Hãy chămlo “Đại sứ
thương hiệu” củadoanh
nghiệp
Nhân viên bán hàng không chỉ là những người trực tiếp làm ra doanh thu mà
chịu trách nhiệm truyền tải hình ảnh của công ty tới người tiêu dùng. Vì thế,
nhiều doanhnghiệp xem họ là những “đại sứthương hiệu”.
Cũng không nói quá khi nhiều doanhnghiệp xem đội ngũ nhân viên là “linh
hồn” của công ty. Bởi vì, ngoài chất lượng, giá cả thì điều quan trọng khiến
khách hàng chọn mua sản phẩm là phụ thuộc nhiều vào thái độ phục vụ của
nhân viên kinh doanh cũng như khả năng thuyết phục khách hàng của họ.
Sức ép cạnh tranh hiện nay gia tăng khiến kinh doanh khó khăn hơn. Trong
bối cảnh đó, tăng doanh số và lợi nhuận gần như phụ thuộc hoàn toàn vào
năng lực cũng như tính chuyên nghiệpcủa đội ngũ nhân viên bán hàng.
Ông Lâm Văn Hải, Phó tổng giám đốc Công ty Pepsico Việt Nam đã khẳng
định: “Đội ngũ bán hàng là linh hồn của công ty, quyết định việc phát triển
ngành hàng, doanh số và lợi nhuận. Với tôi, công việc không bao giờ cũ và
sáng kiến trong bán hàng là một đòi hỏi thường xuyên của đội ngũ này”.
Cũng đánh giá cao vai trò của đội ngũ bán hàng, bà Cao Ngọc Dung, Tổng
giám đốc PNJ, cho rằng, đối với doanh nghiệp, nguồn nhân lực là cực kỳ
quan trọng. Trong đó, đội ngũ nhân viên bán hàng chính là những “đại sứ
thương hiệu” của công ty. Các nhân viên bán hàng không đam mê công việc,
không truyền đạt tốt về sản phẩm thì việc đưa hàng đến với người tiêu dùng
coi như thất bại.
Theo nghiên cứu của Công ty Nielsen Việt Nam, có ba lý do khiến khách
hàng chọn mua hàng của một cửa tiệm. Đó là tiện lợi, chất lượng cao và giá
cả hợp lý. Đặc biệt, muốn thu hút khách hàng, người kinh doanh, mà cụ thể
là nhân viên bán hàng phải hiểu được hành vi mua sắm của người tiêu dùng.
Theo ông Hải, một đội ngũ bán hàng vững mạnh cần có sự xác định rạch ròi
vai trò, trách nhiệm của từng nhân viên; phải có cách đo lường kết quả làm
việc theo thành tích kinh doanh, số cơ hội tạo ra, số lần thất bại…
Nhưng để có “đội ngũ trong mơ” ấy, theo các chuyên gia trong lĩnh vực bán
lẻ thì từng nhân viên bán hàng phải có những phẩm chất cần thiết như khả
năng tập trung, khả năng giao tiếp, tính kiên trì (nhưng không đeo bám
khách hàng quá đáng), linh động, độc lập (nhưng có tinh thần đồng đội cao),
thích tìm kiếm cơ hội. Họ còn phải có kiến thức cụ thể về sản phẩm của
công ty, về thị trường mà sản phẩm đang hiện diện. Và một nhân viên giỏi
còn phải biết rõ đối thủ cạnh tranh đang bán món hàng gì và bán ra sao.
Các chuyên gia trong lĩnh vực bán lẻ cũng cho rằng, muốn có đội ngũ nhân
viên bán hàng tốt thì việc đào tạo (cả về chất và lượng) là không thể thiếu.
Trong đó, nên tập trung vào các kỹ năng hoạch định, kiến thức tiếp thị, khả
năng tạo dựng quan hệ, giải quyết vấn đề, đàm phán, giao tiếp, thuyết trình,
chào hàng, phán đoán…
Tuy nhiên, yêu cầu này đòi hỏi phải có sự đầu tư nghiêm túc từ phía các
doanh nghiệp. Ông Nguyễn Duy Long, Giám đốc tài chính Công ty cổ phần
Bảo vệ Thực vật An Giang cho rằng: “Xây dựng đội ngũ bán hàng là cả một
nghệ thuật chứ không phải là một nhiệm vụ bình thường. Vì trên thực tế,
không phải doanhnghiệp nào cũng xây dựng được đội ngũ nhân viên bán
hàng tốt, những người có tâm huyết với sự phát triển của công ty”.
Theo ông Long, có rất nhiều công ty tiềm năng nhưng vẫn không trở thành
doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành hàng chỉ vì không duy trì được hệ thống
phân phối hiệu quả và đội ngũ bán hàng tâm huyết.
.
Hãy chăm lo “Đại sứ
thương hiệu” của doanh
nghiệp
Nhân viên bán hàng không chỉ là những người trực tiếp làm ra doanh thu mà
chịu. hình ảnh của công ty tới người tiêu dùng. Vì thế,
nhiều doanh nghiệp xem họ là những “đại sứ thương hiệu”.
Cũng không nói quá khi nhiều doanh nghiệp