Khâu mạch máu bằng “hồ”: Từ phòng thí nghiệm đến phòng mổ pptx

4 141 0
Khâu mạch máu bằng “hồ”: Từ phòng thí nghiệm đến phòng mổ pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Khâu mạch máu bằng “hồ”: Từ phòng thí nghiệm đến phòng mổ Những hợp chất hỗ trợ khâu mạch máu lần lượt được tìm ra. Chúng biến đổi như “thần”, lúc cần thì đông cứng lại để dễ khâu nối, lúc xong thì lại chảy lỏng ra để mạch máu lưu thông. Đó là các chất “hồ” nhân tạo Khâu nối mạch máu là một kỹ thuật khó vì mạch máu rất nhỏ, mỏng manh và dễ rách. Nếu kỹ thuật của chúng ta không tốt thì mạch máu sẽ thủng và không thể liền. Hồ khâu mạch máu Các nhà khoa học đã nỗ lực nghiên cứu tìm tòi và nhiều hợp chất hỗ trợ khâu mạch máu đã được ra đời đáp ứng mong muốn có một hợp chất để làm mạch máu đông cứng lại khi phẫu thuật. Phải công nhận rằng có nhiều nhà khoa học giỏi đến mức điều mà họ nghĩ ra và thực hành cách đây 20 năm vẫn còn là một điều quá mới lạ với chúng ta. Hai chất lý tưởng đã được tìm ra đó là hai dạng gel tổng hợp có thể làm mạch máu đông cứng lại như hai “ống nhựa” và phẫu thuật viên cứ thế mà luồn kim. Hợp chất thứ nhất là một dạng chất béo do nhà phẫu thuật tạo hình Roger Khouri (Miami) tìm ra cách đây hơn 20 năm. Chất gel này có đặc điểm là đông đặc lại khi lạnh và trở lại dạng lỏng khi nóng lên. Vì thế mà ông đã ứng dụng chất này vào trong khâu nối. Kết quả thành công hơn cả sự mong đợi, mạch máu đã cứng hơn và dễ khâu hơn khi ông dùng gel nhân tạo và nước lạnh. Lúc khâu thì nó cứng lại nhưng sau khi thực hiện thì nhiệt độ ấm nóng của cơ thể làm nó tan ra và mạch máu được lưu thông. Hồ khâu mạch máu. Tuy nhiên, do chất gel này khó sản xuất đại trà, khó bảo quản nên không được ứng dụng ngoài phòng thí nghiệm. Mãi tới gần đây, hướng đi này lại được khai thông nhờ cải tiến về chất hỗ trợ. Chất này do nhà phẫu thuật Geoffrey Gurtner của Đại học Stanford (Mỹ) tìm ra. Chất thứ hai cũng là một dạng gel nhân tạo nhưng chất này lại hơi khác chất trên là nó trở nên đông cứng khi nhiệt độ cao hơn nhiệt độ của cơ thể và nó sẽ mềm ra khi trở lại nhiệt độ 37 độ của cơ thể sống. Nó có tên là poloxymer 407. Chất này đã được thử nghiệm khi phẫu thuật trên hình. Rót chất này vào hai đầu mạch máu. Dùng một bóng đèn chiếu vào vùng phẫu thuật nhằm làm tăng nhiệt độ vùng khâu nối. Tại vùng phẫu thuật, chất poloxymer 407 đông cứng lại tạo khuôn giúp cho kỹ thuật khâu nối được nhanh chóng và chính xác. Cuộc khâu nối được hoàn thành nhanh chóng, thời gian thực hiện chỉ bằng 1/5 so với trước đây chưa áp dụng kỹ thuật này. Kết thúc phẫu thuật, phẫu thuật viên tắt đèn, trả lại nhiệt độ như nhiệt độ của cơ thể. Chất hồ nhân tạo lại mềm ra và tiêu đi trong cơ thể. Mạch máu hồi phục. Và triển vọng Trước khi khẳng định thành công, người ta phải tiến hành thử nghiệm chúng trên động vật thực nghiệm. Họ đã tiến hành khâu nối từ những động mạch rất lớn đến những động mạch rất nhỏ của con chuột nhằm đưa ra những giới hạn về phạm vi ứng dụng. Kết quả rất khả quan. Từ động mạch lớn nhất là động mạch chủ đến động mạch nhỏ nhất là động mạch vùng bàn chân đều liền hoàn toàn mà không để lại tai biến gì. TS. Geoffrey Gurtner khẳng định, chất này đã giúp cuộc phẫu thuật được thực hiện nhanh hơn. Không chỉ có thế, nó còn ít để lại sẹo hơn do chúng ta tránh được những mũi khâu hỏng, ít gây ra tai biến hơn, không làm hẹp lòng mạch và quan trọng là mạch máu dễ sống hơn do không phải trải qua thời gian phẫu thuật quá dài. Dự định sắp tới người ta sẽ tiến hành thử nghiệm trên người và hướng tới một ứng dụng trên phạm vi rộng hơn . Khâu mạch máu bằng “hồ”: Từ phòng thí nghiệm đến phòng mổ Những hợp chất hỗ trợ khâu mạch máu lần lượt được tìm ra. Chúng biến đổi như “thần”, lúc cần thì đông cứng lại để dễ khâu nối,. ra để mạch máu lưu thông. Đó là các chất “hồ” nhân tạo Khâu nối mạch máu là một kỹ thuật khó vì mạch máu rất nhỏ, mỏng manh và dễ rách. Nếu kỹ thuật của chúng ta không tốt thì mạch máu sẽ. thể liền. Hồ khâu mạch máu Các nhà khoa học đã nỗ lực nghiên cứu tìm tòi và nhiều hợp chất hỗ trợ khâu mạch máu đã được ra đời đáp ứng mong muốn có một hợp chất để làm mạch máu đông cứng

Ngày đăng: 19/06/2014, 11:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan