1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

BT toan PU OXH-K potx

3 583 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 45 KB

Nội dung

Bài tập toán phản ứng oxi hóa – khử Bài 1: Cho 11,2 lít hỗn hợp A gồm Clo và Oxi phản ứng vừa đủ với 16,98 gam hỗn hợp B gồm Mg và Al tạo ra 42,34 gam hỗn hợp sản phẩm. Thành phần khối lượng của Mg, Al trong hỗn hợp B : A. 77,74% và 22,26% B. 48% và 52% C. 43,12% và 56,88% D. 75% và 25% Bài 2: Cho V lít hỗn hợp khí A (đktc) gồm Clo và Oxi phản ứng vừa hết với hỗn hợp gồm 4,8 gam Mg và 8,1 gam Al tạo thành 37,05 gam hỗn hợp các sản phẩm. Tính V. A. 11,2 lít B.10,08 lít C. 5,6 lít D. 8,4 lít Bài 3: Cho 5,6 gam Fe tan hết trong dung dịch HNO 3 thu được 21,1 gam muối và V lít NO 2 (đktc). Tính V. A. 3,36 lít B. 4,48 lít C. 5,6 lít D. 6,72 lít Bài 4: Cho 15 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al vào dung dịch Y gồm HNO 3 , H 2 SO 4 đặc (dư) thu được 0,1 mol mỗi khí SO 2 , NO, NO 2 , N 2 O. Tính % khối lượng Al trong X. A.36% B.50% C.46% D.63% Bài 5: Cho 0,04 mol Mg tan hết trong dung dịch HNO 3 thấy thoát ra 0,01 mol khí X là sản phẩm khử duy nhất (đktc). X là : A. NH 3 B. N 2 C. NO D. N 2 O Bài 6: Hoà tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO 3 loãng dư thu được hỗn hợp khí gồm 0,015 mol N 2 O và 0,01 mol NO (phản ứng không tạo muối amoni). Tính m. A.13,5 g B. 0,81 g C. 8,1 g D.1,35 g Bài 7: Hoà tan 2,4 gam hỗn hợp Cu, Fe có tỉ lệ mol 1:1 trong H 2 SO 4 đặc nóng tạo ra 0,05 mol một sản phẩm khử X duy nhất. X là : A. S B. SO 2 C. H 2 S D. SO 3 Bài 8 : Khi hoà tan hoàn toàn m gam kim loại M trong dung dịch HNO 3 dư thu được V lít NO duy nhất. Mặt khác, hoà tan hoàn toàn m gam M trong dung dịch HCl dư cũng thu được V lít khí, khối lượng muối Clorua thu được bằng 52,48% khối lượng muối Nitrat thu được ở trên. Các khí đo ở cùng điều kiện, xác định M. A. Mn B. Cr C. Fe D. Al Bài 9 : Khi cho 9,6 gam Mg tác dụng hết với H 2 SO 4 đặc thấy có 49 gam axit phản ứng tạo thành MgSO 4 , H 2 O và sản phẩm X. Xác định X. (S) A. S B. SO 3 C. H 2 S D. SO 2 Bài 10 : Hoà tan 5,95 gam hỗn hợp Al, Zn có tỉ lệ mol 2:1 bằng HNO 3 loãng dư thu được 0,896 lít khí X là sản phẩm khử duy nhất. Xác định X. A.NO B.N 2 O C.N 2 D.NO 2 Bài 11 : Hoà tan hết 2,16 gam FeO trong 0,1 mol HNO 3 vừa đủ thấy thoát ra khí X là sản phẩm khử duy nhất. Xác định X. A. N 2 O 5 B. N 2 O C. NO 2 D. NO Bài 12 : Cho 0,05 mol Mg phản ứng vừa đủ với 0,12 mol HNO 3 giải phóng ra khí X là sản phẩm khử duy nhất. Xác định X. A. N 2 O B. NH 3 C. N 2 D. NO Bài 13 : Cho 0,96 gam Cu tác dụng hết với HNO 3 dư thu được 0,224 lít khí X duy nhất (đktc). X là A. NO B. N 2 O C. NO 2 D. N 2 Bài 14 : Cho 12,125 gam sunfua kim loại M có hoá trị không đổi (MS) tác dụng hết với dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng dư thoát ra 11,2 lít SO 2 (đktc). Xác đinh M. A. Zn B. Mn C. Cu D.Mg Bài 15 : Cho 3,9 gam hỗn hợp A gồm Al, Mg tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 dư giải phóng 4,48 lít khí (đktc). Mặt khác, hoà tan 3,9 gam A trong HNO 3 loãng dư thu được 1,12 lít khí X duy nhất. Xác định X. A. N 2 B. N 2 O C. NO 2 D. NO Bài 16 : Cho 10,8 gam một kim loại tác dụng hoàn toàn với khí Clo thu được 53,4 gam muối Clorua. Xác định kim loại. A. Cu B. Al C. Fe D. Mg Bài 17. Hoà tan 2,16 gam kim loại R trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch A và 604,8 ml hỗn hợp khí NO và N2O (đktc) có tỉ khối đối với H2 bằng 18,45. Kim loại R là: A. Fe B. Mg C. Ca D. Al Bài 18: Hoà tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (có tỉ lệ mol 1:1) bằng dung dịch HNO 3 dư thu được dung dịch X và V lít hỗn hợp khí Y(đktc) gồm NO, NO 2 có d/H 2 = 19. Tính V. A. 2,24 lít B. 3,36 lít C. 4,48 lít D. 5,6 lít Bài 19: Hoà tan hết 11 gam hỗn hợp Fe, Al (có tỉ lệ mol 1:2) vào dung dịch HNO 3 dư thấy sinh ra V lít hỗn hợp khí A (đktc) gồm NO, NO 2 (có tỉ lệ mol 2:1). Tính V. A. 86,4 lít B. 19,28 lít C. 8,64 lít D. 13,44 lít Bài 20. Hòa tan 4,59g Al bằng dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí NO và N2O có tỉ khối hơi đối với hiđro bằng 16,75. Thể tích NO và N2O thu được ở đktc là: A. 2,24 lít và 6,72 lít. B. 2,016 lít và 0,672 lít. C. 0,672 lít và 2,016 lít. D. 1,972 lít và 0,448 lít Bài 21. Cho hỗn hợp gồm FeO, CuO, Fe3O4 có số mol ba chất đều bằng nhau tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,09 mol NO2 và 0,05 mol NO. Số mol của mỗi chất là: A. 0,12 mol. B. 0,24 mol. C. 0,21 mol. D. 0,36 mol. Bài 22: Để a gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian sẽ chuyển thành hỗn hợp A gồm 4 chất rắn có khối lượng 75,2 gam. Cho hỗn hợp A phản ứng hết với dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng dư thấy thoát ra 6,72 lít SO 2 (đktc). Tính a ? A. 22,4 g B. 25,3 g C. 56 g D. 11,2 g BÀI TẬP TỰ RÈ LUYỆN Bài 23: Đốt cháy x mol Fe bởi oxi thu được 5,04 gam hỗn hợp A gồm các oxit sắt. Hoà tan hoàn toàn A trong dung dịch HNO 3 thu được 0,035 mol hỗn hợp Y gồm NO và NO 2 . Tỉ khối của Y đối với H 2 là 19. Tính x. Bài 24 : Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe, FeO, Fe 3 O 4 , Fe 2 O 3 . Hòa tan hết X trong dung dịch HNO 3 dư, thoát ra 0,56 lít khí NO (sp khử duy nhất,đktc). Tính m. (2,52) Bài 25: Để a gam bột sắt trong không khí thu được hỗn hợp rắn X gồm sắt và các oxit của sắt. Hòa tan hết X trong dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng(vừa đủ) thu được 0,672 lít khí SO 2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y được b gam muốn khan. Tính a và b. (5,6; 20). Bài 26: Nung m gam hỗn hợp X gồm Cu, Fe (Fe chiếm 36,84% về khối lượng) trong oxi, được 36,8 gam hỗn hợp rắn Y gồm các kim loại và các oxit của chúng. Hòa tan Y băng V lít dung dịch HNO 3 4M đã lấy dư 30% so với lượng cần thiết, thu được 0,2 mol hỗn hợp khí NO, NO 2 có tỷ khối so với hidro là 19. Tính m và V. (30,4; 455) Bài 27: Oxi hoá 5,6 gam sắt thu được 7,36 gam hỗn hợp A gồm Fe 2 O 3 , Fe 3 O 4 và một phần Fe còn dư. Hoà tan hoàn toàn A bằng HNO 3 dư thấy thoát ra V lít hỗn hợp khí B gồm NO, NO 2 (đktc) có d/H 2 =19. Tính V. Bài 28: Hòa tan a gam bột sắt vào dung dịch HNO 3 (loãng) 1M dư, thu được hỗn hợp khí gồm 0,015 mol N 2 O và 0,01 mol NO. a) TÍnh a. b. Tính V HNO 3 đã phản ứng (2,8; 0,2) Bài 29: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,02 mol CuO và 003 mol Cu vào dung dịch HNO 3 thu được a gam muối Cu(NO 3 ) 2 và V lít khí NO (đktc). a) Tính phần trăm khối lượng Cu trong hỗn hợp ban đầu. b) TÍnh a và V. (9,4; 4,48 lít) Bài 30: Cho 2,24 lít khí CO (đktc) đi qua 4,64 gam Fe 3 O 4 nung nóng. Sau khi phản ứng sảy ra hoàn toàn thu được chất rắn A, hỗn hợp khí B. a) Tìm khối lượng chất rắn A. (3,36) b) Tìm % thể tích các khí trong B. (CO 20%; CO 2 80%) c) Cho B đi qua dung dịch nước vôi trong dư. Tính khối lượng kết tủa thu được. (8g) Bài 31: Hòa tan hoàn toàn m gam một oxit của sắt trong dung dịch axit H 2 SO 4 đặc, nóng, thu được dung dịch A và 2,24 lít khí SO 2 (đktc). Mặt khác, cô cạn dung dịch B thu được 120 gam muối khan. Xác định công thức của oxit của sắt. (Fe 3 O 4 ) Bài 32: Cho tan hoàn toàn 58 gam hỗn hợp A gồm Fe, Cu, Ag trong dung dịch HNO 3 2M, thu được 0.15 mol NO, 0.05 mol N 2 O và dung dịch D. Cô cạn dung dịch D. Tính khối lượng muối khan thu được? Bài 33: Cho 1,35 gam hỗn hợp Cu, Mg, Al tác dụng với HNO 3 dư được 1,12 lít hỗn hợp X (đktc) gồm NO và NO 2 có tỉ khối so H 2 bằng 21,4. Hãy tính tổng khối lượng muối nitrat tạo thành. Bài 34: Hoà tan 27,9 gam hỗn hợp gồm Al, Mg với lượng vừa đủ dung dịch HNO 3 1,25M thu được dung dịch A (chỉ chứa 2 muối nitrat) và 8,96 lít hỗn hợp khí B (đktc) gồm NO và N2O, có tỉ khối so H 2 bằng 20,25. a) Viết các phương trình phản ứng. b) Xác định thành phần % theo khối lượng các kim loại trong hỗn hợp đầu. c) Tính thể tích dung dịch HNO 3 đã dùng d) Cô cạn A thu được m gam muối khan. Tính m. Bài 35: Một oxit kim loại có công thức là M x O y trong đó M chiếm 72, 41% về khối lượng. Khử hoàn toàn oxit này bằng khí CO thu được 16,8 gam kim loại M. Hòa tan hoàn toàn lượng M bằng dung dịch HNO 3 đặc, nóng thu được muối của M hóa trị III và 0,9 mol khí NO 2 . Viết phương trình phản ứng và xác định oxit của kim loại M (Fe 3 O 4 ) Bài 36: Một mẩu Mg để ngoài không khí bị oxi hóa một phần thành MgO. Chia hỗn hợp làm 2 phần bằng nhau. Phần I hòa tan hoàn toàn vào dung dịch HCl thu được 3,136 lít khí H 2 , cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 14,25 gam muối khan. . Phần II cho tác dụng với HNO 3 dư thu được 0,6272 lít khí X (Sp khử duy nhất). Cô cạn dung dịch thu được 22,2 gam rắn A. Tính % khối lượng Mg bị oxi hóa thành MgO. Xác định khí X. (6,67%; N 2 ). Bài 37: Hòa tan 48,8 gam hỗn hợp A gồm Cu và oxit của sát vào một lượng vừa đủ HNO 3 thu được dung dịch B chứa 2 muối và 11,2 lít hỗn hợp khí NO và NO 2 có tỉ khối hơi so với H 2 là 19,8. Cô cạn B thu được 147,8 gam muối khan. Xác định công thức của oxit sắt và phần trăm khối lượng mỗi chất trong A. ( Fe 3 O 4 47,54%) Bài 38: Chia 5,56 gam hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M hóa trị không đổi thành 2 phần bằng nhau. Phần I hòa tan hoàn toàn vào dung dịch HCl dư thu được 1,568 lít khí. Phần II hòa tan hoàn toàn trong dung dịch HNO 3 thu được 1,344 lít khí NO (Sp khử duy nhất). Xác định M và phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong A.

Ngày đăng: 19/06/2014, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w