguyễn Võ Hưng - Viện Chiến lược và Chính sách khoa học và

công nghệ - năm 2003

|4-] “Nghiên cứu cơ sở lý luận về trung tâm giao dịch khoa học và công nghệ phù hợp với điều kiện Việt Nam”, Thạc sĩ Lê Thị Khánh Vân ~ Trung tâm

thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia - năm 2008

[Š.] “Nghiên cứu luận cứ khoa học cho các chính sách và giải pháp xây

đựng, phát triển thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam trong nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", Tiên sĩ Hồ Đức Việt - Ủy ban Khoa học,

công nghệ và môi trường Quốc hội - năm 2007

[6.] Dé tai “Nghiên cứa phát triển hoạt động tư vấn, môi giới chuyén giao công nghệ ở Việt Nam ", Tiền sĩ Hoàng Xuân Long Viện Chiến lược và Chính sách

khoa học và công nghệ - năm 2008

[7-] “Nghiên cứu phân tích hiện trạng hoạt động và đề xuất giải pháp phát

triển mạng lưới tƠ chức mơi giới chuyễn giao công nghệ", Kỹ sư Tạ Việt Dũng - Cục Ứng dụng công nghệ - năm 2009

[8.] “Phat trién th; trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam”, Viện Nghiên

cứu quản lý kinh tế Trung ương xuất bản năm 2005

[9.] Đề án “Quy hoạch tng thể phát triển vùng KTTĐ Bắc bộ đến năm

2020", Bộ Kế hoạch và Đầu tư - năm 2009

[10.] “Nghiên cứu xây dựng quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ 3

vùng KTTĐ đến năm 2020", Văn phòng phối hợp phát triển môi trường KH&CN -

năm 2008

[11.] “7hị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam thực trạng và giải

pháp”, sĩ Nguyễn Thị Hường — Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ

Chí Minh - năm 2006

[12.] Luật Khoa học và Công nghệ, năm 2000 [13.] Luật Sở hữu trí tuệ, năm 2005

[14.] Luật Chuyển giao công nghệ, năm2006

Trang 8

1 Tính cấp thiết của đề tài

Khoa học và công nghệ ngày càng có vai trò quan trọng đối với mọi lính vực

kinh tế - xã hội xét trên phạm vi toàn cầu, đối với từng quốc gia và mỗi vùng lãnh

thổ Nó đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là nhân tố nặng cân nhất xác lập vị trí cạnh tranh ở mọi cấp độ và là nguồn lực quan trọng hàng đầu tạo nên tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, ở nước ta đóng góp của khoa học và công nghệ đối với phát triển kinh tế - xã hội trong những năm qua còn rất hạn chế Nguyên nhãn chủ yếu là do sự gắn kết giữa khoa học và công nghệ với hoạt động thực tiễn còn hết sức lỏng lẻo Để khắc phục tình trạng này, một trong những giải pháp có hiệu quả nhất là phát triển thị trường khoa học và công nghệ

Tại Đại hội lần thứ X - Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: * Khẩn írương tÔ chức thị trường khoa học và công nghệ, thực hiện tốt bảo hộ sở hữu trí tuệ; đây

mạnh phát triển các dịch vụ về thông tin, chuyễn giao công nghệ , phát triển thị

trường khoa học và công nghệ trên cơ sở đỗi mới cơ chế, chính sách để phân lớn sản phẩm khoa học và công nghệ (trừ nghiên cứa cơ bản, nghiên cứa phục vụ xây đựng đường lỗi, chiến lược, chính sách phát triển) trở thành hàng hóa .”

Hiện nay, thị trường công nghệ ở Việt Nam vẫn còn rất sơ khai, với lượng

giao địch còn nhỏ Tuy nhiên, một số điều kiện tiền đề cho thị trường công nghệ vận hành đã được hình thành Các quy định pháp lý cho hoạt động chuyển giao công nghệ, nhất là chuyển giao từ nước ngoài đã được thiết lập Các quy định về bảo hộ quyền sở hữu cũng được điều chỉnh tương đối phù hợp với những quy định của luật pháp quốc tế Hình thức hợp đồng về trao đổi sản phẩm và địch vụ khoa học và công nghệ giữa các cơ quan nghiên cứu khoa học với các tổ chức khác và với doanh nghiệp đã trở nên phổ biến, các quỹ đầu tư mạo hiểm đã hình thành ở Việt Nam

'Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ bao gồm 7 tỉnh, thành phó (Hà Nội, Hải

Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh) có vị trí địa chính trị - kinh tế và tiềm năng mở rộng giao lưu thương mại, văn hóa, ngoại giao với các nước trong vùng và trên thế giới Trong những năm qua hoạt động khoa học và công nghệ đã tạo điều kiện tốt để tiếp thu và vận dụng có hiệu quả nhiều công nghệ tiên tiền được chuyển giao vào sản xuất ở một số ngành quan trọng: giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, chế biến lương thực, đã góp phần quan trọng vào quá phát triển kinh tế - xã hội của vùng

Song, những yếu tố để tạo nên một thị trường công nghệ sôi động vẫn chưa

Trang 9

chất lượng, hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ" như Hội nghị vùng kinh tế

trọng điểm Bắc bộ đã kết luận

Để góp phần giải quyết những bát cập nêu trên, đồng thời tạo thêm cơ sở

giúp các nhà hoạch định chính sách của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ sớm đề ra định hướng, chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển thị trường công nghệ của vùng Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn đó, đề tài “Nghiên cứu đồ xuất giải pháp

phát triển thị trường công nghệ vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đến năm 20201 được thực hiện theo Quyết định số 41/QĐ-BKHCN ngày 14 tháng 01năm 2009

của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ 2 Tình hình nghiên cứu của để tài

Trước thời điểm thực hiện đề tài này, các nghiên cứu về thị trường công nghệ đã được tiến hành ở Việt Nam một cách có hệ thống, bới những nhóm tác giả uyên bác và giàu kinh nghi

* Nghiên cứu của nhóm tác giả Viện Chiến lược và Chính sách khoa học và

công nghệ được tổng kết trong cuốn sách “Công nghệ và phát triển thị trường công nghệ ở Việt Nam” xuất bản năm 2003

* Nghiên cứu của nhóm tác giả Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung

ương được tổng kết trong cuốn sách “Phát triển thị trường khoa học và công nghệ ở Piệt Nam”, xuất bản năm 2005

* Nghiên cứu của Tiến sĩ Nguyễn Thị Hường - Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh trong khuôn khổ đề tài “7hị #ường khoa học và công

nghệ ở Việt Nam thực trạng và giải pháp”, tông kết năm 2006

* Nghiên cứu của Tiến sĩ Hồ Đức Việt - Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường Quốc hội trong khuôn khổ đề tài độc lập cấp Nhà nước *Mghiên cứu huận cứ khoa học cho các chính sách và giải pháp xây dựng, phát triển thị trường

khoa học và công nghệ ở Việt Nam trong nên kính tố thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, tông kết tháng 7 năm 2007

* Nghiên cứu của Thạc sĩ Lê Thị Khánh Vân - Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia trong khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu cơ sở lý luận vô trung tâm giao dịch khoa học và công nghệ phù hợp với điều kiện Việt Nami", tong

kết tháng 3 năm 2008

'Nhìn chung, các công trình đá công bố đã nghiên cứu một cách có hệ thống từ cơ sở lý luận, thực trạng đến đề xuất các giải pháp phát triển thị trường công nghệ ở Việt Nam

Trang 10

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Đề xuất được các giải pháp nhằm góp phân phát triển thị trường công nghệ

vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ

3 Phương pháp nghiên cứu và tổ chức thực hiện:

Do khối lượng công việc trong mỗi nội dung không it; đặc điểm và tính chất cũng khá riêng biệt, nên đề tài tổ chức thực hiện thành các chuyên đề khác nhau Các chuyên đề đã lựa chọn phương pháp thích hợp để tiếp cận và giải quyết ván đề cho phù hợp với thực tiễn Cách giải quyết của mỗi chuyên đề có khác nhau, nhưng, phương pháp nghiên cứu đều theo định hướng của đề

- Thu thập, tổng hợp thông tin, kết quả các đề tài nghiên cứu trong và người nước từ các nguồn hiện có (lưu trữ và Intemet, ), phân tích, đánh giá, rút ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết

- Nghiên cứu, thẩm định, phân tích số liệu đã thu thập khi khảo sát thực tiễn; so sánh giữa thực tiễn và văn bản hiện hành, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất giải pháp

- Hội thảo lấy ý kiến chuyên gia để hoàn thiện đề xuất giải pháp

4 Kết cấu của Báo cáo tổng kết đề tài:

Báo cáo tổng kết đề tài gỗm 3 chương: Chương 1 Một số vẫn đề cơ sở lý luận và kinh nghiệm trong, ngoài nước về thị trường công nghệ Chương 2 Đúnh giá thực trạng thị trường công nghệ vùng kình tẾ trọng điểm Bắc

Chương 3 ĐỀ xuất một số giải pháp chính góp phân phát triển thị trường công nghệ tại vùng kinh tê trọng điểm Bắc bộ

Cúc khuyến nghị

Hy vọng nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách và những ai quan tâm đến phát triển thị trường công nghệ ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ Đây là một chủ đề rất mới mẻ và phức tạp, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng sau nhiều nỗ lực chúng tôi vẫn không thể vượt qua những hạn chế, những thiếu sót trong kết quả nghiên cứu này Chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến phê bình, góp ý từ phía độc giả với sự trân trọng và biết ơn

Nhóm nghiên cứu

'TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHAT TRIEN VUNG

Trang 11

CHUONG I

MOT SO VAN DE CO SO LY LUAN VA

KINHNGHIEM TRONG, NGOÀI NƯỚC VE PHAT TRIÊNTHỊ TRƯỜNG CÔNG NGHE

Trang 12

1~ MỘT SỐ KHÁI NIỆM VA THUAT NGU LIEN QUAN DEN TH] TRƯỜNG CONG NGHE

Hinh thanh va phat triển thị trường công nghệ là một trong những nhiệm vụ đã được Đảng và Nhà nước ta đề cập trong các văn kiện quan trọng gắn đây như: Báo cáo chính trị của BCHTW Đảng khóa VIII trình Đại hội TX của Đảng, Báo cáo

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta giai đoạn 2001 — 2010 tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ TX (năm 2001); Luật Khoa học và Công nghệ (năm 2000);

Kết luận của Hội nghị lần thứ sáu BCHTW Đảng khóa TX (năm 2002) Tuy nhiên cho tới nay, khái niệm và những vấn đề lý luận chung về loại thị trường này vẫn chưa được làm rõ, do vậy dẫn đến gặp khó khăn trong quá trình triển khai trong thực tiễn Vì vậy đưới đây nhóm nghiên cứu xin đề cập tới một số vấn đề lý luận cơ bản về thị trường công nghệ trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp các tài liệu trong, và ngoài nước về chủ đề này

1.1 Khái niệm hàng hóa KH&CN

Hoạt động KH&CN sản sinh ra nhiều loại sản phẩm và địch vụ khác nhau

Sản phẩm của hoạt động KH&CN là kết quả của hoạt động này, chẳng hạn như:

phẩm mềm tin học, mẫu máy làm kem tự động, sáng chế về thuốc ho từ thảo được, bí quyết dệt lụa Dịch vụ của hoạt động KH&CN là việc thực hiện những hoạt động KH&CN theo đặt hàng, chẳng hạn làm nghiên cứu và phát triển, thiết kế công nghiệp, bảo trì máy móc thiết bị, cung cấp thông tin KH&CN, Từ đấy có thể thấy rằng, hàng hóa KH&CN bao gồm các sản phẩm và dịch vụ của hoạt động

KH&CN, cụ thể như sau:

1 Bản quyền sở hữu, quyền sử dụng những đối tượng sở hữu công nghiệp

ội dung công nghệ như: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu đáng công nghiệp, giống cây trồng mới, thiết kế bố trí mạch tích hợp, được phép chuyển giao và đang trong trong thời hạn được pháp luật Việt Nam bảo hộ có

2 Bản quyền các tác phẩm KH&CN, bản quyền phần mềm đang trong thời

hạn pháp luật Việt Nam bảo hộ

3 Bí quyết công nghệ, kiến thức dưới đạng phương án công nghệ, các giải pháp kỹ thuật, quy trình công nghệ, tài liệu thiết kế sơ bộ và thiết kế kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, phầm mềm máy tính là một bộ phận hợp thành của quy trình công nghệ, các giải pháp hợp lý hóa sản xuắt

4 Nguyên mẫu (proptofype) sản phẩm, máy móc chứa đựng (| , CÁC

thông số kỹ thuật, công nghệ cho phép chế tạo hàng loạt sản phẩm, máy móc đó

5 Dịch vụ kỹ thuật, bao gồm: tư vấn kỹ thuật; tư vấn thiết kế nhà máy; tư

vấn lựa chọn, mua sắm công nghệ; tư vấn quản lý công nghệ; tư vấn thiết kế sản phẩm, thiết kế quy trình công nghệ; hướng dẫn lắp đặt, vận hành thử dây chuyền

Trang 13

thiết bị, hướng dẫn thực hiện các quy trình công nghệ tiêu chuẩn; thử nghiệm, kiểm nghiệm các thông số kỹ thuật hoặc công năng của mẫu sản phẩm; đào tạo, huấn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của công nhân, cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý 6 Dịch vụ nghiên cứu và phát triển theo đặt hàng 1.2 Khái trường công nghệ

Trong nghiên cứu này thị trường công nghệ được hiểu bao gồm những hoạt động mua bản các hàng hóa KH&CN, những thể chế (quy tắc, cơ chế vận hành) và các tô chức đâm bảo cho việc mua - bán được thục hiện thuận lợi trên cơ sở lợi ích của các bên tham gia thị trường, Phát triển thị trường công nghệ tức là thúc đây

hoạt động mua — bán, phát triển nhu cầu, mở rộng nguồn và chất lượng cung cấp

và xây dựng những thể chế hỗ trợ, những tổ chức xúc tiến, nhằm làm tăng số

lượng, chất lượng và sự đa dạng của hoạt động mua bán

Giống như các loại thị trường khác, thị trường công nghệ bao gồm các thành tố cơ bản như:

1 Hàng hóa mua bán (tài sản trí tuệ);

2 Chủ thể tham gia thị trường, bao gồm: người bán (bên cung), người mua (bên cầu), mạng lưới địch vụ môi giới, hỗ trợ mua bán công nghệ và các tổ chức

xúc tiến thị trường;

3 Cơ chế, luật lệ, quy tắc vận hành và các tổ chức xúc tiến thị trường

Thế mạnh của thị trường nói chung, thị trường hàng hóa KH&CN nói riêng, chỉ có thể phát huy khi thị trường vận hành bình thường, tức là khi thể chế của nó đảm bảo: cung, cầu phát triển bình thường; quyền sở hữu đối với hàng hóa mua bán được xác định rõ ràng; chỉ phí giao địch thấp; thị trường có tính cạnh tranh; số lượng giao địch đủ lớn; không gây ra những tác động xã hội tiêu cực

Khác với những hàng hóa thông thường, đa số hàng hóa KH4&CN mang tính tri thức, việc người này sử dụng không làm mắt đi khả năng sử dụng của người khác và chính điều này khiến hàng hóa KH&CN mang tính chất điển hình của một loại hàng hóa công (một hàng hóa có thể bán, chuyển giao được nhiều lần) Do vậy việc, việc mua bán chính thức cần đến những thể chế đặc biệt như pháp luật về sở hữu trí tuệ Ngoài ra, hàng hóa KH&CN còn chứa đựng nhiều yếu tố vô hình, việc mua bán thường phát sinh nhiều ràng buộc về quyền sở hữu, quyền khai thác giữa các bên liên quan, luôn có bát bình đẳng thông tin giữa người mua và người bán về chất lượng và giá trị công nghệ Nói tóm lại, chỉ phí giao dịch trong các thương vụ về hàng hóa KH&CN thường cao, khiến thị trường có thể bị thu hẹp hoặc đóng băng

Trang 14

1.3 Nhu cau hàng hóa KH&CN

Hàng hóa KH&CN được đùng như một đầu vào cần thiết của một hoạt động

khác như sản xuất - kinh doanh, dịch vụ y tế, ngân hàng, quản lý nhà nước, Nhu cầu đối với từng loại hàng hóa KH&CN rất khác nhau tùy thuộc vào trình độ phát triển Nhu cầu đối với hàng hóa KH&CN có thể nhằm phục vụ những mục đích công ích hoặc tư lợi Với mục tiêu can thiệp chính sách, nghiên cứu này sẽ phân tích

nhu cầu hàng hóa KH&CN theo loại hình tổ chức trong nền kinh tế Có rất nhiều

loại hình tổ chức khác nhau, tuy nhiên có thể tập trung vào một số loại cơ bản, đó là: các thực thể hoạt động nhằm mục tiêu lợi nhuận, gợi chung là doanh nghiệ

cơ quan Nhà nước hoạt động nhằm mục tiêu công ích; các tổ chức phi chính phủ hoạt động không vì lợi nhì

- Nhu cầu từ phía doanh nghiệp: Nhu cầu hàng hóa KH&CN của đoanh nghiệp rất đa dạng, bị chỉ phối bởi nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là chiến lược kinh doanh, năng lực công nghệ, tiềm lực tài chính và đặc thù của ngành sản

xuất Trong giai đoạn phát triển hiện nay ở nước fa, khi tăng trưởng chủ yếu dựa trên

sự mở rộng và lao động để cung cấp những sản phẩm đã phổ biến (ít ra là trên thế giới) thì nhu cầu đối với hàng hóa KH&CN của doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp chủ yếu được gắn với mua sắm máy móc thiết bị, đây chuyền công nghệ sản xuất Tuy nhiên, cùng với sự phát triển, đã xuất hiện những doanh nghiệp đi xa hơn năng lực sản xuất, bắt đầu xây dựng năng lực thiết kế Nhu cầu

thực sự đối với hàng hóa KH&CN cũng phát triển

- Nhu cầu từ phía Nhà nước: Nhà nước cần hàng hóa KH&CN để: (1) vận hành bộ máy nhà nước được hiệu quả; (2) cung cấp ưu đãi hoặc miễn phí cho các đối tượng thụ hưởng ngân sách hoặc cho toàn bộ cộng đồng; (3) giải quyết những, vấn đề công ích phát sinh từ đời sống, có ý nghĩa chiến lược, xã hội quan trọng

Cũng như doanh nghiệp, để đáp ứng nhu cầu đối với hàng hóa KH&CN như trên, Nhà nước có thể chọn giải pháp thị trường, tức là mua sản phẩm KH&CN có

sẵn hoặc thuê dịch vụ KH&CN để có kết quả như mong muốn Mặc khác Nhà nước

có thể chọn giải pháp phi thị trường như tự tổ chức dé cung cấp hàng hóa KH&CN mong muốn Cho tới nay tư duy tự làm vẫn là chủ yêu nhưng xu thể chuyển sang thị trường cũng đã bắt đầu xuất hiện và đây cũng là yếu tố quan trọng đẻ phát triển thị trường hàng hóa KH&CN

- Nhu cầu từ phía cá nhân: Trong đời sống phong phú và đa đạng, nhu cầu cá

nhân đối với tri thức KH&CN cũng rất lớn Cá nhân có thể thỏa mãn nhu cầu này

thông qua việc đọc và xem các ấn phẩm KH&CN dưới nhiều hình thức khác nhau Cá nhân cũng có thể tham gia các lớp bởi dưỡng kiến thức hoặc tìm kiếm tư vấn từ

Trang 15

nhu cầu cá nhân là rất lớn và ngày càng phát triển Khác với doanh nghiệp và nhà nước, việc đáp ứng nhu cầu trỉ thức KH&CN của cá nhân thông qua đọc hoặc xem các ấn phẩm KH&CN thường phải thông qua trung gian là các nhà xuất bản Ở đây vấn đề bản quyền tác giả là then chót để thị trường có thể hoạt động bình thường

1.4 Cung cấp hàng hóa KH&CN

Thị trường hàng hóa KH&CN sẽ không tồn tai néu khong có những nhà cung cấp Nhà cung cấp hàng hóa KH&CN có thể là doanh nghiệp, các tổ chức KH&CN,

Nhà nước và các nhà sáng chế độc lập Có nhà cung cấp phát triển hàng hóa KH&CN trước hết phục vụ cho chính họ, việc bán ra thị trường chỉ là "dẫn xuất" của việc bán sản phẩm Có những tổ chức sản xuất hàng hóa KH4&CN chủ yếu là để bán (như các tổ chức KH&CN hay các nhà sáng chế độc lập), việc tự tiêu đùng (như tự tổ chức sản xuất dựa trên công nghệ được phát triển) chỉ là giải pháp bắt đắc dĩ

Hàng hóa KH&CN có thể được cung cấp bởi các tổ chức trong nước (bao

gồm cả các tổ chức có vốn nước ngoài nhưng là pháp nhân của nước đó như các công ty có vốn đầu tư nước ngoài), cũng có thể bởi các nhà cung cấp nước ngoài

'Việc cung cấp hàng hóa KH&CN có thể dựa trên nguyên tắc thị trường, cũng có thể

là phi thị trường, tùy từng trường hợp cụ thé

- Cung cấp hàng hóa KH&CN từ nhà nước: Với tính chất hàng hóa công, đầu tư nhân để tạo ra hàng hóa KH&CN sẽ luôn ở dưới mức tối ưu xã hội Ngay cả khi

hệ thống luật pháp về sở hữu trí tuệ phát huy đầy đủ

tư nhân cho việc tạo ra hàng hóa KH&CN cũng không đạt được mức tối ưu xã hội Hơn nữa, bản thân hệ thống này cũng chứa đựng những hạn chế nội tại, gây lăng phí một phân lợi ích xã hội

ệu lực thì đầu tư của khu vực Do vậy, can (hiệp của Nhà nước được cơi là cần thiết Về lý thuyết, Nhà nước có cách can thiệp khác nhau và thực tế các cách can thiệp này đều đã được sử dụng Mỗi cách dựa trên những nguyên lý khác nhau, có những ưu nhược điểm khác nhau

Loại can thiệp thứa nhát được sử dụng phổ biến ở nước ta cho đến nay là

nhà nước trực tiếp đóng vai trò sản xuất hàng hóa KH&CN để cung cấp ưu đãi

hoặc miễn phí cho các đối tượng thụ hưởng Nhà nước làm việc này thông qua hoạt

động của những tổ chức KH&CN do Nhà nước thành lập, giao nhiệm vụ cấp kinh

phí và trực tiếp quản lý như các phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu, trường đại học, thậm chí là doanh nghiệp nhà nước

Loại can thiệp thứ hai là nhà nước gián tiếp tạo ra hàng hóa KH&CN bằng các đặt hàng các tổ chức KH&CN độc lập thực hiện theo yêu cầu của Nhà nước

Loại can thiệp thứ ba là nhà nước mua lại hàng hóa KH&CN đã được các tổ

chức KH&CN độc lập tạo ra, sau đó cung cấp cho các đối tượng thụ hưởng

Trang 16

Loại can thiệp thứ tư là nhà nước hỗ trợ về tài chính, chẳng hạn như cấp kinh phí cho các tổ chức KH&CN độc lập để họ có thêm điều kiện thực hiện những dự án tạo ra hàng hóa KH&CN của họ Ở đây Nhà nước không đặt hàng và thường không sở hữu hàng hóa KH&CN được tạo ra Bản thân việc hàng hóa KH&CN này được tạo ra đã đáng được khuyến khích, cách này này thường được làm thông qua các quỹ

- Cung cấp hàng hóa KH&CN từ tổ chức KH&CN: Các tổ chức KH&CN

thường được được coi là bên cung hàng hóa KH&CN, mặc đù đôi khi họ cũng là

người mua Sản phẩm chủ yếu của các tổ chức KH&CN, đặc biệt là các tổ chức

NC&PT là những công nghệ ở dạng chưa hồn chỉnh, cơng nghệ ở quy mô phòng thí nghiệm, là những ý tưởng mới, giải pháp mới, có thể đã được cấp văn bằng bảo hộ sáng chế (pa-tăng), có thể chưa nhưng vẫn có giá trị thương mại tiểm tàng Các nhà sáng chế độc lập cũng có thể coi là một dạng đặc biệt của tổ chức KH&CN và sản phẩm lao động sáng tạo của họ cũng thường là những ý tưởng mới, giải pháp mới

Trong trường hợp thị trường công nghệ chưa phát triển, thì công nghệ ở dạng chưa hoàn chỉnh của các tổ chức NC&PT rất khó bán Nếu không được nhà nước bao cấp hay nhận được hợp đồng thực hiện NC&PT (của nhà nước hay của doanh nghiệp), các tổ chức này sẽ phải chạy theo việc "ăn xổi” hơn như nghiên cứu chế tạo phụ tùng, thiết bị thay thế nhập khẩu, cung ứng địch vụ thử nghiệm (do có sẵn các thiết bị thí nghiệm) hay các địch vụ kỹ thuật thông thường khác Thậm chí họ có thể tổ chức sản xuất ở quy mô nhất định một số sản phẩm thị trường có như Việc sản xuất này có thể dựa trên công nghệ do họ phát triển nhưng cũng có thể dựa trên công nghệ du nhập từ bên ngoài

- Cung cấp hàng hóa KH&CN từ doanh nghiệp: Doanh nghiệp vừa thuộc bêm cầu, vừa thuộc bên cung hàng hóa KH&CN (chủ yếu là công nghệ) Do chỉ phí giao địch cao, nhiều doanh nghiệp tự phát triển công nghệ để đáp ứng nhu cầu của họ và việc chào bán công nghệ chỉ đơn thuần là bán sản phẩm Thay vì mở rộng quy mô sản xuất để tiêu thụ sản phẩm tại thị trường mới, họ có thể bán công nghệ cho các doanh nghiệp khác để những người này sản xuất và khai thác thị trường,

Trang 17

NC&PT ở những doanh nghiệp này có thể tạo ra những ý tưởng mới, giải pháp mới, công nghệ mới, một số có thể đăng ký pa-tăng, Những kết quả này có thể được doanh nghiệp sử dụng cho các mục đích khác nhau Chúng có thể được bán ra bên ngoài hoặc được phát triển tiếp thành đổi mới

'Những doanh nghiệp có tiềm lực như mô tả trên đây thường có nhiễu loại hàng hóa KH&CN để bán Đó có thể là công nghệ chưa hoàn chỉnh (sáng chế chưa được phát triển thành đổi mới) nhưng quan trọng hơn là ở đạng hoàn chỉnh, đã được khẳng định về kỹ thuật và thương mại Cơng nghệ hồn chỉnh cho phép người mua công nghệ tiến hành sản xuất sản phẩm đã được công nhận rộng rãi trên thị trường Bên bán công nghệ thậm chí có thể bao tiêu một phần sản phẩm, hay giúp bên mua tiếp cận các nguôn cung cấp nguyên vật liệu cần thiết Đây là khác biệt của công nghệ doanh nghiệp so với công nghệ của các tổ chức KH&CN chuyên nghiệp

1.5 Các trở ngại trong mua bán hàng hóa KH&CN

- Quyền sở hữu đối với hàng hóa KH&CN: Điểm cơ bản trong quan hệ mua

bán là vấn đề sở hữu Quyền đối với tài sản của người bán trước và sau khi giao địch mua bán xảy ra, cũng như quyền đối với tài sản của người mua sau khi giao địch xảy ra, phải được quy định rõ ràng và được pháp luật hoặc một thể chế tương, đương bảo vệ

Ban chất trì thức của hàng hóa KH&CN khiến vấn đề quyền tài sản đối với

hàng hóa KH&CN trở nên phức tạp Ngoài ra tính chất của một hàng hóa công đặt ra vấn đề cân đối lợi ích giữa sở hữu tư nhân đối với hàng hóa KH&CN và việc xã hội được hưởng lợi tối đa nhờ được sử dụng hàng hóa này Hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ và pháp luật khác đã được liên tục phát triển và mở rộng để giải quyết phần nào những quan hệ tài sản phức tạp trên đây, không chủ trong phạm vi quốc gia, vùng lãnh thổ mà còn trong quan hệ thương mại giữa các quốc gia

- Bất bình đẳng về thông tin: Khác với những hàng hóa thông thường, với nhiều nội dung mang bản chất thông tin, phi hiện vật, cơ hội cho người mua và bán công nghệ gặp được nhau (chưa nói đến chuyện thực hiện được giao địch) không hề để dàng Bắt bình đẳng về thông tin giữa người mua và người bán có thể khiến thị trường hàng hóa KH&CN bị đình trệ, mặc dù người bán muốn bán và người mua muốn mua Các nghiên cứu chỉ ra rằng, tình trang này có thể được giải quyết phần nào nhờ các tổ chức trung gian có uy tin đứng ra bảo lãnh hay cung cắp dich vụ thầm định Dịch vụ thẩm định phải được đặt chủ yếu trên cơ sở uy tín của cơ quan cung cấp dịch vụ, chứ không phải tư cách pháp nhân của cơ quan này

- Chỉ phí giao dịch trong mua bán công nghệ quá cao thì giao dịch có thể không thực hiện được Việc bên nào phải gánh chỉ phí giao địch còn tùy thuộc vào đối tượng hay loại công nghệ được mua bán, cũng như những điều kiện khác Mua bán công

Trang 18

nghệ hay chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp cũng thường bị tác động bởi chỉ phí giao dịch cao Trong hợp đồng chuyển giao công nghệ, đặc với những công nghệ mới, có tính cạnh tranh cao, để đảm bảo lợi ích của mình, bên bán thường đưa ra hợp đồng với những điều khoản ràng buộc bên mua, như quy định không được bộc lộ công nghệ cho bên thứ ba Quy định là vậy nhưng nếu việc thực thi hợp đồng không

nằm trong tầm kiểm soát của bên bán do vậy có thể gây thiệt hại hoặc nếu muốn kiểm soát thì rất tồn kém, cũng là một loại thiệt hại thì bên có công nghệ chưa chắc đã muốn bán và giao địch có thể không xảy ra Đây là một cản trở cho việc mua công nghệ tiên tiền của các nước phát triển

là các tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp các ¡, chuyển giao và thương mại hóa sản phẩm KH&CN Tùy theo tìmg loại hình, chức năng, quy mô và chuyên môn hóa khác nhau, các tổ chức này thực hiện cung cấp các loại hình dịch vụ thông tin và mới giới, dịch vụ sở hữu trí tuệ, địch vụ thương thảo, đàm phán hợp đồng chuyển giao công nghệ, địch vụ đánh giá,

Thực tế, cũng có nhiều tổ chức vừa cung cấp một số dịch vụ

chuyên sâu, đồng thời thực hiện chức năng tích hợp hệ thống các loại hình địch vụ khác với mục tiêu đáp ứng nhu cầu về địch vụ trọn gói cho khách hàng

Các tổ chức trung gian môi giới được thành lập và hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau Các tổ chức này bao gồm các cơ quan chức năng của nhà nước, hiệp hội, doanh nghiệp tư vấn độc lập, NGOs,

Giao dịch mua bán chỉ có thể xảy ra khi người mua và người bán có tiếp xúc, trực tiếp (không qua môi giới) hay gián tiếp (qua môi giới), vật lý (giao dich trực tiếp) hay ảo (qua phương tiện truyền thông) Chợ là một trong những thể chế như vậy, chợ cung cấp hạ tầng, địch vụ kèm theo để người mua, người bán gặp nhau, thỏa thuận và thực hiện các giao dịch Từ chỗ chỉ là chợ vật lý, có giới hạn về không gian và thời gian, hiện nay còn thêm loại hình chợ ảo cho phép mở rộng giới hạn về không gian và thời gian của chợ

Cùng với chợ là hoạt động môi giới, với nhiều loại hoạt động môi giới và cấp độ khác nhau nhưng có cùng chức năng là xúc tiến tiếp xúc giữa người bán và người mua Sự khác biệt giữa hoạt động môi giới và chợ là hoạt động môi giới chỉ dựa vào những thông tin mà người môi giới có được Ngoài ra cơ quan mới giới có thể đi xa hơn việc giúp người mua, người bán gặp nhau, để cung cấp những địch vụ khác như: dần xếp giá cả, bảo lãnh về tính chân thực của công nghệ chào bán hoặc bảo lãnh tín dụng cần thiết đẻ giao dịch có thể thực hiện được

Trang 19

1.6 Mô hình phát triển thị trường công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa - Đặc tính hàng hóa KH&CN của từng giải đoạn công nghiệp hóa

Kinh nghiệm của thế giới cho thấy khoảng 10% các đề tài nghiên cứu khoa học tạo ra được công nghệ mới và thông thường phải mắt thời gian 15 năm từ khi bắt tay nghiên cứu khoa học cho đến khi tạo ra được sản phẩm mới ứng dụng vào

sản xuất (công nghệ đây) Đầu tư cho KH&CN như vậy là đầu tư có nhiều rủi ro,

song đây là con đường duy nhất để một nước có được công nghệ mới Các nước dẫn đầu về công nghệ phải chấp nhận đầu tư cho nghiên cứu khoa học theo cách này để tạo ra công nghệ mới Đây là cách công nghiệp hóa của các nước phát triển

Au, My da di qua

Các nước công nghiệp mới như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc và thậm

chí Nhật Bản tiến hành công nghiệp hóa theo cách khác, đó là tiền hành nghiên cứu cải tiến các công nghệ nhập từ nước ngoài và như vậy họ có thể phát triển được năng lực công nghệ rất nhanh và tự phát triển công nghệ của tiêng mình bằng cách kết hợp công nghệ đo mình sáng tạo với một phần công nghệ của nước ngoài Điểm ưu việt của cách làm này là tiết kiệm thời gian và tạo ra công nghệ đáp ứng nhanh yêu cầu trong nước Điều này cũng giúp tạo ra sự tự chủ về công nghệ và tích lữy được kinh nghiệm về các bí quyết kỹ thuật Hệ quả là họ có được cả năng lực biết cách chuyển hóa kết quả nghiên cứu thành công nghệ

UNIDO đã tổng kết quá trình công nghiệp hóa của môt nước và thay ring

quá trình này phải trải qua 5 giai đoạn và cũng nhận thấy rằng phát triển năng lực công nghệ (fạo ra hàng hóa KH&CN có hàm lượng chất xám cao) sắn liền với quá

trình công nghiệp hóa Như vậy, năng lực KH&CN của bất kỳ quốc gia nào cũng,

phải phát triển có hệ thống theo 5 giai đoạn phát triển công nghiệp hóa như sau: 1 Giai đoạn truyền thống: tại giai đoạn này, khoa học hoặc công nghệ hiện đại đều chưa được áp dụng Trình độ công nghệ đạt mức công nghệ được tạo ra từ kinh nghiệm có trước đó Đây là trình độ của các nước công nghiệp kém phát triển

2 Giai đoạn công nghệ phụ thuộc nước ngoài: ở giai đoạn này, công việc phát triển đơn giản là sử dụng công nghệ nhập để phát triển sản xuất hoặc phổ biến, nhân rộng công nghệ nhập chưa có cải tiến ra ở trong nước Trình động công nghệ này thường tìm thấy ở các nước công nghệ đang công nghiệp hóa, có hiểu biết về kỹ thuật sản xuất, kỹ thuật công nghiệp và kỹ thuật cơ bản để có thể tự lựa

chọn, vận hành được công nghệ thích hợp cho mình

Trang 20

vào thời điểm này là có kinh nghiệm trong thiết kế sản phẩm và công nghệ sản

xuất, địch vụ tư vấn và fìm các giải pháp công nghệ Các kỹ sư nắm bắt tốt các

nguồn thông tin, vấn đề bản quyền và sáng chế Hoạt động nghiên cứu và triển khai được tiến hành chủ yếu cho việc hỗ trợ bắt chước công nghệ

4 Gian đoạn củng cố, mở rộng phát triển công nghệ: ở trình độ này là các nước đã công nghiệp hóa cũ và mới Để đạt trình độ này ở các nước phải có năng lực nghiên cứu và triển khai tốt và có năng lực không những nhân rộng công nghệ đang hiện có mà cả tạo ra công nghệ mới bằng cách kết hợp giữa công nghệ nhập ngoại với công nghệ của mình hoặc nâng cấp công nghệ, nâng cao hoạt động của

công nghệ

3 Giai đoạn dẫn đầu về công nghệ: đây là giai đoạn phát triển cao nhất với năng lực đổi mới cơng nghệ được hồn thiện Đó là các nước công nghiệp dẫn đầu có đẩy đủ năng lực từ nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng đến các nghiên cứu tiên tiến và có cả năng lực sáng tạo ra công nghệ mới và áp dụng hiệu quả vào sản xuất

- Năng lực công nghệ của doanh nghiệp và tỖ chức KH&CN trong quá trình công nghiệp hóa

Theo kinh nghiệm của các nước đang công nghiệp hóa, sự phát triển năng lực công nghệ của doanh nghiệp sẽ quyết định đến tính chất hoạt động của tổ chức nghiên cứu phát triển độc lập và các trường đại học, tức là quyết định đến loại hàng hóa sản phẩm KH&CN nào được ưu chuộng trên thị trường vào từng giai

đoạn công nghiệp hóa

© Cie logi hàng hóa KH&CN của doanh nghiệp trong tiến trình công nghiệp hóa 'Việc chuyển giao công nghệ từ tổ chức nghiên cứu phát triển sang sản xuất phải qua nhiều bước như: thiết kế, thiết lập kỹ thuật sản xuất hoặc quy trình công nghệ và cả những hoạt động tiếp thị (marketing) cho sản phẩm mới Các hoạt động này cùng với hoạt động nghiên cứu phát triển có liên quan chặt chế với hệ thống sản xuất và thị trường của doanh nghiệp Từ thực tế khách quan như vậy, phần lớn quá trình chuyển giao công nghệ nêu trên cần diễn ra ở trong doanh nghiệp thì công nghệ được tạo ra mới áp dụng ngay được cho doanh nghiệp đó Để triển khai khâu này, doanh nghiệp có thể bó trí một tổ chức thực hiện quá trình chuyển giao công nghệ Điều này có tác dụng làm rõ điểm dùng của các hoạt động nghiên cứu phát triển của các tổ chức nghiên cứu phát triển (ngoài doanh nghiệp) và điểm bất đầu công việc nghiên cứu phát triển của doanh nghiệp Các tổ chức nghiên cứu phát triển độc lập sẽ làm nghiên cứu phát triển như được hiểu và sẽ dừng quá trình này trước khi công đoạn chuyển giao bắt đầu hoặc ở giai đoạn sớm hơn Và bất đầu từ đó đồi hỏi các doanh nghiệp phải tự tiến hành một số cơng đoạn hồn thiện công nghệ đến trước khi có thể thực sự ứng dụng công nghệ vào sản xuất Nhưng

Trang 21

thường ở các nước đang công nghiệp hóa, doanh nghiệp công nghiệp chỉ tiền hành hoạt động sản xuất và có ít các hoạt động có thể gọi là làm phát triển hoặc nghiên cứu, hơn nữa các doanh nghiệp cũng không có hạ tằng cơ sở dành cho cơng tác hồn thiện công nghệ Điều này có thể tổn tại ở giai đoạn đầu của công nghiệp hóa nhưng từ giai đoạn 3 trở đi doanh nghiệp cồn phải có lực lượng thực hiện nghiên cứu phát triển để tạo ra có nhu cầu đầu vào cho các nghiên cứu phát triển từ phía bên ngoài Nếu các tổ chức nghiên cứu phát triển chỉ thực hiện các nghiên cứu thuần túy và doanh nghiệp chỉ tiến hành hoạt động sản xuất thuần túy thì việc chuyển giao giữa chúng trở nên rất tháp và hàng hóa cung cầu không trao đổi được với nhau Tầm quan trọng của vấn đề này được ghỉ nhận theo hai cách tại các nước

đã trải qua công nghiệp hóa:

- Một mặt, hiệu quả hoạt động của các tổ chức nghiên cứu phát triển sẽ bị hạn chế rất nhiều như năng lực công nghệ để hoàn thiện kết quả nghiên cứu phát triển ở trong các ngành công nghiệp không có Nói cách khác cần phải có sự phát triển tương thích về năng lực công nghệ ở cả bên cung công nghệ và bên cầu công nghệ, chỉ có như thế bên cầu công nghệ mới tiếp thu được công nghệ do bên cung tạo ra

- Mặt khác, nhiều nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bổ sung, cho nhau giữa các hoạt động đổi mới bên trong các doanh nghiệp và việc sử dụng, các tổ chức nghiên cứu phát triển bên ngoài doanh nghiệp Các doanh nghiệp không có tổ chức nghiên cứu phát triển ở bên trong thì không bao giờ trở thành khách hang của các tổ chức nghiên cứu phát triển và việc giao cho các tổ chức nghiên cứu phát triển nằm ngoài doanh nghiệp làm thay hoạt động nghiên phát triển của đoanh nghiệp thì sẽ không bao giờ có được kết quả như mong muốn

Chính việc kém triển khai các hoạt động đổi mới trong doanh nghiệp sẽ hạn chế phát triển các liên kết với các tổ chức nghiên cứu công lập bên ngoài vì rằng vai trò của nghiên cứu bên ngoài chỉ là bổ sung cho nghiên cứu phát triển của đoanh nghiệp, tức là không đóng vai trò thay thế cho nghiên cứu phát triển trong doanh nghiệp Từ đây cũng cho thấy chính sự thiếu hụt cán bộ nghiên cứu trình độ cao trong doanh nghiệp sẽ không tạo được sự giao tiếp với các viện nghiên cứu và do vậy sẽ tôn tại khoảng cách giữa bên doanh nghiệp và bên các tổ chức nghiên cứu

©_ Pháttriển hành hóa KH&CNcủa doanh nghiệp trong tiên trình công nghiệp háa

Việc thay đổi căn bản hoạt động nghiên cứu phát triển của doanh nghiệp và tổ chức nghiên cứu phát triển có thể triển khai được rất nhanh chóng Trên thực tế

Hàn Quốc đã chuyển đổi hoạt động này chỉ trong một thập niên cuối những năm 1980 Xuất phát từ một cầu trúc 80% nghiên cứu phát triển được thực hiện bởi các

tổ chức bên ngoài doanh nghiệp, chỉ có 20% được thực hiện trong doanh nghiệp,

Trang 22

chỉ sau 10 năm tình hình đã ngược lại 80% nghiên cứu phát triển được trong doanh nghiệp, chỉ có 20% được thực hiện bởi các tổ chức bên ngoài doanh nghiệp

Thực hiện cách làm này cần phải tiền hành phối hợp cả hai bên cung và bên cầu Đối với bên cầu có thể thấy việc nâng cao áp lực cạnh tranh mà đoanh nghiệp đang gặp phải sẽ thúc ép doanh nghiệp tăng cường các đổi mới kỹ thuật và do vậy phải đầu tư vào năng lực cần thiết để tạo ra các thay đổi đó Mặc dù vậy, doanh nghiệp cũng gặp phải một loạt các vấn đề về chỉ phí, mạo hiểm khi tiến hành các đầu tư như vậy Một loạt các biện pháp tập trung vào bên cung của quá trình tích lữy công nghệ có thể giúp cho việc giảm thiểu các khó khăn này Một số các giải pháp đã thường được sử dụng như khuyến khích tài chính, hành chính Nhưng tác động của công cụ tài chính và sự khả thi về quản lý hành chính còn là một câu hỏi Một cách tích cực hơn có thể là triển khai nhiều thể loại chương trình để "bẻ ghi” các nguồn lực công ích dành cho nghiên cứu phát triển và hoạt động liên quan về cho các doanh nghiệp hơn là về cho các tổ chức nghiên cứu phát triển công lập Cách tiếp cận này có thể áp dụng cho việc đào tạo nâng cao chất lượng nhân lực KH&CN, theo đó, các hoạt động đào tạo về công nghệ được tài trợ từ nhà nước sẽ

được giao cho các doanh nghiệp tự thực hiện

Một cách tiếp cận khác đó là chuyển tổ chức nghiên cứu phát triển về doanh nghiệp, đó là việc làm cho các tổ chức nghiên cứu phát triển gắn trực tiếp hơn với doanh nghiệp Đây là một chính sách đã được thực hiện ở Trung Quốc vào cuối những năm 1981 Cách tiếp cận này tỏ ra thành công hơn vào những năm 1970 khi ‘Vien Công nghệ điện tử Hàn Quốc đã được bán cho một Cheabol rất lớn có nhu

cầu phát triển năng lực nghiên cứu cho riêng mình

© Phát triển hàng hóa KH&CN của tÔ chức nghiên cứu phát triển trong tiến

trình công nghiệp hóa

'Nhiều tổ chức nghiên cứu phát triển có vai trò rất khiêm tốn trong việc đóng góp cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp ở giai đoạn 2 và 3, nguyên nhân là năng lực của các tổ chức nghiên cứu phát triển này không phù hợp với các yêu cầu về công nghệ của doanh nghiệp ở giai đoạn này Có thể chia thành hai loại công việc mà các tổ chức nghiên cứu phát triển có thể giúp cho các doanh nghiệp ở giai

đoạn công nghiệp hóa 2 và 3 như sau:

- Tìm và phổ biến các công nghệ hiện hữu trong nước nhưng đối với doanh nghiệp khác ở trong nước

- _ Phổ biến các công nghệ tốt nhất trong thực tế đang có ở trong nước và hỗ

trợ việc ứng dụng, sử dụng chúng

Trang 23

So với liên kết về phát triển công nghệ mới và đổi mới công nghệ thì hiệu quả hoạt động của việc cung cấp địch vụ phụ thuộc rất ít vào những gì doanh nghiệp đã tích lũy được về nghiên cứu phát triển và các năng lực công nghệ khác

Có hai vấn đề đặt ra khi phát triển địch vụ này:

- Thứ nhất, đối với các tổ chức nghiên cứu phát triển mới thành lập, trong, nhiều trường hợp, địch vụ thỏa mãn nhu cầu doanh nghiệp được xem xét là điều

kiện tiên quyết cho hoạt động của các tổ chức KH&CN mới này Do vay trong quá

trình công nghiệp hóa, tổ chức KH&CN phải điều chỉnh năng lực cung cấp các hàng hoá sản phẩm KH&CN cho phù hợp với các loại hàng hóa và sản phẩm

KH&CN mà doanh nghiệp yêu cầu

- Thứ hai, các tổ chức KH&CN hiện tại đang có các năng lực công nghệ không phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp thì phải thay đổi quan điểm và phải xác định vị trí của địch vụ phải là mục tiêu tiên quyết của tổ chức KH&CN, đặc biệt là nguồn lực có kỹ năng, tri thức

« Ướm tạo công nghệ và thành lập doanh nghiệp mới

Đáng lế tìm cách chuyển giao kết quả nghiên cứu phát triển vào các doanh nghiệp hoặc cung cấp cho doanh nghiệp những dịch vụ liên quan đến công nghệ, các tổ chức nghiên cứu phát triển có thể tiến hành chuyển giao kết quả nghiên cứu là các công nghệ mới mà tổ chức nghiên cứu phát triển tạo ra Có hai loại hình tổ chức đoanh nghiệp mới được thành lập:

- Thứ nhất, là doanh nghiệp “spin-off° (các doanh nghiệp được thành lập dựa trên kết quả nghiên cứu của tổ chức nghiên cứu phát triển và tách thành đoanh nghiệp độc lập) “Spin-off° là việc chuyển một số người cùng với công nghệ mới

tạo ra rời khỏi tổ chức nghiên cứu phát triển sang môi trường sản xuất, thị trường

Trong bồi cảnh này, quá trình chuyển hóa công nghệ được tiếp tục, đó là việc bd sung them các nguồn lực, kỹ năng kinh doanh và yêu cầu của mỗi trường sản xuất và thị trường

- Thứ hai, đó là việc bổ sung các bộ phận sản xuất (gọi là spin-out) cho tổ chức nghiên cứu phát triển và chuyển thành đoanh nghiệp Theo đó, tổ chức nghiên

cứu phát triển sẽ tìm kiếm, bổ sung các nguồn lực cho hoạt động kỹ thuật, sản xuất,

thị trường, quản lý Cùng với việc bổ sung chức năng sản xuất, tổ chức nghiên cứu phát triển vẫn giữ chức năng nghiên cứu phát triển và trở thành đơn vị nghiên cứu phát triển của doanh nghiệp

Trang 24

I - GIGI THIEU KINH NGHIEM PHAT TRIEN THI TRUONG CÔNG NGHỆ

'TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

2.1 Kinh nghiệm ngoài nước

2.1.1, Kinh nghiệm phát triển thị trường công nghệ của Trung Quốc

- Quan niệm thị trường công nghệ của Trung Quốc: Trước đây, Trung Quốc

quan niệm trỉ thức khoa học là sản phẩm của chung trong xã hội, là một thức sản phẩm công ích Nhưng qua một thời gian phát triển cơ chế thị trường, trí thức KH&CN đã trở thành hàng hóa và thị trường công nghệ được xem như là một thể chế mới của quản lý KH&CN nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi sản

phẩm NC&PT giữa người tạo sản phẩm (tổ chức nghiên cứu và phát triển) và người sử dụng sản phẩm (doanh nghiệp) Hoạt động trao đổi sản phẩm KH&CN

gồm các hình thức: Phát triển công nghệ theo hợp đồng, chuyển giao công nghệ, tư vấn công nghệ và địch vụ công nghệ (thiết kế, chế tạo )

- Một số kinh nghiém phat trién thi treong KH&CN

+ Đổi mới cơ chế quan lý và hoạt động các tổ chức NC&PT: Từ năm 1996

đến nay, Trung Quốc đã tiền hành chuyển các viện nghiên cứu ứng dụng thành các doanh nghiệp KH4&CN Các tổ chức nghiên cứu cơ bản hoặc cung cấp địch vụ công cộng phi lợi nhuận vẫn có sự hỗ trợ của Nhà nước, vẫn là đơn vị sự nghiệp hoặc nghiên cứu phi lợi nhuận

Quá trình chuyển cơ chế đối với các viện NC&PT của Trung Quốc đã có tác

động tích cực trong việc gắn nghiên cứu với sản xuất, huy động nhiều nguồn kinh phí, đặc biệt từ sản xuất để phát triển KH&CN, tạo ra nhiều sản phẩm cho thị trường KH&CN Thực hiện cơ chế mới, hẳu hết các viện đã xây dựng bộ phận thị trường, các nhà khoa học đã tìm đến các doanh nghiệp tìm hiểu nhu cầu đổi mới công nghệ và xúc tiến hợp đồng Các viện đều có các đơn vị phát triển công nghệ để phục vụ giải quyết các yêu cầu của sản xuất

+ Khuyến khích phát triển các tổ chức trung gian, môi giới: Trung Quốc rất

quan tâm việc phát triển hệ thống các tổ chức trung gian, mới giới nhằm tạo quan hệ kết ni cung-cầu Hệ thống các cơ quan trung gian này bao gồm các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, các đơn vị thuộc các tổ chức nghề nghiệp, các hiệp hội, các tổ chức cá nhân

Các tổ chức tư nhân hoặc trực thuộc các tổ chức nghề nghiệp, hiệp hội hoạt động theo phương thức tự hạch toán, được Nhà nước tạo điều kiện hoạt động, ưu đãi về thuế

Trang 25

chuyển giao công nghệ, các sản giao dịch công nghệ, các trung tâm phát triển sức Các cơ quan này có những mô hình tổ chức với mức độ thâm nhập thị trường khác nhau, hoạt động theo phương thức sự nghiệp có thu, hạch toán một phần, được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động thường xuyên và các hoạt động Nhà nước yêu cầu hoặc đạt hàng theo kế hoạch được duyệt hàng năm Phản thu từ các địch vụ được chỉ cho đầu tư phát triển, chỉ trả thêm lương cán bộ Các đơn vị này

được Nhà nước đầu tư rất lớn về cơ sở hạ tầng Hiện nay, Trung Quốc có khoảng 60.000 trung tâm thông tin, tư vấn, môi giới chuyển giao công nghệ với khoảng trên 1,2 triệu cán bộ, thực hiện nhiệm vụ gắn kết giữa các tổ chức KH&CN với

các doanh nghiệp Cán bộ làm công tác trung gian, môi giới được Nhà nước Trung,

Quốc chú ý đào tạo

+ Một số chính sách hỗ trợ phát triển KH&CN: Trung Quốc đã thành lap Quy

phát triển công nghệ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Quỹ có hai nguồn vốn chính: từ Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước, quỹ chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp ở giai đoạn sản xuất thử nghiệm Trung Quốc khuyến khích thành lập các Quỹ đầu tư mạo hiểm (chủ yếu của các nhà đầu tư nước ngoài) để đầu tư vào các dự án công nghệ có triển vọng Trung Quốc đã thành lập quỹ phát triển sáng chế để đầu tư nghiên cứu, hoàn thiện sáng chế

Trung Quốc xác định chủ thể của sáng tạo, đổi mới công nghệ là các doanh nghiệp Do vậy đã có rá nhiều giải pháp khuyến khích doanh nghiệp nghiên cứu, phát triển và đổi mới công nghệ Doanh nghiệp nào nếu đành lợi nhuận trước thuế để mua công nghệ sẽ được Nhà nước miễn thuế thu nhập cho phần kinh phí đó Hàng năm, doanh nghiệp được trích 5% doanh thu (không tính thuế) để nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ Trung Quốc rất chú ý đào tạo cán bộ làm công tác trung gian, môi giới

+ Một số mô hình thúc đây phát triển thị trường công nghệ

1 Trung tâm địch vụ KH&CN thuộc Hiệp hội thị trường công nghệ: Trung tâm làm địch vụ môi giới, tư vấn chuyển giao công nghệ, hoạt động trên nguyên

tắc tự hạch toán Một số hoạt động chủ yếu của Trung tâm là: xây dựng hệ thống

thông tin về các viện NC&PT; kết nói cung cầu, lựa chọn công nghệ, ký kết hợp đồng công nghệ; tổ chức các hội thảo, tọa đàm, triển lãm công nghệ Đây là mô hình một trung tâm nhỏ, giống như các trung tâm thông tin KH&CN, trung tâm

địch vụ tư vấn KH&CN ở Việt Nam

2 Sàn giao dịch công nghệ Thượng Hải: Sàn giao địch được Bộ KH&CN

"Trung Quốc và UBND thành phó Thượng Hải thành lập năm 1993 Đây là đơn vi

Trang 26

nghệ cao và mới đủ các ngành nghề cho tất cả các doanh nghiệp trong và người nước Phương châm hoạt động là tìm vốn cho kỹ thuật, tìm kỹ thuật cho người có vốn; tìm thị trường cho sản phẩm và tìm sản phẩm cho thị trường

Sin giao dich phục vụ theo chế độ hội viên, hội viên là các đơn vị có tư cách pháp nhân, phải đăng ký tham gia và nộp hội phí, có khả năng và nhu cầu về thông tin Các hoạt động chủ yếu của sàn giao địch này là: tổ chức các triển lãm, hội chợ, hội nghị, hội thảo; địch vụ nhân lực KH&CN; tư vần; đào tạo; cung cấp thông tin;

3 Trung tâm sức sản xuất Quảng Đông: thành lập năm 1994 trực thuộc Sở KH&CN Quảng Đông Đây là một đơn vị công ích, phi lợi nhuận của Nhà nước (hoạt động theo mô hình tương tự như một đơn vị sự nghiệp có thu ở Việt Nam) nhằm cung cáp các địch vụ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trung tâm có nhiệm vụ thúc đẩy tiến bộ công nghệ và năng lực đổi mới của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cải thiện sự phát triển của chúng Đỏng thời cung

ich vụ đa dạng và tổng thé rong các lĩnh vực thông tin công nghệ, ươm tạo công nghệ cao, giao địch sản phẩm, phát triển sản phẩm mới, tư vấn, trao đổi và

hợp tác quốc tế

Trung tam tip trung vào việc đưa kỹ thuật tiên bộ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, xây dựng hệ thống đổi mới (sáng tạo) của tỉnh; phát triển công nghệ cao và mới; cải tạo các ngành nghề truyền thống

"Triết lý của Quảng Đông khác với một số tỉnh khác của Trung Quốc trong hỗ

trợ và thúc đây chuyển giao công nghệ ở chỗ: Quảng Đông cho rằng, hiện nay ở tỉnh, thông tin công nghệ đá được phổ biến rộng rãi, các doanh nghiệp đã có mối

liên hệ tương đối chặt chế với các cơ quan NC&PT nên việc cung cấp thông tin

đơn thuần, thúc đẩy chuyển giao công nghệ không thích hợp nữa Quảng Đông chuyén sang hỗ trợ phát triển sức sản xuất, ươm tạo công nghệ, đào tạo nhân lực, tư vấn, cung cấp công nghệ, nghiên cứu chiến lược phát triển doanh nghiệp, tổ

chức thông tin công nghệ

Phương thức và kinh phí hoạt động của Trung tâm này giống như của Sàn giao địch công nghệ Thượng Hải Đây là một mô hình thúc đẩy phát triển cơng nghệ tồn điện, có thể nói là mô hình ươm tạo doanh nghiệp KH&CN

2.2.2 Kinh nghiệm phát triển thị trường công nghệ của CHLB Đức

- Quan niệm của CHLB Đức về phát triển thị trường KH&CN: Khi bàn về chính

Trang 27

công nghệ và chủ yếu là cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nội dung của công tác chuyển giao theo quan niệm của CHLB Đức là chuyển giao các tri thức, bí quyết kỹ thuật, công nghệ áp dụng vào thực tiễn, kể cả việc hồn thiện cơng nghệ và thành lập

doanh nghiệp mới trên cơ sở các kết quả nghiên cứu ra

Trên thực tế, Nhà nước Đức thường tạo ra các điều kiện khung, các biện pháp khuyến khích, cụ thể là Nhà nước hỗ trợ tăng cường năng lực làm NC&PT, khuyến khích chuyển đổi cơ cấu, giúp đỡ các dự án chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp Việc mua bán, chuyển giao công nghệ giữa viện và doanh nghiệp vừa và nhỏ được Nhà nước khuyến khích bằng các công cụ niêu trên và có thể phân ra thành 2 nhóm: Chuyển giao công nghệ gián tiếp và Chuyển giao công nghệ trực tiếp Ngoài ra còn có các tổ chức hiệp hội của những tổ chức hỗ trợ chuyển giao công nghệ cũng được thành lập và hoạt động rất mạnh để giúp đỡ các tổ chức này tham gia có hiệu quả vào hoạt động chuyển giao công nghệ

- Hình thức chuyên giao công nghệ gián tiếp (qua trung gian, môi giới)

Các tổ chức trung gian, môi giới: Tổ chức trung gian, môi giới thường được gọi bằng một khái niệm chung là Trung tâm công nghệ và có chức năng hỗ trợ cho các hoạt động chuyển giao công nghệ tiến hành nhanh hơn và có hiệu quả hơn Hình thái tổ chức của Trung tâm này đa dạng gồm:

Các Trung tâm tư vấn: Thực hiện các dịch vụ tư vấn, giúp đỡ trọn gói một việc tư vấn chuyển giao (chủ yếu dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ), giúp đỡ tìm kiếm thông tin và xử lý fheo yêu cầu, môi giới các đối tác hợp tác và đối tác chuyển giao, tổ chức các mạng liên kết, các quan hệ hợp tác liên ¡ các đối tác

Các Trung tâm thông tin pa - tăng: Chỉ dẫn về bảo vệ và hỗ trợ patenf, giúp tim kiém patent, tổ chức, môi giới làm việc với các nhà sáng chế, tổ chức các hội thảo, lớp học

Các Trung tâm hỗ trợ khởi lập doanh nghiệp (incubator): Tư vấn hỗ trợ các

doanh nghiệp trẻ giai đoạn khỏi lập, duy trì các hỗ trợ cho doanh nghiệp tiếp tục phát triển, cung ứng cơ sở hạ tầng và các điện tích cho thuê (phòng họp, phòng thí nghiệm )Tiến hành các dịch vụ chung (điện thoại, văn thư ), Môi giới các dịch

hành các tư vấn (ngân hàng, kế toán ) vụ và

'Tên các Trung tâm nêu trên fhễ hiện chức năng chính của Trung tâm, trên thực tế thì các Trung tâm hoạt động theo phương thức kết hợp các chức năng kể trên, Các dạng Trung tâm công nghệ được thành lập trên khắp các Bang của CHLB Đức, đặc biệt được chú trọng ở các Bang mới thành lập và do chính quyền Bang kết hợp với các tác nhân khác đứng ra thành lập Từ khi thành lập bang mới, công việc này được xúc tiến một cách mạnh mẽ để vực dậy nền kinh tế của phần Đông Đức trước đây nay dang trong quá trình chuyển đổi kinh tế

Trang 28

Đối vơi các Bang mới, việc phát triển các công nghệ và triển khai chúng thành các sản phẩm mới, quy trình sản xuất mới là vấn đề then chốt của việc cạnh tranh của các doanh nghiệp Một hình thức tổ chức có chức năng hỗn hợp giữa tư van và chuyển giao sẽ giúp cho quá trình trên diễn ra dễ dàng và nhanh hơn

Bổ sung cho các hình thái tổ chức nêu trên là các cơ sở hố trợ đổi mới công nghệ và các Trung tâm chuyển giao công nghệ đặc thù và liên ngành Các Trung tâm này giải quyết các vấn đề liên vùng, đặc thù cho ngành và công nghệ Nhiệm vụ của các cơ sở hỗ trợ đổi mới và các Trung tâm chuyển giao công nghệ đặc thù này là giúp đỡ khởi sự và chuyển hóa các đổi mới của doanh nghiệp từ khi nảy

sinh ý tưởng đến thâm nhập thị trường

- Hình thức hỗ trợ và chuyén giao công nghệ trực tiện

Giải pháp để thực hiện chuyển giao trực tiếp và hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp đá được CHLB Đức triển khai dưới dạng các chương trình hỗ trợ trực tiếp cho đổi mới doanh nghiệp, ví dụ Chương trình hỗ trợ đổi mới công nghệ (Pro-Inno) bao gồm các chương trình con đặc trưng như: Chương trình nghiên cứu chung giữa viện nghiên cứu và doanh nghiệp, chương trình nghiên cứu ủy thác giữa viện nghiên cứu và doanh nghiệp, Chương trình hỗ trợ phát triển nhãn lực KH&CN giữa viện nghiên cứu và doanh nghiệp Các chương trình này đều chú ý và đặc biệt nhắn mạnh đến việc ưu đãi đối với doanh nghiệp ở phần Đông Đức và Đông Berlin, nới có nhiều chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung (HCN) sang kinh tế thị trường Các Chương trình trên do Bộ nghiên cứu và đào tạo liên

bang (BMBF) tién hàng đến năm 1998 và Bộ kinh té liên bang (BMWi) tiếp tục

thực hiện từ năm 1998 đến nay Các Chương trình này được giao cho Hiệp hội nghiên cứu của các ngành công nghiệp Đức (AiF) chủ trì thực hiện với vai trò tổ chức tuyển chọn và theo dõi thực hiện (một dạng của bang quản lý chương trình) Việc hỗ trợ đổi mới công nghệ cũng do các Bang tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau, ví dụ Bang Sắc-xông đã thành lập Quỹ đổi mới công nghệ để hỗ trợ đổi mới và chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Bang

Hiệp hội nghiên cứu của các ngành công nghiệp Đức (AiF) được thành lập cách đây 50 năm Các ngành công nghiệp Đức tham gia hiệp hội đưa ra nhu cầu nghiên cứu chung để cùng nhau giải quyết, sau đó kết quả được chuyển giao cho tit cả doanh nghiệp trong Hiệp hội Đó là công nghệ mà tắt cả các hội viên đều cần (ví dụ công nghệ đóng gói bao bì cho công nghiệp, công nghệ xử lý môi trường), còn những vấn đề công nghệ đặc thì của từng doanh nghiệp có thể tự lập dự án xin hỗ trợ kinh phí của Nhà nước thuộc các chương trình nghiên cứu của Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, AiF khi đó có vai trò như ban quản lý đề tài, sẽ ký hợp đồng với BMBF hoặc BMắWi, đặt hàng với các trường đại học, viện nghiên cúu

Trang 29

Một số chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ được CHLB

Đức tô chức thực hiện cụ thể như:

+ Chương trình hỗ trợ đổi mới doanh nghiệp vừa và nhỏ (Pro-Tnno) với nhiệm vụ hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu doanh nghiệp, hỗ trợ nâng cao trình độ cho cán bộ NC&PT của doanh nghiệp

+ Chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ ở các bang mới, với hỗ trợ Khởi lập doanh nghiệp; thúc đây chuyển hóa tri thức thành công nghệ; khuyến khích

các doanh nghiệp họp tác phát triển sản phẩm mới

+ Chương trình hỗ trợ thâm nhập thị trường thông qua mạng lưới

nhiệm vụ hỗ trợ sự gắn kết tình nguyện của các doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu với nhau để phát triển mốt sản phẩm đến khâu thâm nhập thi trường

mới, với

- Tổ chức trung gian, liên kết hỗ trợ đổi mới công nghệ

Hiệp hội, liên kết mạng lưới hỗ trợ đổi mới công nghệ, khảo lập doanh nghiệp công nghệ ở CHLB Đức có thể đưa ra một vài ví đụ như:

+ Trung tâm đổi mới công nghệ của Béc-lin là tổ chức phi lợi nhuận có chức

năng hỗ trợ cho đổi mới kinh tế để phát triển kinh tế - xã hội của Béc-lin như hỗ trợ

các dự án có tính đổi mới; tư vấn chính sách phát triển của thành phố; liên kết các nhà khoa học với kinh tế - xã

+ Hiệp hội các Trung tâm hỗ trợ đổi mới công nghệ và khỏi lập doanh nghiệp Đức cho thuê địa điểm để tạo điều kiện thuận lợi ban đầu cho doanh nghiệp: Cá thành viên có nhiệm vụ chung là hỗ trợ thông tin, tư vấn kinh doanh, hỗ trợ kỹ thuật;

cho thuê địa điểm để tạo điều kiện thuận lợi ban đầu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ khi mới thành lập

+ Hiệp hội nghiên cứu các ngàng công nghiệp Đức: xúc tiến, tổ chức nghiên cứu chung giữa các đoanh nghiệp trong cùng một ngành

2.2 Kinh nghiệm trong nước

2.2.1 Kĩnh nghiệm phát triển thị trường công nghệ Thành phô của Hà Nội

- Hoạt động nghiên cứu và phát triên tạo hàng hóa công nghệ:Hoạt độ nghiên cứu phát triển của Thủ đô trong những năm qua đã có bước chuyển biến

mạnh mẽ thông qua việc kiện toàn tổ chức KH&CN và tiến hành các biện pháp nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý KH&CN, cụ thể như sau:

+ Các chương trình KH&CN đã được sắp xép đổi mới một bước nhằm nâng

cao hiệu quả và khả năng áp dụng vào thực tiễn Quy trình quản lý chương trình đề tài được cải tiến Qua đó đã tăng cường khả năng cung hàng hóa KH&CN của các tổ chức KH&CN và tạo nhiều hàng hóa có hàm lượng chất xám cao hơn, khả năng ứng dụng nhiều hơn

Trang 30

+ Tăng cường đầu tư và đang dạng hóa các nguồn đầu tư cho nghiên cứu phát triển KiInh phí xây dựng cơ bản tuy hạn hẹp nhưng vẫn đầu tư khoảng 3 -

3,5% cho các dự án phát triển cơ sở KH&CN Cùng với nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp cũng đầu tư cho KH&CN Tổng chỉ ngân sách cho SNKHCN đến nay khoảng trên 300 tỷ đồng Theo só liệu thống kê chưa day đủ, các đơn vị chủ trì thực hiện đề tài, dự án đầu tư khoảng trên 330 ty đồng (gần bằng 54% tổng số vồn đầu tư)

+ Với lợi thế là trung tâm lớn về khoa học — giáo dục, tập trung đông các

trường đại học, cao đẳng, các tổ chức KH&CN, tập trung đông đội ngũ các chuyên

gia, nhà khoa học, những năm qua hoạt động KH&CN của Hà Nội đã thu hút có hiệu quả tài năng, trí tuệ của các nhà khoa học trên địa bàn, góp phần quan trọng trong việc

nâng cao hàm lượng chất xám trong kết quả KH&CN của các đề tài, dự án

+ Đã chú trọng tăng cường hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp và các đơn vị hành chính sự nghiệp đầu tư, nâng cao trình độ công nghệ, đổi mới công nghệ, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiền Kết quả mang lại những lợi ích thiết thực, tạo điều kiện để doanh nghiệp, tổ chức liên tục cải tiền hệ thống quản lý, nâng cao chất lượng, uy tín, khả năng cạnh tranh, mở rộng thị phần, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ

Tuy nhiên, theo đánh giá chung thì hoạt động nghiên cứu và phát triển của Hà nội vẫn còn bắt cập, đó là: KH&CN chưa trở thành động lực để nâng cao vị thể và phát triển kinh tế - xã hội thủ đô, chưa xây dựng được cơ chế đồng bộ hóa, được mua bán, chuyển giao, ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả cao chưa được như mong muốn Cơ chế tài chính còn nhiều bát cập, không kích thích được khả năng

sáng tạo, đầu tư chất xám của nhà khoa học cho đề tài dự án

— Hoat động thị trường công nghệ: Nói chung các yếu tố cơ bản của thị trường

công nghệ ở Hà nội đã được hình thành Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, các hình thức mua bán, chuyển giao công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ chưa phát triển Các loại hàng hóa KH&CN được mua bán, chuyển giao chủ yếu là:

- Nhập máy móc thiết bị, hệ thống thiết bị đồng bộ: hầu hết trỉ thức công, nghệ được chuyển giao thông qua kinh này thường chỉ là các kỹ năng vận hành hệ thống sản xuất để làm ra các sản phẩm tương đối ổn định, đạt năng suất, chất lượng và chỉ phí ở mức hợp lý; các kỹ năng thiết kế và các bí quyết công nghệ ít khi được

¡ nhập khẩu

Trang 31

- Công nghệ chế tạo trong nước nói chung và Hà Nội nói riêng chiếm tỷ lệ thấp so với giá trị sản xuất công nghiệp, chưa có nhiều doanh nghiệp cung cấp thiết bị được thị trường công nhận, sản phẩm chứa đựng hàm lượng chất xám không cao

- Số lượng các giao địch mua bán công nghệ đi kèm các sáng chế, giải pháp hữu ích ở Hà Nội có sự tham gia của cơ quan quản lý, song không đáng kể Nội dung chuyển giao công nghệ là truyền đạt kỹ năng vận hành hệ thống, kỹ năng giám sát chất lượng Công nghệ gắn với sáng chế, giải pháp hữu ích được chào bán tại các chợ công nghệ chiếm tỷ lệ thấp Công nghệ được chuyển giao chủ yếu là

trực tiếp giữa tổ chức KH&CN và cơ sở sản xuất khi có sự hướng dẫn, giúp đố của Sở KH&CN Các kết quả nghiên cứu chuyển giao chủ yếu theo sự chỉ đạo của các

cơ quan nhà nước, chưa mang tính thị trường

- Quản lý nhà nước đối với thị trường công nghệ: Đề thúc đây thị trường công nghệ phát triển, Thành phó đã triển khai một số giải pháp như sau:

Đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp, ban hành chính sách hỗ trợ (tài chính, thuế) khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất Kinh doanh

"Tăng cường thông tin, phổ biến kiến thức KH&CN, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND thành phó Hồ Chí Minh, UBND thành phó Hải Phòng

tổ chức 3 lần Chợ công nghệ và thiết bị tại Hà Nội, Hải Phòng và Thành phố Hỗ Chí Minh thu hút đông đảo các doanh nghiệp tham gia trao đổi, mua bán nhiều thiết bị, công nghệ trị giá hàng trăm tỷ đồng

Tuy nhiên, quản lý nhà nước của Hà Nội đối với thị trường KH&CN cũng bộc lộ những yếu kém, bắt cập như,

- Hệ thống pháp luật bao gồm các quy tắc, cơ chế vận hành và các tổ chức bảo đảm thuận lợi cho việc mua bán công nghệ chưa hoàn thiện

- Cơ chế quản lý đoanh nghiệp nhà nước hiện nay đã có nhiều đổi mới song, chưa tạo được sức ép đủ mạnh buộc doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ, nâng, cao sức cạnh tranh Hoạt động của các tổ chức nghiên cứu và phát triển vẫn mang tính báo cấp, năng lực nghiên cứu để tạo ra công nghệ mới còn hạn chế

- Thành phố chưa có chính sách hỗ trợ thương mại hóa kết quả NC&PT, vai trò Nhà nước định hướng, điều tiết thị trường KH&CN còn mờ nhạt

2.2.2 Kinh nghiệp phát triển thị trường công nghệ thành phó Hồ Chí Minh

- Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp (chương trình 02)

Để giải vấn đề tiếp thu công nghệ - làm chủ công nghệ - sáng tạo công, nghệ, Thành phố Hỗ Chí Minh đã và đang triển khai nhiều chương trình, dự án hỗ

Trang 32

trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị -công nghệ, cải tiền quản lý, tăng năng suất lao động, giảm giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh trong xu thế hội nhập Nỗi bật nhất là Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp hiện đại hóa với chỉ phí thấp, tạo ưu

thế cạnh tranh tổng hợp và đây mạnh xuất khẩu (gọi tắt là Chương trình 04, theo

chỉ thị 04/2000/CT-UB-KT ngày 23/02/2000 của UBND Thành phổ)

Sau hơn 4 năm triển khai, ngoài những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp như tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về hệ thống quản lý chất lượng quốc tế, kỹ năng xúc tiến thương mại, sở hữu trí tuệ, bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, Chương trình 04 đã đạt được một số thành công trong công việc gắn kết giữa nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh:

- Hình thành và phát triển mô hình “Tam giác liên kết: Doanh nghiệp-Nhà nước-Cơ quan nghiên cứu khoa học trong hoạt động KH&CN thông qua các nội dung như: Hỗ trợ thiết kế, chế tạo thiết bị có trình độ công nghệ tiên tiến với chỉ phí thấp so với giá nhập khẩu, khai thác thế mạnh của các cơ quan nghiên cứu, đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa của một số ngành sản xuất, làm tăng khả năng cạnh tranh

cho doanh nghiệp

- Thiết kế chế tạo 34 loại i, công nghệ thay thé nhập khẩu với giá thành chỉ

bing 35-70% giá nhập khẩu, kinh phí đầu tư gần 24 tÿ đồng Đã chuyển giao 250 thiết

bị, tiết kiệm được 18 triệu USD (hơn 270 tỷ đồng) nhập thiết bị cho doanh nghiệp, đã

xuất khẩu sang Thái Lan, Lào, Campuchia, Úc, Đài Loan với trị giá gần 1,5 triệu USD - Thành lập Trung tâm thiết kế chế tạo thiết bị mới Neptech (Thành phó đầu tư giai đoạn I với kinh phí 29 tỷ đồng) Dự án cũng được sự hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ về trang thiết bị Đây là giải pháp thu hút đội ngũ KH&CN

nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ và sản xuất thử nghiệm một số thiết bị - công nghệ, góp phẩn hiện đại hóa một số ngành sản xuất nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp, đẩy nhanh thương mại hóa các kết quả nghiên cứu phục vụ phát triển kinh tế thành phó và chủ động hội nhập

- TỔ chức các chợ công nghệ và thiết bị (Techmar4):Chợ công nghệ và thiết bi

được xem là một trong những giải pháp cần thiết để tạo lập thị tường KH&CN tại

Thành phó Hoạt động chính của Chợ là kết nối các quan hệ cung cầu, hỗ trợ, thúc đẩy các hoạt động giao dich, tiếp xúc, thương thảo, thỏa thuận các điều kiện mua bán, cung cấp chuyển giao công nghệ và thiết bị theo yêu cầu, tiến tới ký kết hợp đồng hoặc thiết lập các bản ghỉ nhớ Đây là môi trường gắn kết lực lượng doanh nghiệp sản

xuất, trong đó cơ quan quản lý giữ vai trò cầu nói, hỗ trợ thúc đây phát triển

Hiện tại, TP Hồ Chí Minh đang duy trì và phát triển 04 mô hình Chợ Công

nghệ và Thiết bị (Techmart)

Trang 33

- Chợ công nghệ và thiết bị đa ngành: Chợ được tổ chức theo định kỳ hàng năm Mô hình này vừa huy động tập hợp được rộng rãi lực lượng KH&CN tham gia vừa là dịp để cổ động khuyến khích tôn vinh các thành quả của hoạt động khoa học và công nghệ, thu hút được sự quan tâm của nhiều đối tượng khách hàng Tuy nhiên

cần có thời gian chuẩn bị dài, chỉ phí lớn và phải có địa điểm tổ chức thích hợp

- Chợ công nghệ và thiết bị chuyên ngành hoặc lĩnh vực hẹp: Chợ được tổ chức không theo định kỳ Ưu thế của mô hình này là có thể tổ chức thực hiện linh động ở mọi nơi, mọi lúc, đáp ứng nhanh chóng kịp thời, không phụ thuộc nhiều vào thời gian, địa điểm và chỉ phí tổ chức

- Chợ công nghệ và thiết bị thường xuyên: Chợ được tổ chức tại một địa

điểm có định tại 79 Trương Định, Quận 1, tạo thành đầu mối cung cấp thông tin và

kết nói giao địch mua bán các loại công nghệ và thiết bị mở cửa hàng ngày Đây là mô hình - hướng tới tổ chức thành một sàn giao địch hàng hóa KH&CN

- Chợ công nghệ và thiết bị trên mạng (Techmart online) có địa chỉ: www.Techmart.cesti.gov.vn Đây là mô hình phù hợp với sự phát triển của công nghệ thông tin và xu thế hội nhập TP Hỗ Chí Minh là địa phương đầu tiên tổ chức Techmart online, trong đó bao gồm cả tạo ra một kênh giao dịch thường xuyên hậu

Techmart Đén nay đã có trên 500 đơn vị tham gia giới thiệu chào bán 2.700 thiết

bị, công nghệ, giải pháp phần mễn, hàng ngàn giao địch mua bán được kết nối, với nhiều vạn lượt người truy nhập vào Techmart online

Bên cạnh việc tổ chức các Chợ công nghệ và thiết bị, các hoạt động liên kết hợp tác với Đại học Quốc gia Thành phó Hồ Chí Minh, Liên hiệp các Hội Khoa học - kỹ thuật thành phó, các viện, trường, trung tâm nghiên cứu và các sở, ban

ngành trong hoạt động NC&PT, đào tạo nguồn nhân lực, thực thi quyền sở hữu

công nghiệp cũng được thực hiện và thu được những thành công đáng kể Thành phố đã đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các tỉnh để thương mại hóa các sản phẩm

KH&CN và phát triển thị trường công nghệ trong khuôn khổ Chương trình hợp tác kinh tế - xã hội giữa Thành phó và các địa phương (Đà Nẵng, Đồng Nai, Đắc Lắc,

Gia Lai, Cần Thơ, Quy Nhơn)

2.2.3 Kinh nghiệm phát triển thị trường KH&CN của Đà Nẵng

-_ Hoạt động NG&PT1ạo hàng hóa KH&CN: Từ năm 2007 đến 2009, thành

phó Đà Nẵng đã có 140 đề tài cấp thành phó được triển khai, trong đó, có 97 đề tài

được nghiệm thu Ngoài ra, hàng năm các ngành, doanh nghiệp, cơ sở còn có hàng trăm đề tài nghiên cứu giải quyết những vấn đề thực tiễn

quả từ năm 2005 trở về trước cho thấy, có 929% đề tài đã được ứng dụng vào thực

tế Các đề tài thuộc lĩnh vực KH&CN đã được ứng dụng vào thực tế Các đề tài

thuộc lĩnh vực KH&CN đã góp phần đẩy nhanh quá trình đổi mới công nghệ, đa

33

Trang 34

dang hóa sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của đoanh nghiệp Tại một số doanh nghiệp, ngay trong năm đầu tiên áp dụng kết quả NC&PT, doanh thu và lợi nhuận đã tăng lên đáng kể

- Phát triển bên cung và bên cầu hàng hóa KH&CN: Đến thời điểm này, trên địa bàn thành phó Đà Nẵng có 49 tổ chức KH&CN của trung ương và địa phương Trong đó, trường Đại học Đà Nẵng có 10 Trung tâm, 30 tổ chức thuộc

thành phố hoạt động trong các lĩnh vực đào tạo, địch vụ công nghệ thông tin và hoạt động sự nghiệp phục vụ quản lý nhà nước Cơ sở vật chát kỹ thuật của một số

tổ chức KH&CN từng bước đầu tư, hiện đại hóa như Trung tâm Công nghệ phần mềm, Trạm Quan trắc môi trường Trường Đại học Đà Nẵng đã xây dựng được

một số phòng thí nghỉ đại ngang tầm khu vực và thế giới Tuy

nhiên, mạng lưới tổ chức NC&PT còn rất mỏng, cơ sở vật chất thiếu, lạc hậu Nguồn lực thông tin KH&CN, nhất là cơ sở đữ liệu nghèo nàn

Các doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ và đã nâng cao được chất lượng sản phẩm Đa số công nghệ, thiết bị được đầu tư ở một số công, đoạn quyết định nhằm tăng năng lực công nghệ, năng suất và chất lượng sản phẩm Khối doanh nghiệp nhà nước hoạt động ít hiệu quả, quy mô vồn nhỏ, trình độ công nghệ, năng lực cạnh tranh hạn chế Với nhiều doanh nghiệp, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ chưa trở thành nhu cầu bức xúc để nâng cao năng lực cạnh tranh Doanh nghiệp khối ngoài quốc doanh còn non yếu, do vậy đã không tạo nên được

yêu cầu về hàng hóa KH&CN đối với khu vực NC&:PT Các trường Đại học trên

địa bàn chưa đóng được vai trò là người cung cấp chính trên thị trường

Trang 36

I-DANH GIA CHUNG THU'C TRANG PHAT TRIEN KINH TẾ - XÃ HỘI TAI VUNG KTTD BAC BO

1.1 Vị trí, vai trò và đặc điểm diéu kién phat trién cha vùng KTTĐ Bắc bộ

3.1.1 Đị trí, vai trò của vùng KTTĐ Bắc bộ

'Vùng KTTĐ Bắc Bộ nằm ở khu vực Đồng bằng sông Hồng, bao gồm 7 tỉnh,

thành phố là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương

và Hưng Yên Vùng có diện tích 15.593 km” chiếm 4,79% diện tích cả nước, dân số (2009) 14.3 triệu người chiếm 16,6% dân số cả nước, trong đó dân só đô thị chiếm

tỷ lệ 329

Vùng KTTĐ Bắc Bộ có vị trí và vai trò trọng yếu về chính trị, kính tẾ, văn

hoá, xã hội, đỐi ngoại và an ninh- quốc phòng của cả nước

- Vùng KTTĐ Bắc bộ là vùng đất có lịch sử phát triển và bề dày văn hoá lâu đời của dân tộc, cái nơi nền văn hố lúa nước của người Việt và nước Văn Lang đầu tiên, vùng đất độm đặc di tích lịch sử quá trình đựng nước và giữ nước của dân tộc ta Đặc biệt, là vùng đất kinh đô xưa hiện nay là Thủ đô Hà Nội trải gần 1000 năm tuổi, trung tâm đầu não về chính trị, tiêu biểu về văn hoá- xã hội, hàng đầu về khoa học- công nghệ và kinh tế của cả nước

- Nằm trong vòng cung biển Đông - biển Hoa Nam, Trung Quốc - biển Nhật Bản, có đường biên giới trên đất liền với Trung Quốc Vùng KTTĐ Bắc bộ có vi

trí địa chính trị - kinh tế và tim năng mở rộng giao lưu quốc tế về kinh tế thương mại, văn hoá và đối ngoại quan trọng nhất của Việt Nam ở khu vực phía Bắc và

vịnh Bắc bộ trong quan hệ với các nước thuộc khu vực Đông Bắc Á và Trung

Quốc, vừa là khu vực thị trường lớn vừa là khu vực có những quốc gia và nền Kinh

tế lớn

- Nằm ở khu vực đồng bằng sông Hỏng, Thủ đô Hà Nội là đầu mối giao thương đường bộ, đường sắt, đường hàng không trong nước và quốc tế, khu vực ven biển Hải Phòng - Quảng Ninh là hành lang kinh tế ven biển có cụm cảng cửa ngõ ra biển lớn nhát của miền Bắc, địa bàn là nơi tập trung hẳu hết các cơ sở công

nghiệp và địch vụ quan trọng của khu vực phía Bắc Vùng KTTĐ Bắc bộ có vị trí,

vai trò là vùng hạt nhân, địa bàn động lực thúc đây phát triển KT - XH, đơ thị hố và cơng nghiệp hoá của cả khu vực Đồng bằng sông Hồng và tác động lôi kéo các khu vực miền núi phía Bắc, khu vực Bắc trung Bộ phát triển đồng thời có ảnh hưởng lan toả quan trọng đến quá trình phát triển trên phạm vì cả nước

Trang 37

1.1.2, Bae điểm điều kiện phát triển nỗi bật của vùng KTTĐ Bắc bộ a) Tiêm năng thế mạnh

- Thế mạnh nỗi bật nhát của vùng là nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ các nhà khoa học và nhà văn hoá đâu đàn, đội ngũ nhà giáo và bác sĩ hàng đầu cả nước về qui mô và trình độ là lợi thế để Vùng phát triển các địch vụ nghiên cứu triển khai KH&CN, giáo dục và đào tạo, y tế và chăm sóc sức khoẻ chất lượng cao ở trong nước và ra khu vực

- Nim 6 vị trí tiếp cận thuận lợi thị trường miền Bắc và thị trường lớn Trung Quốc; nguồn lao động đôi dào, cần cù, tay nghề khéo léo và có kỹ thuật, đất đai phần lớn là đồng bằng thuận lợi cho triển khai xây dựng hạ tằng và phát triển khu cơng nghiệp; tài ngun khống sản có một số loại như than đá, sắt, măng gan, tỉ

tan, đồng - niken, thiếc, vàng, đất hiếm, Apatit, Graphit, đá vôi, sét, cao lanh trong đó than đá chiếm gần 90%, măng gan 42%, tỉ tan 649%, cao lanh 49% trữ lượng

khai thác công nghiệp của cả nước tạo cho vùng có điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp yêu cầu lao động kỹ thuật cao

- Vùng có Thủ đô Hà Nội, đầu mối giao lưu quốc tế của cả nước, có lợi thế về mở rộng hợp tác trên tắt cả các lĩnh vực, phát triển giao lưu thương mại, địch vụ vận

chuyển, địch vụ tài chính- ngân hàng ở trong nước và vươn ra quốc tế

- Vùng có tiềm năng, thể mạnh về phát triển kinh tế biển với đường bờ biển chạy đài gần 300 km có một số vũng, vịnh có thể xây dựng cảng biển nước sâu, phát triển khu công nghiệp đóng tàu trọng tải lớn, phát triển khu kinh tế, du lịch ven biển và biển đảo Ngoài ra trong vùng biển còn có nguồn lợi thuỷ sản phong phú, tiềm năng sa khoáng đổi đào và triển vọng khai thác dầu khí để phát triển các ngành công nghiệp khai thác biển

- Vùng có thế mạnh nỗi trội về phát triển kinh tế du lịch, nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đặc sắc do thiên nhiên wu dai và bề dày văn hoá lịch sử đem lại Tài nguyên du lịch nhân văn, trong vùng tập trung gần một nửa số di tích lịch sử, văn hoá vật thể và phi vật thể được Nhà nước xếp hạng trong cả nước, nhiều

tỉnh, thành phố trong vùng có mật độ di tích rất cao như Hà Nội (38 đi tích/100 km’) và Bắc Ninh (15 di tích/100 km”), ngoài ra còn có nhiều lễ hội truyền thống,

phong tục tập quán lao động, sinh hoạt hội hè của dân cư vùng châu thổ sông Hồng Tài nguyên du lịch sinh thái đa dạng, bao gồm đẩy đủ các cảnh quan sinh thái đồng bằng, núi rừng, bờ biển và biển đảo trong đó ở nhiều nơi có thể xây đựng các khu du lịch sinh thái, nghỉ mát bãi biển, nghỉ đưỡng và vui choi giải trí

có tầm cỡ quốc gia, quốc tế như vịnh Hạ Long, Vân Đỏn, Cát Bà, Đồ Sơn, Ba Vì, Suối Hai, Tam Đảo

Trang 38

b) Hạn chế

- Vùng KTTP Bắc bộ là có qui dat so voi đầu người thấp nhất trong cả

nước, mật độ đân cư rất cao bình quân 890 người/km' Dân số nông nghiệp cò

khá lớn chiếm trên 50% dan s6, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người chưa đến 500 m” do đó làm hạn chế đến phát triển nông nghiệp và chuyển đổi sử dung dat sang sản xuất phi nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng và đô thị

- Điều kiện khí hậu gió mùa có mùa đông lạnh làm hạn chế đến khả năng và chủ kỳ sinh trưởng của loại cây trồng vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng fhuỷ sản Thời tiết hàng năm thường có mưa bão lớn ở khu vực ven biển, kèm theo lũ lụt, triều dâng, ở trong đồng bằng là nước lũ trên các sông gây áp lực lên đê điều, gây khó khăn, cản trở đến sản xuất và sinh hoạt

- Vùng có điện tích phần lớn là đồng bằng, phần phía Bắc và phía Tây của

vùng nằm trong khu vực chuyển tiếp của vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc nên mang

tính chất của nhóm đổi núi, đất dốc làm hạn chế đến canh tác Phần đồng bằng gồm chủ yếu là đất phù sa cổ và đất phù sa cũ nằm trong đề, đất chua hàm lượng mùn thấp, sử dụng đất để canh tác đòi hỏi phải đầu tư khá nhiều cho hệ thống thuỷ lợi kênh mương, đê kè và phải cải tạo đất tốn khá nhiều công sức Khu vực ven biển chủ yếu là đất bãi bồi, đất mặn và đất cát ít thuận lợi cho canh tác nông nghiệp, đất cát có sức chịu tải thấp do đó để sử dụng cho xây dựng đòi hỏi suất đầu tư công trình khá cao làm hạn chế đến hiệu quả đầu tư trong xây dựng

- Hạn chế về nguồn nước ngầm cho khai thác công nghiệp, khu vực ven biển Hải Phòng - Quảng Ninh, nguồn nước ngầm cho sinh hoạt và sản xuất hạn chế cả về trữ lượng và chất lượng nước cho khai thác nước công nghiệp, gây Khó khăn đến phát triển các điểm dân cư đô thị, các khu công nghiệp và du lịch, thường phải đầu tư tốn kém xây dựng các đường ống để lấy nước từ các nguồn nước mặt Khu vực đồng bằng trong vùng Thủ đô Hà Nội, nguồn nước ngầm ở khu vực phía Nam

cần xử lý tốt mới bảo đảm an toàn nước sạch cho sinh hoạt

- Dân cư có truyền thống văn hoá lúa nước lâu đời nhưng một bộ phận lớn còn mang nặng tâm lý sản xuất nhỏ, bảo thủ, thoả mãn sớm, tác phong công nghiệp trong lao động và sinh hoạt chưa hình thành rõ nét trong xã hội làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nguồn nhân lực và cản trở khai thác hiệu quả nguồn lực

con người của vùng

1.2 — Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

1.2.1 Kết quả và thành tựu

Tinh hình chung về phát triển KT-XH của vùng KTTP Bắc bộ giai đoạn 2006 - 2010 về cơ bản chưa có đột phá lớn nhưng vẫn đạt được nhiều kết quả tiền

Trang 39

bộ trên các lĩnh vực so với giai đoạn 2001 - 2005 và khá cao so với mức chung của cả nước

4) Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu kinh lễ vĩ mô

- Tăng trưởng kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 11,3% (giai

đoạn 2006 - 2010) so với gần 99% trong giai đoạn 2001 - 2005, cao gấp 1,5 lần so

với mức bình quân chung của cả nước, trong đó khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 4,89%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 14,7% khu vực địch vụ tăng 10.3% GDP của vùng năm 2009 chiếm 18,7% GDP của cả nước GDP bình

quân đầu người đạt 734 USD cao gấp 1,15 lần so với mức bình quân chung của cả

nước (640 USD)

- Chuyển địch cơ cấu kinh tế: cơ cấu kinh tế chuyển địch khá nhanh theo hướng phi nông nghiệp và sản xuất hàng hóa, tỷ trọng các khu vực trong cơ cấu Kinh tế bao gồm khu vực nông lãm nghiệp và thuỷ sản chiếm 11,7% khu vực công

nghiệp và xây dựng chiếm 43,1%; khu vực địch vụ chiếm 45,2% Trong 5 năm, tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp tăng thêm được 4,9 điểm % trong cơ cầu GDP (cả nước tăng thêm 4 điểm 9%) Tóc độ đô thị hóa tăng bình quân 5,5% năm

- Thu - chỉ ngân sách: thu ngân sách tăng bình quân 19% so với mức 18.3%

của cả nước, tổng thu ngân sách của năm 2009 đạt 54.721 tỷ đồng, tỷ lệ huy động

ngân sách so với GDP đạt 34,8% Chỉ ngân sách hàng năm tăng bình quân 22%,

năm 2009 tổng chỉ ngân sách 26.132 tỷ đồng, tỷ lệ chỉ ngân sách so với thu ngân

sách và so với GDP là 489% và 16,6%

b) Phát triển các ngành kinh tế

- Công nghiệp:

Sản xuất công nghiệp tăng khá nhanh, GTSX tăng bình quân 18,3% so với

mức 17,39% của giai đoạn 2001 - 2005 và cao gấp 1,15 lần mức bình quân chung

của cả nước Một số ngành công nghiệp như đóng và sửa chữa tàu biển, cơ khí lắp ráp, điện tử, thép, xi măng, dệt may có GTSX tăng nhanh bình quân đạt trên 18%

Đến năm 2008, trong vùng đã thành lập 22 KCN bao gồm 10 KCN đã hoàn

thành XDCB và 12 KCN đang trong thời kỳ vừa hoàn thành XDCB vừa hoạt động

từng phản, tỷ lệ lắp đầy các KCN đạt 40% Số lượng dự án đã thu hút được vào các KCN là 483 đự án trong đó có 227 dự án đầu tư nước ngoài và 256 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 2.023 triệu USD và 14.971 tỷ đồng

- Nông nghiệp:

'Nông nghiệp tiếp tục phát triển khá vững chắc theo hướng sản xuất hàng hoá với trình độ thâm canh ngày càng cao Cơ cấu mùa vụ, cây trồng vật nuôi đang chuyển dịch dần theo hướng sản xuất các sản phẩm có giá trị hàng hóa cao như sản

Trang 40

xuất rau quả vụ đông, hoa cây cảnh, nuôi trồng thủy sản Năm 2009, GTSX nông nghiệp đạt 186.169 tỷ đồng (giá so sánh), tốc độ tăng bình quân 3,8% trong giai

đoạn 2006 - 2010 Các tỉnh có GTSX nông nghiệp lớn trong vùng là Hà Nội (5.907

tỷ đ), Hải Dương (2.996 tỷ đồng)

- Dịch vụ:

Khu vực dịch vụ phát triển với nhịp độ ngày càng tăng và thu hút nhiều lao động, các địch vụ quan trọng như vận tải, viễn thông, tài chính - ngân hàng,

thương mại đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng kinh tế chung

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ trong vùng tăng bình quân 17,9%,

năm 2009 đạt 246.539 tỷ đồng cao gấp 2,3 lần mức của năm 2005, trong đó riêng, Hà Nội đạt 157.494 tỷ đồng chiếm 63,8% so với toàn vùng

ng và đa dạng hoá phương thức vận chuyển, khối lượng hành khách và khối lượng hàng hoá vận chuyển của vận tải thuộc các tỉnh, thành phố trong vùng Khối lượng hàng hoá vận chuyển thông qua cảng Hải Phòng

và cảng Quảng Ninh trong năm 2008 ước đạt 12,5 triệu tấn và 2,1 triệu tấn Dịch

vụ viễn thông phát triển mạnh, tổng số thuê bao điện thoại trong vùng đến hết năm 2009 có 4.659 nghìn thuê bao, tăng bình quân 27,2% trong 2006 - 2008, riêng Hà

Nội có 2.496 nghìn thuê bao chiếm 539% so với toàn vùng

Dịch vụ vận tải được mở

Các địch vụ du lịch, tài chính, ngân hàng, tư vấn có nhiều đổi mới về mô hình kinh doanh với chất lượng địch vụ ngày càng được nâng cao

©) Thủ hút đầu tư nước ngoài và phát triển doanh nghiệp

- Thu hút đầu tư nước ngồi: Mơi trường thu hút đầu tư của vùng được cải thiện thông thoáng hơn trước, một số tỉnh trong vùng tích cực đổi mới cơ chế chính sách và đơn giản hoá thủ tục hành chính đã thu hút được nhiều dự án đầu tư, tạo thêm được nhiều việc làm cho lao động ở địa phương và đạt được tốc độ tăng

trưởng kinh tế cao hơn so với trước Đến hết năm 2009, toàn vùng đã thu hút được 1.543 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng só vốn đăng ký là 18.049,1 triệu USD chiếm 27,8% so với cả nước trong dé vén pháp định đầu tư trực tiếp nước

ngoài 6.378,6 triệu USD chiếm 26,2% so với cả nước Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và Vĩnh Phúc là những địa phương có nhiều dự án đầu tư nước ngoài nhất

trong vùng, trong đó Hà Nội có 816 dự án (vốn đầu tư nước ngoài 4.248,6 triệu

USD), Hải Phòng 232 dự án (820,2 triệu USD), Quảng Ninh 125 dự án (363,4 triệu USD), Vĩnh Phúc 111 dự án (275,5 triệu USD)

- Phát triển đoanh nghiệp: Giai đoạn vừa qua, số lượng doanh nghiệp trong, vùng tăng lên nhanh chóng, bình quân khoảng 17% năm Nhiều doanh nghiệp ở các địa phương đang dẫn lớn mạnh, mở rộng qui mô sản xuất đóng góp không nhỏ

vào phát triển kinh tế và ngân sách của các tỉnh, thành phó Đến năm 2009, toàn

Ngày đăng: 06/10/2023, 10:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w