Táchạicủaphunxăm Ngày nay, nhiều phụ nữ thích làm đẹp mí mắt, chân mày, môi và thậm chí là cơ thể… bằng phương pháp phun xăm. Xét ở góc độ thẩm mỹ, phunxăm mang lại những hiệu quả tích cực, tuy nhiên nó vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe. Vô tình mang sẹo Nghe lời bạn bè rủ rê, chị Mai quyết định đến thẩm mỹ viện N.D ở đường 3 Tháng 2 (TPHCM) để làm đẹp. Sau khi ngắm nghía gương mặt chị, cô kỹ thuật viên phán: “Mặt chị về cơ bản là đẹp rồi, chỉ có phần chân mày hơi nhạt, xăm lại mí mắt và chân mày nữa là hoàn hảo”. Thế là Mai không ngần ngại bỏ ra 1,5 triệu đồng để có đôi mắt sắc sảo hơn. Để chắc ăn, chị yêu cầu đích thân chủ thẩm mỹ viện làm cho mình, tuy nhiên, đang phunxăm cho chị thì có khách gọi đến đặt chỗ, thế là cô chủ mau mắn trao khách cho nhân viên dù mới phun xong bên mắt phải. Sau gần một giờ đồng hồ “chịu đòn” với sự đau đớn và khó chịu do vùng Ảnh minh họa mắt là da nhạy cảm, chị Mai ra về với đôi mắt sưng húp, hôm sau đi làm phải đeo kính đen. Một tuần sau, khi mắt đã hết sưng, vết xăm tróc mày, chị mới bàng hoàng nhận ra hai con mắt không hài hòa chút nào, mắt quá xếch không hợp với gương mặt tròn. Chị tức tốc trở lại thẩm mỹ viện yêu cầu bồi thường thì cô chủ đấu dịu: “Không sao, đích thân chị sẽ sửa lại”. Vừa mới bình phục chưa lâu, lúc này đôi mắt Mai phải tiếp tục chịu đựng sự đau rát như bị bỏng do tác động của tia laser xóa xăm. Sau đó lại thêm một lần châm kim để phủ lên lớp màu vàng nâu che vết cũ, rồi lại thêm lần châm kim để tạo vết mới. Đẹp đâu chưa thấy, chỉ biết hiện tại đôi mắt chị Mai đã có thêm vết sẹo xăm vĩnh viễn. Những trường hợp rủi ro như trên không nhiều, nhưng nguy cơ là có thật. Do điều kiện thẩm mỹ tại Việt Nam chưa phát triển đồng đều nên nhiều người đã trở thành nạn nhân củaphunxăm vì thiếu hiểu biết. Theo bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng (Bệnh viện Da liễu TPHCM), khi phun xăm, tác nhân gây bệnh chủ yếu nằm ở chất dịch màu (còn gọi là mực xăm, giá đắt hơn kim xăm). Do muốn tiết kiệm chi phí nên nhiều cơ sở đã tận dụng mực cũ của khách hàng trước sử dụng cho khách hàng sau (chất dịch màu để xăm là nơi chứa nhiều mầm gây bệnh từ kim xăm có dính máu của người đã xăm trước). Trong dịch màu có chứa một số tác nhân gây bệnh như: vi-rút, vi trùng gây ra bệnh Herpes ở môi (do vi-rút Herpes Simplex gây nên), HIV, viêm gan B, bệnh giang mai… được phát hiện qua thử máu ở những người đã xăm cách đó vài tháng. Nhẹ hơn thì da bị viêm đỏ, dị ứng gây ngứa, tróc da kéo dài nhiều tháng, nhiều năm. Ngoài ra, khi tần suất xăm quá dày do đổi màu, đổi kiểu liên tục sẽ dẫn tới trơ da, không ăn mực và để lại sẹo. Kiểm tra kỹ Khi làm đẹp bằng phương pháp phun xăm, nên tìm đến những cơ sở thẩm mỹ có uy tín. Để tránh phunxăm không như ý, nên chọn kỹ thuật viên lành nghề, muốn tái phun cần chờ từ 3 tháng tới một năm cho da phục hồi. Bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng khuyên, phụ nữ nên giữ nguyên vẻ đẹp tự nhiên, khi cần thì dành vài phút trang điểm là được, bởi đã xăm thì khó mà tẩy hết. Nếu đã lỡ xăm, 3 tháng sau nên đi thử máu để tìm xem có bị nhiễm các mầm bệnh hay không . Tác hại của phun xăm Ngày nay, nhiều phụ nữ thích làm đẹp mí mắt, chân mày, môi và thậm chí là cơ thể… bằng phương pháp phun xăm. Xét ở góc độ thẩm mỹ, phun xăm mang lại những. của phun xăm vì thiếu hiểu biết. Theo bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng (Bệnh viện Da liễu TPHCM), khi phun xăm, tác nhân gây bệnh chủ yếu nằm ở chất dịch màu (còn gọi là mực xăm, giá đắt hơn kim xăm) mực cũ của khách hàng trước sử dụng cho khách hàng sau (chất dịch màu để xăm là nơi chứa nhiều mầm gây bệnh từ kim xăm có dính máu của người đã xăm trước). Trong dịch màu có chứa một số tác