1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Trẻ còi xương - Ý kiến chuyên gia pdf

4 450 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 119,92 KB

Nội dung

Trẻ còi xương - Ý kiến chuyên gia Trẻ sinh thiếu tháng, trẻ lên cân nhanh, trẻ thấp còi, trẻ ít được phơi nắng, đều có thể bị còi xương. Mặc dù vậy, rất nhiều bà mẹ chưa nhận biết được dấu hiệu còi xương của con. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu kinh nghiệm của một số bà mẹ và ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng về vấn đề này. Chị Đào Bích Hạnh (Thanh Xuân - Hà Nội) Tôi mang thai được 36 tuần thì bị vỡ ối nên sinh sớm hơn dự định. Con trai tôi khi sinh ra nặng 2,8kg, bác sĩ bảo cháu bị còi xương, thóp trước, thóp sau của cháu bị hở khá nhiều. Sau 3 tuần nằm viện thì cháu được về nhà. Bác sĩ hướng dẫn tôi là mỗi buổi sáng phải cho con tắm nắng khoảng 15 phút kết hợp với uống vitamin D3, canxi cùng chế độ ăn uống của mẹ để có nhiều sữa, đủ dinh dưỡng cho con. Nhưng vì sinh thiếu tháng nên cháu yếu ớt, lại là mùa đông nên tôi không dám cho cháu tắm nắng nhiều. Chỉ cho con ngồi ở cạnh cửa sổ hoặc những hôm ấm áp mới dám cho cháu ra ban công phơi nắng. Tôi cho con uống thuốc cùng chế độ dinh dưỡng như bác sĩ khuyên, cuối cùng thì tình trạng sức khỏe của cháu có cải thiện hơn một chút. Tuy nhiên mọi sự phát triển của con tôi đều chậm hơn so với những trẻ khác. Chị Lê Thị Nhâm (Đống Đa - Hà Nội) Con tôi sinh ra đủ ngày đủ tháng và nặng 4kg. Cháu bú mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu và tăng cân rất tốt. Tháng đầu cháu tăng 2kg, tháng thứ 2 tăng 1,7kg. Khi cháu được 5 tháng thì đã nặng tới 11kg. Nhìn con lớn từng ngày tôi mừng lắm. Hiềm một nỗi cháu rất hay quấy khóc ban đêm. Mọi người mách chữa mẹo thế nào tôi cũng nghe theo, miễn là làm sao để con thôi quấy khóc. Nào thì để đôi đũa với con dao ở đầu giường; đốt vía; để roi dâu ở gầm giường; thậm chí mẹ chồng tôi còn mời cả thầy về cúng giải vía mà cháu vẫn không hết quấy khóc. Cho đến khi được 10 tháng tuổi, con tôi bị sốt và khi đi khám bệnh, bác sĩ bảo cháu bị còi xương thì tôi mới biết. Ban đầu tôi còn thắc mắc là con tôi tăng cân như thế thì sao mà còi xương được, thì bác sĩ giải thích: đầu to, tóc rụng kiểu vành khăn, đặc biệt là hay giật mình, quấy khóc ban đêm là điển hình của bệnh còi xương. Còn không phải cứ lên cân tốt là không bị còi xương. Con tôi bị còi xương thể bụ Lúc ấy tôi mới hiểu và cho con uống thuốc theo đơn của bác sĩ dinh dưỡng. Vài tháng sau thì tóc cháu bắt đầu mọc, nhưng đến giờ đầu cháu vẫn hơi to so với bình thường. Chắc đó là do hậu quả của còi xương gây nên. ThS. Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) Qua thực tế khám bệnh và tư vấn tại Viện Dinh dưỡng cho thấy còi xương là bệnh phổ biến ở trẻ dưới 3 tuổi. Tình trạng còi xương thường gặp ở các trẻ đẻ non, trẻ sinh thiếu tháng, thiếu cân, trẻ có hội chứng kém hấp thu, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ không được tắm nắng Một số trẻ tăng cân nhanh, bụ bẫm cũng là một yếu tố nguy cơ gây còi xương. Ở những trẻ này nhu cầu về canxi, phốt-pho cao hơn trẻ bình thường, mà ở trong thức ăn thì có rất ít vitamin D (loại vitamin giúp hấp thu canxi), nên không đáp ứng đủ nhu cầu canxi của trẻ. Ở những trẻ này được gọi là còi xương thể bụ bẫm. Các triệu chứng thường gặp ở trẻ còi xương là hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra nhiều mồ hôi, rụng tóc vùng sau gáy tạo thành hình vành khăn, thóp mềm và chậm liền, chậm mọc răng, chậm biết lẫy, bò, đi Nguyên nhân gây còi xươngtrẻ em phần lớn là do thiếu vitamin D. Trẻ ăn sữa bột có nguy cơ còi xương cao hơn trẻ bú mẹ. Tuy nhiên, ngay cả sữa mẹ cũng không cung cấp đủ vitamin D cho trẻ, vì thế trẻ cần "lấy" thêm chất này qua việc tắm nắng mặt trời. Có nhiều bà mẹ không biết con quấy khóc do bị còi xương nên đã tìm cách chữa bằng "mẹo" mà không mang lại kết quả. Cũng có nhiều bà mẹ khi biết con bị còi xương thì tìm cách bổ sung canxi. Tuy nhiên nếu cung cấp đủ canxi mà thiếu vitamin D thì cơ thể cũng không hấp thu được. Để dự phòng còi xương, ngay từ thời kỳ mang thai, người mẹ nên dành thời gian tắm nắng, đi dạo ngoài trời, chọn thực phẩm giàu vitamin D và canxi. Khi thai được 7 tháng, bà mẹ có thể uống 1 ống vitamin D 200.000 IU để phòng còi xương cho con. Trẻ sinh ra cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Khi đã ăn bổ sung, cần cho dầu mỡ vào bát bột để tăng hấp thu vitamin D (có nhiều trong cá, thịt, trứng, nấm ) vì chất này thuộc loại vitamin tan trong dầu. Cho trẻ ăn các thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá và uống sữa nếu mẹ thiếu sữa hoặc khi đã cai sữa mẹ. Hằng ngày, cần cho trẻ tắm nắng, để lộ chân, tay, lưng, bụng. Chỉ cần 15-30 phút tắm nắng vào buổi sáng trước 9 giờ, tiền tố vitamin D trên da trẻ sẽ được chuyển thành vitamin D. Cho trẻ uống vitamin D 400 IU mỗi ngày trong suốt năm đầu tiên, nhất là về mùa đông, đặc biệt cần với trẻ sinh non, nhẹ cân. Đối với những trẻ đã bị còi xương thì việc bổ sung vitamin D qua đường ăn uống là rất hạn chế, vì trong thức ăn có rất ít vitamin D. Với những trẻ này thì cần tích cực tắm nắng hoặc bổ sung vitamin D bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ mới điều trị được bệnh còi xương . Trẻ còi xương - Ý kiến chuyên gia Trẻ sinh thiếu tháng, trẻ lên cân nhanh, trẻ thấp còi, trẻ ít được phơi nắng, đều có thể bị còi xương. Mặc dù vậy, rất nhiều. gây còi xương ở trẻ em phần lớn là do thiếu vitamin D. Trẻ ăn sữa bột có nguy cơ còi xương cao hơn trẻ bú mẹ. Tuy nhiên, ngay cả sữa mẹ cũng không cung cấp đủ vitamin D cho trẻ, vì thế trẻ. của còi xương gây nên. ThS. Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) Qua thực tế khám bệnh và tư vấn tại Viện Dinh dưỡng cho thấy còi xương là bệnh phổ biến ở trẻ dưới 3 tuổi. Tình trạng còi xương

Ngày đăng: 19/06/2014, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w