Với cơ cấu chuyển hướng sản xuất kinh doanh đó, nhà máy chế biến măng thực phẩm được thành lập trên cơ sở: - Quyết định số 1665 QĐ/BNN-TCCB ngày 17 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nông
Trang 1Báo cáo đánh giá tác
động môi trường
Nhà máy chế biến măng thực phẩm
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Xuất xứ dự án
a Hoàn cảnh ra đời của dự án đầu tư
Từ những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, thị trường thế giới (Bắc Mỹ, Châu Aâu, các nước ở Châu Aù như: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc…) rất ưa chuộng 2 sản phẩm nông sản qua chế biến là nhân hạt điều và măng tre đã qua chế biến
- Về nhân hạt điều: Đến nay sản lượng hạt điều trên thế giới đã giảm sút, nhiều nơi ở Đông Phi là nơi sản xuất hạt điều thô lớn chiếm đến 60% thị phần thế giới, nay giảm sút chỉ còn 15% so với sản lượng hạt điều thô trong thập nên 70 Mặc dầu các nước Nam Mỹ tăng diêïn tích lên 400 ha, Aán Độ tăng 500 ha đưa sản lượng hạt điều thô ước đạt 300 ngàn đến 400 ngàn tấn và cho lượng nhân hạt điều khoảng 75 ngàn đến 100 ngàn tấn Tuy nhiên thị trường các nước tiêu thụ rất lớn nên thị trường không đủ khả năng cung cấp
Có thể nói hạt điều là loại nông sản chế biến luôn luôn được ưa chuộng và tiêu thụ rất dễ dàng Nhưng sản lượng hạt điều thô là loại nông sản luôn luôn không ổn định và có chiều hướng giảm sút, ngay ở thập niên 80 cây điều được tôn vinh nhưng sau một thời gian ngắn thì có chiều hướng chững lại và giảm xút
- Về măng thực phẩm: trong những năm gần đây, trên thị trường thế giới rất ưa chuộng sản phẩm chế biến từ măng tre, măng trúc dưới dạng đóng hộp, đóng túi Trung Quốc, Đài Loan là những nước trồng rất nhiều tre để lấy măng thực phẩm, là mặt hàng đặc sản khan hiếm cung không đủ cầu Nhu cầu sử dụng trên thị trường thế giới hàng năm tăng từ 18% đến 20% so với năm trước
Ơû thị trường trong nước, mặc dầu chất lượng măng tự nhiên không sánh bằng măng tre bát Độ và trúc Tạp Giao; phần lớn tiêu thụ măng dưới dạng sơ chế qua bóc vỏ, sấy khô hoặc tiêu thụ măng tươi chưa qua sơ chế Nhưng nhìn chung, các loại sản phẩm này rất khan hiếm và giá rất cao, đặc biệt là măng được người tiêu dùng xếp vào loại rau sạch thì nhu cầu lại tăng cao, nhất là ở các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng…
Nhiều tài liệu chính thức của cơ quan chuyên trách Bộ nông nghiệp và từ các trung tâm chế biến và xuất khẩu rau quả cho thấy hiện nay ở Trung Quốc có loại tre Bát Độ cho sản phẩm măng có chất lượng cao và tiêu thụ rất tốt Đặc biệt giống này còn cho năng suất cao, tre Bát Độ từ năm thứ 3 trở đi, mỗi héc ta, hàng năm có thể thu hoạch từ
90 tấn đến 135 tấn măng tươi Ơû Trung Quốc, tre Bát Độ được trồng trên diện tích lớn (có vùng hơn 15 ngàn ha) ở các tỉnh Quảng Tây, Vân Nam, Tứ Xuyên
Trang 3Nhìn từ mặt kinh tế có thể cho thấy: nếu lấy năng suất bình quân 60 tấn/ha bằng 50% năng xuất bình quân của Trung Quốc và thực tế đã đạt được ở một số khu vực miền Nam và miền Bắc nước ta và bán với giá 2000 đ/kg (bằng giá rau muống) thì có thể thấy được hiệu quả đầu tư trồng tre Bát Độ để lấy măng hiệu quả gấp 9 lần hiệu quả trồng điều, trong lúc đầu ra hai sản phẩm đều ở mức như nhau, xét về tiêu thụ trong nước thì sản phẩm măng có nhu cầu tiêu thụ lớn hơn nhu cầu tiêu thụ nhân hạt điều
Sự cần thiết phải chuyển hướng sản xuất kinh doanh:
Công ty Đường Bình Dương đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép chuyển hướng sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả kinh tế Bối cảnh đó đặt
ra cho Công ty Đường Bình Dương phải chọn ra hướng đi phù hợp trên cơ sở phát huy thế mạnh của mình đó là:
Có sẵn đất canh tác, chỉ có việc tìm ra các loại cây trồng cho hiệu quả cao so với cây mía và những loại cây khác
Có lợi thế về thị trường tiêu thụ lớn, đó là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, miền tây Nam Bộ lại có hệ thống đường sắt, hệ thống cảng biển lớn rất thuận lợi cho xuất khẩu và cung cấp ra thị trường trong nước và xuất khẩu qua biên giới Vân Nam, Tứ Xuyên của Trung Quốc
Với chủ trương của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Tổng Công ty Mía đường 2, trên cơ sở phát huy những lợi thế đó, Công ty đường Bình Dương chuyển hướng sản xuất kinh doanh trên cơ sở chuyển đổi cây trồng từ cây mía sang trồng tre Bát Độ để lấy măng làm nguyên liệu chế biến măng thực phẩm cho xuất khẩu và tiêu thụ trong nước Với cơ cấu chuyển hướng sản xuất kinh doanh đó, nhà máy chế biến măng thực phẩm được thành lập trên cơ sở:
- Quyết định số 1665 QĐ/BNN-TCCB ngày 17 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về bổ sung ngành nghề kinh doanh cho Công ty Đường Bình Dương
- Thông báo số 19/TB-UB ngày 8 tháng 10 năm 2004 của UBND tỉnh Bình Dương về việc sử dụng đất của Công ty Đường Bình Dương
b Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền duyệt dự án đầu tư
Dự án nằm trong khu vực của tỉnh Bình Dương nên theo quy định, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cấp phép đầu tư cho dự án là Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương
Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dươngđã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho Công ty cổ phần đường Bình Dương theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
4603000237 ngày 22 tháng 5 năm 2006 Theo Luật bảo vệ môi trường do Quốc hội nước
Trang 4Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 27/12/1993 và Chủ tịch nước ký sắc lệnh ban hành ngày 10/01/1994; Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006, dự án phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường trình Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương phê duyệt
2 Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho Dự án xây dựng nhà máy chế biến măng thực phẩm của Công ty Cổ phần Đường Bình Dương tại phường Phú Thọ, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương được dựa trên các căn cứ pháp luật và kỹ thuật sau:
Các văn bản pháp quy
Báo cáo ĐTM cho Dự án xây dựng nhà máy chế biến măng thực phẩm của Công ty Cổ phần Đường Bình Dương được xây dựng dựa vào các văn bản pháp lý và tài liệu tham khảo sau:
- Luật Bảo Vệ Môi Trường do Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 8, thông qua ngày 12 tháng 12 năm 2005
- Thông tư số 125/2003/TTLT – BTC – BTNMT ngày 18/12/2003 của Bộ trưởng BTN &
MT về hướng dẫn thực hiện nghị định số 67/2003/NĐ - CP của Chính phủ về thu phí môi trường đối với nước thải
- Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 06 năm 2003 - Nghị định của chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
- Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động
- Quy chế Quản Lý Chất Thải Nguy Hại ban hành kèm theo Quyết định số 155/1999/QĐ – TTg ngày 16/07/1999 của Thủ tướng Chính phủ
- Thông tư 199/TTg về quản lý chất thải rắn trong các đô thị và khu công nghiệp (3/1997)
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
- Thông tư hướng dẫn số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/09/2006 của bộ Tài Nguyên & Môi Trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường
- Nghị định số 81/2006/NĐ-CP của chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Trang 5- Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25/6/2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường công bố các danh mục Tiêu Chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng
- Luật đầu tư của CHXHCN Việt Nam qui định các dự án đầu tư không được gây ô nhiễm môi trường
- Các qui định pháp luật về môi trường tỉnh Bình Dương năm 2003
- Quyết định số 218/2003/QĐ-UB ngày 25/8/2003 của UBND tỉnh Bình Dương về việc ban hành quy định chi tiết việc áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng nước thải công nghiệp khi thải vào từng thuỷ vực cụ thể trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- Công văn số 628/TNMT ngày 21 tháng 3 năm 2006 của UBND tỉnh Bình Dương về việc thực hiện các biện pháp môi trường
- Các tài liệu tham khảo công nghệ xử lý các chất thải như: nước, khí và rắn
Tiêu chuẩn môi trường
Tất cả các dự án thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam đều phải áp dụng tiêu chuẩn môi trường Việt Nam do BKHCN&MT (nay là Bộ Tài Nguyên và Môi Trường) ban hành Dự án thực hiện ở những địa phương đã có tiêu chuẩn môi trường riêng, có thể áp dụng tiêu chuẩn môi trường địa phương với điều kiện phải nghiêm ngặt hơn tiêu chuẩn do BKHCN
& MT ban hành
Trong trường hợp các tiêu chuẩn môi trường cần áp dụng chưa được quy định trong tiêu chuẩn môi trường Việt Nam, chủ dự án có thể xin áp dụng tiêu chuẩn bảo vệ môi trường của các nước tiên tiến khi được phép bằng văn bản của BKHCN&MT
Các tài liệu cơ sở khác
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty Cổ phần Đường Bình Dương do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp ngày 22 tháng 5 năm 2006
- Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến măng thực phẩm của Công ty Cổ phần Đường Bình Dương
- Các tài liệu và số liệu về tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Dương;
- Các số liệu điều tra đưa vào phương pháp chung để thực hiện báo cáo ĐTM Đó là các số liệu về hiện trạng môi trường (đất, nước, không khí) ban đầu, các số liệu về vị trí địa lý, tình hình kinh tế – xã hội hiện tại của khu vực;
- Các tài liệu tham khảo công nghệ xử lý các chất thải (nước, khí thải và chất thải rắn) của trong và ngoài nước
Trang 63 Tổ chức thực hiện ĐTM
Báo cáo ĐTM cho Dự án xây dựng Nhà máy chế biến măng thực phẩm do Công ty Cổ phần Đường Bình Dương chủ trì, với sự tham gia tư vấn của Công ty TNHH Tư vấn Kỹ thuật và Môi trường Bình Dương cùng phối hợp với nhóm chuyên gia am hiểu về đánh giá tác động môi trường trong các lĩnh vực chuyên môn về: kiểm soát ô nhiễm không khí, ô nhiễm do nước thải, tiếng ồn, độ rung, chất thải độc hại, kinh tế môi trường, sinh thái môi trường, Công ty TNHH Tư vấn Kỹ thuật và Môi trường Bình Dương toạ lạc tại KDC Chánh Nghĩa, Thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, là đơn vị chuyên tư vấn môi trường cho các Doanh nghiệp tại Bình Dương và các tỉnh lân cận
Thành phần tham gia lập báo ĐTM như sau:
Bình Dương
Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc
Bình Dương Phòng phát triển– Kinh Doanh, phụ trách cung cấp
số liệu
Thuật và Môi Trường Bình Dương
Giám Đốc
Thuật và Môi Trường Bình Dương
Kỹ sư công nghệ và quản lý môi trường
Thuật và Môi Trường Bình Dương
Kỹ sư công nghệ và quản lý môi trường
Thuật và Môi Trường Bình Dương
Kỹ sư công nghệ và quản lý môi trường
Quá trình làm việc để soạn thảo báo cáo bao gồm các bước:
- Sưu tầm và thu thập các số liệu, văn bản cần thiết về điều kiện tự nhiên, môi trường; điều kiện kinh tế xã hội; luận chứng kinh tế kỹ thuật của dự án và các văn bản, tài liệu khác có liên quan
- Thực hiện khảo sát điều tra hiện trạng các thành phần môi trường tại dự án bằng cách lấy mẫu và phân tích theo các phương pháp chuẩn đã quy định
- Điều tra, khảo sát điều kiện kinh tế - xã hội khu vực xung quanh
Trang 7- Trên cơ sở số liệu thu thập được và kết quả phân tích mẫu ở phòng thí nghiệm, đánh giá các tác động do hoạt động của dự án đến các thành phần môi trường và dân sinh cũng như đề xuất các biện pháp công nghệ và quản lý để khắc phục, hạn chế và giảm thiểu các tác động tiêu cực
- Đề xuất các giải pháp tổng hợp có cơ sở khoa học và thực tế để hạn chế các mặt tiêu cực bảo vệ môi trường
- Biên soạn báo cáo ĐTM và trình cơ quan có thẩm quyền xét duyệt
Trang 8CHƯƠNG1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1 GIỚI THIỆU DỰ ÁN VÀ CHỦ DỰ ÁN
Tên dự án : Dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến măng thực phẩm
Địa chỉ dự án : Phường Phú Thọ, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
Địa chỉ liên hệ : Phường Phú Thọ, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
Hình thức đầu tư : Công ty cổ phần (được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước)
Chức danh : Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc
Mục tiêu hoạt động chính của dự án: Chế biến măng thực phẩm
1.2 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN
Dự án xây dựng nhà máy chế biến măng thực phẩm của Công ty Cổ phần Đường Bình Dương được xây dựng trên khu đất của Nhà máy Đường Bình Dương thuộc phường Phú Thọ, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương Khu đất có các vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp : Công ty Liên doanh Lotte Việt nam
- Phía Nam giáp : Sông Sài Gòn
- Phía Đông giáp : Dân cư
- Phía Tây giáp : Đất xây dựng công nghiệp
Vị trí dự án được thể hiện trong bản vẽ phần phụ lục I
Với vị trí như vậy thì dự án có các mối tương quan với các đối tượng tự nhiên khác như sau:
1.2.1 Hệ thống giao thông đường bộ
Dự án nằm cạnh hai tuyến đường chính thuộc khu vực thị xã đó là đường Võ Minh Đức và đường Lê Hồng Phong nối dài Đây cũng là 2 con đường dẫn vào hai cổng của công ty: cổng nẵm trên đường Lê Hồng Phong nối dài là cổng chính của dự án, còn cổng nằm trên đường Võ Minh Đức là cổng sử dụng chính cho mục đích vận chuyển nguyên vật liệu khi dự án đi vào hoạt động Cả hai tuyến đường này đều đã trải nhựa hoàn chỉnh nối liền với các tuyến đường lớn khác của tỉnh tạo thành một mạng lưới giao thông đường
Trang 9bộ hoàn chỉnh thuận lợi cho các hoạt động vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm của nhà máy
1.2.2 Hệ thống sông ngoài
Dự án nằm bên cạnh rạch Bà Lụa, là một nhánh của sông Sài Gòn Đây là một con sông lớn trong hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai, có chức năng cung cấp nước cho tưới tiêu nông nghiệp, nước thải cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân và giao thông thuỷ Dự án có thể sử dụng con sông làm đường giao thông thuỷ để vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm Tuy nhiên hoạt động vận chuyển của dự án là theo đường bộ Con sông tạo cho dự án sự thuận lợi trong việc cung cấp nước tưới cây, phòng cháy chữa cháy và tiếp nhận nước thải sau xử lý từ hoạt động của dự án
1.2.3 Khu dân cư
Khu đất thực hiện dự án nằm trong khu vực thị xã nên khá gần khu dân cư Các khu dân cư gần nhất tập trung ở hai tuyến đường chính dẫn vào dự án, nhà dân gần nhất cách cổng dự án khoảng 20m Tuy nhiên do quỹ đất của công ty lớn nên công ty sẽ bố trí xây dựng nhà xưởng phía trong quỹ đất, để hành lang cách ly xa khu dân cư Theo bố trí các hạng mục công trình của dự án thì nhà xưởng sản xuất chính cách dự án khoảng 200m 1.2.4 Khu vực tiếp nhận chất thải
- Nguồn tiếp nhận nước thải:
Dự án nằm bên cạnh rạch Bà Lụa, là một nhánh của con sông Sài Gòn Đây cũng chính là nguồn tiếp nhận nước thải khi dự án đi vào hoạt động Nước mưa chảy tràn trong khu vực dự án sẽ được thu qua các cống và hố thu nước mưa rồi cho chảy ra sông Vì nước mưa chứa ít chất ô nhiễm được xem là nước sạch Riêng nước thải từ quá trình sản xuất khi dự án đi vào hoạt động cần phải được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi cho xả thải
ra sông Theo quyết định của UBND tỉnh Bình Dương ngày 25 tháng 8 năm 2003 thì nước trước khi thải ra sông thuộc khu vực dự án phải được xử lý đạt TCVN 6980 -2001 cột Q =
50 – 200 m3/s
- Nguồn tiếp nhận chất thải rắn:
Khi dự án đi vào hoạt động sẽ phát sinh ra rất nhiều chất thải rắn Đó là các chất thải rắn từ măng tre có nguồn gốc thực vật sẽ được băm nhỏ chuyển về xưởng sản xuất phân vi sinh Các chất thải rắn khác như chất thải rắn sinh hoạt, xỉ than… sẽ xử lý bằng cách hợp đồng với đội thu gom chất thải rắn trên địa bàn dự án Đối với các chất thải rắn thuộc thành phần chất thải rắn độc hại theo nghị định 155/QĐ – TTg của Chính phủ, Công ty sẽ hợp đồng với các đơn vị có chức năng thu gom chất thải nguy hại trên địa bàn định kỳ đến thu gom xử lý
Trang 101.3 NỘI DUNG THỰC HIỆN DỰ ÁN
1.3.1 Các hạng mục công trình của dự án
Dự án xây dựng Nhà máy chế biến măng thực phẩm được xây dựng trên nền của Nhà máy Đường Bình Dương cũ, chủ đầu tư sẽ đầu tư xây dựng một số công trình mới, một số được cải tạo và tâïn dụng cho mục đích hoạt động của dự án mới Tổng hợp diện tích xây dựng và cải tạo, nâng cấp các công trình được thể hiện chi tiết trong các bảng sau:
Các hạng mục công trình chính và phụ trợ
sử dụng
diện tích sàn XD
I Nhà chế biến (nhà B):
Nhà công nghiệp 1 tầng, khẩu độ 24m, cao
9,6m, dài 144m, bước gian 6m
I Nâng cấp nhà A:
Cải tạo và nâng cấp diện tích cho khối văn
phòng
m2 Chỉ bố trí lại chứ không
nâng cấp theo yêu cầu của chủ đầu tư
1 Cải tạo nâng cấp nhà A làm nơi hoàn thiện sản
phẩm và kho tạm
2 Cải tạo nâng cấp môi trường làm kho thành
phẩm (nhà C)
3 Cải tạo nâng cấp nhà kho hiện có thành kho
chứa hộp không (nhà D)
6 Cải tạo nhà làm việc phòng ban thành nhà ăn
và xử lý trang bị phòng hộ
C Xây mới, mới cải tạo nâng cấp các công
trình khác
Trang 111 Bể chứa nước công nghiệp cho yêu cầu chế
2 Bể chứa nước sông cho yêu cầu cứu hoả, độ
sâu 2m
m2
(Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi - Dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến măng thực phẩm)
Sơ đồ bố trí mặt bằng của Nhà máy được thể hiện rõ trong phần phục lụcI
1.3.2 Chi tiết về công nghệ thi công và các yêu cầu kỹ thuật của các công trình
a Xây mới nhà sản xuất chính: xác định theo tiêu chuẩn 3904-1984
Nhà B: kích thước 6m, khẩu độ 24m, chiều cao đến đỉnh cột là 9,6m (cho phù hợp với chiều cao nhà A):
- Nhà kèo vì thép, lợp tôn lạnh loại tốt
- Cột bằng bê tông cốt thép với hệ thống móng giằng (cần phải có cấu móng giằng để đảm bảo công trình không bị phá vỡ kết cấu khi tường chống sụt lở mất tác dụng), chiều cao đến đỉnh cột là 9,6m
- Tường xây bằng gạch rỗng, tường dầy 22cm, trát vữa ximăng mác 100 Tường trong ốp gạch tráng men chiều cao 2m, phần không ép gạch quét sơn 3 nước Điểm bắt đầu ốp gạch là khu vực rửa nguyên liệu đến khu vực hoàn tất sản phẩm
- Lắp trần để chống bụi và côn trùng xâm nhập vào sản phẩm
- Xung quanh có cửa lật để thông gió, phía trên lắp cố định các quạt hút thải thông khí nóng ra ngoài và tận dụng ánh sáng, bên trong cửa phải lắp lưới thép không rỉ chống côn trùng
- Tất cả các cửa đi, cửa thoát hiểm và cửa sổ đều phải mở ra ngoài Cửa và vách ngăn bằng kính khung nhôm chất lượng tốt
- Nền lát gạch chống trơn tạo độ dốc i=5% (dốc từ phía phải theo hướng nhìn từ mặt ngang khu vực nhận nguyên liệu măng tươi) để thu gom nước thải về một phía cho chảy vào ống dẫn đến bể chứa nước thải chuẩn bị xử lý
Trang 12- Thềm lát gạch ceramic, bề rộng của thềm là 1m, thềm bên phải nhà (theo hướng trên) sẽ được mở rộng làm hành lang tham quan đi giữa hai nhà chế biến thực phẩm
- Khu vực xếp hộp, chiết rót, vô bao, dán kín miệng, ghép nắp được lắp vách ngăn cách ly với bên ngoài, vách bằng kính khung nhôm và kính khung nhựa đặt trên đường lửng cao 2m, có hệ thống điều hoà nhiệt độ có công suất 50.000 BTU/h lắp trên trần và có quạt hút thải ra bên ngoài
- Thiết lập khu vực vệ sinh cá nhân trong khu vực xử lý nguyên liệu, trong buồng được trang bị thiết bị xí bệt, chậu tiểu hiện đại, lắp máy rửa tay đạp bằng chân, có nơi thay trang phục, có giá để ủng, có hành lang chứa nước pha clorin để sát trùng ủng
- Hệ thống thải bã bằng băng tải đưa chất thải ra khỏi xưởng sản xuất đổ vào xe và định kỳ chở về phân xưởng sản xuất phân vi sinh, trước khi đổ về băng tải để chuyển lên xe, vỏ măng được băm nhỏ qua máy băm
b Cải tạo nâng cấp nhà A
Nâng cấp phòng làm việc từ tầng 2 (lầu 1) trở lên
Theo yêu cầu của chủ đầu tư, không nâng cấp các phòng làm việc từ tầng 2 trở lên (lầu1, lầu 2)
Cải tạo mặt bằng tầng trệt nhà A để trở thành mặt bằng hoàn thiện sản phẩm và xếp kho tạm chờ chuyển đi giao hàng hoặc chờ chuyển xuống nhà kho thành phẩm
C, chủ yếu là:
- Xây ngăn 2 đầu hành lang giữa nhà để cách ly cầu thang với mặt bằng sản xuất ở lầu 1 (tầng trệt)
- Tháo dỡ tường ngăn và tạo lối đi liên hoàn bên trong cho xe chuyển bằng tay và khi cần cho cả xe nâng hàng hoạt động
Cải tạo, nâng cấp, sữa chữa hội trường C để chứa thành phẩm chờ giao cho khách hàng Nột dung cụ thể là:
- Chống dột trên mái, thay những tấm tôn hỏng
- Làm lại trần bằng ván ép phía trên có cách nhiệt bằng Sropor
- Làm lại chắn song các cửa sổ
- Thay các cửa ra vào
- Quét sơn 3 nước lên tường trong và ngoài
Trang 13- Làm lại và phục hồi hệ thống thoát nước mưa
Cải tạo, nâng cấp nhà ăn
Nhà ăn (nhà E), nội dung cải tạo nâng cấp giống như nhà C
Cải tạo và nâng cấp nhà D để làm kho chứa hộp không Nội dung cụ thể là:
- Tháo dỡ toàn bộ mái, bổ trụ và tường dày 22cm lên chiều cao 6m (đủ chiều cao cho gàu tải đưa hộp lên băng tải để chuyển hộp không lên máy rửa hộp tại nhà B)
- Đập hết vữa tường cũ, trát lại tường bằng vữa xi măng mác 100 cả mặt trong và mặt ngoài, quét sơn 3 nước
- Thay gạch trên mặt nề bằng gạch lát gramit
- Làm lại kèo, lợp tôn lạnh; làm trần chống bụi, chống nóng
- Làm mới cửa sổ, cửa ra vào
Cải tạo và nâng cấp nhà làm việc cũ để làm nhà ăn giữa ca
c Dự kiến phương án xây dựng các công trình phụ trợ và cơ sở hạ tầng
Nhà lắp nồi hơi
- Nhà lắp nồi hơi đủ diện tích để lắp một nồi hơi và dự phòng diện tích đất để lắp thêm một nồi hơi 6 tấn hơi/giờ cho giai đoạn 2
- Nhà có kết cấu: vì kèo thép, lợp bằng tôn màu loại tốt, không có trần- móng bằng bê tông cốt thép - móng đơn
- Cột bê tông cốt thép, chiều cao đỉnh cột là 7,2m (TCVN là 6,9m)
- Vì kèo, giằng dọc bằng thép
- Nền bê tông đã 1x2 mác vữa 300, móng lót bằng bê tông đá 4x6 mác vữa 100
- Tường xây bằng gạch dày 22 cm, có giằng tường bằng bê tông cốt thép: trát bằng vữa
xi măng mác 100 dày 3 cm, quét vôi 3 nước cả mặt trong và mặt ngoài
- Cửa đi mở ra ngoài, cửa sổ có chắn song, cửa đi và cửa sổ làm bằng khung thép
Nhà lắp máy phát điện dự phòng
Chủ đầu tư đã xây dựng trạm biến áp 22 KV/0,4 Do đó ở đây chỉ xây dựng nhà lắp máy phát điện dự phòng Nhà lắp máy có:
- Kết cấu bằng khung thép
- Mái bằng tôn tráng kẽm
- Tường xây bằng gạch dày 22 cm
Trang 14- Nền lắp máy phát điện: phần móng bằng bê tông cốt thép, nền lát gạch chống trơn
- Tường xây bằng gạch dày 22 cm, mác vữa xi măng mác 100, trát 2 mặt, chiều dày lớp vữa 3cm
Trạm cung cấp nước sạch
- Tận dụng hệ thống nước giếng hiện có: 60 m3/h, nhu cầu nước cho chế biến giai đoạn 1 là 50 - 60 m3/h Tuy nhiên phải đề phòng mất nước đột ngột và cần điều tiết khi lượng nước sử dụng ở mức thấp và khi sử dụng ở mức cao Nên phải xây dựng một bể chứa nước dự trữ gầm 2/3 và nổi 1/3 chiều cao của bể, dung lượng hữu ích của bể là 200 m3
(đủ nước cho yêu cầu chế biến măng trong 4 giờ)
- Bể dự trữ có kết cấu bằng bê tông cốt thép, nắp đậy kín, có hệ thống tự động cấp nước khi mất nguồn chính
Hệ thống cấp nước cứu hoả
Nước cứu hoả được dùng từ nguồn nước sông, nước sông được chứa trong bể dự trữ và nối liền với trạm bơm nước sông hiện có Với khối tích của nhà chế biến: 3.456 m2x chiều cao 9,6m = 33.200 m3, lấy độ chịu lửa trung bình thì lưu lượng nước cấp cho yêu cầu cứu hoả là 20 m/s, hệ thống nước cứu hoả nối liền với bể chứa dự trữ cứu hoả và với trạm bơm
- Giả sử trước khi xảy ra hoả hoạn bị mất điện kể cả nguồn điện dự phòng thì vẫn có nguồn nước dự trữ cho cứu hoả
- Lượng nước cứu hoả cần dự trữ là 90 phút thì dung lượng nước dự trữ là: 108 m3 (làm tròn là 100 m3)
- Kết cấu bể dự trữ bằng bê tông cốt thép có nắp đậy kín Đầu nước vào nối liền với hệ thống bơm, đầu nước ra là các miệng chờ
Hệ thống kiến trúc công trình xử lý nước thải
Theo ý kiến của chủ đầu tư là sử dụng công trình xử lý nước thải hiện có, tuy nhiên cần phải xây dựng bể chứa để ổn định lưu lượng Bể chứa bằng bê tông cốt thép
Lượng nước thải ở trong nhà máy tập trung về bể chứa Thời gian cần thiết để loại trừ rác, làm giàu oxy dự định là 4 giờ Do vậy:
+ Bể chứa sơ cấp: để loại bỏ rác và sục khí trong 4 giờ: lượng nước thải trong 1 giờ là 30
m3 x 4h = 120 m3, dung tích toàn phần của bể là 150 m3
+ Bể chứa thứ cấp: là khu vực khử trùng trước lúc cho nước thải chảy từ hồ kiểm chứng
ra sông Dung tích bể thứ cấp đủ để thoả mãn thời gian khử trùng là 2 giờ, do đó lưu lượng của bể chứa thức cấp là 60 m3 và dung tích toàn phần là 80m3
Trang 15+ Hồ kiểm chứng: nước thải được xử lý bằng công nghệ hiện có Sau khi xử lý đã được khử trùng, chất lượng nước có thể cung cấp cho sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên do vị trí xây dựng nhà máy, nước thải phải cho chảy xuống sông Sài Gòn Do vậy để đảm bảo an toàn cho nguồn nước sông, nước thải sau khi xử lý được thải vào hồ kiểm chứng
Dung tích hồ kiểm chứng: lượng nước thải chảy vào (m3/h) x 48h (là thời gian cần lưu lại hồ kiểm chứng) = 30 m3 x 48h = 1.440 m3, lấy số chẵn là 1.500 m3
Kết cấu hồ kiểm chứng: Hồ tạo ra trên đất tự nhiên, xung quanh có bờ cỏ, miệng nước vào và nước ra được lắp cống bằng bê tông, có cửa đóng mở để điều tiết lưu lượng nước trong hồ theo yêu cầu sinh trưởng của các vi sinh vật kiểm chứng
Vật kiểm chứng: thảm thực vật bèo tây, cá nước ngọt – cá mè và các loại cá mẫm cảm với sự biến đổi pH của nước
Đường vận chuyển nội bộ và sân bãi
- Đường nội bộ:
Đường nội bộ cơ bản là tận dụng tuyến đường hiện có, qua khảo sát sơ bộ cho thấy nền đường còn rất tốt, tổng chiều dài của tuyến đường vận chuyển nội bộ trong phạm vi 1.500 mét, chiều rộng đường đến 6m (2 xe có thể tránh nhau):
Yêu cầu phải nâng cấp: xử lý mặt đường bằng cách vá những chỗ mặt đường bị hỏng, bị vỡ nền, sau đó rải phủ lên một lớp bê tông nhựa
Trong quá trình nâng cấp, cần phải xử lý dộ dốc từ sân mặt trước nhà A về đến hội trường, nay là nhà C Cố gắng đảm bảo độ dốc 10 – 12% để thuận tiện cho việc xe nâng hàng chuyển hàng từ mặt tầng trệt nhà A chạy giật lùi về nhà kho C (để đảm bảo cho xe nâng hàng vận chuyển trong điều kiện đường bị dốc kể cả mùa mưa cũng hoạt động được)
- Sân bãi:
Bãi xe chờ chuyển nguyên liệu măng tươi vào khâu chế biến, đó là bãi trước đây tập kết phần phế thải của nhà máy đường trước khi chuyển đi sử dụng vào các mục đích khác, thấy rằng nền bãi còn tốt, có thể chịu được tải trọng của xe 5 tấn, nay sử dụng loại xe 10 tấn để vận chuyển nguyên liệu măng tươi, nên bãi cần được xử lý lại theo hướng tăng cường sức chịu đựng của nền sân đối với các xe lớn
Bãi xe nhận phế thải từ nhà máy chế biến măng thì cũng phải xử lý tương tự như bãi cho xe chờ giao nguyên liệu – và tốt nhất là nên thái lát mặt bãi bằng bê tông đá 1x2, mức vữa 300 và có lưới thép (vì mặt sân luôn ẩm ướt, không thích hợp với mặt sân bằng hỗn hợp bê tông nhựa và đá răm đen)
Trang 16Sân trước nhà A nối thẳng ra đến cổng thường trực mới xây dựng cần kết hợp với xử lý độ dốc và xây dựng cổng mới và phủ một lớp hỗn hợp nhựa với đá răm đen
Trang 171.3.3 Quy trình chế biến măng thực phẩm
Quy trình công nghệ chế bến măng thực phẩm của dự án thể hiện ở 2 phần chủ yếu đó là:
- Chế biến măng tươi thành bán thành phẩm, và:
- Từ măng bán thành phẩm chế biến thành các loại măng như:
• Măng đóng hộp (đóng trong lọ thuỷ tinh, đóng trong hộp sắt lá tráng thiếc có nhiều kích cỡ khác nhau)
• Măng đóng trong túi PE dày
• Măng sấy khô đóng trong túi chất rẻo
Chi tiết quy trình công nghệ như sau:
a Quy trình chế biến măng tươi thành bán thành phẩm
Cân măng tươi
Bóc vỏ lụa
Chất thải rắn
Chất thải rắn
Xử lý khuyết tật hư hỏng
Định hình, tạo dáng
Chất thải rắn
Khí thải
Trang 18Mô tả công nghệ sản xuất:
Quy trình chế biến măng tươi thành các bán thành phẩm bắt đầu từ công đoạn cân măng tươi Sau khi cân song, măng được phân loại thành các loại có khối lượng phù hợp (loại những củ măng quá lớn – trên 4 kg – và những củ măng quá nhỏ – dưới 1kg) Tiếp theo các củ măng được đưa vào máy để rửa sạch rồi xếp vào nồi cao áp để luộc Măng luộc chín được làm nguội tự động trong thiết bị luộc sẽ được chuyển qua máy bóc vỏ cứng tự động và tiếp theo là máy bóc vỏ lụa tự động Măng sau khi làm sạch vỏ sẽ được chuyển ra băng tải chế biến để chỉnh bỏ những phần hư hỏng của măng, băng tải 6 Lm x 1,1 mW x 1,3 mH 2 dãy cho 20 công nhân thao tác loại bỏ các phần hư hỏng trên măng trước khi cho vào máy để định hình tạo dáng trên máy đa năng Máy có thể định hình thành các dạng: dạng lát ngang, lát dọc (dạng thẳng, dạng hình lượn sóng), dạng thái sợi (các kích cỡ khác nhau) Măng được rửa lại trong nước sạch (nước được làm sạch qua trao đổi ion) Sản phẩm được đưa qua máy rung tách nước tốc độ cao để làm khô rồi sau đó chuyển qua chế biến đóng hộp
b Quy trình chế biến măng đóng hộp
Đóng vào hộp kích cỡ bé (15-0Z, 20-0Z, 30-0Z có nắp dễ mở hoặc lọ thuỷ tinh đóng nắp an toàn) được mô tả chi tiết quá sơ đồ sau:
Chuẩn bị hộp không và nắp hộp (rửa hộp, in hạn sử dụng)
Xếp bán thành phẩm vào hộp
Cân tự động
Hộp đi vào máy tự động rót dịch điều vị
Hộp đi vào máy ghép nắp sơ bộ trong chân không tự động
Hộp đi vào máy ghép kín nắp cuối cùng
Hộp ra khỏi máy ghép nắp
Rửa sạch trong nước nóng của máy rửa liên tục
Xếp hộp vào khay đưa lên xe chuyên dụng
Nước thải
Nước thải
Trang 19Cho xe vào nồi thanh trùng cao áp tự động
Làm nguội tự động và cưỡng bức trong nồi thanh trùng
Lấy hộp ra khỏi khay
Lau khô và xếp lên giá ổn định sản phẩm 24h đến 36h
Kiểm tra độ chân không trong hộp trên máy tự động
Lau sạch bên ngoài
Bôi chất chống rỉ cho hộp bằng thủ công
Dán nhãn hiệu bằng thủ công
Xếp vào thùng carton bằng thủ công
Dán băng bảo đảm, xiết đai trên máy tự động
Chuyển xếp vào kho thành phẩm
Trang 20Đóng trong bao bì hộp lớn:1,8 kg, 3 kg, 4 kg Từ măng bán thành phẩm dạng lát, dạng sợi.
Xếp vào hộp bằng thủ công , măng chiếm 63% đến 65%
Rót dịch bảo quản, điều vị bằng thủ công với tỷ lệ 25% - 27%
Ghép nắp kín trên máy ghép nắp bán tự động có hút chân không
Xếp hộp lên xe chuyên dụng
Đưa vào thành trùng cao áp và tự động, tự động làm nguội từ bên trong nồi
Lấy từ nồi thanh trùng ra
Lau khô
Đưa lên giá ổn định trong 36o
Kiểm tra độ kín của hộp trên máy tự động kiểm tra bằng chân không
Lau khô, bôi chất chống rỉ hộp
Dán nhãn bằng thủ công
Xếp thùng và đóng kiện
Nhập kho thành phẩm
Trang 21Chế biến măng đóng túi chất rẻo màng dày có dung dịch bảo quản.
Măng bán thành phẩm (phần lớn là măng thải lát, thái sợi) đã tách nước sẽ được định lượng vào túi với khối lượng 80% bằng thủ công sau đó đưa vào máy tự động định lượng rót dịch bảo quản (đã pha chế và lọc sạch), nhiệt độ 80 – 85 oC vào túi theo tỷ lệ dung dịch bảo quản 20% (tỷ lệ này có thể thay đổi theo yêu cầu của khách hàng) sau đó dán miệng kín theo 3 mép rộng Tiếp theo chúng được chuyển qua các công đoạn chế biến như sau:
Túi măng đã dán miệng
In hạn sử dụng
Xếp vào khay thanh trùng trên xe đẩy
Đẩy xe vào thiết bị thanh trùng cao áp và làm nguội tự động
Làm khô mặt ngoài của túi PE bằng quạt gió liên tục
Xếp túi măng đã thanh trùng vào thùng carton bằng thủ công
Dán băng bảo đảm và xiết nẹp thùng carton trên máy tự động
Nhập kho thành phẩm
Trang 22Chế biến măng sấy khô (măng sấy khô và măng lên men sấy khô) đóng vào túi màng chất rẻo- có hút chân không
Măng bán thành phẩm (đã qua lên men)
Nạp vào phiễu nạp liệu máy sấy
Sấy trên băng
Làm nguội
Vào phiễu định lượng của máy đóng gói tự động đã lắp Rulô màng PE
Đóng túi theo định lượng: 100 gr – 500 gr có hút chân không
In hạn sử dụng
Xếp vào thùng carton bằng thủ công
Dán băng đảm bảo và xiết đai cho thùng carton trên máy tự động
Xếp vào kho thành phẩm
Trang 231.3.4 Danh mục máy móc thiết bị của dự án:
Công nghệ chế biến măng do Công ty Cổ phần đường Bình Dương đầu tư là công nghệ hiện đại của Đài Loan Thiết bị đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 là công nghệ mới chế tạo 100%, thuộc thế hệ hiện đại nhất, tiếp xúc với nguyên liệu và thành phẩm được chế tạo bằng thép không gỉ
Ngoài việc đầu tư các thiết bị máy móc và hoá chất phục vụ cho mục đích kiểm tra chất lượng sản phẩm, chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý, và một số thiết bị phụ trợ khác phục vụ sản xuất Danh mục cụ thể các loại thiết bị máy móc của dự án như sau:
a Thiết bị công nghệ phục vụ sản xuất
Danh mục máy thiết bị của dự án:
xuất
4 Băng tải đưa măng vào máy bóc và đưa măng sau khi
bóc ra khỏi máy
6 Băng tải chế biến (để chỉnh bỏ những phần hư hỏng
của măng trước khi đưa vào máy – 2 dãy băng tải cho
20 công nhân thao tác: 6 Lm x 1,1 mW x 1,3 mH)
II Hệ thống chế biến măng đóng hộp2,5 tấn/h xấp xỉ
80 hộp (20-0Z)/phút
13 Bàn xếp hộp không, xếp lọ thuỷ tinh sau khi rửa dùng
bàn mặt phẳng bằng thép không rỉ 2,3 Lm x 1,1 mW x
0,8 mH
15 Hệ thống vận chuyển và máy rửa hộp không 100
hộp/phút (cỡ hộp –0Z)
Trang 2416 Nồi nấu 2 vỏ có cánh khuấy (để nấu dịch điều vị) kèm
17 Máy rót dung dịch vào hộp kèm theo cả thùng chứa
dung dịch, bơm, cả bàn chờ cho hộp và ra 80 hộp/phút
18 Hệ thống tự động ghép nắp hộp có hút chân không 80
hộp/phút gồm:
- Máy ghép nắp sơ bộ
- Máy ghép nắp kín lần cuối cùng
20 Máy ghép nắp lọ thuỷ tinh có hút chân không kèm theo
máy chiết dung dịch:
23 Nồi thanh trùng tự động, làm nguội từ bên trong thanh
trùng cho hộp sắt, lọ thuỷ tinh (1 lần tối thiểu 3 xe)
24 Nồi thanh trùng tự động, dạng phun, làm nguội từ bên
trong phù hợp với sản phẩm trong bao bì màng chất
dẻo, lọ thuỷ tinh, hộp sắt lá tráng thiếc (1 lần 3 xe)
25 Thiết bị kiểm tra độ chân không trong hộp, trong lọ
26 Máy in hạn sử dụng trên nắp hộp, nắp lọ, trên tuid chất
27 Rót dịch bảo quản – hút chân không - dán kín nắp
miệng (định lượng vào túi bằng thủ công)
Trung Quốc
29 Máy đóng măng vào túi chất rẻo có hút chân không, cỡ
túi 60 túi/ phút đến 80 túi/phút
30 Máy đóng măng và túi và xiết đai nẹp thùng carton cho
cả sản phẩm măng đóng túi
Trang 25b Thiết bị, dụng cụ, hoá chất kiểm nghiệm sản phẩm và chất lượng nước thải Thiết bị, dụng cụ và hoá chất kiểm nghiệm đáp ứng cho yêu cầu kiểm nghiệm các chỉ tiêu sau:
- Chỉ tiêu cảm quan
- Chỉ tiêu khối lượng
- Chỉ tiêu độ kín và trạng thái mặt trong của hộp, của túi
- Hàm lượng chất khô hoà tan
- Hàm lượng nước
- Hàm lượng tạp chất vô cơ và tạp chất có nguồn gốc từ thực vật
- Hàm lượng tro và độ kiềm của tro
- Hàm lượng axit tổng số và axit bay hơi
- Hàm lượng xenluloza thô
- Hàm lượng muối ăn NaCl
- Hàm lượng lipit tự do, lipit tổng số
- Hàm lượng protein tổng số
- Hàm lượng đường tổng số, đường khử và đường tinh bột
- Kiểm nghiệm vi sinh vật
- Đo độ ẩm của sản phẩm thực phẩm sau khi làm khô
- Các chỉ tiêu nước thải trước và sau xử lý
b.1 Danh mục thiết bị, dụng cụ hoá chất kiểm nghiệm
lượng
Xuất xứ
Trang 2612 Khúc xạ kế 0 – 32 Đã có
II Dụng cụ thuỷ tinh và phi kim loại bổ sung
Trang 2713 Pipette 25 ml 2 Đức
III Hoá chất kiểm nghiệm
Trang 28b.2 Danh mục thiết bị, dụng cụ hoá chất kiểm nghiệm
b.3 Các thiết bị phụ trợ chủ yếu mua lại thị trường Việt nam
lượng
1 Nồi hơi 6 tấn hơi/h, áp suất 10 kg/cm2
(kèm theo bộ khử bụi và xử lý nước bằng
Ion) Dự kiện bằng nồi hơi đốt dầu hiện
có
phụ kiện G7
Đốt than sạch (16x18)
3 Bộ xử lý nước cho pha chế bằng trao đổi
5m3
II Phương tiện bốc xếp hàng và vận tải
7 Xe nâng hàng chạy bằng Diezen, sức
8 Xe nâng xếp hàng bằng tay, xe đẩy bằng
III Thiết bị xử lý chất thải
Trang 299 Bộ xử lý nước thải 1 bộ Hiện đã có
10 Băng tải chế tạo bằng thép không rỉ
chuyển bã măng từ ngoài nhà đổ xuống
ô tô (bề rộng băng tải 340 – 500 mm) dài
IV Trang thiết bị bảo đảm VSATTP
13 Máy thổi hút vệ sinh cá nhân sau khi
mặc trng phục, tự động đóng mở, 17
miệng thổi
+ Nhật Tự động đóng mở
17 Máy giặt trang bị phòng hộ kèm theo
máy vắt
V Thiết bị cứu hoả nội bộ
22 Bình bọt AF 6%
23 Máy bơm chuyên dùng cứu hoả 20 l/s và
H= 100 m, Ø ra= 65 cuộn dài 100 m
(Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi - Dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến măng thực phẩm) 1.3.5 Nhu cầu nguyên vật liệu chính của dự án
Nguyên liệu chính phục vụ cho sản xuất của dự án là măng tươi, ngoài ra còn có các loại phụ kiện, phụ liệu và nhiên liệu khác phục vụ quá trình chế biến Nhu cầu từng loại nguyên liệu phục vụ sản xuất của dự án cho năm hoạt động ổn định như sau:
a Nhu cầu nguyên liệu măng tươi
Măng tươi được thu hoạch hàng ngày và chuyển về nhà máy để chế biến Thời gian lưu trữ măng tươi từ lúc thu hoạch đến lúc chế biến không được quá 24 giờ Măng tre Bát Độ phải thu hoạch khi còn nằm dưới mặt đất hoặc nằm trong lớp che phủ Măng tưới chế biến thành các sản phẩm đóng hộp, đóng túi và sấy khô với nhu cầu nguyên liệu như sau:
Nhu cầu về nguyên liệu măng tươi cho từng loại sản phẩm như sau:
Trang 30Lượng nguyên liệu măng tươi chế biến cho các loại
sản phẩm (tấn) Stt Năm khai thác dự án
(Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi - Dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến măng thực phẩm)
b Nhu cầu hộp sắt lá tráng thiếc (hộp không) để đóng hộp măng chế biến
- Yêu cầu về quy cách:
Sản phẩm măng đóng hộp được đóng vào lọ thuỷ tinh và đóng vào bao bì hộp lớn tuỳ theo yêu cầu của khách hàng Theo dự tính công ty sẽ sử dụng các loại bao bì được tính toán như sau:
+ Hộp sắt lá tráng thiếc loại 3 mảnh
+ Dung tích 20 – 0Z tương đương 560 gr
+ Bên trong tráng vecni 1 lớp thích hợp với loại sản phẩm măng
+ Nắp dễ mở
+ Kích thước cơ bản của hộp :
* Kích thước hộp do Tovecan sản xuất : N3 (307 x 407)
* Kích thước hộp của Thái Lan : NO2 (307 x 409)
- Nhu cầu hộp sử dụng
Với quy cách như đã xác định ở trên, mỗi tấn thành phẩm cần tới 1786 hộp không và 36 hộp không (tính tới 2%) bị hư hỏng trong quá trình bốc xếp và ghép nắp (đó là một tỷ lệ hư hỏng khá lớn) Vậy lượng hộp không cần cho sản xuất và dự trữ như sau:
Nhu cầu hộp không cần cho sản xuất và dự trữ :
STT Năm khai thác
Dự trữ (Hộp/năm)
Tổng cộng (Hộp/năm)
Trang 31c Nhu cầu năng lượng
• Nhu cầu điện: tổng công suất đặt các động cơ và thiết bị điện trong hệ thống thiết
bị phụ trợ : 616 KW
(Số liệu cửa các hãng chế tạo thiết bị ở Đài Loan cung cấp cho Thái Lan)
- Công suất đặt của thiết bị công nghệ: 180 KW
- Công suất đặt của thiết bị phụ trợ: 126 KW
+ Cho hệ thống điều hoà nhiệt độ: 36 KW
+ Cho hệ thống nồi hơi: 25 KW
+ Cho hệ thống bơm nước cấp: 25 KW
+ Cho hệ thống xử lý nước thải: 20 KW (cho cả hệ thống xục khí và bơm)
+ Cho cơ khí sữa chữa: 20 KW
- Khu vực hành chính và chiếu sáng : 30 KW
- Chiếu sáng khu vực sản xuất theo tiêu chuẩn của GMP:
65 W/m2 x 4.300 m2 = 280 KW Để chuẩn bị nguồn điện lưới quốc giai đoạn 2, có thể chọn trạm biến áp 22/0,4 KV có dung lượng là: (616 KW) x hệ số sử dụng/ cocϕ = 616 x 0,8/0,75 = 657 KVA
Đặt trạm 2 biến áp 650 KVA và máy phát điện dự phòng có dung lượng bằng 50% dung lượng 1 máy biến áp, tức là 320 KVA
d Nhiên liệu để đốt cấp hơi cho sản xuất, chế biến:
- Tổng nhu cầu hơi cho chế biến đạt công suất thiết kế : 4 tấn BTP/h là 6.000 kg hơi ở áp suất 10 kg/cm2 tương ứng với nhiệt hàm i’’ = 663 Kcalo/kg
- Dùg 100% nước cấp qua xử lý có nhiệt độ 20oC, không có thu hồi nước nóng thì tổng lượng nhiệt cung cấp cho yêu cầu công nghệ chế biến là: 3.585.000 Kcalo/h, tổn thất nhiệt trong quá trình chuyển tải 10%, do đó tổng lượng nhiệt cân đối có nhu cầu công nghệ chế biến là: 4.243.800 Kcalo/h
- Quy ra nhiên liệu một trong 2 loại sau đây:
+ Nhiên liệu lỏng dầu DO có năng suất toả nhiệt: 10.000 Kcalo/kg và hiệu suất cháy trong lò là 90% thì lượng dầu cần thiết để đốt trong 1 giờ là 471 kg/h, một ca là : 3.768 kg/ ca
+ Nhiên liệu rắn là than Antraxit (than sạch cỡ 6x18) năng suất toả nhiệt trung bình là 6.000 Kcalo/kg, hiệu suất cháy trong lò đạt 80% thì lượng than cần dùng để đốt trong 1 giờ là 885 kg/h và mỗi ca cần tới 7.080 kg/ca
e Nước sạch đạt tiêu chuẩn công nghiệp: 50 m3/h (theo số liệu của Đài Loan)
Trang 32- Nước cho nhu cầu chế biến: 30 m3/h trong đó có nước được làm mềm bằng trao đổi ion
- Nước cho yêu cầu sản xuất hơi: 10 m3/h
- Nước cho các nhu cầu khác: 10 m3/h
1.3.6 Sản phẩm và công suất sản xuất của dự án
Sản phẩm chính của dự án là các sản phẩm măng chế biến Dự kiến các sản phẩm măng chế biến trong các năm kế hoạch như sau:
- Thời kỳ chưa ổn định sản xuất và đang mở rộng thị trường tiêu thụ: Khả năng khai thác đạt 50 - 60% sản lượng thiết kế trong 2 năm đầu khai thác dự án
- Thời kỳ phát huy công suất thiết kế từ 70 – 100% sản lượng thiết kế trong thời hạn 5 năm kế tiếp
- Thời kỳ khai thác đạt 100% công suất thiết kế trong các năm tiếp theo
Sản lượng sản phẩm: tấn /năm
Năm khai thác
Tỷ lệ khai thác %
Nhu cầu lao động của dự án khi đi vào hoạt động ổn khoảng 331 lao trong đó có
28 lao động gián tiếp và 285 lao động trực tiếp (khâu xếp măng vào hộp, xếp măng vào túi và sấy măng sử dụng nhiều lao động) Công ty làm việc theo 3 ca, số lượng lao động cần thiết cho mỗi ca sản xuất như sau:
3
(Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi - Dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến măng thực phẩm)
Trang 33CHƯƠNG 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ –XÃ HỘI
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC DỰ ÁN
2.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất:
Dự án nằm trên khu đất của Nhà máy Đường Bình Dương - thuộc phường Phú Thọ, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương có các đặc điểm về địa lý, địa chất như sau:
- Nằm trên đồi san ủi, tạo ra độ dốc và chênh lệch độ cao giữa các công trình sẵn có và nền đất dự định xây dựng, không có điều kiện san ủi để cải tạo mặt bằng (vì nhà văn phòng A) đã án ngự mặt tiền của nhà máy Do đó không thuận lợi cho việc bố trí các hạng mục công trình trong đó: nhà sản xuất chính, hiện nay là nền nhà xưởng sản xuất kẹo, so với mặt bằng xây dựng xưởng thì có độ dốc cao + 9m, so với nền khu vực hành chính có độ cao + 4 m So với mặt nền hôi trường cao +6 m, có thuận lợi là dễ thoát nước không bị ngập úng Tuy nhiên đề phòng tường chắn đá bằng đá chẻ bị ảnh hưởng của mưa to dài ngày làm sụt lở kéo theo cả nhà sản xuất chính
2.1.2 Điều kiện về khí tượng, thuỷ văn
a Điều kiện khí hậu
Dự án nằm trong khu vực khí hậu của tỉnh Bình Dương mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm kèm theo mưa nhiều và phân bố thành 2 mùa rõ rệt trong năm: mùa mưa từ thàng 5 – 11 và mùa khô từ tháng 12 – 4 năm sau Trong những năm gần đây, khí hậu của khu vực nói riêng và tỉnh Bình Dương nói chung đã có những diễn biến bất thường Theo báo hiện trạng môi trường tỉnh Bình Dương năm 2005, sự biến đổi khí hậu của tỉnh trong những năm qua như sau:
- Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình là 26,70C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29,20C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 24,10C Sự chênh lệch giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất là 5,10C Số giờ nắng trung bình cả năm là 2.494 giờ, số giờ nắng trung bình ngày là 5-8giờ Bình Dương là vùng có nhiệt độ khí hậu ôn hoà, nóng ẩm, thuận lợi cho việc xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp
- Độ ẩm không khí
Độ ẩm tương đối cao, độ ẩm cao nhất trong năm vào giữa mùa mưa (tháng 8,9), độ ẩm thấp nhất trong năm vào giữa mùa khô (tháng 2,3)
Trang 34Độ ẩm cao nhất thường xảy ra vào giữ mùa mưa do gió mùa Tây Nam thổi vào mùa mưa mang lại và độ ẩm thấp nhất xảy ra vào giữa mùa khô
- Chế độ mưa
− Tháng 9 có lượng mưa cao nhất, lượng mưa chiếm trên 400mm
− Tháng 1 -2 hầu như không có mưa
− Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 – 11 và chiếm 92% lượng mưa cả năm
- Chế độ nắng
Mùa khô là mùa có số giờ nắng lớn nhất, đạt cực đại 7,8 – 8,5 giờ/ngày vào các tháng 2,3 và 4 Trong các tháng mưa, tháng 9 là tháng có giờ nắng ít nhất: 4 – 6 giờ/ngày Số giờ nắng trung bình trong năm là 2.526 giờ Khu vực không có sương mù
- Gió và hướng gió
Mỗi năm có 2 mùa gió rõ rệt theo 2 mùa mưa và khô
− Mùa mưa có gió chủ đạo là hướng Tây Nam
− Mùa khô có gió chủ đạo là hướng Đông Bắc
− Chuyển tiếp giữa hai mùa có gió Đông và Đông Nam
− Tốc độ gió trung bình đạt : từ 10 – 15m/s
− Tốc độ gió lớn nhất đạt : 25 – 30m/s
− Khu vực không chịu ảnh hưởng của gió bão
b Điều kiện địa chất thủy văn
Khu vực dự án nằm trên khu đất rộng có địa hình không bằng phẳng, vừa nằm trên đât đồi lại vừa nằm cạnh sông nên địa chất vừa mang tính chặt của đồi núi lại vừa mang tính xốp, lún của đất phù xa Tuy nhiên phần lớn đất đai trong khu vực có cấu trúc địa chất và thành phần hóa các đơn vị địa chất thủy văn như sau:
Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích Pleistocen (qp1)
Tầng chứa nước này phân bố rộng khắp trong vùng nghiên cứu, chúng lộ ngay trên mặt và phủ chỉnh hợp lên tầng chứa nước Pliocen
- Thành phần đá gồm: Phía trên là sét bột, sét lẫn sạn sỏi laterit, đôi chỗ xen kẽ các lớp cát bột, màu nâu đỏ, xám trắng Chiều dày lớp 8.0m (LK TU2b), lớp trầm tích hạt mịn này phân bố rộng khắp theo không gian và có khả năng thấm nước Phần phía dưới là cát mịn đến trung thô, chiều dày 6.0 m (TU2b), có khả năng chứa nước tốt Tuy nhiên, do phân bố ở độ cao lớn nên mực nước tĩnh của tầng này sâu, nhiều nơi không có hoặc có rất ít nước vào mùa khô
- Mực nước dưới đất thay đổi theo mùa và theo địa hình
Trang 35- Trong khu vực khảo sát khai thác, tầng nước Pleistocen (qp1) cho đến nay chưa có tài liệu nghiên cứu một cách hệ thống về quy luật phân bố, thế nằm, mức độ chứa nước, cũng như các thông số địa chất thủy văn Trên cơ sở các tài liệu thu thập và phân tích thành phần thạch học cho thấy: khả năng chứa nước từ trung bình đến nghèo, nước thuộc loại nước nhạt, nước không áp hoặc nước áp lực yếu cục bộ Nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa, nước mặt và thoát ra sông suối trong vùng
Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích Pliocen (n2)
- Tầng chứa nước Pliocen phân bố rộng khắp trong vùng nghiên cứu, chúng không lộ ra trên mặt mà bị phủ bới tầng chứa nước Pleistocen và phủ bất chỉnh hợp lên tầng chứa nước khe nứt trong đá móng Mesozoi
- Thành phần đất đá gồm: Phần phía trên có thành phần là sét đôi chỗ xen kẹp lớp sét bột cát màu xám vàng, nâu đỏ, xám trắng, bề dày lớp 16m (TU2b) Do có thành phần hạt mịn chiếm ưu thế nên lớp này có khả năng cách nước rất tốt Phần dưới là lớp cát hạt mịn đến thô lẫn sạn sỏi thạch anh, khả năng chứa nước tốt, trong lớp chứa nước này thường xen kẹp các lớp cát bột sét (dày từ vài chục cm đến vài mét) màu xám trắng, xám vàng Bề dày chứa nước 26m (TU2b)
- Mực nước dưới đất thay đổi theo mùa và theo địa hình, mực nước tĩnh 22.0 m (TU2b) Tầng chứa nước Pliocen trên thuộc nước áp lực Khả năng chứa nước giàu đến trung bình, kết quả hút nước tại giếng khoan TU2b cho tỷ lưu lượng là 0,3 l/sm Nước thuộc loại nước nhạt, độ tổng khoáng hóa thường thay đổi từ 0,05 g/l đến 0,1 g/l, loại hình hóa học của nước là bicarbonat calci, bicarbonat clorua sunfat
- Nước của tầng Pliocen trên không có quan hệ trực tiếp với nước mặt nhưng có quan hệ gián tiếp với nước mưa (niền cung cấp ở xa vùng nghiên cứu) Hướng vận động của nước chủ yếu theo hướng Đông Bắc – Tây Nam
Tóm lại, tầng nước Pliocen trên có khả năng chứa nước từ trung bình đến giàu Chất lượng nước tốt, đáp ứng được nhu cầu khai thác nước tập trung Đây là tầng chứa nước có nhiều triển vọng nhất trong vùng
Tầng chứa nước khe nứt trong đá móng mesozoi (MZ)
Tầng này phân bố trong toàn vùng nghiên cứu, chúng không lộ trên mặt mà bị phủ không chỉnh hợp bởi tầng chứa nước Pliocen Thành phần thạch học chủ yếu là sét kết, bột kết, cát kết, có nới là Anđezit, đa xit
Hiện nay tầng nước này chưa được nghiên cứu nhiều, các lỗ khoan nghiên cứu còn rất ít Khả năng chứa nước kém, nước dưới đất tồn tại và vận động trong các đới nứt nẻ của đá gốc
Tóm lại, đây là tầng chứa nước nghèo, lại phân bố ở sâu, nên khả năng khai thác rất hạn chế, ít có giá trị cấp nước với quy mô công nghiệp và tập trung
Trang 362.1.3 Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên
Dự án được xây dựng trong khu vực thị xã Thủ Dầu Một nên phải đảm bảo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về môi trường Việc đánh giá chất lượng môi trường nền rất quan trọng trong việc đánh giá khả năng tiếp nhận các chất thải của dự án khi nó đi vào hoạt động Việc đánh giá chất lượng môi trường nền được thể hiện qua một số kết quả đo đạc như sau:
a) Hiện trạng môi trường không khí và vi khí hậu
Để đánh giá hiện trạng môi trường tại khu vực dự án, Chủ Đầu Tư và Công ty Tư vấn Kỹ thuật & Môi trường Bình Dương kết hợp với Trung tâm Công nghệ và Quản lý môi trường đã tiến hành lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu môi trường không khí trong khu vực dự án như sau:
Các vị trí đo:
- Vị trí K1: khu vực văn phòng
- Vị trí K2: khu vực giếng khoan
- Vị trí K3: khu vực phía Tây nam dự án
- Vị trí K4: khu vực gần trạm xử lý nước thải
- Vị trí K5: khu vực dân cư (gần cổng công ty)
- Vị trí K6: khu đình thần Bà Lụa
- Vị trí K7: khu dân cư
Vị trí và kết quả đo đạc được đính kèm ở phần phụ lục II
Kết quả các chỉ tiêu phân tích được thể hiện ở bảng sau
Bảng: Kết quả phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm không khí
Stt
Vị trí đo Nhiệt
độ (oC)
Độ ẩm (%)
Tiếng ồn (dBA)
Bụi (mg/m3)
SO2(mg/m3)
NO2 (mg/m3)
CO (mg/m3)
Vận tốc gió (m/s)
Trang 37Ghi chú:
- (*) TCVN 5937 : 1995 - Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh, trung bình 1 giờ Và TCVN 5949 : 1998 – Aâm học – Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư – Mức ồn tối đa cho phép
- Thời gian lấy mẫu: Lúc 9h00
- Điều kiện thời tiết: Trời nắng, nhiệt độ ngoài trời từ 28,5 – 32,80C
Nhận xét
Tất cả các chỉ tiêu phân tích chất lượng không khí và tiếng ồn tại các vị trí trong và ngoài khu vực dự án Nhà máy chế biến măng thực phẩm - Công ty Cổ phần đường Bình Dương đạt tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng không khí xung quanh (TCVN 5937 :
1995, trung bình 1 giờ) và tiêu chuẩn âm học (TCVN 5949-1995, từ 6h-18h) của Bộ KHCN &MT Chất lượng môi trường không khí xung quanh còn tốt đồng nghĩa với khả năng tự làm sạch của nó còn cao, đây là điều kiện thuận lợi cho việc tiếp nhận khí thải phát sinh từ hoạt động của dự án
Các số liệu đo đạc tại thời điểm này được xem là số liệu “nền” làm căn cứ để giám sát chất lượng môi trường không khí khi dự án đi vào hoạt động Kết quả phân tích cho thấy chất lượng môi trường không khí hiện tại còn rất tốt Khi dự án đi vào hoạt động sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường không khí trong khu vực theo chiều hướng bất lợi, nên chương trình giám sát chất lượng môi trường trình bày trong Chương 6 cũng là cơ sở hỗ trợ cho việc quản lý chất lượng môi trường khi triển khai dự án Bên cạnh đó, khi Công
ty đi vào hoạt động sản xuất sẽ có những biện pháp cụ thể để hạn chế các hoạt động gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí trong khu vực
b) Hiện trạng môi trường nước
Hiện trạng môi trường nước mặt
Nguồn nước mặt cách dự án gần nhất là ở khu vực sông Sài Gòn và rạch nhỏ của sông Sài Gòn chảy qua dự án Để có cơ sở đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt ở khu vực này, Công ty Tư vấn Kỹ thuật & Môi trường Bình Dương đã kết hợp với Trung tâm Công nghệ và Quản lý môi trường đã tiến hành lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm trong nước mặt được kết quả như sau:
Trang 38- NM1 là mẫu lấy ở rạch nhỏ chảy qua công ty (thường gọi là rạch Bà Lụa)
- NM2 là mẫu lấy ở sông Sài Gòn, khu vực cảng Bà Lụa, nơi nước thải sẽ theo dòng chảy ra
- Mẫu nước được lấy lúc 9 giờ, trong điều kiện thuỷ triều xuống
Qua kết quả phân tích cho thấy, nước sông Sài Gòn và rạch nhỏ có độ pH thấp, nguồn nước có tính axit Ngoài ra rất nhiều chỉ tiêu không đạt tiêu chuẩn cho phép như
SS, BOD5, COD, N-NH3, N-NO2-, ngoài ra nồng độ ôxy hoà tan cũng rất thấp Qua phân tích nhiều chỉ tiêu chỉ thấy có N-NO3- là đạt tiêu chuẩn cho phép Điều này chứng tỏ nước ở Sông Sài Gòn và rạch nhỏ đã có những dấu hiệu bị ô nhiễm các chất hữu cơ Điều này là một bất lợi đối với sự hoạt động của dự án Khi dự án đi vào hoạt động cần phải xử lý triệt để nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép trước thải ra nguồn tiếp nhận này
Hiện trạng môi trường nước ngầm
Kết quả lấy mẫu nước ngầm để đánh giá chất lượng nước ngầm trong khu vực nhà máy được thể hiện qua bảng sau:
- KPH: Không phát hiện
- NN1: Nước ngầm trong công ty đường BÌnh Dương
- NN2: Khu dân cư ở vị trí số 5 trên bản đồ
- NN3: Khu dân cư ở vị trí số 7 trên bản đồ
- NN4: Khu dân cư ở vị trí số 6 trên bản đồ
* Chỉ tiêu N-NH 3 được đánh giá theo tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt TCVN (5502-2003) vì chỉ tiêu nước ngầm TCVN (5944 - 1995) không quy định tiêu chuẩn này
Trang 39Qua kết quả phân tích chất lượng mẫu nước ngầm thì thấy hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều đạt tiêu chuẩn môi trường nước mặt, riêng có pH khá thấp, đây là một đặt điểm chung chất lượng của nước ở khu vực Bình Dương
Trang 402.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, XÃ HỘI
a Điều kiện về kinh tế
Thị xã Thủ Dầu Một có diện tích thự nhiên là 88 km2, nằm trong chùm đô thị của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Với vị trí tương đối thuận lợi cho việc giao lưu với các huyện trong tỉnh và cả nước trong Quốc lộ 13, đường Bắc – Nam và cách Thành phố Hồ Chí Minh 30 km Về phát triển kinh tế, tổng sản phẩm tăng bình quân năm là 11,3% theo
cơ cấu kinh tế là dịch vụ – công nghiệp – nông nghiệp với tỷ trọng tương ứng là 42,49%-3,28% trong đó giá trị dịch vụ tăng bình quân hàng năm 14,85%, công nghiệp tăng 12,8%, nông nghiệp tăng 2,3%; tổng thu mới ngân sách tăng hàng năm 10%, mở rộng nội thị phía bắc và phía đông, xây dựng hệ thống hạ tầng tương đối hoàn chỉnh Về phát triển xã hội, thu nhập bình quân trên đầu người đạt 16 triệu/năm, nâng cao rõ rệt đời sống đại bộ phận người dân; tỷ lệ đói nghèo và tỷ lệ lao động chưa có việc làm còn dưới 3%, hoàn thành các chỉ tiêu chương trình quốc gia đối với thị xã
54,23% Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
Giá trị toàn ngành Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp ước thực hiện 1.762,6 tỷ đồng, đạt 99,58% kế hoạch năm, tăng 17,47% so với năm 2005 Trong đó: đầu tư trong nước tăng 17,28%, đầu tư nước ngoài tăng 10% Tính đến nay có 95 đơn vị sản xuất công nghiệp hoạt động có doanh thu Trong đó: 17 đơn vị có 100% vốn đầu tư nước ngoài; 78 đơn vị vốn trong nước và 560 hộ sản xuất cá thể; tăng 7 đơn vị sản xuất công nghiệp; và giảm 114 hộ sản xuất cá thể Các sản phẩm lương thực thực phẩm tăng 38,78%; phân bón tăng gấp 3 lần, sản phẩm bằng nhựa tăng 10 lần, sơn mài điêu khắc tăng 6,83%, giày da túi xách tăng 5,9%, nguồn nguyên liệu chưa đáp ứng làm cho hạt điều nhân giảm 3,28%, sản phẩm gốm sứ giảm 6,05% do ảnh hưởng chủ trương di dời Đến nay có 16 hộ sản xuất gốm đăng ký di dời theo chủ trương của tỉnh (Chánh Nghĩa 10 hộ, Phú Thọ 3 hộ, Phú Hoà
3 hộ)
- Nông nghiệp
Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp ước thực hiện 74,86 tỷ đồng, đạt 97,22% so với năm 2005; diện tích gieo trồng các loại cây hàng năm ước đạt 3.944 ha, giảm 20,8% (1.036 ha) so với với năm 2005 Nguyên nhân diện tích gieo trồng giảm nhiều là do giá cả sản phẩm nông nghiệp thấp, hiệu quả sản xuất thấp, không lãi, tốc độ đô thị hoá nhanh, việc quy hoạch khu đô thị, khu dân cư, Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị; địa phương giảm nhiều là Phú Mỹ, Định Hòa, Phú Hoà, Tân An Tình hình sản xuất trong năm tương đối thuận lợi, năng suất lúa bình quân đạt 33,46 tạ/ha, năng suất rau 134,6 tạ/ha
+ Thủy lợi: thường xuyên kiểm tra các công trình thủy lợi trước mùa mưa lũ để có kế hoạch tu bổ sửa chữa kịp thời, nạo vét rạch Bà Cô, suối Mù U dài 6.512m khối lượng đạt 100% Xã Định Hòa, Chánh Mỹ huy động nhân dân khai thông dòng chảy, thủy lợi nội đồng dài 1.200m Công tác thu lập quỹ phòng chống lụt bão đến nay thu được 130,5 triệu đồng, đạt 54% so với kế hoạch năm; thu không đạt kế hoạch do một số đơn vị xã phường