Thóiquenănmặn,rướcbệnhvàothânĂn nhiều muối có nguy cơ cao mắc các bệnh: cao huyết áp, đột quỵ… song không ít người đã quá quen với khẩu vị đậm đà nên khó lòng ăn lạt. Muối chúng ta ăn thừa sẽ đi đâu? Khi dư thừa, muối được tim thông qua máu đưa đến thận để thải ra ngoài, điều này khiến tim, thận phải tích cực lao động. Nếu cả hai cùng yếu thì natri trong muối sẽ giữ nước lại, cơ thể sẽ bị phù. Ăn mặn một ngày hay một bữa không sao, vì tim và thận có thể làm tròn trách nhiệm, nhưng ăn mặn về lâu về dài, sẽ mắc các bệnh nguy hiểm. Vì thế, cần thay đổi cách ăn. “Kiểm kê” lượng muối trong các món nấu, chúng ta dể dàng tìm thấy chúng nằm trong phần nước lèo, nước kho. Nhiều người khi ăn phở còn nêm thêm tương đen tương đỏ rồi xì xụp húp. Để hạn chế muối, cần tập thóiquen mới: “Khôn ăn cái, dại ăn nước”. Các món bánh như bột lọc, bánh cuốn, bánh ướt…, khi ăn, nhiều người cũng để bánh ngập trong nước mắm. Để cơ thể bớt “nhập khẩu” muối, cần dùng chén nước mắm riêng để chấm. Các món thịt kho, cá kho… cũng thường được nêm rất đậm đà. Để bớt muối, nên biết… quên ướp muối trong cá thịt và chỉ nêm nếm khi đang nấu trên bếp. Không nấu lâu vì thời gian càng lâu, muối càng ngấm vào thực phẩm. Món chứa cả một “mỏ muối” là bánh mì thịt. Bản thân bánh mì không đã được nêm muối, lại thêm nhân thịt nguội rất mặn, người bán cũng “thẳng tay” rắc muối tiêu, xì dầu. Vì vậy, sau khi ăn bánh mì, người ta thường có cảm giác khát nước. Lượng uống nước vào nhằm giúp cơ thể thải muối ra ngoài. Tương tự, các món cá khô, mực khô, dưa chua, cà pháo… cũng ngập trong muối từ khi chế biến, khi ăn lại được chấm thêm tương ớt, nước mắm, mắm tôm. Khi ăn các món này, nên hạn chế gia vị và chấm “hương hoa” mà thôi. Các món cuốn rất ngon nhưng cũng nhiều muối, vì trong bánh tráng đã có muối, phần nhân luôn được nêm muối và khi ăn thì chấm ngập trong nước tương hay nước mắm. Vì thế, bí quyết giảm muối là cuốn nhiều rau tươi và chấm nhẹ tay. Thóiquen khó thay đổi một sớm một chiều, vì thế, để hạn chế nguy cơ gây ra các bệnh cao huyết áp, đột quỵ…, cần “ưu ái” thực phẩm chứa kali bởi chúng là thuộc trợ tim từ thiên nhiên. Kali có nhiều trong các loại rau quả như: chuối, nho, cà rốt, khoai lang, sữa ít béo, sữa chua, rau tươi, đậu phộng, hạt điều, hạt dẻ, socola, cà phê… Hãy ưu tiên các món hấp, luộc, chưng như: cá chẽm chưng tương, gà hấp hành, vịt luộc… Và quan trọng hơn hết, phải cho trẻ nhỏ ăn lạt. Chén bột, chén cháo của bé dưới 1 tuổi cần nêm lạt hơn khẩu vị bình thường. P/S: Quan niệm sai lầm: Nhiều người nghĩ ra nhiều mồ hôi sẽ mất nhiều muối, vì thế phải bù muối bằng cách ăn mặn hơn hoặc uống nước chanh muối. Thực tế, điều này không đúng, vì lượng muối thải qua mồ hôi không nhiều (muối chủ yếu thải qua thận). Và với khẩu vị ăn như hiện nay thì hầu như không ai thiếu muối, thậm chí thừa muối vì lượng muối có trong chất đạm: thịt, cá, tôm cua… và có trong các loại rau, đã đủ cho cơ thể. Việc nêm thêm muối chỉ có tác dụng giúp ngon miệng . Thói quen ăn mặn, rước bệnh vào thân Ăn nhiều muối có nguy cơ cao mắc các bệnh: cao huyết áp, đột quỵ… song không ít người đã quá quen với khẩu vị đậm đà nên khó lòng ăn lạt. . người khi ăn phở còn nêm thêm tương đen tương đỏ rồi xì xụp húp. Để hạn chế muối, cần tập thói quen mới: “Khôn ăn cái, dại ăn nước”. Các món bánh như bột lọc, bánh cuốn, bánh ướt…, khi ăn, nhiều. thể sẽ bị phù. Ăn mặn một ngày hay một bữa không sao, vì tim và thận có thể làm tròn trách nhiệm, nhưng ăn mặn về lâu về dài, sẽ mắc các bệnh nguy hiểm. Vì thế, cần thay đổi cách ăn. “Kiểm kê”