1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo nghiên cứu khoa học " ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI THEO PHƯƠNG PHÁP CỦA FAO PHỤC VỤ CHO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP Ở VÙNG ĐỒI NÚI LỆ NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH " pot

25 1,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 15,02 MB

Nội dung

ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI THEO PHƯƠNG PHÁP CỦA FAO PHỤC VỤ CHO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP Ở VÙNG ĐỒI NÚI LỆ NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH Hà Văn Hành, Trương Đình Trọng, Nguyễn Q

Trang 1

ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI THEO PHƯƠNG PHÁP CỦA FAO

PHỤC VỤ CHO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP

Ở VÙNG ĐỒI NÚI LỆ NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH

Hà Văn Hành, Trương Đình Trọng, Nguyễn Quang

Tuấn

Phạm Bá Thuấn, Đỗ Thị Việt Hương, Nguyễn Từ Đức

Trường Đại học Khoa học, Đại

học Huế

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi Quốc gia và là tư liệu sản xuất đặc biệt của nền sản xuất nông - lâm nghiệp Vì vậy, từ năm 1970, nhiều quốc gia đã phát triển các hệ thống đánh giá đất đai và các nhà nghiên cứu thấy rằng cần phải có những cuộc thảo luận quốc tế để tiêu chuẩn hoá vấn đề này

Trang 2

(FAO, 1972) Dự thảo này đã được Brinkman và Smyth sửa chữa, bổ sung và cho

ra đời bản hướng dẫn về “Đánh giá đất đai” đầu tiên (1973) Năm 1975, các

chuyên gia hàng đầu về đánh giá đất đai của FAO đã biên soạn lại toàn bộ nội

dung và cho ra đời tài liệu “Nội dung cho việc đánh giá đất đai” (1976) Hiện

nay, phương pháp đánh giá đất đai của FAO đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới và đã cho những kết quả đáng khích lệ, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển

phân hoá phức tạp đã hình thành nên 5 nhóm đất chính với 20 loại đất Việc khai thác sử dụng tài nguyên đất đai ở đây còn mang tính tự phát, chưa được hoạch định một cách rõ ràng nên đời sống nhân dân thiếu ổn định, kinh tế khó khăn và làm cho đất đai ngày càng bạc màu Chính vì vậy, việc ứng dụng những thành tựu mới về đánh giá đất đai của FAO vào điều kiện lãnh thổ vùng đồi núi Lệ Ninh phục vụ cho quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp trở nên vô cùng cần thiết và có ý nghĩa lớn lao

2 TIẾP CẬN PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI CỦA FAO

Theo FAO (1976) “Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt đất cần đánh giá với những tính chất của đất đai

mà loại hình sử dụng đất yêu cầu phải có”[2] Cũng trong năm 1976, tổ chức

Nông - Lương thế giới cho xuất bản cuốn sách ”Quy trình đánh giá đất đai” với các bước như sau:

Trang 3

Sơ đồ 1: Quy trình đánh giá và quy hoạch sử dụng đất của FAO (1976)

5

Đánh giá khả năng thích hợp

6

Xác định môi trường

và kinh tế

- xã hội

7

Xác định loại sử dụng thích hợp nhất

8

Quy hoạch

sử dụng đất

9

Ứng

dụng đánh giá đất

Quy trình đánh giá và quy hoạch sử dụng đất bao gồm 9 bước với nội dung cụ thể là:

1 Xác định mục tiêu: Đây là bước quyết định trong quy trình đánh giá vì nó

xác định trước nội dung, phương pháp và kinh phí cho việc nghiên cứu Xác định mục tiêu chính xác sẽ đảm bảo cho việc điều tra đi đúng hướng và công việc đánh

vụ cho đánh giá đất đai là rất lớn Để giảm bớt thời gian và chi phí cho công tác này người ta thường tiến hành theo các phương pháp sau: thu thập các số liệu thực sự cần thiết cho việc đánh giá đất đai; phân loại sử dụng tối ưu các số liệu đã có sẵn; sử dụng công nghệ mới như: ngân hàng dữ liệu, hệ thông tin địa lý (GIS), ảnh viễn thám

Trang 4

3 Xác định loại hình sử dụng đất: Một mảnh đất có thể được đưa vào

nhiều loại hình sử dụng khác nhau nhưng thông thường thì không có hiệu quả như nhau Vì vậy cần phải xem xét những loại hình sử dụng nào là đặc trưng và

có triển vọng

4 Xác định đơn vị đất đai: Đơn vị đất đai được sử dụng làm cơ sở cho

đánh giá đất là thể tổng hợp của nhiều loại bản đồ đơn tính được chồng xếp lên nhau

5 Đánh giá mức độ thích hợp: Khả năng thích hợp đất đai là sự phù hợp của

một đơn vị đất đai đối với một loại hình sử dụng đất được xác định Mức độ thích hợp đất đai được phân ra thành 2 cấp (categories) là thích hợp (S) và không thích hợp (N) Các cấp này lại được chia ra các hạng (classes) như: rất thích hợp (S1), thích hợp (S2), ít thích hợp hoặc thích hợp có điều kiện (S3), không thích hợp hiện tại (N1), không thích hợp vĩnh viễn (N2)

6 Xác định môi trường và kinh tế - xã hội: Đánh giá đất đai cần tính đến

hiệu quả kinh tế - xã hội của các loại hình sử dụng đất được đề nghị và tác dụng môi trường ở khu vực đánh giá Việc điều tra các vấn đề kinh tế - xã hội như: dân

số, lao động, thị trường, sở hữu ruộng đất, phong tục và văn hoá địa phương là rất cần thiết khi làm công tác quy hoạch

7 Xác định loại sử dụng đất thích hợp nhất: Các đơn vị đất đai được xếp

loại theo mức độ thích hợp đối với từng loại hình sử dụng đất hay một nhóm cây trồng cụ thể Yêu cầu của các loại sử dụng đất được đối sánh với đặc tính hay

Trang 5

từng đơn vị đất đai riêng biệt, trong đó các vấn đề về kinh tế - xã hội và môi trường cũng phải được đề cập đến

8 Quy hoạch sử dụng đất: Quy hoạch đất đai được tiến hành từ công tác

đánh giá đất và trên cơ sở những kiến nghị về sử dụng đất ở từng khu vực Trong khi việc đánh giá đất đai thường tập trung vào tiềm năng của các đơn vị đất đai riêng lẻ, thì quy hoạch sử dụng đất lại được tiến hành trên quy mô tổng thể và phải xác định mối quan hệ giữa các loại hình sử dụng [3]

9 Ứng dụng đánh giá đất: Mục đích cuối cùng của đánh giá và quy

hoạch đất đai là áp dụng những kết quả đánh giá, các phương án quy hoạch

sử dụng đất vào thực tiễn sản xuất nhằm đưa lại hiệu quả cao hơn

3 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÙNG ĐỒI NÚI LỆ NINH

3.1 Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ:

giáp thị xã Đồng Hới và huyện Bố Trạch, phía Nam giáp huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị), phía Tây giáp Lào và phía Đông là vùng đồng bằng ven biển của hai huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh

Vùng đồi núi được xác định bởi khái niệm tương đối là một vùng lãnh thổ

2

Trang 6

3.2 Địa hình:

Toàn vùng đồi núi Lệ Ninh tỉnh Quảng Bình nằm ở phía Đông của dãy Trường Sơn, có hướng nghiêng dần từ Tây sang Đông và phân thành 2 nhóm dạng địa hình sau:

- Nhóm dạng địa hình núi: Bao gồm những dãy núi xen kẽ các khe sâu

chiếm 37% diện tích tự nhiên toàn vùng Thuộc nhóm này chủ yếu là núi thấp với

độ cao từ 250 - 750m Do vùng núi có độ dốc lớn, tầng đất thường mỏng và ở xa mực nước ngầm nên ít bị kết von

- Nhóm dạng địa hình đồi: Là phần tiếp theo nằm ở phía Đông của vùng

núi, với độ cao từ 10 - 250m, chiếm 63% diện tích tự nhiên toàn vùng Phía Bắc sông Long Đại chủ yếu là dạng địa hình đồi thấp, đồi bát úp Từ Nam sông Long Đại trở vào xen kẽ giữa đồi cao, thung lũng và các núi đá vôi

3.3 Khí hậu

Tỉnh Quảng Bình nói chung, vùng đồi núi Lệ Ninh nói riêng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Tuy nhiên do vị trí địa lý và đặc điểm địa hình nên khí hậu ở đây có những nét đặc thù riêng và khá phức tạp Nhiệt độ bình

do lượng mưa phân bố không đều trong năm nên gây tình trạng hạn hán nghiêm trọng trong các tháng ít mưa và ngập lụt trong các tháng mưa nhiều

Trang 7

Trong năm có hai mùa gió chính, tương ứng với hai mùa nóng, lạnh Gió mùa hè thường xuất hiện từ tháng IV đến tháng VIII Trung bình mỗi năm có khoảng trên dưới 30 ngày có gió Tây Nam khô nóng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng

và phát triển của cây trồng Gió mùa đông thịnh hành từ tháng IX đến tháng III

năm sau và thường kèm theo mưa Theo tài liệu “Đặc điểm khí hậu Bình Trị Thiên” (1985) thì đây là khu vực chịu ảnh hưởng nhiều của bão

Ký hiệu

I.1 Đất phù sa chua Pc Dystric Fluviols FLd

Trang 8

Fluviols

ĐỔI

II.1 Đất mới biến đổi chua CMc Dystric Cambisols CMd

nông

g1

ACa-III.2 Đất xám bạc màu Xab Albic Acrisols ACab

Trang 9

III.3 Đất xám feralit Xf Ferralic Acrisols ACf

III.4 Đất xám kết von Xfe Ferric Acrisols ACfe

Trang 10

ACfe4-III.5 Đất xám loang lổ XL

III.6 Đất xám mùn trên núi Xu Humic Acrisols ACu

Trang 11

18) Đất nâu vàng điển hình Fx-h

V.1 Đất tầng mỏng chua Ec Dystric Leptosols LPđ

và hàng chục hồ nhỏ khác cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất ở vùng đồi núi cũng như vùng đồng bằng

Ngoài ra, vùng gò đồi do cấu trúc địa hình và địa thế thuận lợi để xây dựng các hồ chứa hoặc đập dâng nên đã mở ra triển vọng lớn cho việc xây dựng các công trình thuỷ lợi lớn như hồ Bang, hồ Khe Văn nhằm cung cấp nước tưới cho cây

Trang 12

4 ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN HẠNG ĐẤT ĐAI Ở VÙNG ĐỒI NÚI LỆ NINH

4.1 Mục tiêu và nhiệm vụ

Với quy trình chung về đánh giá đất đai nêu trên, tuỳ thuộc vào tình hình

cụ thể mà xác định mục tiêu, nhiệm vụ và có giải pháp thực hiện hợp lý Riêng với điều kiện lãnh thổ nghiên cứu, việc đánh giá đất đai cần đạt được 2 mục tiêu là:

- Xác định tài nguyên đất đai về số lượng, chất lượng và khả năng sử dụng

- Đánh giá, phân hạng thích nghi cho một số nhóm cây trồng và đề xuất sử dụng hợp lý

Để đạt được các mục tiêu trên, cần thực hiện tốt các nhiệm vụ chính sau:

- Trên cơ sở các loại bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ hiện trạng sử dụng đất tiến hành lựa chọn, phân cấp các chỉ tiêu và thành lập bản đồ đơn vị đất đai phục

vụ cho việc đánh giá

- Đánh giá, phân hạng mức độ thích hợp đất đai được áp dụng theo nội dung phương pháp của FAO vào điều kiện cụ thể ở vùng đồi núi Lệ Ninh

Trang 13

- Đề xuất sử dụng đất theo phương pháp phân tích hệ thống trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững

Trang 15

4.2 Lựa chọn, phân cấp chỉ tiêu và xây dựng bản đồ đơn vị đất đai:

Để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai thì trước hết phải lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu của bản đồ Việc lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu thì tuỳ thuộc vào

tỷ lệ bản đồ, điều kiện khu vực nghiên cứu mà có thể phân ra các cấp khác nhau Riêng lãnh thổ vùng đồi núi Lệ Ninh, bản đồ đơn vị đất đai được xây dựng dựa trên 8 chỉ tiêu và được thể hiện ở bảng 2

Trên cơ sở hệ thống các chỉ tiêu phân cấp đã xác định như ở bảng 2 và kết hợp với việc khảo sát thực địa cũng như tiến hành chồng xếp các loại bản đồ đơn tính, toàn bộ lãnh thổ vùng đồi núi Lệ Ninh được phân ra 112 đơn vị đất đai Các loại bản đồ chúng tôi sử dụng để xác định và xây dựng bản đồ đơn vị đất đai vùng đồi núi Lệ Ninh đều có tỷ lệ 1/50.000

4.3 Kết quả đánh giá và phân hạng:

Để đánh giá thích nghi đất đai của các loại hình sử dụng đất, trước hết phải dựa theo yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng chủ yếu ở lãnh thổ nghiên cứu [5] Riêng vùng đồi núi Lệ Ninh chúng tôi lựa chọn 4 nhóm sử dụng đất chủ yếu để đánh giá thích nghi là: Lúa nước 2 vụ có tưới; Hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày; Cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả; Nông, lâm kết hợp

Việc đánh giá, phân hạng đất đai được thực hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/50.000

và mức độ thích hợp được phân thành 4 cấp là: S1: Rất thích hợp; S2: Thích hợp trung bình; S3: Kém thích hợp; N: Không thích hợp

Trang 16

Nguyên tắc phân hạng được thực hiện theo sự kết hợp của các yếu tố giới hạn và lấy cấp hạn chế cao nhất để kết luận mức độ thích hợp đất đai Như vậy, mức độ thích hợp của một loại hình sử dụng nào đó trên một đơn vị đất đai tuỳ thuộc vào hạng thấp nhất của một chỉ tiêu phân cấp

Mức độ thích hợp được xác định bằng việc so sánh giữa yêu cầu sử dụng đất của các nhóm cây trồng và chất lượng của từng đơn vị đất đai [4] Qua kết quả phân hạng mức độ thích hợp đất đai vùng đồi núi Lệ Ninh cho thấy:

- Hiện tại diện tích đất lúa nước 2 vụ có tưới ở vùng đồi núi Lệ Ninh là

mức S3 là 47.180 ha và N là 150.420 ha Vì vậy, việc đầu tư mở rộng diện tích trồng lúa sẽ gặp khó khăn và không hiệu quả về kinh tế

- Cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày có diện tích thích hợp ở mức S2 là 37.720 ha, S3 là 66.260 ha và N là 106.840 ha

- Diện tích cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả thích hợp mức S2 là 18.250 ha, S3 là 36.526 ha và N là 156.044 ha

- Riêng diện tích để phát triển nông, lâm kết hợp thì ở đây tương đối nhiều: S2 là 65.560 ha, S3 là 82.653 ha và N là 62.607 ha nên việc xây dựng các

mô hình kinh tế sinh thái nông hộ theo hướng nông, lâm kết hợp sẽ thế mạnh lâu dài của vùng đồi núi Lệ Ninh

Trang 17

Chỉ tiêu Phân cấp Ký hiệu

Trang 18

I Loại đất

1 Đất phù sa chua glây nông

2 Đất mới biến đổi chua glây nông

3 Đất xám cơ giới nhẹ lẫn đá nhiều

ở nông

4 Đất xám bạc màu có tầng loang lổ sâu

5 Đất xám bạc màu cơ giới nhẹ

6 Đất xám feralit điển hình

7 Đất xám feralit đá lẫn nhiều ở nông

8 Đất xám feralit đá lẫn nhiều ở sâu

9 Đất xám feralit đá nông

10 Đất xám feralit đá sâu

Pc-g1

g1

Trang 21

V Điều kiện tưới 2 Ít chủ động

3 Không được tưới

VII Nhiệt độ trung bình

năm (hoặc tổng tích ôn

Trang 22

Qua nghiên cứu, đánh giá tiềm năng đất đai ở vùng đồi núi Lệ Ninh theo phương pháp của FAO, chúng tôi bước đầu đưa ra một số kết luận sau:

- Vùng đồi núi Lệ Ninh có diện tích rộng lớn với sự phức tạp về địa hình

và đất đai nên lãnh thổ có sự phân hoá đa dạng và đã tạo thành 112 đơn vị đất đai Chính sự đa dạng, phức tạp này đã tạo ra những thuận lợi và khó khăn trong phát triển nông, lâm nghiệp

- Để sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai thì việc đánh giá, phân hạng đất đai theo quy trình của FAO là rất cấn thiết Kết quả đánh giá phân hạng dựa trên 8 chỉ tiêu cho 4 loại hình sử dụng chính là cơ sở cho quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp ở khu vực nghiên cứu

-Với điều kiện địa hình, khí hậu và thổ nhưỡng như ở vùng đồi núi Lệ Ninh thì việc phát triển các mô hình nông, lâm kết hợp phù hợp với điều kiện sinh thái sẽ đưa lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ được đất đai

Công trình này được hoàn thành trong khuôn khổ chương trình nghiên cứu khoa học cơ bản giai đoạn 2004 - 2005, Đề tài mã số 74.19.04

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Dent D and Young A Soil survey and land evaluation Allen and

Unwin London (1981)

Trang 23

3 FAO Guidelines for land use planning Rome (1988)

4 FAO Land evaluation and farming system analysis for land use planning Working document (1994)

5 Hoàng Đức Triêm, Hà Văn Hành, Trương Đình Trọng và nnk Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên và đề xuất hệ thống sử dụng lãnh thổ đồi núi tỉnh Quảng Trị cho mục đích nông, lâm nghiệp trên quan điểm phát triển bền vững Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ, Trường

Đại học Khoa học Huế (2003)

6 Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp Đánh giá đất vì sự phát triển FAO, 1986 (Tài liệu dịch và in ấn lưu hành nội bộ) Hà Nội

(1993)

TÓM TẮT

Phương pháp đánh giá đất đai của FAO là một trong những phương pháp tiên tiến nhất hiện nay Việc ứng dụng phương pháp này vào lãnh thổ đồi núi Lệ Ninh, tỉnh Quảng Bình phục vụ quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp là rất cần thiết Bài báo đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất

và sử dụng đất đai ở lãnh thổ nghiên cứu Áp dụng quy trình 9 bước của FAO để đánh giá đất đai ở khu vực nghiên cứu dựa trên bản đồ đơn vị đất đai Dựa trên

8 chỉ tiêu được phân cấp, bản đồ đơn vị đất đai tỷ lệ 1/50.000 được thành lập gồm có 112 đơn vị đất đai Kết quả đánh giá phân hạng đất đai cho 4 loại hình

Trang 24

sử dụng chính là cơ sở vững chắc cho định hướng quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp ở vùng đồi núi Lệ Ninh, tỉnh Quảng Bình

EVALUATING LAND RESOURCE BY FAO METHOD

FOR PLANNING AGRO - FORESTRY DEVELOPMENT IN THE

HILL - MOUNTAINOUS AREA OF LE NINH, QUANG BINH PROVINCE

Ha Van Hanh, Truong Dinh Trong, Nguyen Quang

Tuan

Pham Ba Thuan, Do Thi Viet Huong, Nguyen Tu Duc

College of Sciences, Hue

Ngày đăng: 19/06/2014, 09:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: Quy trình đánh giá và quy hoạch sử dụng đất của FAO (1976) - Báo cáo nghiên cứu khoa học " ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI THEO PHƯƠNG PHÁP CỦA FAO PHỤC VỤ CHO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP Ở VÙNG ĐỒI NÚI LỆ NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH " pot
Sơ đồ 1 Quy trình đánh giá và quy hoạch sử dụng đất của FAO (1976) (Trang 3)
Bảng  1:  Hệ  thống  phân  loại  đất  vùng  đồi  núi  Lệ  Ninh  (theo  FAO  -  UNESCO) - Báo cáo nghiên cứu khoa học " ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI THEO PHƯƠNG PHÁP CỦA FAO PHỤC VỤ CHO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP Ở VÙNG ĐỒI NÚI LỆ NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH " pot
ng 1: Hệ thống phân loại đất vùng đồi núi Lệ Ninh (theo FAO - UNESCO) (Trang 7)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w