Những điều cần làm khi trẻ co giật - Không nên hốt hoảng, cần giữ sự bình tĩnh vì hầu hết các cơn co giật đều không nguy hiểm đến tính mạng... - Khi trẻ lên cơn co cứng, tuyệt đối không
Trang 1Cách xử trí khi trẻ sốt cao co
giật?
Trong những ngày giá rét này, tỷ lệ trẻ em bị mắc các bệnh đường hô hấp tăng lên cao Sốt là một triệu chứng rất thường gặp, trong đó có không ít trường hợp xảy ra biến chứng sốt cao co giật Khi đó cần xử trí thế nào:
Thường thì khi con bị co giật, các ông bố, bà mẹ đều mất bình tĩnh, luống cuống vì không biết phải xử lý thế nào Khi giật, trông trẻ rất khủng khiếp, như thể “chết đến nơi” Đã có những bác sĩ chuyên phẫu thuật tại bệnh viện, nhưng khi ở nhà, đứng trước cơn co giật của con mình thì gần như “mất hết trí khôn”, cuống quýt chẳng thể xử lý gì được
Những điều cần làm khi trẻ co giật
- Không nên hốt hoảng, cần giữ sự bình tĩnh vì hầu hết các cơn co giật đều không nguy hiểm đến tính mạng
Trang 2- Trước hết, cần đặt trẻ vào nơi yên tĩnh, thoáng mát, rời xa các vật sắc nhọn
- Nên đặt chăn hoặc kê gối mềm dưới đầu trẻ, để trẻ ở tư thế đầu
nghiêng về một bên đề phòng tắc đờm dãi
- Nới rộng quần áo, tã lót cho trẻ hay cho trẻ mặc thoáng mát để giúp trẻ
dễ thở
- Dùng vật mềm hoặc khăn mặt đặt giữa hai hàm răng để trẻ khỏi cắn phải lưỡi Tuyệt đối không dùng vật cứng ngáng miệng trẻ để tránh gẫy răng, không giữ chặt trẻ lại để tránh gẫy xương
- Khi trẻ lên cơn co cứng, tuyệt đối không được giới hạn cử động của trẻ, không cho vào miệng trẻ bất kể thứ gì, kể cả thuốc
- Dùng khăn nhúng vào nước ấm(không nên chườm nước đá) lau người trẻ nhiều lần, nhất là vùng nách và bẹn để hạ bớt thân nhiệt
- Làm mát môi trường xung quanh bằng cách hạn chế số lượng người quanh trẻ, mở thông thoáng cửa sổ và cửa ra vào
- Dùng thuốc hạ sốt Paracetamol loại viên đạn đặt hậu môn (nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng) Khi sử dụng dạng thuốc đặt hậu môn, cần chú ý thực hiện đúng thao tác: đặt đầu nhọn của viên thuốc vào trước và bóp hai mép hậu môn lại trong vài giây
- Bạn phải chú ý chọn loại thuốc có hàm lượng paracetamol phù hợp với
độ tuổi và cân nặng của trẻ, nếu viên thuốc bị nhão do điều kiện bảo quản không tốt thì phải chọn loại khác có cùng hàm lượng đã được để đông cứng trong tủ lạnh trước đó Chỉ nên sử dụng paracetamol liều 10 - 15mg/kg cân nặng mỗi 6 giờ Tuyệt đối không được sử dụng aspirine Lưu ý: không nên cùng lúc vừa cho uống vừa đặt thuốc hạ sốt
- Điều cần ghi nhớ là không nên nôn nóng cho trẻ dùng đồng thời nhiều loại thuốc hạ sốt sẽ dẫn đến vượt quá liều quy định, bởi vì paracetamol dùng liều cao liên tục gây độc cho gan, làm tiêu tế bào gan Ngay cả các
Trang 3dạng thuốc đặt hậu môn hoặc thuốc dán thì khả năng vượt quá liều quy định vẫn có thể xảy ra, cho nên dùng dạng thuốc hạ sốt nào cũng cần quan tâm đến tổng liều paracetamol có vượt quá ngưỡng quy định hay không
- Nếu trẻ vẫn tiếp tục sốt cao, cần cho trẻ tắm trong chậu nước ở nơi kín gió mà nhiệt độ của nước trong chậu thấp hơn nhiệt độ của cơ thể trẻ khoảng 2 độ C Nhiều bà mẹ thường sợ khi trẻ đang sốt thì không được đụng đến nước Nhưng đây chính là biện pháp hạ sốt tốt nhất khi trẻ đang sốt cao Tất nhiên, cần chú ý giữ cho trẻ ở tư thế thoải mái, không
bị ảnh hưởng đến các chức năng sinh tồn khác
- Khi ngừng cơn giật phải ngay lập tức đưa trẻ về tư thế an toàn (lật
nghiêng trẻ sang một bên, đầu hơi ngửa ra sau) để nếu trẻ có nôn thì chất nôn không trào ngược vào đường hô hấp gây nguy hiểm cho trẻ
- Sau đó đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để các BS tiên lượng nguyên nhân trẻ bị sốt co giật và đưa ra phương cách điểu trị
- Ngoài ra, nên cho trẻ uống nhiều nước Nên pha một gói oresol 27,5g vào một lít nước nguội rồi cho trẻ uống từng ít một
- Thường thì khi đã một lần bị sốt cao co giật, trẻ sẽ tiếp tục gặp phải tình trạng này trong những lần sốt tiếp theo Vì thế, khi có dấu hiệu sốt,
để đề phòng cơn co giật, cần nhanh chóng hạ sốt cho trẻ
Những điều không nên làm khi trẻ co giật
- Rất nhiều bậc cha mẹ, khi thấy con co giật là vội vàng bế chặt hoặc tìm cách giữ sao cho con đừng giật Đó là một việc làm hết sức sai lầm Khi trẻ lên cơn co cứng, tuyệt đối không được giới hạn cử động của trẻ,
không cho vào miệng trẻ bất kể thứ gì, kể cả thuốc
- Không di chuyển trẻ đang bị co giật đến nơi khác vì có thể gây nguy hiểm cho trẻ mà nên đặt trẻ nằm xuống, giúp ôxy dễ bơm lên não, giảm cơn co giật hay trấn tĩnh lại sớm hơn
Trang 4- Không nên đè trẻ xuống (để kiềm chế cơn co giật của trẻ) hay cố nhét bất cứ vật gì vào miệng trẻ hoặc cố gắng nạy răng trẻ vì có thể gây chấn thương hoặc làm trẻ bị gãy răng
- Không cố gắng đánh thức trẻ đang ngủ hay có vẻ lú lẫn sau cơn co giật
- Không dùng nước lạnh để lau mát (mà làm bằng nước ấm) vì nước lạnh chỉ làm mát bên ngoài nhưng nhiệt bên trong cơ thể trẻ vẫn không giảm
- Không để trẻ một mình hay tụ tập quá đông người quanh trẻ và nên gọi thêm người giúp đỡ