Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 27 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
27
Dung lượng
157 KB
Nội dung
Võ Duy Khoa Lớp: QLNN & Bồi dưỡng Ngạch Kiểm lâm Viên K1-2013 CHUYÊN ĐỀ 1: KỶTHUẬTBẢOVỆRỪNG Câu hỏi 1: Trình bày các hành vi chặt phá rừng tại địa phương hoặc nơi công tác. Phân tích nguyên nhân dẫn đến chặt phá rừng và đề xuất biện pháp giải quyết? Câu hỏi 2: Anh (chị) hãy cho biết các loại cháy rừng và nguyên nhân cháy rừng tại địa phương nơi công tác. Phân tích thực trạng và đề xuất biện pháp PCCCR hiệu quả nhất tại đơn vị. Câu hỏi 3: Anh (Chị) hãy liệt kê 3 loại sâu hại, 3 loại bệnh hại trên cây rừng trên địa bàn công tác; Đề xuất biện pháp phòng trừ đối với từng loại sâu bệnh? Bài thực hành Số 2 GVHD: Vũ Thị Lan 1 Võ Duy Khoa Lớp: QLNN & Bồi dưỡng Ngạch Kiểm lâm Viên K1-2013 Câu 1: Trình bày các hành vi chặt phá rừng tại địa phương hoặc nơi công tác. Phân tích nguyên nhân dẫn đến chặt phá rừng và đề xuất biện pháp giải quyết? Qua thực tế tình hình tại địa bàn Vườn quốc gia Núi Chúa quản lý trên 02 huyện trong những năm qua, Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia Núi Chúa đã xác định được vùng trọng điểm và các hành vi vi phạm phổ biến như sau: - Lấn, chiếm rừng trái pháp luật: Cơi nới rẫy núi tại TK 138, 141 154, 145, 155 - Khai thác rừng trái phép: Khai thác gỗ, hầm than tại tiểu khu 138, 139 - Buôn bán, vận chuyển, kinh doanh trái phép lâm sản, đăc biệt là vùng giáp ranh giữa tỉnh Khánh Hòa với Ninh Thuận. Đối tượng là một số người dân tại địa phương và một số tại xã Cam Thịnh Đông, Cam Lập - Cam Ranh – Khánh Hòa. Đối tượng phần lớn là dân trí thấp, không có nghề nghiệp ổn định, thiếu đất canh tác do nhà đông con, là những nguyên nhân chủ yếu chặ phá rừng ở đây. * Biện pháp giải quyết: - Tổ chức tuyên truyền, học tập, phổ biến, giáo dục pháp luật: + Hình thức tuyên truyền: Họp dân tuyên truyền phối hợp với tuyên truyền PCCCR nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ PCCCR và BVR tại các điểm dân cư, + Đối tượng tuyên truyền: người dân trên địa bàn VQG, các trường học, các điểm du lịch - Nắm bắt tình hình, kiểm tra, truy quét khu vực giáp ranh, vùng trọng điểm phá rừng, khu vực thường xảy ra phá rừng, buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép. - Đề xuất cơ quan chức năng rà soát và cấp đất canh tác, tạo việc làm ổn định cho nhân dân địa phương sống ven rừng. - Phối hợp với Ban Chỉ huy BVR & PCCCR của các xã, TP. Cam Ranh – Khánh Hòa tuyên truyền vận động và tuần tra truy quét nhằm tăng cường tính răng đe. Câu 2: Anh (chị) hãy cho biết các loại cháy rừng và nguyên nhân cháy rừng tại địa phương nơi công tác. Phân tích thực trạng và đề xuất biện pháp PCCCR hiệu quả nhất tại đơn vị. * Khái niệm cháy rừng: Cháy rừng là sự xuất hiện và lan truyền của những đám cháy trong rừng mà không nằm trong sự kiểm soát của con người; gây lên những tổn thất nhiều mặt về tài nguyên, của cải và môi trường. * Các loại cháy rừng tại nơi công tác: Bài thực hành Số 2 GVHD: Vũ Thị Lan 2 Võ Duy Khoa Lớp: QLNN & Bồi dưỡng Ngạch Kiểm lâm Viên K1-2013 - Cháy dưới tán rừng; - Cháy tán rừng. * Nguyên nhân: - Về điều kiện tự nhiên: VQG Núi Chúa – Ninh Thuận là nơi có Nhiệt độ, Gió cao nhất và Độ ẩm thấp nhất cả nước; Địa hình đồi núi dốc hiểm trở; Kiểu rừng lùn trên núi đá, rừng khô hạn. - Về Kinh tế - xã hội: + Chủ yếu là do con người đốt nương làm rẫy, đốt thảm cỏ để săn bắt thú, phế liệu chiến tranh, … gây cháy lan . + Lâm phần VQG Núi Chúa nằm trên 2 huyện Ninh Hải và Thuận Bắc có tới 65% đồng bào dân tộc Rắc Lây, Chăm sống gần rừng, ven rừng có tập quán sản xuất nương rẫy theo hình thức du canh làm cho lực lượng Kiểm lâm rất khó quản lý, kiểm soát. * Thực trạng và giải pháp: Theo số liệu cập nhập từ đầu mùa khô đến nay, trên lâm phần VQG Núi Chúa đã xảy ra 05 vụ cháy với tổng diện tích 5,3 ha, hiện trạng chủ yếu là trảng cỏ tranh, núi đá (Ia,NDA) địa bàn xã Lợi Hải, Công Hải, Bắc Sơn. Các vụ cháy đều được tổ chức cứu chữa kịp thời với tổng lực lượng tham gia chữa cháy là 152 người, loại cháy lướt trên mặt đất, mức độ thiệt hại không đáng kể. Công tác tuyên truyền nội dung chưa phong phú, chưa được cải tiến, còn rập khuôn nên chưa thu hút sự quan tâm của người dân, chưa thực sự nâng cao nhận thức của người dân, nhất là các thôn đồng bào dân tộc ít người. Mức độ quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương cấp xã về công tác QLBVR còn hạn chế, xem việc BVR là trách nhiệm của Kiểm lâm nên chưa phối hợp với lực lượng Kiểm lâm để thực hiện công tác QLBVR tại địa phương. Công tác tham mưu cho chính quyền địa phương cấp Xã còn chậm Để PCCCR tốt nhất cần các biện pháp sau : + Biện pháp tổ chức - hành chính : - Củng cố BCH-BVR&PCCCR VQG Núi Chúa và 04 xã Công Hải, Lợi Hải, Bắc Sơn, Vĩnh Hải. - Củng cố 09 tổ chuyên trách BVR&CCCR ở các thôn, bản gồm Suối Giếng, Xóm Đèn, Suối Đá, Kiền Kiền 2, Láng Me, Xóm Bằng, Thái An, Đá Hang, Cầu Gẫy. - Thành lập 07 tổ trực PCCCR gồm Suối Giếng, Xóm Đèn, Suối Đá, Kiền Kiền 2, Láng Me, Xóm Bằng và Thái An. Bài thực hành Số 2 GVHD: Vũ Thị Lan 3 Võ Duy Khoa Lớp: QLNN & Bồi dưỡng Ngạch Kiểm lâm Viên K1-2013 - Phân công các trạm Kiểm lâm theo dõi công tác PCCCR trên địa bàn quản lý. - Tăng cường phối hợp triển khai nhiệm vụ PCCCR, giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kiểm tra việc thực hiện phương án, nhiệm vụ PCCCR&CPR tại địa phương và các Tổ, Đội, Trạm Kiểm lâm, các Điểm trực PCCCR. - Bố trí lực lượng trực PCCCR có thời gian và địa điểm rõ ràng, cụ thể. + Biện pháp tuyên truyền giáo dục: - Thời gian tuyên truyền: Vào đầu mùa khô và trong các tháng cao điểm. - Đối tượng tuyên truyền: Đa số các vụ cháy rừng đều do con người gây ra. Do đó, để công tác PCCCR đạt hiệu quả cao, công tác tuyên truyền trong dân là hết sức quan trọng. Việc tổ chức họp dân tuyên truyền các quy định của các cấp, các ngành liên quan đến công tác QLBVR&PCCCR sẽ giúp cho bà con nhân dân hiểu rõ hơn nữa về tầm quan trọng của công tác QLBVR nói chung và công tác PCCCR nói riêng. Đối tượng tuyên truyền chính là người dân trên địa bàn VQG, các trường học, các điểm du lịch - Nội dung tuyên truyền: Phổ biến đường lối, chủ trương, quan điểm, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về PCCCR và BVR, các văn bản chỉ đạo của các cấp và hướng dẫn việc dùng lửa an toàn và tác hại của việc mất rừng. Hướng dẫn đồng bào quy trình kỹthuật đốt nương làm rẫy, mô hình sản xuất nông lâm kết hợp… - Họp dân tuyên truyền: phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức họp dân vào đầu mùa khô và trong các tháng cao điểm để thu hút người dân tham gia thực hiện tốt nhiệm vụ PCCCR, BVR tại các điểm dân cư, - Tuyên truyền truyền thanh: trong đầu mùa khô và các tháng cao điểm, kết hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền bằng hệ thống phát thanh của địa phương để hộ dân trong vùng nắm bắt thông tin về cấp dự báo cháy rừng và PCCCR, từ đó có biện pháp BVR kịp thời. + Biện pháp lâm sinh: Tại các tiểu khu có nhiều diện tích nương rẫy của đồng bào dân tộc phân bố gần với rừng tự nhiên (như TK141, 138, 167 ), vào các tháng cuối mùa khô đầu mùa mưa thì đồng bào thường đốt dọn rẫy chuẩn bị canh tác. Vì vậy, Vườn quốc gia Núi Chúa phải có những hướng dẫn về kỹthuật đốt nương làm rẫy: thời gian đốt vào chiều tối và lúc gió nhẹ; gom vật liệu cháy thành từng đống nhỏ riêng biệt và đốt lần lượt từng đống theo hướng ngược chiều gió; dọn sạch vật liệu cháy xung quanh rẫy nơi tiếp giáp với rừng tự nhiên để chống cháy lan; tổ chức canh trực suốt trong quá trình đốt; sau khi đốt xong phải tổ chức kiểm tra và dập tắt hoàn toàn những tàn lửa nhỏ còn lại mới ra về, đồng thời ký cam kết chấp hành các quy định trong việc làm nương rẫy. + Tổ chức cảnh báo cháy rừng và phát hiện sớm các điểm cháy rừng: Bài thực hành Số 2 GVHD: Vũ Thị Lan 4 Võ Duy Khoa Lớp: QLNN & Bồi dưỡng Ngạch Kiểm lâm Viên K1-2013 - Thông tin cấp dự báo cháy rừng do BCH-BVR&PCCCR tỉnh cung cấp bằng công văn hoặc bằng điện thoại. Khi tiếp nhận được thông tin cấp dự báo cháy rừng, văn phòng BCH-BVR&PCCCR VQG (thường trực là Hạt kiểm lâm VQG) có trách nhiệm sử dụng điện thoại thông báo đến các BCH-BVR&PCCCR cấp xã, tổ, đội PCCCR, các trạm Kiểm lâm triển khai các biện pháp phòng chữa cháy rừng đúng lúc và có hiệu quả. Trong suốt mùa khô, các BCH-BVR&PCCCR xã, tổ, đội PCCCR, các trạm Kiểm lâm phải phân công bố trí lực lượng canh phòng đảm bảo thời gian theo từng cấp cháy rừng, không cho người qua lại các khu vực trọng điểm, tiếp nhận và xử lý thông tin cấp dự báo cháy rừng từ BCH-BVR&PCCCR huyện (Hạt kiểm lâm VQG Núi Chúa). - Khi phát hiện có cháy, người phát hiện phải báo gấp về BCH gần nhất để tăng cường lực lượng, dụng cụ, phương tiện ngăn chặn kịp thời và dập tắt triệt để đám cháy. + Xây dựng, sửa chữa, mua sắm các trang thiết bị, công trình phục vụ công tác PCCCR: Đề nghị BCH-BVR&PCCCR tỉnh cấp kinh phí sửa chữa 04 biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng, 30 cây rựa, 20 đèn pin sạc nhằm phục vụ tốt cho công tác truyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân và tham gia chữa cháy rừng. Câu 3: Anh (Chị) hãy liệt kê 3 loại sâu hại, 3 loại bệnh hại trên cây rừng trên địa bàn công tác; Đề xuất biện pháp phòng trừ đối với từng loại sâu bệnh? * Ba loại sâu hại cây rừng: - Sâu đục thân (Celosterna pollinosa sulphurea Heller): Loài sâu đục thân này ngoài gây hại cây sao đen còn gây hại trên một số loài cây khác thuộc họ dầu. => Biện pháp phòng, trừ: + Bảovệ tốt các cây trên thảm thực địa dưới tán rừng, nơi các loài thiên địch của sâu hại rừng cư trú. + Trước thời gian sâu trưởng thành vũ hóa hàng năm, cần tổ chức chỉ đạo thực hiện cắt bỏ tất cả các cành bị sâu hại, các cây đã bị chết và thu gom tiêu hủy để diệt sâu non, nhộng. + Hàng năm, vào cuối tháng 4 đến cuối tháng 6 cần tập trung theo dõi trưởng thành vũ hóa, đẻ trứng để thu bắt trưởng thành vào các buổi sang (trước 9 h) hoặc chiều mát (sau 16h). + Sử dụng các chế phẩm nấm Beauveria, Metarhizium, phun để nấm ký sinh diệt sâu trưởng thành và sâu non trước khi sâu đục vào thân cây. Bài thực hành Số 2 GVHD: Vũ Thị Lan 5 Võ Duy Khoa Lớp: QLNN & Bồi dưỡng Ngạch Kiểm lâm Viên K1-2013 - Sâu đo (Geometridae): Sâu đo ăn trụi lá quế trông như cây chết. Sâu hại làm giảm sinh trưởng của rừng quế và làm cây suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho những loài sâu hại thứ cấp xâm nhập, phá hoại. => Biện pháp phòng, trừ: + Thường xuyên kiểm tra vườn rừng phát hiện sớm dịch hại và áp dụng biện pháp kỹthuật phù hợp phòng, trừ triệt để khi mật đọ thấp, sâu tuổi nhỏ. + Dùng bẫy đèn bẫy khi trưởng thành. + Xới đất diệt nhộng quanh tán cây quế sâu 3 - 5cm vào tháng 1 và tháng 8 hằng năm. + Đối với diện tích nhiễm sâu ở phạm vi hẹp, mật độ thấp, sâu tuổi lớn: Sử dụng vòng độc quanh thân cây hoặc dùng chế phẩm sinh học Bt để phun lên tán cây (liều lượng 3 kg/ha thuốc pha với 450 - 600 lít nước) để diệt sâu non. - Sâu nâu vạch xám (Speiredonia retorta) => Biện pháp phòng, trừ: sử dụng biện pháp IPM: bắt sâu trốn dưới gốc cây, sử dụng keo dính không cho sâu bò lên tán lá, khi mật độ cao sử dụng thuốc hóa học và sinh học để phòng trừ, như: Karate, Ofatox, Sumithion. * Ba loại bệnh hại: - Bệnh khô lá Quế: ban dầu lá xuất hiện dốm vàng nhỏ, lớn dần lên dến mép lá phần bị bệnh khô dần biến thành màu nâu xám. Bệnh lan rộng dần dến lá khác và tạo ra dốm khác. Bệnh nặng làm cho lá rụng, cây chết khô. Bệnh còn hại trên cả cành non. => Biện pháp phòng, trừ: + Để giảm bớt nguồn lây bệnh cần tiến hành cắt lá bệnh ngay từ khi mới xuất hiện đốm bệnh, nếu còn có đốm bệnh thì phải tiến hành cắt tiếp lá bệnh. + Cắt cả cành bị bệnh nhặt hết lá rụng trên luống. + Đầu mùa xuân, khi lá non mới nhú cần phun thuốc Boócdô 1% hoặc zineb 0,2%, 7 - 10 ngày phun 1 lần, phun khoảng 2 - 3 lần. - Bệnh đốm lá: Đặc điểm chính của bệnh là nấm phát triển trên bề mặt lá có dạng hình tròn màu nâu. Thời gian phát sinh bệnh mạnh vào mùa mưa khi có ẩm độ, nhiệt độ cao tháng 7, 8 hàng năm. => Biện pháp phòng, trừ: Không nên dùng thuốc hóa học trừ sâu vì ảnh hưởng đến hệ sinh vật thủy sinh. Để hạn chế nên dùng biện pháp lâm sinh; biện pháp sử dụng thiên địch. Không nên giữ nước trong mùa khô, điều này có thể mâu thuẫn với việc phòng cháy rừng. Vì vậy, cần điều tiết để giữ được độ ẩm đất khỏi bị cháy rừng, mặt khác không ảnh hưởng đến sức khỏe của cây. Bài thực hành Số 2 GVHD: Vũ Thị Lan 6 Võ Duy Khoa Lớp: QLNN & Bồi dưỡng Ngạch Kiểm lâm Viên K1-2013 - Bệnh bồ hóng: Thể sợi nấm màu đen trên bề mặt một lá, phủ kín mắt lá làm ảnh huởng dến quang hợp của cây, giảm sinh truởng, mất mỹ quan và ảnh huởng dến kinh tế. => Biện pháp phòng trừ: + Cải thiện môi truờng làm thông thoáng gió, tăng ánh sáng chiếu xuống tán rừng. + Diệt các loại côn trùng: Rệp, rệp sáp, bọ tri là môi giới truyền bệnh. + Phun lưu huỳnh- vôi 0,3- 0,50. Bài thực hành Số 2 GVHD: Vũ Thị Lan 7 Võ Duy Khoa Lớp: QLNN & Bồi dưỡng Ngạch Kiểm lâm Viên K1-2013 CHUÊN ĐỀ 2: ĐA DẠNG SINH HỌC và CÔNG ƯỚC CITES Câu hỏi: Thực trạng đa dạng sinh học ở địa phương? Những nguyên nhân nào suy thoái đa dạng sinh học ở địa phương? Nêu và phân tích các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học đã thực hiện ở địa phương? * Sơ lược về Vườn Quốc gia Núi Chúa: - Vị trí địa lý: Thị trấn Khánh Hải; huyện Ninh Hải; tỉnh Ninh Thuận Bài thực hành Số 2 GVHD: Vũ Thị Lan 8 Võ Duy Khoa Lớp: QLNN & Bồi dưỡng Ngạch Kiểm lâm Viên K1-2013 - Quyết định thành lập: Số 243/NN-PTLN/CV ngày 12/01/1998 - Toạ độ địa lý: Vĩ độ 11 độ 35'40" đến 11 độ 48'24" vĩ độ Bắc; kinh độ 109 độ 03'36" đến 109 độ 14'24" kinh độ Đông. - Quy mô diện tích: 29.673 ha. - Vùng đệm: Thuộc 3 xã : Tri Hải, Nhơn Hải, Phương Hải; diện tích 11.200 ha; dân số 4.141 hộ, 24.546 khẩu - Cơ quan / cấp quản lý: Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận - Ban quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận - Hoạt động du lịch: Trung tâm Du lịch và Giáo dục Môi trường - Các dự án có liên quan: Dự án bảo tồn rùa biển - Dân số trong vùng: 9.150 hộ, 53.409 khẩu. *Thực trạng về đa dạng sinh học: Thảm thực vật rừng có 2 dạng rừng khô hạn và rừng thường xanh. Đây là một dạng kiểu rừng khô hạn duy nhất ở Việt Nam dạng khảm giữa nửa lá dụng và lá dụng trên đất thấm, gần biên giới Cambodia có diện tích trảng cỏ ngập nước. Các loài cây gỗ ưu thế trong Vườn là vên vên Anisoptera costata , dẩu mít Dipterocarpus costatus , dẩu trai Dipterocarpus intricatus , sao đen Hopea odorata , Trầm hương Aquilaria crassna , Hoàng đàn giả Dacrydium pierei , Kim giao Podocarpus fleuryi … Khu hệ động vật ở Vườn quốc gia Núi chúa chưa được điều tra, nghiên cứu đầy đủ nhưng theo một số nhà khoa học nơi đây vẫn tồn tại nhiều loài động vật quý hiếm như: Voọc và chân xám Pygathrix nigripes , gấu ngựa Ursus thibetanus , Rùa da Dermochelys coriacea, Đồi mồi dứa Chelonia mydas , Vích Caretta caretta Nhiều loài chim qúy hiếm vẫn còn hiện diện như: cốc biển bụng trắng Fregata andrewsi , gà lôi Lophura nythemera , phướn đất Carpococcyx renauldi, công Pavo muticus chứng tỏ mức độ đa dạng nơi đây vẫn còn khá cao. Vườn quốc gia Núi Chúa có tài nguyên rừng rất phong phú và đa dạng với diện tích rừng khô hạn rộng lớn đặc trưng và độc đáo của Việt Nam và diện tích rừng thường xanh cây lá rộng xen kẽ cây lá kim đặc trưng của vùng khí hậu á nhiệt đới ẩm còn mang tính chất nguyên sinh. Hệ thực vật rừng khá phong phú đa dạng và mang tính khô hạn rõ rệt với các kiều rừng chính: - Kiểu thực vật trên cát biển - Kiểu rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới - Kiểu truông gai hạn nhiệt đới - Kiểu trảng cây to cây bụi cỏ cao khô nhiệt đới Bài thực hành Số 2 GVHD: Vũ Thị Lan 9 Võ Duy Khoa Lớp: QLNN & Bồi dưỡng Ngạch Kiểm lâm Viên K1-2013 - Kiểu rú kín lá cứng hơi khô nhiệt đới - Kiểu rừng kín thường xanh hơi ẩm nhiệt đới núi thấp. Tuy nhiên, nếu không bảovệ tích cực thì rất dể bị suy thoái. * Nguyên nhân suy thoái: - Nguyên nhân do con người: + Các hành vi khai thác gỗ, cây cảnh, săn bắt động vật hoang dã,… của con người đã gây trực tiếp sự suy thoái + Phá rừng làm rẩy, cháy rừng,… làm mất diện tích rừng vốn là nơi trú ngụ tự nhiên của các loài sinh vật hoang dã + Áp lực phát triển kinh tế, tăng dân số … đã làm tăng nhanh nhu cầu khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thêm vào đó, các nước kém phát triển, công nghệ lạc hậu thì việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên kém hiệu quả, hiệu suất sử dụng và tận dụng thấp cũng là mọt trong những nguyên nhân làm suy thoái đa dạng sinh học hoặc làm tuyệt chủng một loài nào đó. + Gần đây, Vườn vừa bị chuyển hơn 2.000ha để làm đường ven biển là một trong những nguyên nhân làm giảm diện tích rừng, làm cho nhiều quả đồi, núi bị mất tích. Diện tích kiếm ăn và di chuyển của một số loài thú bị hẹp, thậm chí không còn thức ăn. - Nguyên nhân do thiên nhiên: Biến đổi khí hậu như: hạn hán năm 2004 làm chết khô hơn 34ha ở khu vực Tiểu khu 161, 162 đến nay mới dần phục hồi; lụt bảo năm 2009 làm sạt lở đất hơn 8ha tại Tiểu khu 146, 138… * Biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học: - Biện pháp tuyên truyền: + Xử lý dứt điểm và nghiêm khắc theo quy định của pháp luật các hành vi phá rừng trái pháp luật đang tồn đọng; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát vùng lõi cũng như vùng đệm nhằm hạn chế và răng đe các hành vi xâm hại đến rừng, + Đổi mới phương pháp tuyên truyền giáo dục trong nhân dân vùng ven một cách sinh động, cuốn hút và thuyết phục hơn. Bài thực hành Số 2 GVHD: Vũ Thị Lan 10 [...]... biến rừng, cơ sở dữ liệu lô trạng thái từ bản đồ hiện trạng rừng, số hiệu lô trạng thái, diện tích, loại đất, loại rừng, quy hoạch 3 loại rừng Qua đó, giúp cho các cấp, các ngành, chủ rừng nắm được tình hình biến động về các loại rừng, loại đất, đưa ra phương án, kế hoạch quản lý bảo vệrừng và phát triển rừng trên địa bàn hiệu quả, để rừng ổn định và phát triển bền vững; nắm vững diện tích các loại rừng, ... cập nhật theo dõi diễn tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu kế thừa các loại bản đồ có sẵn của các đơn vị quản lý rừng, đơn vi tư vấn nông – lâm nghiệp như: bản đồ giao khoán quản lý bảovệ rừng, bản đồ kiểm kê tài nguyên rừng phục vụ cho các dự án thuê đất, thuê rừng … và cập nhật các diện tích chuyển đổi, khai thác, cháy rừng, phá rừng, trồng rừng hàng năm trên lâm phận Vườn... biện pháp bảovệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản, phá rừng làm rẫy và chống người thi hành công vụ; - Căn cứ Phương án Phòng cháy chữa cháy rừng mùa khô năm 2012 – 2013 và Truy quét chống phá rừng năm 2013 số 01/PA-PCCCR-CPR ngày 21/9/2012 của Vườn Quốc gia Núi Chúa đã được BCH-BVR&PCCCR tỉnh Ninh Thuận phê duyệt; - Căn cứ đặc điểm, tình hình về công tác bảovệ rừng, ... tác quản lý bảo vệ rừng; - Triệt phá xóa bỏ các điểm nóng, các khu vực phức tạp về phá rừng làm rẫy, khai thác, vận chuyển các loại lâm sản, dộng vật hoang dã trái pháp luật nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại tài nguyên rừng; - Tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các ngành, các cấp chính quyền trong việc quản lý, bảo vệ rừng; đặc biệt là các khu vực rừng giáp ranh 2 Yêu cầu: - Đảm bảo lực lượng... tế để bảovệ các khía cạnh của đa dạng sinh học Nhiều bộ luật của quốc gia có nội dung bảo tồn đa dạng sinh học, nhiều công ước quốc tế có nội dung bảo tồn loài, bảo tồn sinh cảnh… Nhận thức được tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên, tính đa dạng sinh học, Chính phủ Việt Nam đã có những hành động tích cực trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học thông qua các khoản đầu tư cho quản lý bảovệ và... thập, cập nhật số liệu thường kỳvề phát triển rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, quy hoạch sử dụng đất, đánh giá chất lượng rừng, cháy rừng, phá rừng, lập bản đồ theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp… Tuy nhiên, đến nay việc theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp vẫn do Chi cục Kiểm lâm thực hiện là chính Việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng đã hoàn thành, song số liệu và bản đồ hiện... Kiểm lâm Viên K1-2013 định đất nông – lâm nghiệp năm 2000 có tỷ lệ 1/50.000; bản rà soát quy hoạch 3 loại rừng năm 2008 có tỷ lệ 1/50.000; các loại bản đồ kiểm kê tài nguyên rừng phục vụ cho thuê đất, thuê rừng có tỷ lệ 1/10.000; các loại bản đồ giao khoán quản lý bảo vệrừng của các đơn vị quản lý rừng có tỷ lệ 1/10.000 cùng toàn bộ cơ sở dữ liệu bản đồ số hóa của các loại bản đồ trên * Những thuận lợi,... biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp Nhiệm vụ của công tác theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp - Hàng năm nắm vững diện tích các loại rừng, đất lâm nghiệp hiện có; sự biến động diện tích các loại rừng, các loại đất quy hoạch cho sản xuất lâm nghiệp theo lãnh thổ nhằm giúp hoạch định chính sách lâm nghiệp ở địa phương và trung ương phục vụ công tác bảovệ và phát triển rừng; Cập nhật... diễn biến rừng và đất lâm nghiệp hàng năm chỉ dừng lại ở việc thống kê số liệu bằng phương pháp thủ công, khiến việc thường xuyên theo dõi, đánh giá diễn biến về số lượng, chất lượng và tình hình phân bố của rừng để đưa ra các biện pháp quản lý, bảovệ và phát triển rừng gặp khó khăn…; Thực tế, để làm tốt công tác theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp cần phải có sự phối hợp giữa chủ rừng, cơ quan... sâu với quốc tế Ngoài ra cùng tham gia hợp tác nghiên cứu, bảo tồn đa dạng sinh học, chúng ta cũng có thể cử cán bộ đi học, tiếp cận với những phương pháp bảo tồn tiên tiến Việc tham quan trao đổi thông tin giữa các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia trong và ngoài nước cũng góp phàn không nhỏ trong quản lý bảo vệrừng nói chung và trong bảo tồn đa dạng sinh học nói riêng Bài thực hành Số 2 GVHD: . Ninh Thuận Bài thực hành Số 2 GVHD: Vũ Thị Lan 8 Võ Duy Khoa Lớp: QLNN & Bồi dưỡng Ngạch Kiểm lâm Viên K1 -20 13 - Quyết định thành lập: Số 24 3/NN-PTLN/CV ngày 12/ 01/1998 - Toạ độ địa lý: Vĩ. Bảo vệ. Bài thực hành Số 2 GVHD: Vũ Thị Lan 12 Võ Duy Khoa Lớp: QLNN & Bồi dưỡng Ngạch Kiểm lâm Viên K1 -20 13 + Bẫy thức ăn. + Sinh sản. + Nâng đỡ Lá. Bài thực hành Số 2 GVHD: Vũ Thị Lan 13 Võ. của gỗ: Bài thực hành Số 2 GVHD: Vũ Thị Lan 16 Võ Duy Khoa Lớp: QLNN & Bồi dưỡng Ngạch Kiểm lâm Viên K1 -20 13 + Mặt cắt xuyên tâm: Là mặt cắt nghiên cứu có phương song song với trục dọc thân