Vì vậy, việc đánh giá tác động do hoạt động của nhà máy chế biến mủ này gây nên đối với môi trường đất, nước, không khí và các hệ sinh thái là yêu cầu cấp bách và cần thiết theo quy định
Trang 1………… o0o…………
Báo cáo tốt nghiệp
Đánh giá tác động môi trường nhà máy chế biến mủ
cao su
Trang 2
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
1
MỞ ĐẦU
Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta, cùng với các ngành kinh tế khác, nhu cầu sử dụng nguyên liệu cao su ngày càng lớn và mở rộng kể cả trong nước và thị trường quốc tế Cao su là mặt hàng xuất khẩu có giá trị, giá 1 tấn mủ cao su sơ chế từ 800 - 900 USD vào năm 1990 (giá FOB) đã tăng lên 1.250 USD năm 1996 Mức tiêu thụ cao su thiên nhiên ở các nước công nghiệp đang phát triển đạt tổng cộng 5.115.000 tấn/năm Với thị trường trong nước, đến năm 2000 sản lượng mủ nguyên liệu chỉ đạt khoảng 70.000 tấn/năm, nhưng dự báo khả năng tiêu thụ sẽ tăng lên 100.000 tấn/năm Để hạn chế sự mất cân đối giữa cung và cầu cần phải có kế hoạch đầu tư lâu dài phát triển cây cao
su
Tổng công ty 15 trực thuộc Bộ Tư lệnh Quân khu 5, hoạt động sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực: trồng và chế biến mủ cao su, sản xuất phân vi sinh, kinh doanh nhà hàng khách sạn , trong đó có Công ty 75 trực thuộc Tổng công ty
15 là một doanh nghiệp Nhà nước có nhiệm vụ trồng và chế biến mủ cao su phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu
Hoạt động trồng, khai thác và chế biến mủ cao su của Công ty 75 trong những năm qua đã mang lại hiệu quả cao, đã góp phần đóng góp đáng kể cho ngân sách địa phương, tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động Tuy nhiên việc chế biến mủ cao su tại nhà máy của Công ty đã tạo nên nguồn gây ô nhiễm môi trường đối với khu vực xã Iakriêng và Ia Krê (thuộc huyện Đức Cơ)
Vì vậy, việc đánh giá tác động do hoạt động của nhà máy chế biến mủ này gây nên đối với môi trường đất, nước, không khí và các hệ sinh thái là yêu cầu cấp bách và cần thiết theo quy định của Luật bảo vệ môi trường
Thực hiện Luật bảo vệ môi trường, Nghị định 175/CP của Chính phủ, Công ty
75 đã tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho nhà máy chế biến mủ cao su Báo cáo này là cơ sở pháp lý cho các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường giám sát và quản lý, đồng thời cũng là căn cứ để Công ty thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp bảo vệ môi trường
Trang 3
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
2
CHƯƠNG MỘT:
MỤC ĐÍCH VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
1.1 Mục đích báo cáo
Báo cáo nghiên cứu ĐTM này được thực hiện cho nhà máy sản xuất chế biến mủ cao su số 2 thuộc Công ty 75 (Tổng công ty 15) với nội dung chính là làm sáng tỏ các vấn đề sau:
- Nội dung, mục tiêu và lợi ích kinh tế xã hội của Công ty nói chung và nhà máy chế biến cao su số 2 nói riêng
- Xác định những tác động tiềm tàng tới môi trường do quá trình hoạt động của nhà máy gây ra
- Đánh giá tác động do hoạt động của nhà máy đến môi trường tự nhiên và môi trường KT - XH trong khu vực hoạt động của nhà máy và vùng lân cận
- Đề xuất các biện pháp khả thi nhằm khống chế và giảm thiểu các tác động tiêu cực do hoạt động của nhà máy gây ra đối với môi trường
- Xây dựng chương trình giám sát môi trường cho nhà máy
1.2 Tình hình tài liệu, số liệu căn cứ của báo cáo ĐTM
Báo cáo ĐTM này được thành lập dựa trên cơ sở của các văn bản pháp lý sau đây:
- Kế hoạch hành động quốc gia về môi trường và phát triển lâu bền do Ủy ban Khoa học Nhà nước, SIDA -UNDP - IUCN xây dựng, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 1991
- Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 27.12.1993, Chủ tịch nước ký sắc lệnh ban hành ngày 10.11.1994
Trang 4
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
- Các tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về môi trường ban hành năm 1995 kèm theo quyết định số 229/QĐ ngày 25.3.1995 của Bộ KHCN&MT
- Chỉ thị 08/CT của UBND tỉnh Gia Lai ngày 23.3.1995 về việc thực hiện Nghị định 175/CP của Chính phủ về Hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường Các tài liệu, số liệu để lập báo cáo ĐTM bao gồm:
- Các kết quả khảo sát, đo đạt hiện trạng môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực hoạt động của nhà máy chế biến cao su số 2
- Số liệu Khí tượng - Thủy văn tỉnh Gia Lai
- Luận chứng kinh tế - kỹ thuật nhà máy chế biến cao su số 2
- Các qui trình công nghệ sử dụng tại nhà máy chế biến cao su số 2
- Báo cáo tổng kết công tác 3 năm 1995 - 1997 và phướng hướng nhiệm vụ năm 1998 của Công ty 75
- Một số tiêu chuẩn về môi trường do Tổng Cục Đo lường, Tiêu chuẩn (Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường) ban hành năm 1995, 1996
- Các quy định về quản lý và bảo vệ môi trường của tỉnh Gia Lai
- Các sách hướng dẫn về kỹ thuật ĐTM của Ngân hàng Thế giới (WB),Ngân hàng phát triển Châu Á và ESCAP, Bộ KH-CN&MT Việt Nam
1.3 Phương pháp đánh giá
Một số phương pháp chính sau đây được áp dụng trong quá trình nghiên cứu đánh giá tác động môi trường cho nhà máy:
Phương pháp thống kê được sử dụng trong quá trình thu thập, xử lý các số liệu khí tượng thủy văn, kinh tế xã hội, sức khỏe cộng đồng tại khu vực hoạt động của Nhà máy
Trang 5
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
4
Phương pháp lấy mẫu phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường nước, không khí, đất tại khu vực
Phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng trong quá trình phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương nơi hoạt động của nhà máy chế biến cao su
Phương pháp so sánh dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở sử dụng các tiêu chuẩn môi trường do Bộ KHCN&MT ban hành
1.4 Tổ chức, thành viên, quá trình biên soạn báo cáo
Báo cáo đánh giá tác động môi trưòng này được Công ty 75 giao cho Trung tâm Bảo vệ Môi trường (EPC) chủ trì thực hiện Trong quá trình thực hiện còn nhận được sự phối hợp và giúp đỡ của các cơ quan sau đây:
- Phòng Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quân khu 5
- Sở Khoa học công nghệ và môi trường Thành phố Gia Lai
- Ủy ban nhân dân huyện Đức Cơ
Các nội dung chính của quá trình biên soạn ĐTM:
- Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và các văn bản tài liệu có liên quan đến nhà máy
- Khảo sát điều tra hiện trạng các thành phần môi trường, kinh tế xã hội vùng nhà máy theo các phương pháp tiêu chuẩn của Bộ KH-CN-MT
- Thực hiện đánh giá tác động của nhà máy đến các yếu tố môi trường và kinh tế xã hội
- Đề xuất các giải pháp kỹ thuật công nghệ, tổ chức điều hành nhằm khắc phục các tác động tiêu cực đến môi trường của nhà máy
Trang 6
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
5
- Biên soạn và bảo vệ ĐTM trước hội đồng xét duyệt báo cáo ĐTM theo quy định của Bộ KH-CN-MT
Trang 7
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
6
CHƯƠNG HAI:
SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG, CÔNG NGHỆ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY
2.1 Giới thiệu sơ lược về Công ty 75 và Nhà máy cao su số 2
2.1.1 Quá trình hình thành và hoạt động Công ty 75
Tổng công ty 15 thuộc Quân khu 5 được thành lập theo Quyết định số 75/QĐ ngày 3.4.1989 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng với nhiệm vụ cơ bản: xây dựng phát trển kinh tế, kết hợp củng cố an ninh quốc phòng trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên
Tổng công ty có trụ sở chính tại khu Yên Thế - xã Biển Hồ - thị xã Pleiku và hai chi nhánh tại Hà Nội và Sài Gòn Có 13 doanh nghiệp trực thuộc đã được đăng ký hoạt động theo Nghị định 338/HĐBT Vốn đầu tư 52.337.920.504 đồng
Công ty 75 trực thuộc Tổng công ty 15 được thành lập trên cơ sở sát nhập hai nông trường 706 và 707 từ tháng 4.1996, theo Quyết định 487/QĐ-QP ngày 18.4.1996 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đứng chân trên địa bàn 5 xã và một thị trấn của huyện Đức Cơ (Ia Krê, Ia Duk, Ia Kdin, Ia kriêng, Ia Iang) Tổng diện tích trồng cao su hiện có đến năm 1997 là 4953,6 ha Trong đó diện tích cao su kinh doanh đạt 1.723,7 ha
Trụ sở của Công ty 75 tọa lạc ven quốc lộ 19 thuộc địa phận xã Ia kiêng - huyện Đức Cơ - tỉnh Gia Lai (phía Bắc đường 19)
Trang 8
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
7
2.1.2 Sơ lược về nhà máy chế biến cao su số 2
Nhà máy chế biến cao su số 2 được thi công xây dựng vào tháng 8.1994, thời gian đưa vào vận hành chạy thử từ tháng 11.1995 Nhà máy chính thức được bàn giao cho Công ty 75 quản lý điều hành sản xuất từ tháng 01.1996
- Tên nhà máy Nhà máy chế biến cao su số 2
- Vị trí Nằm ven quốc lộ 19 thuộc xã Ia kriêng, huyện
Đức Cơ, tỉnh Gia Lai
- Chủng loại sản phẩm
và năng lực sản xuất
Sơ chế mủ cao su khối dạng cốm từ mủ nước SVR3L, SVR5, SVR10, SVR20
- Công xuất thiết kế 2.500 tấn/năm
- Công suất hiện nay 1.850 tấn/năm
2.2 Tổ chức, lực lượng lao động sản xuất
Trang 9
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
8
Nhà máy chế biến cao su
Lực lượng lao động của nhà máy chế biến cao su hiện nay là 34 người, đây là số lao động được tách từ lao động của Công ty 75 Trong đó:
- Ban giám đốc : 02 người
- Tổ tiếp nhận mủ : 05 người
- Tổ hóa nghiệm đánh đông : 05 người
- Tổ cán keo : 03 người
- Tổ bơm cốm : 05 người
- Tổ sấy + ép kiện : 09 người
- Tổ cơ điện : 03 người
- Tổ kho + bảo vệ : 01 người
Tổng cộng : 34 người
Trang 10
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
9
Hình 2.1
Sơ đồ tổ chức của Công ty 75
Ban giám đốc của Công ty
Ban Tổ chức lao động
Ban Tài chính
Ban Kỹ thuật
Ban Kế hoạch vật tư
Ban
Chính trị
Nhà máy chế biến mủ cau su Các độ
sản xuất
Trang 11
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
10
Hình 2.2
Sơ đồ tổ chức của nhà máy chế biến mủ cao su số 2
Ban quản đốc
Thủ kho + bảo vệ
Tổ tiếp nhận mủ
Tổ sấy ép điện
Tổ bơm cốm
Tổ cán keo
Trang 12
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
11
2.3 Công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị
Công nghệ sản xuất
Sơ đồ quy trình công nghệ sơ chế mủ cốm từ mủ nước và mủ tạp tại nhà máy chế biến mủ cao su số 2 được trình bày ở Hình 2.3
Công nghệ sản xuất của nhà máy có thể tóm tắt theo quy trình sơ chế mủ cao
su như sau:
Qui trình công nghệ sản xuất từ mủ nước
Bảo quản mủ
Mủ được vận chuyển từ vườn cây cao su về phải được giữ ở trạng thái ổn định hoàn toàn lỏng Để đảm bảo mủ không bị đông trước khi về đến khu vực chế biến, người ta thường thêm vào một số hóa chất chống đông NH4OH ngay trong chén hứng mủ (vào mùa mưa), hoặc trong các bồn chứa mủ để vận chuyển về nhà máy
Mủ tạp được phân loại theo phẩm chất và đựng riêng trong các bao sạch Thông thường người ta phân loại riêng mủ vỏ, mủ dây và mủ chén, không để lẫn với mủ đất Tùy theo kích thước và màu sắc mà mủ chén cũng được phân thành nhiều loại khác nhau, ví dụ như mủ trắng, mủ bị sậm màu (do bị ô xy hóa) nhằm tách biệt những loại mủ cho ra cao su thành phẩm với chất lượng khác nhau Cao
su thành phẩm chất lượng cao (tính năng cơ lý cao) do mủ được chế biến cẩn thận và sạch sẽ từ khâu thu gom, chuyên chở và tồn trữ trong nhà máy trước khi chế biến
Công đoạn 1: Xử lý nguyên liệu
Mủ vận chuyển từ vườn cây về nhà máy bằng các xe bồn chuyên dụng, được đưa vào bể khuấy lớn Tại đây mủ được khuấy trộn để đồng nhất Latex từ các nguồn khác nhau Công đoạn kiểm tra sơ khởi việc tiếp nhận mủ được thực hiện
Trang 13
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
Các loại mủ dây, mủ đất được tách riêng và thường được rửa bằng giàn máy rửa chuyên dụng có sử dụng các loại dung dịch hóa chất thích hợp để tẩy các chất bẩn loại bỏ các tạp chất
Mủ nước được lọc qua lưới có kích thước 40 lỗ/inch và lọc tinh 80 lỗ/inch nhằm loại ra các khối mủ đông trong khi chuyên chở và các mảnh vụn, cành, lá, cùng các chất lạ khác trong mủ, sau đó xả vào bể chứa
Tại bể chứa, sau khi làm đồng nhất người ta sẽ để lắng khoảng từ 0,5 - 1 giờ để gạn các chất rắn, cát, sau đó pha loãng đến DRC 25% trước khi đánh đông
Lượng axit acetic hay axit foocmic đánh đông thường được xác định dựa trên hàm lượng cao su khô, axit pha loãng đến 1% được cho chảy qua từng mương đánh đông để pH mủ loãng đạt 4,5 - 5 Mủ sẽ đông sau 6 - 8 giờ trong mương đánh đông Nước được xả vào mương cho mủ đông nổi lên mặt mương
Công đoạn 2: Gia công cơ học
Sau khi đánh đông, mủ được đưa qua dàn máy cán kéo di động trên mương dẫn qua băng tải đến 3 máy cán để cán mỏng, loại bỏ axit, serum trong mủ Do yêu cầu và nhiệm vụ của từng nhà máy nên mỗi máy có chiều sâu và rãnh của trục cán khác nhau, khe hở trục khác nhau, giảm dần theo thứ tự máy cán, máy cán crep, rồi cuối cùng là máy cán băm liên hợp rồi đến máy cán cắt và tạo hạt
Trang 14
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
13
Qua máy cán băm tinh (liên hợp), mủ được băm nhỏ thành các hạt có đường kính khoảng 10 mm, rồi đưa vào hồ nước rữa Sau đó cốm được bơm chuyển lên sàng rung để tách nước, rồi được đưa vào thùng sấy và đẩy vào lò sấy
Công đoạn 3: Gia công nhiệt
Mủ cốm được đẩy vào lò sấy, sau 13 - 17 phút ở nhiệt độ từ 98 - 100oC (tùy thuộc vào chất lượng mủ đánh đông), đưa qua hệ thống làm nguội bằng quạt khoảng 15 phút trước khi ra khỏi lò sấy
Công đoạn 4: Hoàn chỉnh sản phẩm
Ra khỏi lò sấy, sản phẩm được phân loại, ép kiện, đóng bao FE, đóng kiện, rồi đưa vào kho chứa
Quy trình công nghệ sản xuất từ mủ tạp
- Xử lý nhiên liệu: Do mủ tạp có chứa nhiều tạp chất nên phải được phân loại theo chất lượng và ngâm rửa nhiều lần trước khi chế biến
- Gia công cơ học: Sau khi ngâm rửa, mủ được đưa vào các máy cắt miếng, máy băm, 4 máy cán (tùy theo chất lượng mà mủ tạp sẽ được cán 3 hoặc 4 lần) Giữa các máy là các bể chứa nước để có thể rửa sạch tạp chất khỏi mủ tạp Sau đó, mủ được chuyển qua máy cán băm liên hợp tạo hạt và các đoạn tiếp theo, từ đó được tiến hành tương tự như sản phẩm mủ nước
Trang 15
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
Nước rửa Nước rửa
Bể ngâm/rửa
Cán Crep - băm búa
Bể đánh đông
Trang 16
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
15
Máy móc thiết bị
Danh mục máy móc thiết bị của nhà máy chế biến cao su số 2 được trình bày trong Bảng 2.1
Bảng 2.1
Danh mục máy móc thiết bị của nhà máy chế biến cao su số 2
Tên thiết bị, máy móc S.lượng Năm SX Nước SX Tình trạng kỹ
thuật Hệ thống quậy mủ 02 1994 Việt Nam 80%
Mương đánh đông 30
Máy cán kéo di động 01 1994 Việt Nam 80%
Máy cán Crepper 360A 03 1994 Việt Nam 80%
Máy cán cắt và tạo hạt 01 1994 Việt Nam 80%
Bơm chuyển cốm 01 1994 Việt Nam 80%
Lò sấy goòng 01 1994 Việt Nam 80%
Máy ép kiện 01 1994 Việt Nam 80%
Máy cắt miếng 01 1994 Việt Nam 80%
Hệ thống trộn rữa 02 1994 Việt Nam 80%
Máy băm tinh 01 1994 Việt Nam 80%
Máy cán 360 A 04 1994 Việt Nam 80%
2.4 Mặt bằng xây dựng
Khu đất xây dựng nhà máy nằm phía sau trụ sở của Nông trường 705 cũ Đất
ở đây chủ yếu là đất canh tác của các hộ dân trong vùng phụ cận Dân cư tập trung chủ yếu ở ven đường 19 (phía Bắc nhà máy) và rải rác ở phía Tây hợp thủy Nhà máy nằm ở phía Đông hợp thủy, nước thải của nhà máy sau khi xử lý được đưa về hạ lưu
Hiện nay, nhà máy đã hoàn thành xây dựng với các hạng mục công trình được trình bày trong Bảng 2.2
Trang 17
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
2 Nhà kho thành phẩm m2 160
3 Bể chứa, bể lắng lọc m3 300
6 Kho hóa chất m2 50
7 Phòng kiểm phẩm m2 100
8 Trạm hạ thế Trạm 1
9 Giao thông sân bãi m2 1.500
10 Hàng rào bảo vệ m2 340
11 Bể gạn mủ (thu sản phẩm phụ) m3 100
12 Mương xả nước thải m2 1.200
Sơ đồ mặt bằng xây dựng của nhà máy được trình bày trong Hình 2.4
Ngoài những hạng mục khu sản xuất chính, nhà máy cần xây dựng các công trình khu hành chính như sau:
- Văn phòng giao dịch
- Nhà ở cho cán bộ, công nhân viên
- Nhà ăn, nhà bếp, công trình phúc lợi công cộng
Trang 18
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
17
150m
15m 75m
6 Máy phát điện
7 Nhà bảo vệ
8 Kho xăng dầu
9 Phân xưởng mủ tạp
10 Phân xưởng mủ nước
11 Hồ chứa nước thải
Hồ nước tự nhiên
Trang 19
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
18
Trang 20
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
19
2.5 Nhu cầu nguyên liệu, điện, nước
2.5.1 Nhu cầu nguyên vật liệu
Nguyên liệu của nhà máy chế biến cao su số 2 là mủ nước của các đơn vị kinh doanh cây cao su thuộc Công ty 75 và các công ty khác thuộc tổng công ty 15 nên nhà máy hoàn toàn chủ động về nguyên liệu
2.5.2 Nhu cầu sử dụng điện
- Điện sản xuất : 250.000 Kwh/năm
- Điện cấp nước : 33.860 Kwh/năm
- Điện chiếu sáng và sinh hoạt : 22.550 Kwh/năm
- Sửa chữa cơ khí : 66.000 Kwh/năm
Tổng cộng : 372.410 Kwh/năm
Nguồn điện phục vụ nhà máy: sử dụng điện của nhà máy thủy điện IaKreL Ngoài ra để đề phòng sự cố nhà máy có trang bị thêm máy phát có công suất 300 KVA, 250 kW
2.5.3 Nhu cầu sử dụng nước (cho công suất 2.500 tấn/năm)
- Nước cho dây chuyền mủ nước : 55.000 m3/năm
- Nước cho dây chuyền mủ tạp : 10.000 m3/năm
- Nước cho rửa xe : 1.200 m3/năm
- Nước cho sinh hoạt : 1.020 m3/năm
Trang 21
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
20
- Phòng chống cháy nổ : 5.500 m3/năm
Tổng cộng : 67.720 m3/năm
Nguồn nước sử dụng cho nhà máy được lấy từ giếng khoan (sâu 110 m) Nước được bơm lên bồn chứa cao 12,5 m so với mặt bằng nhà máy
2.6 Lợi ích kinh tế - xã hội do Công ty mang lại
Hoạt động trồng, chăm sóc, khai thác và chế biến cao su của Công ty 75 đã thực sự mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội lớn, thể hiện tích chất điển hình trong việc phát triển cây cao su ở Tây Nguyên Có thể nói rằng, việc phát triển cây cao
su đã góp phần to lớn trong việc thay đổi bộ mặt của vùng
Hiệu quả kinh tế của Công ty 75 trong 3 năm (1995, 1996, 1997) được đặc trưng bằng số liệu cụ thể sau:
- Giá trị tổng sản lượng 3 năm đạt 99 tỷ 512 triệu đồng (tăng 210% so với 3 năm:1992-1994)
Trong đó:
Ngành sản xuất kinh doanh : 72.000.000.050 đ
Ngành xây dựng cơ bản : 246.183.000.000 đ
Nộp ngân sách : 6.472.000.000 đ
Lợi nhuận : 2.064.000.000 đ
- Lương bình quân:
Năm 1995 : 372.392 đ/người/tháng Năm 1996 : 436.000 đ/người/tháng Năm 1997 : 480.000 đ/người/tháng
Trang 22
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
21
Giải quyết công ăn việc làm cho 1050 công nhân và gia thuộc
Hình thành các điểm dân cư - xã hội mới trên cơ sở định canh định cư người dân tộc, điều phối dân cư từ nơi khác đến để tổ chức thành các khu kinh tế mới chuyên canh cao su
Xây dựng được mạng lưới cơ sở vật chất hạ tầng trên một phạm vi rộng của huyện Đức Cơ
Phát triển cây cao su còn có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ sinh thái rừng, cải tạo các vùng đất trồng, đồi trọc, thay thế diện tích rừng đang bị thu hẹp nghiêm trọng
Về nhiệm vụ quốc phòng an ninh: với địa bàn đứng chân toàn bộ tuyến biên giới phía Tây huyện Đức Cơ, giáp tỉnh Ranatakiri án ngữ cửa khẩu 19 từ Việt Nam đi Cam pu chia và vùng Tây Ngọc Hồi án ngữ nga ba Đông Dương, cửa khẩu 19 - là những vị trí chiến lược quan trọng trong chiến lược phòng thủ đất nước Trách nhiệm của Tổng công ty nói chung và Công ty 75 nói riêng là phối hợp cùng chính quyền địa phương giữ vững an ninh chính trị, trật từ vùng biên, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận phòng thủ giữ vững lãnh thổ đất nước trong bất kỳ tình huống nào Kết hợp phát triển kinh tế với củng cố địa bàn
Trang 23
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
22
CHƯƠNG BA:
MÔ TẢ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI
ĐỊA ĐIỂM NHÀ MÁY
3.1 Vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng của Nhà máy
Nhà máy chế biến cao su số 2 thuộc Công ty 75 nằm ven quốc lộ 19 (cây số 60) thuộc thị xã Ia kriêng, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai
- Phía Đông giáp vườn cây cà phê và cao su
- Phía Tây giáp vườn cây cà phê và cao su
- Phía Nam giáp Vườn cây cao su
- Phía Bắc giáp đường số 19
Sơ đồ vị trí được trình bày trong Hình 3.1
Trang 24
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
23 Hình 3.1
Sơ đồ vị trí địa lý của nhà máy cao su số 02
Trang 25
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
24
3.2 Sơ lược về các điều kiện tự nhiên
3.2.1 Đặc điểm khí hậu khu vực nhà máy
Theo số liệu thống kê về khí tượng quan trắc trạm khí tượng Pleiku trong nhiều năm qua, khí hậu vùng nghiên cứu có đặc điểm như sau:
Nhiệt độ
Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát tán các chất ô nhiễm trong khí quyển Ngoài ra nhiệt độ không khí còn làm thay đổi quá trình bay hơi các chất ô nhiễm không khí và các chất gây mùi hôi khác, là yếu tố tác động lên sức khỏe công nhân trong quá trình lao động Vì vậy, trong quá trình đánh giá khả năng lan truyền các chất ô nhiễm cần phải phân tích yếu tố nhiệt độ Nhiệt độ trung bình tháng và năm (1991 - 1995) được trình baỳ trong Bảng 3.1
Kết quả theo dõi thay đổi nhiệt độ tại trạm khí tượng Pleiku trong nhiều năm cho thấy:
- Nhiệt độ trung bình năm : 21,6oC
- Nhiệt độ trung bình cao nhất : 31,0oC
- Nhiệt độ trung bình thấp nhất : 13,1oC
Gió và hướng gió
Gió có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát tán các chất ô nhiễm không khí Tốc độ gió càng nhỏ thì mức độ ô nhiễm xung quanh nguồn ô nhiễm càng lớn Vì vậy, khi đánh giá mức độ ô nhiễm cần chú ý đến trường hợp gió nguy hiểm
Ở Gia Lai có hai hướng gió chủ đạo là hướng gió Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) và hướng gió Tây Nam (từ tháng 5 đến tháng 10) Tốc độ gió trung bình từ 3 - 3,5 m/s, lớn nhất có thể đạt tới 20 m/s, tần suất gió lặng khá cao chiếm 25 50%
Trang 26
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
25
Tốc độ gió trung bình tháng và tốc độ gió cực đại ghi nhận được tại trạm khí tượng Pleiku được trình bày trong Bảng 3.2
Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí là yếu tố ảnh hưởng lên quá trình chuyển hóa các chất ô nhiễm không khí và là yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng lên sức khỏe công nhân và nhân dân Độ ẩm và nhiệt độ càng cao thì quá trình tự thanh lọc các chất ô nhiễm trong không khí càng lớn Kết quả quan trắc độ ẩm tại trạm khí tượng Pleiku được dẫn ra trong Bảng 3.3, độ ẩm không khí trung bình 80 - 85 %
Chế độ mưa
Mưa tại Gia Lai có sự phân hóa sâu sắc theo không gian, biến đổi mạnh mẽ theo thời gian Mưa ở Gia Lai nói chung chịu sự chi phối của gió mùa và các nhiễu động nhiệt đới
Mưa có tác dụng làm thanh lọc các chất ô nhiễm không khí và pha loãng các chất ô nhiễm nước Vì vậy, vào mùa mưa các chất ô nhiễm không khí thấp hơn mùa khô Tuy nhiên vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn cũng dễ kéo theo các chất
ô nhiễm xuống nguồn nước, làm tăng ô nhiễm nguồn nước mặt như các chất ô nhiễm hữu cơ và vi sinh
Lượng mưa trung bình theo dữ liệu trung bình nhiều năm tại trạm khí tượng Pleiku được dẫn ra trong Bảng 3.4 Lượng mưa trung bình năm : 2100 - 2200 mm Độ bốc hơi
Bốc hơi nước làm tăng độ ẩm và mang theo một số dung môi hữu cơ, các chất có mùi hôi vào không khí, các tháng mùa khô có lượng bốc hơi cao hơn các tháng mùa mưa Nhiệt độ càng cao thì độ bốc hơi càng mạnh Độ bốc hơi nước cao nhất vào tháng 04 và thấp nhất vào tháng 01
Đồ bền vững khí quyển và gradient nhiệt độ
Trang 27
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
A, B Ngày có mây là C, D Ban đêm độ bền vững khí quyển thuộc loại E, F
Độ bền vững khí quyển A, B, C hạn chế khả năng phát tán chất ô nhiễm lên cao và đi xa Khi tính toán thiết kế hệ thống xử lý ô nhiễm không khí cần tính điều kiện phát tán bất lợi nhật (loại A) và tốc độ gió nguy hiểm
Hoặc ta có thể xác định độ bền vững khí quyển theo gradient nhiệt độ Chúng
ta hình dung có một khối lượng không khí nào đó được nâng cao 100 m trong điều kiện đoạn nhiệt, nhiệt độ khối không khí nằm trong ttạng thái cân bằng (hay trung hòa) gradient nhiệt độ sẽ là 1oC/100 m
Dựa vào gradient nhiệt độ, độ bền vững của khí quyển có thể chia thành các loại sau đây:
Gradient nhiệt độ Độ bền vững khí quyển = 1oC / 100 m Trung hòa
< 1oC / 100 m Không bền vững > 1oC / 100 m Bền vững > 0oC / 100 m Rất bền vững
Độ bền vững khí quyển được xác định theo chế độ gió và bức xạ mặt trời vào ban ngày và che phủ mây vào ban đêm Độ bền vững khí quyển được trình bày trong Bảng 3.5
Trang 28
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
năm
21,7 21,8 21,6 21,6 21,8
Bảng 3.2
Tốc độ gió trung bình và lớn nhất Đơn vị tính: m/s
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Trung bình 3,8 3,7 3,4 3,0 3,0 3,7 4,0 3,9 3,4 3,3 3,8 4,0 Lớn nhất 17 20 18 21 17 22 18 20 17 15 17 18
Trang 29
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
Trang 30
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
29
Tổng năm 2598,4 1974,2 1895,1 2387,1 1605,4
Bảng 3.5
Phân loại độ bền vững khí quyển (Pasquill, 1961)
Tốc độ gió Bức xạ ban ngày Độ che phủ ban đêm
A - Rất không bền vững
B - Không bền vững loại trung bình
C - Không bền vững loại yếu
D - Trung hòa
E - Bền vững yếu
F - Bền vững loại trung bình
Trang 31
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
30
3.2.2 Địa chất thủy văn
Tham khảo tài liệu địa chất thủy văn khu vực cho thấy cấu tạo chứa nước của vùng Pleiku - Biển Hồ thuộc hệ phun trào bazan (3N2 - Q1, chiều dày tổng thể 5 -
500 m) Nước ngầm mạch nông thường phân bố ở độ sâu 10 - 20 m (nhiều hộ gia đình có đất rộng sử dụng theo hình thức giếng khơi) Nước ngầm mạch sâu phân bố ở độ sâu 5 - 200 m, với đất tạo bazan lỗ hổng đặc xít, bazan phong hóa nứt nẻ của các đợt phun trào chồng chất lên nhau, tính chất chứa nước của bazan loại này phân bố không đều thay đổi theo chiều ngang và sâu, chỉ có thể sử dụng cục bộ cung cấp nước cho từng khu vực nhất định
3.3 Hiện trạng chất lượng môi trường khu vực nhà máy
3.3.1 Hiện trạng chất lượng các nguồn nước
Chất lượng nước mặt
Tất cả sông suối trong vùng thuộc hệ thống sông Đắc Lắc, phân bố đều, tốc độ dòng chảy phụ thuộc theo mùa, mùa mưa dư thừa, mùa khô thiếu nước Suối chính là IaPnôn ngoài ra còn một số suối cạn rải rác trong vùng
Chất lượng nước mặt bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố là tự nhiên và do con người tác động Hiện nay nguồn gây ô nhiễm nước mặt phổ biến nhất là do chất thải sinh hoạt và hoạt động nông nghiệp Tham khảo kết quả nghiên cứu của Sở KHCN&MT tỉnh Gia Lai cho thấy:
Mức độ nhiễm phèn Các thông số pH, hàm lượng sắt thể hiện mức độ ô nhiễm phèn Các sông suối xung quanh khu vực không có dấu hiệu ô nhiễm phèn
Ô nhiễm chất hữu cơ Nguồn gây ô nhiễm chủ yếu là nước thải sinh hoạt Khu vực trung tâm thị trấn huyện Đức Cơ có mật độ dân cư thưa thớt do đó chưa thấy dấu hiệu ô nhiễm chất hữu cơ
Trang 32
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
31
Ô nhiễm do chất dinh dưỡng Một trong những tác nhân gây ô nhiễm nước mặt bởi chất thải sinh hoạt là các chất dinh dưỡng Các chất dinh dưỡng nhiều có thể gây hiện tượng phú dưỡng hóa là điều kiện tốt cho rong, rêu, tảo, bèo phát triển nhanh che phủ bề mặt làm giảm lượng ôxy hòa tan ảnh hưởng tới khai thác thủy sản, đặc biệt gây khó khăn cho việc xử lý nước làm nguồn nước cấp Các kết quả nghiêu cứu cho thấy nước mặt ở khu vực có hàm lượng các chất dinh dưỡng nhỏ
Ô nhiễm do vi trùng Các kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các sông suối tại khu vực đều bị ô nhiễm do vi trùng, vi khuẩn chỉ thị là tổng Coliform và Feacal Coliform
Ô nhiễm do kim loại nặng và phenols Kim loại nặng và phenols là các tác nhân rất độc hại đối với con người và thủ sinh Mức độ ô nhiễm kim loại nặng (Hg, Pb, Cu, ) và các hợp chất phenols từ chất thải công nghiệp chưa xảy ra
Ô nhiễm do thuốc bảo vệ thức vật Các loại nhóm chất được sử dụng nhiều nhất ở các nơi hiện nay là phosphore hữu cơ và Carbonate Clor hữu cơ được sử dụng ít hơn nhưng có khả năng tồn lưu lâu dài và độc tính cao Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng dộ các hợp chất cholore hữu cơ và phosphore hữu cơ thấp hơn tiêu chuẩn cho phép trong nước uống
Chất lượng nước ngầm
Tham khảo kết quả nghiên cứu của Sở KHCN&MT tỉnh Gia Lai cho thấy: nhìn chung trong tất cả các giếng khoan, giếng đào đã được kiểm tra ở khu vực nhà máy cho thấy hầu hết các giếng có các chỉ tiêu hóa lý đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5944 - 1995)
Đây là khu vực nước ngầm phong phú, chất lượng tốt Qua kết quả thăm dò một số lỗ khoan cho thấy lưu lượng 0.92 - 19.9 l/s, mực nước 1.2 m - 22.5 m, pH = 5.9 - 8.7, nước có chất lượng tốt có thể sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất
3.3.2 Hiện trạng chất lượng không khí
Trang 33
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
32
Để đánh giá chất lượng môi trường không khí, nhóm thực hiện đã tiến hành lấy và phân tích không khí tại 5 vị trí quan trọng trong nhà máy Kết quả phân tích được trình bày trong Bảng 3.6, và Bảng 3.7
1 Khu vực sản xuất 82,5 33,7
2 Khuôn viên nhà máy 57,5 21,5
3 Trụ sở làm việc 53 21,9
4 Nhà nghỉ của công nhân 53,5 21,7
5 Cổng nhà máy 60 22,0
Bảng 3.7
Kết quả phân tích các chất ô nhiễm không khí trong nhà máy
Số Vị trí lấy mẫu Hàm lượng chất ô nhiễm (mg/m3)
TT Bụi NH3 H2S axit axetic
1 Khu vực sản xuất 0,5 5,9 0,05 4,2
2 Khuôn viên nhà máy 0,31 0,5 0,01 0,3
3 Trụ sở làm việc 0,37 0,1 0,005 0,1
4 Nhà nghỉ của công nhân 0,27 0,2 0,01 0,2
5 Cổng nhà máy (gần
đường quốc lộ 19)
Trang 34
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
33
- Chất lượng không khí xung quanh còn khá tốt ngoại trừ bụi hơi cao
- Chất lượng không khí khu vực sản xuất còn trong tiêu chuẩn cho phép
3.4 Đặc điểm thực vật và động vật trong vùng
3.4.1 Thực vật
Do tác động của chiến tranh và cuộc sống du canh du cư phá rừng làm rẫy của đồng bào dân tộc nên thảm thực vật tự nhiên bị tàn phá năng nề (độ che phủ chỉ còn 10 - 15%) Thảm thực vật tự nhiên hầu hết là trảng cỏ cây bụi và đất trống đồi trọc chiếm tỷ lệ 33% và một số rừng nghèo kiệt, rừng tái sinh chồi trên các đồi núi và dọc theo sông suối hợp thủy
- Đối với rừng nghèo kiệt và tái sinh chồi, chủ yếu cho các loại gỗ tạp, đường kính bình quân 0,2 - 0,3 m, mật độ 100 - 200 cây/ha
- Đối với cây bụi và trảng cỏ, chủ yếu bao gồm các loại cây bụi như: cỏ tranh, cỏ đuôi chồn, cỏ chỉ, phân bố rải rác trên các khoảng rừng bị tàn phá
Ngoài diện tích cao su do Công ty 75 và binh đoàn 15 quản lý còn có một số diện tích cao su tiểu điền và tư nhân trồng rải rác, nhân dân địa phương trồng các loại cây dài ngày như cà phê, cây ăn quả và hoa màu, lúa rẫy trên các sườn đồi và ven sông suối
Trang 35
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
Tuy nhiên thành phần và số lượng loài cũng như cá thể của hệ động vật ở đây đã giảm đáng kể cùng với thời gian do quá trình nhập cư ồ ạt và nạn phá rừng, săn bắn bừa bãi
3.4.3 Tài nguyên sinh vật dưới nưới
Phiên sinh vật (Plankton), đặc biệt là thực phiên sinh (Phytoplankton) đóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái nước và từ lâu đã được sử dụng như là một trong những chỉ thị của chất lượng nước Một số thực vật phân sinh là chỉ thị cho nguồn nước mặt sạch, trong khi phát hiện sự phát triển của một số loài khác lại là chỉ thị của sự ô nhiễm nguồn nước
Động vật phiêu sinh (Zooplankton) trong nhiều trường hợp cũng đóng vai trò như là chỉ thị về chất lượng nước và một số loài được sử dụng để đánh giá chất lượng nước
Do chu kỳ sống của phiêu sinh vật khá ngắn, chúng khá nhanh nhạy trong việc phản ứng lại những thay đổi của môi trường, vì vậy mà thành phần loài của chúng là chỉ thị cho chất lượng của môi trường nước mà chúng tồn tại và phát triển trong đó Với kích thước nhỏ bé và thường tồn tại một số lượng lớn về cá thể, chúng không chỉ tác động đến một số yếu tố phi sinh học của chất lượng nước
Trang 36
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
- Động vật phiêu sinh : 62 loài
- Thực vật phiêu sinh : 119 loài
- Động vật đáy : 14 loài
3.5 Tình hình kinh tế - xã hội tại khu vực
3.5.1 Tình hình dân cư đất đai
Về hành chính, huyện Đức Cơ có 10 xã và 1 thị trấn
Về dân số, tổng số người là: 32.000 trong đó dân tộc Gia rai chiếm khoảng 72%
Thành phần dân cư trong vùng đa dạng, người địa phương lâu đời là dân tộc thiểu số Gia rai, Ba Na sống từng bản, làng (30 - 40 hộ) rải rác trong vùng, hiện nay đã định cư nhưng chưa định canh Ngoài ra còn có một bộ phận dân Kinh sống định cư theo kế hoạch và một phần di dân kinh tế mới từ các tỉnh miền Trung, miền Bắc
Do phong tục tập quán của phần đông người dân tộc còn lạc hậu, trình độ dân trí thấp nên chưa phát huy hết hiệu quả trong sản xuất Tình hình bệnh tật và tỷ lệ thất học lớn
Tỷ lệ sinh đẻ cao (bình quân 1 hộ 5 người) nhưng tỷ lệ tử vong cũng lớn nên tỷ lệ tăng tự nhiên trong vùng chỉ dao động từ 2,4 - 2,7 %
Trang 37
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
36
Hệ thống giáo dục, y tế trong vùng đã được cải thiện, các xã trong vùng có trường học cấp I và trạm xá nhưng các trang thiết bị và lực lượng các bộ chuyên môn còn thiếu nên hiệu quả hoạt động còn nhiều hạn chế
Tình hình sử dụng đất như sau:
Tổng diện tích đất tự nhiên : 71.719 ha
Trong đó:
1 Đất nông nghiệp : 15.056 ha
- Cây lâu năm : 12.472,2 ha
- Cây hàng năm : 2.583,8 ha
2 Đất rừng và đất chưa sử dụng : 46.532 ha
3 Đất sử dụng vào các mục đích khác : 10.131 ha
3.5.2 Cơ cấu và tình phát triển kinh tế - xã hội
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên toàn huyện đang chuyển dịch theo hướng phát triển toàn diện, đa dạng hóa Đây là ngành sản xuất chính trong vùng, chiếm tỷ trọng 85% trong giá trị sản phẩm Ngoài diện tích cây cao su do quốc doanh và hộ gia đình quản lý, nhân dân địa phương còn canh tác cây dài ngày và ngắn ngày như cà phê, đậu, lúa trên các nương rẫy Do kỹ thuật canh tác và điều kiện về thâm canh cây trồng còn yếu nên năng suất thấp, thường xảy ra dịch bệnh, do đó lương thực chưa đủ để cung cấp cho vùng Ngoài sản phẩm trồng trọt nhân dân địa phương còn chăn nuôi các loại gia cầm như: trân bò, heo, gà dưới dạng hộ gia đình, qui mô nhỏ, hầu hết là giống địa phương, nguồn thức ăn hạn chế nên năng suất và hiệu quả còn thấp
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp là các ngành chưa phát triển, tổ chức và qui mô sản xuất chỉ ở mức nhỏ, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tại chỗ
Trang 38
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
37
3.6 Tóm tắt các điều kiện tự nhiên tại khu vực nhà máy
Qua phân tích và đánh giá các điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội và hiện trạng môi trường tại khu vực nhà máy cho thấy các đặc điểm chính như sau:
- Vị trí nhà máy là rất thích hợp
- Các điều kiện tự nhiên ổn định
- Chất lượng môi trường xung quanh còn khá tốt
- Lực lượng lao động sẵn có
- Cơ sở hạ tầng, điện nước đầy đủ
Trang 39
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
38
CHƯƠNG BỐN:
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU 4.1 Giới thiệu
Nhà máy cao su số 2 của Công ty 75 chính thức đuợc bàn giao và hoạt động sản xuất từ tháng 01 năm 1996 Do điều kiện khách quan nên nhà máy chưa thực hiện nghiên cứu ĐTM trước khi xây dựng
Nghiên cứu ĐTM này được thực hiện trong điều kiện nhà máy đang hoạt động bình thường Theo hướng dẫn của Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ về Hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường có thể xem nhà máy thuộc các đối tượng “Các cơ sở đang hoạt động” Do đó nghiên cứu này theo sát hướng dẫn nói trên đối với các dự án đã hoạt động Việc đánh giá tác động môi trường được dựa trên cơ sở các số liệu thực tế, các kết quả đo đạc tại nhà máy
Các tác động được phân tích dưới đây là các ảnh hưởng chính do hoạt động sản xuất gồm: khả năng ô nhiễm không khí, tiếng ồn, ô nhiễm do nước thải, các ảnh hưởng sức khỏe đối với công nhân và cộng động dân cư, các tác động kinh tế xã hội…
4.2 Tổng quan các tác động môi trường
Như đã phân tích trong Chương Hai, các thiết bị sản xuất chính của Nhà máy chế biến mủ cao su số 2 phần lớn là sản xuất tại Việt Nam Dây chuyền thiết bị mới được khai thác sử dụng từ năm 1995, hầu như còn mới và đồng bộ Trình độ công nghệ của hệ thống thiết bị được đánh giá ở mức khá so với thế giới và mức tốt so với các thiết bị Việt nam
Để có sức cạnh tranh và thu hút khách hành trong và nước ngoài, công ty có dự định tiếp tục đầu tư chiều sâu và đồng bộ các loại trang thiết bị hiện đại cần thiết cho sản xuất; nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ kỹ thuật, tay nghề
Trang 40
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
39
cho công nhân; và nâng cao trình độ quản lý cho các cán bộ quản lý của nhà máy Trong kế hoạch phát triển này công ty rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, nhằm đảm bảo phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, sức khỏe cho nhân dân và chính lực lượng công nhân của nhà máy
Với dây chuyền công nghệ hiện nay, có thể xác định các nguồn gây ô nhiễm môi trường và từ đó có những biện pháp giảm thiểu thích hợp
Các vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động của nhà máy được liệt kê trong Bảng 4.1 và thể hiện trong Hình 4.1
Bảng 4.1
Các vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động của nhà máy
Các tác động tiêu cực Định hướng biện pháp giảm thiểu
1 Tác động do tiếng ồn, rung - Biện pháp kỹ thuật,
- Trang bị chống ồn cho công nhân
2 Tác động do khí thải của lò sấy,
máy phát điện
- Phát tán
- Xử lý bằng tháp rửa khí
3 Tác động do hơi khí thải từ quá trình
sấy và trong dây chuyền mủ nước
- Xử lý bằng tháp rửa khí
4 Tác động do nước thải sản xuất - Xử lý nước thải bằng phương pháp
6 Tác động do chất thải rắn - Thu gom và tiêu tán hợp lý
7 Tác động đến sức khỏe công nhân - Cải tạo môi trường lao động
- Trang bị bảo bộ cho công nhân
- Sửa chữa và bảo trì máy móc
8 Các sự cố cháy nổ - Trang bị hệ thống báo, chữa cháy
- Lập các qui định về PCCC, nổ
9 Tác động đến động thực vật - Tăng cường cây xanh trong khuôn
viên nhà máy