Đặc biệt kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả sẽ ảnhhưởng đến tính chính xác của giá thành, hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp và cuối cùng là ảnh hưởng đến tính trung thực, h
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Năm 2006, với sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới(WTO) và sự kiện Mỹ đã thông qua quy chế thương mại bình thường vĩnhviễn (PNTR) cho Việt Nam, nền kinh tế nước ta đang đứng trước những nguy
cơ và thách thức mà hội nhập kinh tế thế giới mang lại Cũng như các ngànhkinh tế khác, để nắm bắt được cơ hội và khẳng định sức mạnh cạnh tranh,ngành Viễn thông Việt Nam đã thay đổi căn bản về chính sách quản lý Nhànước, tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh, hội nhập và phát triển mạnh
mẽ trong môi trường cạnh tranh ngày càng cao
Cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các nhà cung cấp dịch vụ và việcứng dụng rộng rãi các công nghệ mới trong lĩnh vực viễn thông, một mặt đãtác động bất lợi đến nhiều dịch vụ truyền thống, đẩy nhanh xu hướng giảmcước dịch vụ viễn thông, trước mắt tạo sức ép cạnh tranh làm giảm doanh thuviễn thông, song về lâu dài có tác dụng kích cầu, tạo điều kiện phổ cập nhanhchóng hơn các dịch vụ viễn thông
Trong thời gian gần đây, thị trường dịch vụ Viễn thông đã trở nên rấtsôi động với sự tham gia cạnh tranh của nhiều nhà cung cấp Ngoài nhà cungcấp quen thuộc là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam – VNPT, Tổngcông ty Viễn thông Quân đội Viettel cũng là một trong những nhà cung cấpdịch vụ hàng đầu về Viễn thông tại Việt Nam
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động do ảnh hưởngcủa cơn bão tài chính, Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel đã khắcphục mọi khó khăn để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng với chất lượngtốt nhất và thời gian nhanh nhất Với lĩnh vực kinh doanh rộng, trong đó Viễnthông là mảng kinh doanh đem lại doanh thu và lợi nhuận cao cho Tổng công
Trang 2ty Chính vì vậy, mà việc kiểm soát chặt chi phí, tận dụng các nguồn thu từcung cấp dịch vụ Viễn thông là một trong những chiến lược lâu dài mà Tổngcông ty Viễn thông Quân đội phải hướng tới thực hiện để có thể đứng vữngtrên thị trường cạnh tranh.
Với ý nghĩa kế toán là nghệ thuật quan sát, ghi chép, phân loại và tổnghợp các hoạt động của doanh nghiệp và cung cấp thông tin hữu ích cho việc
ra quyết định Đặc biệt kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả sẽ ảnhhưởng đến tính chính xác của giá thành, hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp và cuối cùng là ảnh hưởng đến tính trung thực, hợp lý của các thôngtin trên báo cáo tài chính, cũng như tính đúng đắn của các quyết định trongcông tác quản trị doanh nghiệp Tổ chức kế toán chi phí, doanh thu và xácđịnh kết quả hợp lý, đầy đủ, kịp thời và chính xác có ý nghĩa vô cùng to lớntrong công tác quản lý hiệu quả và chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp, góp phần không nhỏ nâng cao sức cạnh tranh trong điềukiện thị trường cạnh tranh rất gay gắt
Vì những vấn đề nêu trên đã đặt ra sự cấp thiết cho việc nghiên cứu đề
tài: “Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả dịch vụ
viễn thông tại các đơn vị thuộc Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel”.
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Thông qua việc nghiên cứu đề tài để giải quyết các vấn đề lý luận về kếtoán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh dưới góc độ kế toántài chính và kế toán quản trị Trên cơ sở vận dụng các lý luận đó vào nghiêncứu thực tiễn tại Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel để có những ýkiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí, doanh thu và xácđịnh kết quả dịch vụ viễn thông với mục tiêu:
Trang 3- Tăng cường vai trò của kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quảtrong việc cung cấp thông tin trung thực, khách quan, hợp pháp cho nhà quản
lý, các cơ quan có liên quan
- Tăng cường sử dụng thông tin kế toán chi phí sản xuất, doanh thu vàxác định kết quả trong việc quản trị nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sảnphẩm, nâng cao doanh thu, góp phần tăng lợi nhuận cho Tổng công ty Viễnthông Quân đội Viettel
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: kế toán chi phí, doanh thu và xác định kếtquả dịch vụ viễn thông tại các đơn vị thuộc Tổng công ty Viễn thôngQuân đội Viettel
Phạm vi nghiên cứu: Dịch vụ Viễn thông bao gồm nhiều loại như: dịch
vụ thoại, dịch vụ SMS, dịch vụ giá trị gia tăng… Tuy nhiên luận văn sẽ tậptrung nghiên cứu chủ yếu loại dịch vụ thoại gồm dịch vụ bán thẻ tại chinhánh, dịch vụ cước kết nối cho khách hàng vì đây là dịch vụ chiếm tỷ lệdoanh thu trọng yếu (trên 70% tổng doanh thu của Tổng công ty) Đề tài sẽtập trung nghiên cứu kế toán chi phí, doanh thu và kết quả dưới góc độ tàichính, dưới góc độ kế toán quản trị đề tài có đề cập đến nhưng chỉ dừng ởkhâu thu thập thông tin và phân tích thông tin để lên các báo cáo quản trị
Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu thực tế quý I năm 2009 tạiCông ty Viettel Telecom, và một số Chi nhánh Viễn thông Tỉnh, Thành phố
- những đơn vị tiêu biểu tham gia vào việc cung cấp tất cả các dịch vụ viễnthông của Tổng công ty
4 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với cácphương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để phân tích thực tiễn kế toán chi
Trang 4phí, doanh thu và xác định kết quả dịch vụ Viễn thông tại Tổng công ty Viễnthông Quân đội Viettel.
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận nội dung của luận văn được trìnhbày thành ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chi phí, doanh thu
và xác định kết quả tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông
Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quảdịch vụ viễn thông tại các đơn vị thuộc Tổng công ty Viễn thông Quân độiViettel
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí,doanh thu và xác định kết quả dịch vụ viễn thông tại các đơn vị thuộc Tổngcông ty Viễn thông Quân đội Viettel
Trang 5CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG
1.1 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNGẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU VÀXÁC ĐỊNH KẾT QUẢ CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤVIỄN THÔNG
1.1.1 Bản chất của dịch vụ và đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
1.1.1.1 Bản chất của dịch vụ
Nền sản xuất xã hội được chia làm hai lĩnh vực: sản xuất vật chất vàphi vật chất Dịch vụ thuộc lĩnh vực phi vật chất được hiểu là những hoạtđộng nhằm phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân gắn liền với hoạt độngthương mại, để nâng cao trình độ, nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của kháchhàng Theo đà phát triển của lực lượng sản xuất xã hội và sự tiến bộ văn minhnhân loại lĩnh vực dịch vụ phát triển ngày càng đa dạng và phong phú Nókhông chỉ ở các ngành phục vụ như lâu nay người ta vẫn thường quan niệm
mà nó phát triển ở tất cả các lĩnh vực quản lý và các công việc có tính chấtriêng tư như: tư vấn về sức khỏe, kế hoạch hóa gia đình, trang điểm cô dâu,thậm chí cả đánh thức dậy đúng giờ vào buổi sang
Dịch vụ là một hoạt động bao gồm các yếu tố không hiện hữu, giảiquyết các mối quan hệ giữa khách hàng hoặc tài sản mà khách hàng sở hữuvới người cung cấp mà họ không có sự chuyển giao quyền sở hữu Sảnphẩm của các dịch vụ có thể trong phạm vi hoặc vượt quá phạm vi của sảnphẩm vật chất
Đứng trên góc độ này nhìn nhận sản phẩm như là một tổng thể về mụctiêu hay quá trình thỏa mãn các nhu cầu của người tiêu dùng, trong đó hànghóa và dịch vụ mặc dù được phân biệt là hai loại dạng sản phẩm hàng hóa,song với giác độ lớn hơn chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong việc
Trang 6thỏa mãn các nhu cầu, chẳng hạn như dịch vụ thuần túy, sản phẩm thuần túyhay sản phẩm dịch vụ có thể sử dụng trong sự thay đổi qua lại.
1.1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ là doanh nghiệp kinh doanh đặc thù,sản phẩm mà nó sản xuất ra không phải là vật chất cụ thể mà là quá trình sảnxuất tạo ra giá trị và giá trị sử dụng Giá trị sử dụng là lợi ích mang lại chongười tiêu dùng còn giá trị được tạo ra gồm hai phần: một phần là thặng dư từchính quá trình sản xuất kinh doanh mang lại, một phần là hiệu quả phục vụcho nền kinh tế quốc dân
Sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tạo ra để phục vụkhông thể xác định một cách cụ thể bằng tiêu chuẩn kỹ thuật, bằng các chỉtiêu chất lượng một cách rõ ràng, người được phục vụ chỉ có thể đánh giábằng các giác quan của mình như nhìn, ngửi nếm, thích thú trên cơ sở cảmnhận thông qua danh tiếng hoặc thực tế đã được phục vụ
Sản phẩm dịch vụ và tiêu dùng diễn ra đồng thời Sản phẩm của cácdoanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tạo ra không thể cất giữ trong kho, để có thểđiều chỉnh theo sự thay đổi bất thường của nhu cầu thị trường Hoạt động dịch
vụ thường xuất hiện ở các địa điểm và thời điểm có nhu cầu cần phải đáp ứng
Sản phẩm mà hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tạo
ra phụ thuộc cao vào chất lượng tiếp xúc, sự tương tác qua lại giữa người làmdịch vụ và người được phục vụ
1.1.2 Đặc điểm kinh doanh dịch vụ viễn thông
1.1.2.1 Khái quát về lĩnh vực viễn thông
Viễn thông là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tếquốc dân, là ngành sản xuất vật chất đặc biệt, có những đặc điểm về hoạtđộng sản xuất kinh doanh đặc thù Nhiệm vụ chủ yếu của nó là bảo đảmthông tin liên lạc, phục vụ mọi mặt hoạt động của toàn xã hội, xây dựng vàphát triển kinh doanh – văn hóa, đảm bảo anh ninh – quốc phòng, cải thiệnđời sống nhân dân
Viễn thông là lĩnh vực thông tin liên lạc mà tin tức được truyền đibằng tín hiệu điện, dùng dòng điện hay sóng điện từ làm vật mang tin; gần
Trang 7đây còn dùng cả sóng ánh sang để truyền tin (như hệ thống thông tin bằngcáp sợi quang)
Dịch vụ viễn thông cơ bản là dịch vụ truyền thông tin của người nóiđến người nghe qua hệ thống tổng đài di động hoặc internet mà không làmthay đổi loại hình hoặc nội dung thông tin Trong kinh doanh người ta thườnggọi là dịch vụ “thoại”
Kinh doanh dịch vụ viễn thông phải do một chủ thể thực hiện gọi là chủthể kinh doanh Chủ thể kinh doanh có thể là doanh nghiệp Nhà nước (Tậpđoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tổng công ty Viễn thông Quân đội,
…), doanh nghiệp cổ phần (Công ty cổ phần dịch vụ BCVT Sài Gòn) và cácloại hình doanh nghiệp khác
Kinh doanh viễn thông phải gắn với thị trường Thị trường và kinhdoanh phải đi liền với nhau như hình với bóng, không có thị trường thì không
có khái niệm kinh doanh Thị trường kinh doanh dịch vụ viễn thông phảiđược hiểu theo nghĩa rộng là một hệ thống bao gồm các khách hàng sử dụng,các nhà cung cấp, mối quan hệ cung cầu giữa họ tác động qua lại để xác địnhgiá cả, số lượng và chất lượng sản phẩm dịch vụ viễn thông
1.1.2.2 Đặc điểm của sản phẩm dịch vụ viễn thông
Đặc điểm thứ nhất: sản phẩm viễn thông rất khác với các sản phẩm củangành sản xuất công nghiệp, nó không phải là vật thể cụ thể, không phải làvật thể tạo mới Tính không vật thể được biểu hiện dưới dạng kết tinh của laođộng sống và lao động quá khứ trong tin tức được truyền đi Chỉ khi truyềnđưa tin tức được hoàn thành mới được coi là sản phẩm
Đặc điểm thứ hai: là sự không tách rời của quá trình tiêu dùng và quátrình sản xuất Chẳng hạn đối với dịch vụ điện thoại, quá trình sản xuất (quátrình đưa tín hiệu điện thoại) được thực hiện với sự tham gia của người nói vàngười nghe một cách đồng thời Chính tính không tách rời của hai quá trìnhtiêu dùng và sản xuất làm cho sản phẩm không thể cất giữ được, không thểthu hồi cho vào tái sản xuất như những ngành sản xuất hàng hóa Cũng do sựkhông tách rời của quá trình sản xuất và tiêu dùng nên nhu cầu không theothời gian, nên các doanh nghiệp Viễn thông thường xuyên phải dự trữ một
Trang 8lượng khá lớn năng lực sản xuất và lao động để đáp ứng được nhu cầu vào lúccao điểm, nhưng lại để nhàn rỗi khi nhu cầu thấp.
Đặc điểm thứ ba: đối tượng lao động không chịu sự thay đổi vật chấtnhư trong ngành sản xuất hàng hóa mà chỉ có sự thay đổi về không gian từnơi này đến nơi khác, mọi sự thay đổi thông tin đều có nghĩa là sự làm méo
mó, mất đi giá trị sử dụng và dẫn đến tổn thất cho người tiêu dùng
Đặc điểm thứ tư: quá trình truyền đưa tin tức luôn mang tính hai chiềugiữa người gửi và người nhận thông tin Nhu cầu truyền đưa tin tức có thểphát sinh ở mọi điểm dân cư, điều đó đòi hỏi phải hình thành một mạng lưới
có độ tin cậy cao, rộng khắp, bao gồm các mạng đường trục, các doanhnghiệp viễn thông kết nối liền nhau bởi các đường dây thông tin có mối quan
hệ với nhau để đảm bảo thông tin hai chiều
1.2 BẢN CHẤT VÀ NỘI DUNG KINH TẾ CỦA CHI PHÍ, DOANH THU
VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆPVIỄN THÔNG
1.2.1 Bản chất của chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp viễn thông
1.2.1.1 Bản chất của chi phí
Một doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đòihỏi phải có sự kết hợp của ba yếu tố: tư liệu lao động, đối tượng lao động, sứclao động Tuy nhiên sự tham gia và mức độ tham gia của các yếu tố này vàoquá trình sản xuất là không giống nhau
TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, giá trịchuyển dịch từng phần vào giá trị của sản phẩm hoàn thành tạo nên chiphí khấu hao TSCĐ
Đối tượng lao động như nguyên, nhiên vật liệu được sử dụng một lần
và tiêu hao hết trong quá trình sản xuất sản phẩm Chính vì vậy giá trị củachúng được chuyển hóa một lần vào giá trị sản phẩm hoàn thành tạo nên chiphí nguyên vật liệu
Đó là những chi phí về lao động vật hóa còn chi phí về tiền lương phảitrả cho công nhân được gọi là chi phí lao động sống Bên cạnh đó còn rất
Trang 9nhiều chi phí khác phát sinh trong quá trình sản xuất như chi phí dịch vụ muangoài, các chi phí phát sinh bằng tiền…, vì vậy để thuận tiện cho quản lý vàhạch toán các loại chi phí này đều phải được lượng hóa bằng một thước đothống nhất là thước đo tiền tệ Việc dùng thước đo tiền tệ phản ánh giá trị tưliệu sản xuất, sức lao động tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp gọi là chi phí sản xuất.
Chính vì vậy, theo chuẩn mực kế toán số 01 của Việt Nam-chuẩn mựcchung (VAS 01) thì chi phí được hiểu như sau: “Chi phí là tổng giá trị cáckhoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiềnchi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làmgiảm vốn chủ sở hữu; không bao gồm các khoản phân phối cho cổ đông hoặcchủ sở hữu” Như vậy hiểu theo nghĩa chung nhất chi phí là những gì mà chủ
sở hữu đã bỏ ra đầu tư, làm giảm tạm thời nguồn vốn chủ sở hữu nhưng vớimong muốn sẽ thu được các lợi ích kinh tế lớn hơn trong tương lai
Để hiểu rõ khái niệm về chi phí dịch vụ cần phân biệt chi tiêu với chiphí của doanh nghiệp Không phải mọi khoản doanh nghiệp chi ra trong kỳđều là chi phí sản xuất mà chỉ những khoản chi ra để sản xuất sản phẩm hànghóa thì mới được coi là chi phí Chi phí và chi tiêu là hai khái niệm khác nhaunhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau Chi tiêu là cơ sở để phát sinh chiphí, không có chi tiêu thì không có chi phí Tuy nhiên không phải tất cả cáckhoản chi tiêu trong một kỳ nhất định đều là chi phí sản xuất mà chỉ nhữnghao phí về tài sản và lao động có liên quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất
ra trong kỳ thị mới được tính vào chi phí Chi phí và chi tiêu không nhữngkhác nhau về lượng mà còn khác nhau về thời gian Có những khoản chi tiêu
kỳ này nhưng chưa được tính hết vào chi phí, đồng thời có những khoản tínhchi phí kỳ này nhưng thực tế chưa phát sinh Sở dĩ có sự khác nhau giữa chiphí và chi tiêu là do đặc điểm, tính chất vận động, phương thức chuyển dịchgiá trị của từng loại tài sản vào quá trình sản xuất kinh doanh và yêu cầu của
kỹ thuật hạch toán
Trong kế toán tài chính, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn
bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra để
Trang 10tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định Chiphí được đo lường bằng tiền, gắn với sự giảm sút giá trị tài sản, một khoản nợdịch vụ… những khoản phí tổn làm giảm vốn chủ sở hữu nhưng không phải
là phân chia vốn hoặc hoàn trả vốn cho cổ đông Vì vậy, trong lĩnh vực kếtoán tài chính chi phí được đặt trong mối quan hệ với tài sản, vốn chủ sở hữucủa doanh nghiệp và phải có chứng từ chứng minh là phí tổn tiêu hao thực tếtrong hoạt động sản xuất kinh doanh
Trong kế toán quản trị, thông tin do kế toán quản trị cung cấp là nhằmmục đích là cơ sở đưa ra các quyết định kịp thời cho các nhà quản trị doanhnghiệp Vì vậy, kế toán quản trị không chỉ nhìn nhận chi phí đơn thuần nhưtrong kế toán tài chính, mà còn được nhìn nhận theo phương pháp nhận diệnthông tin ra quyết định Với lý do này, chi phí có thể là những phí tổn thực tếphát sinh cũng có thể là những ước tính, những phí tổn mất đi do lựa chọnphương án, hy sinh cơ hội kinh doanh… Như vậy, kế toán quản trị khi nhậnthức chi phí cần chú ý đến sự lựa chọn, so sánh theo mục đích sử dụng, raquyết định kinh doanh hơn là chú trọng vào chứng cứ (chứng từ)
1.2.1.2 Bản chất của doanh thu
Có rất nhiều cách quan niệm về doanh thu, có thể xem xét và ghi nhậnnhững khoản được coi là doanh thu của doanh nghiệp dưới dạng sự gia tăngcủa các dòng vốn vận động, có thể coi doanh thu là lợi tức hay được xác định
là các luồng tiền vào hoặc tiết kiệm luồng tiền ra, hoặc là những lợi ích tươnglai dưới hình thức gia tăng giá trị tài sản… Dù dưới góc độ nào đi nữa thì tựuchung lại, có thể xem xét về bản chất của doanh thu như sau: doanh thu làtổng sự gia tăng của tài sản hay vốn, nghĩa là doanh thu là tổng số tiền vàkhoản phải thu có được từ hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàngtrong suốt kỳ đó Tuy nhiên phải hiểu rằng không phải tất cả các nghiệp vụlàm tăng tiền và tăng những tài sản khác đều liên quan đến doanh thu, vàkhông chỉ có doanh thu là thay đổi vốn chủ sở hữu
Chính vì vậy khái niệm về doanh thu được chuẩn mực kế toán Việt Nam
số 14 (VAS 14) định nghĩa như sau: “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh
tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất,
Trang 11kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sởhữu, không bao gồm khoản vốn góp của cổ đông hoặc chủ sở hữu”.
Bản chất của doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế
đã nhận được hoặc sẽ nhận được Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải lànguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽkhông được coi là doanh thu Ngoài ra, cũng cần phải loại trừ các khoản vốngóp của cổ đông hoặc vốn chủ sở hữu mặc dù làm tăng vốn chủ sở hữu nhưngnhững khoản này không phải là lợi ích phát sinh từ hoạt động sản xuất kinhdoanh thông thường của doanh nghiệp
Việc nghiên cứu doanh thu không chỉ đơn giản là việc xác định giá trịlợi ích kinh tế của doanh nghiệp mà còn gắn liền với thời điểm doanh nghiệpthu được lợi ích kinh tế - nói cách khác là thời điểm doanh thu được ghi nhận
Việc hạch toán đúng đắn doanh thu sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệpxác định đúng đắn kết quả kinh doanh để từ đó có các quyết định kinh doanhhợp lý Vấn đề là phải tổ chức kế toán chi tiết doanh thu như thế nào để cungcấp thông tin để xử lý và có những quyết định kịp thời đến nhiều vấn đề sốngcòn của doanh nghiệp
1.2.1.3 Bản chất của xác định kết quả
Xác định kết quả có ý nghĩa rất quan trọng, việc phản ánh chính xác kếtquả kinh doanh cho biết doanh nghiệp hoạt động có thực sự hiệu quả haykhông Các doanh nghiệp kinh doanh đều cần thông tin về kết quả kinh doanhcủa doanh nghiệp sau một thời gian nhất định, sau một kỳ kế toán Kết quảkinh doanh của một doanh nghiệp trong một kỳ kinh doanh hiểu một cách đơngiản là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí tương ứng của kỳ đó Kết quảkinh doanh có đáng tin cậy không phụ thuộc lớn vào việc xác định doanh thu
và chi phí
1.2.2 Nội dung kinh tế của chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp viễn thông
1.2.2.1 Nội dung kinh tế của chi phí
Trong doanh nghiệp, nội dung chi phí sản xuất phát sinh rất đa dạng,phong phú, gồm nhiều loại có tính chất kinh tế khác nhau, mục đích và công
Trang 12dụng của chúng trong quá trình sản xuất cũng khác nhau, trên cơ sở đó yêucầu và phương pháp quản lý của các chi phí cũng khác nhau Để phục vụ chocông tác quản lý sản xuất và hạch toán chi phí sản xuất cần phải tiến hànhphân loại chi phí sản xuất.
Phân loại chi phí theo yếu tố chi phí (hay theo nội dung kinh tế ban đầu):
Theo cách phân loại này người ta chỉ xét đến nội dung kinh tế củachi phí mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh chi phí Vềthực chất chỉ có ba yếu tố chi phí là: chi phí về sức lao động, chi phí về đốitượng lao động, chi phí về tư liệu lao động Tuy nhiên để tiện cho việckiểm tra, phân tích mà chi phí được chi tiết hóa theo nội dụng cụ thể củachúng Bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu
- Chi phí nhân công
- Chi phí khấu hao TSCĐ
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí khác bằng tiền
Việc phân loại chi phí theo nội dung kinh tế cho biết quá trình sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp đã bỏ ra những loại chi phí gì, mỗi loại baonhiêu và là cơ sở để tập hợp chi phí sản xuất theo yếu tố phục vụ cho việc lậpBáo cáo tài chính, để kiểm tra phân tích việc thực hiện kế hoạch và định mứckinh tế về chi phí Dựa vào cách phân loại này về phía doanh nghiệp có thểlập dự toán chi phí và qua số liệu thực tế sẽ giám đốc được việc sử dụng chiphí Về phía cơ quan nhà nước sẽ kiểm tra được tính hợp lý của chi phí và xuhướng biến động của chi phí trong điều kiện nhất định từ đó đánh giá đượckết quả kinh doanh của doanh nghiệp Trên phương diện quản lý vĩ mô, phânloại chi phí theo nội dung kinh tế là cơ sở để tính mức tiêu hao vật chất và thunhập quốc dân
Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm (hay theo công dụng kinh tế)
Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục giá thành là sắp xếp nhữngchi phí có công dụng giống nhau vào cùng một khoản mục chi phí để phục vụ
Trang 13cho yêu cầu tính giá thành và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giáthành Theo quy định hiện nay, khoản mục chi phí thể hiện trong giá thànhsản phẩm bao gồm:
- Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung
Phân loại chi phí theo mối quan hệ và khả năng quy nạp của chi phí vào các đối tượng tập hợp chi phí
Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia thành chi phí trựctiếp và chi phí gián tiếp
Chi phí trực tiếp là những khoản chi phí có liên quan trực tiếp đếnđối tượng chịu chi phí Những khoản chi phí này có thể tập hợp trực tiếpcho từng đối tượng chịu chi phí như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chiphí nhân công trực tiếp… Loại chi phí này thường chiếm tỷ trọng rất lớntrong tổng chi phí Tuy nhiên chúng dễ được nhận dạng, hạch toán chínhxác, vì vậy ít gây ra sai lệch thông tin chi phí ở từng bộ phận, từng quátrình sản xuất
Chi phí gián tiếp là chi phi có liên quan đến nhiều đối tượng chịu chiphí, do đó kế toán phải tiến hành phân bổ cho các đối tượng có liên quan theotiêu thức thích hợp Thuộc loại chi phí này có chi phí vật liệu phụ, chi phínhân công phụ, chi phí quảng cáo… Với chi phí gián tiếp, nguyên nhân gây rachi phí và đối tượng chịu chi phí rất khó nhận dạng Vì vậy thường phải tậphợp chung sau đó lựa chọn tiêu thức phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí
Và cũng chính điều này thường dẫn đến những sai lệch chi phí trong từng bộphận, trong từng quá trình sản xuất kinh doanh và cũng sẽ rất đến nhữngquyết định không giống nhau
Ý nghĩa của cách phân loại chi phí này là xác định phương pháp tậphợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng chịu chi phí một cách hợp lý, đồngthời có ý nghĩa thực tế trong việc đánh giá hợp lý của chi phí và tìm biện phápkhông ngừng nâng giảm chi phí gián tiếp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh trong doanh nghiệp
Trang 14Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí (hay theo mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng hoạt động)
Với cách phân loại này chi phí sản xuất được chia thành:
Biến phí là những khoản chi phí xét về mặt tổng số có mối quan hệ tỷ
lệ thuận với biến động về mức độ hoạt động Biến phí tính cho một đơn vị thì
ổn định, không thay đổi Biến phí khi không có hoạt động thì bằng không.Biến phí trong doanh nghiệp thường là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chiphí nhân công trực tiếp…
Về phương diện lý thuyết biến phí có ba dạng sau:
- Tổng biến phí tỷ lệ thuận với khối lượng hoạt động thực hiện,còn biến phí trung bình thì không thay đổi Biến phí trong trường hợpnày gọi là biến phí thực thụ hay biến phí tỷ lệ thuận Thuộc loại này cóchi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phíkhấu hao TSCĐ theo sản lượng,… Với cách ứng xử tuyến tính theo biếnphí đơn vị và mức độ hoạt động nên để kiểm soát tốt biến phí trên mộtđơn vị hoạt động (định mưc biến phí) Xây dựng và hoàn thiện định mứcbiến phí thực thụ sẽ là tiền đề tiết kiệm, kiểm soát cách thức ứng xử củabiến phí thực thụ
- Tổng biến phí tăng nhanh hơn tốc độ tăng của khối lượng thực hiện,biến phí trung bình một đơn vị khối lượng hoạt động cũng tăng lên Trườnghợp này được lý giải khi cường độ lao động vượt quá giới hạn bình thường,hiệu lực của các yếu tố sản xuất giảm sút hoặc khi có sự gia tăng khối lượngsản xuất đòi hỏi tăng nhiều hơn các chi phí sản xuất
- Tổng biến phí tăng chậm hơn khối lượng hoạt động, biến phí trungbình đơn vị khối lượng hoạt động giảm xuống Hiện tượng này xảy ra khikhối lượng hoạt động gia tăng đã tạo nên các điều kiện sử dụng có hiệu quảcác yếu tố của quá trình sản xuất
Định phí là những chi phí xét về mặt tổng số ít thay đổi hoặc khôngthay đổi với so với mức độ hoạt động nhưng nếu xét trên một đơn vị mức độhoạt động thì tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt động Như vậy doanh nhiệp hoạtđộng hay không hoạt động thì vẫn tồn tại định phí Ngược lại khi doanh
Trang 15nghiệp tăng mức độ hoạt động thì định phí trên một đơn vị mức độ hoạt động
sẽ giảm dần Trong doanh nghiệp, định phí luôn xuất hiện như: chi phí khấuhao, chi phí thuê văn phòng,… Khi nghiên cứu thấy, định phí tồn tại dướinhững hình thức ứng xử khác nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp như sau:
- Định phí bắt buộc là định phí không thay đổi được một cách nhanhchóng vì chúng thường liên quan đến TSCĐ và cấu trúc tổ chức cơ bản củadoanh nghiệp Định phí bắt buộc có tính chất ổn định lâu dài nên khi quyếtđịnh đầu tư vào TSCĐ nhà quản lý cần phải cân nhắc kỹ lưỡng vì sẽ bị bắtbuộc duy trì quyết định đó trong thời gian dài Hơn nữa định phí bắt buộckhông thể cắt giảm toàn bộ trong thời gian ngắn Do vậy đối với định phíbắt buộc các nhà quản trị cần tăng nhanh khả năng thu hồi vốn đầu tư, tậndụng khai thác tối đa công suất của tài sản dài hạn, phát huy kiến thức khảnăng, mở rộng quy mô quản lý của nhà quản trị cao cấp trong thời gianđịnh phí bắt buộc phát sinh để tiết kiệm và nâng cao hiệu quả kinh doanhcủa doanh nghiệp
- Định phí không bắt buộc (định phí tùy ý) là các định phí có thể thayđổi nhanh chóng bằng các quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp như:chi phí quản cáo, giao dịch…
Chi phí hỗn hợp là những chi phí bao gồm cả yếu tố biến phí vàđịnh phí Ở mức độ hoạt động căn bản thì chi phí hỗn hợp thể hiện đặcđiểm của định phí, quá mức độ đó lại thể hiện đặc điểm của biến phí.Những chi phí hỗn hợp loại này tồn tại trong doanh nghiệp rất nhiều như:chi phí thuê bao điện thoại, chi phí thuê phương tiện vận tải… Chi phíhỗn hợp tồn tại theo hai phạm vi: phạm vi chỉ tồn tại định phí và phạm vitồn tại cả định phí và biến phí Đối với phần biến phí nhà quản trị cần xâydựng và kiểm soát tốt định mức ở từng mức độ Đối với phần định phí bắtbuộc phải kiểm soát từ giai đoạn khảo sát, tận dụng tối đa công suất vàlinh hoạt trong các quyết định
Phân loại chi phí theo thẩm quyền ra quyết định:
Với cách phân loại này bao gồm:
Trang 16Chi phí kiểm soát được ở một cấp quản lý nào đó là chi phí mà cấp đó
có thẩm quyền ra quyết định về sự phát sinh của nó
Chi phí không kiểm soát được ở một cấp quản lý nào đó là chi phí màcấp đó không có thẩm quyền chi phối, ra quyết định Sự phát sinh của chi phívượt quá tầm kiểm soát của nhà quản trị
Việc phân chia này có ý nghĩa quan trọng trong việc lập Báo cáo bộphận Về nguyên tắc khi xác định kết quả của từng bộ phận cá biệt trongdoanh nghiệp chỉ tính các chi phí mà bộ phận đó kiểm soát được Qua đó,giúp nhà quản trị hoạch định được ngân sách chi phí chính xác hơn và nângcao trách nhiệm quản lý
Phân loại chi phí trong việc lựa chọn các phương án:
Chi phí chênh lệch: những khoản chi phí có ở phương án này nhưngkhông có hoặc chỉ có một phần ở các phương án khác Chi phí chênh lệch làmột trong những căn cứ quan trọng để lựa chọn phương án đầu tư hoặcphương án sản xuất kinh doanh
Chi phí cơ hội là nguồn thu nhập tiềm tàng bị mất hay phải hy sinh đểlựa chọn thực hiện phương án hành động Chi phí cơ hội không xuất hiện trêntài liệu cung cấp ở phạm vi kế toán tài chính Tuy nhiên trước khi lựa chọnphương án các nhà quản trị phải xem xét đến chi phí cơ hội phát sinh donhững nhân tố kinh doanh theo những cách khác nhau nhằm so sánh tìm raphương án có hiệu quả nhất
Chi phí chìm là loại chi phí mà doanh nghiệp phải gánh chịu bất kể đãlựa chọn phương án hoặc hoạt động nào Do chi phí chìm tồn tại ở mọiphương án nên không có tính chênh lệch và không phải xét đến khi so sánhlựa chọn phương án hoạt động tối ưu Chi phí chìm là khái niệm được dùngtrong lựa chọn các phương án sản xuất kinh doanh, nó giúp cho giảm bớtthông tin, tính phức tạp trong lựa chọn phương án mà vẫn đạt được một quyếtđịnh thích hợp và hiệu quả
1.2.2.2 Nội dung kinh tế của doanh thu
Để đáp ứng nhu cầu quản lý doanh thu đúng đắn và có hiệu quả nhất,cần phân loại doanh thu theo các tiêu thức sau:
Trang 17Căn cứ theo cách ghi nhận của doanh thu: doanh thu bao gồm
- Doanh thu bưu chính viễn thông phát sinh bao gồm: doanh thu theohóa đơn của khách hàng đối với các dịch vụ bưu chính viễn thông phát sinhtrong kỳ, doanh thu cước kêt nối đối với các nhà khai thác ngoài, doanh thubán hàng hóa, bán thẻ các dịch vụ viễn thông trả trước
- Doanh thu kinh doanh khác là doanh thu của các đơn vị được thànhlập để kinh doanh khác ngoài dịch vụ bưu chính viễn thông được hạch toánriêng như: Doanh thu tờ tư vấn, xây lắp…
- Doanh thu hoạt động tài chính: thu từ các hoạt động đầu tư tàichính, từ hoạt động liên doanh, liên kết, lãi cổ phần, cho vay, kinh doanhchứng khoán…
Căn cứ vào quan hệ giữa doanh thu với điểm hòa vốn:
- Doanh thu hòa vốn: là phần lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thuđược chỉ đủ bù đắp cho phần chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạtđộng kinh doanh
- Doanh thu an toàn: là phần chênh lệch giữa doanh thu thực tế đạtđược với doanh thu hòa vốn Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn thì càng thể hiệntính an toàn càng cao của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp
1.2.2.3 Nội dung kinh tế của xác định kết quả
- Khi xác định kết quả phải phản ánh đầy đủ, chính xác các khoản kếtquả hoạt động kinh doanh của kỳ kế toán theo đúng quy định của chính sáchtài chính hiện hành
- Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từngloại hoạt động (Hoạt động sản xuất, chế biến, hoạt động kinh doanh thươngmại, dịch vụ, hoạt động tài chính .) Trong từng loại hoạt động kinh doanh
có thể cần hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành hàng, từngloại dịch vụ
- Các khoản doanh thu và thu nhập được sử dụng khi xác định kết quả
là số doanh thu thuần và thu nhập thuần
Trang 181.3 KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINHDOANH TRONG DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄNTHÔNG DƯỚI GÓC ĐỘ KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
1.3.1 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm viễn thông dưới góc độ kế toán tài chính
Dưới góc độ kế toán tài chính, chi phí sản xuất đóng vai trò quan trọngtrong việc lập Báo cáo tài chính, là cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt động sảnxuất kinh doanh của đơn vị Để đánh giá được chính xác, đảm bảo hệ thốngbáo cáo tài chính chính xác, trung thực, điều này phục thuộc lớn vào việcthông tin chi phí có được tính đúng, tính đủ và được cung cấp thông tin kịpthời hay không
1.3.1.1 Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất
Việc xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất thực chất là xác địnhphạm vi hay giới hạn của việc tập hợp chi phí phục vụ cho công tác tính giáthành sản phẩm, xác định kết quả kinh doanh
Phạm vi tập hợp chi phí chính là nơi phát sinh hay nơi chịu chi phí.Xuất phát từ những đặc điểm cơ bản của quá trình sản xuất và tiêu thụ sảnphẩm viễn thông là một quá trình liên tục vì vậy đối tượng tập hợp chi phítrong ngành bưu chính viễn thông là theo từng hoạt động kinh doanh như:hoạt động kinh doanh bưu chính, hoạt động kinh doanh viễn thông, phát hànhbáo chí và hoạt động kinh doanh khác Xác định đúng đắn đối tượng tập hợpchi phí có ý nghĩa trọng trong việc tổ chức tập hợp chi phí cũng như đảm bảotính chính xác, kịp thời trong việc tính toán giá thành sản phẩm dịch vụ viễnthông Vì vậy, đây là công việc đầu tiên và quan trọng nhất của tổ chức kếtoán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Phương pháp kế toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệthống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phítheo yếu tố và khoản mục trong phạm vi giới hạn của đối tượng kế toán chiphí sản xuất
Trang 191.3.1.2 Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm
Đối tượng tính giá thành sản phẩm là các loại sản phẩm, công việc cầnphải tính toán được giá thành và giá thành đơn vị
Phương pháp tính giá thành sản phẩm là một phương pháp hay hệthống phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ kếtoán để tính tổng giá thành sản phẩm và giá thành đơn vị theo từng khoảnmục chi phí quy định cho các đối tượng tính giá thành
Doanh nghiệp căn cứ vào mối quan hệ giữa đối tượng kế toán chi phísản xuất và đối tượng tính giá thành để lựa chọn phương pháp tính giá thànhthích hợp Trong doanh nghiệp, có thể áp dụng các phương pháp tính giáthành như sau:
Phương pháp trực tiếp: phương pháp này được sử dụng khi đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trùng với đối tượng tính giá thành Khi đó, giá thành được xác định theo công thức sau:
Giá trị SPDD cuối kỳ
(1.1)
Phương pháp tổng cộng chi phí: áp dụng khi đối tượng tập hợp chi phí
sản xuất nhỏ hơn đối tượng tính giá thành Với phương pháp này, giá thànhsản phẩm là tổng cộng chi phí sản xuất để hoàn thành sản phẩm
Phương pháp tỷ lệ: được sử dụng khi đối tượng tính giá thành hẹp hơn
đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Với phương pháp này kế toán tính tỷ lệ giáthành thực tế với giá thành dự toán hay giá thành kế hoạch của từng loại sảnphẩm cần tính giá thành
Phương pháp liên hợp: là việc sử dụng kết hợp nhiều phương pháp tính
giá thành như phương pháp tổng cộng chi phí với phương pháp tỷ lệ…
1.3.1.3 Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tại các doanh nghiệp viễn thông, kế toán tổng hợp chi phí sản xuấtđược thực theo phương pháp kê khai thường xuyên
Tài khoản sử dụng:
- TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
Trang 20- TK 627: Chi phí sản xuất chung
- TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
- TK 632: Giá vốn hàng bán: phản ánh giá vốn của hàng hóa dịch vụviễn thông tiêu thụ trong kỳ, chính là giá thành thực tế của dịch vụ cung cấptrong kỳ
Các chí phí phát sinh trong kỳ được tập hợp trên TK 621, TK 622, TK
627, cuối kỳ kết chuyển về TK 154
Sơ đồ 1.1: Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm,
dịch vụ
1.3.2 Kế toán doanh thu dưới góc độ kế toán tài chính
Để hạch toán doanh thu cung cấp dịch vụ viễn thông kế toán sử dụngcác tài khoản sau:
- TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: phản ánh tổng sốdoanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp trong kỳ và các khoản giảmdoanh thu
- TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ: nội dung của tài khoản nàytương tự như tài khoản 511 nhưng tài khoản này chỉ phản ánh sản phẩm, hànghóa, dịch vụ tiêu thụ trong nội bộ doanh nghiệp
- TK TK 521: Chiết khấu thương mại
K/c chi phí NC trực tiếp
K/c chi phí sản xuất chung
Các khoản giảm chi phí
Giá thành thực tế
TK 154
Trang 21- TK 531: Hàng bán bị trả lại
- TK 532: Giảm giá hàng bán
Nếu đơn vị có các thành viên hạch toán phụ thuộc còn sử dụng 2 tàikhoản: TK 136, TK 336 để phản ánh quan hệ thanh toán nội bộ giữa Công ty
và các đơn vị thành viên và giữa doanh nghiệp trong Tổng công ty
Hạch toán một số nghiệp vụ doanh thu chủ yếu thể hiện qua sơ đồ 1.2 và 1.3
Sơ đồ 1.2: Hạch toán bán hàng và cung cấp dịch vụ theo phương thức
Thuế GTGT đầu ra phải nộp
Thanh toán với đơn vị nhận đại lý
Thuế GTGT của hoa hồng phương thức ký gửi, đại lý
TK 641
Hoa hồng trả cho đơn vị nhận đại lý
Trang 221.3.3 Kế toán xác định kết quả kinh doanh dưới góc độ kế toán tài chính
Trên cơ sở doanh thu và chí đã tập hợp được trong kỳ, cuối kỳ kế toán
sẽ xác định kết quả kinh doanh
Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” được sử dụng để xácđịnh kết quả kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Các chỉ tiêu xác định kết quả kinh doanh bao gồm:
LN HĐ
LN gộp về
BH và cung cấp DV
+ DT tàichính -
CP tài chính -
CP bán
-CP QLDN (1.3)
Sơ đồ 1.4: Hạch toán xác định kết quả kinh doanh
Trang 231.4 KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢTRONG DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNGDƯỚI GÓC ĐỘ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
Chức năng của kế toán là cung cấp và truyền đạt các thông tin kinh tế
về một tổ chức cho các đối tượng sử dụng thông tin khác nhau, là cơ sở đưa racác quyết định cho quản lý Theo mục đích cung cấp thông tin và sử dụngthông tin, kế toán chia thành kế toán tài chính và kế toán quản trị Kế toán tàichính liên quan đến quá trình báo cáo hoạt động của một tổ chức, doanhnghiệp cho các thành phần bên ngoài qua các hình thức: bảng cân đối kế toán,báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ Đó là cácbáo cáo tài chính tổng hợp các mặt hoạt động của toàn doanh nghiệp Khácvới kế toán tài chính, kế toán quản trị cung cấp thông tin nhằm thỏa mãn nhucầu của nhà quản trị các cấp ở doanh nghiệp Những người ngoài doanhnghiệp không được tiếp cận thông tin kế toán quản trị của doanh nghiệp, cóthể coi đây là thông tin bí mật của doanh nghiệp Như vậy, kế toán quản trị,
về bản chất là một bộ phận cấu thành không thể tách rời của hệ thống kế toán,
kế toán quản trị hình thành và phát triển từ nhu cầu cung cấp thông tin bêntrong nhằm mục đích ra quyết định kinh doanh
Mặt khác trong điều kiện mới, nền kinh tế mở cửa hội nhập với nềnkinh tế khu vực và thế giới, quy mô sản xuất ngày càng mở rộng, đa dạng hóasản phẩm, hoạt động trong phạm vi rộng để hạn chế rủi ro và đủ sức cạnhtranh trên thị trường, đòi hỏi các nhà quản trị cần phải kiểm soát được quátrình sản xuất, giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm, đánh giá hiệu quả hoạtđộng từng bộ phận trong doanh nghiệp Kế toán quản trị sẽ là công cụ hữuhiệu giúp các nhà quản trị thực hiện điều đó
Về bản chất cả kế toán tài chính và kế toán quản trị đều nghiên cứu sựbiến động của chi phí, doanh thu, nhưng ở các khía cạnh khác nhau Nếu kếtoán tài chính hướng vào việc ghi nhận chi phí và doanh thu phải phù hợp vớinhau, phù hợp với thực tế phát sinh để có căn cứ chính xác xác định lợi nhuậnchịu thuế của doanh nghiệp, thì kế toán quản trị lại trọng tâm vào việc kiểm
Trang 24soát chi phí, doanh thu để nhà quản trị đề ra chiến lược kinh doanh trong thờigian tới hoặc đánh giá hiệu quả quyết định trong quá khứ.
Thực tế, trong các doanh nghiệp Việt Nam kế toán quản trị chưa đượcquan tâm đúng mức thậm chí còn chưa được hiểu chính xác, bài bản Do vậy
kế toán quản trị chưa thực sự phát huy tác dụng trong quản trị doanh nghiệp
Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần nghĩ đến chiến lược phát triển lâudài, coi kế toán quản trị là công cụ không thể thiếu trong thực hiện quản lýdoanh nghiệp thì sẽ hy vọng thành công trên thương trường
1.4.1 Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm viễn thông dưới góc độ kế toán quản trị
Để quản trị chi phí hiệu quả, kế toán quản trị chi phí phải thực hiện cáccông việc sau:
* Nhận diện chi phí, xác định các trung tâm chi phí: ngoài cách tập hợpchi phí theo khoản mục chi phí như kế toán tài chính, kế toán quản trị cònphân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí Ngoài ra kế toán còn tập hợp chiphí theo các trung tâm phát sinh chi phí như cho từng loại hình dịch vụ viễnthông cụ thể
* Lập dự toán chi phí: dự toán chi phí phải chi tiết theo từng khoản mụcnhư chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung…
Kế toán quản trị chi phí cung cấp thông tin cho các nhà quản trịdoanh nghiệp trong việc thực hiện các chức năng quản lý Để thực hiện vai
trò của mình, kế toán quản trị chi phí tiến hành lập dự toán chi phí để trợ
giúp các nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện chức năng lập kế hoạch; phảnánh thông tin thực hiện để trợ giúp các nhà quản trị doanh nghiệp thực hiệnchức năng tổ chức thực hiện kế hoạch và xử lý thông tin thực hiện để từ đócác nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện chức năng kiểm tra, đánh giá việcthực hiện kế hoạch
Dự toán chi phí kinh doanh chiếm một phần công việc không nhỏ trong
kế toán quản trị chi phí Qúa trình xây dựng dự toán chi phí được tiến hànhnhư sau:
Trang 25Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được xác định theo côngthức sau:
BM = Q x M x PM (1.4)
Trong đó:
BM: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dự toán
Q: Số lượng sản phẩm sán xuất theo kế hoạch
M: Định mức lượng nguyên vật liệu/sản phẩm
PM: Đơn giá nguyên vật liệu
Định mức lượng nguyên vật liệu cần sử dụng được xác định trên cơ sởmối quan hệ đầu ra – đầu vào (mối quan hệ thuần túy về mặt kỹ thuật giữanguyên vật liệu trực tiếp và sản phẩm đầu ra) Mối quan hệ này thường do bộphận thiết kế kỹ thuật xác định, hoặc căn cứ vào mức hao phí nguyên vật liệutrực tiếp tính trung bình cho một đơn vị sản phẩm của những kỳ trước mà quátrình sản xuất đạt mức hiệu năng bình thường
Đơn giá nguyên vật liệu không chỉ là giá mua trên hóa đơn mà còn baogồm cả chi phí thu mua, do bộ phận mua hàng xác định
Dự toán chi phí nhân công trực tiếp
Dự toán chi phí nhân công trực tiếp là xác định tổng thời gian lao độngtrực tiếp cần thiết và các chi phí nhân công có liên quan tới mức sản xuất dựkiến Chi phí nhân công trực tiếp được dự toán theo công thức sau:
BL = Q x L x PL (1.5)
Trong đó:
BL: Chi phí nhân công trực tiếp dự toán
Q: Số lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch
L: Định mức thời gian lao động/1 sản phẩm
PL: Đơn giá tiền lương/giờ lao động
Giống như nguyên vật liệu trực tiếp, mức độ sử dụng nhân công trựctiếp được quyết định bởi mối quan hệ về mặt kỹ thuật giữa lao động và sảnphẩm đầu ra, tức là định mức thời gian lao động/1 sản phẩm
Trang 26Để xác định đơn giá tiền lương tiêu chuẩn, có thể tính bình quân mứclương trả cho tất cả các nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuấtsản phẩm.
Dự toán chi phí sản xuất chung
Mục đích của dự toán chi phí sản xuất chung là chỉ ra mức độ dự kiếncủa tất cả các chi phí sản xuất gián tiếp Khác với chi phí nguyên vật liệu trựctiếp và chi phí nhân công trực tiếp, không sẵn có mối quan hệ đầu ra – đầuvào nào cho các khoản mục chi phí sản xuất chung Tuy nhiên chúng ta biếtrằng chi phí sản xuất chung bao gồm hai bộ phận: chi phí biến đổi và chi phí
cố định Số liệu thống kê trong quá khứ sẽ giúp chúng ta xác định chi phí sảnxuất chung sẽ biến động như thế nào theo mức độ hoạt động của doanhnghiệp bằng việc áp dụng các phương pháp ước tính chi phí Các phươngpháp này sẽ cho kết quả chính xác hơn nếu chia nhỏ chi phí sản xuất chungtheo từng yếu tố của chi tiết để phân tích
Ngoài ra có thể căn cứ vào đơn giá chi phí sản xuất chung để sản xuất hoàn thành một sản phẩm để xác định dự toán chi phí sản xuất chung theo công thức sau:
CP sản xuất
chung dự toán =
Khối lượng SPsản xuất hạch toán x
Định mức CP sản xuấtchung của 1 đơn vị SP (1.6)
Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Giống như chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng và chi phí quản
lý doanh nghiệp có thể phân chia thành chi phí biến đổi và chi phí cố định.Các khoản mục như hoa hồng bán hàng, chi phí vận chuyển là các khoảnchi phí biến đổi Chi phí khấu hao thiết bị văn phòng, chi phí quảng cáo,chi phí lương nhân viên marketing là các chi phí cố định với mức tiêu thụcủa doanh nghiệp
* Thu thập thông tin về chi phí phát sinh trong kỳ, giá thành sản phẩmdịch vụ hoàn thành
* Phân tích thông tin, dự báo để có quyết định kinh doanh: sau khi xácđịnh được các chi phí của sản phẩm dịch vụ viễn thông, kế toán tính ra giáthành của từng loại hình, từ đó giúp các nhà quản trị quyết định được giá báncủa sản phẩm dịch vụ
Trang 271.4.2 Kế toán doanh thu dưới góc độ kế toán quản trị
Nếu như kế toán tài chính nghiên cứu doanh thu trên khía cạnh ghi đủ
và ghi đúng kỳ kế toán thì kế toán quản trị lại nghiên cứu doanh thu trên khíacạnh tại mức doanh thu nào thì doanh nghiệp đạt được điểm hòa vốn Đây làđiểm quan trọng để doanh nghiệp đưa ra quyết định có hay không trong việccung ứng dịch vụ cho khách hàng
Ngoài ra kế toán quản trị doanh thu còn phải quan tâm đến đơn giá
sử dụng để xây dựng dự toán doanh thu Khác với các ngành sản xuất khác,đơn giá dịch vụ viễn thông được Bộ Bưu chính viễn thông quy định Dovậy, kế toán quản trị cần xem xét tính đúng đắn, hợp lý của các đơn giá, hệ
số điều chỉnh đơn giá để có thể giúp doanh nghiệp có được quyết định kinhdoanh chính xác
Cũng như kế toán quản trị chi phí, kế toán quản trị doanh thu cần thựchiện các công việc sau:
* Xác định trung tâm ghi nhận doanh thu, lập kế hoạch doanh thu
* Tổ chức thu thập thông tin liên quan đến doanh thu
* Xử lý thông tin ra quyết định: căn cứ vào bảng thống kê doanh thutừng tháng cho từng loại hình dịch vụ, doanh nghiệp sẽ có những quyết địnhchiến lược trong chính sách giá để nâng cao khả năng cạnh tranh, phân tíchhiệu quả kinh doanh của các loại hình dịch vụ viễn thông
1.4.3 Kế toán xác định kết quả kinh doanh dưới góc độ kế toán quản trị
Chi phí doanh nghiệp và kết quả hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp bao giờ cũng có mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng sản phẩm, dịch
vụ tiêu thụ – lợi nhuận Mối quan hệ giữa ba nhân tố này được thể hiện ởphương tình kinh tế cơ bản sau:
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí (1.7)
Trong đó:
Doanh thu = Khối lượng sản phẩm tiêu thụ x Giá bán (1.8)
Chi phí thì bao gồm: chi phí cố định, chi phí biến đổi và chi phí hỗnhợp
Trang 28Để phân tích mối quan hệ C-V-P, kế toán sử dụng một số chỉ tiêu sau:
Số dư đảm phí = Doanh thu – Chi phí biến đổi (1.9)
Tỷ lệ số dư đảm phí: là tỷ lệ phần trăm của số dư đảm phí tính trêndoanh thu hoặc giữa phần đóng góp với đơn giá bán
Tỷ lệ số dư
Số dư đảm phí đơn vị SP
X 100% (1.10)Đơn giá bán
Điểm hòa vốn: là điểm tại đó doanh thu tiêu thụ vừa đủ bù đắp chi phíhoạt động trong điều kiện giá bán dự kiến hoặc giá bán thị trường chấp nhận
Là điểm mà tại đó tổng số dư đảm phí bằng tổng định phí hoạt động
Lợi nhuận = ( SL SP tiêuthụ - SL SP hòa
vốn ) phí 1 đv SPSố dư đảm (1.11)
1.4.4 Lập báo cáo kế toán quản trị
Báo cáo chi phí sản xuất: cung cấp cho nhà quản lý những thông tin vềchi phí sản xuất theo từng khoản mục chi phí (NVL trực tiếp, nhân công trựctiếp, chi phí sản xuất chung) Phương pháp lập là căn cứ vào các sổ chi tiết và
sổ tổng hợp chi phí
Báo cáo giá thành: cung cấp thông tin về tổng giá thành thực tế so vớigiá thành kế hoạch để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành củadoanh nghiệp
Báo cáo kết quả kinh doanh: Nếu đặt vấn đề doanh thu tăng lên thì chiphí sẽ biến động như thế nào, lợi nhuận sẽ thay đổi thế nào, những chi phí nàoliên quan trực tiếp đến sự biến động doanh thu để có biện pháp điều chỉnh, dựbáo thích hợp thì thông tin trên báo cáo kết quả kinh doanh theo chức năngchi phí trong kế toán tài chính không thể hiện được Do vậy đòi hỏi phải cómột báo cáo kết quả kinh doanh khác để cung cấp thong tin chi tiết thể hiệnmối quan hệ này Đó chính là báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xửcủa chi phí trong kế toán quản trị
Trang 29Biểu 1.1: BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
(Theo cách ứng xử của chi phí)
5 Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp
1.5 CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VÀ ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN ỞMỘT SỐ NƯỚC VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNHKẾT QUẢ KINH DOANH
1.5.1 Kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong chuẩn mực kế toán quốc tế
Chuẩn mực kế toán quốc tế về chi phí
IAS 23 áp dụng trong việc hạch toán chi phí đi vay bao gồm lãi suất vàcác chi phí khác phát sinh cùng với việc đi vay vốn Việc mua vào, xây dựnghoặc sản xuất một số tài sản có thể mất một thời gian khá dài Nếu chi phí đivay phát sinh trong thời gian này, thì có thể là hợp pháp khi coi những khoảnchi phí này tạo nên một phần chi phí có được những tài sản dành sẵn cho việc
sử dụng theo mục đích hoặc để bán
Chi phí đi vay có thể được chuyển thành vốn khi chi phí này tạo thànhmột phần chi phí mua vào, chi phí được tính vào tài sản khớp với doanh thucủa các kỳ tương lai, mang lại tính so sánh cao hơn giữa những tài sản đượcmua và được xây dựng
Những tài sản đủ tiêu chuẩn là những tài sản cần có một thời gian đáng
kể để đưa chúng vào sử dụng theo mục đích hoặc theo tình trạng có thể bán
Trang 30được của chúng như hàng tồn kho đòi hỏi một thời gian đáng kể để đưa chúngvào sử dụng theo mục đích hoặc vào tình trạng có thể bán được, các tài sảnkhác như xưởng sản xuất, phương tiện phát điện và tài sản đầu tư.
Những chi phí đi vay trực tiếp liên quan tới việc mua vào, xây dựnghoặc có khả năng sẽ mang lại các lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanhnghiệp và chi phí có thể được tính toán một cách chắc chắn
Tìm hiểu và so sánh giữa chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 23 “Các chiphí đi vay” và Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 16 nhận thấy ngoài nhữngđiểm tương đồng về quan niệm bản chất chi phí, cách phân loại chi phí còn cómột số điểm khác biệt sau:
- Chi phí phải trả theo chuẩn mực kế toán quốc tế là toàn bộ những chiphí không được kết chuyển vào cuối kỳ, còn theo chế độ kế toán Việt Nam thìchi phí phải trả được quy định là các khoản chi phí phải trả cho tiền lươngnghỉ phép, chi phí sửa chữa tài sản cố định đã được dự tính và phê duyệt, chiphí phải trả cho các hoạt động xảy ra trong tương lai đã được dự tính và quyđịnh trong kỳ hiện tại, chi phí bảo hành khi được dự toán chính xác
- Chi phí nghiên cứu và phát triển được khấu trừ trong năm phát sinhchi phí, trong một số trường hợp thì chi phí này được lưu giữ và phân bổ cho
kỳ sau theo IAS Theo chế độ kế toán Việt Nam thì chi phí nghiên cứu và pháttriển là những chi phí phát sinh mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai, dovậy được lưu giữ và hạch toán như tài sản cố định vô hình nên khấu hao đượcthực hiện trên cơ sở thời gian hữu ích của chi phí đó
- Các chi phí đi vay trực tiếp liên quan đến việc mua tài sản thì IAS 23hạch toán vào chi phí của tài sản, còn chế độ kế toán Việt Nam thì hạch toáncác khoản này vào chi phí tài chính, cụ thể là: khi hạch toán chi phí mua trảchậm tài sản cố định, khoản chênh lệch giữa giá trả chậm và trả ngay theo chế
độ kế toán Việt Nam, có thể đưa vào chi phí tài chính hoặc có thể tính vàonguyên giá tài sản cố định theo quy định vốn hoá chi phí lãi vay, khi sửa chữatài sản cố định, IAS cho rằng có thể vốn hoá chi phí này nếu khả năng hoạtđộng của tài sản đem lại lợi ích lớn hơn, còn theo chế độ kế toán Việt Nam thì
Trang 31căn cứ vào mục đích sửa chữa để đưa khoản chi phí này hoặc vào chi phíphân bổ dần hoặc vào nguyên giá (nếu là sửa chữa nhằm nâng cấp TSCĐ).
Những sự khác biệt đang ngày càng tiến tới hoàn chỉnh cho phù hợpvới chuẩn mực kế toán quốc tế song phù hợp với hoàn cảnh thực tế của ViệtNam, đáp ứng nhu cầu hội nhập nền kinh tế nước ta hiện nay
Chuẩn mực kế toán quốc tế về doanh thu
Chuẩn mực doanh thu đưa ra phương pháp hạch toán doanh thu phátsinh từ các loại giao dịch và sự kiện nhất định: bán hàng, cung cấp dịch vụ vàlợi nhuận thu được từ việc cho các đơn vị khác sử dụng tài sản như lợi tức,tiền bản quyền, cổ tức Doanh thu là giá trị gộp các lợi ích kinh tế mà doanhnghiệp đạt được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động thông thườngcủa doanh nghiệp, tạo nên sự gia tăng của vốn chủ sở hữu, ngoài phần tănglên từ các hoạt động đóng góp thêm của cổ đông
Như vậy, doanh thu chỉ bao gồm giá trị gộp của các lợi ích kinh tế đãnhận được và có thể nhận được của riêng doanh nghiệp Các khoản thu hộ bênthứ ba không phải là các nguồn lợi ích kinh tế của doanh nghiệp và không làmtăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thì không được coi là doanh thu Giátrị tương đương là giá trị mà một tài sản được trao đổi hay một khoản nợ đượcthanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong mộtgiao dịch ngang giá
Doanh thu được xác định trong từng trường hợp cụ thể sau:
- Trường hợp bán hàng thu tiền hoặc các khoản tương đương tiền thìdoanh thu là số tiền hoặc các khoản tương đương tiền thu được
- Trường hợp bán hàng cho người trả chậm: nếu không tính lãi thìdoanh thu bằng số tiền hoặc các khoản tương đương tiền sẽ nhận được, nếubán chịu cho khách hàng có tính lãi thì doanh thu bằng giá trị hiện tại của cáckhoản phải thu trong tương lai
- Trường hợp đổi hàng hoá có cùng tính chất thì doanh thu không đượcghi nhận, trao đổi hàng hoá không tương tự thì doanh thu được ghi nhận bằnggiá trị tương đương của hàng hoá nhận được, bằng giá trị tương đương củahàng hoá đem trao đổi
Trang 32Ghi nhận doanh thu:
Doanh thu được ghi nhận khi doanh nghiệp có khả năng tương đối chắcchắn sẽ thu được lợi ích kinh tế trong tương lai và các lợi ích kinh tế đó có thểđược tính toán một cách đáng tin cậy Doanh thu được ghi nhận khi thoảnmãn 5 điều kiện sau:
- Doanh nghiệp đã chuyển giao cho người mua phần lớn rủi ro cũngnhư lợi ích của việc sở hữu hàng hoá đó
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người
sở hữu hàng hoá đó và không còn nắm giữ các quyền điều khiển có hiệu lựcđối với hàng hoá đó
- Giá trị của khoản doanh thu đã xác định một cách chắc chắn
- Tương đối chắc chắn rằng doanh nghiệp sẽ thu được các lợi ích kinh
từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia, nghĩa là VAS phânloại rõ hơn theo xu hướng xét doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác
từ các hoạt động không thường xuyên của doanh nghiệp
Chuẩn mực kế toán quốc tế về kết quả kinh doanh
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 8 thì kết quả kinh doanh bao gồmkết quả từ hoạt động thông thường và kết quả hoạt động bất thường Kết quả
từ hoạt động thông thường là những hoạt động do doanh nghiệp tiến hành với
tư cách là một phần hoạt động kinh doanh của mình và cả những hoạt động
Trang 33liên quan mà doanh nghiệp tham gia Những kết quả này được tính vào lợinhuận trước thuế.
Các khoản bất thường là các khoản thu nhập hoặc chi phí phát sinh từnhững sự kiện hoặc giao dịch khác biệt rõ ràng với những hoạt động thôngthường của doanh nghiệp và vì vậy các hoạt động này không được coi làthường xuyên phát sinh Các khoản bất thường được hạch toán như một loạitài khoản biệt lập trên báo cáo thu nhập, tách biệt với kết quả hoạt động thôngthường
Chuẩn mực còn nêu ra cách thức cụ thể để hạch toán kết quả kinhdoanh khi có những thay đổi như thay đổi dự toán, việc hạch toán khi xảy ra
có những lỗi cơ bản hay khi thay đổi chế độ kế toán
- Việc thay đổi dự toán làm cho nhiều khoản không thể được tính chínhxác mà chỉ có thể dự tính Ảnh hưởng của thay đổi này được tính vào lãi/lỗròng trong kỳ hiện tại hoặc kỳ hiện tại và tương lai nếu sự thay đổi ảnh hưởngđến cả hai
- Lỗi cơ bản là những lỗi được phát hiện trong kỳ hiện tại có tầm quantrọng đến mức mà các báo cáo tài chính của kỳ trước không còn đáng tin cậynữa vào ngày đưa ra báo cáo Khi đó có thể điều chỉnh số dư lợi nhuận tíchluỹ đầu kỳ, số liệu so sánh báo cáo thu nhập được nêu lại, các số liệu so sánhkhác theo báo cáo được nêu lại
- Thay đổi chế độ kế toán là việc thay đổi những nguyên tắc cụ thể,những căn cứ, thoả thuận, quy tắc và thông lệ được doanh nghiệp áp dụng khilập và trình bày báo cáo tài chính Chúng được áp dụng nhất quán giữa các
kỳ Các thay đổi này chỉ có thể do yêu cầu của luật định, theo yêu cầu củamột cơ quan lập chuẩn mực kế toán quốc tế hoặc việc thay đổi giúp cho việctrình bày được hợp lý hơn
Qua đó thấy được một só điểm khác biệt so với VAS 15 của Việt Nam:Những quy định về xác định kết qủa kinh doanh tại IAS 8 có nội dungmang tính hướng dẫn nghiệp vụ và mang tính tổng quát Theo chế độ kế toánViệt Nam thì chỉ tiêu kết quả kinh doanh được quy định rõ chi tiết theo từnghoạt động kinh doanh trên báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp: kết
Trang 34quả từ hoạt động kinh doanh, thu nhập từ hoạt động tài chính và thu nhậpkhác, còn theo IAS thì kết quả kinh doanh được xác định bao gồm kết quả từhoạt động kinh doanh thông thường và doanh thu hoạt động bất thường.
1.5.2 Kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh của một
số nước trên thế giới
Kế toán tổng quát và kế toán phân tích được tổ chức tách rời nhau, độclập tương đối Kế toán quản trị chi phí giá thành thuộc kế toán phân tích Kếtoán phân tích tồn tại khách quan với kế toán tài chính Kế toán phân tíchđược tổ chức thành bộ máy kế toán riêng, sổ kế toán và báo cáo kế toán nội
bộ tách rời với báo cáo tài chính
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu và thời điểm ghi nhận doanh thu về cơbản như kế toán Việt Nam, chỉ có một số điểm khác biệt sau:
- Khi phản ánh các khoản giảm doanh thu: các khoản giảm giá, bớtgiá, hồi khấu xảy ra vào cuối năm và doanh nghiệp chưa lập hóa đơn báo
Có cho khách hàng thì kế toán tạm thời ghi nhận vào khoản phải trả kháchhàng và ghi giảm doanh thu bán hàng trong kỳ Sang đầu kỳ sau ghi búttoán đảo ngược để xóa đi, khi nào gửi hóa đơn báo Có cho khách hàng thìghi bình thường
Trang 35- Chiết khấu được kế toán ghi nhận là chi phí hoạt động tài chính màkhông phân biệt rõ như Việt Nam là chiết khấu thanh toán hay chiết khấuthương mại.
Qua đó có thể thấy, bớt giá và hồi khấu là thể hiện sữ ưu đãi của doanhnghiệp cho khách hàng, là biện pháp khuyến khích tiêu thụ của khách hàngcòn giảm giá là thể hiện lỗi chủ quan của doanh nghiệp do giao hàng khôngđúng như hợp đồng Đây là 2 nội dung hoàn toàn khác nhau nhưng kế toánPháp lại xếp vào cùng một loại nghiệp vụ và hạch toán giống, điều đó làm hạnchế khả năng cung cấp thông tin không những cho chủ doanh nghiệp mànhững người quan tâm đến báo cáo tài chính không thể xác định được mức độ
ưu đãi hay lỗi chủ quan của doanh nghiệp trong chỉ tiêu đó là bao nhiêu
* Tại Mỹ
Kế toán chi phí theo kế toán Mỹ:
Mỹ là một nước Phương Tây có nền kinh tế thị trường phát triển, tiềmlực kinh tế và có phong cách quản lý theo thị trường mở Các trung tâm tàichính, các cơ sở giao dịch thị trường tài chính phát triển mạnh Mô hình kếtoán cúa Mỹ hiện nay thiên về tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin củathị trường tài chính
Hệ thống kế toán Mỹ được tổ chức trên cơ sở là kết hợp mô hình Kếtoán tài chính và Kế toán quản trị Kế toán quản trị chi phí không tổ chứcthành một bộ phận riêng như kế toán Pháp mà được tổ chức chung với kế toántài chính Thông thường kế toán tài chính sử dụng các tài khoản tổng hợp, báocáo tài chính, còn kế toán quản trị sử dụng thông tin của kế toán chi tiết, cácbáo cáo bộ phận và các phương pháp khác để thu nhận và xử lý thông tinphục vụ cho quá trình ra quyết định kinh doanh
Nội dung cơ bản của Kế toán quản trị chi phí và giá thành của kế toán
Mỹ là nhằm cung cấp thông tin cho việc kiểm tra, kiểm soát chi phí phục vụcho việc lập báo cáo để giúp điều hành hoạt động ở các bộ phận sản xuất, báocáo tiền thuê phân xưởng, tổng hợp giờ công lao động thực tế của từng bộphận, bảng tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, phân tích số liệuqua đó để lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn Theo hệ thống kế toán Mỹ để
Trang 36thuận tiện cho việc quản lý và kiểm soát chi phí thì chi phí cũng được phânloại tỷ mỷ theo nhiều tiêu thức khác nhau Tuy nhiên theo hệ thống kế toán
Mỹ thì đặc biệt quan tâm đến việc phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khốilượng – lợi nhuận, phân tích báo cáo bộ phận và áp dụng phương pháp tính lãitheo biến phí trong quá trình tính toán chi phí cũng như kế hoạch linh động,phân tích chi phí chung từ đó có thể tính được giá phí, tác động lên giá phí vàcung cấp thông tin phục vụ cho quá trình ra quyết định trong quản lý Về hệthống xác định chi phí và giá thành có thể vận dụng một trong ba hệ thống đólà: Giá thành thực tế, giá thành định mức và giá thành kết hợp giữa chi phíthực tế với chi phí định mức
Qua đó, có thể thấy rằng việc tổ chức hạch toán chi phí và giá thànhcủa Mỹ rất linh hoạt, tùy theo điều kiện cụ thể, kế toán doanh nghiệp có thểlựa chọn phương pháp hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên hayphương pháp kiểm kê định kỳ Lựa chọn phương pháp xác định chi phí và giáthành theo chi phí thực tế hay chi phí định mức hoặc kết hợp giữa chi phí địnhmức với chi phí thực tế Trong đó việc sử dụng số liệu cuối kỳ được thực hiệnmột cách đơn giản, thiết thực trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc trọng yếu, từ đótránh được các bút toán rườm rà, không cần thiết trong trường hợp có sử dụngchi phí định mức
Hạch toán doanh thu theo chế độ kế toán Mỹ: Theo nguyên tắc cơ bảncủa kế toán Mỹ, doanh thu là dòng tiền vào hay sự tăng lên của các loại vốncủa đơn vị hay sự giải quyết các khoản nợ (hoặc kết hợp cả hai) từ việc giaohàng, sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc những hoạt động khác, hìnhthành nên những hoạt động chủ yếu của đơn vị, trong trường hợp đơn giảnnhất chúng tương đương với giá cả hàng hóa đã bán ra hay dịch vụ đã cungứng trong một thời kỳ nhất định Nói cách khác doanh thu được xác định làgiá trị tài sản hoặc việc chấp nhận nợ mà doanh nghiệp có được từ việc cungcấp các sản phẩm, hàng hóa hay thực hiện dịch vụ Điều quan trọng là xácđịnh thời điểm ghi nhận doanh thu Doanh thu được ghi nhận theo nguyên tắckhi xác định được hoặc có thể xác định được và thực thu được Doanh thuđược xác định khi hàng hóa và dịch vụ được trao đổi để nhận một khoản tiền
Trang 37hoặc quyền được đòi tiền Doanh thu thực thu được khi doanh nghiệp về cănbản đã hoàn thành quá trình bán hàng và thu được lợi ích Tuy nhiên, do có sự
đa dạng khác nhau của các nghiệp vụ doanh thu nên doanh thu cũng có khiđược ghi nhận tại các thời điểm khác nhau trong quá trình bán hàng, đó là:
- Ghi nhận doanh thu tại thời điểm bán hàng (giao hàng)
- Ghi nhận doanh thu trước khi giao hàng
- Ghi nhận doanh thu sau khi giao hàng
- Ghi nhận doanh thu đối với hàng gửi đại lý
Qua đó thấy kế toán Mỹ là hệ thống kế toán mở, việc đưa ra những thờiđiểm ghi nhận doanh thu khác nhau, phù hợp với thực tiễn đa dạng của cácnghiệp vụ phát sinh doanh thu nhờ đó các doanh nghiệp sẽ linh hoạt, chủđộng trong công tác hạch toán doanh thu
Hạch toán các khoản giảm doanh thu của kế toán Mỹ:
- Chiết khấu thương mại là số tiền chênh lệch giữa giá niêm yết và giághi trên hóa đơn Chiết khấu thương mại thường được người bán dùng để táixuất bản danh mục giá bán khi giá bán biến đổi Do vậy, dưới góc độ kế toánkhông phải ghi nhận chiết khấu thương mại vì giá bán trên hóa đơn là giá đãtrừ chiết khấu thương mại
- Giảm giá hàng bán và hàng bán trả lại: phát sinh trong trường hợpgiao hàng không đúng quy cách, phẩm chất quy định trong hợp đồng và đượctheo dõi chung trên một tài khoản, không tách riêng theo dõi trên 2 tài khoảnnhư Việt Nam
- Chiết khấu thanh toán: là số tiền khách hàng được hưởng do thanhtoán sớm, trước thời hạn quy định ghi trên hóa đơn Kế toán Mỹ có 2 cáchghi nhận chiết khấu thanh toán là phương pháp gộp và phương pháp thuần.Theo phương pháp gộp khi người mua chưa thanh toán thì doanh thu đượcghi nhận là giá bán chưa trừ chiết khấu thanh toán Sau đó khi người muathanh toán trong thời hạn quy định thì lúc đó mới phản ánh chiết khấuthanh toán Còn theo phương pháp thuần thì ngay khi người mua mua hàng,
kế toán ghi nhận doanh thu theo giá bán đã trừ chiết khấu thanh toán ngườimua sẽ hưởng sau này
Trang 38Qua đó có thể thấy kế toán Mỹ coi chiết khấu thanh toán như mộtkhoản điều chỉnh doanh thu chứ không phải là một khoản chi phí tài chínhcủa doanh nghiệp như chế độ kế toán Việt Nam quy định Bên cạnh đó,ngoài phương pháp gộp để ghi nhận chiết khấu thanh toán như Việt Namthì kế toán Mỹ còn đưa ra phương pháp thuần để chứng tỏ mô hình kế toán
Mỹ là mô hình kế toán linh hoạt, dễ vận dụng, chứ không cứng nhắc như kếtoán Việt Nam
Hạch toán kết quả kinh doanh theo kế toán Mỹ: Về cơ bản, kế toán Mỹcũng sử dụng TK “Tổng hợp thu nhập” (TK “Xác định kết quả”) để nhận kếtchuyển các khoản doanh thu và chi phí, từ đó tính ra lãi lỗ của doanh nghiệpnhư chế độ kế toán Việt Nam
1.5.3 Bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam về kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
Qua nghiên cứu phương pháp hạch toán chi phí, doanh thu và xác địnhkết quả kinh doanh của một số nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Pháp cùngvới chuẩn mực kế toán quốc tế ta thấy về cơ bản chế độ kế toán Việt Nam đã
kế thừa được tính khái quát như tinh thần của chuẩn mực kế toán các nước.Tuy nhiên chế độ kế toán Việt Nam còn mang nặng tính cụ thể, tỷ mỷ màkhông khuyến khích các doanh nghiệp vận dụng chế độ linh hoạt dẫn đếncông tác hạch toán còn cứng nhắc Vì vậy, để tạo thuận lợi cho các doanhnghiệp trong hạch toán chi phí, doanh thu và xác định kết qủa cần phải cónhững điều chỉnh thích hợp Trong điều kiện như nước ta hiện nay với trình
độ nhân viên kế toán chưa cao, chế độ kế toán hiện vẫn còn đang có nhiều nộidung chưa hoàn thiện thì việc kế thừa chuẩn mực kế toán quốc tế và kinhnghiệm của các nước tiên tiến trên thế giới là đúng đắn, phù hợp với xuhướng phát triển chung Việc hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán cầnđược dựa trên cơ sở các chuẩn mực kế toán quốc tế và có xem xét chuẩn mực
kế toán các quốc gia khác Chúng ta cần hiểu rằng không phải chuẩn mực kếtoán quốc tế nào cũng có thể áp dụng tại Việt Nam Do chuẩn mực kế toánquốc tế được xây dựng nhằm có thể áp dụng ở bất kỳ quốc gia nào trên thếgiới Cho nên chắc chắn có những chuẩn mực không thể áp dụng ngay vào
Trang 39Việt Nam vì không phù hợp với tình hình kinh tế và yêu cầu quản lý của ViệtNam Do đó, bên cạnh việc xem xét hệ thống chuẩn mực kế toán của các quốcgia phát triển để học hỏi những vấn đề mới phát sinh hoặc các xu hướng mớitrong kế toán Chúng ta cũng cần phải nhìn lại kinh nghiệm lựa chọn chuẩnmực quốc tế để xây dựng chuẩn mực quốc gia của các quốc gia phát triểnkinh tế thị trường theo định hướng XHCN và các quốc gia có điều kiện kinh
tế xã hội tương đồng với Việt Nam Mục đích nhằm đảm bảo sự tương thíchcủa hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam vừa đảm bảo tính khả thi, vừa đápứng được yêu cầu hòa hợp kế toán quốc tế
Kết luận chương 1: Chương 1 luận văn đã trình bày những vấn đề lýluận cơ bản về chi phí, doanh thu và xác định kết quả tại các doanh nghiệpdịch vụ viễn thông trên 2 góc độ của kế toán tài chính và kế toán quản trị Cụthể đã đề cập đến các khía cạnh lý luận như: bản chất, nội dung kinh tế củachi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh, kế toán chi phí, doanh thu
và xác định kết quả kinh doanh dưới góc độ kế toán tài chính và kế toán quảntrị Bên cạnh đó, luận văn cũng đề cập đến kế toán chi phí, doanh thu và xácđịnh kết quả kinhh doanh theo chuẩn mực kế toán quốc tế và theo kế toán củamột số nước trên thế giới như Mỹ, Pháp Qua đó rút được ra những bài họccho kế toán Việt Nam về kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinhdoanh tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông
Trang 40CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TẠI CÁC ĐƠN VỊ THUỘC TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG
QUÂN ĐỘI VIETTEL
2.1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂNĐỘI VIETTEL
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel
Tổng Công ty Viễn Thông Quân Đội (VIETTEL) mà tiền thân là TổngCông ty thiết bị thông tin (SIGENCO) Tổng Công ty thiết bị thông tin(SIGENCO) được thành lập theo quyết định số 58 - HĐBT của Hội đồng Bộtrưởng ngày 1 tháng 6 năm 1989, là Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Binhchủng Thông tin Liên lạc - Bộ Quốc phòng
Ngày 27 tháng 7 năm 1993, Bộ Quốc phòng ra quyết định số 336/QĐ
-QP thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước Công ty Điện tử và thiết bị thông tinthuộc Bộ tư lệnh thông tin liên lạc Công ty Điện tử và thiết bị thông tin đượcphép kinh doanh các ngành nghề: Xuất nhập khẩu các sản phẩm công nghệ,khảo sát, thiết kế, lắp ráp các công trình thông tin, trạm biến thế, lắp ráp cácthiết bị điện và điện tử
Ngày 14 tháng 7 năm 1995, theo quyết định số 615/QĐ - QP của BộQuốc phòng, Tổng Công ty thiết bị thông tin được đổi tên thành Công ty Điện
tử Viễn thông Quân đội, tên giao dịch quốc tế là VIETEL
Ngày 18 tháng 9 năm 1995 Bộ tổng tham mưu ra quyết định số537/QĐ-TM qui định cơ cấu tổ chức của Công ty Điện tử Viễn ThôngQuân đội